Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

An toàn điện trong việc sử dụng điện thoại di động nói chung và smartphone nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.79 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ- VIỄN THÔNG
*****

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế
Đề Tài:
An toàn điện trong việc sử dụng điện thoại di động nói chung và
smartphone nói riêng

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Tuấn
MSSV: 20115819

Hà nội, 12/2015

1|Page


MỤC LỤC
Lời nói đầu…………………………………………………….....3
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………….4
Phần 1 : Tìm hiểu về điện thoại di động………………………………………...........5
1.1 Khái niệm điện thoại di động …………………………………………………............5
1.2 Điện thoại di động và những thiết bị đi kèm…………………………………..............5
1.2.1 Lớp vỏ kim loại của điện thoại……………………………………………………6

1.2.2 Sạc và cáp sạc……………………………………………………………….7
Phần 2 : Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể của con người …………………….8
2.1 Dòng điện và điện áp một chiều………………………………………………………8
2.2 Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể người………………………………………….8



Phần 3 : Phân tích tình huống dẫn đến mất an toàn điện khi sử dụng điện
thoại di động và cách sơ cứu khi gặp tình huống mất an toàn điện…...…11
3.1 Tình huống 1 : Dây sạc bị hở…………………………………………………………11
3.2 Tình huống 2 : Giật điện do vỏ kim loại của điện thoại va chạm với vật mang điện..11
3.3 Tình huống 3 : Cháy nổ khi sử dụng điện thoại di động……………………………..12
3.4 Tình huống 4 : Sét đánh khi sử dụng điện thoại giữa trời mưa………………………13
3.5 Cách sơ cứu khi gặp tình huống mất an toàn điện…………………………………....14
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………16

2|Page


LỜI NÓI ĐẦU

Điện thoại di động là một trong những thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến và
thường xuyên nhất trong xã hội hiện nay. Điện thoại di động giúp ta có thể liên lạc
với nhau cho dù đang ở bất kì đầu. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ, càng
ngày, điện thoại di động càng được tích hợp những ứng dụng, tiện ích giúp con người
đơn giản hóa các thao tác trong công việc cũng như giải trí, thư giãn. Tuy nhiên, bên
cạnh việc là một thiết bị vô cùng hữu dụng, điện thoại di động cũng có thể mang đến
cho chúng ta những mối nguy hiểm liên quan đến an toàn điện. Hậu quả để lại nhiều
khi không quá ảnh hưởng nhưng cũng sẽ có những lúc nó thật kinh khủng. Cho dù
chưa có những nghiên cứu chính xác và những khẳng định của cơ quan, tổ chức
chuyên môn nào đó nhưng chúng ta cũng nên biết đến những mối nguy hiểm đó và có
thể phòng tránh chúng, bảo vệ cho bản thân mình và những người xung quanh.

Chính vì vậy, em xin chọn đề tài “ An toàn điện trong việc sử dụng điện thoại di
động”. Bài báo cáo tiểu luận sẽ có những thiếu sót về chuyên môn cũng như những
nhầm lẫn. Em mong rằng sẽ nhận được những lời góp ý của thầy để có thể hiểu rõ và

hoàn thiện hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn

DANH MỤC HÌNH ẢNH

3|Page


Hình 1.1 : Điện thoại Iphone 5s của nhà sản xuất Apple……………………………..5

Hình 1.2 : Chiếc HTC one M8 có vỏ là vật liệu kim loại………………………6
Hình 1.3 : Cáp sạc và củ sạc của nhà sản xuất Nokia…………………………..7
Hình 3.1 Dây sạc bị hở do rách lớp vỏ bảo vệ……………………………………….11
Hình 3.2 Vỏ kim loại vô tình trở thành một vật dẫn điện gây nguy hiểm…………...12
Hình 3.3 Chiếc smart phone cao cấp bị cháy nổ do sử dụng sạc sai quy định………13
Hình 3.4 Một người đi đường bị sét đánh trúng……………………………………..14
Hình 3.5 Nhiều vụ sét đánh do sử dụng điện di động được đăng tải
trên những mặt báo uy tín…………………………………………………………….15

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tương tác giữa dòng điện và cơ thể con người……………………………10

Phần 1 : Tìm hiểu về điện thoại di động
4|Page


1.1 Khái niệm điện thoại di động
Điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có
thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ.
Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít
khi bị giới hạn về không gian. Tại thời kỳ phát triển hiện nay điện thoại di động là một thiết

bị không thể thiếu trong cuộc sống.
Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng. Ngày nay, ngoài chức
năng thực hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn được tích hợp các chức năng khác
như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình...

Hình 1.1 : Điện thoại Iphone 5s của nhà sản xuất Apple

1.2 Điện thoại di động và những thiết bị đi kèm
Đa phần điện thoại di động được thiết kế với vỏ ngoài là các chất liệu nhựa tổng hợp bền
và cách điện. Tuy nhiên, càng ngày điện thoại di động càng trở thành một vật dụng thể hiện
sự sang trọng và đẳng cấp của người dùng. Chính vì vậy, vỏ của điện thoại cũng chuyển dần
từ chất liệu bằng nhựa sang chất liệu kim loại có độ bóng và đẹp cao như nhôm, bạc hay có

5|Page


thể là vàng và tất nhiên, chúng đều dẫn điện rất tốt. Đi kèm chiếc điện thoại di động sẽ là
một bộ sản phẩm gồm sạc, dây cáp, pin, tai nghe và một số phụ kiện liên quan.
1.2.1 Lớp vỏ kim loại của điện thoại
Những kim loại như nhôm, bạc, vàng có ánh kim và độ bóng cao. Chính vì vậy, để tăng
tính sang trọng cho các sản phẩn điện thoại di động, nhà sản xuất dùng chúng để là lớp vỏ
hay lớp viền cho điện thoại di động. Những sản phẩm điện thoại di động có lớp vỏ kim loại
thường là những sản phẩm smart phone cao cấp và có giá thành rất cao như iphone, HTC
one, ... Tuy nhiên, ngoài việc mang đến những nét sang trọng cho chiếc điện thoại thì những
chiếc vỏ điện thoại này đôi khi cũng khiến người ta phải lo sợ vì chúng đều được làm bằng
những vậy liệu dẫn điện rất tốt. Tất nhiên sẽ có những trường hợp đó rất ít khi xảy ra nhưng
một khi vẫn có khả năng rủi ro thì chúng ta không thể xem thường vấn đề đó.

Hình 1.2 : Chiếc HTC one M8 có vỏ là vật liệu kim loại


6|Page


1.2.2 Sạc và cáp sạc
Đi kèm với chiếc điện thoại di động tất nhiên không thể thiếu bộ sạc. Bộ sạc của điện
thoại di động gồm củ sạc và cáp sạc. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất mà chúng có thể
được thiết kế hợp nhất hoặc tách rời.
Củ sạc là một thiết bị dùng để chuyển từ dòng điện dân dụng xoay chiều ở điện áp 220V
sang điện áp một chiều với giá trị phổ biến khoảng 5V và sạc vào điện thoại. Với mỗi điên
thoại khác nhau sẽ có một giá trị điện áp cũng như dòng điện khác nhau dành cho sạc điện
thoại. Phần lớn, giá trị điện áp dao động ở mức 4,5 – 5V và giá trị dòng điện ở khoảng 0,5 –
1A để đảm bảo được tốc độ sạc cũng như độ bền cho pin. Sạc điện thoại thường được làm
bằng chất liệu nhựa cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cáp sạc là một đoạn dây ngắn dùng để dẫn điện trực tiếp từ củ sạc vào điện thoại. Dòng
điện đi qua cáp sạc thường không bị suy hao đáng kể vì cáp sạc có chiều dài nhỏ ( chỉ
khoảng dưới 1m ) vì vậy vẫn đảm bảo được dòng điện sạc vào điện thoại ở giá trị từ 0,5 –
1A. Cáp sạc được bọc bằng lớp nhựa cao su khá an toàn. Tuy nhiên, thị trường cũng có một
số loại cáp sạc được làm nhái với phần vỏ nhựa mỏng hơn và dễ bị hở điện.

Hình 1.3 : Cáp sạc và củ sạc của nhà sản xuất Nokia

7|Page


Phần 2 : Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể của con người
2.1 Dòng điện và điện áp một chiều
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt điện tích. Dòng điện được đặc trưng
bởi cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc
trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng

điện được kí hiệu là I. Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định
từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự
do. Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.
Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B, nếu ta nối một dây dẫn
từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi
có mật độ thấp. Như vậy, người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp
chênh lệch chính là hiệu điện thế. Chênh lệch điện áp được tính theo công thức

= – . Với

và lần lượt là điện áp tại hai điểm A và B.
2.2 Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể người
Khi cơ thể tiếp xúc với dòng điện sẽ có dòng điện chạy qua người gây ra các tác động về
nhiệt, điện phân, tác động sinh lý và các tác động khác có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
và tính mạng của con người. Các tác động này xảy ra rất nhanh và tùy từng mức độ. Tác
dụng của dòng điện đối với cơ thể được chia ra làm hai loại

- Tác dụng kích thích :
Dòng điện đi qua cơ thể người sẽ kích thích tổ chức tế bào kèm theo co giật cơ bắp,
đặc biệt là cơ phổi, cơ tim và có thể làm ngừng cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn.
Phần lớn các trường hợp vị điện giật là do tác dụng kích thích, do tiếp xúc với điện
áp thấp.
Khi người mới chạm vào dòng điện, điện trở của người còn lớn, chỉ gây hiện tượng
co quắp cơ bắp, nếu để tiếp xúc lâu khi đó điện trở của người ngày càng giảm và làm

8|Page


dòng điện tăng lên. Thời gian tiếp xúc với dòng điện càng lâu thì càng nguy hiểm bởi
vì người không còn khả năng tự tách mình ra khỏi vật mang điện, dẫn đến tê liệt hệ


-

thần kinh và hệ tuần hoàn
Tác dụng gây chấn thương
Xảy ra khi người tiếp xúc với điện áp cao ( >=6kV)
Do phản xạ tự nhiên của người rất nhanh nên cơ thể có khuynh hướng tránh xa vật
mang điện, dù dòng điện qua người trong thời gian ngắn, tác dụng kích thích ít
nhưng người bị nạn có thể bị chấn thương như làm rối loạn chức năng của các hệ,
giảm sút trí nhớ, tê liệt một phần hệ thần kinh, ảnh hưởng tới cơ quan tạo máu,… hay

-

chết do hồ quang đốt cháy da thịt.
• Dòng điện cho phép
Giá trị lớn nhất của dòng điện cho phép là <=10mA đối với dòng điện xoay chiều tần

-

số công nghiệm và <=50mA đối với dòn dòng điện một chiều.
Với dòng điện xoay chiều khoảng 10 – 50 mA, người bị điện giật khó có thể tự tách

-

mình ra khỏi vật mang điện do sự co giật của các cơ bắp.
Khi giá trị dòng điện vượt qua 50mA, có thể đưa đến tình trạng chết do điện giật vì

-

sự mất ổn định của hệ thần kinh và sự co giản của các cơ tim khiến tim ngừng đập.

• Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng điện qua cơ thể
Điên trở người : Giá trị điện trở của cơ thể người tùy thuộc vào cơ bắp, các cơ quan
nội tạng, hệ thần kinh, da,… ngoài ra, điện trở người còn phụ thuộc vào trạng thái
sinh lý rất phức tạp. Vì thế, mồi người có một trị số điện trở khác nhau và mỗi người

-

tùy từng lúc cũng có giá trị điện trở khác nhau.
Giá trị điện trở của người gồm 2 phần
+ Điện trở da : chiếm phần lớn giá trị điện trở của cơ thể người, lớp da có chất sừng
khô mỏng ( từ 0,02 – 0,5mm) đóng vai trò như lớp cách điện.
+ Điện trở của các cơ quan nội tạng bên trong, chiếm không đáng kể trong giá trị

-

điện trở của người, chỉ từ 570 - 1000Ω
Điện trở của người khi bị điện giật sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau :
+ Áp lực khi tiếp xúc.
+ Môi trường.
+ Vị trí tiếp xúc.
+ Điện áp đặt lên người.
+ Diện tích tiếp xúc.
+ Thời gian dòng điện tác dụng.

9|Page


Chú ý : Nếu dòng điện đi qua tim hay các vị trí tập trung nhiều dây thần kinh, các chỗ
khớp nối tay thì càng nguy hiểm. Những vị trí đặc biệt nguy hiểm là vùng đầu ( vùng gáy,
óc, thái dương, cổ ), vùng bụng, vùng cuống phổi, vùng ngực,… và thông thường là

những vùng tập trung nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân.
Sau những nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp lại thành bảng thể
hiện độ tương tác giữa trị số dòng diện của dòng xoay chiều, một chiều với cơ thể con
người.
Trị số dòng
điện (mA)
0,6 – 1,5
2–3
3–7
8 – 10
20 – 25
50 – 80
90 – 100

Tác dụng của dòng điện xoay
chiều
Bắt đầu thấy tê ngón tay
Ngón tay tê rất mạnh
Bắp thịt tay co và rung
Tay khó rời khỏi vật mang điện và
cánh tay thấy đau
Tay không thể rời khỏi vật mang
điện, đau tăng lên, khó thở, tim
đập mạnh.
Hệ hô hấp bị tê liệt, kéo dài 3 giây
tim ngừng đập
Tim ngừng đập

Tác dụng của dòng điện một
chiều

Không có cảm giác gì
Không có cảm giác gì
Đau như kim châm, thấy nóng
Đau như kim châm, nóng tăng
rất nhanh
Nóng tăng lên và bắt đầu có
hiện tượng co quắp
Rất nóng, cơ bắp bị co quắp,
khó thở
Hệ hô hấp bị tê liệt

Bảng 2.1 Tương tác giữa dòng điện và cơ thể con người.

Phần 3 : Phân tích tình huống dẫn đến mất an toàn điện khi sử dụng
điện thoại di động và cách sơ cứu khi gặp tình huống mất an toàn điện
3.1 Tình huống 1 : Dây sạc bị hở.
Có nhiều yếu tố có thể khiến cho dây sạc của người sử dụng bị hở. Từ những tác nhân
khách quan như chuột cắn, dậy sạc bị rách lớp vỏ bọc do cọ xát, va chạm đến những tác
nhân chủ quan như lựa chọn sạc chất lượng kém có lớp vỏ bọc quá mỏng.
Khi dây sạc bị hở, người sử dụng có thể vô tình tiếp xúc với dòng điện một chiều có điện
áp khoảng 5V và dòng điện khoảng 0,5 – 1A. Giá trị dòng điện này khá lớn sẽ khiến cơ bắp
bị co quắp. Để lâu có thể dẫn đến tình trạng khó thở và các hậu quả lớn kéo theo. Tuy nhiên,
do điện áp ở mức rất nhỏ ( 5V) nên người bị nạn hoàn toàn có thể tách mình ra khỏi phần
dây bị hở điện một cách dễ dàng.

10 | P a g e


Tình huống này có thể không gây nhiều nguy hiểm nhưng cần được chú ý vì với những
đối tượng như trẻ em hay với những phần cơ thể nhạy cảm như môi, lưới, mắt, vết thương

hở,.. thì nó sẽ gây ra ảnh hưởng đáng kể.
Trong trường hợp này, trước khi cắm sạc vào ổn điện, chúng ta nên kiểm tra lại dây cáp,
cũng như đầu cắm của cáp. Nếu như dây cáp bị hở, chúng ta có thể gia cố bằng cách sử
dụng băng dính hoặc mua một đoạn cáp mới đảm bảo chất lượng để sử dụng một cách ạn
toàn

Hình 3.1 Dây sạc bị hở do rách lớp vỏ bảo vệ

3.2 Tình huống 2 : Giật điện do vỏ kim loại của điện thoại va chạm với vật mang điện
Không thiếu những trường hợp chiếc vỏ kim loại sang trọng của điện thoại vô tình lại trở
thành vật dẫn điện khiến cho người sử dụng gặp nguy hiểm. Khi điện thoại tiếp xúc với một
vật thể bị nhiễm điện, dòng điện sẽ chạy qua lớp vỏ kim loại và đến cơ thể bạn. Phần lớn,
các trường hợp mất an toàn điện này thường tiếp xúc với dòng điện dân dụng có điện áp
220V và dòng điện phụ thuộc vào tải. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi dòng điện chạy vào
cơ thể bạn thì ảnh hưởng của nó đến cơ thể là rất lớn. Nếu phản xạ nhanh thì bạn có thể tách
ra được khỏi vật nhiễm điện. Nếu phản xạ chậm thì rất có thể bạn sẽ bị điện giật dẫn đến
bỏng, hoạt tử một số bộ phận và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến trí não, tính mạng.
Trong tình huống này, chúng ta nên thận trọng và quan sát kĩ các thiết bị điện xung
quanh. Kiểm tra xem có thiết bị nào rò rỉ điện và sửa chữa để đảm bảo an toàn cho chính
bản thân bạn.

11 | P a g e


Hình 3.2 Vỏ kim loại vô tình trở thành một vật dẫn điện gây nguy hiểm

3.3 Tình huống 3 : Cháy nổ khi sử dụng điện thoại di động
Trung bình, điện thoại di động có mức điện áp vào khoảng 5V và cường độ dòng điện
vào là 0,5 – 1A để đảm bảo cho mức sạc an toàn và tuổi thọ của pin được kéo dài. Tuy
nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại sạc kích với cường độ dòng điện lớn hơn, có thể lên

đến 2A nhằm giảm thời gian sạc điện thoại. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại sạc này ảnh
hưởng rất nhiều đến máy. Với những loại sạc này, pin sẽ nhanh chai. Mỗi lần sạc, pin sẽ
nóng lên rất nhanh, kèm theo đó là các linh kiện của máy nóng lên. Nhiệt độ này sẽ càng
tăng khi bạn vừa sạc và vừa sử dụng điện thoại cho các ứng dụng ngốn pin như wifi, 3G,
lướt web hay chơi game. Khi nhiệt độ lên đến vài chục , các linh kiện sẽ dễ bị hỏng. Nếu
như việc kích sạc xảy ra thường xuyên thì sẽ không tránh khỏi việc tuổi thọ các linh kiện
bên trong điện thoại giảm đi đáng kể và việc dẫn đến cháy, nổ là điều dễ hiểu. Đã có nhiều
vụ điện thoại bị cháy nổ khi vừa sạc và vừa sử dụng. Điều này đáng được lưu ý để bạn có

12 | P a g e


thể đảm bảo an toàn cho mình cũng như không mất thêm một số tiền lớn để thay thế chiếc
điện thoại cũ đã bị cháy, nổ.
Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng đúng sạc của nhà sản xuất với điện áp và dòng
đạt chuẩn. Tránh sử dụng điện thoại trong khi đang sạc vì điều đó làm máy nóng lên rất
nhanh.

Hình 3.3 Chiếc smart phone cao cấp bị cháy nổ do sử dụng sạc sai quy định
3.4 Tình huống 4 : Sét đánh khi sử dụng điện thoại giữa trời mưa.

Hình 3.4 Một người đi đường bị sét đánh trúng

13 | P a g e


Tuy chưa có một chứng minh chính xác nào về việc sử dụng điện thoại dưới trời mưa có
thể dẫn đến dễ bị sét đánh nhưng không vì thế mà ta có thể chủ quan. Thực tế cho thấy, đã
có rất nhiều trường hợp người sử dụng điện thoại di động dưới trời mưa bị sét đánh.
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay

giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Khi phóng điện trong khí quyển, tia sét có thể di
chuyển với tốc độ 36000 km/h và ta có thể thấy nó trước khi nghe thấy tiếng động vì tiếng
động chỉ di chuyển với tốc độ 1230km/h trong điều kiện bình thường của không khí. Sét có
thể đạt tới nhiệt độ 1330 . Điện thế của tia sét có thể lên đến vài chục cho đến hàng trăm
triệu Vôn, cường độ dòng điện cũng ở mức vài chục kiloAmpe. Nói vui rằng, năng lượng
của một tia sét đủ để thắp sang một bóng đèn 100W trong 3 tháng.
Chính vì mang năng lượng lớn như vậy nên việc sét đánh sẽ rất nguy hiểm với cơ thể con
người. Đã từng có những vụ sét đánh chết người hay gần hơn là vụ sét đánh trúng khung
thành khiến 22 cầu thủ trên sân bất tỉnh.
Trong trường hợp này, chúng ta nên tránh sử dụng điện thoại di động dưới trời mưa vì
nguy cơ bị sét đánh có thể xảy ra. Việc sét đánh trúng gần như sẽ khiến người ta tử vong
nhưng cũng có một số trường hợp có người bị sét đánh trúng nhưng vẫn sống sót, đó là điều
quá may mắn.

Hình 3.5 Nhiều vụ sét đánh do sử dụng điện di động được đăng tải
trên những mặt báo uy tín
3.5 Cách sơ cứu khi gặp tình huống mất an toàn điện.

14 | P a g e


Khi gặp tình huống mất an toàn điện , hãy bình tĩnh, quan sát và thực hiện các thao tác
giải cứu, sơ cứu sau đây.

- Nhanh chóng cắt mạch điện bằng các thiết bị đóng cắt như cầu giao, aptomat gần
-

nhất có thể.
Nếu không thể cắt mạch điện bằng các thiết bị an toàn, phải đảm bảo an toàn cho bản
thân trước khi cứu người bị nạn bằng cách sử dụng ủng, gang tay cách điện,… Dùng

gậy khô hoặc vật cứng không dẫn điễn gạt bỏ phần dây điện tiếp xúc với cơ thể
người bị nạn. Kéo người bị nạn ra khỏi vùng mất an toàn điện. Chú ý, nên nắm vào
tóc, quần áo khô của người bị nạn vì chúng không dẫn điễn.

Sau khi đã giải cứu nạn nhân ra khỏi vùng mất an toàn điện, hãy gọi ngay cho cơ sở ý tế
với đường dây nóng 115 và thực hiện các bước sơ cứu sau đây:
- Đặt nạn nhân xuống chỗ khô giáo, thoáng mát, tránh gió.
- Nhanh chóng cởi áo, nới thắt lung để giúp mạch máu lưu thông tốt hơn
- Kiểm tra nhịp tim, độ dãn đồng tử, nhịp thở của nạn nhân.
+ Trường hợp nạn nhận chưa mất tri giác, tim còn đập thì để nạn nhân ở nơi thoáng
mát, có thể cho ngửi Amoniac hay các chất có mùi nặng để nạn nhân nhanh tỉnh lại.
+ Trường hợp nạn nhân bất tỉnh nhân sự, tim ngừng đập, co giật hãy đưa nạn nhân
đến chỗ thoáng mát, nới rộng quần áo, hô hấp nhân tạo kết hợp ấn lồng ngực để kích
thích tim hoạt động.
Chú ý : - Sơ cứu nạn nhân cho đến khi cơ quan y tế đến xử lý.
- Hô hào những người xung quanh trợ giúp.

KẾT LUẬN
Mất an toàn điện thường xuyên xảy ra với cuộc sống của chúng ta và mất an toàn điện
khi sử dụng điện thoại di động cũng là một trong những trường hợp cần phòng tránh. Việc
mất an toàn điện có thể dẫn đến những tổn thương cho cơ thể con người. Từ việc làm hư
hỏng một số bộ phận cơ thể, cho đến việc giảm khả năng hoạt động trí não và thậm chí ảnh
hưởng đến cả tính mạng. Đảm bảo an toàn điện là điều mà mỗi người cần chú ý khi sử dụng
bất kì đồ dùng điện nào. Qua bài tiểu luận này, em cũng xin gửi tới quan điểm cá nhân của
mình về việc mất an toàn điện trong việc sử dụng điện thoại di động. Mong rằng bài tìm

15 | P a g e


hiểu sẽ giúp cho mọi người có thêm những cái nhìn khác về việc mất an toàn điện trong việc

sử dụng các thiết bị thông dụng như điện thoại di động cũng như giúp mọi người biết thêm
các biện pháp phòng tránh, xử lí khi gặp phải tình huống an toàn điện hay giải cứu, sơ cứu
cho những người gặp nạn.
Việc tìm hiểu đôi khi sẽ có những nhầm lẫn, em mong rằng được thầy và các bạn góp ý
để bài tiểu luận có thể được trọn vẹn hơn.

16 | P a g e



×