Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới vây tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HỮU BÌNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ LƯỚI VÂY
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HỮU BÌNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ LƯỚI VÂY TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kỹ thuật khai thác thủy sản

Mã số:

60620304

Quyết định giao đề tài:


789/QĐ-ĐHNT ngày 19/8/2014

Quyết định thành lập HĐ:

450/QĐ-ĐHNT ngày 15/6/2016

Ngày bảo vệ:

12/07/2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỨC SĨ
Chủ tịch Hội đồng:
TS. TRẦN ĐỨC PHÚ
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề
lưới vây tại tỉnh Quảng Bình là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Bình

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh
Quảng Bình, Vụ Khai thác thủy sản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành
đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Đức Sĩ đã giúp tôi hoàn thành
tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Xin cảm ơn KS. Nguyễn Thanh Minh, KS. Phan Thanh Long đã tận tình giúp đỡ
tôi trong các chuyến điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thực tế tại tỉnh Quảng Bình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Bình

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................................................4
1.1.1. Đặc điểm công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây trên thế giới ......................4
1.1.2. Kỹ thuật khai thác cá bằng lưới vây ..................................................................5
1.1.3. Sử dụng chà trong khai thác cá ở nghề lưới vây .................................................6
1.1.4. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới .............................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................................10
1.2.1. Tàu thuyền nghề lưới vây ở Việt Nam..............................................................10
1.2.2. Thiết bị khai thác của nghề lưới vây.................................................................11
1.2.3. Lưới vây ở Việt Nam .......................................................................................12
1.2.4. Phương pháp khai thác bằng lưới vây...............................................................13
1.2.5. Một số kết nghiên cứu về nghề lưới vây ở trong nước ......................................13
1.2.6. Một số kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của
nghề khai thác hải sản................................................................................................17
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................19
2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu.................................................................................................. 19
2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................20
v


2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................20
2.3.1.1. Điều tra nguồn số liệu/thông tin thứ cấp ........................................................20
2.3.1.2. Điều tra nguồn số liệu/thông tin sơ cấp..........................................................20
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................20
2.3.2.1. Năng suất khai thác trung bình ......................................................................20
2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất của đội tàu..........................................................21
2.3.2.3. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ..............22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................24
3.1. Hiện trạng nghề khai thác lưới vây của tỉnh Quảng Bình .............................................24
3.1.1. Năng lực tàu thuyền nghề nghiệp .....................................................................24

3.1.2. Hiện trạng nghề vây tại Quảng Bình ................................................................27
3.1.3. Máy tàu và trang thiết bị khai thác ...................................................................30
3.1.4. Trang bị nguồn sáng của đội tàu.......................................................................33
3.1.5. Ngư cụ .............................................................................................................37
3.1.6. Bố trí boong thao tác........................................................................................39
3.2. Kỹ thuật khai thác........................................................................................................ 39
3.3. Ngư trường, mùa vụ và đối tượng khai thác................................................................. 41
3.4. Tổ chức sản xuất trên biển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.......................................... 42
3.4.1. Tổ chức sản xuất trên biển ...............................................................................42
3.3.2. Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.........................................................................43
3.5. Hiệu quả sản xuất của đội tàu.......................................................................................44
3.5.1. Năng suất khai thác và năng suất lao động của đội tàu .....................................44
3.5.1.1. Năng suất khai thác .......................................................................................44
3.5.1.2. Năng suất lao động của đội tàu......................................................................45
3.5.2. Lợi nhuận trung bình của đội tàu......................................................................47
3.5.3. Doanh lợi của đội tàu .......................................................................................48
vi


3.5.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến doanh thu và thu nhập của đội tàu...............50
3.5.5. Hiệu quả bảo vệ nguồn lợi của nghề lưới vây ...................................................50
3.6. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đội tàu.....................................................51
3.6.1. Giải pháp về nâng cao năng lực đội tàu ............................................................51
3.6.2. Giải pháp về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...............................51
3.6.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...............................................................................51
3.6.4. Giải pháp về hinh thức tổ chức sản xuất khai thác hải sản trên biển..................52
3.6.5. Giải pháp cải tiến nâng cấp trang thiết bị khai thác, hàng hải ...........................52
3.6.6. Giải pháp bảo quản và tiêu thụ sản phẩm .........................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................54
1. Kết luận...........................................................................................................................54

2. Kiến nghị.........................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................56
PHỤ LỤC....................................................................................................................1

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

CV

2

E

Công suất máy chính

3

L

Chiều dài vỏ tàu


4

D

Tổng số ngày hoạt động của tàu trong năm

5

C

Số lao động trên tàu

6

Mean

7

SD

Độ lệch chuẩn

8

Min

Giá trị nhỏ nhất

9


Max

Giá trị lớn nhất

10

Dt

11

OLS

12

I

Thu nhập của tàu trong năm

13

R

Doanh thu

14

Lp

Chiều dài giềng phao lưới vây


15

CBTSXK

16

KT&BVNL

17

TP

Công suất

Giá trị trung bình

Tải trọng tàu
Ước lượng bình phương nhỏ nhất

Chế biến thủy sản xuất khẩu
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
Thành phố

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng tàu cá nghề lưới vây cả nước từ 2011 - 2014...............................11
Bảng 1.2. Trang bị nguồn sáng trong khai thác bằng lưới vây ....................................15
Bảng 2.1. Phân nhóm đội tàu khảo sát .......................................................................20

Bảng 3.1. Thống kê năng lực tàu thuyền khai thác thủy sản .......................................24
Bảng 3.2. Tàu cá làm nghề lưới vây ở Quảng Bình 2010 - 2014 ................................27
Bảng 3.3. Tàu cá làm nghề lưới vây theo công suất và địa phương ............................28
Bảng 3.4. Kích thước trung bình của vỏ tàu phân theo nhóm công suất......................29
Bảng 3.5. Trang thiết bị hàng hải của các tàu lưới vây ...............................................32
Bảng 3.6. Trang bị máy phụ chia theo nhóm công suất ..............................................33
Bảng 3.7. Trang bị Dinamo theo nhóm công suất.......................................................34
Bảng 3.8. Các loại bóng đèn sử dụng trên tàu lưới vây...............................................34
Bảng 3.9. Công suất phát sáng trung bình của một tàu ...............................................36
Bảng 3.10. Thông số kỹ thuật vàng lưới vây ở Quảng Bình .......................................38
Bảng 3.11. Năng suất khai thác phân theo nhóm công suất ........................................45
Bảng 3.12. Năng suất lao động của đội tàu ................................................................46
Bảng 3.13. Doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của đội tàu ..............................47
Bảng 3.14. Doanh lợi của đội tàu ...............................................................................49

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Số lượng tàu cá làm nghề lưới vây từ năm 2011 - 2014 .............................. 11
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................. 19
Hình 3.1. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản năm 2014 .................................................. 24
Hình 3.2. Số tàu cá, lao động, công suất tàu lưới vây Quảng Bình từ 2010 – 2014..... 27
Hình 3.3. Phân bố tàu nghề lưới vây tại Quảng Bình năm 2014 ................................. 28
Hình 3.4. Tàu khai thác nghề lưới vây tại Quảng Bình............................................... 29
Hình 3.5. Kích thước vỏ tàu phân theo nhóm công suất ............................................. 29
Hình 3.6. Máy chính và máy đèn trên tàu QB 91197 TS ............................................ 30
Hình 3.7. Máy chính MITSUBISHI 600CV trên tàu QB 91197 TS............................ 30
Hình 3.8. Hệ thống cẩu và tời tời trên tàu lưới vây ở Quảng Bình .............................. 31
Hình 3.9. Máy thu lưới trên tàu lưới vây ở Quảng Bình ............................................. 32

Hình 3.10. Thiết bị hàng hải trên tàu lưới vây tại Quảng Bình ................................... 33
Hình 3.11. Bố trí nguồn sáng trên tàu lưới vây tại Quảng Bình .................................. 36
Hình 3.12. Công suất phát sáng trung bình của đội tàu............................................... 37
Hình 3.13. Bố trí boong thao tác trên các tàu lưới vây ở Quảng Bình......................... 39
Hình 3.14. Quy trình khai thác lưới vây ..................................................................... 39
Hình 3.15. Thu lưới và cá lên tàu............................................................................... 41
Hình 3.16. Một số đối tượng khai thác chính của nghề lưới vây tại Quảng Bình ........ 42
Hình 3.17. Bảng thông tin quy ước liên hệ trong tổ đội.............................................. 43
Hình 3.18. Bảo quản sản phẩm khai thác được trong hầm.......................................... 43
Hình 3.19. Hình thức tiêu thụ sản phẩm..................................................................... 44
Hình 3.20. Biểu đồ năng suất khai thác trung bình ..................................................... 45
Hình 3.21. Năng suất lao động trung bình của đội tàu................................................ 46
Hình 3.22. Doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của đội tàu............................... 47
Hình 3.23. Doanh lợi của đội tàu ............................................................................... 49
x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Quảng Bình là một trong những tỉnh có đội tàu nghề lưới vây phát triển của của
khu vực phía Bắc cũng như trong cả nước trong thời gian vừa qua, tính đến cuối năm
2014, toàn tỉnh có 79 chiếc, trong đó 100% là các tàu có tổng công suất máy từ 90CV
trở lên. Hiện nay, theo định hướng tổ chức sản xuất chung của ngành thủy sản, đôi tàu
làm nghề lưới vây tại Quảng Bình đã và đang bắt đầu hình thành các tổ, đội sản xuất
trên biển nhằm tăng hiệu quả kinh tế và hỗ trợ nhau khi hoạt động trên biển. Tuy nhiên
trong thời gian gần đây hiệu quả khai thác của các tàu khai thác xa bờ có dấu hiệu
không ổn định do một số nguyên nhân như: nguồn lợi suy giảm; giá nguyên nhiên liệu
(dầu, nhớt) không ổn định, chi phí về nhu yếu phẩm củng tăng và sự cạnh tranh ngư
trường giữa các tàu, các nghề ngày càng cao … đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của đội tàu. Do đó, để duy trì và phát triển hoạt động của đội tàu làm nghề lưới
vây tại địa phương thì cần có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả sản xuất của đội tàu

lưới vây tại Quảng Bình nhằm giúp cho ngư dân cải tiến ngư cụ, phương pháp khai
thác để nâng cao hiệu quả sản xuất và cơ quan quản lý thủy sản địa phương có cơ sở
để hoạch định chiến lược phát triển ngành thủy sản nói chung và nghề lưới vây của địa
phương phát triển trong tương lai.
Từ những yêu cầu nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng cần thiết phải thực hiện đề
tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới vây tại tỉnh Quảng Bình”. Kết quả của đề tài
sẽ xác định được hiệu quả khai thác của nghề lưới vây tại địa phương, xác định được
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nghề, doanh thu và thu nhập của đội
tàu lưới vây tại tỉnh Quảng Bình theo nhóm công suất đồng thời đề ra giải pháp nhằm
cải tiến, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nghề lưới vây tại địa phương và định hướng
phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Để có cơ sở và phù hợp, sát với thực tế, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra
thực tế từ các số liệu thứ cấp điều tra tại các sở, ban, ngành, địa phương quản lý nghề
cá; các công trình nghiên cứu có liên quan, số liệu sơ cấp được điều tra bằng cách
phỏng vấn trực tiếp ngư dân và khảo sát đo đạc trực tiếp tại các bến cá và trên tàu khai
thác hải sản. Từ những số liệu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, xử
lý số liệu để nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho các nhà quản lý nghề cá.
xi


Kết quả phân tích số liệu của 79 tàu cá làm nghề lưới vây tại tỉnh Quảng Bình
cho thấy năng suất khai thác trung bình có xu hướng tăng theo sự tăng công suất máy;
tổng doanh thu trung bình của đội tàu là 2.727 tr.đ/tàu/năm và có xu hướng tăng dần
theo sự tăng công suất máy tàu; chi phí trung bình của đội tàu là 2.357 tr.đ/tàu/năm và
cũng có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu; lợi nhuận trung bình của
đội tàu là 369 tr.đ/tàu/năm, tương ứng khoảng 14% tổng doanh thu và có xu hương
tăng theo sự tăng của tổng công suất máy… sản phẩm khai thác mang tính chọn lọc, có
giá trị kinh tế cao, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khá
tốt mà nghề lưới vây mang lại thì trong quá trình tổ chức sản xuất của ngư dân địa
phương vẫn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả sản xuất của

nghề như: Sử dụng quá nhiều lao động trên tàu; mô hình tổ chức sản xuất trên biển
chưa hiệu quả, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong khai thác, bảo
quản sản phẩm chưa được ngư dân áp dụng nhiều … Do đó vấn đề đặt ra hiện nay đối
với việc nâng cao hiệu quả sản xuất nghề lưới vây tại Quảng Bình là phải xây dựng
quy hoạch trong đó có quy hoạch phát triển nghề lưới vây định hướng, hỗ trợ ngư dân
nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua việc quy định về số lượng tàu cá làm nghề,
chính sách hỗ trợ ngư dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong khai thai thác,
bảo quản sản phẩm cũng như hỗ trợ ngư dân tổ chức sản xuất trên biển một cách hiệu
quả hơn nữa để giúp ngư dân nâng cao giá trị sản xuất và đời sống.
Từ khóa: Nghề lưới vây Quảng Bình

xii


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia biển. Biển là chỗ dựa sinh kế cho hàng chục triệu
người dân, đặc biệt là cộng đồng cư dân nghèo ven biển. Chúng ta có bờ biển kéo dài
trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 với hơn 3.000 hòn đảo lớn
nhỏ, chủ yếu phân bố ở khu vực gần bờ. Hệ sinh thái biển rất đa dạng với trên 20 kiểu
hệ sinh thái khác nhau, là nơi sinh cư của hơn 11.000 loài sinh vật biển. Những điều
kiện tự nhiên thuận lợi đã góp phần thúc đẩy nghề cá nước ta phát triển ở tất cả các
loại hình thuỷ vực, các loại mặt nước và trên các vùng sinh thái khác nhau, nhưng tập
trung chủ yếu ở vùng ven biển và ven đảo.
Khai thác thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của
ngành thủy sản. Tuy nhiên, nghề khai thác thủy sản còn mang nhiều nét truyền thống,
với quy mô tàu thuyền nhỏ và các phương pháp khai thác còn lạc hậu. Hệ thống cơ sở
hạ tầng, hậu cần dịch vụ chưa được đầu tư đồng bộ, hợp lý dẫn đến chưa đáp ứng được
yêu cầu sản xuất.
Biển Việt Nam có 2.030 loài cá, 19 loài cá voi, 225 loài tôm, 663 loài rong, tảo
biển, 55 loài mực, 5 loài rùa, 21 loài rắn biển, ngoài ra còn nhiều loài hải sản quý khác

..., trữ lượng cá biển khoản trên 5 triệu tấn [3].
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam [23], ngành thuỷ sản được xem
là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tổng sản lượng thuỷ sản
liên tục tăng trong những năm qua, năm 1980 đạt 533.552 tấn, trong đó sản lượng khai
thác đạt 377.192 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 13 triệu đô la, năm 2000, tổng sản lượng
thủy sản đạt trên 2 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt trên 1,3 triệu tấn, giá trị
xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ đô la, đến năm 2013, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 5,9
triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt trên 2,7 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn
6,7 tỷ đô la [24].
Ngoài ra, hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân ta trên các vùng biển cũng đã
góp phần quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền trên biển cũng như tích cực
tham gia các hoạt động góp phần giữ gìn an ninh và bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ
quốc.
Vùng biển ven bờ đang chịu nhiều sức ép từ khai thác và hoạt động của các
ngành kinh tế như du lịch, công nghiệp, đô thị hóa... Nhiều dấu hiệu cho thấy sự bền
1


vững của nghề khai thác thủy sản đang đứng trước những thách thức về nguồn lợi,
hiệu quả kinh tế và môi trường. Tình trạng cạnh tranh giữa các loại nghề, giữa các cỡ
tàu, giữa các địa phương trong cùng một ngư trường ngày càng gay gắt. Công tác quản
lý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn; Việc phối
hợp, liên kết, hợp tác trong khai thác vẫn còn nhiều hạn chế; tình trạng an ninh trên
biển diễn biến phức tạp, vẫn còn hiện tượng khai thác trái phép của tàu cá nước ngoài.
Lưới vây là ngư cụ hoạt động theo nguyên lý chủ động dùng để khai thác các đàn
cá tập trung. Đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loài cá nổi như cá ngừ, cá nục, bạc
má,.... Đây là các đối tượng có giá trị kinh tế khá cao, vì vậy nghề lưới vây là một
trong những nghề khai thác xa bờ có hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam. Tuy nhiên,
nghề khai thác thủy sản nói chung và nghề khai thác bằng lưới vây nói riêng là nghề
đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và rủi ro cao bởi một số yếu tố như ngư trường khai thác

rộng, xa bờ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, năng suất khai thác không ổn định,... làm
tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm khai thác giảm nên nhiều tàu khai thác
không đạt hiệu kinh tế.
Tỉnh Quảng Bình là một trong những nơi có đội tàu nghề lưới vây phát triển của
của khu vực phía Bắc cũng như trong cả nước, tính đến cuối năm 2014 toàn tỉnh có 79
chiếc, trong đó 100% tàu có tổng công suất máy từ 90 CV trở lên khai thác ở vùng
biển xa bờ. Hiện nay, theo định hướng tổ chức sản xuất chung của ngành thủy sản, đôi
tàu làm nghề lưới vây tại Quảng Bình đã và đang bắt đầu hình thành các tổ, đội sản
xuất trên biển nhằm tăng hiệu quả kinh tế và hỗ trợ nhau khi hoạt động trên biển. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây hiệu quả khai thác của các tàu khai thác xa bờ có dấu
hiệu không ổn định do một số nguyên nhân như: nguồn lợi suy giảm; giá nguyên nhiên
liệu (dầu, nhớt) không ổn định, chi phí về nhu yếu phẩm củng tăng và sự cạnh tranh
ngư trường giữa các tàu, các nghề ngày càng cao... Do đó, để duy trì và phát triển hoạt
động của nghề lưới vây tại địa phương thì cần có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh
tế của đội tàu lưới vây tại Quảng Bình nhằm giúp cho ngư dân nâng cao hiệu quả sản
xuất, cơ quan quản lý thủy sản địa phương có định hướng phát triển nghề trong tương
lai.
Từ những điều kiện đã nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng việc hoạch định chiến
lược phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế thủy sản nói riêng,
đặc biệt là việc quy hoạch phát triển nghề lưới vây tại Quảng Bình cần có sự quan tâm
2


đầu tư chiến lược của nhà nước, các chính sách hỗ trợ để nghề này ngày càng phát
triển và phát triển bền vững.
Xuất phát từ các vấn đề nêu ở trên thì cần thiết phải thực hiện đề tài “Đánh giá
hiệu quả sản xuất nghề lưới vây tại tỉnh Quảng Bình”. Kết quả của đề tài sẽ xác định
được hiệu quả khai thác của nghề lưới vây tại địa phương, xác định được các nhân tố
ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập của đội tàu lưới vây tại tỉnh Quảng Bình theo
nhóm công suất đồng thời đề ra giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả trong sản

xuất nghề lưới vây tại Quảng Bình.
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả sản xuất của nghề lưới vây tại Quảng Bình.
Đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề
lưới vây ở Quảng Bình.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá được hiện trạng khai thác, hiệu
quả sản xuất của nghề lưới vây ở tỉnh Quảng Bình thông qua các chỉ số kinh tế của đội
tàu; xác định ảnh hưởng của một số thông số kỹ thuật, chỉ số hoạt động ảnh hưởng đến
doanh thu, thu nhập của đội tàu.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, qui hoạch,
điều chỉnh cơ cấu, phát triển nghề lưới vây cho phù hợp, ổn định trong giai đoạn hiện
nay và trong thời gian tới.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, nghề lưới vây trên thế giới đã phát triển đến trình độ cao, tàu thuyền,
ngư cụ, máy khai thác, máy dò cá,... đều được trang bị hiện đại. Các tàu lưới vây cá
ngừ hoạt động ở những vùng biển xa bờ thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và
Đại Tây Dương.
1.1.1. Đặc điểm công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây trên thế giới
Tàu thuyền: Các tàu lưới vây của nghề cá công nghiệp thường có chiều dài vỏ tàu
từ 25 – 60 m. Những đội tàu qui mô lớn, chiều dài vỏ tàu thường từ 50 - 120m, công

suất máy tàu từ 1.000 - 2.500cv, boong thao tác và lưới thường bố trí ở phía đuôi tàu.
Nhờ vậy tốc độ vây lưới cao và tàu quay trở rất dễ dàng. Các thao tác thả và thu lưới
đều được cơ giới hoá nên có thể thao tác được với những vàng lưới kích thước lớn.
Vàng lưới vây: Cá ngừ có tốc độ bơi rất cao, nên đòi hỏi kích thước lưới vây khai
thác cá ngừ phải đủ lớn. Thường các vàng lưới vây khai thác cá ngừ có chiều dài 1000
- 1500 m và chiều cao 100 - 140 m. Đối với những vàng lưới vây khai thác cá Ngừ vây
vàng, chiều cao lưới có thể đạt đến 200 - 280m và đòi hỏi kỹ thuật đánh bắt phức tạp
hơn, phải tăng công suất máy tời để có thể cuộn rút giềng chì dưới 15 phút.
Một số nước có nghề lưới vây công nghiệp phát triển như: Tây Ban Nha, Nga,
Pháp, Nhật Bản... Đội tàu lưới vây chuyên khai thác cá ngừ có thể hoạt động dài ngày
(50 - 60 ngày) trên biển. Kích thước lưới lớn, trang bị phụ tùng hiện đại. Phương pháp
khai thác chủ yếu là dò tìm đàn cá di chuyển tự do để đánh bắt.
Bên cạnh các nước có nghề lưới vây công nghiệp phát triển nêu trên, còn có một
số nước trong khu vực Đông Nam Á có nghề lưới vây cá ngừ phát triển khá mạnh
nhưng ở quy mô nhỏ hơn như: Philipin, Indonesia, Thái Lan... Kích thước tàu không
lớn, chiều dài tàu thường nhỏ hơn 35 m, thời gian chuyến biển từ 20 - 30 ngày, đối
tượng khai thác chủ yếu là các loài cá ngừ cỡ nhỏ như: ngừ vằn, ngừ chấm, ngừ chù,
ngừ bò... Những nước này, phương pháp dùng chà tập trung đàn cá được áp dụng rất
phổ biến.
Các trang bị phục vụ khai thác:

4


Thiết bị tập trung cá (chà): Nghề lưới vây khai thác cá ngừ ở các nước khu vực
Đông Nam Á thường sử dụng chà cố định hoặc chà di động để tập trung cá. Vị trí thả
chà cố định có độ sâu từ 1.000 - 1.800 m.
- Thiết bị dò tìm cá: Hiện nay hầu hết các tàu lưới vây công nghiệp đều được
trang bị máy dò cá ngang sonar: Để tăng hiệu quả trong việc dò tìm đàn cá, tàu lưới
vây còn được trang bị các ra đa tìm chim. Các ra đa này có thể phát hiện được các đàn

chim biển ở khoảng cách rất xa, tới 50 - 60 hải lý. Vì có mối quan hệ móc xích về mồi
ăn giữa chim biển - đàn cá nổi nhỏ - đàn cá ngừ, nên căn cứ vào chim biển có thể phát
hiện được các đàn cá ngừ.
- Các máy đo dòng chảy, máy đo tốc độ rơi chìm của giềng chì và các máy móc
thiết bị hiện đại khác cũng được ứng dụng vào nghề lưới vây.
Ngoài ra, trong đội hình từ 10 - 20 tàu lưới vây cá ngừ, người ta thường trang bị
1 - 2 máy bay trực thăng để giúp phát hiện các đàn cá ngừ và chỉ điểm cho các tàu đến
khai thác.
1.1.2. Kỹ thuật khai thác cá bằng lưới vây
Tàu lưới vây qui mô lớn: Được trang bị các máy hiện đại để dò tìm đàn cá như:
Rada, máy dò cá ngang, máy bay dò tìm cá và cả hệ thống thông tin viễn thám. Ngoài
ra, tàu được trang bị công suất máy tàu mạnh, đảm bảo tốc độ chạy tự do tới 15 hải
lý/giờ; tốc độ thu dây giềng rút cao, hoàn thành thu dây giềng rút dưới 15 phút; kích
thước lưới vây đủ lớn để có thể vây bắt đàn cá ngừ có tốc độ bơi rất cao và có thể khai
thác được cá ngừ vào ban ngày là lúc cá có thể nhìn rõ lưới và trốn chạy rất nhanh.
Nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống tìm cá hiện đại, tàu đã giảm được rất nhiều chi phí
xăng dầu nếu phải tự hành trình đi tìm cá. Khi phát hiện đàn cá, tàu phụ sẽ tiếp cận đàn
cá và vứt mồi để dụ đàn cá tập trung và không di chuyển, tạo điều kiện tốt cho tàu lưới
bao vây đàn cá.
Thông qua việc thả lưới ở đuôi tàu, tốc độ bao vây đàn cá rất cao. Ngoài ra, do
lưới có chiều dài lớn nên tăng được bán kính bao vây đàn cá, không làm ảnh hưởng
đến đàn cá đang say mê ăn mồi. Sau khi bao vây xong, tàu cần nhanh chóng thu dây
giềng rút trong khoảng thời gian không quá 15 phút. Việc thu lưới được tiến hành nhờ

5


hệ thống tời treo hiện đại, trong thời gian này tàu thả mồi kết thúc công việc và tìm
cách ra khỏi vòng vây của lưới.
Đối với các tàu lưới vây qui mô nhỏ: Thường có công suất máy từ 300 - 500 CV,

chiều dài vỏ tàu từ 20 – 27 m. Trang bị kỹ thuật dò tìm cá của tàu còn thô sơ (phần lớn
chỉ có máy dò cá đứng); tốc độ vây lưới chậm; tốc độ cuộn rút chậm; kích thước lưới
ngắn, chiều cao lưới thấp. Với các hạn chế trên, các tàu lưới vây qui mô nhỏ thường
tiến hành khai thác cá ngừ vào ban đêm (để hạn chế sự trốn chạy của cá) bằng một
trong hai hình thức sau:
- Bao vây các vật trôi nổi trên biển: Dựa vào tập tính của cá ngừ thích tập trung
dưới các vật trôi nổi trên biển, sau khi phát hiện có cá tập trung dưới các vật trôi nổi
này, tàu sẽ tiếp cận và bám theo đàn cá cho đến khi tắt ánh sáng mặt trời mới tiến hành
bao vây khai thác cá.
Trường hợp thứ nhất là đàn cá tập trung ngay sát mặt nước. Lúc này tàu sẽ nhanh
chóng bao vây lưới, tiến hành cuộn rút lưới và bắt cá. Trường hợp thứ hai là đàn cá tập
trung khá sâu (trên 50 m), lúc này tàu phải kiên trì bám theo và chờ đợi. Dựa vào tập
tính của cá ngừ thường nổi lên sát mặt nước trong khoảng 3 - 4 giờ sáng, tàu phải liên
tục theo dõi cá trong khoảng thời gian này bằng máy dò và mắt thường. Nếu thấy đàn
cá nổi lên tới độ sâu phù hợp thì nhanh chóng thả lưới bao vây đàn cá và tiến hành các
thao tác bắt cá cần thiết.
- Sử dụng chà và đèn để tập trung cá: Người ta sử dụng chà và đèn để tập trung
các loài cá nổi nhỏ do tập tính thích dựa chà và thích ánh sáng của các loài cá này. Các
đàn cá ngừ thường bám theo các đàn cá nổi nhỏ để ăn mồi và tạo cơ hội tốt cho việc
bao vây khai thác đàn cá.
Đối với hình thức sử dụng đèn để tập trung cá: Sau thời gian thắp đèn dụ cá,
người ta quan sát tín hiệu đàn cá thông qua máy dò cá, nếu thấy đàn cá tập trung gần
mặt nước quanh đèn thì nhanh chóng tiến hành bao vây lưới để khai thác cá.
1.1.3. Sử dụng chà trong khai thác cá ở nghề lưới vây
a) Các loại chà được sử dụng trong khai thác cá ngừ: Người ta thấy rằng cá ngừ
có tập tính tập trung quanh chà hoặc núp dưới các vật trôi nổi trên mặt biển. Vì vậy, để

6



nâng cao hiệu quả khai thác, người ta đã chế tạo ra nhiều kiểu chà để tập trung cá.
Dưới đây là một số kiểu cơ bản.
- Chà thân cây: Cá ngừ thường tập trung dưới các thân cây hoặc các vật thể trôi
nổi trên mặt biển (mảnh tàu vỡ; phao; container...). Qua quan sát, người ta thấy rằng
các vật thể trôi nổi ít nhất phải có kích thước dài trên 1,0 - 1,5m và đường kính trên
0,1m mới có khả năng lôi cuốn được cá ngừ. Thường thì chà có kích thước càng lớn,
càng nhiều khả năng tập trung cá ngừ hơn là các chà nhỏ.
Khoảng cách giữa các chà cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung cá. Nếu mật
độ các chà cao (nhiều chà gần nhau) sẽ phân tán khả năng tập trung cá của mỗi chà.
Qua thực tế đánh bắt, người ta thấy rằng để có thể tập trung trên 100 tấn cá ngừ, thì
các chà cỡ lớn phải cách nhau khoảng 50 hải lý. Thông thường người ta bố trí các chà
cách nhau khoảng 3 hải lý là vừa.
- Chà bè (FAD): Lợi dụng đặc tính tập trung của cá dưới các vật thể trôi nổi
ngoài biển, ngư dân nhiều nước đã sáng tạo ra nhiều kiểu chà khác nhau. Nói chung có
2 kiểu chà bè như sau:
- Chà bè cố định: Gồm 3 bộ phận chính: Phần neo; phần dây chà và phần bè nổi.
Phần bè nổi: Được làm từ tre, gỗ, ống nhựa, lưới, ponton sắt. Người ta liên kết
các vật liệu này lại và bố trí sao cho tạo thành bè nổi. Bè nổi này có thể nổi ngay trên
mặt nước. Hình dạng của bè có thể rất khác nhau tùy theo tập quán của ngư dân mỗi
vùng. Ngoài ra, còn có nhiều dây nhỏ có chiều dài 30 - 50 m, trên dây buộc nhiều lá
dừa, lưới cũ... để tạo vị trí tốt cho cá ẩn nấp.
Phần dây chà: Dây chà phải có đường kính đủ lớn, liên kết giữa phần bè nổi và
phần neo của chà. Chiều dài của dây thường bằng 1,1 - 1,2 lần độ sâu của nơi đặt chà.
Đường kính dây phải được tính toán cẩn thận, sao cho có thể chịu đựng được sức cản
của phần bè nổi trong điều kiện sóng gió biển khơi.
Phần neo: Có nhiệm vụ cố định chà ở một vị trí nhất định. Neo được làm từ đá,
bêtông, neo sắt. Tùy theo tình hình dòng chảy và độ sâu nơi đặt chà, neo có thể nặng
từ 0,5 - 1,5 tấn.
Những chà cố định này nếu thả cách nhau 5 - 10 hải lý sẽ cho hiệu quả thu hút cá
tốt hơn thả chà quá gần nhau và dày đặc.

7


- Chà bè di động: Được sử dụng ở vùng biển có độ sâu lớn tới hàng nghìn mét,
những nơi này không thể thả chà cố định.
Cấu tạo chà chỉ có phần bè nổi, ngoài ra, chà còn được gắn thêm phao vô tuyến
để tàu có thể xác định được vị trí của chà và tìm thấy chà sau thời gian trôi trên biển.
Chà di động được sử dụng rộng rãi trong nghề lưới vây công nghiệp khi khai thác ở
các ngư trường xa có độ sâu rất lớn. Ở nước ta loại chà này chưa được áp dụng.
- Chà động vật: Cá ngừ thường tập trung quanh những con cá voi cỡ lớn (còn
sống hoặc đã chết) để ăn những con mồi nhỏ bám quanh cá voi. Tuy nhiên, dạng chà
này ở nước ta rất hiếm gặp.
1.1.4. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới
Nhật Bản là nước sớm sử dụng rộng rãi phương pháp đánh cá kết hợp ánh sáng
điện từ những năm 1900. Nhật Bản có khoảng 20.000 chiếc tàu đánh cá kết hợp ánh
sáng, đặc biệt là ở vùng Nagasaki, người ta đã dùng ánh sáng điện chiếu trên và dưới
mặt nước để đánh bắt cá thu, cá trích, cá sòng, mực,... Các nghề đánh cá kết hợp ánh
sáng ở Nhật Bản chiếm khoảng 25% tổng sản lượng khai thác hàng năm (1976). Riêng
nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Nhật Bản chiếm ưu thế từ thập niên 1930. Trên một
đơn vị thuyền đánh cá bằng lưới vây hai tàu của Nhật Bản có 3 xuồng đèn, mỗi xuồng
có công suất từ 40 – 50 CV. Còn một trong hai tàu chính có công suất 500 – 850 CV,
trọng tải từ 90 - 110 tấn, có trang bị máy dò cá. Ngày nay, ở Nhật Bản công suất nguồn
sáng cực đại trên một xuồng đèn là 10 kW và xuồng thăm dò cá là 7,5 kW. Mỗi xuồng
đèn dùng 4 - 5 bóng 1 kW chiếu sáng trên mặt nước và 2 bóng 2 kW chiếu sáng trong
nước và độ rọi sáng có thể đạt đến 100m.
Từ năm 1995 - 2001, ngư dân ở vùng biển phía Tây Nhật Bản đã sử dụng tàu
lưới vây có trọng tải 135 tấn kết hợp với hai tàu dò tìm cá và tàu thắp sáng có trọng tải
60 tấn để đánh bắt cá thu (Scomber aponicus) và cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus).
Hình thức đánh bắt cá bằng lưới vây kết hợp ánh sáng chiếm 72,3% và vây tự do (dò
tìm đàn cá để đánh bắt) chiếm 27,7%. Sản lượng khai thác trung bình của tàu lưới vây

kết hợp ánh sáng là 28 tấn/mẻ và lưới vây tự do là 15 tấn/mẻ [33].
Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng của Nam Tư (cũ) đã sử dụng 3 xuồng đèn, mỗi
xuồng bố trí 6 - 9 bóng đèn 500 W/bóng với tổng công suất từ 9,0 - 13,5 kW để đánh
bắt cá trích.
8


Các nước Italia, Pháp, Na Uy… đã có nhiều thành công trong đánh cá kết hợp
ánh sáng điện. Trong thập niên 1980, các nước này đã sử dụng ánh sáng đèn ngầm
(bóng đèn tròn sợi đốt) có công suất 500 W/bóng để đánh bắt cá bằng nghề lưới vây.
Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng ánh sáng của các nước này là không giống nhau. Luật
Nghề cá Nauy quy định phạm vi công suất nguồn sáng cho mỗi tàu đánh cá trích
không quá 15 kW.
Từ năm 1993 đến 2004, tàu M.V. SEAFDEC đã sử dụng chà nổi di động và ánh
sáng đèn ngầm trong nước để tập trung cá ngừ đại dương ở vùng biển Ấn Độ Dương,
sau đó đánh bắt bằng lưới vây cá ngừ. Bóng đèn ngầm có ánh sáng trắng với công suất
2000W, được đặt gần chà ở độ sâu 10m nước và được thắp sáng nhờ máy phát điện
trên xuồng, thời gian thắp sáng khoảng 20 - 30 phút (trước khi thả lưới vây). Sản
lượng khai thác trung bình của 87 mẻ lưới vây của tàu M.V.SEAFDEC đạt 22,4
tấn/mẻ [34].
Ngoài ra, tàu nghiên cứu Nippon Maru, 1998 (Nhật Bản) đã nghiên cứu về hiệu
quả của việc sử dụng chà rạo di động trong nghề lưới vây cá ngừ; tàu nghiên cứu
MV/SEAFDEC, 1992-2002 đã nghiên cứu quan hệ giữa năng suất khai thác nghề lưới
vây cá ngừ với điều kiện môi trường tương đồng; Tàu RV/Mahidon, 1999-2002 (Thái
Lan) đã áp dụng chà rạo di động vào nghề lưới vây khai thác cá ngừ và các điều kiện
môi trường thích ứng với cá ngừ biển khơi [33].
Sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra nhân tố kỹ thuật tác động đến việc thay
đổi doanh thu đội tàu khai thác hải sản. Thông qua kỹ thuật phân tích kinh tế lượng, sự
phù hợp của các mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu sẽ được đánh giá, từ
đó đưa ra các kiến nghị nhằm tăng doanh thu cho đội tàu, góp phần nâng cao thu nhập

cho ngư dân. Mô hình nghiên cứu là mô hình mũ xác định các nhân tố kỹ thuật tác
động đến doanh thu. Xây dựng các biến cụ thể đưa vào mô hình kinh tế lượng dựa trên
lý thuyết cơ bản về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động khai thác của đội tàu
như sau:
Theo Sean Pascoe nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đánh bắt của
tàu khai thác gồm có [35]:
- Nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật của tàu: đặc điểm về vỏ tàu, đặc điểm máy
tàu; đặc điểm trang thiết bị trên tàu, tuổi tàu.
9


- Nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ (các nghề tham gia, nghề chính, nghề phụ)
- Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước (các loại thuế, các chương trình, dự án)
- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên (đặc điểm về trữ lượng và sinh học; đặc
điểm về ngư trường; đặc điểm về thời tiết; đặc điểm về mùa vụ)
- Nhóm nhân tố về lao động và quản lý (đặc điểm về chủ tàu; đặc điểm về thuyền
trưởng; đặc điểm về nhân công)
- Nhóm nhân tố về thị trường (thị trường đầu vào, thị trường đầu ra)
Nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập biểu diễn là hàm số tuyến
tính và được Cobb-Douglas viết lại dưới dạng logarit. Các yếu tố kỹ thuật gồm về tàu
thuyền, ngư cụ, lao động,.... .
Như vậy, các công trình nghiên cứu về nghề lưới vây của các nước trên thế giới
đã có những bước phát triển vượt bậc. Các tàu khai thác cỡ lớn đã được sử dụng với
công suất máy tàu từ 1000 – 2500 CV và hơn nữa. Kích thước vàng lưới vây được
tăng cường, chiều dài vàng lưới lên đến 1.500m; kỹ thuật khai thác được cơ giới hóa
và cải tiến ở trình độ cao, công nghệ dò tìm cá hiện đại đã góp phần chủ động trong
khai thác và tăng năng suất rất đáng kể. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác hải
sản.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.1. Tàu thuyền nghề lưới vây ở Việt Nam
Tính đến năm 2014, số lượng tàu thuyền nghề lưới vây là 4.696 chiếc, chiếm
4,5% tổng số tàu thuyền cả nước [30]. Trong đó, tất cả các tàu được thiết kế và trang
bị phục vụ việc đánh bắt các đàn cá nổi nhỏ sống gần bờ (độ sâu <80 m). Chưa có tàu
nào được thiết kế và trang bị chuyên khai thác cá ngừ.
Từ năm 2011 đến 2014 số lượng tàu cá làm nghề lưới vây giữ ổn định về số
lượng, tuy nhiên các tàu có công suất lớn (từ 90 CV trở lên) tăng dần hàng năm, từ
2.639 năm 2011 lên 3.295 chiếc năm 2014; đa số các tàu được thiết kế và trang bị
phục vụ việc đánh bắt các đàn cá nổi nhỏ sống gần bờ (độ sâu < 80 m), chưa có tàu
nào được thiết kế và trang bị chuyên khai thác cá ngừ [30].
10


Số lượng tàu lưới vây trang bị máy có công suất lớn hơn 90 CV chiếm 70,2%
tổng số tàu thuyền lưới vây của cả nước. Kích thước vỏ tàu nghề lưới vây khá lớn so
với các nghề khác, chiều dài phổ biến từ 16 – 24 m, thời gian hoạt động đánh bắt trên
biển khoảng từ 20 - 60 ngày/chuyến [30].
Bảng 1.1. Số lượng tàu cá nghề lưới vây cả nước từ 2011 - 2014
TT

Năm

1

2011

2

Công suất (CV)
.


< 90

≥ 90

Tổng

Nghề lưới vây

2.273

2.639

4.912

2012

Nghề lưới vây

2.825

2.705

5.530

3

2013

Nghề lưới vây


1.510

2.750

4.260

4

2014

Nghề lưới vây

1.401

3.295

4.696

Nhóm nghề

Nguồn: Vụ Khai thác thủy sản

Hình 1.1. Số lượng tàu cá làm nghề lưới vây từ năm 2011 - 2014
1.2.2. Thiết bị khai thác của nghề lưới vây
- Thiết bị khai thác: hầu hết các tàu lưới vây trong nước đều trang bị hệ thống
tang ma sát trích lực từ máy chính để thu giềng rút, hệ thống cần cẩu và ròng rọc
hướng cáp. Máy thu lưới (tời thủy lực) được lắp trên một số tàu lưới vây công suất lớn
ở các tỉnh như: Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Bình, Cà Mau,... các tàu công
suất nhỏ sử dụng còn rất hạn chế [27].

11


- Thiết bị hàng hải: phần lớn các tàu lưới vây trong nước thường trang bị la bàn,
định vị vệ tinh, máy dò cá đứng khá đầy đủ. Riêng máy dò cá ngang sonar có số lượng
ít và hiệu quả sử dụng còn thấp, do đa số ngư dân chưa được huấn luyện sử dụng loại
máy hiện đại này.
- Các máy móc khác phục vụ cho việc phát hiện, tổ chức đánh bắt các đàn cá
như: Radar, máy đo dòng chảy, máy đo độ rơi chìm của giềng chì vẫn chưa được sử
dụng ở nước ta [27].
- Thiết bị tập trung đàn cá: Chà và ánh sáng nhân tạo được ngư dân Việt Nam
ứng dụng từ rất lâu nhằm tập trung cá và đánh bắt bằng nghề lưới vây. Hiện nay một
số tỉnh có nghề lưới vây phát triển đã sử dụng chà dây cố định để tập trung đàn cá nổi.
Tuy nhiên, do qua nhiều lần thả chà bổ sung nên vị trí thả chà là điểm rất nguy hiểm
cho các tàu khai thác khác khi hoạt động đánh bắt ở gần khu vực này. Đối với ánh
sáng nhân tạo cũng đã được ngư dân ứng dụng rộng rãi trong nghề lưới vây nhưng mới
chỉ sử dụng ánh sáng chiếu trên mặt nước để khai thác cá nổi nhỏ [27].
1.2.3. Lưới vây ở Việt Nam
Các vàng lưới vây trong nước hiện nay có chiều dài giềng phao phổ biến từ 350 1.250 m, chiều cao từ 45 - 160 m; Các vàng lưới vây có khả năng đánh bắt đàn cá di
chuyển tự do và cá ngừ thường có chiều dài từ 700 - 1.250 m [26].
Phương pháp khai thác của tàu lưới vây ở nước ta chủ yếu sử dụng chà và ánh
sáng để tập trung cá để đánh bắt; ngư trường hoạt động khai thác có độ sâu < 80 m. Vì
vậy, chiều dài phổ biến của các lưới vây từ 350 - 900 m; chiều cao từ 45 - 160 m; mức
trang bị phao ít, không đảm bảo lực nổi cho lưới hoạt động ở vùng có độ sâu gần bằng
và lớn hơn chiều cao lưới.
Kích thước mắt lưới của các vàng lưới vây hiện nay chủ yếu từ 20 - 35mm, một
số ít vàng lưới vây có kích thước mắt lưới từ 40 - 80 mm. Kích thước mắt lưới nhỏ nên
chủ yếu đánh bắt các đối tượng có kích thước nhỏ (cá nục, tráo, ngân,…) hạn chế hoạt
động, chịu ảnh hưởng của dòng chảy, thu lưới khó khăn ... [26].


12


1.2.4. Phương pháp khai thác bằng lưới vây
Có 02 hình thức khai thác lưới vây: Dò tìm đàn cá di chuyển tự do để vây bắt
(vây tự do hoặc vây chủ động) hay sử dụng chà và ánh sáng tập trung cá để vây bắt
(vây ánh sáng) [27].
- Phương pháp vây tự do: Hiện nay, phương pháp vây tự do chưa được áp dụng
phổ biến, chỉ thấy ở một số tỉnh có nghề lưới vây phát triển như: Bình Định, Quảng
Ngãi, Bình Thuận và Cà Mau. Có thể tiến hành các cách như sau:
Tàu hành trình tự do trên biển, dựa vào kinh nghiệm thủy thủ quan sát mặt biển
và chim trời để dò tìm đàn cá bằng mắt thường rồi tiến hành vây bắt. Cách này được
áp dụng theo mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Việc dò tìm đàn cá
bằng mắt thường chỉ có thể tiến hành vào thời gian biển êm, ít sóng gió. Thời gian
thích hợp cho việc dò tìm đàn cá thường vào buổi sáng sớm và buổi hoàng hôn.
Sử dụng các thiết bị thuỷ âm (SONAR) để dò tìm đàn cá. Sau khi phát hiện đàn
cá, tàu được điều động bám sát đàn cá, đánh giá đặc điểm đàn cá và tổ chức vây bắt.
Tuy nhiên phương thức này chưa được áp dụng phổ biến, hiệu quả sử dụng còn thấp.
- Phương pháp vây ánh sáng: Phương pháp khai thác đàn cá tập trung quanh chà,
quanh nguồn sáng được áp dụng hầu hết rộng khắp trong cả nước. Đối tượng khai thác
chủ yếu là cá nổi nhỏ, sống gần bờ.
Nhìn chung, nghề lưới vây nước ta hoạt động đánh bắt ở quy mô nhỏ, ven bờ, đối
tượng đánh bắt chủ yếu là các loài cá nổi nhỏ. Phương pháp khai thác chủ yếu là sử
dụng chà và ánh sáng nhân tạo.
1.2.5. Một số kết nghiên cứu về nghề lưới vây ở trong nước
- Năm 1963 - 1964, Việt Nam hợp tác với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên, nghiên cứu thí nghiệm nguồn sáng điện bằng đèn huỳnh quang theo phương
pháp chiếu sáng trên và dưới mặt nước để đánh cá bằng lưới vó mạn tàu và lưới vây.
Kết quả thí nghiệm đã cho phép rút ra kết luận là có thể sử dụng nguồn sáng điện để
tiến hành tập trung và đánh bắt các loài cá nục, cá trích, cá cơm, mực [20].

- Năm 1967 - 1972, các đề tài cơ giới hoá nghề vó đèn, vây cơ giới trên tàu công
suất 90 CV và trên tàu công suất 250 CV, nghiên cứu cải tiến nhiên liệu đốt đèn măng
xông, nghiên cứu sử dụng nguồn sáng trong nước tập trung cá. Các công trình nghiên
13


×