Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.73 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT
Câu 12: Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa? Vận dụng lý luận đó vào hoạt
động kinh doanh như thế nào cho hiệu quả?
Trả lời:
1.Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi, mua bán. Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hóa như: hàng hóa thông
thường, hàng hóa đặc biệt, hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình, hàng hóa tư nhân, hàng hóa
công cộng....
-Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm....
-Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ
sĩ...
Hàng hóa có thể cho một cá nhân sử dụng hoặc nhiều người cùng sử dụng. Từ khái niệm trên cho
thấy: Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hóa,đồng thời
sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Karl
Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con
người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:
-Tính hữu dụng đối với người dùng.
-Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động.
-Sự hận chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.
2. Hai thuộc tính cơ ban của hàng hóa:
a. Giá trị sử dụng
-Khái niệm: giá trị sử dụng là công dụng hay tính có ích của vật nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người.
Ví dụ: gạo để ăn, áo để mặc, máy móc sx, điện thắp sáng, ...
-Đặc điểm;
Số lượng giá trị sử dụng của một hàng hóa không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà
nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật. Với ý nghĩa này, giá
trị sử dụng được xem có tính lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào sự phát triển của KH-KT + Giá trị sử
dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định giúp
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Với ý nghĩa này, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh
viễn.


+ Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của
của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. Điều này nói lên ý nghĩa quan
trọng của tiêu dùng đối với sản xuất.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng của xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hóa
không phải là giá trị sử dụng của người sản xuất trực tiếp mà là cho một người khác, cho xã hội
thông qua trao đổi, mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất phải luôn luôn quan tâm đến nhu
cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của xã hội thì hàng hóa của họ mới
bán được.
+ Một vật khi đã là hàng hóa thì tất nhiên nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ
vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa. Chẳng hạn như không khí rất cần cho cuộc sống
nhưng không phải là hàng hóa. Như vậy, trong kinh tế hàng hóa, vật mang giá trị sử dụng đồng
thời cũng là vật mang giá trị trao đổi do lao động cụ thể làm ra.


Giá trị muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ
về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng
loại khác.
Ví dụ:1m vải =5 kg thóc. Tức 1m vải có giá trị trao đổi = 5kg thóc Hai hàng hóa khác nhau có
thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung đó là: cả
vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có một lượng lao động trao đổi kết tinh trong đó.
Chính vì thế mà nó trao đổi được với nhau. Vì thế người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng
qua là trao đổi lao động hao phí của mình ẩn dấu trong hàng hóa đó. Từ trên ta rút ra kết luận:
giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
b, Giá trị hàng hóa: là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
-Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa
Giá trị là nội dung là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của
giá trị. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
c, Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng: giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan
hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao
đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người

sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hóa với nhau. Thực chất trong quan hệ trao
đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy,
giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù
lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là
thuộc tính xã hội của hàng hóa. Như vậy, hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử
dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hóa, họ
tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hộ quan
tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua,
cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có
giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử
dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được
giá trị sử dụng
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc phát triển kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay.
Nc ta là 1 nc có nền kte thị trường định hướng XHCN, tức là nền Kte nhiều tphan, sx đa dạng
các loại HH nhằm đáp ứng nhu cầu trog nc và trao đổi, mua bán trên thị trường TG. Do đó, sx
HH ở nc ta phải đảm bảo 2 thuộc tính giá trị sd và gtri.
Kinh tế hàng hoá tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ở nước ta, những điều kiện chung
của kinh tế hàng hoá vẫn còn, nền kinh tế hàng hoá tồn tại là một tất yếu khách quan.
Ở nước ta, Đảng và nhà nước đã xác định phương hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước. Hiện nay nước ta còn thiếu vốn, khoa học kĩthuật chưa được cải tiến đồng bộ,
do đó chất lượng hàng hoá chưa cao, giá thành chưa rẻ, mặc dù có được hưởng những ưuđãi
về thuế. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện
trợ phát triển chính thức vàgiải quyết vấn đề nợ quốc tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc


tế là cơ hội để thị trường nước ta được mở rộng, điều này sẽhấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang
vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta làm ra sản
phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng

thị trường, kéo theo cơhội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nền kte nc ta khi bc vao thoi kỳ quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự túc tự cấp, vì vậy sx
HH phát triển sẽ phá vỡ dần nền kte tự nhiên chuyển thành nền kte HH thúc đẩy sự XH hóa sx,
kte HH tạo ra động lực thúc đẩy llsx phát triển, do cạnh tranh giữa những ~ng sx HH buộc mỗi
chủ thể cải tiến kỹ thuật và đưa cộng nghệ mới vào sx để giảm chi phí sx đến mức tối thiểu ->
có thể cạnh tranh về giá cả trog cạnh trah, qtr đó thúc đẩy llsx ptr, nâng cao nâng lực lđ XH.
Trog nên kte HH, ng sx căn cứ vào ncau của ng tiêu dung, thị trường để qđ sx sp gì, khối lượng
bnh, chất lượng thế nào, do đó kte HH kích thích năng động, stao của chủ thể kte kích thích
sự việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng kluong HH và dvu.
Nói tóm lại, … đẩy mạnh phân công lđ để phát triển kte HH, đáp ứng ncau đa dạng và phog
phú của XH; phải coi trọng cả 2 thuộc tính của HH để k ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành. trog nền kte hnay, kte HH ko thể thiếu dc vì nó góp phần thúc đẩy kte và nếu
ptr, nó góp phần gq việc làm và sự phân công lđ trog XH.

Câu 13: Phân tích luận điểm : “ lượng giá trị của một hàng hóa tỷ lệ thuận với thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, tỉ lệ nghịch với năng suất lao động và không thay đổi
khi cường độ lao động tăng lên”. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nền kinh tế
nước ta hiện nay?
Trả lời:
*Lượng giá trị của hàng hóa: là do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó là quyết định.
- số lượng lao động hoa phí được tính bằng thời gian lao động như: giờ, ngày , tuần , tháng,...
- Lương giá trị của hàng hóa không được tính bằng thời gian lao động cá biệt, mà được tính bằng
thời gian lao động xã hội cần thiết.
TGLĐXHCT : là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó, trong điều
kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ lao động thành thạo trung bình và một
cường độ lao động trung bình trong xã hội.
*Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của một đơn vị hàng hóa
+ Thứ nhất: Năng suất lao động
-NSLĐ: là năng lực sản xuất của người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng TGLĐ hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

( hàng hóa).
+Thứ hai:Cường độ lao động


Cường độ lao động: là mức độ hoa phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức
độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
+ thứ ba: Mức độ phức tạp cảu lao động bao gồm:
-Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải
trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
-Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải tạo được đào tạo, huấn luyện thành lao động
chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được.
*Lương giá trị HH tỷ lệ với NSLĐ vì: NSLĐ càng tăng thì thời gian cần thiết để sản xuất ra HH
càng giảm qua đó lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại NSLĐ XH càng giảm
thì thời gian cần thiết để sx ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng
nhiều.
*ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nền kinh tế nước ta hiện nay( tăng năng suất lao
động, tăng CGLĐ nhằm giảm chi phí giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị
trường trong nước và quốc tế...)
Lượng giá hàng hóa được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
*Thước đo lượng giá trị hàng hóa :
-Thời gian lao động cá biệt : là thời gian lao động tiêu hao để sản xuất sản phẩm của từng người
từng đơn vị sản xuất.
Trong thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị trường là ro rất nhiều người sản xuất ra, nên thời gian
lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa lao động của họ là khác nhau.Thời gian lao động cá biệt
quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa mà từng người sản xuất ra.Vậy phải chăng lao động
cá biệt nào càng lười biếng vụng về, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa thì hàng
hóa đó càng nhiều giá trị? Điều này không đúng .Mác viết: Chỉ số lượng lao động, hay thời gian
lao động tất yếu ,trong một xã hội nhất định để sản xuất một vật phẩm mới là quyết định số
lượng giá trị.
-Thời gian lao động xã hội: là thời gian lao động mà xã hội công nhận để sản xuất ra sản phẩm

( được biểu thị là thời gian lao động xã hội cần thiết).
-Thời gian lao động xã hội cần thiết : là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong
điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ kĩ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung
bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.thông thường thời gian
lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận
lượng hàng hóa ấy trên thị trường.
=> Thời gian lao động xã hội cần thiết tăng làm lượng giá trị một đơn vị hàng hóa sẽ tăng và
ngược lại:trong thời gian lao động xã hội cần thiết giảm hàm lượng giá trị một đơn vị hàng hóa
giảm.
=> Vì vậy lượng giá trị hàng hóa tỉ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết.
*Lượng giá trị một đơn vị sản phẩm tỉ lệ nghịch với năng suất lao động vì :


Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Được trình bày bằng số sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số thời gian tiêu hao để sản xuất đơn vị sản phẩm.
Ảnh hưởng : năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một hàng hóa. Vì vậy muốn
giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống thì ta lại tăng năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động tùy thuộc nhiều nhân tố như: Trình độ khéo léo của người lao động, sự phát
triển của KHKT và trình độ ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất , sự kết hợp xã hội của sản
xuất , hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
*Lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi khi cường độ lao động tăng lên , bởi vì:
Cường độ lao động là muwscc độ khẩn trương căng thẳng của lao động.
Ảnh hưởng : Cường độ lao động tăng số lượng lao động tạo ra tăng nhưng lượng giá trị của một
hàng hóa không đổi.
*Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là gì ? đối với Việt Nam hiện nay cần làm gì
để giảm lượng giá trị hàng hóa.
- Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rât cần thiết. Trước hết , nghiên cứu lượng giá trị
hàng hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị
hàng hóa cho biết: “ Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra hàng
hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đố xác định được giá cả của hàng hóa nào cao hơn

của hàng hóa nào.
Thứ 2, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa tìm ra được các nhân tố tác động đến nó, từ đó tìm ra
cách để làm giảm giá cả sản xuất như: Tăng năng xuất lao động , đầu tư KHKT hiện đại , đàu tư
đào tạo giáo dục chất xám… mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng giá trị đẻ tiến tới cạnh tranh trên
thị trường, đây chính là điều mà các nhà làm kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận
siêu ngạch.
-Thứ 3 , bởi vì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn trong cùng một đơn
vị thời gian lao động như nhau.Vì thế các nhà làm kinh tế phải chú trọng đầu tư vào các nghành
lao động phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám. Muốn làm được điều này phải nâng cao trình độ công
nhân, nâng cao tay nghề áp dụng những phương pháp tiên tiến.
Đối với Viêt Nam, đi lên từ một nước nông nghiệp , với tập quán canh tác lạc hậu, lại chịu nhiều
thiệt hại sau chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ
1986 , đảng và nước ta quyết định chính sách đổi mới đất nước và đạt nhiều thành tựu. Bên cạnh
đó vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển đạc biệt là lao động lành nghề sản xuất với
công nghệ đơn giản nên lượng giá trị hàng hóa cao mà giá trị sử dụng laik thấp, không đáp ứng
nhu cầu trong nước.


Ví dụ như: gạo ở VN sản xuất với thời gian lao động xã hội cần thiết lớn, nhiều nhân lực,nhưng
chất lượng gạo lại không cao, bán với giá thấp trong thị trường thế giới,Từ đó đặt ra một yêu cầu
làm thế nào đẻ giảm lượng giá trị mà vẫn giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của hàng hóa.Để
giảm lượng giá trị hàng hóa thì nước ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển những nghành lao
động tri thức, nâng cao năng suất lao động bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sản suất tiên tiến,
hiện đại, đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, tiến tới xây dựng một nền kinh tế tri
thức.
Đồng thời với việc xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước cần kiên quyết đẩy lùi những tệ nạn
tham ô tham nhũng, cải cách hành chính thật hiệu quả minh bạch, hạn chế những thủ tục rườm rà
trong quản lý kinh tế, đồng thời đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế khuyến khích đầu tư các
nghành kinh tế mũi nhọn công nghệ cao.


Câu 14: Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa?
Tác độngcủa quy luật này trong nền kinh tế nước ta hiện nay?
Trả lời:
¬ Nội dung của quy luật giá trị là:
Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị : việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao
phí lao động xã hội cần thiết do vậy trong sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao động cần thiết do
vậy trong sản xuất cần phải căn cứ vào hao phí lao động cần thiết. Trong lưu thông phải dựa trên
nguyên tắc ngang giá.
Vì vậy, muốn bán được hàng hóa bù đắp được chi phí và có lời thì người sản xuất phải điều
chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận
được.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì vậy giá trị là cơ
sở của giá cả, hay giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào
giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.
Cơ chế hoạt động: là thông qua mệnh lệnh của giá cả. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh
trục giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
¬ Tác động của quy luật giá trị
Điều tiết sản xuất là điều hòa, phân bố các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế, ngành nào cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hóa cao,người sản xuất sẽ tăng lên và ngược
lại.
Do sự biến động của giá cả nên hàng hóa sẽ lưu thông từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất phát
triển nhanh.
Trong nền kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa phải tuân thủ theo hao phí lao
động xã hội cần thiết do vậy người sản xuất phải có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị của xã hội sẽ
có lãi.
Muốn vậy họ phải cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm, tăng năng suất lao động. Sự
cạnh tranh quyết liệt thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh hơn mang tính xã hội. Kết quả là lực
lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy mạnh mẽ.
¬ Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người

nghèo.


Do cạnh tranh nên những người sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội sẽ giàu lên,
ngược lại những người có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội sẽ thua lỗ trở thành nghèo.
Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có nghĩa lý luận và thực tiễn
hết sức to lớn : một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải yếu kém, kích
thích các nhân tố tích cực phát triển , mặt khác phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo tạo ra
sự bất bình đẳng trong xã hội.
¬ Ý nghĩa của quy luật giá trị đối với nền kinh tế nước ta hiện nay
*Ý nghĩa: Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn hết sức to lớn: một mặt chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích
các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa XH thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất
bình đẳng trong XH.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Thấy được điều đó,
đồng thời với việc thúc đẩy SXHH phát triển, Nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt
tích cực, hạn chế những tiêu cực của nó, đặc biệt là trong đk phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
>>Đối với điều tiết SX và lưu thông hàng hóa: cần đề ra các phương hướng và đặt ra các chính
sách đặc biệt về giá cả, điều tiết cung-cầu phù hợp với thị trường, với nhu cầu của người tiêu
dùng, mở rộng quy mô SX các mặt hàng có sức hút lớn, giá cả cao đem lại nguồn lợi nhuận lớn
cho người SX, cho toàn XH, làm giàu cho đất nước.
>>Đối với việc kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá SX, tăng năng suất LĐ: cần đẩy mạnh
CNH-HDH, áp dụng công nghệ-KH-Kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào SX nhằm nâng cao chất
lượng sp, giá cả sp ngày càng rẻ, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú, đa dạng về chủng loại, đáp
ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, ...Bên cạnh đó cần đề ra các chính sách về giá cả,
khuyến khích phát triển và đầu tư cho khoa học-công nghệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù
hợp,...Các chính sách mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng, các quốc gia...
không chỉ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày
càng phát triển mà đs v/c, văn hoá, tinh thần của nd cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa

dạng hơn.
>>Đối với sự phân hóa giàu nghèo: Cần thực hiện các chủ trương, chính sách hữu hiệu hơn nữa
như đánh thuế thu nhập cá nhân. Đối với người giàu-thuế càng cao-phù hợp với mức thu nhập họ
kiếm được. Đối với những người nghèo ngoài việc ko thu thế, phải dành cho họ những ưu tiên,
những chính sách đãi ngộ đặc biệt, trợ cấp, khuyến khích họ học tập, phát triển, nâng cao trình
độ dân trí, để có thể tiến kịp trình độ KH-KT hiện đại và hòa nhập với một đất nước CNH-HDH
trong tương lai. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng cs cả về v/c lẫn tinh thần, chủ trương tài trợ và
khuyến khích phát triển ở những địa phương, những gia đình, cá nhân gặp nhiều khó khăn, tạo
cơ hội cho họ phát triển, giúp họ có công ăn việc làm ổn định,...
Câu 15: Phân tích vai trò và nội dung của quy luật giá trị thặng dư? Vận dụng quy luật vào thực
tiễn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay ?
Trả lời:
Quy luật giá trị thặng dư: đây là quy luật cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là
quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này. Trong mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng
tồn tại một quy luaatjkinh tế phản ánh mặt bản chất nhất của phương thức sản xuất đó, và đóng
vai trò quyết định trong hệ thống các quy luật kinh tế gọi là quy luật kinh tế cơ bản.


Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ
bản. Các Mác chỉ rõ rằng: sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức này, vì:
·
Mục đích trực tiếp và động cơ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là theo đuổi giá trị thặng
dư. Và chính sự theo đuổi này đã kích thích lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng.
Như vậy, giá trị thặng dư đã bị chi phối, quyết định mội hoạt động của xã hội tư bản chủ nghĩa
·
Bóc lột giá trị thặng dư là hiện tượng kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế cơ bản nhất
trong xã hội tư bản – đó là mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
·
Nội dung của quy luật:
Nội dung chủ yếu của quy luật giá trị thặng dư là tạo ra giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt cho

giai cấp tư sản bằng cách mở rộng sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật, và bóc lột ngày càng
nhiều lao động làm thuê.
Quy luật đã chỉ rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương tiện để đạt được mục
đích đó.
+ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, cũng không phải giá
trị mà là giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt.
+ phương tiện và thủ đoạn để có nhiều giá trị thặng dư là: nhà tư bản tăng cường bóc lột công
nhân làm thuê trên cơ sở sản xuất, phát triển kỹ thuật, kéo dài ngày lao động và tăng cường độ
lao động.
Vai trò của quy luật.
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vai trò của quy luật giá trị thặng dư được thể hiện ở tác
động hai mặt của nó.
Thứ nhất là mặt tích cực, do chạy theo giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản không trừ một thủ đoạn
nào, nó đem lại nhiều đau khổ, chết chóc cho người lao động. Đồng thời, nó làm cho những mâu
thuẫn của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn cơ bản giữa tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất ngày càng trở nên gay gắt hơn. Mâu thuẫn này đòi hỏi phải
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới tốt đẹp
hơn.
Biểu hiện:
+trong giai đoạn tự do cạnh tranh: quy luật m biểu hiện hoạt động thành quy luật lợi nhuaajm
bình quân.
+ trong giai cấp CNTB ĐQ: quy luật m biểu hiện hoạt động thành quy luật thuận lợi nhuận độc
quyền cao
·
Nội dung quy luật: sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ
mới, cải tiến quản lý, tăng cường lao động để bóc lột công nhân làm thuê.
·
Vai trò quy luật:
Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật , cải tiến quản lý xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển..
Làm gay gắt thêm các mâu thuẫn vốn có của CNTB: mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa

của LLSX với QHSX tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất
·
Vận dụng:
Đẩy mạnh sản xuất nhỏ lẻ sản xuất lớn.
Tăng cường cải tiến kỹ thuật, áp dụng KHCN vào sx tạo ra nhiều giá trị thặng dư. Tăng
cường các biện phát cải tiến quản lý các PTKT TBCN KTCVĐNN nhằm khuyến khích, vừa điều
tiết các thành phần nảy theo định hướng CNXH


Câu 16: Phân tích hàng hóa sức lao động? Ý nghĩa của vấn đề này trong việc phát triển nguồn
nhân lực ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
*Khái niệm sức lao động:là toàn bộ thể lực và trí lực của con ngưởi trong quá trình lao động.
*Điều kiện để sức lao động trở thàng hàng hóa:
-Người lao động phải được tự do về thân thể và có quyền sở hữu sức lao động của mình.
-Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất buộc phải bán sức lao động.
*Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
-Giá trị hàng hóa sức lao động
+Khái niệm:là thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động đó.
+Cơ cấu giá trị sức lao động gồm:
Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao
đông,duy trì đời sống bình thường của người lao động và gia đình.
Chi phí đào tạo người lao động có một trình độ tay nghề nhất định.
Là hàng hóa đặc biệt,giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó
còn bao gồm yếu tố tinh thần và lịc sử nên thường thay đổi. Giá trị của hàng hóa sức lao động
phụ thuộc vào:
.Hòa cảnh lịc sử của mỗi nước trong mỗi thời kì.
.Điều kiện địa lí,khí hậu mỗi nước.
.Trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nước trong mỗi thời kì.
Giá trị sức lao động tăng tỉ thuận với sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội tỉ lệ nghịch với tăng

năng suất lao động xã hội.
-Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động:
+Khái niệm: Giá trị sư dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động đó nó
cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua để đưa và đưa vào quá trình sản xuất.
*Hàng hóa sức lđ là hàng hóa đặc biệt bởi vì :
- Trong quá trình sử dụng:


.Đối với hàng hóa thông thường, trong quá trình sử dụng, giá trị của nó bị giảm đi. VD: khi
chúng ta sử dụng 1 cái điện thoại...thì giá trị của nó bị giảm đi cùng với quá trình sử dụng.
.Đối với hàng hóa sức lđ, trong quá trình sử dụng, giá trị của nó tăng lên một mặt để tái sản
xuất giá trị của người công nhân. Mạt khác tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
-Bán nhưng không tách rời người bán:
.Đối với hàng hóa thông thường, thường khi ta mua hàng đồng nghĩa với việc tách khỏi với
người bán.
Đối với hàng hóa sức lao động người bán chỉ bán năng lực làm việc còn sử dụng năng lực làm
việc như thế nào còn do người bán quyết định
-Bán nhưng không bán đứt
Đối với hàng hóa thông thường bán đồng nghĩa với việc bán đứt
Đối với hàng hóa sức lao động người bán chỉ bán một số giờ nhất định trong ngày,thời gian còn
lại thuộc về người lao động
-Hàng hóa không cất trữ.
Đối với hàng hóa thông thường khi giá rẻ cất ở kho khi giá cao thì bán.
Đối với hàng hóa sức lao động hằng ngày hàng giờ.Nngười lao động càn phải
Có tư liệu sản xuất cần thiết cả về vật chất và tinh thần vì vậy rẻ cũng phải bán.
*Liên hệ với thị trường nước ta hiện nay :
-Khái quát:
Với sự phát triển theo định hướng XHCN,nền kinh tế nước ta đang xây dựng theo hướng công
nghiệp hóa-hiện đại hóa. Vì thế thị trường sức lao động cũng trên đà phát triển để đáp ứng nhu
cầu đòi hỏi của nề kinh tế hiện nay.Để biết thị trường lao động phát triển theo hướng nào ta chỉ

có thể đối chiếu nó với lí luận về thị trường hàng hóa của Mac-Le nin.Do vậy lí luận này có vai
trò hết sức quan trọng với việc phát triển thị trường lao động nói rieng và phát triển nền kinh tế
nói chung.
-Thực trạng thị trường lao động Việt Nam khó khăn
+Thị trường lao động Việt Nam mới hình thành và phát triển nên có nhiều điể mâu
thuẫn.Nghiêm trọng nhất là mất công bằng giưa cung và cầu,năng suất lao động thấp.
+Lao động trong ngành nông nghiệp thì dư thừa còn lao động ở lĩnh vực công nghiệp ,ngành
dịch vụ lại thiếu hụt lao động.


+Sự dịch chuyển cơ cấu lao động đã có tí hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
+Sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối
+Tỉ lệ việc làm không bền vững chiến 2/3 hoặc 3/4
+Không được hưởng chính sách an ninh xã hội,luôn đối mặt với việc làm bấp bênh,thu nhập ít.ít
được bảo vệ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×