SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“XÂY DỰNG VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ BÀI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN VỀ TÍNH CHẤT HÓA
HỌC MÀ HỌC SINH DỄ NHẦM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THPT”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục và đào tạo là
một trong những trọng tâm của sự nghiệp phát triển.
Nhiệm vụ này đã được nêu rõ trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đó là: “ưu
tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và
học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường,
phát huy năng lực sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên,... Triển khai thực
hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục, đào tạo..
Cùng với sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học thì phương pháp đánh giá
kết quả học tập của học sinh cũng cần có sự đổi mới để đánh giá một cách hiệu quả
nhanh chóng chính sác, khách quan,.. Heghen một trong những chuyên gia trong lĩnh vực
kiểm tra đánh giá đã chỉ ra rằng: khi kiểm tra đánh giá đã được cải tiến và chuẩn hóa nó
là đầu tàu kéo cả qui trình đào tạo đi lên tạo ra đổi mới về chất lượng. Việc kiểm tra đánh
giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của người học mà còn có vai trò to
lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực của người học, hoàn thiện quá trình
kiểm định chất lượng hiệu quả dạy học và trịnh độ nghề nghiệp của người dạy.
Các hình thức kiểm tra truyền thống như kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết tuy có
nhiều ưu điểm nhưng nặng về khả năng ghi nhớ và trình bày lại những kiến thức mà
người thầy đã truyền thụ, đã bộc lộ nhiều hạn chế về nâng cao tính tích cực học tập và
khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng của người học trong tình huống đa
dạng. Để khắc phục những hạn chế trên nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và vận
dụng các phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan(TNKQ).
Sử dụng phương pháp TNKQ để kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo và thành quả
học tập của người học sẽ góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực
và bệnh thành tích trong giáo dục”. Nhằm thực hiện tốt chỉ thị số 33/2006/CT-TT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Trong quá trình học tập . Học sinh học tập rất nhiều kiến
thức dễ nhầm lẫn. Vì vậy, để tránh những sai lầm khi làm bài của học sinh góp phần nâng
cao chất lượng dạy học thì việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn là yêu cầu cấp thiết.Vì những lí do trên tôi chọn đề tài :“ Xây dựng và tuyển
chọn một số bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn về tính chất hóa học mà học
sinh dễ nhầm trong chương trình trung học phổ thông”..
II.
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích đề tài
- Xây dựng hệ thống các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn về tính chất hóa học trong
chương trình hóa học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn hóa học ở
trường phổ thông.
- Sử dụng phương pháp TNKQ tạo điều kiện tốt nhất cho việc điều chỉnh hợp lý
công tác giảng dạy của giáo viên.
- Dùng hệ thống các câu hỏi TNKQ mà học sinh dễ nhầm cho học sinh tự nghiên
cứu biết xác định kiến thức chuẩn của môn học,có thể tổ chức học nhóm, trao đổi thảo
luận các quan điểm,.. để nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc, đồng thời làm tăng
hứng thú và nhu cầu học tập cho học sinh.
- Tổ chức kiểm tra trên giấy góp phần nâng cao chất lượng kiểm tra- đánh giá.
2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu khái quát về loại câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn.
- Xây dựng một số câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn về tính chất hóa học mà học sinh
dễ nhầm trong chương trình THPT và bám sát mục tiêu môn học.
- Thử nghiệm câu hỏi bằng kiểm tra trên giấy để đánh giá độ khó, độ phân biệt, độ
giá trị của hệ thống câu hỏi, phân tích hệ thống câu hỏi đã xây dựng tạo dựng một bộ cậu
hỏi có chât lượng.
III. KHÁI QUÁT VỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA
CHỌN
1. Khái quát chung
TNKQ nhiều lựa chọn là phương pháp kiểm tra đánh giá về kiến thức hoặc để thu
thập thông tin.
TNKQ là phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ
thống câu hỏi TNKQ, gọi là khách quan vì cách cho điểm không phụ thuộc vao người
chấm.
TNKQ chia thành 4 loại chính:
+ Câu trắc nghiệm đúng sai.
+ Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời( gọi tắt là câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa
chọn MCQ).
+ Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi.
+ Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết hay câu hỏi bỏ ngỏ.
Trong đó loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để lựa chọn được gọi tắt là câu hỏi nhiều
lựa chọn MCQ.
Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất, loại nạy có một câu phát biểu căn bản gọi là
câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn.Trong đó có một câu trả lợi đúng
nhất hay hợp lý nhất, còn lại đều sai. Các câu trả lời sai được gọi là câu mồi hay câu
nhiễu.
Ưu điểm:
- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy,
học khác nhau.
- Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi
TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán, phân biệt
kỹ trước khi trả lời câu hỏi.
Tính giá trị cao hơn các loại câu hỏi TNKQ khác. Với loại câu hỏi có nhiều câu trả
lời để lựa chọn có thể đo được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật,.. tổng
quát hóa,.. rất hiệu quả.
- Thật sự khách quan khi chấm bài, điểm của bài không phụ thuộc chữ viết, khả
năng diễn đạt của học sinh hay chủ quan của người chấm.
- Các câu hỏi có thể phủ kín chương trình.
Nhược điểm:
- Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm được câu trả lời đúng nhất, những câu còn
lại gọi là câu nhiễu thì cũng phải có vẻ như hợp lý.
- Không thỏa mãn với những học sinh có óc sáng tạo.
- Các câu hỏi nhiều lựa chọn không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả
năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo.
- Tốn kém giấy mực để soạn và mất nhiều thời gian để học sinh đọc câu hỏi.
+ Những lưu ý khi soạn câu hỏi nhiều lựa chọn
Trong lúc soạn các phương án trả lời sao cho chỉ có một câu đúng, câu
nhiễu đều phải có vẻ hợp lý.
Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu các học sinh có năng lực tốt
và có tác động thu hút đối với những học sinh có năng lực kém hơn.
-
Câu dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu.
Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có quan hệ với câu dẫn,
phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn.
Về hình thức, câu dẫn không nên có dấu hiệu gì khác biệt so với câu
nhiễu, ví dụ dài hơn cả hoặc ngắn hơn cả.
-
Nên có 4 hoặc 5 phương án trả lời.
Không đươc đưa 2 câu chọn cùng ý, mỗi câu kiểm tra chỉ nên chọn một
nội dung kiến thức nào đó.
2. Các tiêu chuẩn đánh giá một bài TNKQ
*Độ khó:
Người ta có thể đo độ khó bằng tỉ số phần trăm thí sinh làm đúng câu hỏi trắc
nghiệm đó trên tổng số thí sinh dự thi.
Khi câu trắc nghiệm theo độ khó người ta không chọn những câu quá khó(không ai
làm đúng) cũng không chọn những câu quá dễ(ai cũng làm đúng). Một bài trắc nghiệm
tốt khi có nhiều câu có độ khó trung bình.
Có nhiều quan điểm và cách tính độ khó.
Giả sử câu hỏi có 4 phương án chọn thì xác suất làm đúng câu hỏi do sự lựa chọn
mò của một học sinh là 25%. Vậy độ khó nằm trong khoảng từ 25% đến 100%, tức là
62,5%. Nói chung độ khó trung bình của một câu trắc nghiệm có n phương án là (100%1/n)/2.
Chia mẫu thí sinh thành 3 nhóm:
+Nhóm điểm cao(NH) từ 25-27% số thí sinh đạt điểm cao nhất.
+ Nhóm điểm thấp(NL): từ 25-27% số thí sinh đạt điểm thấp nhất.
+ Nhóm trung bình: số thí sinh còn lại.
Chỉ số khó của mỗi câu hỏi trắc nghiệm được tính bằng tỉ số học sinh trả lời đúng
câu hỏi đó trên tổng số học sinh tham gia.
K=
N H + NM + N L
N
N: số học sinh tham gia.
NH: Số HS nhóm điểm cao trả lời đúng
NM: Số HS nhóm điểm TB trả lời đúng .NL: Số HS nhóm điêm thấp trả lời đúng
k= 0 – 0.2: câu hỏi rất khó.
k= 0.2 - 0.4: câu hỏi khó.
k= 0.4 - 0.6: câu hỏi trung bình.
k= 0.6 - 0.8: câu hỏi dễ.
k= 0.8 – 1: câu hỏi rất dễ.
* Độ phân biệt:
Trong một mẫu thí sinh thử nghiệm có những người có năng lực giỏi, khá, trung
bình, yếu,… của câu trắc nghiệm thục hiện được sự phân biệt ấy gọi là độ phân biệt.
Chỉ số phân biệt D được xác định bằng công thức:
D = ( NH- NL) / n
Trong đó: NH: số học sinh có câu trả lời đúng của nhóm điểm cao.
NL số học sinh có câu trả lời đúng của nhóm điểm thấp.
n là tổng số học sinh trong mỗi nhóm.
+ Câu hỏi không có độ phân biệt:
D = 0.
+ Câu hỏi có độ phân biệt rất thấp:
D = 0 - 0,2.
+ Câu hỏi có độ phân biệt thấp:
D= 0,21 - 0,4.
+ Câu hỏi có độ phân biệt trung bình:
D = 0,41 - 0,6.
+ Câu hỏi có độ phân biệt cao:
D= 0,61 - 0,8.
+ Câu hỏi có độ phân biệt rất cao:
D= 0,81 - 1.
Câu hỏi trắc nghiệm tốt có D = 0,5 - 0,7.
* Độ tin cậy:
Độ tin cậy của bài trắc nghiệm là số đo sự sai khác giữa điểm số của bài TNKQ và
điển sô thực của học sinh. Như vậy độ tin cậy của bài chính là đại lượng biểu thị mức độ
chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm.
* Độ giá trị:
Độ giá trị của bài trắc nghiêm là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra
cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm. Khi bài trắc nghiệm có độ tin cậy thấp, tức là phép đo
nhờ bài trắc nghiệm rất kém chính xác thì nó cũng không thể có giá trị cần thiết.
PHẦN II. NỘI DUNG
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC PHẦN HÓA HỌC VÔ
CƠ HỌC SINH DỄ SAI LẦM
I.
Sau đây là một số bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn về tính chất hóa
học – phần hóa học vô cơ mà trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh dễ mắc sai lầm
Bài 1.Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/lit, pH của 2
dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết cứ 100 phân tử
CH3COOH thì có 1 phân tử điện li).
A: y = 100 x.
C: y = x - 2.
B: y = 2 x.
D: y = x + 2.
Giải: Đặt HCl (a M) và CH3COOH ( a M)
HCl → H+ + Cla
a
pH = x = -lg[ H+] = -lg a.
cứ 100 phân tử CH3COOH có 1 phân tử điện li nghĩa là α = 1 % = 0,01.
CH3COOH => CH3COO- +
a
H+
0,01 x a
pH = y = -lg [H+ ] = -lg (0,01 a) = 2-lga = 2 + x.
Đáp án đúng là D.
Phân tích:
Học sinh có thể cho kết quả sai trong quá trình tính toán.
- Khả năng (1): pH= y = -lg [H+] = -lg (0,01a) = -lg0,01 –lga = -2 + x = x -2.
=> đáp án nhiễu C.
- Khả năng (2): pH = y = -lg [H+] = -lg (0,01a)=-(lg0,01) x (-lga) = 100x.
=> đáp án nhiễu A.
- Khả năng (3): pH= y = -lg [H+] = -lg (0,01a)= -(lg0,01 x lga )= 2x.
=> đáp án nhiễu B.
Bài 2: Nhỏ từ từ từng giọt 300 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch có chứa 0,2
mol Na2CO3 thì thể tích khí thoát ra ( ở đktc) là:
A.2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 3,6 lít
D. 4,48 lít
Giải
Khi nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 thì thứ tự phản ứng là:
Na2CO3 +
HCl
→ NaHCO3 + NaCl
Ban đầu
0,2 mol
0,3 mol
0,2 mol
Phản ứng
0,2 mol
0,2 mol
0,2 mol
Sau pư
0
0,1 mol
0,2 mol
NaHCO3 +
HCl → NaCl + H2O + CO2
0,2 mol
0,1 mol
0,1 mol
→ Thể tích CO2 (đktc)= 0,1 . 22,4 =2,24 lít→ Đáp án A
Phân tích
Na2CO3 +
0,2 mol
Học sinh có thể nhầm lẫn và làm như sau:
2HCl → NaCl + H2O + CO2
0,3 mol
0,15 mol
→ Thể tích CO2 (đktc)= 0,15 . 22,4 =3,36 lít→ Đáp án B
Bài 3. Cho rất từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,15 mol Na 2CO3 và 0,1mol NaHCO3
vào 100 ml dung dịch HCl 2M. Hãy cho biết thể tích khí CO 2 thoát ra ở điều kiện tiêu
chuẩn.
A. 3,36 lít
B. 2,24 lít C. 2,8 lít
D. 3,92 lít
Giải
Vì cho từ từ từng giọt dung dịch chứa Na2CO3 và NaHCO3 vào dung dịch HCl nên
thực tế là cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 cùng phản ứng với HCl để giải phóng khí. Để
tìm được đáp số ta giả sử 2 trường hợp
Nếu Na2CO3 phản ứng trước
Na2CO3 +
0,15mol
2HCl → NaCl + H2O + CO2
0,2 mol
→ Thể tích CO2 (đktc)= 0,1 . 22,4 =2,24 lít
0,1mol
Nếu NaHCO3 phản ứng trước
NaHCO3 +
0,1 mol
ứng tiếp theo:
HCl → NaCl + H2O + CO2
0,2 mol
0,1 mol → HCl dư (0,1 mol) nên có phản
Na2CO3 +
2HCl → NaCl + H2O + CO2
0,15 mol
0,1 mol
0,05 mol
→∑ nCO2 =0,15 mol → Thể tích CO2 (đktc)= 0,15 . 22,4 =3,36 lít
Trong thực tế các phản ứng xảy ra đồng thời nên 2,24 lít < V CO2 < 3,36 lít
→ Đáp án C
Phân tích
-
Học sinh có thể nhầm lẫn và làm như sau:
+ Cho rằng Na2CO3 sẽ phản ứng trước:
Na2CO3 +
0,15 mol
2HCl → NaCl + H2O + CO2
0,2 mol
0,1 mol
→ Thể tích CO2 (đktc)= 0,1 . 22,4 =2,24 lít→ Đáp án B
+ Cho rằng NaHCO3 sẽ phản ứng trước:
NaHCO3 +
0,1 mol
ứng tiếp theo:
HCl → NaCl + H2O + CO2
0,2 mol
0,1 mol → HCl dư (0,1 mol) nên có phản
Na2CO3 +
2HCl → NaCl + H2O + CO2
0,15 mol
0,1 mol
0,05 mol
→∑ nCO2 =0,15 mol → Thể tích CO2 (đktc)= 0,15 . 22,4 =3,36 lít→ Đáp án A
Bài 4. Hòa tan 0,1 mol mỗi kim loại Cu và Fe trong 450 ml dung dịch AgNO 3 1M,
kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
A: 43,2.
C: 50,2.
B: 48,6.
D: 28,0.
Giải:
Fe + 2 Ag+ → Fe 2+ + 2 Ag ↓
(1).
0,1
0,2
0,1
0,2
Cu + 2 Ag+ → Cu2+
0,1
0,2
Fe2+
+ 2 Ag↓
(2).
0,2
+ Ag+ → Fe3+ + Ag ↓
0,05
0,05
(3).
0,05
m = 0,45 x 108 = 48,6 (g) => Đáp án: B.
Phân tích:
Khả năng sai (1): Học sinh chỉ dừng lại ở phản ứng (1) và (2) và tính toán. Vì không biết
hoặc quên rằng AgNO3 dư có thể bị oxi hóa tiếp bởi Fe(NO3)2 thành Fe(NO3)3.
m= 108 x 0,4 = 43,2 (g) => đáp án nhiễu A.
Khả năng sai (2): Học sinh cho rằng Ag+ oxi hóa Fe thành muối Fe (III).
Fe + 3 Ag+ → Fe3+ + 3Ag ↓
0,1 0,3
0,1
Cu + 2 Ag+ → Cu2+
0,075
. (1).
0,3
+ 2Ag ↓
0m15
. (2).
0,15
m = 0,45x 108 + 64(0,1-0,075)= 50,2 (g) => đáp án nhiễu C.
Khả năng sai (3): Học sinh cho rằng Ag+ oxi hóa Cu trước Fe và Fe khử Cu2+ trước Ag+.
Cu + 2 Ag+ → Cu2+
0,1
0,2
Fe +
Cu2+
0,1
0,1
+ 2 Ag ↓
0,1
→ Fe2+
.(1).
0,2
+ Cu ↓
.(2).
0,1
m = 0,2 x 108 +64 x 0,1 = 28 (g).
=> đáp án nhiễu D.
Bài 5. Cho 1,68 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HNO 3 a M thu
được dung dịch Y và 0,448 lit khí NO duy nhất. Tính a?
A. 0,36 M.
B. 0.18 M
Giải:
Mg
- 2e →Mg2+
(1)
C. 0.32 M
D. 0,16 M.
0,07
0,14
NO3- +
4H+
0,02
0,08
+
3e
→ NO↑ +
0,06
2H2O
(2)
0,02
Do Mg phản ứng vừa đủ với HNO3 mà quá trình (1) và (2) cho thấy số mol electron
nhường lớn hơn số mol electron nhận. Do đó trong dung dịch phải có sinh ra ion NH4+.
NO3- + 10H+ + 8e → NH4+ + 3H2O
0,1
(1)
0,08
n HNO3 = n H+ = 0,18 mol
=> a = 0,36 => đáp án A.
Phân tích:
- Học sinh có thể nhầm lẫn và giải như sau:
nMg = 0,07 mol => trong dung dịch có 0,07 mol Mg(NO3)2 và nNO = 0,02 mol
=> NO3-
4H+ +
+
0,08
3e → NO + 2H2O
0,06
=> n HNO3 = n H+ = 0,08 mol => a =
0,02
= 0,16 M => đáp án D.
Học sinh cần lưu ý NO là khí duy nhất chứ không phải sản phẩm khử duy nhất.
Bài 6. Cho 50 ml dung dịch FeCl2 1M vào dung dịch AgNO3 dư, khối lượng chất
rắn thu được sau phản ứng là:
A: 10,08 g
B: 14.35 g
C: 7.175 g
D: 19.75 g
Giải:
nFeCl2 = 0,05 mol
FeCl2 + 2 AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2 AgCl
0,05 mol
Vì Eº
Fe 3+ / Fe 2+
0,05 mol
0,1 mol
< Eº Ag+/ Ag nên phản ứng còn tiếp tục:
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
0,05 mol
0,05 mol
Vậy chất rắn thu được sau phản ứng gồm: 0,1 mol AgCl và 0,05 mol Ag có khối
lượng là:
0,1 x 143,5 + 0,05 x 108 = 19,75 g=> đáp án D.
Phân tích:
Học sinh dễ quên mất là Fe(NO3)2 có thể tác dụng với AgNO3 nên làm như sau:
FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl
0,05 mol
0,05 mol
=> Khối lượng chất rắn thu được là:
0,05 x (108 + 35,5) = 7,175 g => đáp án C.
Bài 7. Sục V lit CO2 (ĐKC) vào 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 có pH=14 tạo thành
7,88 gam kết tủa V có giá trị là:
A: 3,584 (lit).
C: 2,24 (lit).
B: 0,896 (lit).
D: A hoặc B..
Lời giải:
[ H+] = 10-14 (M) => [ OH-] =
= 1 (M).
=> Nồng độ dung dịch Ba(OH)2.
½ [OH-]= ½ = 0,5 M.
n Ba(OH)2 =
= 0,1 (mol).
Kết tủa tạo thành BaCO3 => n BaCO3 =
=0,04 (mol).
n BaCO3< n Ba(OH)2.
xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Ba(OH)2 +
CO2
BaCO3 + CO2 + H2O
→ BaCO3 ↓ + H2O (1).
→ Ba(HCO3)2
(2).
Khi sục CO2 vào sẽ tạo lượng kết tủa tối đa. Khi CO2 dư kết tủa tan dần theo (2).
→ n CO2 = n Ba(OH)2 + n Ba(HCO3)2.
= 0,1 + (0,1 – n BaCO3)
= 0,1 + 0,1 – 0,04 = 0,16 (mol).
V= 22,4 . 0,16 = 3,584 (lit).
TH2: chỉ có: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
n CO2< n Ba(OH)2 => n CO2 = n BaCO3 = 0,04 (mol).
V= 0,04 . 22,4 = 0,896 (lit).
Vậy đáp án D đúng.
Phân tích:
Nếu học sinh chỉ xét TH1 thì đáp án nhiễu A, nếu chỉ xét TH2 đáp án nhiễu B.
Nếu cho n CO2= n Ba(OH)2 = 0,1 (mol) V= 2,24(l)→đáp án nhiễu C.
Bài 8. Hòa tan 0,72 gam bột Mg vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,15 M và
Fe(NO3)3 0.1M. Khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn, giá trị
của m là:
A: 3,52 (g).
B. 3,8 (g).
C. 1,12 (g).
D. 4,36 (g).
Giải:
n Mg = 0,03 (mol)
nFe3+ = 0,02 (mol)
nAg+ = 0,03 (mol)
Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag ↓
0,015
0,03
0,03
Mg + 2 Fe3+
0,01
0,005
→ Mg2+
0,02
Mg + Fe2+
0,005
(1).
→
+ 2Fe2+ ↓
(2).
0,02
Mg2+
+ Fe ↓
0,005
m = 108 x 0,03 + 56 x 0,005 = 3,52 (g).
=> Đáp án: A.
Phân tích:
Khả năng sai (1): Sự khử của Ion Fe 3+ diễn ra theo từng nấc. Fe 3+ → Fe 2+ →Fe.
Khi không nắm được điều này học sinh cho rằng kết thúc phản ứng (1) thì Mg dư
khử Fe 3+ về Fe.
3 Mg + 2 Fe 3+ → 3 Mg 2+ + 2Fe↓
0,015
0,01
(4).
0,01
m = 0,01 x 56 + 0,03 x 108 = 3,8 (gam). => đáp án nhiễu B.
Khả năng sai (2): Học sinh cho rằng tiếp oxi hóa.
Ag+< Fe2+< Fe3+
Mg + 2 Fe3+ → 2Fe2+
0,01
Mg
+ Mg2+
0,02
+ Fe2+
0,02
(5).
0,02
→ Mg2+ + Fe ↓
0,02
(6).
0,02
m = 0,02 x 56 = 1,12 gam.
=> Đáp án nhiễu C.
Bài 9. Dung dịch X có chứa 0,4 mol HCl và 0,12 mol Cu(NO 3)2. Khi thêm m gam
bột Fe vào dung dịch X, sau khi kết thúc thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,5m.
Giá trị m là:
A: 11,92.
B: 20,48.
C: 9,28.
D: 14,88.
Giải:
nH+ = 0,4mol
nNO3- = 0,24 mol.
nCu2+ = 0,12 mol.
Fe + 4H+ + NO30,1
0,4
Fe + 2Fe3+
0,05
Fe
0,1
→
0,1
+ Cu2+
mKL = mFe dư
→ Fe3+
+
NO ↑ + 2H2O (1).
0,1
3Fe2+
(2).
0,15
→
+
Fe2+
+
Cu ↓
mcu
0,5 m = m - 56 (0,1 + 0,05 + 0,12) + 64x 0,12
=> m = 14,88 (gam).
Phân tích:
(3).
Khả năng (1): Học sinh quên hoặc không biết có phản ứng (2) xảy ra:
Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO ↑ + 2H2O (1).
0,1
0,4
0,1
Fe + Cu2+ → Fe2+
0,12
0,1
+ Cu
0,12
↓
(3).
0,12
mKL = mFe dư + mCu
0,5 m = m – 56 ( 0,1 + 0,12) + 64x 0,12
m = 9,28 => đáp án nhiễu C.
Khả năng sai (2): Học sinh cho rằng chỉ có phản ứng Fe sẽ khử Cu2+ trước.
Fe + Cu2+ → Fe2+
0,12
+
Cu
0,12
↓
(4)
0,12
0,5m = m - 56 x 0,12 + 64 x 0,12
=> m = 11,92 => đáp án nhiễu A.
Khả năng (3): Với học sinh khá hơn cho rằng kết thúc phản ứng (4) xảy ra tiếp phản ứng:
Fe + 2H+
0,2
→
Fe2+
+ H2 ↑
0,4
0,2
0,5 m = m – 56 (0,12+ 0,2) + 64 x 0,12
m = 20,48 => đáp án nhiễu B.
Bài 10. Cho 18,5 g hỗn hợp Fe và Fe 3O4 tác dụng với 200 ml HNO 3 loãng đun
nóng, sau khi phản ứng thu được 2,24 lit NO duy nhất (đktc), dung dịch D và còn lại 1,46
g kim loại. Nồng độ của dung dịch HNO3 là:
A: 2.1 M
C: 3,2 M.
B: 4,145 M.
D: 4.2 M.
Giải:
Vì kim loại Fe còn dư nên tất cả đều chuyển thành Fe 2+
Gọi x, y lần lượt là số mol Fe và Fe3O4 đã tham gia phản ứng
→56x+232y=18,5-1,46= 17,04 (1)
Fe → Fe3+ + 2e
x mol
3 Fe+8/3
2x mol
+2 e → 3 Fe2+
3y mol
2y mol
N+5
+ 3e
→ N+2
0,3 mol
0,1 mol
Theo định luật bảo toàn electron ta có: 2x = 0,3 + 2y →x-y=0,15(2)
Từ (1) và (2) →x=0,18 và y=0,03
Vậy: n HNO3 = 3. x + 9. y + nNO = 0,64 mol.
C M, HNO3 =
= 3.2 M => Đáp án C.
Phân tích
- Học sinh có thể nhầm lẫn và giải như sau:
Fe → Fe3+ + 3e
x mol
3x mol
3 Fe+8/3 → 3 Fe3+ + 1e
3y mol
y mol
Quá trình nhận e là: N+5 + 3e
0,3 mol
→ N+2
0,1 mol
Vậy: m Fe pư + m Fe3O4 = 56x + 232 y =17,04 x= 0,082125
=>
3x + y = 0,3
y = 0,053625
=> n HNO3 = 3x + 9y + nNO = 0,829 mol
=> C M, HNO3 =
= 4,145 M => Đáp án B.
Bài 11. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit CO2 (ĐKTC) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,1 M và Ca(OH)2 0,2 M. Sinh ra m gam kết tủa giá trị của M là:
A: 10,0.
Giải:
B: 2,5.
n CO2 =
C: 5,0.
= 0,2 (mol).
D: 7,5.
nNaOH = 0,5 x 0,1 = 0,05 (mol) n Ca(OH)2 = 0,1 (mol).
∑nOH- = 0,05 + 2 x 0,5 x 0,2 = 0,25 (mol)
n Ca2+ = 0,5 x 0,2 = 0,1 (mol).
CO2 + OH0,2
→ HCO3-
0,2
HCO3-
0,2
+ OH-
0,05
→ CO3 2- + H2O
0,05
Ca2+
0,05
CO3 2-
+
0,05
→
CaCO3 ↓
0,05
0,05
m = 100 x 0,05 = 5 (g) => đáp án C.
Phân tích:
Khả năng (1):
CO2
+
Ca(OH)2
0,1
→ CaCO3
0,1
+ H2O
0,1
m = 197 x 0,1 = 19,7 (g) => đáp án nhiễu A.
Khả năng (2):
2 CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,2
0,1
2NaOH
+
0,1
Ca(HCO3)2
0,05
→ CaCO3 +
0,025
Na2CO3 + 2H2O
0,025
m = 100 x 0,025 = 2,5 (gam),
Khả năng (3):
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 +
0,025
CO2
0,1
0,05
+
0,025
Ca(OH)2
→ CaCO3
0,1
CO2 + Na2CO3 + H2O
0,025
H2O
0,025
+
0,1
→
2NaHCO3
H2O.
CO2
+
CaCO3
0,025
+
H2O →
Ca(HCO3)2
0,025
m = 0,075 x 100 = 7,5 (gam) => đáp án nhiễu D.
Bài 12. Hòa tan 5,6 gam bột Fe vào 250 ml dung dịch AgNO 3 1 M. Kết thúc phản
ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A: 21,6.
B: 2,16.
C: 27,0.
D: 10,8.
Giải:
nFe = 0,1 (mol) n Ag+ = 0,25 (mol)
Fe + 2 Ag+
0,1
Fe2+
→ Fe2+
0,2
0,05
2 Ag ↓
0,1
Ag+
+
+
(1).
0,2
Fe3+
→
+ Ag ↓
0,05
(2).
0,05
(1) và (2) => m = 108 x 0,25 = 27 gam => Đáp án C.
Phân tích:
Khả năng sai (1):
Fe + Ag+ →
0,1
0,1
Fe2+
+
0,1
Fe2+
+
Ag ↓
0,1
Ag+
→
(3).
0,1
Fe3+
+
Ag ↓
0,1
(4).
0,1
(3) và (4) => m = 108 x 0,2 = 21,6 gam.=> Đáp án nhiễu A.
Khả năng sai (2):
Học sinh quên mất có (4).
m = 0,1 x 108 = 10,8 g => đáp án nhiễu D.
Sai lầm do không cân bằng đúng tỉ lượng chất của phản ứng hóa học (
hay bán phản ứng oxi hóa khử).
Bài 13. Trộn V lit dung dịch HCl (pH= 5) với V’ lit dung dịch NaOH (pH=9) thu
được dung dịch A có pH = 8. Khi đó tỉ lệ V/V’ là:
A: 1/3.
B: 3/1.
C: 9/11.
D: 11/9.
Giải:
pH=5 → [H+] = 10-5M → nH+(V lit) = 10-5 V(mol).
pH=9 → nOH = 5 => [OH-] = 10-5 M.
→ n OH-(V lit) = 10-5 V (mol).
Dung dịch A có pH = 8 > 7 → dư OH- hết H+
pOH = 6 → [OH-] = 10-6 M.
nOH-(trong A) = 10-6 (V + V’) mol.
Phản ứng trung hòa
H+ + OH- → H2O.
nbđ
10-5V
10-5V
n pư
10-5V
10-5V
n sau
O
(V-V’)10-5
→ n OH- dư ( trong A) – 10-5 ( V’ – V) = 10-6 ( V + V’)
10- (V’ –V) = V’ + V => V/ V’ = 9/11.
=> đáp án C.
Phân tích:
Nhiều học sinh sử dụng máy móc giải theo sơ đồ đường chéo trong trường hợp này
giải theo sơ đồ đường chéo sẽ cho kết quả sai. Bởi sơ đồ đường chéo chỉ áp dụng đúng
khi pha trộn 2 dung dịch có cùng chất tan hoặc khác chất tan nhưng không có phản ứng
hóa học xảy ra.
V
5
1
V/ V’ = 1/3.
8
V’ 9
3
Đáp án nhiễu A.
Bài 14. Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3O4 có khối lượng 4,04 g. phản ứng hết với
dung dịch HNO3 dư thu được 336 ml NO (ĐKTC, sản phẩm khử duy nhất).
Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là:
A: 0,06 (mol).
C: 0,18 (mol).
B: 0,0975(mol).
D: 0,125(mol).
Giải:
Số mol NO = 0,015 (mol) => Số mol e trao đổi là 0,045 mol → từ hỗn hợp X có
thể tạo ra tối đa:
4,04 + 0,045 x 16 = 4,4 g Fe(NO3)3.
2
→ n Fe(NO3)3 =
= 0,055
Số mol HNO3 phản ứng = Số mol NO3- tạo muối + số mol NO3- tạo khí
= 0,055 x 3 + 0,015 = 0,18 (mol).
Đáp án C.
Phân tích:
- Khả năng sai:
4H+ + NO3-
+ 3e
→
NO + 2 H2O
số mol HNO3 = số mol H+ = 0,06 (mol)
Đáp án nhiễu A.
Bài 15. Thể tích khí thoát ra khi cho 10,4 g hỗn hợp Fe và C trong đó Fe chiếm
53,85 % về khối lượng. phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư là ( khí đo ĐKTC):
A: 42,56 (lit).
C: 14,3 (lit).
B: 51,52 (lit).
D: 44,8 (lit).
Giải:
nFe = 0,1 mol.
nC = 0.4 mol.
Fe, C +
HNO3 đ/n → NO2 và CO2.
Số ml khí NO2 = 0,1 x 3 + 0,4 x 4 = 1,9 ( mol).
V= 22,4 x ( 1,9 + 0,4) = 51,52 lit. →chọn đáp án B.
Phân tích:
Sai lầm có thể gặp là bỏ quên có CO2 tạo ra, chỉ xác định số mol NO2 theo phương
pháp thăng bằng electron => V = 42,56. →Đáp án nhiễu A.
Bài 16. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3 hỏi có hiện tượng gì xảy ra?
A: có chất khí tạo thành.
B: có kết tủa tạo thành đồng thời có khí thoát ra.
C: có kết tủa tạo thành.
D: không có hiện tượng gì xảy ra.
Giải:
Khi cho AlCl3 vào dung dịch Na2CO3 có phản ứng:
2AlCl3 + 3 Na2CO3 + 3H2O → 2 Al(OH)3 ↓ + 6NaCl + 3 CO2↑
Vậy đáp án đúng là B.
Phân tích:
Khả năng sai (1):
Học sinh cho AlCl3 + 3 Na2CO3 → Al2(CO3)3↓ + 6NaCl.
tức chỉ có kết tủa tạo thành.
phương án nhiễu C.
Khả năng sai (2): học sinh quên mất Al(OH)3 dạng kết tủa chỉ có khí CO2↑
Phương án nhiễu A.
Bài 17. Cho 3,2 g bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO 3 0,8 M và
H2SO4 0,2 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra V l lít khí NO (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Giá trị V là:
A: 0,896 lit.
C: 1,792 lit.
B: 0,448 lit.
D: 0,672 lit.
Giải:
nCu =
= 0,05 mol.
n NO3- = 0,8 x 0,1 = 0,08 mol.
n H+ = nHNO3 + 2nH2SO4 = 0,8 x 0,1 + 2 x 0,2 x 0,1 = 0,12 mol.
Phản ứng:
3 Cu + 8 H+ + 2NO3- → 3 Cu2+ + 2NO + 4H2O (1).
0,05
0,12
0,8
0,03
So sánh ta thấy H+ thiếu → lượng NO phụ thuộc H+
VNO = 0,03 x 22,4 = 0,672 (lit) => đáp án D.
Phân tích:
- Học sinh dễ mắc sai lầm và giải như sau:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,05
0,08
0,02
Ở đây Cu dư nên nNO tính theo HNO3 → nNO = 0,02 mol.
=> VNO = 0,02 x 22,4 l = 4,48 lit => đáp án B.
- Hoặc học sinh có thể làm như sau:
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ + H2O
0,01
0,02
0,01
3 Cu + 8 HNO3 → 3 Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,03
0,08
0,03
=> V khí = ( 0,03 + 0,01) x 22,4 = 0,896 lit
=> đáp án A.
Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
1mol 6mol
Vậy tổng số mol HNO3 cần dùng là: 6 + 6 = 12 mol.
theo (1) => số mol NaNO3 tối thiểu là 12 mol => đáp án B.
Bài 18. Nhiệt phân hoàn toàn (trong điều kiện không có không khí) hỗn hợp X gồm
0,2 mol Fe(NO3)2 và 0,3 mol FeCO3 thu được m g hỗn hợp Y. Giá trị của m là:
A: 28.8 g
C: 39,2 g.
B: 21.6 g
D: 36 g.
Giải:
Khi nhiệt phân trong điều kiện thiếu O2 thì ban đầu Fe(NO3)2 và FeCO3 sẽ chuyển
kết thành FeO, sau đó FeO sẽ bị O2 do phản ứng sinh ra oxi hóa lên Fe2O3.
2Fe(NO3)2
t0
→
2 FeO + 4 NO2 + O2
0,2 mol
0,2 mol
FeCO3
t0
→
0,3 mol
0,1 mol
FeO + CO2
0,3 mol
4 FeO +
O2
0,4 mol
0,1 mol
t0
→
2 Fe2O3
0,2 mol
Vậy hỗn hợp Y sau phản ứng gồm 0,2 mol Fe 2O3 và ( 0,2 + 0,3 ) – 0,4 = 0,1 mol
FeO.
Vậy m = 0,2 x 160 + 0,1 x 72 = 39,2 gam
=>
đáp án C.
Phân tích:
- Học sinh dễ nhầm lẫn và giải như sau:
2 Fe(NO3)2
t0
→2
0,2 mol
FeCO3
t0
→
0,3 mol
FeO + 4 NO2 + O2
0,2 mol
FeO + CO2
0,3 mol
Vậy m = ( 0,2 + 0,3) x 72 = 36 gam =>
đáp án D.
Bài 19. Cho dòng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit, nung nóng gồm MgO, Al 2O3,
Fe2O3, ZnO, CuO đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn A.
A gồm những chất là:
A: Fe, Cu, MgO, Al2O3, ZnO.
B: Fe, Cu, Zn, MgO, Al2O3.
C: Fe, Cu, Zn, Mg, Al.
D: Fe, Cu, Zn, Al, MgO.
Giải:
Chỉ có oxit từ ZnO trở đi mới bị khử bởi CO nên: chỉ có các phản ứng:
ZnO + CO
t0
→
Fe2O3 + 3CO
CuO + CO
t0
→
t0
→
Zn + CO2
Fe + 3CO2
Cu + CO2=>
đáp án B.
Phân tích:
Học sinh dễ nhầm với các đáp án còn lại khi không nắm rõ được rằng oxit
từ ZnO trở đi mới bị khử bởi CO hoặc H2 nên nhầm với các đáp án khác .
Bài 20. Cho 0,5 mol Na vào 500 ml dung dịch CuSO 4 1M thu được chất rắn A.
Khối lượng chất rắn A thu được là:
A: 24,5 g.
C: 16 g.
B: 26,4 g.
D: 20 g.
Giải:
2 Na
+ 2 H2O
→ 2 NaOH +
0,5 mol
H2
0,5 mol
2 NaOH +
0,5 mol
CuSO4
→ Cu(OH)2 + Na2SO4
0,5 mol
0,25 mol
=> mA = 0,25 x ( 64 + 34 ) = 24,5 g => Đáp án A.
Phân tích:
Học sinh có thể nhầm lẫn và giải như sau:
2 Na +
CuSO4 → Na2SO4 + Cu
0,5 mol
0,5 mol
0,25 mol
=> mA = mCu = 0,25 x 64 = 16 g => đáp án C.
Bài 21. Nhiệt phân hoàn toàn 40,8 g hỗn hợp NaHCO 3, Ca(HCO3)2 đến khối lượng
không đổi thu được chất rắn A. Biết tỉ lệ nNaHCO3 : n Ca(HCO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là 1:
2. Khối lượng chất rắn A là:
A: 14,3 g.
C: 25,3 g.
B: 16,5 g.
D: 30,6 g.
Giải:
Gọi x, y là số mol NaHCO3 và Ca(HCO3)2 trong hỗn hợp ban đầu, ta có :
84x + 162y = 40,8
=>
y = 2x
x = 0,1.
y = 0,2 .
Phản ứng:
2 NaHCO3
t0
→
Na2CO3
+ CO2 + H2O
0,1 mol
0,05 mol
Ca(HCO3)2
CaCO3 + CO2 + H2O
t0
→
0,2 mol
0,2 mol
t0
→
CaCO3
CaO
+
CO 2 ( vì nung đến khối lượng không
đổi)
0,2 mol
0,2 mol
Vậy A gồm 0,05 mol Na2CO3, và 0,2 mol CaO
mA = 0,05 x ( 46 + 60) + 0,2 x ( 40 + 16 ) = 16,5 g => đáp án B.
Phân tích:
- Học sinh có thể nhầm lẫn và giải như sau:
2 NaHCO3
Na2CO3 + CO2 + H2O
t0
→
0,1 mol
Ca(HCO3)2
0,05 mol
t0
→
0,2 mol
CaCO3 + CO2 + H2O
0,2 mol
Chất rắn A gồm 0,05 mol Na2CO3 và 0,2 mol CaCO3
mA = 0,05 x ( 46 + 60) + 0,2 ( 40 + 60) = 25,3 g => đáp án C.
- Học sinh cũng có thể nhầm lẫn và giải như sau:
2 NaHCO3
t0
→
0,1 mol
Na2CO3
0,05 mol
t0
→
0,05 mol
t0
→
0,2 mol
0,2 mol
Na2O + CO2
0,05 mol
Ca(HCO3)2
CaCO3
Na2CO3 + CO2 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O
0,2 mol
t0
→
CaO
+ CO2
0,2 mol
Vậy chất rắn A gồm 0,05 mol Na2O và 0,2 mol CaO:
mA = 0,05 x ( 46 + 16) + 0,2 ( 40 + 16) = 14,3 g => đáp án A.