Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đặc điểm của thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.59 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM THƠ NỮ THẾ HỆ CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM THƠ NỮ THẾ HỆ CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC

Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 62 22 32 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đoàn Đức Phương

Hà Nội - 2015


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chiến tranh là mảng đề tài lớn chiếm vị trí quan trọng trong nền thơ ca hiện đại
Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, gian khổ nhưng vô cùng
oanh liệt, hào hùng là nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao thế hệ nhà thơ. Hình ảnh
cuộc chiến đã đi vào trang thơ của những nhà thơ “vừa làm thơ vừa đánh giặc” như Lưu
Quang Vũ, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy... Cùng
thời, các nhà thơ nữ: Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi,
Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây, Trần Thị Thắng... cũng cất lên tiếng thơ từ hậu
phương góp phần tạo nên hào khí của thời đại anh hùng. Trong số đó ba nhà thơ nữ Xuân
Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn cùng xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với
những phong cách riêng, tiêu biểu và độc đáo, góp phần làm phong phú nền thi ca hiện
đại Việt Nam.
1.2. Mỗi nhà thơ đều có phong cách biểu hiện riêng nhưng xuyên suốt như một sợi
chỉ đỏ làm gắn kết giữa ba hồn thơ tiêu biểu ấy là tiếng nói sẻ chia với những con người
kháng chiến, là tấm lòng canh cánh của hậu phương hướng ra mặt trận. Bao nhiêu tình
yêu, tình đồng đội, tình thân, nỗi niềm suy tư, day dứt, trăn trở về lẽ sống và hạnh phúc
riêng tư các chị gửi trọn trong thơ. Qua những sáng tác của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ
Dạ và Phan Thị Thanh Nhàn chúng ta thấy hiện lên chân dung ba nhà thơ nữ giản dị, giàu
nữ tính, nhân hậu và thuần khiết, sáng tạo và trẻ trung lấp lánh tình đời, tình người và lẽ
sống. Những trang thơ của các chị góp phần làm sống lại những năm tháng gian khổ và
hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta. Tình yêu quê
hương, đất nước, con người và triết lý nhân sinh được các chị chắt lọc từ cuộc sống dung
dị đời thường thành thơ sâu lắng và hấp dẫn người đọc bởi sự tinh tế, giản dị.
1.3. Tìm hiểu thơ chống Mỹ với những sáng tác của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ,
Phan Thị Thanh Nhàn là vấn đề mang tính thời sự trong hoạt động nghiên cứu, lí luận
phê bình nói chung và trong hoạt động học tập của các sinh viên, học sinh nói riêng. Vấn


đề giới tính của chủ thể sáng tạo cũng là những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên cá
tính sáng tạo và chân dung người nghệ sĩ. Khi những điều đó được kiến giải qua sáng

tác chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp độc đáo của tâm hồn các nhà thơ nữ Việt Nam, từ chiến tranh
sang thời hậu chiến. Đây cũng là những dấu ấn rõ nét của lịch sử thơ ca Việt Nam hiện
đại về một thời đại anh hùng của dân tộc, trong đó có những đóng góp quan trọng của các
nhà thơ nữ Việt Nam. Vì thế chúng tôi lựa chọn Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu
nước (qua sáng tác thơ của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn) làm đề
tài nghiên cứu.
2. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu này, luận án của chúng tôi tập `trung khảo sát các đặc
điểm về nội dung và hình thức của thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước qua các sáng tác của
các cây bút tiêu biểu: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn.
2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Xuân Quỳnh , Lâm Thị Mỹ Dạ , Phan Thị Thanh Nhàn đều là các tác giả

trưởng

thành trong kháng chiến chống Mỹ . Hành trình thơ của cá c chị tiếp tục kéo dài sang thời
kỳ hậu chiến . Nghiên cứu thơ của các chị là nghiên cứu trong cả tiến tr ình đó (từ chiến
tranh sang hòa bình) để thấy được sự phát triển về phong cách , những nỗ lực làm mới
mình để tiến kịp thời đại của mỗi tác giả trư ớc những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống
nghệ thuật.
Với định hướng, mục đích chung như vậy, luận án đặt ra nhiệm vụ cụ thể đối với
từng phần và từng chương. Chương tổng quan tình hình nghiên cứu cung cấp một bức
tranh khái quát những nghiên cứu về thơ chống Mỹ nói chung, thơ nữ thế hệ chống Mỹ
cứu nước và những nghiên cứu cụ thể về Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh
Nhàn, đồng thời đặt nghiên cứu về các nhà thơ nữ này trong tình hình nghiên cứu phê
bình nữ quyền ở Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra với chương 2 là phác họa những hình dung
về thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam hiện



đại. Chương 3 của luận án cần làm rõ cảm hứng chủ đạo của thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu
nước và những đặc điểm riêng có của cái tôi trữ tình gắn liền với chủ thể sáng tạo là các
nhà thơ nữ. Chương 4 khai thác những nét đặc sắc nghệ thuật của thơ nữ thời kì chống
Mỹ, gắn những đặc sắc nghệ thuật đó với lối viết nữ, cảm quan của các nhà thơ nữ.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án của chúng tôi tập trung làm rõ đặc điểm thơ nữ về nội dung và đặc sắc
nghệ thuật, thể hiện tiêu biểu qua các sáng tác của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ,
Phan Thị Thanh Nhàn ở thời kỳ kháng chiến chốn g Mỹ bư ớc sang thời kỳ hậu chiến .
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi liên hệ đến sáng tác của các nhà thơ nữ Việt
Nam ở các giai đoạn trước để làm nổi rõ trọng tâm nghiên cứu.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận về cá tính sáng tạo, đặc điểm giới tính của chủ thể và sự phát
triển phong cách của người nghệ sĩ nói chung, chúng tôi soi chiếu vào thành tựu sáng tác của
các nhà thơ nữ từ thời kì chiến tranh bước sang thời hậu chiến để thấy được thành công của
mỗi cây bút trưởng thành trong đời sống và nghệ thuật. Luận án của chúng tôi có sự phối hợp
đồng bộ nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống, phương pháp loại hì nh,
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận thi pháp học
kết hợp với đối chiếu, thống kê, phân loại để làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
4. Đóng góp của luận án
Đây là công trình đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm sáng tạo nghệ thuật của ba nhà thơ
nữ Việt nam tiêu biểu từ thế hệ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thời hậu chiến nằm
trong chỉnh thể hệ thống thơ ca Việt Nam giai đoạn từ chống Mỹ cứu nước bước sang hậu
chiến. Trên nền thơ chống Mĩ, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ những nét đặc sắc riêng về sở
trường sáng tạo và phong cách của các nhà thơ nữ Việt Nam tiêu biểu.
Luận án đồng thời đưa ra cái nhìn bao quát về thành tựu của các nhà thơ nữ thế
hệ kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả hai phương diện nội dung phản ánh và các


hình thức thể hiện. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp thêm tiếng nói
trong việc nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về giai đoạn văn học kháng chiến

chống Mĩ cứu nước nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 nói
chung.
5. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Thơ ca Việt Nam 1955-1975 và sự xuất hiện của các nhà thơ nữ thế hệ
chống Mỹ cứu nước.
Chương 3: Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ nữ thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
Chương 4: Đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của thơ nữ thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.


Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan những nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Mỹ
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi qua với bao dư âm để lại trong cả lịch sử
dân tộc và lịch sử văn học. Những vần thơ ra đời trong thời đại máu lửa, hào hùng ấy đã và
đang trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình mang tính quy mô. Thơ chống Mỹ
cứu nước được trình bày trong các cuốn sách, các công trình mang tính tổng kết một chặng
đường, một giai đoạn lịch sử văn học, chẳng hạn như: Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995:
nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình (Vũ Tuấn Anh), Văn học Việt Nam
chống Mỹ cứu nước (Hoàng Trung Thông, Vũ Tuấn Anh, Phong Lê biên soạn), Văn học Việt
Nam thế kỉ XX (Phan Cự Đệ); trong các giáo trình Văn học Việt Nam 1945-1975
(ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, ĐHSPHN), Tư duy thơ hiện đại Việt Nam (Nguyễn Bá
Thành) của các trường đại học; trong các sách chuyên khảo như Giọng điệu thơ trữ tình
(Nguyễn Đăng Điệp), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (Hà Minh Đức), Thơ –
hình thành và tiếp nhận (Mã Giang Lân); Mấy ghi nhận về thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ

chống Mỹ. Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo (Trần Đăng Suyền) và trong rất
nhiều bài báo nhận diện một hoặc một vài đặc điểm của Thơ chống Mỹ như: Thơ chống Mỹ
– thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật (Nguyễn Đăng Điệp), Giọng điệu thơ chống Mỹ
(Nguyễn Bá Long)... Thơ chống Mỹ còn là đối tượng nghiên cứu trong nhiều luận văn Thạc
sĩ và luận án Tiến sĩ trong suốt thời gian qua…
Nhìn lại một chặng đường thơ đã qua, các nhà nghiên cứu đã đánh giá vai trò và vị
trí quan trọng của thơ chống Mỹ cứu nước trong lịch sử văn học dân tộc. Vũ Tuấn Anh
trong Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995: Nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi
trữ tình khẳng định rằng thơ chống Mỹ là tiếng nói cổ vũ, truyền tải âm hưởng hào hùng
của một thời đại, là tiếng kèn xung trận. Đồng thời thơ chống Mỹ cũng nói lên tâm tình,
suy tư riêng của những con người sống trong bão táp của chiến tranh, những cảm nhận rất


tinh tế khi “giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ”. Do đó, Hoàng Kim Ngọc hay Mai
Hương đều coi thơ chống Mỹ cứu nước là hiện tượng “độc đáo một đi không trở lại”. Mã
Giang Lân cho rằng “thơ chống Mỹ cứu nước cũng chỉ là một mảng trong nền thơ chung
nhưng lại là mảng tiêu biểu nhất, quan trọng nhất” [60; tr.35].
Bên cạnh cách nhìn khái quát về vai trò của thơ chống Mỹ cứu nước trong tiến trình
vận động của lịch sử văn học dân tộc, các nhà nghiên cứu còn đề cập tới từng phong
cách, khám phá những nét riêng của mỗi nhà thơ để thấy được sự đa dạng trong thống
nhất của thơ chống Mỹ cứu nước. Tác giả Trần Đăng Suyền khẳng định: Mỗi nhà thơ trẻ
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là “một cây bút tiêu biểu có bản sắc và giọng điệu
riêng”. Chính vì vậy Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm trở
thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ.
Hầu hết các công trình, bài báo đều thống nhất nhận định: Phạm Tiến Duật tài hoa, hóm
hỉnh; thơ Nguyễn Khoa Điềm suy tư, triết lí; Hữu Thỉnh tinh tế và đầy trăn trở…
Rất nhiều đặc điểm của thơ chống Mỹ cứu nước được nêu ra trong các công trình và
bài nghiên cứu, song các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi xác định một điểm “mấu
chốt”, “chìa khóa” quan trọng, “đầu mối” để đi tìm những đặc điểm trên cả phương diện
nội dung và hình thức biểu hiện đó chính là cảm hứng sử thi. Cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước được coi như một mảnh đất để sử thi phát triển và kéo theo đó tính chất sử
thi xâm nhập vào mọi loại hình nghệ thuật. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong Thơ chống
Mỹ - thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật, Lê Thị Bích Hồng trong bài viết Về thế hệ nhà
thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và Nguyễn Bá Long trong
Giọng điệu trong thơ chống Mỹ đều cho rằng cảm hứng sử thi là cảm hứng chính của thơ
ca chống Mỹ cứu nước. Cảm hứng sử thi được thể hiện rõ nhất thông qua sự xuất hiện
của cái tôi sử thi. Đó chính là “cái tôi trữ tình công dân phát triển đến đỉnh cao” [43; tr.
] (Lê Thị Bích Hồng), “giữa cái tôi và cái ta chung có sự thống nhất gắn bó, các nhà thơ
ý thức rằng phát ngôn của mình chính là phát ngôn mang tính đại diện – đại diện cho tư
tưởng của thời đại, cho khát vọng của một dân tộc để tên của Tổ quốc vang xa ngoài bờ
cõi” [28; tr. ] (Nguyễn Đăng Điệp) và “những cái gì thuộc về cá nhân dường như quá


“nhỏ bé” thường ít được đề cập trong thơ”. Theo Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long,
cái tôi của thơ chống Mỹ còn là “cái tôi thế hệ” - một thế hệ tôi luyện trong chiến tranh,
sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân, tình yêu, chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Hiện thực
chính được miêu tả trong thơ kháng chiến chống Mỹ theo đó chính là hình ảnh của Tổ
quốc trong những năm kháng chiến hào hùng và vĩ đại, một đất nước bi tráng. Nguyễn Bá
Thành nhận xét cách phản ánh hiện thực, sự hình thành của cái tôi hướng nhiều đến và
hòa lẫn với cái ta là biểu hiện của “tư duy hướng ngoại trực tiếp” và cho rằng: “Hình
tượng thơ nảy sinh từ sự tác động trực tiếp của những màu sắc và âm thanh của cuộc
sống. Sự vận động của hình ảnh là sự vận động của lịch sử” [112; tr. 219]. Nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX khái quát: “Đề tài Tổ quốc là đề tài
bao quát, trung tâm của thơ chống Mỹ cứu nước. Cảm xúc chân thành nồng cháy và suy
nghĩ chín chắn, các nhà thơ biểu hiện như là sự nhận thức lại Tổ quốc mình một cách sâu
sắc, đầy đủ về nhiều mặt. Từ đấy hiện lên một hình tượng Tổ quốc Việt Nam có bề dày
lịch sử và chiều cao hiện tại, có truyền thống vinh quang và sự tích anh hùng cách mạng”
[19; tr.475]. Điều quan trọng, viết về cuộc kháng chiến, về Tổ quốc với cảm hứng sử thi,
các nhà thơ chống Mỹ đã truyền đến cho người đọc “luồng điện” cảm xúc mãnh liệt, chân
thật, mang hào khí của thế hệ và thời đại từ chính những trải nghiệm, cảm xúc thực của

mình. Vì thế cảm xúc, cảm hứng sử thi, hình tượng cuộc kháng chiến, đất nước, thời đại
đó vừa lớn lao nhưng cũng rất gần gũi và có sức lay động. Nguyễn Đăng Điệp đã lí giải
điều đó rất thuyết phục bằng nhận định “các nhà thơ đã dám sống đến cùng với số phận
của đất nước và nhân dân” [29; tr. 1].
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện thực đời sống được các nhà thơ
chống Mỹ đề cập đến ở nhiều phương diện khác nhau. Theo Nguyễn Đăng Điệp “việc mở
rộng biên độ để có thể tiếp xúc được với nhiều chiều kích khác nhau của đời sống cũng là
một nỗ lực đáng trân trọng của thơ ca thời chống Mỹ” [29; tr. 1]. Nguyễn Đăng Điệp cũng
nhấn mạnh hiện thực đưa vào thơ cần được tinh lọc, “đó không chỉ là thứ hiện thực được
nhìn thấy mà còn là thứ hiện thực cảm thấy”. Do vậy thơ chống Mỹ cứu nước, theo nhà
nghiên cứu, ngoài những vần thơ rất tinh tế, nhuần nhuyễn vẫn có những bài hơi sa đà vào


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Kim Anh (2004), “Hình như mình vẫn cô đơn”, Tin tức (30/8), tr.1-2.

2.

Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995: Nhìn từ phương diện sự
vận động của cái tôi trữ tình, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3.

Arnauđôp, M. (1978), Tâm lí học sáng tạo văn học, NXB văn học, Hà Nội.

4.

Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.


5.

Aristote, Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca – Văn tâm điêu long, NXB Văn học ,
Hà Nội.

6.

Lại Nguyên Ân

(1988), “Nghĩ về Xuân Quỳnh

, con người và nhà thơ”

,

.
7.

Hạnh Bằng (2004), “Hương thầm xóm đê”, Tạp chí Ngày nay (12), tr.5.

8.

Ngô Vĩnh Bình, Phạm Xuân Nguyên, Ngô Thảo (biên soạn) (1995), Chiến trường
sống và viết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

9.Trần Hoà Bình (1988), Một cách lí giải cách sống dân tộc từ phía truyền thống (đọc
truyện cổ nước mình) – Anh Thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị
Thanh Nhàn, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
10. Huy Cận (2011), Hồi ký song đôi – Tình bạn trong sáng, NXB Hội Nhà văn, Hà

Nội.
11. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Minh Châu (1973), “Người trẻ viết giữa cánh r ừng già”, Văn nghệ quân đội
(7), tr.115-119
13. Nguyễn Văn Dân (1998), Lí luận văn học so sánh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.


14. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
15. Hồng Diệu (1984), Nét riêng của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Nhân đọc trái tim sinh nở và
Bài thơ không năm tháng), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
16. Phạm Tiến Duật (1995), “Nửa thế kỉ thơ Việ t Nam (1945 – 1975) – Sự bừng tỉ nh
của cảm hứng dân tộc”, Văn nghệ (45), tr.3.
17. Phạm Tiến Duật (2003), Vừa làm vừa nghĩ, NXB Văn học, Hà Nội.
18. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
19. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), T. I, NXB Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
20. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX,, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng t ạo thơ ca, NXB Văn học, Hà
Nội.
22. Hà Minh Đức (1977), Thời gian và trang sách, NXB Văn học Hà Nội.
23. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại , NXB Giáo
dục, Hà Nội.
24. Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Hà Nội, Hà Nội.
25. Hà Minh Đức (chủ biên)(1999), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Hà Minh Đức (2000), Đi tìm chân lý nghệ thuật, NXB Văn hoá, Hà Nội.
27. Hà Minh Đức (2004), Tuyển tập T.1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Đăng Điệp (1994), “Giọng điệu thơ trữ tì nh” , Tạp chí Văn học (1), tr.812.



29. Nguyễn Đăng Điệp ( 2015), “Thơ chống Mĩ – thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật”,

30. Phạm Văn Đồng (1973), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ,
NXB Văn học, Hà Nội.
31. Gulaiep, N.A. (1995), Lí luận văn học,NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp,
Hà Nội.
32. Nam Hà, Dương Duy Ngữ, Nguyễn Thị Như Trang (tuyển chọn) (1998), Nhà văn
Quân đội (Kỷ yếu và tác phẩm), NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
33. Ngân Hà (Tuyển chọn và biên soạn) (2001), Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình,
NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
34. Hồ Thế Hà (1993), Hái tuổi của một hồn thơ đầy tay. Sức bền của thơ, NXB Hội
Nhà văn, Hà Nội.
35. Hồ Thế Hà (1993), Những rung cảm mới trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Thức cùng
trang văn, 11 nhà văn đương đại Huế, NXB Thuận Hoá, Huế.
36. Hồ Thế Hà (2003), “Khuynh hướng hiện đại trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ”, Tạp chí
văn học (3), tr.59-64.
37. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (2006), Từ điển thuật ngữ văn học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học-mấy vấn đề và suy
nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
39. Heghen, G.V.F. (1999), Mĩ học,NXB Văn học, Hà Nội.
40. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
41. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.


42. Nguyễn Trọng Hoàn (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường: Xuân Quỳnh,
Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Lê Thị Bích Hồng, “Về thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước”, />44. Sóng Hồng (1973), “Gửi một nhà thơ trẻ”, Tạp chí Văn học (1), tr.10.

45. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
46. Bùi Công Hùng (1985), “Những đặc trưng cơ bản của thơ Việt Nam hiện đại 19451975”, Tạp chí Văn học (1), tr.105
47. Bùi Công Hùng (1986), “Vài nét về ngôn ngữ thơ”, Tạp chí Văn học (2), tr.2736.
48. Bùi Công Hùng (1986), “Bàn thêm về tứ thơ”, Tạp chí Văn học (1), tr.8 –12.
49. Bùi Công Hùng (1995), Quá trình sáng tạo thơ ca, NXB Giáo dục, Hà Nội.
50. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
51.Mai Hương (1981), “Nghĩ về những đóng góp của đội ngũ thơ trẻ trong thơ chống
Mỹ”, Tạp chí Văn học (1), tr.92-98.
52. Mai Hương (2001), “Thơ Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh cách mạng”, Tạp chí
Văn học (06), tr. 43– 54.
53. Chính Hữu (tuyển chọn) (1985), Thơ Việt Nam 1945- 1985, NXB Văn học, Hà Nội.
54. Lê Đình Kỵ (1969), Đường vào thơ, NXB Văn học, Hà Nội.
55. Khrapchenco, M.B (1987), Cá tính sáng tạo và sự phát triển của văn học, NXB Tác
phẩm mới, Hà Nội.


56. Đỗ Trung Lai (1986), “Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật”, Tạp chí Văn học
(4), tr.146-151
57. Mã Giang Lân (1983), “Suy nghĩ thêm về tứ thơ”, Tạp chí Văn học (6), tr. 96– 106.
58. Mã Giang Lân (1992), Thơ - những cuộc đời, NXB Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
59. Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, NXB Thanh niên, Hà Nội.
60. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
61. Mã Giang Lân (2003), “Nhận xét ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn
học (3), tr.11-18.
62. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
63. Phạm Gia Lâm (1995), “Tiểu thuyết chiến tranh Nga- Xô Viết hiện đại: những vấn
đề thi pháp của thể loại”, Tạp chí Văn học (11), tr.37 – 40.
64. Phong Lê, Vũ Đức Phú, Vũ Quần Phương,.. (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
65. Nguyễn Bá Long (2013), “Giọng điệu thơ chống Mỹ”, />66. Nguyễn Văn Long (1973), “Hướng đi của một số nhà thơ trẻ”, Văn nghệ (539), tr.5.
67. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau năm 1975- Những
vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội.
68. Vân Long (2001), Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
69. Phương Lựu (chủ biên) (1996), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
70. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học T.1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
71. Lotman, Yu. (2004). Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


72. Thiếu Mai (1982), “Đường Trường Sơn- Đường thơ Phạm Tiến Duật”, Văn nghệ (6),
tr. 12-14.
73. Thiếu Mai (1983), “Thơ Xuân Quỳnh”, Tạp chí Văn học (1), tr.132-140.
74. Thiếu Mai (1985), “Một nét thơ đáng yêu”, Tạp chí Văn học (01), tr. 12-14.
75. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Văn học, Hà
Nội.
76. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
77. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2002), Lịch sử văn học Việt Nam T.3, NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
78. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng (1967), Thanh niên trong sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước, NXB Thanh niên, Hà Nội.
79. Hồ Chí Minh (1971), Về công tác văn hóa văn nghệ, NXB Sự thật, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh (1981), Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB Văn học, Hà
Nội.
81. Ngô Minh (2000), “Lâm Thị Mĩ Dạ - Trái tim sinh nở”, Báo Văn nghệ (53), tr.15.
82. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ, tìm hiểu và thưởng thức, NXB Tác phẩm mới, Hà
Nội.
83. Chu Nga (1973), “Xuân Quỳnh một chồi thơ sắc biếc”, Tạp chí Văn học (01), tr.8790
84. Hoàng Kim Ngọc (1998), Những đóng góp của thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống

Mỹ cứu nước, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
85. Bàng Sỹ Nguyên (1973), “Thơ của đời sống”, Tạp chí Văn học (1), tr.9 – 10.


86. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
87. Lã Nguyên (1995), “Diện mạo văn học Việt Nam 1945-1975 nhìn từ góc độ thi
pháp thể loại”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (9), tr.97-100.
88. Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn) (1996), Xuân Diệu thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội.
89. Vương Trí Nhàn (2001), Những kiếp hoa dại, NXB Văn nghệ TP.HCM.
90. Hữu Nhuận (biên soạn) (1987), Xuân Diệu - Con người và tác phẩm, NXB Tác
phẩm mới, Hà Nội.
91. Lê Lưu Oanh (1999), Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
92. Phạm Phú Phong(2001), Nhà văn Việt Nam thế ký XX
, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
93. Ngô Văn Phú, Phong Vũ, Phan Hách (biên soạn) (2000), Nhà văn Việt Nam thế kỷ
XX T.3, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
94. Hồ Phương (1994), “Những nhà văn mặc áo lính”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (12),
tr.1-5.
95. Vũ Quần Phương (1973), “Đọc thơ của mấy cây bút trẻ mới xuất hiện gần đây”,
Tạp chí Văn học (4), tr. 15– 20.
96. Vũ Quần Phương (1979), “Một đóng góp của thơ quân đội vào nền thơ Việt Nam.
Sự đổi mới thi liệu, xu hướng tiếp cận đời sống”, Tạp chí Văn học (6), tr.12-19.
97. Vũ Quần Phương (1998), Thơ với lời bình, NXB Giáo dục, Hà Nội.
98. Pospelop, G.N. (2004), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học Xã hội Hà
Nội.


99. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn) (1998), Bằng Việt, Vũ Cao, Phạm Tiến Duật, Nguyễn

Duy, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
100. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn) (1998), Anh Thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vân Đài…, NXB
Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
101. Xuân Sách (1970), “Thơ bộ đội 1965-1969”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (6), tr.118121.
102. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
103. Trần Đình Sử (1994), “Về bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam và con đường
của thơ”, Tạp chí Văn học (11), tr. 17-19.
104. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

105. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, NXB Văn học, Hà Nội
106. Trần Đình Sử (2003), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội .

107.Trần Đình Sử (2005), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, Hà Nội.
108. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
109. Lê Tâm (2012), “Xuân Quỳnh, người và thơ hòa khối yêu thương”,
/>110. Nguyễn Văn Thạc (2005), Mãi mãi tuổi 20, NXB, Thanh Niên, Hà Nội.
111. Hoài Thanh (1995), Chuyện thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.


112. Nguyễn Bá Thành (2012), Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB
ĐHQGHN, Hà Nội.
113. Nguyễn Bá Thành, Bùi Việt Thắng (1990), Văn học Việt Nam 1965-1975, NXB Đại
học Tổng hợp, Hà Nội.
114. Bùi Việt Thắng (2006), Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, NXB Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
115. Nguyễn Ngọc Thiện (1974), “Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật”,
Tạp chí Văn học (4), tr.81-90.
116. Nguyễn Ngọc Thiện (1995), Văn chương và tác giả (tiểu luận phê bình), NXB
Thanh niên, Hà Nội.
117. Nguyễn Ngọc Thiện (2000), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, NXB Hội Nhà văn, Hà

Nội.
118. Nguyễn Quang Thiều (chủ biên) (2000), Tác giả nói về tác phẩm, NXB Trẻ, Hà Nội.
119. Hoàng Trung Thông, Phong Lê, Vũ Tuấn Anh (biên soạn) (1979), Văn học Việt
Nam chống Mỹ cứu nước, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
120. Hoàng Trung Thông (1986), “Cảm hứng và cảm xúc trong thơ”, Tạp chí Văn học
(3), tr.47-90.
121. Vũ Duy Thông (2000), Cái đẹp trong thời kháng chiến Việt Nam 1945-1975. NXB
Giáo dục, Hà Nội.
122. Lưu Khánh Thơ (2008), “Xuân Quỳnh - Những nghịch lý của tình yêu và số phận”,
/>123. Bích Thu, Lưu Khánh Thơ, Phong Lê, Vũ Văn Sĩ (1984), Thơ Việt Nam hiện đại,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.


124. Bích Thu (1994), “Chiến tranh trong thơ hôm nay”, Tạp chí Văn học (12), tr.7-15.
125. Lý Hoài Thu (2003), Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. (Qua Thơ Thơ và
gửi hương cho gió), NXB Giáo dục, Hà Nội.
126. Trần Mạnh Thường (2003), Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Hội
Nhà văn, Hà Nội.
127. Phan Trọng Thưởng (1996), “Đặc điểm cơ bản của sự phát triển văn học trong điều
kiện chiến tranh1945- 1975”. Tạp chí Văn học (1), tr.3 – 15.
128. Lê Quang Trang (1996), “Thơ của một nhà thơ Quân đội”, Dọc đường văn học.
NXB Văn học, Hà Nội.
129. Phạm Thị Thúy Vinh (2008), “Tình mẫu tử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ”,
/>130. Từ Nữ Triệu Vương, Lâm Thị Mỹ Dạ (2005), “Tôi nói về tôi”, Văn nghệ (17-18), tr.37
131. Trần Đăng Xuyền (1984), “Đọc Vầng trăng quầng lửa nghĩ thêm về thơ Phạm Tiến
Duật”, Văn nghệ (28), tr. 3.
132. Trần Đăng Xuyền (2002), “Phong cách nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật”, Tạp chí
Văn học (3), tr.33-38.
133. Trần Đăng Xuyền (2002), Mấy ghi nhận về thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ .
Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội.





×