Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

dụng cụ bảo vệ an toàn điện dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.02 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG
----------

TIỂU LUẬN
AN TOÀN ĐIỆN VÀ BỨC XẠ TRONG Y TẾ
ĐỀ TÀI:
DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN DÂN DỤNG
GVHD:

ThS. Phạm Mạnh Hùng

Sinh viên:
Đỗ Tiến Anh

Mssv:20121188

Lớp KT ĐT-TT 06 – K57

Hà Nội, 12/2015



LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, điện là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng trong đời sống, trong sản xuất
cũng như trong y tế. Hầu hết các thiết bị máy móc trong bệnh viện nói riêng và các thiết
bị trong cuộc sống nói chung đều dùng nguồn điện. Tuy nhiên, có rất nhiều vụ tan nạn
điện đã xảy ra với những lý do như: chạm trực tiếp vào vật mang điện, vi phạm khoảng
cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp, đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi
xuống đất… Do vậy cần có những biện pháp an toàn điện như thực hiện nối đất các thiết
bị, đồ dùng điện; kiểm tra cách điện đồ dùng điện; không vi phạm khoảng cách an toàn


với lưới điện cao áp và trạm biến áp… Đây cũng là một nội dung quan trọng trong
chương trình giảng dạy môn “An toàn điện trong Y tế”.
Để củng cố kiến thức môn học em chọn đề tài phân tích “Các dụng cụ bảo hộ an toàn
điện”. Trong bài tiểu luận này em tìm hiểu và trình bày một cách khái quát về cấu tạo và
chức năng của một số dụng cụ bảo hộ điện thường dùng.

2


MỤC LỤC

3


MỤC LỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

4


I.

GIỚI THIỆU
1. Điện và tai nạn điện
Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng, xí nghiệp, từ nông thôn đến
thành thị, số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều. An toàn điện là một trong những
vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động.
Khi có dòng điện đi qua cơ thể người sẽ gây ra hiện tượng điện giật (electric sock).
Hiện tượng điện giật sẽ gây ra những hậu quả sinh học ảnh hưởng tới chức năng thần
kinh, tuần hoàn, hô hấp hoặc gây bỏng cho người gặp tai nạn. Khi dòng điện đủ lớn (trên
10 mA) hoặc không được ngắt điện kịp thời người đó có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện:
-

Không cắt điện trước khi sửa chữa đường dây và thiết bị đang đấu nối với mạch
điện.

-

Do nơi làm việc chật hẹp, người làm việc vô tình chạm vào thiết bị mang điện.

-

Do sử dụng các đồ dùng không đảm bảo an toàn, vi phạm khoảng cách an toàn lưới
điện.

2. Tác dụng của dòng điện với cơ thể con người

Dòng điện là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi điện giật. Điện trở thân người
và điện áp đặt lên người chỉ ảnh hưởng tới giá trị dòng điện chạy qua cơ thể. Mức độ
nguy hiểm của điện giật tùy theo:
-

Biên độ dòng điện (trị số dòng điện).

-

Tần số dòng điện.

-


Đường đi của dòng điện.

-

Thời gian điện giật.

-

Tình trạng sức khỏe (hoàn cảnh xảy ra tai nạn, phản xạ của người).

Trị số sòng điện an toàn:
-

Dòng xoay chiều tần số 50-60 Hz là 10 mA.

-

Dòng một chiều là 50 mA.

5


Giá trị ngưỡng dòng điện
Ing (mA)
0,6 – 1,5
2–3
5–7
8 – 10
20 – 25
50 – 80

90 -100

Tác hại đối với con người
Xoay chiều AC 50-60 Hz
Bắt đầu thấy tê
Tê tăng mạnh
Bắp thịt bắt đầu co
Tay không rời vật có điện
Tay không rời vật có điện,
bắt đầu khó thở.
Tê liệt hô hấp, tim đập mạnh
Quá 3s tim ngừng đập

Một chiều DC
Chưa có cảm giác
Chưa có cảm giác
Đau như bị kim châm
Nóng tăng dần
Bắp thịt co và rung
Tay khó rời vật, khó thở
Hô hấp tê liệt

Bảng 1: Ngưỡng giá trị dòng điện Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người
3. Một số thiết bị bảo vệ an toàn điện

Trong thực tế có rất nhiều các dụng cụ bảo vệ an toàn điện, sau đây là một số dụng cụ
hay dùng và cấu tạo của chúng:
TT
1
2

3
4
5
6
7

Tên dụng cụ
Giầy cao su
Găng tay cao su
Thảm cao su
Kìm điện
Kìm mỏ nhọn
Mũ cách điện
Bút thử điện

Đặc điểm cấu tạo
Cao su
Cao su
Cao su
Cao su, kim loại
Cao su, kim loại
Nhựa cách điện
Nhựa cứng, kim loại

Bộ phận cách điện
Thân và đế
Cả găng tay
Toàn bộ thảm
Vị trí tay nắm
Vị trí tay nắm

Toàn bộ vỏ mũ
Nắp và vỏ bút

Bảng 2: các dụng cụ an toàn điện phổ biến

6


II.
1.

MỘT SỐ DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN
Bút thử điện
Bút thử điện là dụng cụ thông dụng để kiểm tra nhanh thiết bị có bị rò điện, hoặc phích

cắm trong nhà có điện hay không.
Bút thử điện có thể kiểm tra được điện áp dưới 1000V.

Hình 1: Một số loại bút thử điện
Có nhiều loại bút thử điện khác nhau nhưng thông thường, thiết bị này rẻ tiền và có cấu
tạo bên trong gồm một đầu kim loại, một lò xo, bóng nê-ôn và một điện trở nối tiếp với
bóng đèn này.

Hình 2: Cấu tạo bút thử điện

7


Nguyên lý làm việc: Khi để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút vào vật (mang điện).
Dòng điện từ vật qua đèn báo, qua cơ thể người xuống đất tạo thành mạch kín, đèn báo

sáng.

Hình 3: Nguyên lý làm việc của bút thử điện.
Bút thử điện sử dụng hiệu ứng điện dung ký sinh trên cơ thể người (body stray
capacitance) để có thể hoạt động được, do đó bút sẽ không dùng để kiểm tra dòng điện
một chiều DC.
Chú ý, trường hợp bóng đèn bên trong hoặc điện trở bị chạm (do nước lọt vào bên
trong bút), có thể gây giật.
Trong bút thử điện, bóng đèn báo mắc với điện trở có trị số khoảng 1 – 2 triệu ôm nên
khi dùng bút thử điện kiểm tra điện áp dưới 500V, dòng điện qua người sử dụng không đủ
để gây giật chết người.
- Với điện áp dưới 40V thì đèn không báo sáng.
- Với điện áp 220V, trị số dòng điện qua người là:
8


I = U/R = 220/106 = 0,22mA
Trị số này an toàn cho người sử dụng.
Sử dụng bút thử điện: Khi thử tay cầm bút phải chạm vào cái kẹp kim loại ở nắp bút,
chạm đầu bút vào chỗ thử điện, nếu bóng đèn báo sáng là điểm đó có điện.
2. Kìm điện

Kìm điện là kìm được cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, đẩy các nắp cách điện bằng
cao su, đầu nối điện…
Kìm điện dùng với điện áp dưới 35kV.
Kìm điện làm từ sắt có 2 càng gồm 3 phần: phần làm việc, phần cách điện, phần cầm
tay.

Hình 4: Kìm điện dân dụng.
3. Găng tay bảo hộ lao động cách điện


Găng tay có điện áp sử dụng là 1kV.
Điện áp kiểm tra: 5kV
Bảo vệ nguy cơ cháy, chấn thương hoặc tử vong do nguồn điện áp cao.
Găng được chế tạo từ cao su tự nhiên đặc biệt, bề mặt nhẵn, đồng nhất, mềm mại tạo
cảm giác tự nhiên cho thao tác của bàn tay.

9


Hình 5: Găng tay bảo hộ cách điện.
4. Mũ nhựa an toàn cách điện

Mũ nhựa an toàn có hai tác dụng:
-

Dùng trang bị cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất ngoài công trường,
nhằm phòng tránh tai nạn lao động, bảo vệ chống các va chạm mạnh như dụng cụ

-

từ trên cao rơi xuống hoặc đụng phải những vật cứng…
Bảo vệ chống điện giật khi bất ngờ chạm phải dây điện hạ áp. Cấm tiếp xúc với
lưới điện.

Hình 6: Mũ bảo hiểm ao toàn điện
Sử dụng:
10



-

-

Trước khi sử dụng kiểm tra võ nón, quai, nút điều chỉnh có chắc chắn hay không,
nếu bị hỏng thì không sử dụng.
Điều chỉnh bộ phận điều chỉnh vặn xiết ở phía sau nón và quai cho phù hợp với
người sử dụng.
Người làm việc trên cao hoặc dưới đất đều phải sử dụng nón nhằm phòng tránh tai
nạn lao động, bảo vệ chống các va chạm mạnh như dụng cụ từ trên cao rơi xuống
hoặc đụng phải những vật cứng.
Cấm tuyệt đối khi đội nón mà không cài quai trong mọi trường hợp và cho tất cả
các đối tượng.

11


KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận, ta đã biết thêm nhiều dụng cụ an toàn điện sử dụng trong cuộc sống,
và tìm hiểu kĩ về một số dụng cụ phổ biến như: bút thử điện, kìm điện, găng tay bảo hộ an
toàn điện. Từ đó, ta cần hiểu sử dụng điện là rất cần thiết, nhưng nếu không biết cách sử
dụng an toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, chúng ta cần biết
cách sử dụng các dụng cụ an toàn điện để bảo vệ tính mạng khi tiếp xúc với điện.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Mạnh Hùng đã giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đề tài này. Bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự
góp ý của thầy để được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS. Phạm Mạnh Hùng – Bài giảng “An toàn điện trong Y tế”.
[2] />[3] />[4] />[5] [ />
13



×