Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

KY NANG TU NHAN THUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.05 KB, 14 trang )

Kỹ năng tự nhận thức giá
trị của bản thân
“Hiểu người là thông minh;
Hiểu mình là sáng suốt thực sự.
Thắng được người là có sức
mạnh;
Thắng được mình mới là có
quyền năng thực sự”.
Lão Tử


Câu hỏi tự nhận thức


1. Kỹ năng tự nhận thức
• Tự nhận thức bản thân là nhận biết nhân cách
của bản thân, các điểm mạnh, điểm yếu, những
giá trị của mình, những điều mình ưa thích,
những điều mình không thích.
• Biết về bản thân mình có nghĩa là biết: Điều gì
mình muốn, điểm mạnh, điểm yếu, những động
cơ thúc đẩy bản thân hành động và khiến bản
thân vui vẻ, muốn thay đổi bản thân, những
thành quả mong đợi, các niềm tin, giá trị bản
thân…


2. Tầm quan trọng của kỹ năng tự
nhận thức đối với HS
• Nếu mỗi cá nhân càng hiểu về bản thân
mình tốt, cá nhân đó có thể chấp nhận


hoặc thay đổi bản thân mình. Chỉ khi nhận
thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân mới
nhận ra được điều gì chưa phù hợp để
hướng đến thay đổi, thích ứng. Mình luôn
trả lời cho các câu hỏi: Mình là ai? Mình
đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình sẽ đi
đến đâu?


• Tự nhận biết về bản thân mình không có nghĩa
là ích kỉ. Tự nhận thức cũng cho phép mình hiểu
về người khác, cách họ cảm nhận về bản thân
mình cũng như thái độ và phản hồi tích cực của
mình. Sự tự nhận thức là cơ sở- nền tảng- hỗ
trợ tất cả các năng lực tư duy cảm xúc. Tự nhận
thức có trước, vì nếu không hiểu bản thân thì
không thể biết và hiểu cảm xúc của người khác,
giúp ta vui lòng “cho” chứ không phải đơn thuần
chỉ có “nhận”, giúp ta có quan hệ bền vững và tự
tin hơn


• Ở tuổi đầu thanh niên, tự nhận thức về
bản thân có ý nghĩa quan trọng không
kém giai đoạn trước. HS tuổi đầu thanh
niên có những xáo trộn thay đổi về tâm lý
và cơ thể để chuẩn bị bước sang tuổi
trưởng thành. Vì vậy tự nhận thức giúp
các em hiểu bản chất con người mình, xác
định mục tiêu của cuộc đời cho phù hợp,

nuôi dưỡng động lực bền vững cho hoạt
động của các em


3. Những câu hỏi giúp tự nhận thức
bản thân
• Để hiểu đúng về mình, chúng ta cần trung
thực với bản thân và thực sự can đảm đối
diện với sự thực ấy
• Khi HS biết mình là ai, ntn, chúng sẽ có
mong muốn thay đổi và tiến bộ, đối mặt
với bản thân.
• Trong QTr khám phá bản thân không nên
nghĩ mình cao hơn khả năng của mình
( không tự cao, tự đại), không ngụy biện…


Để hiểu về mình cần trả lời các câu
hỏi sau:
• a. Về mặt xã hội:
• Mình muốn chơi với kiểu người như thế nào( thông
minh, vui vẻ, trầm tính hài hước, lạc quan, khách quan,
hiền lành, dễ tính, ngăn nắp…)?
• Những người bạn xung quanh mình có những tính cách
đó không?
• Vì sao mình lại thích các đặc điểm đó ở mọi người?
• Mình tìm chơi với người giống mình hay khác mình? Vì
sao?
• Mình có Bạn thân? Mối quan hệ với các bạn thân này
như thế nào( nói chuyện,chia sẻ, cùng làm việc gì đó,

chơi điện tử..
• Bạn bè nghĩ về mình ntn?


b. Về cảm xúc
• Kể ra 3 tình huống hoặc những lần mà mình cảm thấy
hạnh phúc nhất? Điều gì lúc đó khiến mình hạnh phúc?
• Điều gì trong cuộc sống hiện tại khiến mình sợ nhất? Vì
sao sợ?
• Khi nào mình cảm thấy tức giận nhất hoặc khó chịu
nhất? Yếu tố nào khiến mình tức giận như vậy
• Quan niệm của mình về tình yêu và hạnh phúc?
• Mình có thể kiếm soát được cảm xúc của mình hay
không? Có thì lúc nào và như thế nào? Không thì trong
trường hợp như thế nào?
• Các cảm xúc nào mình muốn trải nghiệm hầu hết thời
gian?


c. Về cá nhân
• Phẩm chất nào của bản thân mà mình tự hào nhất?
• Năng lực, kỹ năng nào của bản thân mà mình tự hào
nhất?
• Từ lúc bé đến giờ, liệt kê 10 sự kiện có ý nghĩa đặc biệt
với bản thân? Vì sao nó đặc biệt?
• Những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
• Những điều mình mong muốn nhất? Vì sao mong
muốn?
• Nhớ lại những lúc mình cảm thấy mất tự tin, chán bản
thân, rồi lại thấy tự tin trở lại? Điều gì giúp mình thay đổi

cảm xúc về bản thân?


d. Về định hướng nghề nghiệp
• Mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì?
• Quan niệm của mình về thành công trong cuộc
sống là gì?
• Tiền bạc có ý nghĩa như thế nào đối với bản
thân?
• Hoạt động nào mình thích chơi nhất lúc nhỏ
• Mình thích công việc nào? ( Thương mại, nghiên
cứu, nông dân, công nhân, dịch vụ, nghệ thuật,
kỹ sư…


4. Những điều cần lưu ý:
• HS tiếp xúc với thầy cô, bạn bè hằng ngày nên
tấm gương của thầy cô, bạn bè đối với từng học
sinh là vô cùng quan trọng trong việc hình thành
năng lực tự nhận biết bản thân của các em.
• Trước hết, để mỗi HS tự hiểu tốt về bản thân
mình thầy cô cần có những cách ứng sử hợp lý
trong cuộc sống hàng ngày.
“ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho HS noi
theo”


Một số gợi ý cho thầy cô về cách
thức nuôi dưỡng sự tự nhận thức
• Cởi mở chia sẻ với các em những suy nghĩ, trải nghiệm

của mình trong tình huống các em có thể hiểu hoặc phù
hợp với lứa tuổi, trong cuộc sống các em học được rất
nhiều từ cách ứng xử, hành vi của cha mẹ, thầy cô.
• Chấp nhận trải nghiệm của cá nhân như nó vốn có,
không phê phán, điều chỉnh.
• Khen ngợi, khuyến khích các em khi chúng hoàn thành
một việc gì đó.
• Khuyến khích và tạo điều kiện cho các em tham dự vào
các hoạt động khiến các em thấy tự tin và muốn bộc lộ
năng lực, phẩm chất của bản thân.
• Thầy cô rèn thêm kỹ năng tự nhận thức bản thân để
thành thói quen.


Các cách thức để nâng cao khả
năng tự nhận thức




Dành 1 -2 phút mỗi ngày để suy nghĩ về các trải nghiệm của mình, bao
gồm: cảm giác cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn
Bất cứ khi nào thấy buồn hoặc rối bời, đối diện với tình huống căng thẳng,
hãy đánh giá nhanh phổ trải nghiệm của mình như trên bằng cách ghi lại
những hành vi và cảm xúc của mình.
Tự đánh giá bản thân một cách trung thực về những điều thầm kín trong
nội tâm, những điều mình cố lờ đi, chối bỏ, đè nén, không thừa nhận hoặc
gạt sang một bên. Nên nhớ rằng càng không chấp nhận các cảm xúc, trải
nghiệm của mình, các cảm xúc đó càng lưu tồn. Cách nhanh nhất để giúp
chúng ta giải quyết, vượt qua những trải nghiệm đau buồn khó khăn là cởi

mở, bộc lộ, phơi bày chúng, tích hợp rèn luyện kỹ năng này hàng ngày
trong hoạt động nào đó mà bạn có thể coi là có hiệu quả như: Thiền, Yoga,
vẽ, hát, múa, TDTT, thư gián, nấu ăn… Tận tâm vào công việc..

• Kết luận: Một điểm quan trọng của tự nhận thức bản
thân còn là nhận biết sự đánh giá, nhìn nhận của mọi
người về mình



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×