Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sá sùng (sipunculus nudus linnaeus, 1767) tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---o0o---

LÊ THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO
SÁ SÙNG (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767)
TẠI KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---o0o---

LÊ THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO
SÁ SÙNG (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767)
TẠI KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng Thủy sản

Mã số:



60620301

Quyết định giao đề tài:

1015/QĐ-ĐHNT, 07/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:

1044/QĐ-ĐHNT, 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

26/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Ngô Anh Tuấn
2. TS. Võ Thế Dũng
Chủ tịch Hội đồng:

TS. Nguyễn Tấn Sỹ
Khoa Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống
nhân tạo sá sùng (Sipunculus nudus) tại Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của

cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho
tới thời điểm này.

Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hương

iii

năm 201


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô Viện Nuôi trồng Thủy sản,
Trường Đại học Nha Trang đã giảng dạy và giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu tại Trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Ngô Anh Tuấn, TS. Võ Thế
Dũng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III,
Phòng Sinh học Thực nghiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viện, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.


Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hương

iv

năm 201


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...........................................................................................x
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1 Tình hình nghiên cứu về sá sùng trên thế giới........................................................3
1.1.1 Vị trí phân loại và phân bố ..................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo..................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ..................................................................4
1.1.4 Đặc điểm sinh sản ...............................................................................................5
1.1.5 Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ....................7

1.2 Tình hình nghiên cứu về sá sùng ở Việt Nam ........................................................9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................13
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................13
2.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................13
2.3 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................14
2.3.1 Kỹ thuật nuôi thành thục sá sùng bố mẹ ............................................................14
2.3.2 Kỹ thuật kích thích sinh sản sá sùng bố mẹ .......................................................15
2.3.3 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng sá sùng giai đoạn trôi nổi......................................16
2.3.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ................16
2.3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ........16
2.3.4 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng sá sùng giai đoạn sống đáy ...................................17
2.3.4.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ................17
2.3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ........18
v


2.3.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu...............................................................18
2.3.5.1 Phương pháp xác định các thông số môi trường .............................................18
2.3.5.2 Các công thức tính toán..................................................................................18
2.3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................20
3.1 Kỹ thuật nuôi thành thục sá sùng bố mẹ ..............................................................20
3.1.1 Điều kiện môi trường bể nuôi............................................................................20
3.1.2 Kết quả nuôi thành thục sá sùng bố mẹ .............................................................21
3.2 Kỹ thuật kích thích sinh sản.................................................................................23
3.3 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng sá sùng giai đoạn trôi nổi (Pelagosphera)................25
3.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ....................25
3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng............27
3.4 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng giai đoạn sống đáy..................................................29
3.4.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ....................29

3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng............31
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................33
4.1 Kết luận...............................................................................................................33
4.2 Kiến nghị.............................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................34

vi


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Chữ viết đầy đủ

1

AT

Ấu trùng

2

DO

Ôxy hoà tan trong nước

3


NT

Nghiệm thức

4

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

5

S‰

Độ mặn

6

TB

Trung bình

7

TLS

Tỷ lệ sống

8


toC

Nhiệt độ

9

Pelagosphera

Ấu trùng trôi nổi

10

Spat

Ấu trùng sống đáy

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Điều kiện môi trường bể nuôi thành thục ...................................................20
Bảng 3.2: Kết quả nuôi thành thục sá sùng bố mẹ ......................................................22
Bảng 3.3: Kết quả kích thích sinh sản sá sùng............................................................23
Bảng 3.4: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng Pelagosphera sử dụng các loại thức
ăn khác nhau ..........................................................................................25
Bảng 3.5: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng Pelagosphera ở các mật độ ương khác nhau 28
Bảng 3.6: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn sống đáy sử dụng các loại
thức ăn khác nhau...................................................................................29

Bảng 3.7: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn sống đáy ở các mật độ
ương khác nhau ......................................................................................31

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Con đường phát triển của ấu trùng thuộc ngành Sipuncula ...........................7
Hình 2.1: Sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767) ...............................................13
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................14
Hình 3.1: Bể nuôi thành thục sá sùng bố mẹ ..............................................................21
Hình 3.2: Sá sùng bố mẹ thành thục sinh dục trong quá trình nuôi .............................23
Hình 3.3: Sá sùng sinh sản sau khi kích thích.............................................................24
Hình 3.4: Tỷ lệ sống của ấu trùng Pelagosphera sử dụng các loại thức ăn khác nhau .27
Hình 3.5: Xác định sinh trưởng của ấu trùng sá sùng giai đoạn sống đáy ...................30

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Sá sùng (Sipunculus nudus) là loài động vật thuộc ngành sâu đất có giá trị dinh
dưỡng cao và giá trị kinh tế lớn, chúng phân bố chủ yếu ở các bãi triều và rừng ngập
mặn ven biển của nước ta. Hiện nay, sá sùng cung cấp cho thị trường hoàn toàn là khai
thác từ tự nhiên, phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Nhờ giá trị thương phẩm
cao nên việc khai thác sá sùng đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân ven
biển. Vì thế, hàng năm ngư dân khai thác sá sùng quá mức, không theo mùa vụ, không
đúng kích cỡ đã làm cạn kiệt nguồn lợi sá sùng ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,
Khánh Hòa... Do đó, nguồn lợi sá sùng đang cạn kiệt nghiêm trọng. Mặc dù ở nước ta,
đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản và thử nghiệm sản

xuất thành công con giống sá sùng, nhưng các nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện
ở quy mô nhỏ, tỷ lệ sống của ấu trùng thấp và không ổn định. Do đó, việc thực hiện đề
tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sá sùng (Sipunculus nudus) tại
Khánh Hòa” nhằm bổ sung cơ sở khoa học cho việc xây dựng thành công quy trình
sản xuất giống nhân tạo sá sùng, giúp chủ động cung cấp nguồn giống ổn định và có
chất lượng cho người nuôi, từ đó phát triển nghề nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh
Hòa là hết sức cần thiết và cấp bách.
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất
giống nhân tạo sá sùng tại Khánh Hòa từ kỹ thuật nuôi thành thục và kích thích sinh
sản sá sùng bố mẹ, tới các kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn trôi nổi đến giai
đoạn sống đáy.
Sá sùng bố mẹ được nuôi thành thục trong bể xi măng hình chữ nhật và được cho
ăn bằng cá tạp xay nhuyễn. Khẩu phần thức ăn hàng ngày từ 6 - 8% khối lượng thân.
Sá sùng khi thành thục sinh dục được kích thích sinh sản bằng các phương pháp nhiệt
khô, nhiệt ướt và nhiệt đáy. Ở giai đoạn ấu trùng trôi nổi, 3 nghiệm thức thí nghiệm
ảnh hưởng của thức ăn (tảo tươi, thức ăn tổng hợp và hỗn hợp tảo tươi kết hợp thức ăn
tổng hợp) và 4 nghiệm thức mật độ ương (300, 500, 700 và 900 con/L) lên sinh trưởng
và tỷ lệ sống của ấu trùng đã được thực hiện. Trong khi đó, ở giai đoạn ấu trùng sống
đáy, sử dụng 4 loại thức ăn (tảo tươi, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến và hỗn hợp

x


tảo tươi kết hợp với thức ăn chế biến) và 4 mật độ ương khác nhau (250, 300, 350 và
400 con/m2) để đánh giá sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sá sùng bố mẹ nuôi thành thục trong bể xi măng sử
dụng thức ăn chế biến cho tỷ lệ sống là 74,32 ± 2,9% và tỷ lệ thành thục là 70,56 ±
14,3%.
Cả 3 phương pháp kích thích sinh sản bằng nhiệt độ đều có hiệu quả đối với sá
sùng, trong đó phương pháp kích thích bằng nhiệt khô sá sùng sinh sản nhanh nhất (50

± 10 phút) nhưng phương pháp kích thích bằng nhiệt đáy cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
của ấu trùng là cao nhất (tương ứng 88,8 ± 0,1% và 96,2 ± 0,3%).
Trong giai đoạn ương nuôi ấu trùng trôi nổi: tảo tươi là thức ăn tốt nhất cho sinh
trưởng (44,1± 0,4 µm/ngày) và tỷ lệ sống (87,8 ± 1,5 %) của ấu trùng. Mật độ ương
thích hợp nhất là 500 con/L (tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài: 41,0 ± 0,5
µm/ngày, tỷ lệ sống: 91,2 ± 0,2 %).
Ở giai đoạn ấu trùng sống đáy: thức ăn tốt nhất cho sinh trưởng và tỷ lệ sống của
ấu trùng là tảo tươi kết hợp thức ăn chế biến (tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài:
0,21mm/ngày, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng: 0,0043 g/ngày, tỷ lệ sống:
27,68 %). Mật độ ương thích hợp nhất là 300 con/m2 (tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về
chiều dài: 0,23 mm/ngày, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng: 0,0039 g/ngày, tỷ
lệ sống: 28,3 %).

xi


MỞ ĐẦU
Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) là loài động vật thuộc ngành sâu đất,
phân bố chính ở các vùng bãi triều và rừng ngập mặn, nơi có nền đáy cát hoặc cát bùn.
Theo Đỗ Văn Nhượng (1998), tại Việt Nam sá sùng phân bố với trữ lượng cao ở các
bãi triều ven biển của các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và một số tỉnh
phía Nam. Sá sùng là đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị kinh tế lớn, thịt sá
sùng có chứa 17 loại chất khoáng khác nhau, 8 axít amin không thay thế và 10 axít
amin có thể thay thế khác (Nguyễn Thụy Dạ Thảo và ctv, 2004). Hiện nay, giá thành
sá sùng trên thị trường dao động từ 200 – 300 nghìn đồng/kg tươi.
Những năm gần đây, sá sùng thường được thu mua để xuất khẩu sang một số
nước như Trung Quốc, Hàn Quốc... Nhờ giá trị thương phẩm cao nên việc khai thác sá
sùng đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân ven biển. Vì thế, hàng năm ngư
dân khai thác sá sùng quá mức, không theo mùa vụ, không đúng kích cỡ đã làm cạn
kiệt nguồn lợi sá sùng ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa... Trong khi đó,

ở nước ta hiện nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh
học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo sá sùng tại Khánh Hòa (Đỗ Văn
Nhượng, 1998; Nguyễn Thị Thu Hà và ctv, 2004; Nguyễn Minh Châu và ctv, 2012).
Mặc dù các kết quả nghiên cứu trên đã sản xuất thành công con giống sá sùng, nhưng
các nghiên cứu này mới chỉ thành công ở quy mô nhỏ, tỷ lệ sống của ấu trùng thấp và
không ổn định.
Xuất phát từ thực tế trên và nhằm bổ sung cơ sở khoa học cho việc xây dựng
thành công quy trình sản xuất giống nhân tạo sá sùng, giúp chủ động cung cấp nguồn
giống ổn định và có chất lượng cho người nuôi, từ đó phát triển nghề nuôi thương
phẩm sá sùng tại Khánh Hòa, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất
giống nhân tạo sá sùng (Sipunculus nudus) tại Khánh Hòa”.
Muc tiêu của đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm xây dựng qui trình
sản xuất giống nhân tạo sá sùng tại Khánh Hòa.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ sá sùng bố mẹ.
1


- Nghiên cứu các phương pháp kích thích sinh sản sá sùng bố mẹ.
- Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng sá sùng giai đoạn trôi nổi và sống đáy.
Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ bổ sung những dẫn liệu khoa học về
quy trình sản xuất giống nhân tạo sá sùng tại Khánh Hòa, làm cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo sá sùng tại
Khánh Hòa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nắm vững các biện pháp kỹ thuật của quy trình sản xuất
giống nhân tạo, từ đó chuyển giao quy trình cho người dân, giúp chủ động cung cấp
con giống ổn định và có chất lượng cho nuôi thương phẩm, giảm áp lực lên nguồn lợi
tự nhiên, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người
dân ven biển ở Khánh Hòa.


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu về sá sùng trên thế giới
1.1.1 Vị trí phân loại và phân bố
Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân loại sá sùng được Edmonds (2000) thực hiện
dựa trên kết quả phân tích cấu trúc phân tử rARN 18S, rARN 28S và ADN H3 histone.
Hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Sipuncula Sedgwick, 1898
Lớp: Sipunculida Gibbsy & Culter, 1987
Bộ: Sipunculiformes Gibbsy & Culter, 1987
Họ: Sipunculidae Gray, 1828
Giống: Sipunculus Linnaeus, 1767
Loài: S. nudus Linnaeus, 1767
Ngành sâu đất Sipuncula có phân bố rất rộng, chúng được phát hiện từ vùng biển
nhiệt đới đến Nam Cực, từ vùng triều cho đến những vùng biển sâu, tập trung nhiều
nhất ở khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đông (Culter, 1994). Trong
đó loài sá sùng S. nudus tập trung sống chủ yếu ở vùng triều, nơi có nền đáy cát hoặc
bùn cát.
1.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Hình thái cấu tạo ngoài của sá sùng, theo mô tả của Richard (2003) như sau: cơ
thể có hình trụ tròn giống như sâu, dài khoảng 15 cm (có thể đến 25 cm), chia làm 2
phần: phần vòi ngắn có thể co thụt ra phía trước và phần thân lớn phía sau. Phần vòi
chiếm khoảng 1/6 cơ thể và có đường kính nhỏ hơn rất nhiều so với phần cơ thể. Đỉnh
vòi có một vòng vành, lưng rạn ra, nếp nhăn to nhỏ không giống nhau, tạo thành vành,
miệng nằm ở giữa. Bao quanh miệng và vòng vành là một vòng xúc tu nhỏ dùng để
kiếm ăn và trao đổi khí. Lỗ hậu môn ở phần lưng, đó là một lỗ nhỏ trên một gờ thấp.
Dựa vào lỗ hậu môn có thể xác định được phần phía trước và phần sau của cơ thể,

đồng thời xác định được mặt lưng, mặt bụng, bên trái, bên phải cơ thể. Lỗ thận nằm ở
mép thân vòi, phía trước lỗ hậu môn (Richard, 2003).
Về hình thái cấu tạo trong, sá sùng gồm có hai khoang trong cơ thể: khoang xúc
tu và khoang trong. Khoang xúc tu phía trên được giới hạn bởi đĩa miệng và các xúc
3


tu. Khoang cơ thể ở phía dưới rộng hơn nhiều so với khoang xúc tu và là khoang chính
của cơ thể. Hai khoang này đươc tách nhau bởi một vách ngăn chính trong đĩa miệng.
Kết quả nghiên cứu của Ruppert và Rice (1995) về chức năng trao đổi khí của
các rãnh trên cơ thể sá sùng cho thấy, mỗi rãnh nằm dưới bề mặt của cơ thể được tạo
bởi các bó cơ dọc có nhiệm vụ lưu chuyển dịch thể xoang và nhân tố vận chuyển oxy
chỉ trong vòng vài micromet. Dịch thể xoang vận chuyển từ phần vòi đến phần cuối
thân với tốc độ khoảng 0,7mm/s. Dịch thể xoang lưu chuyển được là nhờ có các lông
mao nằm trên các rãnh này. Thể tích của các rãnh chiếm khoảng 8% tổng thể tích của
cơ thể.
Chức năng tuần hoàn và hô hấp của sá sùng do xoang cơ thể đảm nhận, chúng
giống như hệ thống vận chuyển chất lỏng được chia thành ngăn trước và ngăn sau. Các
xúc tu ở đĩa miệng và khoang cơ thể có vai trò quan trọng quá trình hô hấp của sá
sùng. Từ khoang xúc tu, ôxy được ôxy hoá và chuyển xuống khoang thân nhờ hệ
thống lông mao và cơ bụng. Từ đây, ôxy được vận chuyển trực tiếp đến các mô
(Richard, 2003).
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Ấu trùng sá sùng giai đoạn Trochophora (ấu trùng bánh xe) dinh dưỡng bằng
noãn hoàng, từ giai đoạn trôi nổi (Pelagosphera) trở đi chúng dinh dưỡng ngoài, thức
ăn chủ yếu là các loài tảo nổi và mùn bã hữu cơ.
Theo Lan và ctv (2003), thức ăn ưa thích của sá sùng là vật chất hữu cơ lơ lửng
trong nước, cặn vẩn hữu cơ trên nền đáy và các loại vi tảo như Platymonas
subcordiformis, Isochrysis galbana, Dicrateria sp., Pavlova


viridis, Chaetoceros

muelleri và Phaeodactylum tricornutum. Sá sùng trưởng thành có tập tính kiếm ăn ban
đêm, ban ngày chui rúc trong nền đáy (Hutchings and Peyrot, 2002). Do tập tính sống
chui rúc trong nền đáy, nên sá sùng luôn vươn vòi nhô lên khỏi bề mặt đáy và sự co rút
của vòi kết hợp với cơ thân đã tạo ra dòng chảy giúp chúng dễ dàng bắt mồi. Khi vòi
duỗi ra, vành xúc tu bao quanh miệng làm nhiệm vụ thu lượm, giữ thức ăn sau đó vòi
co lại và chuyển thức ăn vào khoang miệng.

4


Theo Lan và ctv (2007), thời gian phát triển của ấu trùng sá sùng từ giai đoạn trôi
nổi đến giai đoạn sống đáy kéo dài trong khoảng 13 – 15 ngày. Sau 7 – 10 ngày kể từ
khi chuyển xuống đáy, ấu trùng sá sùng chuyển thành con non với chiều dài khoảng 1
cm. Trong điều kiện nuôi thương phẩm, sá sùng đạt kích cỡ thương phẩm với chiều dài
10 - 14 cm, khối lượng 80 - 120 con/kg sau 5 - 7 tháng nuôi. Cũng giống như các loài
sinh vật khác, trong thời gian đầu của quá trình nuôi sá sùng có tỉ lệ tăng trưởng về
chiều dài tăng nhanh hơn so với khối lượng, về sau tốc độ tăng trưởng về chiều dài
giảm dần và tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn (Lan và ctv, 2003).
1.1.4 Đặc điểm sinh sản
Sá sùng là loài phân tính, sinh sản theo phương thức noãn sinh. Theo Richard
(2003), sá sùng có cấu tạo gồm 2 tuyến sinh dục chạy ngang qua cơ co rút vùng bụng,
các tế bào sinh dục không phát triển và thành thục trong cơ quan sinh dục nên cơ quan
sinh dục của sá sùng khi thành thục không phình to như các loài khác. Các tế bào sinh
dục sau khi chín sẽ được phóng vào khoang bụng, tại đây chúng sẽ hoàn tất quá trình
thành thục và sẽ trở thành tế bào trứng hoặc tinh trùng.
Khi đến giai đoạn thành thục, sản phẩm sinh dục của sá sùng là trứng và tinh
trùng được phóng vào trong môi trường nước để thụ tinh tạo thành hợp tử nhờ sự co
bóp của thành cơ thể. Hình dạng ngoài của ấu trùng sá sùng rất giống hình dạng ấu

trùng Trochophora của giun đốt, có 2 lá giữa xếp đối xứng 2 bên, mỗi lá giữa sau đó
hình thành 3 - 4 túi thể xoang và các túi thể xoang sau đó mới tập trung thành túi đôi
thể xoang và cuối cùng là túi thể xoang chung. Ấu trùng Trochophora sau đó phát triển
thành ấu trùng Pelagosphera sống trôi nổi trong môi trường nước biển rồi chuyển
xuống sống đáy giống như cá thể trưởng thành (Edmonds, 2000).
Theo Lan và Yan (2002) trứng sá sùng trải qua 5 giai đoạn phát triển trong
khoang cơ thể và kéo dài khoảng 10 tháng: giai đoạn phân cắt tế bào (1-2 µm); giai
đoạn phát triển nguyên sinh chất (3 - 30 µm); giai đoạn hình thành nang trứng (30 – 70
µm); giai đoạn trứng chín muồi (70 - 160 µm) và giai đoạn trứng ở ngoài môi trường
nước (>160 µm). Các tế bào sinh dục đực trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn phân cắt tế

5


bào, giai đoạn phát triển nguyên sinh chất, giai đoạn biệt hóa thành tế bào sinh dục và
cuối cùng là thành thục.
Sá sùng là loài ưa hoạt động vào ban đêm nên chúng thường sinh sản vào ban đêm
(Akesson, 1961); Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi ở các trại sản xuất giống thì sá sùng có
thể sinh sản vào ban ngày (Rice, 1975). Kết quả nghiên cứu của Peng và ctv (2012) về tập
tính sinh sản của sá sùng trong điều kiện phòng thí nghiệm thì cho rằng sức sinh sản của
sá sùng vào thời điểm ban đêm sẽ cao hơn nhiều so với thời điểm ban ngày.
Theo Guo & Li (1993), tại vùng biển của thành phố Xiamen, Trung Quốc, sá
sùng rụng trứng vào khoang cơ thể kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm và tỉ lệ
đực cái khi tham gia sinh sản là 1:1. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Lan & Yan
(2002) thì mùa vụ sinh sản của sá sùng S. nudus ở vùng biển Guangxil, Trung Quốc
diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó mùa vụ chính là tháng 5 đến tháng 8. Rice
(1976) đã nghiên cứu sự phát triển ấu trùng của các loài trong lớp Sipunculida và cho
thấy chúng đều có giai đoạn phát triển ấu trùng trải qua theo một trong bốn con đường:
(1) Dinh dưỡng noãn hoàng - phát triển trực tiếp không qua thời kỳ phù du; (2) Một
thời kỳ phù du - dinh dưỡng noãn hoàng: Trochophore; (3) Hai thời kỳ phù du – dinh

dưỡng noãn hoàng: Trochophora và Lecithotrophic Pelagosphera; (4) Hai thời kỳ phù
du – dinh dưỡng noãn hoàng và dinh dưỡng phù du: Trochophora và Planktotrophic
Pelagosphera. Loài sá sùng S. nudus có sự phát triển ấu trùng theo con đường thứ 4 với
tổng thời gian biến thái của ấu trùng kéo dài từ 1 đến 3 tháng.
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Wu (1999), thời gian phát triển của ấu
trùng sá sùng ngắn hơn nhiều và phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Theo đó, ở nhiệt độ
nước là 250C, thời gian phát triển phôi từ khi thụ tinh đến khi xuất hiện ấu trùng
Pelagosphera dao động từ 50 - 52h, nhưng nếu nhiệt độ nước trong khoảng 28 – 290C
thì thời gian phát triển phôi và ấu trùng rút ngắn lại chỉ còn 38 – 40h. Ở nhiệt độ nước
28 – 290C, giai đoạn biến thái của ấu trùng Pelagosphera kéo dài trong khoảng 13- 15
ngày để chuyển sang giai đoạn sống đáy.

6


Hình 1.1: Con đường phát triển của ấu trùng thuộc ngành Sipuncula
1.1.5 Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm
Hiện nay các nghiên cứu về sá sùng trên thế giới chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu hệ thống phân loại, đặc điểm sinh học sinh sản, trao đổi chất và thành phần sinh
hóa, trong khi đó các nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo thì còn khá hạn
chế do quy trình sản xuất giống nhân tạo sá sùng mới chỉ thành công ở quy mô thí
nghiệm (Zhang & Dai, 2011).
Theo Lan và ctv (2005), ấu trùng sá sùng đạt tỷ lệ sống trên 80% và tốc độ tăng
trưởng chiều dài từ 46 - 52 μm/ngày khi khẩu phần thức ăn gồm men bánh mì và các
loài tảo nổi như: Platymonas subcordiformis (mật độ 4000 đến 6000 tế bào/ml),
Isochrysis galbana và Chaetoceros muelleri (15000 đến 20000 tế bào/ml). Kết quả
nghiên cứu trên cũng cho thấy, tảo I. galbana và C. muelleri là thức ăn thích hợp cho
sá sùng ở giai đoạn ấu trùng trôi nổi và tảo P. subcordiformis thích hợp cho sinh
trưởng của sá sùng giai đoạn sống đáy. Ở giai đoạn trôi nổi, thời gian biến thái ấu
trùng có quan hệ mật thiết với sự thay đổi của nhiệt độ nước theo hàm Logistic, trong

đó nhiệt độ nước thích hợp cho ấu trùng sá sùng giai đoạn trôi nổi là 27,5 - 320C
nhưng khi chuyển sang giai đoạn sống đáy thì nhiệt độ nước dao động trong khoảng 30
- 340C sẽ cho tỷ lệ biến thái đạt trên 20% (Lan và ctv,2007).
7


Tại Trung Quốc, sá sùng có phân bố với trữ lượng lớn tại các tỉnh miền Nam và
tại đây cũng đã hình thành nghề nuôi thương phẩm sá sùng nhưng nguồn giống chủ
yếu là khai thác từ tự nhiên (Xiaodong và ctv, 2008). Theo Jiang và ctv (2010) khi
nuôi thương phẩm trong ao, chất đáy có ảnh hưởng quan trọng tới sinh trưởng và tỷ lệ
sống của sá sùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất đáy là cát pha lẫn mùn bã hữu cỡ
là thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của sá sùng với tỷ lệ sống lên tới
80,2%. Nghiên cứu của Zeng và ctv (2010) về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của sá sùng giai đoạn trưởng thành cho thấy, ngưỡng nhiệt độ
và độ mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của sá sùng trưởng thành dao
động trong khoảng 16 – 340C và 21 – 42‰.
Trong khi đó, Dai và ctv (2009) cho rằng sá sùng ở giai đoạn giống là loài rộng
muối và rộng nhiệt, nhưng chúng có khả năng thích nghi với ngưỡng nhiệt độ và độ
mặn thấp tốt hơn so với ngưỡng nhiệt độ và độ mặn cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
tỷ lệ sống của sá sùng ở giai đoạn giống là 60% khi độ mặn giảm đột ngột từ 20‰ tới
5‰ nhưng tỷ lệ sống là 0% nếu độ mặn tăng đột ngột từ 20‰ tới 50‰. Tuy nhiên, nếu
sự tăng hay giảm độ mặn diễn ra chậm (trong vòng 12 giờ) thì tỷ lệ sống của sá sùng
giống có thể đạt 85% ở độ mặn 5‰ và 60% ở độ mặn 50‰. Tương tự, khi nhiệt độ
giảm đột ngột từ 250C xuống còn 50C thì tỷ lệ sống của sá sùng sẽ giảm xuống còn
70% nhưng tỷ lệ sống của chúng là 0% khi nhiệt độ tăng đột ngột từ 250C lên 350C
(Dai và ctv, 2009).
Lin và ctv (2012) đã nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sá
sùng tại Xiamen, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sá sùng bố mẹ có thể
thành thục và sinh sản trong điều kiện nuôi vỗ. Trong quá trình ương giống, nhiệt độ
(28,5-30,50C) và độ mặn (26 – 32‰) được duy trì trong khoảng thích hợp thì ấu trùng

Pelagosphera trải qua 9 – 13 ngày biến thái và trở thành con giống sau khoảng 30 ngày
với kích cỡ khoảng 1 – 2,8 cm.
Liu và ctv (2012) đã theo dõi biến động của các yếu tố môi trường trong quá
trình nuôi thương phẩm sá sùng trong ao đất từ nguồn giống nhân tạo. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, điều kiện môi trường thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của sá
sùng dao động trong khoảng: nhiệt độ: 21,1 – 33,20C, độ mặn: 23 – 31‰, hàm lượng
8


DO: 4,9 – 8,8 mg/L, COD: 1,07 – 3,99 mg/L, BOD: 1,68 – 5,24 mg/L, TAN: 0,004 –
0,160 mg/L.
1.2 Tình hình nghiên cứu về sá sùng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, sá sùng phân bố rải rác ở vùng triều ven biển và đảo xa bờ thuộc
các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng
tập trung chủ yếu ở một số huyện đảo như Tiên Yên, Móng Cái, Vân Đồn (Quảng
Ninh); Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh); Vạn Ninh, Nha Trang, Cam Ranh (Khánh
Hòa) (Đỗ Văn Nhượng, 1998; Nguyễn Thị Thu Hà và ctv, 2004; Nguyễn Văn Thanh,
2010; Tôn Nữ Mỹ Nga và ctv, 2011a).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thụy Dạ Thảo và ctv (2004) khẳng định sá sùng
là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao cần được chú ý bổ sung vào khẩu phần ăn
hàng ngày nhằm nâng cao thể trọng, sức khoẻ do thịt chúng chứa 17 nguyên tố khoáng
(Al, Si, Mg, Ca, Fe, V, Mn, Ti, Ni, Cr, Cu, Pb, Zn, Na, P), 8 axit amin không thay thế
(phenylalanine, lysine, threonine, methionine, leucine, isoleusine, valine, tryptophane)
và 10 axit amin thay thế. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà và ctv
(2004) cũng cho thấy sá sùng là loài thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chúng
không những được sử dụng như loài hải đặc sản cao cấp mà còn được sử dụng như
loại dược liệu quý giá.
Theo Nguyễn Thị Thu Hà và ctv (2004) khi nghiên cứu về đặc điểm phân bố của
sá sùng loài S. nudus tại Quảng Ninh đã kết luận chúng có phân bố chủ yếu từ vùng
trung triều cho đến vùng hạ triều, sống chui rúc trong nền đáy ở độ sâu khoảng 40 cm.

Chúng thường xuất hiện ở bãi triều và bãi cát nằm phía ngoài rừng ngập mặn, nơi có
thời gian ngập nước dài (10 – 18 giờ/ngày), chất đáy chủ yếu là cát (chiếm hơn 80%)
với thành phần cấp hạt có kích thước 0,05 – 0,1 mm và hàm lượng kim loại nặng thấp.
Theo Nguyễn Quang Hùng và ctv (2005), một số đặc điểm sinh học sinh sản của
sá sùng S. nudus tại vùng biển Quảng Ninh được xác đinh như sau: mùa vụ sinh sản
chính của sá sùng là khoảng từ tháng 3 đến tháng 8, trong đó mùa vụ đẻ rộ nhất vào
khoảng tháng 6 đến tháng 7. Khối lượng cá thể sá sùng bắt gặp mang trứng dao động
từ 6,589 g đến 19,042 g. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt khoảng 113.667 trứng.
9


Sức sinh sản tương đối trung bình đạt khoảng 10.937 trứng/g. Hệ số thành thục trung
bình là 10,5%.
Tại vùng biển Cam Ranh, Khánh Hòa, loài sá sùng S. robustus có phân bố với trữ
lượng cao tại các bãi triều với chất đáy là cát (tỷ lệ 63,2 – 82,5%) và mùn bã hữu cơ
(tỷ lệ 17,5 – 36,8%) (Tôn Nữ Mỹ Nga và ctv, 2011a). Cũng theo nhóm tác giả thì đây
là loài phân tính đực cái riêng biệt, với tỷ lệ đực cái trung bình tương ứng là 0,91:1.
Sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 2.121.367 trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối
trung bình là 120.777 trứng/g cơ thể và mùa vụ sinh sản chính của chúng từ tháng 3
đến tháng 4 hàng năm với tỷ lệ thành thục sinh dục lên tới 82,5% (Tôn Nữ Mỹ Nga và
ctv, 2011b).
Những nghiên cứu đầu tiên về khả năng sản xuất giống nhân tạo sá sùng đã được
thực hiện từ năm 2009 tại Khánh Hòa. Theo đó, sá sùng S. nudus có thể thành thục và
sinh sản trong bể xi măng, tuy nhiên số lượng trứng trong các lần sinh sản ít và chưa phát
triển được tới giai đoạn ấu trùng trôi nổi (Lê Thị Nhàn và Nguyễn Văn Cảnh, 2009).
Tiếp theo đó, đề tài nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng quy trình
kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sá sùng (S. nudus) đã được triển khai thực hiện tại
Khánh Hòa và lần đầu tiên đã thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo sá sùng
tại Việt Nam. Một số kết quả chính của đề tài đạt được như sau: Tỷ lệ đực: cái trung
bình của sá sùng tại vùng biển Khánh Hòa là 0,73:1 với mùa vụ sinh sản kéo dài từ

tháng 3 đến tháng 9. Sá sùng thành thục sinh dục lần đầu khi kích thước cơ thể đạt trên
11 cm với sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt 474.451 trứng/cá thể và sức sinh sản
tương đối dao động trong khoảng 2.039 - 73.592 trứng/g cá thể (Nguyễn Minh Châu
và ctv, 2012a).
Tỷ lệ sống trung bình của sá sùng bố mẹ trong quá trình nuôi thành thục đạt
70,43 % và tỷ lệ thành thục dao động từ 52,50 - 59,50 %. Phương pháp kích thích sá
sùng bố mẹ sinh sản hiệu quả nhất là phương pháp kích thích bằng nhiệt độ (khô và
ướt). Trong giai đoạn ương nuôi ấu trùng, tảo nổi là thức ăn thích hợp nhất cho ấu
trùng giai đoạn trôi nổi; trong khi đó, thức ăn tổng hợp và tảo đáy thích hợp nhất cho
giai đoạn ấu trùng sống đáy. Mật độ ương thích hợp nhất là 200 – 600 con/L (giai đoạn
10


trôi nổi) và 200 – 250 con/m2 (giai đoạn sống đáy) trong điều kiện độ mặn 25 – 30 ‰
(Nguyễn Minh Châu và ctv, 2012b). Mặc dù, lần đầu tiên đã sản xuất thành công con
giống nhân tạo tại Khánh Hòa, nhưng các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ là những
nghiên cứu thử nghiệm ban đầu,được thực hiện ở các thể tích nhỏ, tỷ lệ ra giống không
ổn định và thấp, mới chỉ đạt khoảng 1 – 2 %. Vì vậy, hiện nay, quy trình kỹ thuật sản
xuất giống nhân tạo sá sùng vẫn chưa được nghiên cứu hoàn thiện và chưa được
chuyển giao cho người dân ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Dựa trên những thành công ban đầu khi nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo sá
sùng, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tiếp tục là đơn vị chủ trì thực hiện đề
tài nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩn sá sùng S. nudus trong
năm 2012 – 2014 (Võ Thế Dũng và ctv, 2014b).
Khi nghiên cứu nuôi thương phẩm sá sùng trong bể xi măng, Võ Thế Dũng và
ctv (2013) cho rằng sử dụng chất đáy là cát bùn (tỷ lệ 1:1) sẽ cho tỷ lệ sống của con
giống là cao nhất (77%) sau 2 tháng nuôi với chiều dài trung bình là 5,0 cm/con và
khối lượng trung bình 2,1 g/con. Trong khi đó, khẩu phần thức ăn tốt nhất cho sá sùng
trong giai đoạn này là hỗn hợp gồm thức ăn chế biến (cá tạp, bột cá, bột đậu nành và
cám gạo) kết hợp với tảo tươi (Chaetoceros sp., Platymonas sp., Navicula sp. và

Nitchia sp.) sẽ cho sinh trưởng chiều dài và tỷ lệ sống của sá sùng là cao nhất (tương
ứng 5,0 cm và 76%) (Võ Thế Dũng và ctv, 2013).
Theo Võ Thế Dũng và ctv (2014a) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của sá sùng nuôi thương phẩm trong bể xi măng thì ở mật độ
ương 50 con/m2 sau 60 ngày nuôi sẽ cho tốc độ tăng trưởng về chiều dài (0,057
cm/ngày) và tỷ lệ sống (75,8%) của sá sùng là cao nhất. Tuy nhiên, kết quả này không
có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với sinh trưởng và tỷ lệ sống của sá sùng khi
nuôi ở mật độ 100 con/m2 (tương ứng 0,055 cm/ngày và 75,3%). Do đó, để đảm bảo
hiệu quả kinh tế cao nhất, nhóm tác giả đã đề nghị sử dụng mật độ 100 con/m2 để nuôi
thương phẩm sá sùng trong bể xi măng (Võ Thế Dũng và ctv, 2014).
Cũng ở giai đoạn nuôi thương phẩm nhưng khi nuôi trong ao dùng chất đáy là cát
bùn với tỷ lệ 1:1 sẽ cho sinh trưởng (5,04 cm) và tỷ lệ sống (76%) của sá sùng cao hơn
11


so với sử dụng chất đáy hoàn toàn là cát hoặc bùn. Sau 5 tháng nuôi, sử dụng thức ăn
là hỗn hợp tảo nổi kết hợp với thức ăn chế biến ở mật độ nuôi 50 con/m2 sẽ cho kết
quả tốt nhất về sinh trưởng và tỷ lệ sống của sá sùng (Võ Thế Dũng và ctv, 2014b).
Theo Võ Thế Dũng và ctv (2015), kích cỡ giống có ảnh hưởng tới tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống của sá sùng giống khi nuôi thương phẩm trong bể xi măng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, với kích cỡ giống trung bình khi thả là 2 cm sẽ cho tỷ lệ sống
(79,5%) cao hơn so với cỡ giống 1 cm (tỷ lệ sống 69,6%). Tương tự, sinh trưởng về
chiều dài và khối lượng của sá sùng giống cỡ 2 cm (5,94 cm và 2,93 g) cũng cao hơn
so với cỡ giống 1 cm (5,34 cm và 2,32 g).

12


2


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Tên khoa học: Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767).
- Tên tiếng Việt: sá sùng.
- Tên tiếng Anh: Peanut worm.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2014.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản III.

Hình 2.1: Sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767)
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thành thục sá sùng bố mẹ.
-Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sá sùng bố mẹ sinh sản.
- Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng sá sùng giai đoạn trôi nổi và sống đáy.

13


Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sá sùng (Sipunculus nudus, 1767)
tại Khánh Hòa

Kỹ
thuật
nuôi
thành
thục sá
sùng bố
mẹ


Kỹ thuật kích
thích sinh sản

Kích
thích
bằng
nhiệt
đáy

Kích
thích
bằng
nhiệt
khô

Kỹ thuật ương
nuôi ấu trùng trôi
nổi và sống đáy

Kích
thích
bằng
nhiệt
ướt

Ảnh
hưởng
của
thức

ăn

Ảnh
hưởng
của
mật
độ

Kết luận và kiến nghị

Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Kỹ thuật nuôi thành thục sá sùng bố mẹ
Nguồn sá sùng bố mẹ được tuyển chọn và thu mua trực tiếp từ người dân khai
thác ngoài tự nhiên tại huyện Vạn Ninh và thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Theo Nguyễn Minh Châu và ctv (2012), sá sùng được tuyển chọn làm nguồn bố mẹ để
sinh sản phải đảm bảo các tiêu chí sau: chiều dài trung bình 12 - 18 cm, khối lượng 10
- 16 g/con, không dị hình, dị dạng và hoàn toàn khỏe mạnh. Sá sùng được vận chuyển
về địa điểm nghiên cứu bằng phương pháp vận chuyển ướt. Sử dụng thùng xốp có bổ
sung đáy là bùn cát và cấp nước biển lọc sạch để vận chuyển sá sùng. Phương pháp
vận chuyển bằng ô tô và dùng đá lạnh để hạ nhiệt độ của thùng xốp xuống khoảng 24-

14


×