Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nuôi trong nông hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.73 KB, 75 trang )

Lời Cảm Ơn
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự
cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ
chân thành và nhiệt tình của các cá nhân tập thể trong và ngoài trường Đại
Học Nông Lâm Huế
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Ts.
Dư Thanh Hằng, người đã tận tình chỉ bảo chu đáo không quản ngại khó khăn
và vất vả giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý các thầy cô trong khoa CNTY đã giúp đỡ tôi
hoàn thành bài báo cáo của mình
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Cán bộ UBND xã Đức Lập, cùng các hộ
gia đình thuộc 6 thôn của xã Đức Lập đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành khóa luận
này
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,
động viên cả về vật chất và tinh thần cho tôi để tôi hoàn thành tốt bài khóa luận
của mình đúng thời gian quy định
Trong quá trình thực tập và viết khóa luận do kiến thức trình độ năng lực
hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy bản thân tôi kính mong quý
thầy cô các bạn bè đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ chỉ bảo và đóng góp ý kiến để
khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 10 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Viết Long

1


PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH CƠ BẢN


I.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý
Xã Đức Lập có diện tích đất đai là 741,44 ha, trong đó diện tích đất sông suối
là 7,3 ha, là một xã miền núi thuộc tiểu vùng bán sơn địa vừa tiếp giáp với đồng
bằng lại vừa tiếp giáp với gò đồi và núi thấp, nằm ở phía Nam của huyện Đức Thọ.
Cách huyện lỵ khoảng 6 km, có vị trí địa lý như sau:
Từ 105 độ 34 phút 50 giây đến 105 độ 36 phút 50 giây, kinh độ Đông.
Từ 18 độ 27 phút 40 giây đến 18 độ 29 phút 40 giây vĩ độ Bắc.
Phía Đông giáp xã Đức An.
Phía Tây giáp xã Đức Lạc và một phần xã Đức Long.
Phía Nam giáp xã Đức Đồng và một phần xã Đức An.
Phía Bắc giáp xã Đức Lâm và xã Đức Long.
Xã Đức Lập có vị trí giao thông gần trục đường quốc tế (cách quốc lộ 8A
khoảng 4,5 km). Là con đường quan trọng nối liền huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh
với các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, các nước khối ASEAN. Mặt khác
xã Đức Lập rất gần đường sắt Bắc – Nam (cách ga Đức Lạc 1,5 km), với quy mô
khả năng vận chuyển hành khách và khối lượng hàng hóa lớn. Đây là một ví trí
giao thông quan trọng giao lưu hàng hóa với thị trường trong nước và quốc tế.
1.2. Địa hình
Xã Đức Lập có địa hình bán sơn địa. Địa hình đồng bằng tương đối tập trung
và bằng phẳng, địa hình đồi núi tập trung nửa phần phía Nam xã, có độ cao không
cao lắm, đỉnh cao nhất là 152m (Ông Cùng – Núi Dẻ) chênh cao địa hình khá lớn
và cục bộ, địa hình bị chia cắt và dốc, chênh cao địa hình đồng ruộng khoảng từ 3
– 5 m, gây khó khăn cho việc khai thác thủy lợi phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên
địa bàn. Độ dốc địa hình có 4 bậc độ dốc chính là: Dưới 3 độ, từ 3 đến 8 độ, từ 8
đến 15 độ, trên 15 độ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, và một
phần từ Nam lên Bắc. Cắt xẻ dọc địa hình không lớn và cục bộ tập trung chủ yếu
vùng núi Dẻ.
2



1.3. Khí hậu, thời tiết
Xã Đức Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, với đặc
trưng của khí hậu miền Bắc, nhưng mùa Đông đã bớt lạnh và ngắn hơn các tỉnh
phía Bắc, đồng thời chịu ảnh hưởng của địa hình với các dãy núi lớn phía Tây và
phía Nam. Thời tiết tương đối khắc nghiệt, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và
mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, các đợt áp thấp nhiệt đới. Đôi
khi có các đợt nắng hạn, các đợt rét đậm, rét hại, đôi lần có lốc xoáy và mưa đá.
Nhiệt độ bình quân năm từ 23,7oC – 23,9oC. Nhiệt độ cao nhất trong năm là
vào giữa tháng 7 nhiệt độ có thể lên đến 39,0 oC hoặc trên 40,0oC. Biên độ nhiệt
mùa lạnh thay đổi có khi đến 10oC. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng
12, tháng 1 là 17,5oC. Lạnh nhất có thể đến dưới 8,0oC.
Độ ẩm không khí trung bình là khoảng 80%, cao nhất là 95% vào các tháng mùa
mưa và thấp nhất là 70% vào tháng mùa khô hàng năm.
Lượng mưa trung bình năm là 1950 đến 2100 mm; lượng mưa cao nhất năm có thể
lên đến 2450 mm. Mưa tập trung cao nhất vào các tháng mùa nóng (380 – 400 mm/
tháng). Lượng mưa thấp nhất vào các tháng mùa lạnh, (16,5 - 31,3 mm/ tháng).
Số giờ nắng trung bình trong tháng là 180 giờ/ tháng. Nắng nhiều bức xạ
mạnh. Trung bình từ 150 – 160 Kcal/ năm. Đặc biệt đôi khi xảy ra nắng nóng bất
thường kéo dài, ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi cũng như đời sống sinh hoạt.
Mùa nóng với hướng gió Đông và Đông Nam là chủ yếu, xuất hiện không thường
xuyên. Chịu ảnh hưởng của các cơn bão, các đợt áp thấp nhiệt đới. Đặc biệt là chịu
ảnh hưởng của gió Tây - Nam khô nóng (gió Lào), đôi lúc có lốc xoáy. Qua bảng 1
đây ta có thể thấy nhiệt độ trung bình qua các năm đang có xu hướng tăng lên
Bảng 1. Diễn biến thời tiết khí hậu Hà Tĩnh từ 2009 – 2011
Năm
2009
2010

2011
0
Nhiệt độ trung bình ( C)
26,2
27
27,8
Độ ẩm trung bình (%)
82,3
84
82
Số giờ nắng (giờ)
1890
1887
1919
Lượng mưa (mm)
2130
2250
2090
Số ngày mưa (ngày)
156
166
149
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh năm 2011)
3


Mùa lạnh có gió Bắc và Đông Bắc xuất hiện từng đợt mang theo không khí
lạnh tràn về, mỗi đợt thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, thường hay có mưa phùn và
sương mù, các đợt rét cục bộ, rét đậm rét hại ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời
sống của nhân dân.

1.4. Thủy văn
Hệ thống thủy văn của xã bao gồm các suối, sông hồ tự nhiên và hệ thống
thủy lợi nhân tạo. Diện tích các suối, sông hồ tự nhiên có nước liên tục hoặc theo
mùa tập trung chủ yếu ở vùng núi. Hệ thống thủy lợi nhân tạo bao gồm các kênh
mương lớn, hồ đập, có mật độ tương đối dày, đảm bảo việc cung cấp nước tưới
cho cây trồng. Thủy văn nằm trong hệ lưu vực sông Ngàn Sâu nên chế độ nước
cũng theo mùa, hàng năm mưa lũ thường đến chậm, và chu kỳ tương đối ngắn,
mưa lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9, giảm nhanh vào tháng 10, 11 hàng năm.
Với các kênh mương thuộc hệ thống thủy lợi Linh Cảm, chế độ nước được chủ
động tưới tiêu các cánh đồng.
1.5. Đất đai và tình hình sử dụng đất
 Đặc điểm đất đai của xã
Tổng diện tích đất tự nhên của xã 741,86 ha có 40% diện tích phân bố chủ
yếu ở vùng cánh đồng trồng lúa, đất đai màu mỡ. Đất đai của xã Đức Lập được
phân chia như sau:
Đất nông nghiệp : 359 86 ha.
Đất lâm nghiệp : 108,11 ha.
Đất chuyên dùng: 93,9 ha.
Đất chưa sử dụng, sông suối: 65,84 ha.
Đất đai trên địa bàn xã chủ yếu thuộc 4 loại đất chính: Nhóm đất phù sa,
nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng – nâu vàng, nhóm đất sông suối có điều kiện
thuận lợi để tái sản xuất các loại cây trồng, đất đai phân bố không đều giữa các
thôn cả về diện tích đến tính chất của đất.
Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất của xã Đức Lập được thể hiện qua
bảng sau:

4


Bảng 2. Tình hình sử dụng đất của xã Đức Lập từ 2009 - 2011

(Đơn vị tính: ha)
Năm
2009
2010
2011
Loại Đất
Diện tích
Diện tích
Diện
tích
741,86
741,86
741,86
Tổng diện tích đất tự nhiên
558,54
555,68
502,68
I. Đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
371,26
369,97
359,86
1.2 Đất lâm nghiệp
181,68
180,11
133,60
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
5,60
5,60
9,22

143,40
147,01
153,50
II. Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất ở
25,52
25,52
25,52
2.2 Đất chuyên dùng
85,37
87,41
93,90
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng
0,10
0,10
0,10
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
6,85
8,42
8,42
2.5 Đất sông suối và mặt nước 25,56
25,56
25,56
chuyên dùng
39,92
39,17
38,68
III. Đất chưa sử dụng
(Nguồn: Niên giám thống kê xã Đức Lập từ năm 2006 – 2011)
Qua bảng 2 cho ta thấy xã Đức Lập là một xã bán sơn địa có tổng diện tích tự

nhiên là 741,86 ha. Trong đó có cả đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất
chưa sử dụng. Đất nông nghiệp có xu hướng giảm năm 2009 là 558,54 ha đến năm
2011 là 502,68 ha, giảm 55,86 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 11,4
ha, đất lâm nghiệp giảm 48,08 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng từ 5,60 đến 9,22
tăng 3,68 ha. Còn đất phi nông nghiệp thì đang có xu hướng tăng năm 2009
có143,50 ha đến năm 2011 có tới 153,50 ha tăng 10,1 ha. Trong đó đất ở, đất tôn
giáo tín ngưỡng và đất sông suối, mặt nước chuyên dùng không thay đổi. Đất
chuyên dùng tăng 8,53 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 1,57 ha. Diện tích đất
chưa sử dụng cũng đang giảm từ năm 2009 đến năm 2011 giảm 1,24 ha. Diện tích
đất nông nghiệp bình quân của một hộ là 4284 m2, diện tích đất nông nghiệp bình
quân của một nhân khẩu là 118,8 m2
II. Tình hình kinh tế, xã hội của xã Đức Lập
2.1. Tình hình dân số và sử dụng lao động ở xã Đức Lập

5


Con người là nhân tố quyết định mọi quá trình sản xuất thông qua sức lao
động của mình để sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng đòi hỏi cuộc sống của
người dân.
Hiện nay xã Đức Lập có 810 hộ, trong đó có 718 hộ nông nghiệp và 83 hộ phi
nông nghiệp được phân chia thành 6 thôn. Dân số toàn xã là 3298 nhân khẩu, trong
đó nhân khẩu nông nghiệp chiếm 89,3%, nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 10,7%.
Tổng số lao động nông nghiệp là 1583 người, trong đó số lao động trong độ tuổi là
1263 người chiếm 79,8%, lao động ngoài độ tuổi có 320 người chiếm 20,2%. Đây
là nguồn lao đông của xã có thể sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của
xã hội. Trong những năm qua xã Đức Lập đã có nhiều biện pháp nhằm giảm gia
tăng dân số, do vậy tỷ lệ phát triển dân số thấp dao động ở mức dưới 1%. Đến năm
2011 quy mô dân số là 4,1 người/hộ và số lao động trên hộ bình quân là 2,19.
Bảng 3. Tình hình sử dụng lao động của xã Đức Lập qua một số năm.

Đơn vị 2009
2010
2011
Chỉ tiêu
tính
SL
TL(%) SL
TL(%) SL
TL(%)
1. TS nhân khẩu
Khẩu
3244 100 3272 100 3298 100
Nhân khẩu NN
Khẩu
2919 90
2928 89,5 2945 89,3
Nhân khẩu phi NN
Khẩu
325 10
344 10,5 353 10,7
2.. Tổng số hộ
Hộ
801 100 802 100 810 100
Hộ NN
Hộ
718 89,6 718 89,5 723 89,3
Hộ phi NN
Hộ
83
10,4 84

10,5 87
10,7
3. Số lao động NN

1557 100 1570 100 1583 100
LĐ trong độ tuổi

1248 80,2 1256 80
1263 79,8
LĐ ngoài độ tuổi

309 19,8 314 20
320 20,2
4. Bình quân/hộ
Số nhân khẩu
Khẩu
4,06
4,07
4,07
Số lao động

2,16
2,18
2,19
5. Tỷ lệ tăng dân số
(%)
0,87
0,86
0,79
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã Đức Lập 2011)

Cơ bản xã Đức Lập đã thực hiện tốt công tác dân số, lao động việc làm. Đời
sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Số hộ khá chiếm 23,9%, số hộ trung bình là
chủ yếu chiếm 65,8% và số hộ nghèo chiếm 10,3%. Tuy nhiên vấn đề về đời sống
và mức thu nhập của dân cư hiện nay không đồng đều, những hộ có điều kiện mua
sắm các tư liệu sản xuất thì có thu nhập khá, những hộ không có điều kiện thì mức
thu nhập thấp và thu nhập kém. Nếu so sánh với mặt bằng chung thì thu nhập bình
6


quân của các hộ trong xã còn rất nhiều khó khăn và còn thấp
2.2. Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng của xã được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4. Một số cơ sở hạ tầng của xã Đức Lập
Danh mục
Đơn vị tính
Số lượng
Chất lượng
Trụ sở UBND xã
Nhà 2 tầng
01 cái
Khá
Trường cấp 1
Nhà 2 tầng
01 cái
Chuẩn quốc gia
Trường mầm non
Nhà cấp 4
01 cái
Chuẩn quốc gia
Trạm y tế

Nhà cấp 4
01 cái
Chuẩn quốc gia
3
3
Đập giữ nước
M
25 triệu m
Khá
Mương bê tông
Km
6 km
Khá
Đường bê tông hóa
Km
10,5 km
Khá
Đường dây điện hạ thế
Km
6,5 km
Khá
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã 2011)
Qua bảng 4 ta thấy nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các cấp
chính quyền thông qua các chương trình dự án đầu tư xây dựng công trình phúc
lợi, cơ sở hạ tầng nông thôn cùng với sự đóng góp của nhân dân đến nay các công
trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm, ủy ban xã đã mang lại bộ mặt tươi
mới cho xã nhà. Hiện nay xã đã xây dựng một số cơ sở hạ tầng khá tốt, cơ sở vật
chất trường học phục vụ giảng dạy, chữa bệnh đạt chuẩn quốc gia.
Trụ sở UBND xã khá khang trang, trường học rất thuận lợi cho việc đi lại học
hành cho con em trong xã, trạm y tế được xây dựng ở trung tâm xã, thoáng mát

thuận tiện, đảm bảo khám và chữa bệnh cho nhân dân. Các trang thiết bị như đồ
dùng giảng dạy, phương tiện khám chữa bệnh cho nhân dân khá đầy đủ. Hiện tại
hệ thống giao thông nông thôn nối liền các thôn xóm trong toàn xã Đức Lập và
giữa xã Đức Lập với các xã khác là một tổ hợp gồm hệ thống gồm có đường nhựa
và đường được bê tông hóa ngoài ra vẫn có một số km đường đất. Toàn xã hiện tại
đã xây dựng được khoảng trên 10km đường bê tông nông thôn chiếm 85% các
đường làng lối xóm. Các hệ thống cầu cống được bê tông hóa kiên cố đảm bảo
thuận tiện cho việc phục vụ nhân dân vận chuyển vật tư và sản phẩm nông nghiệp
cũng như giao lưu hàng hóa. Về thủy lợi thì xã hiện có 1 trạm bơm nước lấy nước
vào từ hệ thống nước của kênh Linh Cảm, kênh mương nội đồng đã được bê tông
hóa nhằm phục vụ cho công tác tưới tiêu. Ngoài ra xã còn có 6 trạm điện hạ thế
7


đang hoạt động đảm bảo 100% nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất cho
nhân dân. Về bưu chính viễn thông cũng đang từng bước được nâng cao nhằm đáp
ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho người dân trong xã.
2.3. Tình hình kinh tế
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế của cả nước nói chung và
của xã Đức Lập nói riêng đã có sự thay đổi đáng kể. Khai thác những lợi thế của
mình để thúc đẩy sản xuất phát triển. Xã đã có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về
kinh tế, chính trị, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Đời sống vật chất, tinh
thần ngày một nâng cao, không khí đoàn kết dân chủ kỷ cương xã hội đang là yếu
tố quan trọng, là tiền đề cho xã tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương
lai. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt và chăn
nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình đã đạt được kết quả to lớn.
Trong sản xuất nông nghiệp xã đã có những thành tựu đáng kể thể hiện trong
sự nỗ lực lớn của cán bộ và nhân dân trong xã. Tuy diện tích canh tác không lớn
chịu tác động của thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Song nhờ sự chủ động sáng tạo tự

chủ của nông dân khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đưa giống
mới vào sản xuất, đảm bảo diện tích canh tác tăng năng suất cây trồng và chăn
nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dần từ sản xuất tự cung tự
cấp sang sản xuất hàng hóa, chất lượng sản phẩm ngày được nâng lên phù hợp với
nhu cầu thị trường. Do vậy, làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp được tăng lên.
Tình hình kinh tế của xã có thể được thông qua bảng sau:
Bảng 5. Tình hình phát triển sản xuất của xã từ năm 2009 - 2011
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Tổng GTSX
1. Nghành nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
2. Thương mại – dịch vụ
3. Tiểu thủ công nghiệp

GT

GT

GT

9377,90
9096,56
5094,06
4002,50
253,20

28,14

9940,60
9588
5202
4383
320,60
35

10735,80
10241,90
5536,60
4711,30
429,40
48,50
8


( Nguồn: Văn phòng thống kê xã Đức Lập 2011 )
Qua bảng 5 ta thấy giá trị sản xuất của xã tăng từ năm 2009 đến năm 2011
tăng 1357,90 triệu đồng. Nghành nông nghiệp tăng đến 1145,34 triệu đồng, bình
quân trong 3 năm tăng 106,10 %. Trong đó trồng trọt tăng 442,54 triệu đồng, chăn
nuôi tăng 708,80 triệu đồng. Các nghành Thương mại – dịch vụ và Tiểu thủ công
nghiệp cũng đang có xu hướng tăng. Tóm lại, ta thấy trong những năm gần đây,
ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của xã
và dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp
hiện nay sang cơ cấu kinh tế dịch vụ thương mại, công nghiệp, nông nghiệp đòi
hỏi phải có một sự cố gắng nỗ lực không ngừng của chính quyền xã, cần có những
đường lối lãnh đạo đúng đắn của chính quyền xã.
III. Tình hình chăn nuôi của xã

3.1. Tình hình chung về chăn nuôi
Với lợi thế địa hình vùng đồi núi, bán sơn địa nên chăn nuôi là ngành chủ lực
tại đại phương. Thực tế những kết quả mà ngành chăn nuôi của địa phương đã đạt
được đã thể hiện điều đó. Ngành chăn nuôi của xã ngày càng phát triển, đóng góp
phần lớn vào tổng giá trị sản xuất của xã. Bên cạnh các vật nuôi truyền thống, nhân
dân cùng với xã còn nghiên cứu thử nghiệm các giống vật nuôi mới như các giống
gà mới, nhím, hưu… làm phong phú thêm cơ cấu đàn. Thêm vào đó, được sự hỗ trợ
của nhà nước và các tổ chức quốc tế, nhiều người dân đã có khả năng mở rộng quy
mô, giống vật nuôi… nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân.
Năm 2009 thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội dưới sự hỗ
trợ của Sở NN&PTNT tỉnh và tổ chức quốc tế, ngành chăn nuôi của xã trong
những năm qua đã có nhiều thay đổi đáng kể, thể hiện ở bảng sau:
Qua bảng 6 ta thấy: chăn nuôi của xã có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm qua
cụ thể: năm 2009 toàn xã có 20109 con gia súc và gia cầm thì đến năm 2011 đã
tăng đến 27121 con các loại. Trong tổng đàn, gia cầm chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng
mạnh nhất tính đến năm 2011 tổng đàn gia cầm chiếm đến 92.08%. Cụ thể năm
2009 tổng số gia cầm là 18000 con, đến 2011, số gia cầm tăng lên 24971 con.

9


Bảng 6. Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2009 – 2011
Gia súc

2009

2010

2011


Tổng đàn

SL
20109

(%)
100

SL
23580

(%)
100

SL
27121

(%)
100

1. Gia súc

2109

10,49

2135

9,05


2150

7,92

- Đàn trâu

425

2,11

347

1,47

402

1,48

- Đàn bò

675

3,36

628

2,66

698


2,57

- Đàn lợn

1000

4,97

1160

4,91

1050

3,87

- Đàn dê

9

0,04

0

0

0

0


2. Gia cầm

18000

89,51

21445

90,95

24971

92,08

( Nguồn: Báo cáo kinh tế của xã, 2011)
Đàn gia súc cũng tương tự, số lượng năm 2011 tăng hơn so với 2009 cụ thể là
tăng từ 2109 con lên 2150 tăng 41 con. Trong đó số lượng lợn trong tổng đàn gia
súc chiếm tỷ lệ phần trăm cao cụ thể là năm 2011 đàn lợn toàn xã chiếm tỷ lệ
3.87%.
Dê là vật nuôi bước đầu thử nghiệm nên tổng đàn còn thấp, ban đầu 2009 số
lượng dê chỉ có 9 con nhưng qua năm sau thì số lượng dê giảm cụ thể là 2 năm sau
không còn con nào nữa do nuôi dê người dân chưa có kinh nghiệm, hơn nữa nhu
cầu thị trường không có.
Trâu, bò là con vật nuôi truyền thống của tất cả các nông hộ trong xã. Cơ
cấu đàn trâu, bò của xã trong vòng ba năm qua có sự tăng giảm nhẹ, cụ thể năm
2009 số lượng đàn trâu là 425 con, chiếm 2,11% trong tổng số đàn gia súc. Qua tới
năm 2010, số lượng đàn trâu giảm chỉ còn 347 con, chiếm 1,47%. Nguyên nhân
của sự biến động này là do chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh như lở mồm long
móng nên số lượng đàn trâu, bò bị chết. Đến năm 2011 khi đợt dịch qua đi, các
nông hộ tiếp tục nuôi nên tăng lên 698 con, chiếm 1,48 %, bò cũng tương tự.

Nhìn chung, ngành chăn nuôi của xã ngày càng phát triển, đóng góp phần lớn
vào tổng giá trị sản xuất của xã. Thêm vào đó, được sự hỗ trợ của nhà nước và các
tổ chức quốc tế, nhiều người dân đã có khả năng mở rộng quy mô, giống vật
nuôi… nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Lợn được xem là vật nuôi chủ lực,
đem lại nguồn thu lớn, do vậy cần có nhiều biện pháp tác động hơn nữa từ nhà đầu
tư và nhà kỹ thuật để giúp cho chăn nuôi bò tại xã tiếp tục đạt hiệu quả cao trong
10


thời gian sắp tới.
3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của xã Đức Lập
Những năm qua vừa thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ,
thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tình hình
chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn của xã đã có sự thay đổi đầy khởi sắc, đưa chăn
nuôi dần trở thành ngành nghề chính thúc đẩy phát triển nông thôn. Những năm
qua số lượng đàn gia súc gia cầm không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất
lượng.
Với các nông hộ thì con lợn là vật nuôi chủ yếu, hàng năm cung cấp hàng tấn
thịt. Tính từ năm 2009 đến năm 2011 trong toàn xã đàn lợn thịt của xã ngày càng
tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong năm 2009 số lợn toàn xã chỉ là 875 con
thì đến năm năm 2011 con số này đã là 895 con, còn lợn nái trong năm 2009 số lợn
là 538 con đến năm 2011 đã là 592 con (chưa tính lợn sữa, lợn gột)
Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông thôn, đặc
biệt là lợn thịt và lợn nái. Sản lượng thịt lợn luôn chiếm trên 80% sản lượng gia
súc và gia cầm trong toàn xã. Đồng thời nạc hóa đàn lợn đưa các giống mới vào
nuôi và lai tạo các giống ngoại với lợn nái Móng Cái của địa phương cho ra các
giống lai đời sau đạt phẩm chất, chất lượng tốt. Và được xác định là mục tiêu quan
trọng trong ngành chăn nuôi nhằm góp phần nâng cao tỷ trọng và đưa chăn nuôi
trở thành ngành sản xuất chính.
Bảng 7. Tình hình phát triển đàn lợn của xã

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2009

2010

2011

Tổng đàn lợn thịt

Con

875

864

895

Tổng đàn lợn nái

Con

538

564

592


Tổng sản lượng xuất chuồng

Tấn

93

89

62

Giá trị sản lượng

Tr.đ

2678

1762

3410

( Nguồn: Báo cáo kinh tế của xã, 2011)

11


Số đầu lợn qua 3 năm ở xã không ngừng tăng lên. Không chỉ về số lượng mà
cả về chất lượng. Nguyên nhân số hộ nuôi lợn tăng là do nuôi lợn có hiệu quả hơn
so với làm ruộng và chăn nuôi khác. Xã Đức Lập có điều kiện phát triển đàn lợn vì
thức ăn rất đa dạng và phong phú. Theo trên bảng thì đa số các hộ chăn nuôi lợn
thịt, nhưng lợn nái trên địa phương cũng phát triển không kém vì chăn nuôi lợn nái

có hiệu quả cao hơn dể nuôi, dể chăm sóc tiêu tốn thức ăn ít hơn
3.3. Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi lợn ở hộ tại xã Đức Lập
3.3.1. Thuận lợi
- Xã có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt,
đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã đủ lương thực thực phẩm cho con người
và cho chăn nuôi trong đó có chăn nuôi lợn.
- Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi truyền thống, lâu đời, người chăn nuôi
đã được làm quen với con lợn, có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn. Đó là
một thuận lợi lớn trong quá trình chăn nuôi, phát triển đàn lợn của xã.
- Với 80% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian
nhàn rỗi lớn đặc biệt vào lúc nông nhàn, tiền công lao động thấp.
- Trong nhiều năm trở lại đây, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ chế
biến thức ăn đã làm cho người chăn nuôi đỡ vất vả hơn, hiệu quả kinh tế đạt cao
hơn.
- Phát triển chăn nuôi lợn nhanh và lớn nên các dịch vụ chăn nuôi cũng phát
triển theo. Nổi bật là các dịch vụ bán giống, bán cám, xuất lợn cho các hộ chăn
nuôi. Hiện nay, nhiều đại lý thức ăn chăn nuôi cho mua chịu thức ăn đến khi bán
lợn thì hoàn trả, nhưng giá thức ăn sẽ tính cao hơn giá bán trả tiền ngay.
- Một thuận lợi nữa không thể không kể đến là các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển chăn nuôi lợn.
3.3.2. Khó khăn

12


- Là một xã thuần nông, ngoài thu nhập về nông nghiệp và bộ phận nhỏ thu
nhập từ dịch vụ thương mại và thu nhập từ nghành nghề phụ thì người dân Đức
Lập hầu như không có nguồn thu nhập nào khác. Đây là vấn đề rất trăn trở của
Đảng bộ và chính quyền xã từ nhiều năm nay.

- Mặt khác chế độ khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đối với đời
sống sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa mưa lượng mưa lớn, mực nước dâng cao
gây úng lụt một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp, ngoài ra vào mùa này
còn bị ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa khô lượng
mưa ít, mực nước sông xuống thấp gây ra tình trạng hạn hán. Đất đai đôi khi bị bốc
mặn từ dưới đất lên bề mặt gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Các nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu hầu như không có hạn chế
đến khả năng phát triển phần nào trong nền kinh tế của xã.
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn cao
- Nguồn lực của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa thật
cao, lao động phổ thông có tay nghề chiếm tỷ trọng khá lớn còn lao động qua đào
tạo chiếm tỷ trọng nhỏ.

13


PHẦN THỨ HAI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.

Tính cấp thiết của đền tài

Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở vùng nông thôn và
gần 70% lực lượng lao động xã hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chính vì vậy nông nghiệp – nông thôn luôn được coi là mặt trận hàng đầu trong
quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua nền

nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần chung vào sự phát
triển của đất nước. Cùng với chính sách của Đảng và nhà nước và của tỉnh giao
cho xã Đức Lập đã thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện năng suất sinh sản của
đàn lợn nái nuôi trong nông hộ đã góp phần quan trọng trong kinh tế hộ nông
dân. Nhiều hộ đã làm giàu từ chăn nuôi lợn. Các giống lợn nái nuôi chủ yếu ở
xã là lợn Móng Cái, lợn lai F1 (Móng Cái x Đại Bạch) , trong đó thì chăn nuôi
lợn Móng Cái nhiều hơn. Đây là các giống lợn có khả năng sinh sản tốt, nuôi
con khéo, chịu ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng. Khối lượng lợn nái vừa phải, tiêu
tốn thức ăn ít hơn lợn nái ngoại. Vì vậy người dân thích nuôi rộng rãi hơn. Các
tính trạng sinh sản là nhóm tính trạng quan trọng, là cơ sở khởi đầu cần tác
động để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhưng các tính trạng này có hệ số rất thấp và
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố di truyền và không di truyền. Kết quả đánh giá
khả năng sinh sản của lợn nái là rất cần thiết có ý nghĩa trong việc nâng cao
năng suất sinh sản cũng như năng suất sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái.
Đồng thời giúp cho địa phương phát triển chăn nuôi một cách đúng hướng và
phù hợp với khả năng sản xuất của địa phương. Hiện nay, chăn nuôi lợn nái ở
các hộ gia đình phát triển theo hướng tiến bộ cả về mặt số lượng và chất lượng.
Xã Đức Lập với điều kiện tự nhiên thuận lợi như giao thông, vị trí địa lý, khí
hậu thổ nhưỡng phù hợp với chăn nuôi lợn. Ngoài ra xã còn có nguồn nguyên
14


liệu tại chổ để chế biến thức ăn cho gia súc như gạo, ngô, sắn và đậu tương.
Hiện tại thì xã đã có rất nhiều gia đình chăn nuôi lợn. Phát triển chăn nuôi lợn
nâng cao được thu nhập cho dân và phát triển chung kinh tế toàn xã. Tuy nhiên
chăn nuôi lợn nái ở Đức Lập cũng như các địa phương khác đang gặp phải khó
khăn lớn trong việc phát triển chăn nuôi lợn nái như; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình
độ thâm canh chăn nuôi còn thấp. Chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm,
chưa phát huy và tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương. Những vấn đề cần
giải quyết trong chăn nuôi như con giống, thức ăn, vốn, kỹ thuật còn chưa tốt,

chưa đồng bộ, dịch bệnh nhiều gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi. Đây là dấu hiệu
không tốt và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển chăn nuôi của xã
Đức Lập nói riêng và của cả nước nói chung. Đứng trước tình hình đó, câu hỏi
đặt ra cần được nghiên cứu giải quyết là: Phát triển chăn nuôi lợn nái ở xã có
những bất cập gì? Tại sao ngành chăn nuôi lợn nái của xã Đức Lập phát triển
không bền vững như vậy? Cần có những giải pháp nào để phát triển chăn nuôi
lợn nái của xã trong những năm tới tốt hơn, bền vững hơn.
Để giúp địa phương thực hiện tốt chương trình phát triển đàn lợn nái
nuôi trong nông hộ một cách bền vững, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá năng
suất sinh sản của lợn nái nuôi trong nông hộ trên địa bàn xã Đức Lập, huyện
Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung
Khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình chăn nuôi lợn nái ở
các hộ gia đình ở xã Đức Lập. Phân tích những thuận lợi và khó khăn, những vấn
đề cần giải quyết trong chăn nuôi lợn nái nuôi trong nông hộ trên địa bàn xã.
Mục tiêu cụ thể
Khảo sát thực trạng chăn nuôi lợn nái ở địa phương. Phân tích hiệu quả chăn
nuôi lợn nái ở hộ gia đình xã Đức Lập. Trên cơ sở đó tìm ra các nguyên nhân ảnh
hưởng đến năng suất và khả năng sinh sản của lợn nái trong nông hộ trên địa bàn
xã.
15


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái trong nông hộ
trên địa bàn xã.

II.
2.1.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn của thế giới
Chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Châu Á cách đây hơn

một vạn năm.Sau đó, khoảng thế kỷ XVI, bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ
XVIII bắt đầu phát triển ở Châu Úc. Đến nay nuôi lợn đã trỡ thành nghề truyền
thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước chăn nuôi lợn có công nghệ cao và tổng
đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đang Mạch, Thuỵ
Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc và Đài Loan. Nói chung ở các nước tiên tiến, chăn
nuôi lợn phát triển theo hình thức công nghiệp và đạt được trình độ chuyên môn
hoá cao.
Đàn lợn trên thế giới phân bố không điều ở các châu lục. Có hơn 80% số đầu
lợn nuôi ở Châu Á và Châu Âu, số còn lại nuôi ở các Châu lục khác. Trong đó tỷ lệ
đàn lợn được nuôi nhiều ở các nền chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt
lợn cao nơi đó có nhiều lợn ở các Châu Âu chiếm 52%, Châu Á 30,4%, Châu Úc
5,8%, Châu Phi 3,2% và Châu Mỹ 8,6%.
Nhìn chung sản phẩm ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rải khắp trên
thế giới. Thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế ngành
chăn nuôi lợn đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế nhiều nước trên thế
giới.
Bảng 8. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất thế giới
16


(Theo FAO 2010)
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10

Tên nước
Trung Quốc
Mỹ
Braxin
Việt Nam
Đức
Tây Ban Nha
Nga
Mê-Xi-Cô
Pháp
Ba Lan

Đơn vị
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con
Con

Con

Số lượng
451.177.581
67.148.000
37.000.000
27.627.700
26.886.500
26.289.600
16.161.860
16.100.000
14.810.000
14.278.647

2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam Á
Đông Nam á là một trong những vùng hấp dẫn nhất của thế giới bởi điều
kiện tự nhiên, văn hoá và lịch sử của nó. Đông Nam Á gồm 11 nước: Lào,
Campuchia, Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Singapore, Myanma,
Brunei, Đông Timor và Việt Nam Những nước này nằm ở vùng nhiệt đới có khí
hậu nóng ẩm hầu như quanh năm. Nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp, trong
đó chăn nuôi lợn là một trong những phần chính. Bởi vì tất cả các nước Đông Nam
á đều là những nước nông nghiệp, nên những nước này có thể tự sản xuất thức ăn
gia súc và nguyên liệu thô.Những nguyên liệu thô thu hoạch tại địa phương được
dùng làm thức ăn cho lợn gồm có ngô, gạo, sắn, khoai lang, hạt bông, lạc, đậu
nành, dầu dừa, bột cá, bột máu, bột thịt, bột xương, vỏ sò và đá vôi. Bên cạnh đó
nguồn thức ăn tinh và phụ phế phẩm cũng khá dồi dào nên những nước này có thể
tự sản xuất thức ăn gia súc và phát triển chăn nuôi lợn. Bốn nước sản xuất thịt lợn
lớn nhất Đông Nam Á là Việt Nam (2.1triệu tấn/năm), Philipphin (1,1 triệu
tấn/năm), Iđônêxia (0,577 triệu tán/năm) và Thái Lan (0,682 triệu tấn /năm).
Trong số 5 nước có sản lượng thịt lớn nhất Đông Nam Á, có sự khác nhau

về hiệu quả sản xuất thịt lợn: Việt Nam (502 kg thịt lợn/nái/năm), pilipphin (943
kg thịt lợn/nái/năm), Inđonêsia (495 kg thịt lợn/nái/năm), Thái Lan (1200 kg thịt
lợn/nái/năm) và Malaysia (797 kg thịt lợn/nái/năm). Sự khác nhau này có thể do

17


các nước khác nhau có hệ thống chăn nuôi lợn khác nhau, sử dụng các nguồn thức
ăn và con giống khác nhau
Ngoài các tiêu chí mà các nước trong khu vực Đông Nam Á đã đạt được
ở trên thì các tiêu chí về giống, thức ăn, chuồng trại, quy mô cũng không ngừng cải
tiến và phát triển. Con giống đã được chọn tạo và cải tiến, tạo ra những giống lợn
có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ đắc lực cho nhu cầu sản xuất hàng hoá với
quy mô lớn và chất lượng cao. Thức ăn chăn nuôi cũng được nâng cao về cả số
lượng, ngoài những thức ăn mang tính bản địa của riêng từng nước, thức ăn có xu
hướng sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm phục vụ những con giống có tỷ lệ nạc
cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, quy mô chăn nuôi
cũng ngày càng được phát triển. Từ chăn nuôi cấp độ gia đình nhỏ dần dần tiến tới
chăn nuôi tập trung trang trại với số đầu gia súc cao hơn, hướng đến mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm trên khắp khu vực và trên thế giới.
2.3. Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Ở Việt Nam chăn nuôi lợn xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nghề truyền
thống của nông dân, tuy nhiên trình độ chăn nuôi lạc hậu cùng việc sử dụng các
giống nguyên thủy sức sản xuất thấp nên hiệu quả không cao. Chăn nuôi lợn ở
nước ta chỉ thực sự phát triển mạnh từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói
riêng và có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Số
lượng đầu lợn không ngừng tăng mạnh qua các năm, tính đến năm 2011 Việt Nam
đã có trên 27 triệu con đứng hàng thứ 5 trong số 10 nước có số đầu lợn cao nhất
thế giới, nhưng đứng hàng thứ 6 về số lượng thịt lợn sản xuất ra. Trong đó lợn tập

trung ở các vùng trọng điểm như: Vùng miền núi phía Bắc, Đồng Bằng sông Hồng
và Bắc Trung Bộ có hơn 90% số đầu lợn tập trung ở các vùng này. Tổng đàn lợn
nái ước tính 3,9 triệu con, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 23%
với 897,9 ngàn con.
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, khối lượng thịt hơi các loại sản xuất bình
quân trong tháng 10 đạt trên 380 ngàn tấn, tăng 7,9% so với bình quân tháng 9 năm
2011.
Bảng 9. Số lượng lợn phân theo địa phương

18


Số lượng : (nghìn con)
Năm
Vùng
CẢ NƯỚC
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2009
27627,6
7444,0
6317,2

2010

27373,3
7301,0
6602,1

Sơ bộ 2011
27056,0
7092,2
6424,9

5888,0
5552,9
5253,3
1636,0
1633,1
1711,7
2611,6
2485,3
2801,4
3730,8
3798,9
3772,5
( Nguồn: Theo cục thống kê năm 2012 )

2.4. Tình hình chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh
Chăn nuôi lợn là nghề sản xuất truyền thống, giữ vị trí quan trọng nhất
trong tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh, tạo nguồn thu nhập quan
trọng cho hộ gia đình ở nông thôn, chiếm khoảng 68% trong cơ cấu tổng thu
nhập từ chăn nuôi trong nông hộ. Hàng năm, chăn nuôi lợn sản xuất một khối
lượng thịt hơi khá lớn, chiếm 66% tổng khối lượng thịt hơi các loại, cùng với
các ngành chăn nuôi khác đã đưa tỷ trọng chăn nuôi năm 2011 chiếm 42% tổng

giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngành chăn nuôi ở Hà Tĩnh, trong những năm gần
đây đã được khởi sắc và có sự tăng trưởng khá, tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong cơ
cấu nông nghiệp. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế còn chưa xứng tầm cần
phát triển mạnh hơn nữa, để chăn nuôi trở thành ngành chính của sản xuất nông
nghiệp tỉnh nhà.
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển chăn nuôi, đặc
biệt chăn nuôi lợn, song do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ (quy mô từ 1-2 con chiếm tỷ
lệ lớn), tự phát, nên hiệu quả chưa cao. Chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh phát triển bền
vững, cần làm tốt công tác quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đưa chăn nuôi ra
khỏi khu dân cư, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống dịch
bệnh, nâng cao chất lượng con giống, du nhập quản lý chặt chẽ con giống trên địa
bàn, chú trọng đến bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, áp dụng các biện pháp an
toàn sinh học trong chăn nuôi.
Trong năm 2011 nghành chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả
khả quan. Cụ thể là:
19


- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 2.450 tỷ đồng, đạt 114,48% kế hoạch, tăng
19,62% so với năm 2010; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 40% trong cơ cấu
giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Tổng đàn ước tính cả năm: Lợn 420.000 con, đạt 93,34% kế hoạch, giảm
0,7% so với năm 2010; tỷ lệ nái ngoại đạt 20% tổng đàn nái, tăng 4 % so với năm
2010.
- Công tác giống vật nuôi: Giống lợn ước tính cả năm phối dẫn được 38.679 liều
đạt 100% kế hoạch, tăng 7% so với năm 2010; cung ứng giống lợn 3.373 con, đạt 89%
kế hoạch, tăng 8% so với năm 2010, (chất lượng giống lợn đảm bảo).
Tuy nhiên qua những năm hoạt động khó khăn trong nền kinh tế thị trường,
dịch bệnh xẩy ra thường xuyên nhất là dịch bệnh tai xanh đang hoành hành ở Hà
Tĩnh mấy năm trở lại đây. Nhưng Trạm thú y Hà Tĩnh đã vươn lên, tự khẳng định

hướng đi và cách làm của mình bằng hiệu quả công việc, đảm bảo an toàn dịch
bệnh cho đàn gia súc gia cầm từ đó đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của Hà
Tĩnh phát triển nhanh và bền vững.
2.5. Vai trò của chăn nuôi lợn.
Từ lâu nay cuộc sống của người Việt Nam luôn gắn liền với trồng lúa và chăn
nuôi. Chăn nuôi không chỉ mang lại nguồn thực phẩm chủ yếu cho nhu cầu tiêu
dung của người dân mà còn phục vụ cho ngành trồng trọt (nhờ các sản phẩm phụ).
Ngoài những đặc điểm chung trên, chăn nuôi lợn còn có những đặc điểm đáng chú
ý như thu được lợi nhuận cao, chu kỳ chăn nuôi ngắn…Do vậy, chăn nuôi lợn
được hầu hết người dân quan tâm.
Trong điều kiện sản xuất của các nông hộ hiện nay, chăn nuôi lợn tận dụng
được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của gia đình và cung
cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hoá cao phục vụ cho nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội. Chăn nuôi lợn còn tạo ra nguồn phân bón hữu cơ
cho phát triển trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế
biến. Chăn nuôi lợn cũng là một hướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn. Tạo việc làm trong người lao động, tăng thu nhập và tăng thêm nguồn
thực phẩm chất lượng. Những năm gần đây, khi mà cuộc sống của đại bộ phận
người dân được cải thiện nhiều thì nhu cầu tiêu dùng thịt ngày càng tăng, chủ yếu
là thịt lợn và các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn.
Phát triển chăn nuôi lợn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp hợp lý hơn, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm dần tỉ trọng ngành trồng
trọt. Chăn nuôi lợn phát triển góp phần khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả
hơn. Ngoài ra lợn thịt có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 75-85%, cao hơn tất cả các giống
20


vật nuôi khác. Tỷ lệ nước trong thịt lợn ít hơn so với thịt khác (nước trong thịt lợn
chiếm 50-55%, thịt bò chiếm 70-72%, thịt dê, cừu chiếm 72%). Năng lượng trong
1kg thịt lợn trung bình sinh 3085 calo, năng lượng 1kg thịt bò là 2140 calo. Do thịt

lợn có chất lượng tốt, tỷ lệ nước trong thịt lợn thấp hơn các loại thịt khác cho nên
rất thuận tiện trong việc gia công chế biến, bảo quản và tạo ra nhiều loại sản phẩm
chế biến có giá trị cao.
2.6. Đặc điểm sinh lý lợn nái
2.6.1. Lợn hậu bị và lợn chờ phối
2.6.1.1. Sự thành thục về tính
Gia súc sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng
sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính.
Sự thành thục về tính được tính từ lần động dục và rụng trứng đầu tiên của gia súc
cái. Nếu trứng được gặp tinh trùng thì có khả năng thụ thai. Ở giai đoạn này dưới
ảnh hưởng của nội tiết sinh dục, cơ thể có những biến đổi đặc trưng, cơ quan sinh
dục phát triển, sinh ra các giao tử hoạt động, có khả năng kết hợp với giao tử đực
để sinh ra con cái. Đồng thời gia súc có những thay đổi về hành vi, biểu hiện bên
ngoài.
Lợn cái thành thục về tính vào khoảng 4-9 tháng tuổi. Thông thường các
giống lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn so với lợn lai và lợn ngoại. Tuổi
động dục lần đầu của các giống lợn nội như lợn ỉ, lợn móng cái là 3-5 tháng tuổi.
Lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn, ở lợn nái F1(nội x ngoại) động dục
bắt đầu lúc 5-7 tháng tuổi. Lợn ngoại thành thục về tính vào khoảng 6-8 tháng tuổi.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính:
+ Giống: Hầu hết các giống nội thành thục sớm hơn giống nhập ngoại, giống
có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn giống có tầm vóc lớn.
+ Chế độ dinh dưỡng: Gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn đầy
đủ, phù hợp nhu cầu dinh duỡng thành thục sinh dục sớm hơn so với gia súc được
nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dưõng thấp.
+ Ngoài ra tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào việc tiếp xúc với con
đực. Sự có mặt của con đực trong giai đoạn trước tuổi động dục sẽ làm tăng nhanh
quá trình thành thục về tính.

21



2.6.1.2. Chu kì động dục
Gia súc cái khi đến tuổi thành thục về tính sẽ xuất hiện chu kỳ động dục. Đó
là sự phát triển của nang trứng theo tính chu kỳ dưới sự điều hoà của hormone thùy
trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng diễn ra một cách có chu kỳ. Hiện
tượng trứng chín và rụng kèm theo những biểu hiện bên ngoài cơ thể thay đổi có
tính quy luật từ khi gia súc thành thục về tính cho đến khi hết khả năng sinh sản
gọi là chu kì động dục. Chu kỳ động dục của lợn giao động trong khoảng từ 18 - 24
ngày. Nếu gia súc động dục mà không cho phối hoặc phối giống không có kết quả,
trứng không được thụ tinh thì sẽ xuất hiện chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ động dục của
lợn có thể được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước động dục (proestrus): Là khoảng thời gian từ khi thể vàng
của chu kỳ trước tiêu biến đến khi gia súc bắt đầu xuất hiện động dục ở chu kì tiếp
theo. Đây thực chất là giai đoạn phát triển của nang trứng. Khi thể vàng tiêu biến
đi, nồng độ progesterone trong máu giảm nhanh, nó thôi không ức chế tuyến yên
do đó tuyến yên bắt đầu tiết FSH, hormone này kích thích bao noãn phát triển, tăng
lên khối lượng, kích thước và nổi lên trên bề mặt của buồng trứng. Sự tăng tiết
FSH của tuyến yên kích thích buồng trứng tiết estrogen hình thành các đặc tính
sinh dục thứ cấp. Ở giai đoạn này lợn cái có biểu hiện kêu rít, bỏ ăn âm hộ đỏ tươi
sưng mọng có nước nhầy chảy ra. Lợn cái có hiện tượng nhảy lên lưng con khác
nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó.
- Giai đoạn động dục (estrucs): Giai đoạn này bao gồm 3 thời kì liên tiếp là:
Hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Một đặc trưng cơ bản trong giai đoạn này
đối với tất cả các gia súc là sự rụng trứng trong đường sinh dục cái và biểu hiện
chịu đực của gia súc cái thể hiện ra bên ngoài. Lợn vẩn bỏ ăn. Âm hộ chuyển từ
màu đỏ tươi sang màu đỏ sẩm. Lợn nái chịu đực, mê ì. Dùng tay ấn lên lưng và
vùng mông lợn đứng im, nước nhờn chảy dính và đục. Thời gian này kéo dài
khoảng 2 ngày, lợn nội ngắn hơn và khoảng 28- 30 giờ.
- Giai đoạn sau động dục (metestrus): Giai đoạn này được tính từ khi gia súc

kết thúc động dục và thường kéo dài trong vài ngày. Đặc trưng của giai đoạn này là
sự hình thành về thể vàng tại vị trí rụng trứng. Thể vàng tiết progesterone ức chế
trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi từ đó ức chế tuyến yên làm giảm tiết estrogen
dẫn tới giảm hưng phấn sinh dục. Con vật trở lại trạng thái bình thường, không
biểu hiện đòi hỏi sinh dục nửa. Âm hộ hết sưng, lợn ăn uống như bình thường.
- Giai đoạn yên tĩnh (diestrucs); thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng
rụng, khi thể vàng bắt đầu hoạt động mạnh. Đây là giai đoạn kéo dài nhất. đối với
gia súc không có thai, giai đoạn này sẽ kết thúc khi thể vàng bị tiêu biến. Lợn
22


không còn biểu hiện sinh dục, cơ quan sinh dục phục hồi chức năng để chuẩn bị
cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kì động dục:
+ Giống: Các giống lợn khác nhau có chu kì động dục khác nhau như lợn ỉ từ
19-21 ngày, lợn móng cái từ 19-25 ngày.
+ Tuổi: Nái tơ thường có chu kì tính ngắn hơn lợn nái trưởng thành.
+ Dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kì tính ổn định và ngược lại.
+ Ngoài các nhân tố trên chu kỳ động dục còn chịu tác động của một số nhân
tố khác như: Nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, pheromon, tiếng kêu của con đực (Lê
Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
2.6.1.3. Sự thành thục về thể vóc
Sau một thời gian sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con
vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Lúc này cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về
sự phát triển của các cơ quan bộ phận, tầm vóc, trọng lượng, kích thước các chiều
đo ổn định và gia súc có khả năng sinh sản cao.
Tuổi thành thục về thể vóc của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Lợn
Móng Cái thành thục về thể vóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi đó lợn Ỉ là 8 tháng tuổi.
Ngoài ra sự thành thục về thể vóc còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng,
bệnh tật,…

2.6.1.4. Tuổi phối giống lần đầu
Để có thể tiến hành phối giống lần đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục về tính
và thể vóc. Lợn nái nội nên phối giống lần đầu ở 6 - 7 tháng tuổi, khi trọng lượng
của lợn đạt từ 40 kg trở lên. Nái ngoại từ 8 - 10 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 90
kg trở lên. Không nên phối giống quá sớm hoặc quá muộn. Nếu phối giống quá
sớm khi cơ thể mẹ chưa trưởng thành, cơ thể sẽ ưu tiên dinh dưỡng cho sự phát
triển của bào thai, dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển của con mẹ bị giảm đi
làm cho cơ thể mẹ yếu, bào thai kém phát triển, con nhỏ và yếu, thời gian sử dụng
lợn mẹ giảm xuống. Ngoài ra nếu phối giống quá sớm, lúc này xương chậu của cơ
thể mẹ chưa hoàn thiện, nhỏ và hẹp làm cho mẹ đẻ khó. Nếu phối giống cho lợn
quá muộn thì lảng phí nhiều thời gian và thức ăn để nuôi lợn hậu bị. Để đạt được
hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ
động dục đầu rồi mới cho phối.

23


2.6.1.5. Thời gian động dục lại sau cai sữa
Sau khi cai sữa con khoảng 3 - 7 ngày, tuỳ theo sự hao mòn của lợn mẹ trong
giai đoạn nuôi con và sự phát dục lại sau cai sữa, lợn nái sẽ động dục trở lại và bắt
đầu một chu kỳ sinh sản mới. Để nâng cao hiệu quả sản xuất người chăn nuôi phải
chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn nái trong thời gian nuôi con và sau cai sữa nhằm rút
ngắn thời gian động dục lại sau cai sữa. Ở các trang trại chăn nuôi công nghiệp
người ta thường tiêm hocmon hoặc vitamin ADE cho lợn nái sau cai sữa đồng thời
cho chúng gần gủi con đực để kích thích quá trình phát dục lại sau cai sữa, nâng
cao năng suất sinh sản của lợn nái.
2.6.1.6. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị
Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị cần đảm bảo lợn không quá béo
hoặc quá gầy làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái sau này. Để Lợn
hậu bị phát triển tốt phải chú ý đến một số yêu cầu như:

- Thức ăn và dinh dưỡng: Thức ăn và lượng cho ăn phải đảm bảo cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì và tăng trọng của lợn hậu bị. Dinh dưỡng
thức ăn quyết định trực tiếp đến thể trạng của lợn hậu bị, nếu cung cấp thừa dinh
dưỡng đặc biệt là năng lượng lợn sẽ mập gây hiện tượng nân sổi, nếu dinh dưỡng
không đảm bảo lợn sẽ gầy gây hiện tượng không động dục, động dục không đều
hoặc không đủ trọng lượng phối làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái. Thức ăn
của lợn hậu bị cần cung cấp đầy đủ protein, năng lượng, vitamin, khoáng.
- Chuồng trại: Lợn nái hậu bị có thể được nuôi 4-10 con/ô chuồng, với diện
tích 2,5-3m2/con. Trong chuồng hậu bị nên bố trí 1 ô nọc nhỏ để lợn hậu bị được
tiếp xúc với con đực kích thích động dục sớm. Chuồng trại phải luôn khô sạch,
đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, và thông thoáng thích hợp.
-Vế sinh tắm chải: Lợn nái hậu bị phải được thường xuyên tắm chải đặc biệt
là về mùa hè nóng. Vệ sinh tắm chải có tác dụng ngăn được các bệnh ngoài da,
kích thích thèm ăn, nâng cao sức khoẻ và hoạt động tính dục.
2.6.2. Sinh lý thụ thai
2.6.2.1. Sự hình thành và phát triển của trứng
Tế bào trứng được hình thành trong buồng trứng được phát triển từ các noãn
nguyên bào (Ovogonie). Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các noãn nguyên
bào tương tự như tinh nguyên bào. Trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm đến
noãn bào sơ cấp. Tất cả các noãn nguyên bào được bao bởi lớp tế bào biểu mô.
Đến khi thành thục về tính, dưới ảnh hưởng điều hòa của trung khu sinh dục ở
vùng dưới đồi (Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố RF,
24


kích thích tuyến yên tiết hormon hướng sinh dục FSH, LH để điều khiển quá trình
phát triển của nang trứng và rụng trứng. Nói một cách khác từ lần động dục đầu
tiên các tế bào trứng nguyên thủy thay phiên nhau phát triển để hình thành trứng
chín.
2.6.2.2. Sự rụng trứng

Rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, quá trình rụng trứng được điều
khiển bởi thần kinh thể dịch và các hormon sinh dục. Trước khi rụng trứng, ở bên
trong nang trứng quá trình phân chia giảm nhiễm thành 1n ở lần một, rồi giữ và
kéo dài 1n như thế cho tới khi trứng được thụ tinh. Thùy trước tuyến yên tăng tiết
FSH, LH làm gia tăng tiết dịch nang trứng. Đồng thời ProtaglandingF2α của tế bào
tử cung xuất hiện trước khi trứng rụng một vài giờ. Hormon này có tác dụng kích
thích việc hình thành tổ chức chế tiết enzyme phân hủy vách nang trứng tạo cơ hội
giải phóng trứng. Relaxin (hormon của tử cung) cũng xuất hiện, nó có hai tác
dụng: một là kích thích tiết dịch nang trứng ở lớp tế bào hạt giống như LH, tác
dụng khác giống ProtaglandingF2α là kích thích công phá tổ chức liên kết sợi của
vách nang trứng tạo cơ hội phá vở vách nang trứng. Thùy trước tuyến yên tiết FSH
xúc tiến việc hình thành cấu trúc tiếp nhận LH ở lớp tế bào hạt. Khi LH gắn nối
với cấu trúc tiếp nhận, nó kích thích tế bào hạt tiết Progesteron với hàm lượng
thấp, từ lúc này lớp tế bào hạt bắt đầu có sự biến đổi về cấu trúc để hình thành thể
vàng. Hàm lượng Progesteron thấp lại làm cho hoạt tính có oestrogen tăng cao,
oestrogen bằng con đường liên hệ ngược dương tính tăng tiết LH.
Sự rụng trứng gồm hai giai đoạn là vở nang trứng và thoát trứng, hàm lượng
LH quyết định quá trình này. Trứng rụng khi hàm lượng LH tiết cao nhất. Lúc này
áp lực dịch nang trứng là cao nhất, vách nang trứng bị phân huỷ và nang trứng bị
phá vở trứng được giải phóng. Nhiều nghiên cứu xác định rằng trứng muốn rụng
thì hàm lượng LH/FSH phải duy trì ở mức 3/1.
Hoạt động giao phối có ảnh hưởng đến thời điểm rụng trứng, nghiên cứu của
Ponevog (1955) cho rằng sự rụng trứng của lợn nái xảy ra trong khoảng 36 - 48 giờ
từ khi bắt đầu chịu đực. Hugeus (1976) cho biết lợn nái tơ có số lượng trứng rụng
bình thường là 13,5 trứng. Mức độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu bị và trong chu kỳ
động dục đầu tiên có ảnh hưởng rõ đến số lượng trứng rụng. Nghiên cứu của Casid
(1955) với chế độ dinh dưỡng cao thì số trứng rụng là 13,9 trứng, dinh dưỡng thấp
thì số trứng là 11,1 trứng, mức dinh dưỡng thấp - thấp thì số trứng rụng là 10,6
trứng, còn mức dinh dưỡng thấp - cao số trứng rụng là 13,6 trứng. Nghiên cứu
cũng chứng minh rằng, đối với các giống lợn khác nhau thì số trứng rụng trong

một chu kỳ cũng khác nhau. Theo Lưu Kỷ (1982) lợn F1 (Đại Bạch x Ỉ ) ở chu kỳ
25


×