Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.9 KB, 11 trang )

Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải
y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý
Nguyễn Thị Kim Dung
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Trung
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tổng kết về công tác quản lý chất thải y tế và các quy định có liên quan đến
công tác quản lý chất thải y tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đánh giá và phân
tích thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên: đánh giá thực trạng công tác phân loại, vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất
thải rắn y tế, nước thải và khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phân tích và đề xuất
các giải pháp: Nguyên nhân các tồn tại trong công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại
các bệnh viện nghiên cứu; Giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý
chất thải y tế; Xử lý chất thải nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế đối với
các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Keywords: Chất thải y tế; Quản lý chất thải; Khoa học môi trường; Thái Nguyên
Content
MỞ ĐẦU
Tỉnh Thái Nguyên có 12 bệnh viện đa khoa từ tuyến trung ương đến tuyến huyện nằm khắp
nơi trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển và nâng cấp các bệnh viện là một nhu cầu thiết yếu và cần
thiết của xã hội song sự phát triển ồ ạt dẫn tới việc không đồng bộ của hoạt động bộ máy, đặc biệt
bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được đặt ra sau cùng trong quá trình phát triển này.
Một số công trình nghiên cứu trước đây đã tiến hành điều tra về thực trạng cũng như các
ảnh hưởng của chất thải bệnh viện đối với môi trường. Song việc đưa ra một bức tranh tổng quát
về công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện vẫn còn chưa được rõ nét. Là học viên cao học
của tỉnh, tôi mong muốn đóng góp công sức của mình để thực hiện công cuộc phát triển bền vững
tại địa phương. Đề tài "Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện


trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý”
Mục tiêu của đề tài:


- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất một số biện pháp tăng hiệu quả quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm thích hợp.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1. Cơ sở pháp lý xác định chất thải y tế
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
1.2. Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện
1.3. Tác động đến môi trƣờng [12]
* Tác động đối với môi trường đất
* Tác động đối với môi trường không khí
* Tác động đối với môi trường nước
1.4. Tác động đối với sức khoẻ con ngƣời
1.5. Các biện pháp quản lý chất thải y tế
1.5.1. Tổng quan công tác quản lý chất thải y tế trên Thế giới
1.5.2. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2


2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
1. Bệnh viện A – P. Thịnh Đán, Tp. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;
2. Bệnh viện C – P. Phố Cò, Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên;
3. Bệnh viện Gang thép – P.Hương Sơn, Tp. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

4. 3 bệnh viện đa khoa tuyến huyện: Bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai và
huyện Phú Bình.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu liên quan; Phương pháp điều tra,
khảo sát; Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu; Phương pháp tham khảo ý kiến
chuyên gia; Phương pháp so sánh.
2.3. Nội dung đề tài
- Nắm bắt thực trạng quản lý chất thải y tế nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện nghiên
cứu dựa trên các số liệu và các thông tin điều tra khảo sát có được.
-. Trên cơ sở thực trạng về công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện, đề xuất một số biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm
2.4. Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá
Xây dựng các tiêu chí đánh giá theo phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger.
Các tiêu chí đánh giá được phân loại theo các hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện gồm:
Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn bệnh viện; Nhóm tiêu chí đánh giá về
công tác vận chuyển; Nhóm tiêu chí về lưu giữ chất thải rắn bệnh viện; Nhóm tiêu chí đánh giá về
hoạt động xử lý chất thải rắn y tế; Nhóm tiêu chí đánh giá về hệ thống thu gom xử lý nước thải và
khí thải.
2.5. Xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí
Sử dụng phiếu điều tra gửi đến 10 chuyên gia trong lĩnh vực này với các câu hỏi đơn giản về mức
độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá. Từ các kết quả khảo sát ý kiến của 10 chuyên gia,
để xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí từ 1 đên 4.
2.6. Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động
Mức độ tuân thủ của từng hoạt động sẽ được xây dựng qua quá trình điều tra khảo sát thực
tế và được phân ra thành 3 loại: Tuân thủ tốt – 3 điểm; Tuân thủ trung bình – 2 điểm: Theo khảo
sát, thấy rằng chỉ có khoảng 1/2 các khâu, các bộ phận tuân thủ; Tuân thủ kém – 1 điểm
2.7. Công thức tính toán tổng hợp về công tác quản lý môi trƣờng theo từng hoạt động
của tiêu chí: CT = TC x QT x TT
Trong đó: CT là Đánh giá về công tác quản lý môi trường: TC là điểm đánh giá thực hiện

của tiêu chí đó tại bệnh viện: QT là mức độ quan trọng của tiêu chí: TT là mức độ tuân thủ của
tiêu chí trong toàn bệnh viện

3


2.8. Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát
Phiếu điều tra khảo sát được thành lập nhằm bổ sung thông tin và nắm bắt chính xác hơn
cho nghiên cứu này về công tác quản lý môi trường tại bệnh viện. Hơn nữa, mục tiêu của phiếu
khảo sát là mong muốn hiểu được sự hiểu biết và ý thức của những người tham gia công tác bảo
vệ môi trường tại bệnh viện.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng
trung du miền núi đông bắc nói chung. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, mỗi đơn vị đều có ít nhất 1
bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh. Còn các xã thì đều có Trung tâm y tế hoặc trạm y tế của
xã, phường. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh
viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện.
3.2. Giới thiệu chung về các bệnh viện nghiên cứu
3.2.1. Bệnh viện A
Bệnh viện A Thái Nguyên hiện đang hoạt động với quy mô 230 giường và đang có kế
hoạch nâng cấp lên thành 330 giường, trên khu đất có diện tích là 23.493 m2. Tổng diện tích sàn
xây dựng là 15.015 m2. Bệnh viện A hiện tại luôn trong tình trạng hoạt động quá tải, số lượng
phục vụ với hệ số cao gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng.
3.2.2. Bệnh viện C
Bệnh viện C thuộc bệnh viện đa khoa hạng II hiện đang hoạt động với quy mô 600 giường,
được tổ chức thành 24 khoa, phòng. Trong đó có 19 khoa và 5 phòng chức năng. Bệnh viện hiện
có 436 cán bộ bác sĩ. Trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Bộ Y tế, Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh Thái Nguyên. Bệnh viện C đã được trang bị thêm nhiều thiết bị máy móc tối tân, hiện
đại nhất Tỉnh và khu vực phía Bắc.

3.2.3. Bệnh viện Gang Thép
Bệnh viện Gang thép đang hoạt động với quy mô 150 giường bệnh với tổng diện tích xây
dựng 4.193,165 m2; diện tích sử dụng là 3.773,305 m2, tổng biên chế định hình là 69 người. Trong
những năm gần đây, mặc dù đã rất cố gắng chăm lo công tác phát triển y tế, nhưng Bệnh viện
Gang Thép chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh ngày một cao của nhân dân trong tỉnh.
3.2.4. Một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Theo báo cáo năm 2011, các bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình, Định Hóa và Võ Nhai số
lượt bệnh nhân đến khám lần lượt là 51.000; 31.000 và 27.000 lượt, đạt 85% kế hoạch năm. Tuy

4


nhiên hiện trạng cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt các công trình xử lý môi trường đã xuống
cấp nghiêm trọng, chất thải phát sinh được xử lý không đạt yêu cầu
3.3. Đánh giá về công tác phân loại
Theo phương pháp nghiên cứu dựa trên các tiêu chí đã được xây dựng tại phần chương 2
kết quả đánh giá về công tác phân loại chất thải tại các bệnh viện nghiên cứu cho thấy nhìn chung,
công tác phân loại chất thải tại 3 bệnh viện tuyến huyện chỉ đạt tỷ lệ rất thấp từ 35%-40% so với quy
định đề ra. So sánh với các bệnh viên tuyến tỉnh thì công tác này ít được quan tâm và kết quả thực
hiện kém hơn nhiều. Các tiêu chí được đánh giá là quan trọng thì cũng tuân thủ, song mức độ tuân
thủ cũng chỉ ở mức thấp. Không có bệnh viện nào có hạng mục được tuân thủ đầy đủ, nhiều hạng
mục phải bổ sung. Bệnh viện C là bệnh viện được đánh giá thực hiện công tác phân loại tốt với mức
độ chấp hành tính trung bình lên đến hơn 70%, còn bệnh viện Gang Thép và Viên C thực hiện mức
độ trung bình, thấp nhất là 3 bệnh viên tuyến huyện. Đây cũng là điều dễ hiểu vì khả năng chấp
hành cũng còn phụ thuộc vào sự quan tâm và đầu tư từ phía bệnh viện. Điều đó cũng cho thấy sự
khác biệt giữa bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh.
3.4. Đánh giá về công tác vận chuyển chất thải
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có bệnh viện C là có mức độ tuân thủ tương đối tốt, còn
bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép và 3 bệnh viện tuyến huyện thì rất kém. Các tiêu chí trong
phần này đều được đánh giá là rất quan trọng, tuy nhiên, hoạt động của các bệnh viện lại cho thấy

nó không được xem xét một cách đúng đắn. Các quy định về Quy chế quản lý chất thải đều được
thực hiện với hình thức đối phó và có tiêu chí không thực hiện như tiêu chí về quản lý theo dõi
chất thải qua sổ chứng từ. Do đó, khảo sát cho thấy các hạng mục của quy định đều bị thiếu sót và
cách thức tuân thủ cũng chỉ đạt mức độ trung bình. Riêng tiêu chí về quản lý theo dõi chất thải
qua sổ chứng từ không được thực hiện nguyên nhân do các đơn vị này tự thực hiện việc thiêu huỷ
bằng phương pháp đốt thủ công không có đơn vị thu gom xử lý và cũng ko có lò đốt theo tiêu
chuẩn nên không tuân thủ.
3.5. Đánh giá về công tác xử lý chất thải rắn
Kết quả cho thấy bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép có tình trạng giống nhau, tức là
sau khi chuyển chất thải cho đơn vị ký hợp đồng, họ phó mặc hết tất cả cho đơn vị này và không
còn tiếp tục kiểm soát nữa. Còn đối với các bệnh viện tuyến huyện việc xử lý thủ công ngay
trong khuân viên bệnh viện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Đó là hiện trạng chung của
khá nhiều nơi trên địa bàn cả nước khi không hiểu biết về các quy định của nhà nước hoặc không
có điều kiện về có sở vật chất và kinh phí trong việc thực hiện các quy định pháp luật. Chỉ có
bệnh viện C là có ý thức hơn cả.
3.6. Đánh giá về công tác lƣu giữ chất thải
5


Có thể thấy rằng các đơn vị tại địa phương thường có diện tích mặt bẳng lớn nên việc
dành 1 phần diện tích cho việc lưu giữ chất thải không phải là khó khăn. Việc tuân thủ theo quy
định này cũng rất tốt đối với 3 bệnh viện tuyến tỉnh. Còn đối với 3 bệnh viện tuyến huyện là rất
kém. Nguyên nhân ra khó khăn về kinh phí và nguyên nhân chính chủ quan là do ý thức của lãnh
đạo bệnh việc trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
3.7. Đánh giá về việc thực hiện xử lý nƣớc thải và khí thải
Xét trên từng tiêu chí thì có thể nói rằng cả 3 bệnh viện tuyến tỉnh đều có sự thực hiện các
quy định về xử lý nước thải giống nhau, đạt ở mức 80%. Tuy nhiên về hệ thống thu gom nước thì
tại bệnh viện A và C được thiết kế tương đối hoàn chỉnh. Trong 03 bệnh viện nêu trên, chỉ có
bệnh viện C được đầu tư hệ thống lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại (đầu tư từ năm 2010). Tại các
bệnh viện đều có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên về khí thải thì chỉ có bệnh viện C là đơn vị

có mức độ chấp hành tốt hơn cả. Đối với 3 bệnh viện tuyến huyện kết quả đánh giá công tác này
rất kém, chỉ đạt khoảng 30%. Riêng Biện viện huyện Võ nhai mới cải tạo hệ thống thu gom nước
thải đạt tiêu chuẩn nhưng công tác xử lý vẫn giống tình trạng chung của các bệnh viện tuyến
huyện chưa được quan tâm đầu tư.
3.8. Đánh giá qua các kết quả điều tra phỏng vấn ngoài hiện trƣờng về sự nắm bắt
các quy định quản lý chất thải y tế
Các kết quả phỏng vấn cho thấy, đa phần các cán bộ của các bệnh viện tuyến tỉnh đều đã
được đào tạo về Quy chế quản lý chất thải y tế. Song một số cán bộ do ít được trau dồi nên cũng
không thể nhớ và thực hiện tốt được. Với bệnh viện C thì các cán bộ có nhiều kinh nghiệm và
được trao đổi thường xuyên nên họ nắm khá vững những kiến thức này. Đối với các bệnh viện
tuyến huyện thì kết quả trả lời không chính xác. Mội bệnh viện thường chỉ có một cán bộ được
đào tạo là nắm được quy định nhưng chưa đầy đủ do không được tập huấn thường xuyên. Còn lại
các cán bộ khác chỉ yếu làm việc theo sự chỉ dẫn của đồng nghiệp trước chứ không nắm bắt hiểu
biết đầy đủ bài bản các quy định.
Các kết quả thu thập được từ phiếu điều tra cho thấy, số lượng các cán bộ tham gia trực
tiếp công tác tổ chức của bệnh viện rất ít, 8 người đối với bệnh viện C, 4 người đối với bệnh viện
A và 4 người đối với bệnh viện Gang Thép, đặc biệt ở 3 bệnh viện tuyến huyện chỉ có 3 người.
Đa phần các cán bộ đều phải kiêm nhiệm 2-3 công việc cùng lúc, nhất là những công nhân làm
việc trực tiếp.
3.9. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải y tế
tại các bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên
3.9.1. Nguyên nhân các tồn tại trong công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các bệnh
viện nghiên cứu
6


Nguyên nhân khách quan do thiếu quy định cụ thể, Công nghệ xử lý lạc hậu, thiếu kinh phí,
thiếu phương tiện đẫn đến hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế kém hiệu
quả; Nguyên nhân chủ quan do nhân viên quản lý CTYT, Cán bộ y, Lãnh đạo bệnh viện kiến
thức, thái độ, thực hành về quản lý, xử lý CTYT kém, Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thiếu

kiến thức vệ sinh, chưa tham gia vào quản lý, xử lý chất thải bệnh viện dẫn đến Công tác quản lý
chất thải y tế tại các bệnh viện chưa tốt. Hậu quả là ô nhiễm môi trường bệnh viện và ảnh hưởng
sức khoẻ cộng đồng
3.9.2. Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế
- Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng rác thải y tế
- Phân loại và bao gói rác thải y tế càng gần nơi rác thải phát sinh càng tốt
Thu gom, vận chuyển và lưu trữ rác thải phù hợp, an toàn và hợp vệ sinh.

-

Tăng

cường công tác giáo dục, tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế:
3.9.3. Giải pháp xử lý chất thải
a/. Xử lý chất thải rắn
- Đối với rác thải y tế thông thường (rác thải sinh hoạt): Tiếp tục hợp đồng với đơn viư thu
gom vận chuyển ở địa phương đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác;
- Đối với rác thải y tế nguy hại: Bệnh viên C xử lý bằng lò đất trong khuân viên; Bệnh viện
A và Gang thép 02 bệnh viện hợp đồng xử lý với Công ty URENCO Thái Nguyên đưa đia xử lý.
Bệnh viện huyện Phú Bình, Võ Nhai, Định Hoá

tuỳ theo điều kiện sự phân bố của các bệnh

viện huyện có thể khoanh vùng đầu tư cho một số huyện gần nhau một lò đốt đặt tại 1 bệnh viện
huyện. Đồng thời trang bị thiết bị thu gom, vận chuyển từ các bệnh viện huyện khác tập chung về
để xử lý. Đối với 3 bệnh viện của huyện Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ đầu tư 1 lò đốt đặt tại
Bệnh viện huyện Phú Lương. Đối với 3 bệnh viện của huyện Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công vận
chuyển về xử lý tại lò đốt của Bệnh viện C. Đối với 2 bệnh viện của huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai
đầu tư 1 lò đốt đặt tại Bệnh viện Đồng Hỷ.
b/. Xử lý nước thải bệnh viện

- Bệnh viện C tập huấn, hướng dẫn cho công nhân vận hành tuân thủ quy trình vận hành xử
lý của hệ thống xử lý nước thải (điều tiết lưu lượng, vận hành hệ thống bơm cấp khí) đảm bảo
hiệu quả xử lý đạt tiêu chủân
- Bệnh viện A và Bệnh viện Gang Thép, bệnh viện tuyến huyện: đầu tư mới hệ thống xử lý
nước thải theo quy mô hợp lý như sử dụng công nghệ xử lý nước thải như của bệnh viện C hoặc
Công nghệ Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (AAO) phân tán, hệ thống được thiết kế theo dạng
modul.
c/. Xử lý khí thải
7


Do lượng khí thải phát sinh trong hoạt động của 03 bệnh viện nghiên cứu không lớn (phát
sinh chủ yếu trong các phòng xét nghiệm). Do đó, phương pháp thu gom và xử lý bằng hệ thống
các Hotte vẫn sẽ được áp dụng.

8


KẾT LUẬN
Từ thực trạng quản lý chất thải y tế hiện nay của các bệnh viện trong nước nói chung và tại
các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Thái Nguyên đang trở thành vấn đề nóng bỏng thu hút được sự
quan tâm của cả cộng đồng, có ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường
nhưng dường như các nhà quản lý bệnh viện, những nhà chức năng vẫn chưa có những biện pháp
chặt chẽ và cứng rắn để đưa vấn đề này vào khuôn khổ. Thực tế cho thấy, các bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu xây dựng được hệ thống quản lý, xử lý chất thải y tế. Đặc
biệt là bệnh viện C đạt kết quả tốt nhất. Nhưng công tác này cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế,
gây ra những vấn đề bức xức đối với sức khoẻ con người và môi trường.
* Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên còn
một số bất cập:
- Nhân lực phục vụ công tác quản lý chất thải y tế chưa được đào tạo, tập huấn bài bản về

nghiệp vụ nên hiểu biết về rác thải y tế chưa đầy đủ;
-Phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chưa đúng quy định và còn thiếu;
- Về tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể trong chi phí của bệnh viện dành cho hoạt động
quản lý chất thải; Thiếu kinh phí cho việc thực hiện các giải pháp công nghệ như xây dựng hệ
thống xử lý nước thải phù hợp, trang bị lò đốt rác; Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại một số
bệnh viện đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải;
- Trình độ hiểu biết (theo đánh giá chủ quan và khảo sát thực tế) của cán bộ, nhân viên y tế
tại nhóm bệnh viện C cao hơn hẳn bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép và bệnh viện tuyến
huyện điều này dẫn đến công tác quản lý và xử lý chất thải y tế của bệnh viện này cũng tốt hơn.
* Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường:
- Thực hiện các giải pháp về quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải theo các mô hình đã đề
xuất.
- Mỗi bệnh viện cần thành lập một Hội đồng chống nhiễm khuẩn, hội đồng này sẽ là đầu
mối trong công tác tổ chức đào tạo, tập huấn, giao ban và kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế
nói riêng và công tác bảo vệ môi trường, sức khỏe con người nói chung;
- Công tác đào tạo, tập huấn cần được tiến hành thường xuyên theo định kỳ (1 tháng 1 lần);
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài
nguyên và Môi trường trong công tác đào tạo, tập huấn; và

9


- Điều quan trọng là các bệnh viện cần có kế hoạch chi kinh phí cho công tác đào tạo, tập
huấn một cách phù hợp và hiệu quả (chúng tôi kiến nghị mức chi phí cho công tác đào tạo cần
được tăng lên mức khoảng 20 – 25% tổng kinh phí bảo vệ môi trường).
References
Tiếng Việt
1. Đỗ Thanh Bái (2007), "Quản lý chất thải y tế - vấn đề đáng quan tâm", Tạp chí bảo vệ môi
trường (9), Hà Nội, tr 28.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam,

Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường", Hà Nội
4. Bộ Y tế (1998), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2000), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
6. Bộ Y tế (2002), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2008), "Quy chế quản lý chất thải y tế" Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT/BYT-KCB
ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.
8. DANIDA (2001), Văn kiện dự án Quản lý chất thải y tế tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
9. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS (2003), "Nghiên
cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các
giải pháp can thiệp" , Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc năm
2005, Hà Nội, Tr 1007 – 1019.
10. Hoàng Thị Liên (2009) “ Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố liên quan đến công tác quản lý
chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên” Luận văn thạc sỹ, Trường Đại
học y dược, Thái Nguyên.
11. Trần Đức Hạ (1998), "Xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện Việt Nam" Tuyển tập các
báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn Quốc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
12. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn ,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, (tập 1).
13. Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thái, Đỗ Văn Hợi (1998), "Đánh giá ô nhiễm môi trường và
khả năng lây truyền bệnh do nước thải bệnh viện gây ra ở Hà Nội" Kỷ yếu hội thảo Quản lý
chất thải bệnh viện, Hà Nội, tr 18 – 34.

10


14. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2007), Điều tra thống kê nguồn thải và xác định
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Thái Nguyên.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2010), Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường
năm 2010, Thái Nguyên.
16. Sở Y tế (2010), Báo cáo kết quả kiểm tra chất thải y tế tại các cơ sở y trên địa bàn tỉnh, Thái
Nguyên.
17. Viện công nghệ môi trường (2002), Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, Hà Nội.
Tiếng Anh
18. Owen J. M., Rogers P. J. (1999). Program Evaluation: Forms and Approaches. 2nd
edition. Allen & Unwin.
19. WHO (1994), Managing medical waste in developing country. Geneva.
20. WHO (1997), Treatment waste from hospitals and other health care establishment, Malaysia.

11



×