Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Hướng dẫn báo cáo thực tập kĩ thuật Xây Dựng ĐHBK HCMUT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.16 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
------------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP KỸ THUẬT

CÔNG TY THỰC TẬP : Tổng Công ty Xây Dựng Số 1
SINH VIÊN THỰC TẬP: Trần Đức Thắng
MSSV: 1413677
LỚP: XD14-CTXD02

TPHCM, Ngày 7 tháng 7 năm 2016
1


Lời nói đầu…
Dưới thời buổi Công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện nay, nền kinh tế nước nhà
đang ngày càng đi lên thì nhu cầu về nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiến tạo nên
những không gian sống và làm việc có chất lượng, cũng như xây dựng nhiều
công trình khác là điều hết sức cần thiết. Vì vậy ngành Kỹ thuật Xây dựng là
một trong những ngành thiết yếu đồng hành và góp phần kiến tạo nên những
giá trị mới cho nước nhà.
Là một kỹ sư xây dựng trong tương lai, chúng ta phải cần nắm vững những kỹ
năng cơ bản cần thiết trong kỹ thuật tổ chức và thi công và đó cũng là nhiệm vụ
của “Thực tập Kỹ Thuật”
Để trở thành một kỹ sư giỏi thì ngoài kiến thức lý thuyết cần có thì việc thực
hành cũng là điều cần thiết. Học với hành đi đôi với nhau và lý thuyết và thực
tiễn cũng vậy. Nắm vững các kiến thức lý thuyết giúp thao tác thực hành dễ
dàng hơn.Và thực hành giúp ta kiểm định, so sánh, đối chiếu lại cá kiến thức đã


học và giúp chúng ta tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế và linh
hoạt hơn trong những công việc sau này của mình.
Được đi thực tập kỹ thuật là một trong những trải nghiệm giúp sinh viên
chúng em có cái nhìn tổng quan hơn về thực tế. Mặc dù thời gian thực tập chỉ
có 4 tuần nhưng cũng đủ giúp em hiểu sơ về công việc sau này của mình và cả
những khó khăn, gian khổ trong nghề Xây dựng. Và quan trọng hơn là chúng
em đã được học tập rất nhiều kinh nghiệm và cảm thấy yêu nghề mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cũng tất cả các
thầy, cô bộ môn đã tạo điều kiện, giới thiệu và hướng dẫn chúng em từ khi bắt
đầu đến khi kết thúc quá trình thực tập. Cảm ơn tổng Công Ty Xây Dựng số 1
đã tạo điều kiện cho em hoàn thành nhiệm vụ. Cảm ơn các chú, các anh tại
công trường giám sát công trình Cao ốc Hưng Phát 2 đã hộ trợ cho em rất
nhiều trong vấn đề kỹ thuật và những kinh nghiệm quý báu trong nghề giúp
chúng em học tập trao dồi thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thành thành công
đợt thực tập này.
Trong quá trình thực tập, còn nhiều thiếu sót, hạn chế không sao tránh khỏi
kính mong các Thầy cô, các chú, các anh thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


I.NHIỆM VỤ THỰC TẬP
1.Mục tiêu
- Giúp cho sinh viên cụ thể hóa các kiến thức và kỹ thuật thi công, hiểu được
mối liên hệ tương đồng, nhận ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế thi công
tại công trường
- Hiểu biết về dây chuyền đổ bê tông cốt thép toàn khối tại công trường xây
dựng, cách gia công cốp pha, các biên pháp lắp và tháo cốp pha cho các cấu
kiện cột, vách, dầm, sàn. Đồng thời, hiểu thêm về phương pháp đổ bê tông, cách

bảo dưỡng và thời gian bảo dưỡng bê tông.
2.Phương pháp
- Sinh viên xem trực tiếp tại công trường, đặt câu hỏi thắc mắc khi đi thực tập,
chụp lại các hình ảnh để mô tả cách tiến hành các công tác, trình tự trước sau
của công tác.
- Cố gắng hoàn thành việc được giao và tuân thủ các quy định tại công trường
II.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP
Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - TNHH một thành
viên (CC1) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Bộ Xây dựng và đã có những bước phát triển lớn
mạnh không ngừng kể từ khi thành lập vào năm 1979.
Hơn 35 năm trôi qua, CC1 đã và đang là một trong
những đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng uy tín hàng
đầu của khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói
chung với 19 công ty con và công ty liên kết.
Các công ty con của CC1:
- Công ty cổ phần xây dựng số 14.
- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai.
- Công ty cổ phần xây dựng số một – Việt Hưng.
- Công ty cổ phần xây dựng số một – Việt Quang.
- Công ty cổ phần xây dựng số một – Việt Nguyên.
CC1 đến với mỗi dự án bằng một tinh thần hợp tác cao độ, luôn tạo mối quan
hệ chặt chẽ với chủ đầu tư, phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị tư vấn và các
nhà thầu phụ để hướng tới mục đích cuối cùng là có được một dự án thành
công, đảm bảo với phương châm mà CC1 luôn tự hào UY TÍN – CHẤT
LƯỢNG – HIỆU QUẢ.
3


Hầu hết những công trình CC1 đã tham gia đều được đánh giá là những công

trình có chất lượng cao và nhiều công trình trong số đó đã được vinh dự nhận
giải “Cúp vàng công trình chất lượng cao” do Bộ Xây Dựng trao tặng.
Doanh thu hàng năm hiện nay của CC1 đạt trên 9.000 tỷ đồng, điều mà nhiều
doanh nghiệp xây dựng trong nước hằng mơ ước
Về diện mạo, CC1 của ngày hôm nay đã có nhiều thay đổi so với CC1 của
thập niên 80. Tuy nhiên, có những nhân tố quan trọng ẩn kín bên trong vẫn còn
lưu lại như những giá trị cốt lõi mà họ có được. Đó chính là tài năng, lòng nhiệt
huyết cộng với cái tâm, cái tầm của các thế hệ lãnh đạo đã tạo nên thương hiệu
CC1 ngày một vươn cao và vang xa. Danh tiếng của thương hiệu CC1 đã trở
thành một trong những tài sản quý giá nhất. Danh tiếng đó đã được, và sẽ tiếp
tục được vươn xa.
III.SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
1.Tên, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công và giám sát
- Công trình: Cao ốc Hưng Phát Silver Star
- Chủ đầu tư: Công ty Hưng Lộc Phát
- Công ty thiết kế: Dinh Phát
- Đơn vị thi công: Công ty Cổ phần Xây dựng số 1- Việt Quang

CAO ỐC HƯNG PHÁT SILVER STAR
4


2.Địa điểm xây dựng
- Địa điểm công trình: toạ lạc tại mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, Phước
Kiển, Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.
- Quy mô công trình: Diện tích 8956m2
- Qua tìm hiểu, tại công trình đang thi công có rất nhiều mặt thuận lợi cũng
như bất lợi về cả điều kiện tự nhiên và xã hội.
+ Điều kiện thuận lợi:
* Công trường nằm trên trục đường giao thông chính thuận lợi cho việc

cung cấp vật tư và giao thông ngoài công trình.
* Đã có sẵn hệ thống điện phục vụ cho việc thi công cũng như cung cấp điện
cho cao ốc sau này.
* Khu đất xây dựng công trình bằng phẳng, hiện trạng công trình không có
công trình cũ và công trình ngầm bên dưới.
+ Điều kiện hạn chế:
* Gặp khó khăn trong việc đảm bảo an toàn cho người cũng như các công
trình lân cận, công tác vệ sinh môi trường (bụi, tiếng ồn,…).
* Việc đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực, việc giữ vệ sinh môi trường
và chống ồn cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động
công cộng. Đặc biệt là khu dân cư xung quanh.
3.Đặc điểm công trình
- Đây là công trình xây dựng để đáp ứng nhu cầu cung ứng những căn hộ cao
cấp cho thị trường với 447 căn hộ cao cấp, 5 tầng trung tâm thương mại bao
gồm 3 Block căn hộ cao từ 16 đến 24 tầng
4.Hiện trạng công trình
- Công trình đang trong giai đoạn thi công phần thô: đóng cốp pha và đang đổ
sàn tầng 1, vừa thi công xong tầng hầm và chuẩn bị thi công tầng 1.
5.Mặt bằng bố trí công trình
- Các phòng, ban chỉ huy bố trí ngay cạnh công trình để tiện cho việc quản lí
và chỉ huy xây dựng, các thiết bị kỹ thuật cần thiết đều được bố trí ngay tại công
trường để thuận tiện cho công việc.

5


IV.NỘI QUY, KỶ LUẬT CÔNG TRƯỜNG
1.Nội quy
- Thời gian làm việc: Sáng (7h-11h), Chiều (13h-17h)
- Tất cả cán bộ CNV vào công tường làm việc phải mang thẻ ra vào.

- Không được rời vị trí hoặc sang khu vực khác trừ khi được giao nhiệm vụ
công tác.
- Không được mang các loại vũ khí, chất nổ vào công trường.
- Không được cờ bạc, uống rượu bia, chất kích thích, gây gỗ, đánh lộn nơi
công trường.
- Tất cả các thiết bị xe máy vào thi công trên công trường phải tuân thủ theo
đúng quy định và sự hướng dẫn của Ban chỉ huy công trường.
- Tất cả vật tư, thiết bị khi muốn đưa ra khỏi công trường phải có lệnh điều
động của Chỉ huy trưởng công trường.
2.Kỷ luật
- Tất cả các CBCNV phải nghiêm túc chấp hành nội quy của công trường.Mọi
trường hợp vi phạm sẽ bị xử lí tùy theo mức độ, hoặc bị đuổi ra khỏi công
trường.
V.CÔNG TÁC THI CÔNG
A.CÔNG TÁC CỐT THÉP
1.Nắn cốt thép
- Trong việc vận chuyển, bảo quản cốt thép, các thanh thép có thể bị cong
vênh hay những thép có đường kính nhỏ thường là cuộn tròn, vì vậy cần phải
nắn thẳng, nắn thẳng trước khi nắn uốn.
a.Nắn thủ công (bằng tay) thường được dùng là các thiết bị tự chế hoặc mua
sẳn ngoài tiệm thiết bị xây dựng gồm những loại sau:
+ Khu nắn thép 6 & 8 (còn gọi là Vam hay thước vam) lám bằng sắt 6 và 8
dùng để nắn thép 6 & 8.
+ Thước uốn (càng cua): nắn thẳng hoặc dùng để uốn thép.
+ Ngoài ra còn dùng búa đập để nắn thẳng.
b.Nắn bằng máy

6



Hình 1: Máy nắn thép

Hình 2: Thép đang được nắn thẳng

2.Cạo gỉ cốt thép
- Mục đích: làm tăng độ bám dính giữa bêtông và cốt thép
- Phương pháp: Khi khối lượn ít có thể cạo thủ công, khi khối lượng nhiều có
thể cạo gỉ bằng máy
3.Cắt cốt thép
- Sau khi nắn thẳng và cạo gỉ sắt cần tiến hành đo và cắt cốt thép theo yêu cầu
thiết kế.
- Yêu cầu: trước khi cắt phải nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế để xác định chủng
loại, nhóm thép, hình dạng, kích thước, đường kính, số lượng thanh thép và phải
tính toán chiều dài của đoạn thép cần cắt. Cụ thể:
+ Uốn cong < 900 : cốt thép dài thêm 0.5d
+ Uốn cong = 900 : cốt thép dài thêm 1d
+ Uốn cong > 900 : cốt thép dài thêm 1.5d
- Thông thường dùng máy chạy bằng động cơ điện để cắt cốt thép.

Hình 3:Máy cắt thép

Hình 4: Công nhân đang cắt thép
7


4.Uốn cốt thép
- Mục đích: các loại cốt thép tròn trơn hai đầu phải uốn móc để tăng độ kết
dính với bêtông và phải uốn cốt thép thành các hình dạng theo yêu cầu thiết kế
(cốt đai, cốt vai bò, cốt xoắn ốc).
- Phương pháp: có thể uốn thủ công hoặc bằng máy uốn thép.

a.Uốn thủ công
Bàn uốn (ngựa): trên đó có đóng 3 cọc (cọc tựa, cọc tâm và cọc uốn).
b.Uốn bằng máy
Máy này gồm một đĩa tròn quay, trên đĩa có lỗ để tra cọc uốn, bên ngoài có
những cọc để cố định cốt thép.

Hình 5: Máy uốn thép

Hình 6:Thép đã uốn theo yêu cầu

8


5.Nối cốt thép
- Bao gồm nối hàn, nối buộc hoặc nối bằng bu-lông, đai ốc
- Tại công trường thì nối buộc khá phổ biến và thường dùng dây kẽm để cố
định, quấn quanh mối nối

Hình 7: Nối thép trong một cột
6.Vận chuyển cốt thép
- Sau khi gia công, thép được buộc thành từng bó để tránh nhầm lẫn và vận
chuyển lên cao bằng cần trục tháp và được chuyến đến bộ phận tiếp nhận.

Hình 8: Công tác vận chuyển thép
9


7.Lắp dựng cốt thép
- Cốt thép sau khi được gia công, cắt, uốn theo thiết kế được cẩu lắp lên vị trí
cần lắp dựng.

- Yêu cầu kỹ thuật:
* Vận chuyển cốt thép:
+ Không làm biến dạng, hư hỏng cốt thép.
+ Cốt thép buộc theo từng loại để tránh nhầm lẫn.
+ Phân chia thành bộ phận phù hợp với công tác vận chuyển và lắp dựng.
* Thép trước khi lắp dựng:
Bề mặt sạch, không dính bùn, không có vẩy sắt và các lớp gỉ, các thanh sắt
bị giảm tiết diện không quá 2% đường kính, nếu vượt quá thì phải sử dụng với
tiết diện thực tế hoặc loại bỏ.
* Công tác lắp dựng :
+ Các bộ phận lắp trước không gây trở ngại cho các bộ phận lắp sau.
+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép để không bị biến dạng trong quá trình
thi công.
+ Các con kê cần đặt tại vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép, mặt bằng
thi công. Không lớn hơn 1m 1 điểm kê, con kê có chiều dày bằng chiều dày lớp
bê tông bảo vệ, làm bằng vật liệu không ăn mòn cốt thép và phá hủy bê tông.
Miếng kê bằng vữa xi măng hoặc bê tông phải có mắc lớn hơn hoặc bằng mác
bê tông của kết cấu.

Hình 9: Con kê bê tông

10


7.1 Lắp dựng cốt thép ở cột và vách
* Trình tự lắp đặt như sau:
- Uốn thép chờ cho đúng tim cột.Dùng máy kinh vĩ để điều chỉnh lại.
- Cốt thép dọc được cắt theo tính toán và được dựng lên cùng với thép
đai.Cốt thép dọc được buộc với thép chờ dưới chân cột.
- Luồn số đai cần thiết vào cột, lắp dựng giàn giáo để đứng buộc cốt đai.

- Buộc thép đai đã gia công với khoảng cách bố trí theo thiết kế.
* Yêu cầu:
- Cốt thép được nối so le để đảm bảo khi nối thép hàm lượng thép trên một
mặt cắt ngang không quá 50% diện tích thép chịu lực với thép có gờ và 25% với
thép trơn.
- Đoạn nối thép cột: không móc thép là 45d, có móc thép là 40d.

Hình 10: Bố trí thép ở vách

Hình 11: Bố trí thép ở cột
11


7.2 Lắp dựng cốt thép ở dầm
Thép dầm có chiều dài, kích thước lớn không thể lắp sẵn dưới mặt đất mà phải
bố trí trực tiếp sau khi lắp đặt cốp pha xong.
* Trình tự lắp đặt như sau:
- Dùng giá đỡ để đỡ những dầm thép hở cao hơn so với cốp pha sau đó mới
hạ cốt thép xuống dầm.
- Luồn cốt đai vào, sắp xếp các đai theo vị trí cần bố trí, sắp xếp các thép dọc,
thép cấu tạo, thanh tăng cường và tiến hành buộc dây thép để tạp thành mặt
khung vững chắc.
- Lắp con kê bê tông bảo vệ rồi bô thép và từ từ hạ dầm xuống.

Hình 12: Bản vẽ và mặt cắt 1 dầm cụ thể

Hình 13: Thi công thép thực tế từ bản vẽ trên
12



Hình 14: Công nhân đang bố thép ở dầm

Hình 15: Con kê của lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa 2 lớp thép
13


* Yêu cầu kỹ thuật:
- Các thông số về kích thước cần đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế đề ra.
- Khi bố trí thép đai cho dầm lớn cần đánh dấu với các khoảng rãi cho trước.

Hình 16: Vạch dấu trước khi bô thép đai
- Tại vị trí giao giữa dầm chính và dầm phụ và vị trí giao giữa dầm và cột
không được bố trí thép đai.

Hình 17:Bố trí thép vị trí giao giữa dầm và cột

Hình 18:Bố trí thép vị trí giao giữa dầm chính và dầm phụ

14


- Chú ý trong bố trí cốt đai. Tại các vị trí giao giữa dầm với cột xuất hiện lực
cắt lớn nên đai cũng cũng được tăng cường, khoảng cách đai nhỏ hơn, còn tại
bụng dầm lực cắt nhỏ hơn nên khoảng cách đai rộng hơn.

Hình 19:Bố trí cốt đai trong một dầm
- Cốt thép phía trên của dầm phụ nằm trên cốt thép dầm chính và cốt thép
phía trên của dầm chính nằm trên cốt thép sàn.

Hình 20:Bố trí cốt thép tại vị trí giao giữa dầm chính và dầm phụ

- Đảm bảo đoạn thép neo vào cột ở các vị gối dầm ≥ 30d ở lớp trên và ≥ 20d
ở lớp

15


Hình 21:Đoạn thép neo của một dầm
- Nên có thép gia cường để cố định các thép của dầm

Hình 22: Thép gia cường
7.3 Lắp dựng cốt thép ở sàn
- Nên đặt cốt thép dầm chính trước, sau đó đến cốt thép dầm phụ và sau cùng
là cốt thép sàn.
- Vì cốt thép sàn luồn qua khung cốt thép dầm cho nên sau khi buộc xong cốt
thép dầm mới rải và buộc cốt thép sàn.
16


Hình 23: Thi công sàn
- Ở vùng gần gối, đặt cốt mủ để chịu mômen âm.
- Thi công sàn lớp dưới trước theo quy phạm TCVN 4453 – 95. Lớp thép sàn
phía dưới được kê bằng con kê đúc sẵn theo cả phương ngang và dọc buộc vào
thép sàn.

Hình 24: Thi công thép sàn lớp dưới
17


- Lớp thép sàn ở phía trên cũng thi công theo phương cạnh ngắn trước.


Hình 25: Thi công thép sàn lớp trên
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Phải có con kê để đảm bảo khoảng cách chính xác lớp bê tông bảo vệ sàn.

Hình 26: Con kê sàn
- Giữa 2 lớp thép cần có chân chó (con kê thép)

18


Hình 26: Con kê thép ở sàn (chân chó)
- Neo, cắt thép đúng yêu cầu.Đoạn thép neo vào dầm ≥ 30d

Hình 26: Một đoạn móc thép sàn
7.4 Lắp dựng cốt thép ở vách tường lồng thang máy
- Tương tự như thi công thép cột.
- Cốt thép được gia công cắt và uốn theo đúng yêu cầu, được bó gọn theo từng
chủng loại thép sau đó dùng cẩu tháp vận chuyển thép lên khu vực thi công.

19


Hình 27: Thi công thép ở vách thang máy
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Trước khi thi công vách tường, lồng thang máy phải tiến hành định vị lại tim
trục vách bằng máy kinh vĩ.
- Cốt thép phải sạch, không dính đất bùn, dầu mỡ, các thanh thép bị biến dạng,
bị nứt quá mức cho phép phải được loại bỏ.
- Trong vách có cột, tiến hành lắp đặt cốt thép cột trước mới tới thép vách. Cần
chú ý đến vị trí lỗ cữa và hệ giằng cữa. Thi công thép chịu lực trước (phương

đứng), rồi theo phương ngang và thép C.
- Khi lắp đặt thép phải tiến hành làm sàn công tác phía trong chắc chắn bằng hệ
giáo hoặc sàn cứng (3 tầng 1 sàn). Mối nối thép phải đảm bảo ≥ 30d (45d).
- Khi đặt cốt thép đứng lồng thang máy, vách tường thi công trên các tầng cao
nên dễ bị xô dạt do ảnh hưởng của gió, cần có biện pháp chống đỡ cho thật
vững.

Hình 28: Thi công thép ở thang máy
20


B.CÔNG TÁC CỐP PHA
- Công tác cốp pha (Coffa) là một trong những khâu quan trọng quyết định đến
chất lượng bê tông, hình dạng và kích thước của kết cấu, cốp pha sử dụng cho
các công tác ở phần thân là cốp pha thép, cốp pha gỗ. Cốp pha được phân loại
và tập kết riêng tại các bãi trên công trường. Trước khi đưa vào sử dụng, cốp
pha phải được vệ sinh sạch sẽ và phủ lên một lớp chống dính.

Hình 29: Thi công đóng lắp cốp pha
1.Công dụng cốp pha
- Cốp pha là ván khuôn tạo hình kết cấu công trình, giữ cho vữa bê tông
không bị chảy ra và bảo vệ bê tông trong thời gian ngắn cho tới khi bê tông đủ
cường độ.
- Cốp pha có 2 thành phần chủ yếu:
+ Phần lát mặt và tạo hình kết cấu, thường được làm bằng gỗ ép.

21


Hình 30: Phần lát mặt cốp pha

+ Phần chống đỡ để đảm bảo vị trí ổn định vững chắc, thường là hệ thống dàn
sắt.
2.Thi công cốp pha
- Thi công cốp pha được thực hiện bởi 2 đội công nhân. Một đội gia công, một
đội chuyên lắp dựng và khi cần thiết có thể hỗ trợ lẫn nhau.
a.Thanh giằng
- Là một thanh thép tròn dài, 2 đầu có ren để vặn bu long được lắp xuyên suốt
qua cấu kiện giúp coffa không bị phình ra tại con ốc được xiết từ bên ngoài sát
mép phần lát mặt.

Hình 31: Thanh giằng cốp pha
22


b.Thanh chống
- Chủ yếu sử dụng các thanh chống thép có cấu tạo như sau:
+ Gồm 2 đoạn ống thép luồn vào nhau co sút và thay đổi chiều cao.Dưới
chân có đế bảo vệ, trên đỉnh có mân đỡ.

Hình 32: Thanh chống cốp pha
23


+ Sau khi thanh chống tới gần độ cao yêu cầu thì phải chốt trên lỗ khoan sàn
trên thanh chống rồi từ đó vặn đoạn ốc ren còn lại để cố định thanh chống.
+ Bản đề duới chân cột được liên kết với mặt sàn bằng đinh hoặc vít.
+ Nếu có tải trọng ngang thì dùng các thanh chống xiên hoặc các thanh
giằng.
+ Trước khi đặt thanh chống phải chọn vị trí chắc chắn ổn định.
c.Giàn giáo


Hình 33: Giàn giáo
- Cấu tạo từ những ống thép được hàn sẵn thành khung phẳng và sử dụng khi
cần liên kết 2 thanh giằng chéo là một khung sắt rắn chắc.

Hình 34: Thanh giằng giàn giáo
24


- Nếu cần đựng hay để vật liệu ta đặt thêm một sàn công tác.
- Trước khi lắp đặt cũng cần lưu ý đến vị trí và các chốt liên kết để đảm bảo
an toàn.

Hình 35: Giàn giáo đã lắp ghép xong
3.Thi công cốp pha cột

Hình 36: Thi công cốp pha cột

25


×