Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.67 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP
Địa chỉ: xã Đức Hợp, huyện Kim Động, Tỉnh Hưng yên.

BÀI VIẾT DỰ THI
CUÔC THI SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
THPT

Họ và Tên học sinh :
1. Lưu Thị Kiều. Lớp: 12A5
2. Lê Thị Quỳnh. Lớp: 12A5

1


2


I.

TÊN TÌNH HUỐNG
Trong những năm gần đây, cuộc tranh chấp chủ quyền và quyền lợi biển gây

nên tình hình căng thẳng phức tạp tại vùng biển Đông nước ta. Nó trở thành một
vấn đề thời sự thu hút được sự chú ý trong và ngoài nước . Nhưng bên cạnh đó
vẫn còn một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của
việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hoặc hiểu biết chưa tường tận về vấn đề biển
đông dẫn đến dễ bị kích động, gây bạo loạn. Vì Vậy vấn đề đặt ra là :
“LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO Ý THỨC, HIỂU BIẾT, TRÁCH NHIỆM CỦA THANH
NIÊN TRONG VIỆC BẢO VỆ TOÀN VẸN CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO”.


II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Nâng cao ý thức, hiểu biết, trách nhiêm của thanh niên trong việc bảo vệ toàn
vẹn chủ quyền biển đảo.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Để nâng cao ý thức của thanh niên trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển
đảo, cần cho thanh niên hiểu được:
- Yêu nước, giữ nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là truyền thống quý báu của dân
tộc Việt Nam.
- Tình hình tranh chấp ở biển đông. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, pháp lí
chứng minh biển đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Vai trò quan trọng của biển đảo đối với nước ta.
- Ý thức, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
3


-

Sử dụng kiến thức môn lịch sử, quốc phòng để chứng minh yêu nước, giữ nước
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là truyên thống quý báu của dân tộc ta. Trình bày minh

-

chứng chứng minh biển đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Sử dụng kiến thức môn địa lí để nêu rõ được vị trí và tầm quan trọng của biển

-

đảo đối với nước ta.
Sử dụng kiến thức môn giáo dục công dân, quốc phòng, kiến thức xã hội để giúp

thanh niên hiểu được, ý thức được trách nhiệm của mình cần phải làm gì để góp
phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo.
V. THUYẾT TRÌNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1.Phân nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm gồm 2 thành viên: Lưu Thị Kiều và Lê Thị Quỳnh. Mỗi thành viên thực
hiện một vài nhiệm vụ sau đó rồi trao đổi, sửa chữa và hoàn thiện.
a. Lưu Thị Kiều
- Tìm hiểu kiến thức lịch sử, quốc phòng về truyền thống yêu nước, giữ nước bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam .
- Bằng chứng, pháp lí chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
B .Lê Thị Quỳnh
- Tìm hiểu về tình hình tranh chấp biển đảo ngày nay và các chính sách của nhà
nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Vị trí và tầm quan trọng của biển đảo đối với nước ta.
c. Lưu Thị Kiều và Lê Thị Quỳnh
- Tìm ra biện pháp để nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên Việt Nam
trong việc góp phần bảo vệ toàn vẹn biển đảo.
4


2. Yêu nước, giữ nước bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là truyền thống quý báu
của dân tộc ta.
Từ xa xưa dân tộc ta luôn có truyền thống yêu nước để giữ gìn và phát huy
truyền thống đó ngay từ những buổi đầu dựng nước ông cha ta đã ý thức được việc
bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. để có được cuộc sộng như ngày
hôm nay là nhờ vào sự hi sinh xương máu của biết bao thế hệ đi trước. Tháng lợi đã
đạt được góp phần tạo nên những trang lịch sử hào hùng và vẻ vang của dân tộc
ta. Vì vậy, những thế hệ trẻ ngày nay cần phải ý thức được việc giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp đó. Cũng như việc thực hiện theo lời của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh : “Các Vua Hùng đã có công giữ nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy

nước”.
Việt Nam là một dải đất hình chữ S kéo dài từ địa đầu Hà Giang đến đất mũi
Cà Mau, đất nước ta trải qua hơn 4000 nghìn năm dựng nước và giữ nước, 4000
năm đánh đuổi kẻ thù xâm lược để bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Ngay từ
buổi đầu dựng nước thời kì các vua Hùng dù mới ở thuở sơ khai của lịch sử loài
người đã ý thức được giá trị của độc lập tự do mà kiên quyết đánh đuổi kẻ thù.
Chính vì vậy mới có một Thánh Gióng với ý chí hơn cả vạn người, đầy nhiệt huyết
sôi sục con tim đánh giặc bằng những vũ khí thô sơ đã đánh đuổi được lũ giặc
ngoại xâm đem lại sự bình yên cho muôn dân.
Thời kì nghìn năm Bắc thuộc ta được chứng kiến dân tộc bằng một lòng
nồng nàn yêu nước, ý chí quyết tâm đã đánh tan kẻ thù xâm lược bảo vệ độc lập
chủ quyền dân tộc. Hơn 1000 năm Bắc thuộc là hơn 1000 năm đau thương tủi
nhục mà nhân dân ta phải chịu đựng. Kẻ đô hộ đâu chỉ dừng lại ở việc vơ vét
cướp bóc mà còn rắp tâm xóa bỏ độc lập chủ quyền của nhân dân ta nhưng cũng
là từng ấy nhân dân ta vùng lên đấu tranh để dành lại độc lập cho dân tộc. Trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm giữ gìn đất nước, Việt Nam có những cuộc khởi
5


nghĩa tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hai bà là ngọn cờ giải
phóng đầu tiên của lịch sử, những anh hùng đầu tiên làm rạng rỡ giống nòi Rồng
Tiên chống lại sự đô hộ của người Hán. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Triệu Đà , An Dương Vương do chủ quan thiếu phòng bị nên bị thất bại, từ
đó đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ. Chúng đã ra sức đàn áp, vơ
vét của cải khiến cho nhân dân vô cùng cực khổ. Mâu thuẫn cực điểm là thời cơ
để Hai Bà Trưng hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa vũ trang. Họ hiện lên như
hình tượng hiên ngang và ý chí sẵn sằng chiến đấu với quyết tâm trả nợ nước
thù nhà:
“ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này ”.
Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh
rồi tiến về Cổ Loa. Tô Định hoảng hốt bỏ thành cắt tóc cạo râu thót chạy về nước.
Cuộc khởi nghĩa toàn thắng cả bốn quân được giải phóng, chính quyền đô hô bị
lật đổ. Nền độc lập tự chủ của dân tộc được khôi phục sau 150 năm bị đô hộ.
Cuộc khởi nghĩa báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh
viễn ở nước ta. Đây là cuộc nổi dậy lớn tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân
tộc ta trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước trước họa xâm lăng.
Viết tiếp lịch sử ấy là chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng năm 938, kết
thúc hơn 1000 năm ách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta
mở ra kỷ nguyên đôc lập, tự chủ của tổ quốc. Ngô Quyền xưng vương đặt nền
móng cho một quốc gia độc lập khẳng định nước ta có giang sơn bờ cõi riêng do
người Việt làm chủ và khẳng định vận mệnh của mình. Đứng trước nguy cơ nhà
6


Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất
lực lượng để đối phó, đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta lúc bấy giờ và
Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh ấy. Ông là người có công lớn trong việc dẹp
loạn 12 xứ quân. Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và dung niên hiệu của hoàng đế
Trung Quốc đã khẳng định nước ta là “Việt lớn” tuy nhỏ bé nhưng cũng có vị thế
ngang hàng với Trung Quốc. Nhà Đinh có ý kiến xây dựng nền độc lập tự chủ.
Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chiến
thắng biểu hiện cho ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta, nó
chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc
của Đại Cổ Việt.
Độc lập tự chủ đã giành được sóng chưa yên biển chưa nặng quân Tống vẫn
ngày đêm dòm ngó giang sơn Đại Việt. Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt chủ
động tiến công trước để tự vệ vì cuộc tiến công sang đất Tống diễn ra rất nhanh

chỉ nhằm vào các căn cứ quân sự, kho tàng quân lương mà quân Tống chuẩn bị
để tiến công xâm lược. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lý
Thường Kiệt giành thắng lợi trên vong tuyến sông Như Nguyệt đã khẳng định
nền độc lập của Đại Việt và cũng từ đó mà bản tuyên ngôn độc lập được ra đời
đã cổ vũ khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân và binh sĩ. Bài thơ ” Nam
quốc sơn hà” gắn liền với chiến thắng sông Cầu năm 1076 của quân dân Đại Việt
đánh bại giặc Tống xâm lược ấy:
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

7


Cho đến thế kỉ thứ XIII quân Nguyên Mông lăm le xâm lược. Nhà Trần đã thể
hiện được sức mạnh bảo vệ đất nước trước thế lực của thù địch. Cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông và chống quân Nguyên thắng lợi đã đập tan
tham vọng, ý chí xâm lược của đế chế Mông Nguyên, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và
chủ quyền quốc gia. Qua đó thể hiện được sức mạnh của dân tộc đánh bại mọi kẻ
thù xâm lược, góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dưng học thuyết
quân sự, để lại cho đời sau nhiều bài học trong cuộc đấu tranh chống quân xâm
lược. Giữa không khí hào hùng của vinh quang chiến thắng thì “ Phò giá về kinh “
ra đời như sự kết tinh giữa hào quang của chiến thắng:
“ Đoạt Sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san “.
Trần Quang Khải là một vị tướng lỗi lạc, tên tuổi của ông đã bao phen làm
cho kẻ thù phải kinh hồn bạc vía. Người vừa lập công lớn trong chiến trận nay

kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca
của dân tộc . Hai câu thơ đầu nhắc lại hai chiến công vang dội của quân dân ta
đời Trần năm 1215 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chiêu Minh Vương. Hai chiến
thắng góp phần xoay chuyển thế trận tạo điều kiện cho ông có thể hộ giá đưa vua
Trần về lại kinh thành Thăng Long. Chỉ bằng 10 tiếng, 2 câu thơ có vẻ giản dị khô
khan nhưng hàm chứa biết bao tâm trạng vui mừng, phấn chấn của vị tướng
đầy mưu lược- người có công đầu tổ chức chỉ huy, tạo nên 2 chiến công này. Nếu
như mạch cảm xúc của 2 câu thơ đầu hướng về trận chiến thì 2 câu thơ sau
mạch cảm xúc lại mở ra theo một hướng mới:
“ Thái bình nên gắng sức
8


Non nước ấy ngàn thu”.
Tác giả đã bày tỏ lời động viên xây dựng phát triển đất nước trong hoàn
cảnh hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước, ý
tưởng thật trong sáng, giản dị, minh bạch xuất phát từ đáy long, từ trái tim yêu
nước và hùng khí của một nhà quý tộc tôn thất, vị tướng lĩnh tài ba, một nhà
ngoại giao, nhà chính trị xuất sắc đầu đời Trần. Đó cũng là phương châm chiến
lược lâu dài, kế sách giữ và dựng nước muôn đời của cha ông ta. Vì khi đất nước
trở lại thái binh không ít người đã nhanh chóng quên đi những ngày đánh giặc
giữ nước gian nan, có khi lại dễ chủ quan, buông mình trong an nhàn, hưởng lạc,
lười biếng. Ấy là nguy cơ mất nước.
Tiếp nối những thắng lợi đã giành được, ta không thể không kể đến những
bậc anh hùng “Quên ăn vì giận, mất ngủ vì lo “ khi đất nước phải ngả nghiêng
trước mũi giày của kẻ thù xâm lược. Đó là kết tinh lòng yêu dân, yêu nước, lòng
căm thù không đội trời chung với giặc của Trần Quốc Tuấn qua văn bản “ Hịch
tướng sĩ “. Hịch tướng sĩ là chủ nghĩa tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp
của thời đại chống quân Mông Nguyên. Nó ngợi ca long yêu nước tràn đầy khí
thế quyết chiến quyết thắng để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Tiếp đến là thắng lợi to lớn của nghĩa quân Nam Sơn (thế kỉ XV) do Lê Lợi
lãnh đạo đã chấm dứt ách đô hộ tàn bạo hơn 20 năm của phong kiến nhà Minh
trên đất nước ta, mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc- thời đại Lê sơ.
Tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo “ của Nguyễn Trãi ra đời được coi như bản tuyên
ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài ca lên tiếng tố cáo tội ác tày trời của giặc
Minh đã gây ra cho nhân dân ta:
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
9


Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế “.
Đồng thời tác phẩm cũng khẳng định nước ta có bờ cõi riêng có nền văn hiến lâu
đời, có phong tục tập tập quán riêng, ngang hàng với các đế quốc phương Bắc
cùng với đó là truyền thống yêu nước từ nghìn đời:
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác,
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có “.
Trong “ Hoàng Lê nhất thống chí” (hồi 14), các tác giả Ngô Gia văn phái
cũng đã ghi lại chiến công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do Quang TrungNguyễn Huệ lãnh đạo đánh đuổi hơn 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, kết thúc
vĩnh viễn sự xâm lược và bành chướng lãnh thổ của bọn người ngoại bang
phương Bắc xuống nước ta thời phong kiến.
Đến thế kỉ XIX, vào những năm 1880, là lúc cực thịnh của thời đại đế quốc.
Việt Nam (cũng như toàn thể vùng Đông Nam Á) lại trở thành mục tiêu tranh
giành, xâu xé của các nước tư bản phương Tây. Chúng ta lại tiếp tục đứng lên

tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ thần
thánh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền đất nước, thống nhất Nam Bắc một
nhà, xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.
10


Trong kháng chiến chống Pháp (1946- 1954) nhiều anh hùng dân tộc xuất
hiện lưu danh muôn đời. Tiêu biểu là anh hùng Nguyễn Trung Trực bị giặc bắt
đem đi chém ông vẫn khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam
thì mới hết người Nam đánh Tây”. Lại có những trí thức dùng văn thơ để chiến
đấu như nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu:
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Tóm lại khi thực dân Pháp chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng thì nhân
dân ta đã anh dũng đương đầu với chúng. Dù có phải hi sinh tất cả chúng ta
cũng nhất định không chịu mất nướ, nhất định không chịu làm nô lệ.
Những bài học lịch sử, những bài văn về lòng yêu nước căm thù giặc là minh
chứng cho tình yêu nước nồng nàn của người dân Việt Nam. Đó là truyền thống
quý báu của dân tộc ta, nó cần được thế hệ thanh niên tiếp bước kế thừa và phát
huy mãi về sau.
3. Minh chứng chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam theo luật
pháp quốc tế.
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại
xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược
tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với
những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam
đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và
khẳng định chủ quyền lãnh thổ.


11


Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo
đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh
chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp
chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập
chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một
cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ
quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền
lãnh thổ trên thế giới.
Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều
cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này
hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và
cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo
chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc
xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc
dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt
Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính
sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái
tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là,
nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế
kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên
(1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn
(1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát
12



Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các
quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của
việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng
Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời
gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường
Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như
nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai
thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến
Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và
khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ
đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và
hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802)
và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm
1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835,
1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

13


Các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam trên đảo Phan Vinh
thuộc quần đảo Trường Sa tháng 5-1988
Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai
quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn
lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra
nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến

Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra
quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở
các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố
trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền
Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp
cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên
và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu
quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm
14


1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí
tượng, đài vô tuyến.
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản
dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46
phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần
Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng
định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.
Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ
chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một
huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những
năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên
phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo
Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm
đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch
liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo
phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ

82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp
tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải
quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản
đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp
đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội
15


VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục
khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện
đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành
chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa
hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-31988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt
Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu
đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trẻ em đảo Trường Sa Lớn ngày nay đang trên đường đến lớp học
Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng
quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền
chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay
tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực
hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo
16


Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục

địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của
Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất,
các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần
của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên
chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa
cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự
nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và
đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm
trong thềm lục địa của Việt Nam.
Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên
quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế,
trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ
quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ
quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng
vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật
quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải
quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của
Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa
bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng
xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng
biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia
17


văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà
chính mình đã công nhận và ký kết.


5.Vị trí địa lý và tầm quan trọng của biển đông đối với nước ta.
a.Vị trí địa lí.
Vùng biển Việt Nam: bờ biển nước ta dài hơn 3.260 km ,có diện tích khoảng
trên 1 triệu km2. Trong 63 tỉnh thành phố của cả nước có 28 tỉnh, thành phố
giáp biển. Vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ
là Hoàng Sa và Trường Sa.
Vùng biển nước ta bao gồm :
+ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở phía trong đường cơ sở và là bộ
phận của lãnh thổ Việt Nam
+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí ( 1 hải lí =1,852 km) tính từ
đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới của ngoài lãnh hải là biên giới quốc gia trên
biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải việt Nam,
có chiều rộng 12 hải lí từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải việt
Nam,hợp vơi lãnh hải thành 1 vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường
cơ sở.
18


+ Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục
địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có đọ sâu
khoảng 200m hoặc hơn nữa.
Nước ta có 2 quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa
+ Quần đảo Hoàng Sa: gồm 30 đảo, bãi cát, cồn, san hô và bãi cạn, nằm trên vùng
biển có diện tích 16.000 km2, cách đảo Lí Sơn của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo
Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lí. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của
quần đảo khoảng 10 km2.


Một số hình ảnh đảo Hoàng Sa
+Quần đảo Trường Sa :gồm hơn 100 đảo, bãi đảo, cồn, san hô và bãi cạn, vùng
biển có diện tích rộng khoảng 160.000 – 180.000 km2, cách Cam Ranh ( Bình
Thuận ) khoảng 103 hải lí, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc ) khoảng 585 hải lí.
Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2.

19


Đảo Trường Sa
b. Tầm quan trọng của biển đông đối với nước ta.
Biển có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ của đất nước:
-

Hệ thống các đảo và quần đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc . Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển , vùng
trời nước ta , kiểm tra hoạt động của tàu thuyền đảm bảo an ninh quốc phòng
xây dựng kinh tế , bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là các
đảo , quần đảo : Hoàng Sa , Trường Sa , Chàng Tây , Phú Quốc , Côn Đảo , Cồn Cỏ ,
Bạch Long Vĩ,...

20


+ Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển , có 90 cảng
biển lớn, nhỏ ; 125 bãi biển có cảnh quan đẹp ; tổng trữ lượng dầu khí dự báo địa
chất của thềm lục địa khoảng 10 tỉ tấn; là môi trường sống của 11 nghìn loài
sinh vật, trữ lượng hải sản khoảng 3,5 triệu tấn và hơn 6 vạn ha ruộng muối
biển; tài nguyên khoáng sản có 35 loại hình… hầu hết các ngành kinh tế mũi

nhọn của nước ta đều gắn liền với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản, giao thông
vận tải, công nghiệp tàu thủy… quy mô kinh tế biển và ven biển đạt 48% GDP cả
nước (2007) đóng góp to lớn vào quá trình phát triển đất nước.

21


+ Các đảo ven gần đất liền có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn
cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo
thuộc huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng), huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng),
huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)…

5.Tình hình tranh chấp biển đông hiện nay . Và chính sách của nhà nước.
22


a. Tình hình tranh chấp biển đông
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng
biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn
san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ
quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh
chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt
Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn
bộ hay một phần quần đảo Trường Sa. Bãi Macclesfield là đối tượng tranh chấp
giữa Trung Quốc và Philippines. Quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối
tượng tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đài Loan. Quần đảo
Natuna do Indonesia tuyên bố chủ quyền cũng đang bị Trung Quốc đe dọa. Ngoài
ra, vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là đối tượng tranh chấp, với lợi ích
mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu
khí và kiểm soát của một vị trí chiến lược. Các quốc gia gián tiếp can dự đáng kể

đến biển Đông là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.
Các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực diễn
ra từ sau thế chiến 2. Ban đầu các quốc gia tranh chấp vì vị trí chiến lược của
Biển Đông. Đối với Trung Quốc, Biển Đông nói chung cũng như quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng do nằm giữa Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương là một vùng chiến lược quan trọng, là cổng của lục địa Trung
Quốc đi ra thế giới bên ngoài. Đối với Nhật Bản thì Biển Đông là con đường giao
thông huyết mạch, không chỉ với Đông Nam Á mà cả với Trung Đông và châu Âu.
Nền kinh tế Nhật Bản gắn liền với sự giao thông này. Vì lợi ích chiến lược, trong
Thế chiến 2 Nhật đã cho xây căn cứ tàu ngầm tại đảo Ba Bình trong quần đảo
Trường Sa.

23


Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một
cách mạnh mẽ. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo năm
1974 và 18 binh sĩ đã thiệt mạng. Quần đảo Trường Sa là nơi đã xảy ra xung đột
hải quân, hơn bảy mươi lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở phía nam bãi đá Gạc
Ma vào tháng 3 năm 1988. Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo về các
vụ va chạm giữa các tàu hải quân.
ASEAN nói chung, và Trung Quốc nói riêng luôn muốn đảm bảo rằng những
tranh chấp bên trong Biển Đông sẽ không leo thang trở thành xung đột quân sự.
Vì vậy, các cơ cấu phát triển chung (Joint Development Authorities) đã được lập
ra tại các vùng tranh chấp chồng lấn để cùng phát triển vùng và phân chia quyền
lợi công bằng tuy nhiên không giải quyết vấn đề chủ quyền của vùng đó. Điều này
đã trở thành sự thực, đặc biệt là ở Vịnh Thái Lan.
Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên
Biển Đông với đường lưỡi bò 11 đoạn, sau này chính phủ Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa sử dụng lại đường lưỡi bò này nhưng chỉ còn 9 đoạn. Đường lưỡi bò

bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông (biển Nam Trung
Hoa) là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi
Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ chừa lại
khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, vàViệt
Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.
b. Chính sách của nhà nước trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo.
Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới,
vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN...

24


Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay,
Đảng ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế độc lập
tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội
nhập quốc tế. Quan điểm đó được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ thị
như: Nghị quyết 03/-NQ/TW ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về “Một
số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; Chỉ thị 20CT/TW ngày 22-9-1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH”; đặc biệt là “Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020” trong Nghị quyết TW 4 (khoá X): “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước
ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”(1).
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng
của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo
đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng
chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới,
vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”(2). Đó là ý chí sắt
đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng.

Thời gian qua, sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên
biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển
trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng
cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên
biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then
chốt.
25


×