Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng nuôi thương phẩm tại công ty C.P – Chi nhánh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 78 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931 ) là một trong
những đối tượng nuôi phổ biến và quan trọng hiện nay. Theo Tổ chức lương
nông thế giới (FAO), dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2007 trên thế
giới chiếm 80% sản lượng tôm nuôi, trong đó 85% sản lượng tập trung ở các
nước Đông Nam Á. Các nước nuôi nhiều tôm thẻ chân trắng là Thái Lan, Trung
Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Êcuađo, Mêhicô, Panama, Hundurat,
Braxin, Mỹ.
Trên thế giới, tôm Thẻ chân trắng được nuôi nhiều hình thức như nuôi
thâm canh và bán thâm canh trong bể xi măng hay trong ao, nuôi ghép với cá rô
phi hay cá chép. Năng suất nuôi rất khác nhau tùy theo mức độ thâm canh và
hình thức nuôi. Vào năm 2001 Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm nuôi tôm
thẻ chân trắng với mật độ 1,5 vạn con/ 100m2 và 0,4 vạn con/ 100m2, kết quả
cho thấy đối với mật độ nuôi là 0,4 vạn con/ 100m2 thì năng suất và kích cỡ
trung bình của Tôm thấp hơn; tuy nhiên, tỷ lệ sống cao hơn và hệ số thức ăn
thấp hơn so với nuôi ở mật độ 1,5 vạn con/ 100m2 (Thuỷ sản Trung Quốc, số
2/2002). Tại viện hải dương học Hawaii khi thả với mật độ 75 PL/m 2 đã đạt tới
44 tấn/ha/năm [21].
Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên di nhập vào Việt Nam năm 2001 và được
phát triển tại nhiều địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh
Hòa và lan rộng khắp cả nước. Trong mấy năm gần đây, nhiều hộ nuôi tôm sú
đã bị lỗ, khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đã thắng to. Do thời gian thu
hoạch của tôm chân trắng ngắn hơn tôm sú (khoảng 3 tháng với năng suất 15
tấn/ha) nên việc phòng bệnh và tránh rủi ro tốt hơn.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2009, do tâm lý đón giá cao mà người dân đã
“làm liều” thả tôm trái vụ một cách tự phát khiến hằng trăm hecta nuôi tôm ở
nhiều tỉnh như Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định,… đã nhiễm bệnh đốm trắng.
Hơn nữa, người dân đã chủ quan không thực hiện đúng quy trình cải tạo ao, xử
lý nước, mật độ thả giống quá dày từ 150-200 con/m2 (trong khi theo khuyến
cáo của ngành là từ 60 – 80 con/m2) khiến môi trường nhiễm chất hữu cơ nặng
tạo điều kiện cho virus đốm trắng phát triển.


Theo bà Hoàng Thị Kim Yến, trưởng phòng kỹ thuật của chi cục thủy sản
Quảng Nam cho rằng, do nuôi tôm chân trắng với mật độ quá dày nên mức độ ô
nhiễm môi trường cũng cao gấp 10 lần so với nuôi tôm sú trước đây[18].


Như vậy, đâu là mật độ nuôi thích hợp để Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng
tốt nhất, cho năng suất cao nhất, nhưng hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu
của nghề nuôi đến môi trường đang là một câu hỏi khó cần được giải đáp của
nghề nuôi Tôm thẻ chân trắng ở nước ta hiện nay.
Với những yêu cầu đó và được sự chấp nhận của Ban chủ nhiệm khoa
Thủy sản trường Đại học Nông Lâm Huế và giáo viên hướng dẫn tôi xin thực
hiện đề tài “Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của
tôm Thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) nuôi thương phẩm
tại công ty C.P – Chi nhánh Quảng Trị”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định mật độ nuôi tôm Thẻ chân trắng phù hợp, có tốc độ tăng trưởng
nhanh, tỷ lệ sống cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.


Phần 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2. Tình hình phát triển nghề nuôi tôm Thẻ chân trắng trên thế giới và ở
Việt Nam
2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) là loài tôm
được nuôi phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, ở Nam Mỹ diện tích nuôi chiếm
hơn 70% (Wedner & Rosenberry,1992).Hiện nay, sản lượng tôm Thẻ chân trắng
chỉ đứng sau sản lượng tôm Sú nuôi trên thế giới và giá trị xuất khẩu của tôm
này ước tính trên 1kg bằng 81% so với tôm Sú. Theo các nhà khoa học của Viện
nghiên cứu biển Hawaii, tôm Thẻ chân trắng với những đặc tính sinh học vượt
trội hơn so với tôm Sú như: khả năng thích nghi với môi trường rộng, có thể

thích nghi ở độ mặn dao động từ 0 – 40%O , là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh
trong điều kiện nuôi thương phẩm với mật độ 100 – 200con/cm2, trong 60 ngày
nuôi tôm đạt kích cỡ 20g/con, trong khi đó tôm sú phải mất ít nhất 120 ngày thì
trọng lượng mới đạt 20g/con.
Tại hội nghị Tầm Nhìn Toàn Cầu năm 2010 tổ chức tại Malaysia các
chuyên gia nuôi trồng thủy sản đã công bố các thông tin về sản lượng tôm nước
lợ như sau :
Bảng2. 1: Sản lượng tôm ước tính tại Châu Á và Mỹ La Tinh
Châu Á
2007
2008
2009
2010
2011
Trung Quốc 1.265.636 1.286.074 1.181.130 899.600 962.000
Thái Lan
504.856 507.500 541.994 548.800 553.200
Việt Nam
376.700 381.300 302.400 357.700 403.600
Indonesia
330.155 408.346 299.050 333.860 390.631
Ấn Độ
107.665 86.600
76.261
94.190 107.737
Bangladesh
63.600
67.197 105.000 110.000 115.000
Tổng Châu Á 2.648.612 2.719.017 2.505.835 2.344.150 2.532.168
Mỹ La Tinh

2007
2008
2009
2010
2011
Ecuador
150.000 150.000 140.000 145.000 148.000
Mexico
111.787 130.021 130.000 91.500 120.000
Brazil
65.000
65.000
65.000
72.000
82.000
Colombia
20.300
20.300
20.016
16.500
15.000
Honduras
26.333
26.586
20.000
30.800
22.000
Venezuela
17.658
16.002

18.000
20.000
15.000
Tổng Châu
319.078 408.089 376.300 376.300 402.000
Mỹ La Tinh
Tổng Cộng
3.039.690 3.127.106 2.720.450 2.720.450 2.934.168

2012
1.048.000
591.500
444.500
442.757
116.103
120.000
2.762.860
2012
152.000
132.000
90.000
14.000
22.000
15.000
425.500
3.188.360

(Theo www.donghaiseafood.com)



Năm 1980, Indonesia, Trung Quốc và Equado là những nước sản xuất
tôm lớn nhất trên thế giới.Đến nay, bốn nước Đông Á là Trung Quốc, Việt Nam,
Thái Lan và Indonesia đã chiếm tới 75% sản lượng toàn cầu, trong đó Trung
Quốc chiếm 38% sản lượng tôm thế giới. Đối tượng nuôi chủ lực của Trung
Quốc là tôm Thẻ chân trắng chiếm trên 85%, và Thái Lan chiếm trên 90%.
Trong khi đó, 13 nước sản xuất tôm lớn nhất Trung và Nam Mỹ chỉ chiếm
chưa đến một phần năm (18%) sản lượng toàn cầu.
Cùng với sự gia tăng của diện tích và sản lượng tôm nuôi thì các công
nghệ nuôi tôm cũng đã được nghiên cứu cải tiến nhằm giảm thiểu tác động
xấu đến môi trường.
Một trong những công nghệ nuôi được ứng dụng nhiều nhất và đưa lại
hiệu quả cao là công nghệ biofloc. Với ưu điểm so với phương pháp nuôi truyền
thống là không thay nước trong suốt chu kỳ nuôi hạn chế tối đa khả năng nhiễm
và lây lan dịch bệnh, mật độ thả cao, năng suất cao gấp khoảng 20 lần/vụ và 50
lần/năm, FCR giảm 30 – 40% khả năng miễn dịch của tôm tăng 134% (Jang,
2010) công nghệ biofloc ngày càng được ứng dụng phổ biến ở các nước trên thế
giới, đặc biệt là Indonesia.
Theo Shrim New International (2006) hiện nay chưa có tài liệu nào thống
kê được có bao nhiêu trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc. Tuy nhiên,
BFT đã đưa lại thành công trong nuôi tôm công nghiệp cả về quy mô và hiệu
quả kinh tế phải kể đến Belize aquaculture, Ltd – Belize, Ocean Farms –
Florida, Mỹ và PT Central Pertiwi Bahari – Indonesia.
Như vậy, tôm Thẻ chân trắng đã phát triển mạnh về quy mô lẫn và sản
lượng, đặc biệt giai đoạn từ năm 2007 đến nay. Trong đó các nước Châu Á đang
chiếm vị trí hàng đầu đóng góp vào sản lượng tôm của cả thế giới. Tôm thẻ chân
trắng ngày càng khẳng định tính ưu việt trong nuôi trồng và giá trị thương mại.
2.1.1 Nghiên cứu chọn giống tôm Thẻ chân trắng
Chương trình chọn giống tôm Thẻ chân trắng đã được các nước Nam Mỹ
như CuBa, Brazil, Mehico, Colombia đặc biệt là Hawaii, Mỹ thực hiện từ trước
những năm 1990, đến nay đã thành công và tạo được các dòng tôm sinh trưởng

nhanh, kháng bệnh dựa trên phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ
sinh học phân tử. Hiện nay các nước Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia ứng dụng
và nhập công nghệ này và tạo được các dòng tôm chất lượng cao phù hợp với
vùng nuôi, điều kiện tự nhiên Châu Á.
Những chọn giống tôm Thẻ chân trắng ( Litopenaeus vannamei ) được
các nhà khoa học Viện nghiên cứu Hải dượng học Hawaii thực hiện từ năm


1988. Sau nhiều thế hệ đánh giá thông qua hình thức chọn lọc hàng loạt và chọn
lọc theo gia đình, năm 1998 các nhà nghiện cứu đã chọn được hai dòng: dòng 1
có tốc độ tăng trưởng nhanh 100% cá thể sinh trưởng vượt trội, và dòng 2 có
70% kháng bệnh Taura TSV (Brad J.Argue & CTV, 2001).Marcos De Donato &
CTV (2008) đã nghiên cứu sự tác động của chọn lọc theo gia đình lên tốc độ
tăng trưởng của tôm Thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Venezuela. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình ở tôm cái nhanh
hơn tôm đực .
Ibarra và Famula (2008) cho rằng sinh trưởng của tôm Thẻ chân trắng
nuôi ở các mật độ khác nhau có thể có những tương tác khác nhau về kiểu gen
với môi trường. Hệ số di truyền về khối lượng của tôm cũng khác nhau giữa các
mật độ nuôi, hệ số di truyền cao nhất ở mật độ nuôi cao (0,61 so với 0,35). Kết
quả này là do tăng biến dị cộng gộp và giảm phương sai môi trường khi nuôi
tôm ở mật độ cao. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các chương trình chọn giống sinh
trưởng nên áp dụng nuôi với mật độ cao.
Những nghiên cứu về di truyền phân tử, phát triển chỉ thị di truyền liên
quan đến các tính trạng số lượng phục vụ chọn giống tôm thẻ chân trắng được
các nhà khoa hoc trên thế giới phát triển từ những năm 1990. Nhiều chỉ thị phân
tử đã được áp dụng cho chương trình nghiên cứu di truyền chọn giống, đánh giá
di truyền quần thể, đặc biệt là các chỉ thị có tính đa hình cao liên quan tới bản đồ
liên kết gen của các tính trạng kinh tế và kháng bệnh. Nghiên cứu so sánh sự
khác nhau về di truyền giữa quần đàn tôm Thẻ chân trắng nuôi và quần đàn tự

nhiên bằng chỉ thị allozyme, cho thấy không có khác biệt lớn về cấu trúc nuôi và
quần đàn tự nhiên dị hợp tử giữa các quần đàn. Tần số tương đối giữa các allele
cao và rất ít biến dị. Tuy nhiên, dưới áp lực của chọn lọc nhân tạo và cách ly về
mặt địa lý sẽ làm cho cấu trúc cân bằng thay đổi và tăng khả năng cận huyết (
Sunden và Davis, 1991)
Hai vấn đề lớn được quan tâm trong chương trình chọn giống tôm Thẻ
chân trắng hiện nay là chọn lọc được dòng tôm có tính trạng tăng trưởng vượt
trội và khả năng kháng bệnh. Các bệnh phổ biến trên tôm Thẻ chân trắng bao
gồm hội chứng Taura(TSV), bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng
(YHV/GAV/LOV) và một số bệnh khác như IHHNV, BP, MBV, BMN, HPV,
IMNV, NHP. Các thiệt hại do bệnh tôm gây ra có tác động rất lớn đến sinh
lượng, năng suất và diện tích nuôi. Ví dụ như bệnh do virus TVS, được bắt
nguồn đầu tiên tại Ecuador năm 1991 và lan rộng ra các nước Nam Mỹ, hội
chứng này làm cho tổng sản lượng tôm Thẻ chân trắng nuôi ở Mỹ giảm 50% vào


năm 1995. Đến năm 1999 các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Thái Lan, Indonesia đều bị hội chứng TSV, nguyên nhân do nguồn tôm
nhập từ các nước Châu Mỹ. Trước thực trạng đó cùng với quá trình chọn tính
trạng tăng trưởng nhanh, nghiên cứu dòng tôm có gen kháng bệnh virus TVS đã
được đặt ra đối với các chương trình chọn giống tôm Thẻ chân trắng ở các nước
Nam Mỹ. Các chương trình này nhằm tạo ra nguồn giống tôm thẻ sạch bệnh từ
bố mẹ đã biết trước nguồn gốc và nghiên cứu phát triển các chỉ thị di truyền và
chọn lọc những cá thể tôm sống sót ở những vùng dịch bệnh phát triển, tạo đàn
tôm giống sạch bệnh (SPF). Mục tiêu của chương trình này để duy trì tôm sạch
bệnh, đảm bảo đa dạng di truyền, tránh cận huyết và cải thiện tốc độ tăng trưởng
(JamesAWytm, 1999).
2.1.2 Nghiên cứu tạo đàn tôm sạch bệnh (SPF)
Tôm thẻ chân trắng sạch bệnh Specific pathogen free (SPF) phát triển ở
Mỹ từ đầu những năm 1990 làm cho sản lượng tôm của nước này đã tăng gấp

đôi. Nhưng đến năm 1995, hội chứng Virus Taura (TSV) đã làm cho sản lượng
tôm trên toàn nước Mỹ giảm 50%, lan rộng ra trên toàn bộ các nước Nam Mỹ.
Trước thực tế đòi hỏi đó các nhà nghiên cứu có biện pháp ngăn chặn và tạo ra
thế hệ tôm bố mẹ mang kiểu gen kháng lại một số virus gây bệnh. Đã có nhiều
chương trình nghiên cứu chọn giống tôm Thẻ chân trắng sạch bệnh, ví dụ như: i)
Chương trình nuôi tôm biển của Hoa Kỳ (UMSEP) nghiên cứu tạo đàn tôm sạch
bệnh (SPF);ii) Chương trình nghiên cứu chọn giống tôm Thẻ chân trắng (SPF)
của tập đoàn SyaAqua – Mỹ để tạo ra dòng tôm lớn nhanh, kháng một số loại
bệnh do virus. Bằng phương pháp gây cảm nhiễm hội chứng TVS, đốm trắng,
chọn lọc những cá thể có mang kiểu gen kháng bệnh và tạo dòng thuần. Sau hơn
10 năm thực hiện đã chọn lọc được 240 dòng tôm cho tốc độ tăng trưởng nhanh
sạch bệnh, iii) Chương trình quản lý nguồn giống tôm của Tổ chức Sức khỏe
động vật nuôi thế giới (OIE), chương trình nghiên cứu so sánh lựa chọn hai
dòng tôm nuôi đánh giá ở Venezuala, Mỹ, Polynesia thuộc Pháp, Brazil, iv)
Chương trình trung tâm Nghiên cứu Sinh học Tây Bắc Mehico (CIBNOR) đã
chọn lọc được dòng tôm có tốc độtăng trưởng và khả năng sinh sản của tôm thẻ
chân trắng; v) Chương trình hợp tác giữa CENIACUA (Colombia) hợp tác với
AKVAFORSK (Nauy) thực hiện chọn giống nâng cao sinh trưởng và tỷ lệ sống
của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện ao nuôi và nuôi bể.
Như vậy, tôm chân trắng đã được chọn lọc nâng cao sinh trưởng đem lại
hiệu quả chọn giống cao. Từ những kết quả trên cho thấy chọn lọc nâng cao sinh


trưởng trên tôm Thẻ chân trắng là hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được tại
Việt Nam.
2.2 Tình hình nghiên cứu tôm Thẻ chân trắng (L. vannamei) ở Việt Nam
2.2.1 Phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng
Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đông
Nam Á du nhập giống TCT, nhưng lại là nước phát triển nuôi loài này vào loại
chậm trong khu vực.Năm 2001-2002 Việt Nam mới cho phép nhập tôm chân

trắng vào nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công
ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và Công ty Asia Hawaii (Phú Yên) .Mặc dù, qua rất
nhiều năm nuôi, tôm Thẻ chân trắng đưa lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt ở những
vùng đất hoang hóa, đã khẳng định được tính ưu việt về mật độ nuôi, tốc độ tăng
trưởng và năng suất nhưng đến năm 2008 Bộ NN&PTNT mới ra chỉ thị số 228
ngày 25/01/2008 cho phép nuôi đối tượng này ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên
phải tuân thủ theo một số điều kiện nhất định. Phát triển nuôi tôm Thẻ chân
trắng được ghi nhận có những đột phá sau khi chỉ thị 228 ra đời, diện tích và sản
lượng tăng nhanh cụ thể như sau:
200000
180000

160000
140000
120000
Diện tích(ha)

100000

Sản lượng(tấn)

80000

60000
40000
20000
0
2008

2009


2010

2011

2012

Hình 2.2:Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2008 – 2012


Bảng 2.2 :Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2008 – 2012
Năm

Diện tích(ha)

Sản lượng(tấn)

2008

9000

14500

2009

15300

33500

2010


25000

135000

2011

33049

140000

2012

38169

177817

Như vậy, mặc dù được xem là đối tượng nuôi phát triển nhanh trong
những năm gần đây nhưng sản lượng tôm của Việt Nam cũng mới chỉ bằng 16%
so với Trung Quốc và 30% so với Thái Lan.
Năm 2009 nuôi tôm Thẻ chân trắng chủ yếu tập trung ở các tỉnh duyên
hải Trung bộ chiếm triển 75% tổng diện tích nuôi thẻ chân trắng của cả nước.
Đến nay, tôm Thẻ chân trắng đã phát triển nuôi khắp cả nước trong đó ĐBSCL
chiếm đến gần 50% (15.727 ha) trên tổng diện tích.Năm 2012 tổng diện tích
nuôi tôm Thẻ chân trắng là 38.169 ha tăng 15,5%, sản lượng 177.817 tấn tăng
3,2% so với năm 2011.
Sự phát triển tôm chân trắng nhanh chóng gây áp lực lên môi trường và
cũng ứng con giống làm cho dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, đặc biệt trong
năm 2011 và 2012.
Năm 2012 cả nước có khoảng 100.766 ha tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch

bệnh trong đó 91.174ha nuôi tôm sú và 7.068ha nuôi tôm Thẻ chân trắng. Tôm
bị bênh do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính(AHPNS) chiếm 45%, chủ yếu
trên diện tích nuôi tôm công nghiệp, còn lại là do bệnh đốm trắng và đầu vàng (
Vasep, 2012). Đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh AHPNS
(Acute Hepatopanerea Necrosis Syndrom) và chưa có biện pháp phòng, chữa trị
có hiệu quả.
2.2.2 Sản xuất và cung ứng con giống :
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2012 cả nước có 250 trại sản
xuất giống tôm chân trắng với tổng số giống sản xuất được thống kê (qua kiểm
dịch) là 32 tỷ con, trong đó lượng giống đảm bảo chất lượng chiếm khoảng 30%.
Nhu cầu giống để thả nuôi trên diện tích của năm 2012 khoảng 35 – 40 tỷ con.
Để sản xuất đủ nhu cầu giống đáp ứng phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng trong
thời gian tới, chúng ta cần khoảng 120.000 – 150.000 cặp tôm bố mẹ/năm. Tính


đến nay ( 2013), Việt Nam vẫn hoàn toàn nhập khẩu 387.437 con và trong 6
tháng đầu năm 2012 là 90.000 con tôm bố mẹ. Tuy vậy, nhập khẩu tôm bố mẹ
đang đối mặt 2 vấn đề chính, đó là :
- Tôm bố mẹ nhập khẩu vào Việt Nam đều được chứng nhận đảm bảo tiêu
chuẩn theo quy định(sạch bệnh, xuất xứ nguồn gốc,..) nhưng tình trạng tôm bố
mẹ kém chất lượng, nhiễm bệnh vẫn xảy ra khá phổ biến. Không kiểm soát được
chất lượng tôm bố mẹ từ các nước xuất khẩu.
- Giá nhập khẩu cao, sự chênh lệch lớn giữa các cơ sở cung cấp, dao động
từ 26 – 65USD/con, nguồn giống tôm bố mẹ không chủ động, dẫn đến giá thành
tôm giống cao, có thời điểm lên đến 80 – 90 đồng/con.
Như vậy, với việc nhập khẩu tôm bố mẹ không kiểm soát được chất
lượng, phát triển trại sản xuất giống không theo quy hoạch và đạt chuẩn, quản lý
nhà nước về con giống thiếu chặt chẽ dẫn đến hiện tượng con giống kém chất
lượng, không kiểm dich vẫn lưu thông khá phổ biến trên thị trường. Hậu quả
cuối cùng là người nông dân nuôi tôm gánh chịu do tôm chậm lớn dịch bệnh.

2.2.3 Nghiên cứu tôm thẻ chân trắng và kết quả đạt được
Tôm thẻ chân trắng không phải là loài tôm bản địa nên không có bất cứ
nghiên cứu nào được thực hiện trên đối tượng này trước năm 2001 ở Việt Nam.
Từ năm 2003 đến nay một số công trình nghiên cứu đã được triển khai, một số
kết quả đạt được như sau:
- Năm 2003, Viện nghiên cứu NTTS III đã triển khai đề tài cấp Bộ
“Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ cho
quy hoạch vùng nuôi tôm Thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei”, đề tài đã đề
xuất được quy trình công nghệ sản xuất giống; quy trình công nghệ thương
phẩm; cho đẻ khép kín vòng đời. Đề tài đã chỉ ra được các yếu tố thích hợp cho
sự thành thục và cho đẻ tôm bố mẹ như nhiệt độ, độ mặn, loại thức ăn, kích cỡ
thành thục lần đầu,...
- Nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm tôm Thẻ chân trắng tại vùng
nước ngọt, nước lợ và nước mặn cũng đã được thực hiện. Kết quả tôm có khối
lượng lớn nhất khi nuôi 120 ngày cũng chỉ đạt đến 14,4g/con. Kết quả nghiên
cứu đề tài này có thể được ứng dụng để nuôi tôm thành thục, cho đẻ, và nuôi
tôm thịt thương phẩm. (Đào Văn Trí & ctv, 2004).
- Từ 2009 – 2010, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III thực hiện đề
tài “Nghiên cứu sản xuất tôm Thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng, sạch bệnh phục


vụ sản xuất giống nhân tạo”. Kết quả cho thấy bố mẹ được nuôi trong điều kiện
Việt Nam cho sức sinh sản tuyệt đối từ 20 – 23 vạn trứng/cá thể, cao hơn sức
sinh sản tôm bố mẹ nhập trực tiếp từ Hawaii (17- 19 vạn trứng/cá thể). Tương tự
như vậy, tỷ lệ nở, tỷ lệ thụ tinh,tỷ lệ sống của tôm bố mẹ đều cao hơn tôm nhập
nội. Tạo được đàn tôm bố mẹ sạch bệnh đủ tiêu chuẩn kĩ thuật để sản xuất giống
(Nguyễn Thành Vũ và ctv, 2010)
- Từ 2009 – 2011, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện đề
tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất tôm Thẻ chân trắng sạch
bệnh “. Đề tài đã nhập một đàn tôm bố mẹ sạch bệnh từ Hawaii – Mỹ (350 cặp

bố mẹ, 60-70g/con) và đàn tôm từ Thái Lan ( 500 cặp bố mẹ, 55-65g/con). Kết
quả đã xác định được loại thức ăn, mật độ, hệ thống nuôi tôm bố mẹ và đã tạo ra
được đàn tôm bố mẹ sạch bệnh(Vũ Văn In và ctv, 2012)
- Từ năm 2010 – 2011, Viện nghiên cứu NTTS III thực hiện dự án tạo
đàn bố mẹ từ nguồn postlarvae nhập nội (PL được sản xuất từ các gia đình chọn
giống). Kết quả đã tạo ra được 1500 con tôm bố mẹ sạch bệnh đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật (Nguyễn Hữu Hùng, 2011)
- Từ 2012 – 2014 , Viện nghiên cứu NTTS III đang thực hiện dự án “
Nâng cao chất lượng giống tôm Thẻ chân trắng” thuộc chương trình 2194. Kết
quả năm 2012 đã tạo được 6 dòng tôm từ 3 đàn vật liệu ban đầu và chọn được
công thức lai cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất. Dự án đang tiếp tục
thực hiện. (Nguyễn Hữu Hùng, 2012).
2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng địa bàn Quảng Trị
Nằm trong vùng Duyên Hải Miền Trung, tỉnh Quảng Trị có vùng đất cát
khoảng 34.732 ha. Đây là tiềm lực lớn tạo điều kiện cho phát triển NTTS nói
chung và nghề nuôi tôm nói riêng của tỉnh.
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi trên vùng đất cát Quảng Trị (năm
2004 ) với dự án của công ty Việt Mỹ. Từ đó diện tích và sản lượng tăng lên
đáng kể. Năm 2009 tổng diện tích nuôi tôm trong toàn tỉnh là khoảng 461 ha,
trong đó diện tích ở vùng cát ven biển là 201 ha, còn lại là vùng ven sông. Tổng
sản lượng tôm đạt 3.400 tấn (giá trung bình từ 60.000 – 110.000 đồng tùy thời
điểm), năng suất đạt trung bình khoảng 10 tấn/ ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 20
tấn/ha/vụ cho lãi khoảng 1 tỷ đồng/ ha/vụ.
Cùng thời gian đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra một số dịch bệnh
đối với tôm Thẻ chân trắng như bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại vùng cát ven


biển xã Triệu An (Triệu Phong), Đông Lễ, Đông Giang (TP Đông Hà) với diện
tích khoảng 20 ha, gây thiệt hại khá nặng. Ngoài ra bệnh NHP, bệnh đỏ thân
xuất hiện cũng gây thiệt hại trên khoảng diện tích 15 ha của người dân. Dịch

bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, rất khó ngăn ngừa.
Theo Sở NN & PTNT, trong năm 2010, diện tích nuôi tôm ven biển sẽ
tiếp tục tăng mạnh do giá tôm tăng cao. Chỉ tính từ đầu năm 2010 đến hiện tại,
người dân đã đào thêm 30 ha mặt nước nuôi tôm.
Trong thời gian qua, với thành công bước đầu trong việc nuôi tôm thẻ
chân trắng trên đất cát không chỉ giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho
một bộ phận dân cư vùng bãi ngang ven biển mà còn làm giàu cho nhiều hộ nuôi
đối tượng này. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra ở đây là nếu chỉ thấy hiệu quả trước
mắt mà không có sự quản lý, định hướng phát triển nuôi tôm trên cát ồ ạt như
hiện nay thì tất yếu sẽ dẫn đến ảnh hưởng khôn lường như tình trạng sa mạc hóa
do tình trạng khai thác nguồn nước ngầm quá mức, tình trạng lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, hiện tại người nuôi
tôm đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Hầu
hết viêc tiêu thụ sản phẩm thông qua tư thương nên bị ép giá. Do đó, trong thời
gian tới ngành thủy sản cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan có
những giải pháp hợp lý để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững,
hiệu quả.
2.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ thả nuôi đối với tôm Thẻ chân trắng
nuôi trên cát
Sau những thành công bước đầu, tay nghề được nâng lên, người nuôi
thường có xu hướng tăng dần mật độ nuôi từ 100 con/m2 lên 150-200 con/m2.
Trong năm vừa qua đã có những mô hình đã thử nghiệm với mật độ 400 - 500
con /m2.
Hệ thống ao hồ, trang thiết bị hoàn chỉnh, con giống sạch bệnh, công nghệ
nuôi tiên tiến cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài
nước phần nào làm yên tâm các nhà đầu tư lớn khi họ nuôi trên hệ thống ao có
lót bạt nilon, có ao trữ, ao lắng, hệ thống quạt nước, sục khí đáy và kiểm tra,
theo dõi hàng ngày các thông số môi trường chất lượng nước.
Trong khi đó những người nuôi quy mô nhỏ, tập trung dạng nuôi quảng
canh cải tiến, bán công nghiệp sau khi đầu tư thêm một số thiết bị và cải tạo lại

ao hồ lên nuôi mật độ cao, tuy nhiên do ao liền ao, bờ liền bờ giữa các hộ nuôi
với nhau thì việc nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ từ 100 con/m2 trở lên sẽ gặp
trở ngại như: tôm chậm lớn, kích cỡ không đồng đều đến khi thu hoạch, dịch


bệnh dễ xảy ra...
Với các ao hồ được đầu tư tốt, khu nuôi riêng biệt, sau mỗi vụ nuôi ngoài
việc cải tạo tốt ao nuôi còn phải sên vét đường cấp nước và đường xả thoát nước.
Một điều tưởng chừng như bình thường nhưng rất quan trọng và không
thể thiếu trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng là luôn làm sạch đáy ao. Khi
nuôi tôm sú, người nuôi có thể xi phông đáy theo định kỳ. Nhưng khi nuôi tôm
thẻ chân trắng mật độ cao, mỗi tuần (thậm chí mỗi ngày khi tôm lớn) người nuôi
phải xả cặn bã đáy ao tại các vị trí thu gom hoặc bơm hút cặn sang các ao trữ để
xử lý.
Hệ thống ao nuôi là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại khi nâng
mật độ nuôi cao. Việc nâng cấp ao hồ từ nuôi tôm sú qua nuôi tôm thẻ chân
trắng mật độ cao cũng cần phải chú trọng về độ sâu của mực nước ao nuôi. Đây
cũng được xem như là ưu tiên số một khi cải tạo ao hồ. Đối với các ao nuôi trải
bạt toàn bộ đáy ao, độ sâu mực nước thích hợp cho nuôi mật độ cao là 1,5-2m.
Ngược lại, với các ao nổi, vùng thấp triều thường có độ sâu mực nước
thấp hơn (0,8-1,2m) sẽ là thách thức không nhỏ khi nuôi mật độ trên 100
con/m2.
Nhiều người nuôi đã đầu tư những hệ thống ao hồ thực sự bài bản như:
làm lưới nhà lầu tạo điều kiện cho tôm đeo bám, hệ thống oxy đáy, hệ thống
quạt, phủ lưới che chim cò toàn bộ ao nuôi.
Việc theo dõi nhiệt độ, pH, độ kiềm, độc tố…cũng được người nuôi chú trọng.
Nhắm đến kết quả là tỉ lệ sống cao, kích cỡ tôm đồng đều, ít bệnh, thời
gian thu hoạch ngắn, năng suất cao khi nuôi tôm Thẻ chân trắng mật độ cao từ
150-200 con/m2 trên hệ thống ao nuôi tôm sú trước đây, Việt Linh khuyến nghị
một số vấn đề kỹ thuật như sau:

- Ao nuôi nên trải bạt toàn bộ hoặc phủ bạt bờ ao.
- Bảo đảm mực nước ao nuôi từ 1,5-2m.
- Khu vực nuôi có nguồn nước dồi dào
- Có ao trữ, ao lắng và hệ thống cấp thoát nước đáp ứng yêu cầu xả mùn
bã đáy ao (xi phông đáy) mỗi ngày.
- Có hệ thống oxy đáy; hệ thống quạt nước tạo được các khu vực gom
mùn bã đáy ao. Bảo đảm từ tháng thứ 2, thời gian quạt nước 24h/24h.
- Nếu không thỏa mãn các yêu cầu trên, nên nuôi dạng bán công nghiệp
<100 con/m2 sẽ hiệu quả hơn.
- Về con giống: Chỉ nuôi mật độ cao khi chọn được con giống sạch bệnh.


- Trong quá trình nuôi, các biểu hiện của ao nuôi không dễ nhận biết nên
đòi hỏi người nuôi phải bám sát để phát hiện và xử lý kịp thời.
2.5. Các hình thức nuôi tôm trên thế giới
Hình thức nuôi tôm quảng canh: Người nuôi chọn địa điểm ao nuôi, rồi
tiến hành đắp đê, làm cống và nguồn nước được lấy vào thông qua thủy triều
mang theo cả con giống và thức ăn. Người nuôi tôm không cần bổ sung thức ăn
và con giống nên không quản lý được mật độ ao nuôi và tốc độ tăng trưởng của
tôm, giống không đồng đều kích cỡ, nhiều cá tạp …
Hình thức nuôi quảng canh cải tiến giống hình thức nuôi quảng canh
nhưng người nuôi bổ sung thêm con giống và thức ăn.
Hình thức bán thâm canh: Hình thức này khá phổ biến. Con người chủ
động thức ăn và con giống.
Hình thức nuôi thâm canh: Đây là hình thức nuôi tiến bộ nhất. Người
nuôi tạo môi trường hoàn toàn nhân tạo phù hợp nhất với sự sinh trưởng, phát
triển của con tôm. Thức ăn con giống hoàn toàn chủ động. Toàn bộ quy trình
nuôi được áp dụng kỹ thuật cao và quản lý mật độ chặt chẽ, diện tích ao nhỏ
nhưng mật độ nuôi tôm lớn 20-50con/m2 thậm chí 60-70con/m2 (với tôm sú
(P.monodon), với tôm chân trắng có thể nuôi với mật độ 150-200 con/m2.

Theo số liệu năm 1992 - 1993 (Menasveta, 1998) nuôi tôm công nghiệp
(thâm canh) chiếm 1/3 sản lượng tôm nuôi, nhưng diện tích chỉ chiếm 5% trong
tổng diện tích nuôi, cho thấy nuôi tôm công nghiệp cho hiệu quả sử dụng rất lý
tưởng. Với áp lực tăng dân số toàn cầu cùng với tăng nhanh lợi nhuận và hạn
chế ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, đòi hỏi việc phát triển nuôi tôm cần tăng
hiệu quả sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc xóa dần hình thức nuôi
quảng canh và tăng dần hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh.1.3. Hệ thống
phân loại và một số đặc điểm sinh học của tôm Thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei)

2.6. Hệ thống phân loại


Ngành chân khớp:

Athropoda

Lớp giáp xác :

Crustacea

Bộ mười chân :

Decapoda

Phân bộ chân bơi :
Liên họ tôm he:
Họ tôm he :

Nantatia

Penaeoidea
Penacidae

Giống tôm he:

Penaeus

Loài tôm thẻ chân trắng : Litopenaeus vannamei
Tên thường gọi :

Tôm thẻ chân trắng

2.7. Một số đặc điểm sinh học của tôm Thẻ chân trắng
2.7.1. Đặc điểm phân bố và tập tính sinh sống
Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) là loài tôm biển, có nguồn gốc từ vùng
biển xích đạo Đông Thái Bình Dương, từ Mexico đến Peru; đây là loài tôm quý,
có nhu cầu cao trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực châu Mỹ La Tinh
và cho sản lượng lớn gần 200 nghìn tấn (1999). Phân bố trong các thuỷ vực từ
40 độ vĩ Bắc đến 40 độ vĩ Nam.
Ấu trùng và tôm con của loài tôm chân trắng phân bố tập trung ở cửa
sông, ven bờ, nơi giàu sinh vật thức ăn, do tác động cơ học của thuỷ triều. Tôm
trưởng thành phân bố ngoài khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn. Ban
ngày tôm sống vùi trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn.
Bảng 2.3. Điều kiện môi trường thích hợp đối với tôm chân trắng
Yếu tố môi trường

Chỉ số thích hợp

Nền đáy


Đáy cát, cát bùn

Độ sâu

1 - 1.5m

Nhiệt độ

25 - 320C

Độ mặn

28 - 34‰

pH

7,7 - 8,3

Độ trong

30 ~ 40 cm

Độ kiềm

100 ~ 120 ppm


Tôm chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của
môi trường sống. Chúng chịu đựng được ngưỡng oxy thấp (thấp nhất là
1,2mg/l); thích nghi tốt với thay đổi độ mặn (tốt nhất ở 28 - 34‰); có giới hạn

nhiệt độ rộng (150C - 350C). Nuôi trong phòng thí nghiệm rất ít thấy chúng ăn
thịt lẫn nhau.
2.7.2. Hình thái và cấu tạo
Cũng giống như một số loài tôm he khác, cấu tạo của tôm chân trắng gồm
các bộ phận sau:

Hình 2.2. Hình thái, cấu tạo tôm thẻ chân trắng (L. vannamei)
Chuỷ có 2-4 (đôi khi có 5-6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có gai gân và
gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt. Không có
rãnh tim mang. Có 6 đốt bụng, 3 đôi mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không
có, gai đuôi không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn
nhiều so với vỏ giáp. Con đực khi thành thục có bộ phận giao phối đực cân đối,
nửa mở, không có màng che. Không có hiện tượng phóng tinh, có gân bụng
ngắn. Túi chứa tinh hoàn chỉnh, bao gồm ống chứa đầy tinh dịch và có cấu trúc
gắn kết riêng biệt với sự sinh sản cũng như với các chất kết dính. Con cái khi
thành thục có túi “ thụ tinh” mở và đốt sinh dục thứ 14 gợn lên thành mấu lồi,
thành lỗ hoặc khe rãnh.
2.7.3. Chu kỳ sống
Quá trình phát triển tôm thẻ chân trắng từ trứng đến giai đoạn Postlarvae
trải qua 6 giai đoạn Nauplius kéo dài 1,5 ngày, 3 giai đoạn Zoea kéo dài khoảng
5 ngày và 3 giai đoạn Mysis kéo dài khoảng 3 ngày. Trứng nở thành ấu trùng


Nauplius sau 14-15 giờ. Tuy nhiên thời gian biến đổi qua các giai đoạn ấu trùng
phụ thuộc vào nhiệt độ nước.
Biển khơi

Cửa sông

Trưởng thành


Ấu trùng

Hình 2.3. Vòng đời của tôm he (Penacidae)
2.7.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loại tôm ăn tạp giống như các loại tôm he khác, thức
ăn của nó cũng cần các thành phần: protein, glucid, lipid, vitamin và muối
khoáng… Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong
điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng thức ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm
(thức ăn ướt). Thức ăn cho tôm chân trắng cần hàm lượng đạm 35-38% trong
khi đó tôm sú cần 40% protein .
Giai đoạn ấu trùng: Do tập tính sống trôi nổi bắt mồi thụ động bằng các đôi
phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng. Thức ăn mà ấu trùng sử dụng trong
thuỷ vực tự nhiên là các loài tảo khuê (Skeletonema, Cheatoceros...), luân trùng
(Brachionus plicatilis), vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật
(Microplankton và Microdetritus). Ngoài ra trong sản xuất giống nhân tạo, các loại
thức ăn như: ấu trùng Artemia, thịt tôm, thịt cá, mực, lòng đỏ trứng gà, thức ăn
công nghiệp...
Giai đoạn tiền trưởng thành: Trong thuỷ vực tự nhiên tôm tiền trưởng
thành sử dụng các loại thức ăn như giáp xác nhỏ (ấu trùng Ostracoda, Copepoda,
Mysidacca), các loài nhuyễn thể (mollues) và giun nhiều tơ (Polychaeta). Khi
ương tôm bột lên tôm giống, thức ăn có thể phối hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu
khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng về đạm, đường, mỡ thay đổi tuỳ theo giai đoạn


phát triển của tôm. Lượng đạm thô cần cho tôm giống từ 30-35% và tôm thịt từ
25-30%.
Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm sử dụng các loại thức ăn
như giáp xác sống đáy (Benthic crustacean), hai mảnh vỏ (Bivalvia), giun nhiều
tơ và các loại ấu trùng của động vật đáy... (Trần Minh Anh, 1989)

2.7.5. Đặc điểm sinh sản
Quá trình sinh sản của tôm he chân trắng cũng giống như các loài tôm
biển khác, gồm các giai đoạn: Giao vĩ, thành thục và đẻ trứng.
 Giao vĩ
Đến giai đoạn trưởng thành, tôm thành thục sinh dục và tiến hành giao vĩ. Ở
con cái buồng trứng đầu tiên có màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng
nâu hoặc xanh nâu. Trong những ngày đẻ trứng tôm đực có nhiệm vụ đưa các túi
tinh vào túi chứa tinh của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài giờ.
 Đẻ trứng
Sự quấn quýt nhau giữa con đực và con cái bắt đầu vào buổi chiều và có
liên quan chặt chẽ đến cường độ ánh sáng. Sự phân cắt của trứng diễn ra chủ yếu
ở thời gian đẻ. Quá trình đẻ được bắt đầu bằng sự nhảy lên đột ngột và bơi
nhanh của con cái. Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng một phút.
 Sức sinh sản
Tôm mẹ thành thục lần đầu từ năm thứ hai trở đi. Trọng lượng 3040g/con. Số lượng trứng tuỳ thuộc kích cỡ tôm mẹ. Nếu tôm có khối lượng 3035g/con lượng trứng sẽ là 100.000-250.000 hạt, trứng có đường kính khoảng
0,22 mm. Mùa đẻ rộ vào tháng 4-5 ở Ecuador và tháng 12 đến tháng 4 ở Peru.
Tôm he chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi mở; khác với loại hình túi chứa
tinh kín như của tôm sú nên tôm bố mẹ thành thục xong thì tự giao vĩ, con đực
chuyển túi tinh dễ dàng mà không thực hiện phương pháp cắt mắt khi cho sinh
sản nhân tạo.
2.7.6. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) nhỏ hơn tôm sú, nhưng nó phát triển
nhanh hơn ở 60 ngày đầu, 90-100 ngày đạt 15-20g/con trong khi đó tôm sú trong
120 ngày đạt tới 35-40g/con.
Khác với sinh trưởng mang tính liên tục ở cá, sinh trưởng của tôm mang
tính giai đoạn, đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và khối lượng.


Tôm muốn tăng kích thước phải tiến hành lột xác và quá trình này thường tùy
thuộc vào dinh dưỡng, môi trường nước và cả giai đoạn phát triển của cá thể.

Tôm còn nhỏ khi thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày, lớn hơn cần 6 -7
ngày, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nuôi 60 ngày có thể đạt đến
thương phẩm, nhưng người ta thường thu hoạch 100 - 120 ngày đạt cỡ tôm trung
bình 17 – 18 g.


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2/1/2013 - 4/5/2013 tại công ty cổ
phần chăn nuôi CP Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được lấy giống tại trại sản
xuất giống của Công ty CP.
3.3. Vật liệu nghiên cứu
- Hệ thống ao thí nghiệm: Gồm 9 ao từ B1 – B9. Với diện tích: 5000m2
- Dụng cụ đo các thông số môi trường: thước chia vạch 10cm, nhiệt kế,
khúc xạ kế, test đo pH, test đo độ kiềm và test đo DO.
- Dụng cụ đo chiều dài, cân trọng lượng tôm: Thước chia vạch 1cm, cân
tiểu li
- Trang bị phụ trợ khác: Máy sục khí, máy quạt nước…
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm
thẻ chân trắng.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn.
- So sánh hiệu quả kinh tế khi nuôi ở các mật độ nuôi khác nhau.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện các ao thực nghiệm với 3 công
thức (CT) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với mật độ khác nhau là 100 PL.10/m2,
120 PL.10/m2 và 140 PL.10/m2 và 3 lần lặp lại cho mỗi công thức. Tôm giống là

Post 10 được lấy từ các trại sản xuất giống của công ty CP. Cách chăm sóc quản lý
và điều chỉnh các yếu tố môi trường ở các công thức là như nhau.


Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chuẩn bị ao

Thả giống

Ao B1

CT1

CT2

CT3

100 PL.10/m2

120 PL.10/m2

140 PL.10/m2

Ao B2

Ao B3

Ao B4

Ao B5


Ao B6

Các chỉ tiêu đánh giá
- Theo dõi các yếu tố môi trường
- Xác định tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng (trọng lượng, chiều dài)
- So sánh hiệu quả kinh tế

Ao C7

Ao C8

Ao C9


3.5.2. Phương pháp nghiên cứu
3.5.2.1. Nghiên cứu trực tiếp tại hiện trường
- Trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp kỹ thuật nuôi.
- Thu mẫu định kỳ để cân, đong, đo, đếm.
- Dụng cụ:
+ Thước đo chính xác đến mm.
+ Chài tôm diện tích 2 m2.
+ Cân: Chính xác đến 0,1g.
+ Phương pháp thu mẫu: Dùng chài lấy mẫu tôm ở nhiều vị trí có thể đại
diện cho toàn ao sau đó lấy số liệu trung bình của một lần chài rồi chia cho diện
tích chài ta sẽ có được mật độ tôm lúc đó. Thường thì ta tiến hành chài tôm ở 1
vị trí như hình vẽ rồi tính trung bình.
3.5.2.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Độ mặn (S‰): Đo 1 bằng khúc xạ kế (độ chính xác 1‰).

- pH: Đo 2 lần/ngày bằng test pH vào lúc 6h và 13h.
- Độ nhiệt độ : Đo 2 lần/ngày bằng tỉ nhiệt kế thủy ngân vào lúc 7h và 14h
- Độ kiềm (mg CaCO3/l) : Đo 1 lần/tuần bằng test KH.
- Oxy hoà tan (mg/l) : Đo 2 lần/ngày, dùng bộ test DO.
- Đo NH3: Đo 1 lần/ngày bằng test NH3.
- Màu nước: Quan sát hằng ngày bằng trực quan.
3.5.2.3. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng
Từ ngày nuôi thứ 20 trở đi dùng sàng ăn (vó) kết hợp với chài để kiểm tra
tôm. Định kỳ 10 ngày chài tôm kiểm tra 1 lần, khối lượng trung bình của tôm
được xác định bằng tổng khối lượng thu được chia cho tổng số tôm thu và cân
với độ chính xác 0,1g.
Xác định chiều dài toàn thân bằng thước nhựa có chia vạch với độ chính
xác 1mm.
- Chiều dài của tôm: dùng thước đo từ chuỷ đầu cho tới cuối Telson, độ
chính xác 1mm. Số lượng mẫu 30 con cho một lần kiểm tra, kiểm tra hằng ngày
khi tôm đạt 20 ngày tuổi.
Tăng trưởng của tôm: Thu thập trực tiếp qua các lần cân, đo với mẫu ngẫu
nhiên là 30 con/lần kiểm tra, 10 ngày/1lần. Đo chỉ số chiều dài tôm bằng thước
chia vạch 1mm, cân tôm bằng cân tiểu ly.
Xác định tỷ lệ sống: Căn cứ vào số tôm vào sàng ăn, số tôm qua các lần
chài và phương pháp ước lượng tỷ lệ sống qua thức ăn dư thừa.


3.5.2.4. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng
Từ ngày nuôi thứ 20 trở đi dùng sàng ăn (vó) kết hợp với chài để kiểm tra
tôm. Định kỳ 10 ngày chài tôm kiểm tra 1 lần, khối lượng trung bình của tôm
được xác định bằng tổng khối lượng thu được chia cho tổng số tôm thu và cân
với độ chính xác 0,1g.
Xác định chiều dài toàn thân bằng thước nhựa có chia vạch với độ chính
xác 1mm.

- Chiều dài của tôm: dùng thước đo từ chuỷ đầu cho tới cuối Telson, độ
chính xác 1mm. Số lượng mẫu 30 con cho một lần kiểm tra, kiểm tra hằng ngày
khi tôm đạt 20 ngày tuổi.
- Phương pháp theo dõi tốc độ tăng trưởng trung bình ngày
- Chiều dài:

Ln 

L2  L1
t 2  t1

Ln: Sự tăng trưởng chiều dài (cm /ngày)
L2 : Chiều dài trung bình tại thời điểm t2
L1 : Chiều dài trung bình tại thời điểm t1
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về kích thước và khối lượng
(ADG) (Average daily growth).
W2- W1
ADG =

(g,cm/ngày)
Thời gian nuôi (ngày)

- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR ( Special growth rate)
(ln(W2) – ln(W1)) x 100
SGR =

(%/ngày)
Thời gian nuôi (ngày)

Trong đó: W1 và W2 là khối lượng, ln chiều dài tôm trước và sau thí

nghiệm.
3.5.2.5. Phương pháp xác định tỉ lệ sống
- Ước lượng tỷ lệ sống: Dùng chài có diện tích 2 m2 chài 2 điểm xung
quanh ao. Cứ 10 ngày ước lượng tỷ lệ sống 1 lần.
- Phương pháp ước lượng tỷ lệ sống:


T

n S
 100%
s N

Trong đó :
T: Tỷ lệ sống (%)
n: Tổng số tôm thu được của các chài (con)
s: Tổng diện tích các lần chài (m2)
S: Diện tích ao
N: Số tôm lúc thả ban đầu (con)
Xác định số lượng tôm giống thả nuôi và số lượng tôm thu hoạch, từ đó
tính tỷ lệ sống.
- Phương pháp ước lượng tổng khối lượng tôm trong ao
M = (m x T x N)/1000
Trong đó:
M: Tổng khối lượng tôm trong ao (kg)
m: Khối lượng trung bình của tôm (g/con)
T: Tỷ lệ sống tại thời điểm kiểm tra (%)
N: Số tôm lúc thả ban đầu (con)
1000: Hệ số chuyển đổi ra đơn vị khối lượng
- Phương pháp tính hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

FCR 

B
W2  W1

Trong đó:
B: Khối lượng thức ăn sử dụng trong suốt vụ nuôi (kg)
W1:Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg)
W2:Khối lượng tôm khi thả (kg)
3.5.2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế
H

- Xác định năng suất: K  S  10.000
Trong đó:
H: Sản lượng thu hoạch một vụ
S: Diện tích ao nuôi (ha)
- Hạch toán giá trị kinh tế:
Doanh thu = Tổng sản lượng thu hoach x Đơn giá
Lợi nhuận = Tổng thu - tổng chi
3.5.2.7. Xử lý số liệu
Các số liệu được tính toán bằng phần mềm phân tích thống kê sinh học
excel và minitab .


PHẦN 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Biến động của các yếu tố môi trường trong ao nuôi
4.1.1. Biến động yếu tố pH trong ao nuôi.
Kết quả theo dõi sự biến động pH được thể hiện qua bảng và đồ thị sau:
Bảng 4.1: Diễn biến pH theo tuần nuôi (TB ±ð)
CHIỀU


SÁNG

TUẦN
NUÔI
CT1

CT2

CT3

CT1

CT2

CT3

1

8,23 ± 0,13

8,22 ± 0,08

8,26 ± 0,18

8,17 ± 0,11

8,29 ± 0,12

8,31 ± 0,23


2

8,13 ± 0,20

8,22 ± 0,20

8,27 ± 0,16

8,26 ± 0,14

8,31 ± 0,20

8,26 ± 0,26

3

8,08 ± 0,13

8,13 ± 0,16

8,21 ± 0,23

8,26 ± 0,20

8,33 ± 0,20

8,29 ± 0,19

4


8,05 ± 0,24

8,02 ± 0,30

8,02 ± 0,28

8,24 ± 0,30

8,27± 0,30

8,39 ± 0,23

5

8,03 ± 0,30

8,07 ± 0,22

8,21 ± 0,34

8,21 ± 0,30

8,25 ± 0,20

8,39 ± 0,27

6

8,29 ± 0,26


7,81 ± 0,51

7,88 ± 0,37

8,55 ± 0,24

8,26 ± 0,43

8,15 ± 0,20

7

8,30 ± 0,20

7,93 ± 0,50

7,72± 0,41

8,6 ± 0,21

8,33 ± 0,24

8,31 ± 0,20

8

8,21 ± 0,40

7,81± 0,50


8,12 ± 0,23

8,29 ± 0,33

8,3 ± 0,41

8,21 ± 0,40

9

8,17 ± 0,46

7,61 ± 0,30

8,06 ± 0,36

8,36 ± 0,37

7,96 ± 0,22

8,02 ± 0,20

10

8,03 ± 0,27

7,55 ± 0,32

7,86 ± 0,28


8,19 ± 0,25

7,83 ± 0,29

7,92 ± 0,28

11

7,91 ± 0,23

7,41 ± 0,34

7,53 ± 0,31

8,01± 0,34

7,76 ± 0,26

7,83 ± 0,18


Hình 4.1. Đồ thị diễn biến độ pH qua các mật độ nuôi
Kết quả cho thấy hàm lượng pH nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh
trưởng và phát triển (7,65 ÷ 8,45).
Hàm lượng pH tuần đầu ở các công thức thí nghiệm là tương đối giống nhau
giao động trong ngày từ 7,4 ÷ 8,5. Về sau, hàm lượng pH giảm dần theo thời gian
nuôi. Tuần nuôi 11 ở CT1 diễn biến pH trong ngày giao động từ 7,91 ÷ 8,01, CT2
từ 7,41 ÷ 7,76, CT3 từ 7,53 ÷ 7,73.


4.1.2. Sự biến động của hàm lượng Oxy hoà tan (DO) trong ao nuôi
Kết quả theo dõi diễn biến hàm lượng Oxy hoà tan được thể hiện qua
bảng và đồ thị sau:
Bảng 4.2. Diễn biến hàm lượng Oxy theo tuần nuôi (TB ±ð)
TUẦN
NUÔI

CHIỀU

SÁNG
CT1

CT2

CT3

CT1

CT2

CT3

1

5,87 ± 0,15 5,76 ± 0,24

5,53 ± 0,35

7,94 ± 0,12 7,80 ± 0,27 7,57 ± 0,52


2

5,69 ± 0,20 5,53 ± 0,24

5,43 ± 0,19

7,85 ± 0,08 7,64 ± 0,30 7,58 ± 0,52

3

5,66 ± 0,17 5,52 ± 0,30

5,45 ± 0,27

7,81 ± 0,26 7,85 ± 0,22 7,65 ± 0,48

4

5,63 ± 0,14 5,41 ± 0,30

5,50 ± 0,19

7,67 ± 0,08 7,29 ± 0,29 7,53 ± 0,50

5

5,57 ± 0,15 5,45 ± 0,23

5,57 ± 0,19


7,56 ± 0,14 7,46 ± 0,28 7,63 ± 0,41

6

5,44 ± 0,21 5,43 ± 0,22

5,52 ± 0,18

7,46 ± 0,10 7,04 ± 0,38 7,55 ± 0,55

7

5,46 ± 0,15 5,36 ± 0,25

5,43 ± 0,19

7,4 ± 0,12

8

5,41 ± 0,12 5,30 ± 0,24

5,50 ± 0,26

7,26 ± 0,12 6,99 ± 0,24 7,43 ± 0,52

9

5,30 ± 0,12 5,28 ± 0,23


5,45 ± 0,19

7,09 ± 0,17 6,84 ± 0,26 7,42 ± 0,66

10

5,20 ± 0,13 5,26 ± 0,16

5,38 ± 0,18

7,02 ± 0,23 6,74 ± 0,38 7,34 ± 0,60

11

5,11 ± 0,09 5,18 ± 0,13

5,26 ± 0,11

6,87 ± 0,25 6,71± 0,29 7,31 ± 0,50

7,13 ± 0,25 7,50 ± 0,66


×