Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích Bản chất con người với chủ nghĩa cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.39 KB, 13 trang )

Chủ nghĩa cá nhân
Đầu năm 1891, trong cuốn Phân chia lao động xã hội (De la division du travail
social), Durkheim định nghĩa khái quát về “chủ nghĩa cá nhân hiện đại”. Theo đó,
việc tôn trọng cá nhân con người được coi là chuẩn mực tối cao, là duy nhất, để
có thể đảm bảo sự cố kết trong các xã hội công nghiệp hiện đại.
Bốn năm sau, trong cuốn Sự tự sát (Le suicide), ông viết “nếu vẫn còn một cái gì
đó để loài người có thể chia sẻ với nhau, thì đó là việc tôn trọng con người như là
con người, và sự tôn trọng đó là chất kết dính xã hội duy nhất vẫn còn tồn tại, sự
ràng buộc xã hội chân chính duy nhất”.
Sau năm 1895, khi đã chứng minh rằng, tôn giáo tồn tại trong mọi xã hội, với chúa
Trời (hay các vị thần linh) tượng trưng cho bản thân xã hội trong con mắt của các
thành viên của xã hội, và rằng, “sự thiêng liêng” của tôn giáo thể hiện đặc tính siêu
việt của tập thể, Durkheim đi đến kết luận: chính bản thân con người, với “tính
nhân đạo” của mình, đã trở thành một “đức chúa của loài người”, một hình thức
mới của sự thiêng liêng đối với bất kỳ loài động vật nào khác. Một bài báo viết năm
1898 nhan đề Chủ nghĩa cá nhân và những người trí thức trong tạp chí Xã hội khoa
học và hành động, Durkheim định nghĩa hình thức mới này của chủ nghĩa cá nhân:
“từ nay trở đi”, chủ nghĩa cá nhân cần được hình thành vững chắc thông qua
những biến đổi về chính trị và xã hội.
“Chúng ta đang dần tiến đến một nhà nước, mà trong đó, các thành viên của bất
kỳ nhóm xã hội nào cũng không có gì chung, ngoại trừ những phẩm chất đặc
trưng mang tính con người của họ, thứ thuộc tính tạo dựng nên con người nói
chung… Con người không còn gì để yêu thương và tôn trọng với nhau, ngoại trừ
chính bản thân họ. Đây là cách thức con người trở thành một vị thần (đức Chúa)
của chính mình và là lý do tại sao con người không thể tạo ra một thần linh nào
khác cho mình. Và vì mọi người trong chúng ta đều phần nào có tính người trong
mình, mỗi lương tâm cá nhân đều mang nét gì đó thánh thiện và in dấu một đặc
điểm làm cho nó thiêng liêng và bất khả xâm phạm đối với những người khác”.
Durkheim đã rút ra những kết luận kinh tế chính trị của mình từ nhu cầu đi kèm với
những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa xã hội hiện đại, công nhận những chuẩn
mực cá nhân là cơ sở cho sự đồng thuận xã hội. Đặc biệt trong cuốn Những bài


học về xã hội (Lecons de sociologie), ông phác thảo tổng thể hình dáng một xã hội
“đang xuất hiện” mà ở mức độ kinh tế, sẽ vượt qua những xung đột giai cấp, mọi
người được hưởng theo công lao và bảo đảm sự bình đẳng tối đa về cơ hội cho
mọi người.
Cũng trong những bài học về xã hội, ông đã phát triển một học thuyết về nhà nước
hiện đại như một “nhóm các chức năng” liên quan bền vững với các nhóm khác
hình thành nên xã hội, một nhà nước quan tâm đến các giá trị nhân văn và chịu
trách nhiệm về những quyết định công khai. Xã hội đó có thể gọi là dân chủ, theo
chế độ nhân tài hay thậm chí là theo “chủ nghĩa cá nhân”. Cũng có thể gọi đó là
“xã hội chủ nghĩa” nhưng trong mối liên hệ với chủ nghĩa xã hội nhân văn mà
Durkheim tìm thấy trong “sự tiến bộ của những xã hội ưu việt hơn”.
Việt Báo

(Theo_TuoiTre)


Sáng 2/2, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ và
Quốc hội đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2) và
phát động cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Dưới đây là diễn văn
của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại lễ mít tinh này:

Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các đồng chí lão thành cách mạng và Mẹ Việt Nam Anh hùng,
Thưa các vị khách quý,
Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,
Hôm nay, cùng với đồng bào và chiến sĩ cả nước, chúng ta long trọng kỷ niệm 77 năm
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và phát động cuộc vận động lớn "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
77 năm qua, kể từ ngày thành lập cho đến nay, Đảng ta, Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện, trong tư cách người lãnh đạo cách mạng và là người con trung

hiếu của Tổ quốc và nhân dân đã không ngừng phấn đấu hy sinh, dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào cũng luôn luôn đi đầu trong cuộc chiến đấu của dân tộc vì độc lập tự do và xây
dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, thực sự là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Vừa mới ra đời, tuy lực lượng còn rất nhỏ bé, Đảng ta đã đi sâu vào các tầng lớp nhân
dân, tuyên truyền, vận động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng liên tiếp dấy lên ba phong
trào cách mạng rộng khắp cả nước, từ cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 đến cuộc
vận động dân chủ 1936 - 1939 rồi sau đó là cao trào cứu nước 1941 - 1945 thể hiện sức
mạnh vĩ đại, lực lượng cách mạng to lớn của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và
toàn thể dân tộc Việt Nam.
Mười lăm tuổi, với khoảng 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng
loạt cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân kéo
dài hơn 80 năm ở nước ta, giành chính quyền toàn quốc, lập nên nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên
độc lập tự do xán lạn của dân tộc. Với thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ : "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể
tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào
rằng : lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa
thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi, đã lãnh đạo thành công, đã nắm chính quyền toàn
quốc".


Tiếp sau đó, liền trong 30 năm, từ 1945 đến 1975, trước mưu toan của chủ nghĩa thực
dân cũ, rồi chủ nghĩa thực dân mới gây ra chiến tranh xâm lược hòng áp đặt trở lại ách
thống trị của chúng, Đảng ta lại một lần nữa động viên toàn dân tộc đứng lên tiến hành
hai cuộc kháng chiến cứu nước long trời lở đất, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi
khác, thắng lợi của cuộc kháng chiến thứ nhất, đánh dấu bằng chiến thắng lẫy lừng Điện
Biên Phủ, giải phóng nửa nước và đưa miền Bắc tiến lên trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội.

Đúng là : "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một
nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng
thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế
giới".
Thắng lợi của cuộc kháng chiến lần thứ hai, kết thúc bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, đã giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Như đồng chí Bí thư thứ nhất của Đảng ta đã nói tại Đại hội lần thứ IV của Đảng : "Năm
tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước
mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một
biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con
người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có
tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".
Lịch sử vẻ vang của Đảng ta, của dân tộc ta lại được viết tiếp bằng những trang xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc từ hơn ba thập kỷ nay. Chúng ta vừa khai phá con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội phù hợp với thời đại mới, vừa tiến hành việc xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ phù hợp với những đặc điểm của Việt Nam và theo cách thức của Việt
Nam.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, xuất phát từ những sáng kiến và
nguyện vọng của nhân dân, là một cuộc trường chinh mới đầy sáng tạo, thể hiện bản lĩnh
và trí tuệ của Đảng ta, của dân tộc ta cũng như sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân
dân, theo tinh thần lấy dân làm gốc, vì lợi ích của nhân dân và cùng với nhân dân phấn
đấu.
Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội X của Đảng đã rút ra kết luận : "hơn hai mươi năm
qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện...".
Đại hội đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về những thay đổi đó và khẳng định : "Sức mạnh
tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục
đi lên với triển vọng tốt đẹp".
Năm 2006 vừa qua đánh dấu một sự kiện chính trị trọng đại trên đất nước ta : Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng thành công tốt đẹp với việc đưa ra quyết sách chiến
lược : đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển trước năm 2010 và tiếp đó, tiến lên
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội X, cũng là năm đầu tiên giành
thắng lợi toàn diện ngay từ năm đầu một kế hoạch 5 năm mới. Trong năm qua, nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nổi bật nhất là
chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, hầu hết các chỉ tiêu
chủ yếu đều đạt và vượt mức kế hoạch.


Về đối ngoại, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế
giới; tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC14; được các nước châu Á thống nhất
đề cử làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 2009 v.v...
Ôn lại chặng đường 77 năm lịch sử vẻ vang của Đảng ta và của cách mạng nước ta,
chúng ta có quyền tự hào về những thắng lợi vĩ đại mà dân tộc ta đã giành được trong
sự nghiệp độc lập dân tộc, kháng chiến cứu nước cũng như trong xây dựng hoà bình.
Chúng ta có quyền tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh luôn giữ vững bản
chất cách mạng và khoa học, trung thành với giai cấp và dân tộc, vững vàng trước mọi
thách thức, sáng suốt trong vai trò lãnh đạo của mình.
Chúng ta tự hào về dân tộc ta, nhân dân ta anh hùng và sáng tạo, hết lòng, hết sức đi
theo con đường cách mạng, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam và
trìu mến gọi Đảng là "Đảng ta".
Trong ngày kỷ niệm trọng thể này, chúng ta bày tỏ tình cảm hữu nghị, lòng biết ơn tới
các Đảng Cộng sản và công nhân, giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc
yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới đã và đang dành cho Đảng ta và nhân dân
ta sự ủng hộ, giúp đỡ vô cùng quý báu.
Thưa các đồng chí, đồng bào và chiến sĩ cả nước,
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam.
Trong khi khẳng định những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn

thừa nhận rằng trong công tác lãnh đạo của mình, Đảng ta còn nhiều yếu kém và khuyết
điểm. Công tác xây dựng Đảng chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng.
Để làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ta xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, tiếp
tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển như Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ, Đảng ta cần
"tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính
tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng
thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo
khoa học, luôn gắn bó với nhân dân".
Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, trọng tâm về tư tưởng là giáo dục lập trường giai cấp công
nhân, bản chất cách mạng và niềm tin cộng sản, lòng yêu nước, thương dân là điều Bác
Hồ đặc biệt quan tâm trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Người luôn chăm lo giáo dục, rèn luyện đảng viên về phẩm chất, đạo đức và đặt lên
hàng đầu vấn đề "tư cách người cách mạng". Người luôn làm gương và yêu cầu mỗi
người, nhất là cán bộ, đảng viên, phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ
phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài, trong đó đức là gốc.
Người nói : "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".


Người đòi hỏi "xây" phải đi đôi với "chống", nâng cao đạo đức cách mạng phải đi đôi với
quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác đã căn dặn cán bộ phải chống
những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Bước vào kháng chiến, Người viết "Sửa đổi lối
làm việc", trong đó đã nhiều lần nhấn mạnh tới sự cấp thiết phải chống chủ nghĩa cá
nhân.
Ngày 03-02-1969, nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng, Bác viết bài đăng báo

Nhân dân nhan đề "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Trong
Di chúc để lại cho muôn đời con cháu, Bác căn dặn : "Đảng ta là một Đảng cầm quyền.
Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
Thực tiễn xây dựng Đảng trong 77 năm qua cho thấy rõ : trong điều kiện Đảng cầm
quyền, sự tha hoá về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có
chức, có quyền, nhất là ở những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, sẽ làm vô hiệu hoá
toàn bộ công tác xây dựng Đảng, làm cho tổ chức đảng tê liệt, không còn sức sống. Đạo
đức là cái gốc của người cách mạng; nếu không có đạo đức, không toàn tâm, toàn ý vì
Đảng, vì dân thì dù có tài giỏi mấy cũng chẳng có ích gì, có khi còn có hại cho cách
mạng.
Trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo các thế hệ chiến sĩ cách mạng, Bác Hồ là người đi
tiên phong, gieo hạt mở đường. Từ các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, các lớp
bồi dưỡng ở biên giới Việt - Trung về "con đường giải phóng",... đến các lớp huấn luyện
cán bộ, các lớp chỉnh huấn trong kháng chiến, các lớp bồi dưỡng đảng viên mới sau hoà
bình v.v... không lúc nào Người không đặt lên hàng đầu công việc giáo dục, đào tạo cán
bộ. "Đường kách mệnh", "Sửa đổi lối làm việc" và các bài nói chuyện của Bác ở các lớp
huấn luyện, lớp chỉnh huấn,... trước đây, cho đến nay vẫn là những lời dạy đầy tâm
huyết, tiếp tục ngân vang, gợi mở trong tư duy và tâm hồn mỗi người chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm lo xây dựng con người, coi đó là vấn đề số một của cách
mạng. Bác thường nói : tất cả là do con người, có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. "Muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa".
Bác phê phán một số cán bộ ta hình như mải làm công tác hành chính, sự vụ hơn là để
nhiều tâm sức xây dựng con người, xây dựng Đảng và các tổ chức cách mạng, cho nên
không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Ai làm tốt, không chịu nêu gương, ai làm xấu không kịp thời giúp đỡ sửa chữa...". Bác
gọi "đó là những cán bộ không biết làm việc".
Bác chỉ rõ : "Đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân

mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình,
gương mẫu trong mọi việc".
Bác nói : tư tưởng không đúng thì có nhiều, nhưng có một tư tưởng mẹ : đó là chủ nghĩa
cá nhân. "Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không
quan tâm đến lợi ích của tập thể. "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy". Nó là mẹ đẻ ra
tất cả mọi tính hư, nết xấu như : lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng
phí, tham ô v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội".
"Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa


hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập
thể, coi khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực
tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu
học tập để tiến bộ.
Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh
thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân".
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
bằng lời nói mà còn bằng chính tấm gương sống của bản thân mình. Người suốt đời tự
rèn luyện và lúc nào cũng nghiêm cẩn khép mình vào đạo đức. Tấm gương đạo đức của
Bác Hồ là tuyệt vời trong sáng và toàn vẹn.
Thực hiện nhất quán giữa nói và làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta đào tạo
nên bao thế hệ chiến sĩ cách mạng có phẩm chất tốt, lấy lời dạy của Bác làm phương
châm hành động : Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư; sẵn sàng hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng !
Trong những năm đổi mới vừa qua, trong công tác lãnh đạo của mình, Đảng ta luôn luôn
coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong
xây dựng Đảng, chúng ta cũng đã quan tâm rất nhiều đến nhiệm vụ xây dựng Đảng về

chính trị và tư tưởng, coi trọng việc giáo dục về phẩm chất và đạo đức.
Đại hội X của Đảng ta đánh giá rằng "công tác xây dựng Đảng trong thời gian qua đã đạt
được một số kết quả tích cực". "Đa số cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên phong,
năng động, sáng tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức". Tuy nhiên Đại hội cũng chỉ rõ : "Công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng...".
Đại hội đòi hỏi chúng ta : "trong những năm tới phải dành nhiều công sức, tạo được
chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng". Chúng ta cần thấy rõ rằng, trong tình hình hiện
nay, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân vẫn giữ nguyên giá trị và tính thời sự.
Thưa đồng chí, đồng bào và chiến sĩ cả nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức và
khí phách của dân tộc ta, Đảng ta. Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa là nhiệm vụ cơ bản,
lâu dài.
Đẩy mạnh việc giáo dục, xây dựng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân trong thời kỳ mới thông qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm khơi dậy và phát
huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo
đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội;
hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội; xây dựng con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống
văn minh, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.
Hội nghị Trung ương 12 khoá IX đã quyết định triển khai chỉ đạo điểm cuộc vận động


"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân, đúc rút kinh nghiệm để Bộ Chính trị ra chỉ thị tiến hành cuộc vận động lớn sau Đại
hội toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Ngày 07-11-2006, Bộ Chính trị khoá X đã ban hành Chỉ thị số 06 về tổ chức cuộc vận

động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Yêu cầu chung của cuộc
vận động là : làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần nội dung và nhận thức
sâu sắc vị trí, vai trò, giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống
tinh thần của xã hội ta.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi người
về yêu cầu, nhiệm vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực
hiện Nghị quyết Đại hội X và các nghị quyết của Trung ương. Hình thành phong trào tu
dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực sự sâu rộng trong
toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, học sinh..., góp
phần đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là đợt sinh hoạt
chính trị rộng lớn trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội, được tiến hành trong thời
gian dài, có nội dung phong phú, cụ thể và thiết thực.
Đây là một trong những biện pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X và
các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khoá X; là một trong những động lực
chính trị quan trọng góp phần tăng cường sức mạnh của Đảng, của dân tộc trước cục
diện phát triển mới của đất nước.
Thắng lợi của cuộc vận động tuỳ thuộc trước hết vào nhận thức, tinh thần trách nhiệm,
quyết tâm hành động và sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp uỷ đảng; sự
phấn đấu tự giác của từng cán bộ, đảng viên và sự ủng hộ của toàn dân.
Thưa đồng chí, đồng bào và chiến sĩ cả nước,
Đất nước ta đã bước sang năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Những
năm tới, đất nước ta có cơ hội lớn để tiến lên, tuy khó khăn, thách thức còn nhiều. Đòi
hỏi bức bách của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên
gương mẫu, đi đầu thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh", lôi cuốn đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài cùng
tham gia; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu
nước, ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh phong trào thi đua lập nên những thành tích xuất

sắc trong phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Với niềm tự hào và niềm tin sâu sắc vào Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, vững bước tiến
lên trong thời kỳ đổi mới, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững.
Đảng Cộng sản Việt Nam - người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam muôn năm !


Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta !
Xin trân trọng cảm ơn.
(TTXVN)

Nhân dịp Hội thảo kỷ niệm lần thứ 115 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi muốn nói một
vài điều tâm niệm và kể lại một hồi ức về lời dạy của Bác đối với cán bộ, đảng viên "Dĩ công vi
thượng".
Nhớ lại, cách đây hơn 60 năm, một buổi tối mùa đông lạnh lẽo, trong hang Pác Bó (Cao Bằng),
Bác Hồ trao cho tôi nhiệm vụ tổ chức "Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân". Hang nhỏ
nằm sâu trong khe núi. Ngoài cửa hang, nơi Bác Hồ đã khắc vào đá dòng chữ 8-2-1941 là ngày
Bác tới ở hang này.
Trong hang tối, không khí ẩm và lạnh. Tôi nhặt những cành củi khô nhóm một ngọn lửa sưởi ấm
cho Bác. Không dám đốt lửa to, sợ ánh sáng lọt ra ngoài, lộ bí mật. Khói bốc cay xè, củi nổ tí tách.
Tôi ở lại nghỉ một đêm với Bác. Nằm bên Bác trên một chiếc giường lát bằng cành cây, tôi lắng
nghe tiếng Người nói nhỏ nhẹ đều đều, giọng xứ Nghệ ấm áp. Bác và tôi trò chuyện đến quá nửa
đêm, bàn về vấn đề chuẩn bị phát động võ trang khởi nghĩa.
Bỗng nhiên Bác dừng lại nói một câu: "Chú Văn ạ, làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng". Hơn
sáu mươi năm đã trôi qua, lời nói ấy của Bác vẫn còn văng vẳng bên tai tôi. Bác chỉ nói ngắn bốn
chữ như vậy thôi, mà tôi nhớ mãi và phấn đấu làm theo lời Bác suốt đời cho đến tận ngày nay.

Dĩ công vi thượng là cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích chung lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đặt
lợi ích của dân, của nước, của Ðảng lên trên hết, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với
việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân. Dĩ công vi thượng là một trong những nội dung
cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về Dĩ
công vi thượng.
Ðạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới, nó tiếp thu, kế thừa và phát triển
đạo đức truyền thống của dân tộc thương nước thương nòi, tương thân tương ái, kết hợp với tinh
hoa đạo đức của nhân loại và đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Dĩ công vi thượng là cốt cách người cách mạng. Nếu ai không làm được điều này thì không thể trở
thành người cách mạng, người cán bộ, đảng viên, đoàn viên chân chính.
Trong Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quân ta đã thực hiện lời Bác
dạy, đưa cách mạng đến thành công, kháng chiến đến thắng lợi.


Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, biết bao cán bộ, đảng
viên, nhân dân ta đang ra sức phấn đấu vượt lên mọi khó khăn, thách thức, ngày đêm lao động cần
cù, dũng cảm, sáng tạo để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, làm cho dân giàu, nước mạnh, cảnh
giác sẵn sàng chiến đấu giữ vững an ninh, quốc phòng.
Tuy nhiên bên cạnh đó, đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến
chất, phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức, chủ nghĩa cá nhân, bè phái, cơ hội phát triển, đang ảnh
hưởng lớn đến sức mạnh lãnh đạo của Ðảng ta, đến lòng tin của nhân dân đối với Ðảng.
Dư luận về hiện tượng hối lộ chạy chức, chạy cấp đang diễn ra trong nhiều cấp, nhiều ngành. Cứ
như vậy thì cán bộ ngay khi ngồi vào ghế nhậm chức đã không còn là cán bộ của Ðảng, của dân,
không thể đem toàn tâm toàn ý để phục vụ Tổ quốc, phục vụ Ðảng, phục vụ nhân dân. Họ trở
thành kẻ cơ hội, lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng.
Tình hình tham ô ăn cắp của công, nhũng nhiễu, bòn rút của dân, lãng phí tiền bạc, phương tiện
của Nhà nước, quan liêu xa rời dân vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, làm biến chất không ít cán bộ,
đảng viên. Nhiều tổ chức kinh tế Nhà nước, cơ quan Nhà nước, bất chấp kỷ cương pháp luật, đã có
những hành động tham ô, hối lộ, trốn thuế, lậu thuế làm thất thoát hàng tỷ, chục tỷ, trăm tỷ đồng
mà tổ chức Ðảng, tổ chức Ðoàn thanh niên, tổ chức Công đoàn ở đó hầu như không biết, hoặc biết

mà không dám nói, thậm chí có trường hợp lại đồng tình.
Ðó là những tội lỗi hại dân hại nước của những kẻ mang danh "cán bộ Ðảng, cán bộ Nhà nước"
nhưng đã thoái hóa không còn giữ được phẩm chất cách mạng. Sự thoái hóa này làm giảm sút sức
mạnh lãnh đạo của Ðảng, giảm sút sức mạnh chiến đấu của một số tổ chức Ðảng và đoàn thể, đe
dọa sự tồn vong của Ðảng ta, của chế độ ta.
Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục thực hiện kiên quyết hơn nữa cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Ðảng theo Nghị quyết T.Ư 6 lần hai, đẩy mạnh việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu một cách có hiệu quả. Phải đánh thắng bằng được "giặc nội xâm", coi những tội lỗi ấy cũng
nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám như Bác Hồ đã từng nói.
Ðấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, đánh thắng "giặc nội xâm" phải có những giải
pháp đồng bộ, trong đó giải pháp hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Dĩ công vi thượng.
Ði đôi với xây, phải chống, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, chấp hành
nghiêm điều lệ Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi
đảng viên bình đẳng trước Ðiều lệ Ðảng, bất kể là ai.
Phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trước quần chúng, của cấp trên
trước cấp dưới vì "thượng bất chính hạ tác loạn".
Bác Hồ nêu rõ: "Ðạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong". Khác với tác dụng điều chỉnh hành vi của pháp luật là bắt buộc, sự hình thành và phát triển
đạo đức cách mạng là trên tinh thần tự giác tự nguyện, dựa vào chính lương tâm của mỗi người và
dư luận của quần chúng.
Mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta hằng ngày hãy soi xét lại mình về điều Bác dạy: "Làm cách mạng
là phải dĩ công vi thượng", tự mình kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, bè phái, cơ hội,
thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thật thà tự phê bình và phê
bình, gắn việc rèn luyện đạo đức với công tác thực tế.


Tác dụng nêu gương của người đảng viên, cán bộ có vai trò rất quan trọng. Dân ta tin Ðảng là tin
vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng, vào vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ và đảng

viên.
Kỷ niệm ngày toàn thắng 30 tháng Tư, chúng ta nhớ tới biết bao đảng viên ưu tú đã một lòng vì
nước vì dân, nêu cao tinh thần gương mẫu trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc 10.000 ngày,
không quản gian khổ hy sinh, sẵn sàng xả thân để giành chiến thắng.
Tại mặt trận, trước tình huống khó khăn, gay go, quyết liệt đã vang lên tiếng thét: "Các đảng viên
cộng sản tiến lên!", "Ai là người theo Ðảng hãy tiến lên!". Hai tiếng đảng viên thiêng liêng và
hành động tiên phong gương mẫu của đảng viên đã có sức mạnh cổ vũ đồng đội xông lên tiêu diệt
kẻ thù, giành thắng lợi.
Ngày nay, sức mạnh lãnh đạo của Ðảng thể hiện ở vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán
bộ, đảng viên vẫn là nhân tố quan trọng, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Cán bộ cấp càng cao thì tác dụng gương mẫu càng quan trọng. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của
Ðảng, Nhà nước, quân đội, các đoàn thể, ở Trung ương và địa phương, thủ trưởng các ban, ngành,
các đơn vị sản xuất và chiến đấu hãy nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức cách mạng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh: Dĩ công vi thượng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Cần thực hiện học đi đôi với hành, nói đi đôi với làm. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 113 Ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra chỉ thị: "Ðẩy mạnh nghiên cứu tuyên
truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới".
Mở đầu là hàng loạt cuộc thi báo cáo viên giỏi được tổ chức trong cả nước, thu hút các tầng lớp
nhân dân, từ cán bộ lão thành cách mạng đến thanh niên, sinh viên. Ðây là một sinh hoạt chính trị
quan trọng nhằm làm cho toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp đổi mới. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh thường nhắc nhở: "Nói đi đôi với làm".
Nhưng thực tế chưa chuyển biến được bao nhiêu. Hiện tượng nói nhiều hơn làm, nói một đường
làm một nẻo còn diễn ra ở nhiều cấp, nhiều nơi. Cần thực hiện có hiệu quả phong trào "Học tập và
làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh". Các lực lượng vũ trang rèn luyện xứng danh Bộ đội Cụ Hồ,
trung với Ðảng, trung với nước, hiếu với dân. Công an nhân dân làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy;
các cháu thiếu niên, nhi đồng phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ; thanh niên và mọi tầng lớp
nhân dân thực hiện khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".
Trong điều kiện mới, bên cạnh mặt tích cực của cơ chế thị trường, đang có những tác động tiêu
cực làm xói mòn đạo đức, lối sống của nhân dân ta, ngay cả trong cán bộ, đảng viên, đòi hỏi Ðảng

ta phải bằng mọi biện pháp đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả. Hãy tăng cường tuyên truyền giáo
dục đạt tới những hành động thực tiễn làm tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng
đen của chủ nghĩa cá nhân thực dụng, bè phái cơ hội, những xu hướng coi quyền lực trên hết, đồng
tiền trên hết, bất chấp lương tâm, nghĩa vụ, tình nghĩa...
Một câu hỏi đang được đặt ra là: Vì sao càng chống tham nhũng nhưng tham nhũng không giảm,
vẫn phát triển tinh vi hơn, diện rộng hơn, nghiêm trọng hơn, nhất là trong xây dựng cơ bản. Ðây là
vấn đề cần được chúng ta nghiêm túc xem xét, đặc biệt là các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan có
trách nhiệm phải thật sự kiểm tra, nghiên cứu tìm cho rõ nguyên nhân và có biện pháp tiêu diệt.
Một trong những nguyên nhân là không dựa vào quần chúng, thiếu dân chủ. Bác Hồ đã từng nói:
"Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Cho nên phong trào
chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công. Quần


chúng tức là toàn thể chiến sĩ trong quân đội, toàn thể công nhân trong xưởng, toàn thể nhân viên
trong cơ quan, v.v..., rồi đến toàn thể nhân dân"...
Ngày nay còn có lực lượng quan trọng là các cựu chiến binh và các bậc lão thành cách mạng. Bác
còn nói: "Việc "chống" này phải động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho
quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công. Quần
chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng".
Vì vậy, chúng ta cần phát huy sức mạnh của mọi lực lượng, bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là phải
thật sự thực hiện dân chủ để cho quần chúng nhân dân có điều kiện tham gia, dám đấu tranh và đấu
tranh thì được bảo vệ. Nếu không có dân chủ thực sự, không để "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra",
không tiếp thu nghiêm túc và chân thành những ý kiến của quần chúng thì sức mạnh của quần
chúng không thể phát huy được.
Chúng ta cần khắc phục lối làm việc nhiều khi cấp trên xuống cấp dưới kiểm tra tình hình thì
thường "tiền hô hậu ủng", nặng nghe báo cáo, gặp đại diện, hạn chế việc tiếp xúc lắng nghe ý kiến
của dân, nên không hiểu thực chất của tình hình.
Nghiêm khắc mà nói, một thời gian khá dài, bệnh quan liêu đã và đang diễn ra trong nhiều cơ quan
Ðảng và Nhà nước, đoàn thể. Ðã đến lúc chúng ta phải đấu tranh chống lại một cách quyết liệt
bệnh quan liêu. Bác Hồ đã từng nói: Có bệnh tham ô, lãng phí là vì quan liêu.

Hãy làm theo lời Bác "Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ,
đảng viên và nhân dân".
Cần, kiệm, liêm, chính trong tình hình nhiệm vụ mới hiện nay có ý nghĩa và nội dung mới:
Cần là có ý chí vươn lên, lao động sáng tạo cần cù, dũng cảm, tổ chức sản xuất giỏi, đạt năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh cao.
Kiệm là không xa hoa, phô trương, hình thức, không làm những việc không thiết thực đối với đời
sống của dân, không xây dựng những công trình kém chất lượng gây lãng phí thời gian, tiền của và
sức lực của nhân dân, quý từng đồng tiền, hạt gạo của dân, quý trọng giữ gìn và sử dụng có hiệu
quả tài nguyên của đất nước.
Liêm là không tham ô, hối lộ, bòn rút của công, ăn bớt của dân. Sống trong sạch, lành mạnh, quyết
tâm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và mọi tệ nạn, mọi sai trái khác.
Chính là quang minh chính trực, trung thực, thẳng thắn, không làm ăn gian dối, không báo cáo sai
sự thật, không dối trên, lừa dưới, không bè phái, cơ hội, dám nhìn thẳng vào sự thật, công khai,
minh bạch, dân chủ, biết nghiêm khắc, biết khoan dung.
Chúng ta hãy thực hiện lời dạy của Bác về đạo đức cách mạng ngay trong quá trình tiến hành Ðại
hội Ðảng các cấp tiến tới Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X. Toàn Ðảng ta hãy nêu cao tinh thần tự
phê bình, phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, bè phái, thực hiện dân chủ thực sự,
lựa chọn được những đảng viên tiêu biểu có đức, có tài, dĩ công vi thượng, cần, kiệm, liêm, chính
đưa vào đoàn đại biểu đi dự Ðại hội, vào các cấp ủy Ðảng, làm cho đảng ta thật sự vững mạnh,
trong sạch, đảm nhiệm được sứ mệnh lịch sử mới trước Tổ quốc, trước nhân dân, đưa đất nước ta
tiến lên mạnh mẽ và vững chắc trên con đường đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Bác Hồ hằng mong muốn.
(Theo Nhân Dân)


(*) Bài tham dự Hội thảo kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17/5 do Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì
mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù...

Gần một tháng học tập, các cô, các chú đã thấy được cách mạng xã hội chủ nghĩa là vĩ đại. Thấy
được như vậy là tiến bộ, nhưng chưa đủ. Các cô, các chú là cán bộ cần phải nhận thức sâu hơn
nữa. Phải thấy càng vĩ đại bao nhiêu thì càng gian khổ bấy nhiêu.
Ví dụ: đào một con kênh càng rộng, càng sâu, càng dài thì cần phải bỏ ra nhiều công sức, càng
phải vất vả khó nhọc. Đó mới chỉ là việc đào kênh, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả
xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét,
mọi người đều được ấm no và hạnh phúc. Một cuộc thay đổi vĩ đại như vậy tất nhiên phải mất
nhiều công sức. Mất nhiều công sức thì nhất định là phải vất vả, gian khổ. Nhưng gian khổ mỗi
thời kỳ có khác nhau: hồi hoạt động bí mật gian khổ khác, trong kháng chiến gian khổ khác, bây
giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội gian khổ khác.
Gian khổ đó ai phải ra sức vượt qua trước? Đó là Đảng, là đảng viên và cán bộ. Phải nhận thức cho
rõ điều ấy, chớ không phải vào Đảng để hưởng thụ, để làm quan cách mạng. Và thấy gian khổ là
để vượt qua, chớ không phải là để lùi bước.
Nhiệm vụ của công an thì nhiều, nhưng nói tóm tắt là bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nên nhớ
rằng bọn Mỹ - Diệm, bọn phản động không bao giờ muốn cho chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội
thành công, công an phải luôn luôn cảnh giác ngăn ngừa những hành động phá hoại của chúng để
bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp cách mạng. Đó là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ đồng
thời cũng rất vẻ vang. Không phải được đăng báo, được nêu trên đài phát thanh mới là vẻ vang, mà
bất kỳ làm công việc gì có ích cho cách mạng, cho nhân dân, cho xã hội đều là vẻ vang cả.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa
là phải đi đến hoàn toàn không có chủ nghĩa cá nhân. Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh
giữa cái "thiện" và cái "ác", hoặc nói theo cách mới là sự đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư
tưởng cá nhân.
Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì
mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện
gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ.
Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều cái xấu, thiên hình vạn trạng. Ví dụ: lười biếng, hủ hóa, suy tính
tiền đồ, cho rằng ngành công an gian khổ, vất vả nhiều mà ít được ai biết, ít được huân chương;
đòi hỏi đãi ngộ, so bì lương thấp, lương cao; công thần địa vị: cho rằng ở trong Đảng lâu năm mà
không được đề bạt bằng người vào Đảng ít năm hơn; không an tâm công tác; ở công an thì muốn

sang ngành khác; có quyền hạn một chút là thiếu dân chủ, chỉ tay năm ngón; đối với nội bộ thì suy
bì, ganh tị, không đoàn kết với nhau, v.v.. Còn có thể nêu ra nhiều ví dụ nữa, nhưng tóm lại cái gì


trái với đạo đức cách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân. Muốn thành người cách mạng, thành người
cộng sản chân chính thì phải chống chủ nghĩa cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân không phải chống lại một lần mà hết được. Trong lớp này, các cô các chú kiểm
thảo thành khẩn là điều tốt, tiến bộ. Nhưng không phải kiểm thảo xong là gột rửa hết chủ nghĩa cá
nhân. Ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày. Vì vậy kiểm thảo ở đây không phải là xong, là đủ mà
còn phải tiếp tục luôn luôn phê bình, tự phê bình, kiểm thảo trong mọi việc.
Bác nói một điểm nữa là: làm công an thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ. Có dựa vào
nhân dân thì công an mới hoàn thành được tốt nhiệm vụ của mình. Nhân dân có hàng triệu tai mắt
thì kẻ địch khó mà che giấu được. Nếu trong công tác, các cô, các chú được dân ủng hộ, làm cho
dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy cũng phải
trau dồi đạo đức cách mạng, cũng phải chống chủ nghĩa cá nhân.
Một điểm nữa là tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động phải nâng cao tinh thần
trách nhiệm. Như Bác đã nói ở trên, nhiệm vụ của các cô, các chú rất nặng nề. Muốn làm tròn
nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang đó, phải luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm. Có như vậy mới
xứng đáng là người cán bộ được Đảng và nhân dân tín nhiệm.
Tóm lại:
1. Phải trau dồi đạo đức cách mạng,
2. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Muốn vậy phải luôn luôn chống chủ nghĩa cá nhân.
HỒ CHÍ MINH
Bài nói chuyện tạo lớp chỉnh huấn khoá II của Bộ Công An, ngày 16-5-1959
Trích sách Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960




×