Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất cây cà phê xã Đăk Pne - Kon Rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.38 KB, 51 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường, các đồng chí cán
bộ công chức xã, bà con nhân dân trên địa bàn xã, tôi đã hoàn thành chuyên
đề tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn:
Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Bùi Quang Bình đã tận tình chỉ bảo tôi
trong suốt thời gian thực tập và viết báo cáo.
Ban lãnh đạo, các đồng chí công tác tại UBND Xã Đăk Pne, huyện Kon
Rẫy, tỉnh Kon Tum đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại địa
bàn xã.
Các hộ gia đình tại địa bàn đã nhiệt tình cung cấp thông tin trong quá
trình điều tra, thu thập số liệu trong suốt thời gian vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô của bộ môn Kinh tế, khoa
Kinh tế phát triển đã giúp em có thêm kiến thức, tạo điều kiện để em được đi
thực tập cuối khóa đợt này.
Vì kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài mà tôi thực hiện
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo
của các thầy cô.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Kon Tum, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Sinh viên

Thái Thành Kiên

1


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Cây cà phê được trồng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần
khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất


nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập WTO. Diện
tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim nghạch xuất khẩu cà phê
ngày càng tăng không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho đất nước mà còn góp
phần tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế dần dần ổn định thu nhập và từng bước
cải thiện đời sống cho người dân.
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng, nó không chỉ là cây trồng lợi thế
của vùng Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857, mãi đến đầu thế kỷ
XX mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Trải qua
nhiều hình thức tổ chức sản xuất từ các đồn điền cà phê đến các nông trường
quốc doanh cà phê. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đã có diện tích trồng cà
phê trên 500.000 ha với sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm trên dưới
900.000 tấn với kim ngạch xấp xỉ trên dưới 1,5 tỷ USD. Việt Nam là một nước
sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê
Robusta số 1 thế giới. Hiện nay Cà phê Việt Nam đang được xuất khẩu sang
88 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục. Nó không những mang lại
hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi trường
sinh thái rất lớn. Đóng góp vào kết quả trên phải kể đến vai trò tích cực của
vùng kinh tế Tây Nguyên.
Kon Tum là tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có vị trí kinh tế - xã hội chiến
lược đồng thời với điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, ca cao, điều tiêu,…trong
đó cà phê là cây trồng chủ lực có diện tích lớn và phát triển nhanh trên địa bàn
tỉnh. Đến nay cà phê là một trong những loại cây trồng cho sản phẩm xuất
khẩu lớn nhất của tỉnh. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ
2


quan, mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê vẫn còn chưa tương xứng với
tiềm năng mà mình có. Do đó trong những năm tới cần có những giải pháp cụ

thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê góp phần thúc đẩy
nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn nữa.
Người dân sống trên địa bàn xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
phần lớn đều sồng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà nguồn
thu từ cây cà phê cũng là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập
cao cho người dân. Cũng như hầu hết các địa bàn khác, xã Đăk Pne cũng có
những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây cà phê, tuy nhiên do kỹ thuật
canh tác của người dân còn hạn chế, chưa đúng yêu cầu, công tác thu hoạch
bảo quản sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Do đó một yêu cầu được đặt ra trong việc phát triển kinh tế của xã đó là tìm
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê. Xuất phát
từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất cây cà phê trên
địa bàn xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum” để làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về tình hình sản xuất cà phê của nhân dân trên địa bàn xã Đăk
Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
cây cà phê của nhân dân trên địa bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh
Kon Tum.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu tình hình sản xuất cà phê của nhân dân trên địa bàn xã Đăk
Pne năm 2011.
- Phạm vi về không gian:
3



Tiến hành điều tra thu thập số liệu tại các hộ dân trên địa bàn xã Đăk Pne,
huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
- Phạm vi về nội dung:
+ Thực trạng sản xuất cà phê của các hộ dân được điều tra.
+ Những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất cà phê của nhân
dân.
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà
phê của nhân dân.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu:
Chọn ngẫu nhiên các hộ nông dân trên địa bàn xã Đăk Pne.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin:
4.2.1. Số liệu thứ cấp:
Là những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài,
thông qua báo cáo luận văn, tài liệu tham khảo, các sách báo tạp chí, các kết
quả nghiên cứu trước đây…trong các thư viện, internet, tư liệu khoa bằng cách
sao chụp, in chụp những phần có liên quan đến đề tài.
Các báo cáo của ủy ban nhân dân xã Đăk Pne, số liệu thu thập từ các bảng
báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch và các tài liệu liên quan
của Ủy ban nhân dân xã trong 3 năm và các số liệu chung về tình hình phát
triển kinh tế xã hội qua ba năm 2009, 2010, 2011.
4.2.2. Số liệu sơ cấp:
Bao gồm những số liệu thu thập được thông qua phỏng vấn hộ sản xuất
cà phê trên địa bàn xã Đăk Pne.
Các thông tin này được thu thập từ phỏng vấn bằng phiếu điều tra nông
hộ.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin:
Số liệu được xử lý bằng công cụ máy tính (phần mềm Microsoft Excel)
dùng để tính toán các chỉ số tuyệt đối, tương đối, bình quân các dữ liệu thứ

cấp.
4


Số liệu được thể hiện thông qua có thể dưới dạng bảng biểu.
4.4. Phương pháp phân tích:
4.4.1. Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng số bình quân để phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của xã
cũng như tình hình sản xuất cà phê của các nông hộ trong xã.
4.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế:
Là nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tổng hợp,
phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng, khi phân tích thường sử dụng các
cách phân tổ, hệ thống các chỉ tiêu để tìm ra tính quy luật và rút ra những kết
luận cần thiết.
4.4.3. Phương pháp so sánh:
So sánh theo không gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh giữa
các hộ trong xã.
So sánh với mức trung bình: các thông tin khi thu thập và được so sánh
với mức trung bình chung.
Dùng phương pháp so sánh để thấy xu hướng vận động, nhịp độ hoạt
động và làm rõ thực trạng. Có hai loại so sánh đó là so sánh tuyệt đối và so
sánh tương đối.
4.4.4. Phương pháp SWOT:
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và
Threats (thách thức).
Strengths (điểm mạnh)
Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu.

Opportunities (cơ hội)

Liệt kê các cơ hội chính liên quan.

Weaknesses (điểm yếu)
Liệt kê các điểm yếu tiêu biểu.

Threats (thách thức)
Liệt kê các nguy cơ chủ yếu.

5. Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu thì chuyên đề gồm 4 Chương chính sau:
5


Chương 1: Những vấn đề chung về sản xuất cà phê và tình hình sản
xuất cà phê.
Chương 2: Những vấn đề chủ yếu về kinh tế - tổ chức sản xuất cà phê
trên địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: Định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển cây cà phê.
Chương 4: Kết luận – Kiến nghị.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VÀ
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ

1.1. Khái quát về cây cà phê:
1.1.1. Khái quát về cây cà phê:
Cà phê là một thứ nước uống quen thuộc của hàng trăm triệu người trên

toàn thế giới. Bên cạnh đó nó còn là mặt hàng thương mại quan trọng trên thị
trường quốc tế, thứ 2 sau dầu mỏ.
Cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau (khoảng từ 25-100
loại). Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài
khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa
kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên
khoa học: Coffea Arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê
trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay
Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea
liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không
đáng kể.
Coffea ArabicaLine gọi tắt là cà phê Arabica, tên Việt Nam là cà phê
chè. Cà phê chè phát triển trên đất giàu khoáng chất, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ
bình quân từ 18-22oC, với độ cao trên 1000m, và lượng mưa hàng năm khoảng
1500-1800mm, mùa khô kéo dài không quá 6 tháng. Những loại cà phê
Arabica nổi tiếng là: Moka, Maragogipe, CanRamon…Cà phê Arabica chứa
lượng cafeine thấp, hương vị thơm ngon.
Coffea Robusta có tên Việt Nam là cà phê vối. Loại cà phê này sống ở
nơi có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới nóng ẩm với nhiệt độ trung bình 2025oC, biên độ dao động nhiệt ngày và đêm khô quá lớn. Lượng mưa hàng năm
lớn (từ 1000 đến 2500mm) sẽ tốt cho sự sinh trưởng và ra quả của cây cà phê
Robusta. Cây cà phê này phát triển tốt ở độ cao khoảng 600m và có đề kháng
sâu bệnh cao. Với lượng cafeine cao gấp 2 lần cà phê Arabica, nên nó thường
được sử dụng trong các công thức pha trộn.
7


Ở Việt Nam, ngoài 2 loại cà phê có tính thương mại trên, còn có thêm
một số loại cà phê khác gọi là cà phê mít, dâu da…
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cây cà phê:
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên:

Quá trình sản xuất cà phê thường bị ảnh hưởng bởi vị trí, địa hình, khí
hậu, thời tiết, tài nguyên đất,…những nhân tố này ảnh hưởng quan trọng đối
với việc sản xuất ra khối lượng cà phê và cà phê hàng hoá. Sản xuất cà phê
hàng hoá chỉ thực sự có hiệu quả khi trồng trọt thích ứng với điều kiện tự
nhiên, điều này đòi hỏi phải lựa chọn giống cà phê thích hợp với điều kiện tự
nhiên, nâng cao trình độ chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất
với chế biến cà phê.
a. Đất đai:
Sản xuất cà phê trong các khu vực địa lý khác nhau có thể sẽ có năng
suất khác nhau. Sự khác biệt này có thể do điều kiện môi trường khác nhau
giữa các vùng, như điều kiện về đất, chất dinh dưỡng, khí hậu, giống cây…
Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên
nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám …. Trong
đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản
là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến
hơi nặng (Đất thịt nhẹ- sét).
b. Thời tiết khí hậu:
- Nhiệt độ: Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt
độ từ 22 – 26oC. Cây cà phê ưa nóng ẩm với nhiệt độ 24-26oC là thích hợp và
nhiệt độ tới thấp không dưới 7 oC. Cà phê mít thích hợp với nhiết độ 23-25 oC,
nó nhạy cảm với lạnh hơn là khô. Nói chung là cây cà phê cần nhiệt độ từ 2025oC, biên độ nhiệt là 15-30oC ngoại trừ cây cà phê vối có khả năng thích nghi
ở nơi có biên độ nhiệt lớn hơn từ 5-32oC.
- Lượng mưa: Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có
lượng mưa hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau
vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa.
8


Độ ẩm không khí thích hợp với cây cà phê là từ 70% trở lên. Độ ẩm
không khí càng cao càng tốt đối với cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn cây cà

phê ra hoa. Cây cà phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão
hòa.
- Ánh sáng: Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần
trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt
là giai đoạn kiết thiết cơ bản.
- Gió: Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng
phát triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn
cà phê. Tốc độ gió thích hợp là 2-3met/giây trong lô trồng.
Tóm lại: Cây cà phê có những yêu cầu sinh thái riêng, đòi hỏi điều kiện
về đất đai và thời tiết khí hậu thích hợp. Khi đáp ứng được những yêu cầu này
cây cà phê sẽ sinh trưởng và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trên thế giới, ở
Brazil và Colombia điều kiện tự nhiên rất thích hợp với cây cà phê. Nếu cây cà
phê được trồng ở những nơi không đáp ứng được các điều kiện trên thì cần
phải khắc phục bằng các biện pháp kỹ thuật như: tưới nước, trồng cây che
bóng…Tuy nhiên thiên nhiên thường diễn biến rất phức tạp. Thiên tai như
sương muối, gió nóng…cùng với sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất
cà phê. Lịch sử của ngành cà phê cho thấy chính thiên tai đã gây cho ngành
bao thăng trầm và biến động mạnh về giá cả.
1.1.2.2. Tình hình phát triển KT-XH:
Nhóm nhân tố này rất phức tạp vì nó là tổng hợp của những tác động của
các vấn đề kinh tế. Nhóm các nhân tố này cũng rất quan trọng vì nó cho có thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm nhóm các nhân tố tự nhiên và nhân tố kỹ thuật. Điều
kiện tự nhiên dù có thuận lợi tới đâu nhưng nếu không có các biện pháp kinh
tế- tổ chức sản xuất cà phê hợp lý thì hiệu quả đạt được cũng không cao. Các
nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố khác nhau như: Quy hoạch, bố trí sản xuất
cà phê; Chính sách kinh tế với sản xuất cà phê; Đầu tư xây dựng cơ bản và
thâm canh. Cụ thể:
9



- Vốn và sử dụng vốn: Muốn nâng cao trình độ sản xuất cà phê hàng hoá
thì phải có vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ sản xuất cà
phê hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu nhập và khả năng tích luỹ của các nông
hộ cũng như sự đầu tư của nhà nước thông qua hệ thống tài chính tín dụng.
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Đây là một nhân tố trực tiếp làm
thay đổi trạng thái sản xuất cà phê, nâng cao khối lượng và chất lượng sản
phẩm cà phê.
- Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Đây là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cà phê hàng hoá. Nếu không có sự can
thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất cà phê
hàng hoá tự phát khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền kinh tế,
gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Do đó cần có
chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước để định hướng và tác động đúng hướng
thúc đẩy nâng cao sản xuất cà phê hàng hoá.
Tóm lại, khi sản xuất cà phê thì mỗi nhân tố trên đều có ảnh hưởng theo
chiều hướng, mức độ khác nhau nên cần phải được chú trọng kết hợp cả ba
nhóm nhân tố đó để mang lại kết quả sản xuất cao nhất.
1.1.2.3. Nhân tố kỹ thuật sản xuất cà phê:
Không chỉ những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến cây cà phê mà
cây cà phê muốn cho năng suất, chất lượng cao rất cần những người lao động
có chuyên môn, kỹ thuật. Hiện nay, hàng loại những tiến bộ kỹ thuật mới đã
được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất cà phê. Những tiến bộ kỹ thuật
chủ yếu về các vấn đề sau:
- Lai tạo giống: các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra các giống cây có
năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi
trường và thích ứng được điều kiện ngoại cảnh trên diện rộng.
- Chất hóa học, thành tựu trong phòng trừ sâu bệnh cũng như cỏ dại.
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong cơ giới hóa, điện khí hóa…trong trồng
trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm cà phê.
10



Những biện pháp kỹ thuật mới có ý nghĩa rất lớn với ngành cà phê. Cây
cà phê không những cho sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn,
mà còn hạn chế được những tác hại, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Chính
những tiến bộ kỹ thuật này đã hợp thành nhóm các nhân tố kỹ thuật sản xuất
mà chúng ta cần quan tâm để việc sản xuất cà phê cho hiệu quả cao nhất.
1.1.2.4. Nhân tố thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất cà phê gì? Như thế nào? để đạt
hiệu quả cao do thị trường quyết định. Cho nên, cầu thị trường là căn cứ thúc
đẩy, người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị
trường. Khi thị trường ngày càng phát triển, làm cho cà phê hàng hoá ngày
càng đa dạng phong phú, đòi hỏi về số lượng và chất lượng cà phê hàng hoá
ngày càng cao.
1.1.3. Ý nghĩa của sản xuất cà phê:
1.1.3.1. Sản xuất cà phê tạo ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu
khác nhau của xã hội:
a. Là loại đồ uống cao cấp được tiêu dùng rộng rãi trên thế giới:
Cà phê là một loại cây công nghiệp, phát triển ở những nước có khí hậu
nhiệt đới. Uống cà phê được coi như một lối sống văn hóa của một số dân tộc
trên thế giới và mỗi quốc gia có một phong cách riêng. Với những giá trị văn
hóa, cùng với giá trị kinh tế, cà phê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
đời sống của người dân từ thành thị đến nông thôn. Nhu cầu tiêu dùng cà phê
không ngừng được tăng lên cả cả về số lượng cũng như chất lượng.
Đối với các nước phát triển, cà phê thực sự là một nhu cầu thiết yếu.
Lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở các nước Tây Âu là 5kg hàng
năm. Ở một số quốc gia, cà phê thực sự như là một nguồn năng lượng cho hoạt
động của con người cũng như dầu mỏ đối với nền kinh tế. Nhu cầu cà phê còn
lan rộng ra cả những nước có truyền thống uống trà như Nhật, Trung Quốc
trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập kinh tế…

b. Bên cạnh đó, sản phẩm cà phê là nguyên liệu cho một số ngành
công nghiệp thực phẩm: bánh kẹo cà phê, rượu cà phê…
11


1.1.3.2. Sản xuất cà phê mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều
nước:
a. Thế giới: Xuất khẩu cà phê đã mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho
nhiều nước trên thế giới. Tại 17 quốc gia trồng cà phê chính, mặt hàng này
đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Cà phê là một trong những mặt hàng có tính thương mại cao. Trong niên
vụ 2001/2002 tỷ lệ xuất khẩu cà phê đã lên đến 75.14% sản lượng sản xuất
toàn thế giới. Cà phê đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho các nước xuất khẩu
mặt hàng này. Thu nhập từ cà phê chiểm 5% ở Brazil và 20% ở Colombia. Ở
một số quốc gia Trung Mỹ cà phê cũng chiểm đến 20-30% tổng thu nhập xuất
khẩu như Guatemala, Honduras, Nicoragua…
Cà phê còn là một loại nông sản quan trọng với các nước chậm phát
triển ở Châu Phi vì nó tạo ra nguồn ngoại tệ chủ yếu trong những năm 19891992: Uganda (83,3%), Burindi (75%), Rwanda (58%) và Ethiophia (57,6%).
Một số nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới là:Brasil, Việt Nam,
Colombia, Indonesia, Ấn Độ, Mexico, Ethiopia, Guatemala, Peru….Sản lượng
của các nước này chiếm tới 88% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả thế giới.
Trong đó riêng sản lượng của Brazil đã chiếm tới hơn 30%. Tổng sản lượng
của ba quốc gia đứng đầu là Brazil, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả
các nước khác cộng lại.
Lượng cà phê thế giới xuất khẩu ước tính đạt 8,87 triệu bao trong tháng
12 năm 2008, tăng so với 7,51 triệu bao cùng kỳ năm 2007. Lượng xuất khẩu
trong 3 tháng đầu niên vụ 2008/09 (từ tháng 10 đến 12/2008) đã tăng từ 21,8
triệu bao cùng kỳ niên vụ trước lên 23,1 triệu bao niên vụ này, tương đương
với mức tăng 5,8 %.
Trong năm 2008, lượng cà phê Arabica xuất khẩu đạt 63,4 triệu bao,

tăng so với 62,4 triệu bao năm 2007; trong khi đó ; lượng cà phê Robusta xuất
khẩu chỉ đạt 33,2 triệu bao, giảm so với 34 triệu bao năm trước.
b. Việt Nam: Năm 2000, nước ta đã xuất khẩu 680.000 tấn cà phê, đạt
kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD, đứng thứ hai trên thế giới về xuất
12


khẩu cà phê, sau Brazil. Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 54 nước, trong
đó các nước nhập khẩu trên 10.000 tấn cà phê là Hoa Kỳ, Đức, Italia, Tây Ban
Nha, Bỉ, Pháp, Ba Lan, Anh, Nhật Bản, áo, Hàn Quốc, Canada và Hà Lan.
Năm 1975, toàn quốc mới có 14.000 ha cà phê, sản lượng dưới 5.000
tấn, năng suất 4 tạ/ha. Nhưng đến năm 2000, Việt Nam đã mở rộng diện tích
trồng cà phê lên 430.000 ha, năng suất bình quân trên 15 tạ/ha. Trong đó, khu
vực Tây Nguyên có 230.000 ha cà phê, sản lượng 380.000 tấn/năm. Cà phê
của Việt Nam có phẩm chất thơm ngon nhờ giống tốt, được trồng trên vùng
cao nguyên có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp.
Hiện nay, Việt Nam đã là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới, mỗi
năm Việt Nam xuất khẩu trên một triệu tấn cà phê vối đến hơn 70 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Niên vụ cà phê 2007/2008 từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 9
năm 2008 là vụ thứ 3 liên tiếp ngành cà phê lập kỷ lục vì giá trị xuất khẩu với
kim ngạch 2,08 tỷ USD. Đây cũng là vụ bội thu nhất trừ trước đến nay.
1.1.3.3. Sản xuất cà phê là ngành thu hút nhiều lao động, tạo công
ăn việc làm cho nhiều người, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống:
Trên thế giới hiện nay có khoảng 75 nước trồng cà phê và chủ yếu tập
trung ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Khoảng 10 triệu lao động tham gia sản
xuất cà phê. Tổng diện tích cà phê thế giới khoảng 10 triệu ha, sản lượng hàng
năm trên dưới 6 triệu tấn, đem lại thu nhập cho khoảng 100 triệu người. Nếu
kể cả những người trồng và người liên quan đến tiêu thụ thì trên thế giới có
khoảng 20-25 triệu người sống nhờ cây cà phê.
Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhóm

đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi. Cà phê đã tạo được việc làm
cho hơn 600.000 nông dân cà số người có cuộc sống liên quan tới cà phê là
khoảng trên 1 triệu người.
1.1.4. Tình hình sản xuất và tiên thụ cà phê:
1.1.4.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới:
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu
hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình
13


quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất
bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn
nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25%
sản lượng cà phê thế giới, Côte D'voire (Châu Phi), Indonesia (Châu Á) mỗi
nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng
hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới
như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất
bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích
cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha.
Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước
Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn
kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm
70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu
ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon,
Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao
đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không
còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do
cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài
chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải

hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không
còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn
hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm
xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho
những người xuất khẩu cà phê trê thế giới.
Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu
dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp
nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng
hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn đề
quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là sản phẩm cà phê đem ra thị trường phải
14


đảm bảo chất lượng. Trong cơ chế thị trường thì tiền nào - của nấy lại càng
đúng với mặt hàng cà phê.
1.1.4.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam:
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở
một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ
hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của
các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và
Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng
tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông
trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm
1963 - 1964. ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà
phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700
ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây
chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600
kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất
đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân
(Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối

tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc
biệt là có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó có khả
năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì
kém hiệu quả.
Diện tích trồng cà phê ở miền Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là
giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được
trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên
dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất
từ 2 - 3 tấn/ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các
tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm
1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng
vụ năm 1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn.
15


Đến nay, diện tích cà phê cả nước đạt hơn 500.000 ha, năng suất đạt hơn
2 tấn/ha. Trung bình mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê
nhân, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 2 tỷ USD, chiếm hơn 8% kim ngạch
xuất khẩu của cả ngành Nông nghiệp.
Cà phê chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên - khoảng 70%, còn lại là ở
miền Đông Nam bộ và các nơi khác. Cà phê chủ yếu xuất khẩu 90%, trong
nước tiêu thụ khoảng 10%.
Việt Nam cũng là đối tác xuất khẩu cà phê của hơn 80 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường truyền thống, lớn như: Đức, Mỹ, Tây
Ban Nha. Hiệp Hội cà phê ca cao Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận việc
thông tin của Hiệp hội chưa theo kịp được diễn biến thị trường, chưa phong
phú và thiếu tính dự báo, năng lực kinh doanh của một số hội viên còn hạn
chế….
Trong nhiệm kỳ tiếp theo, từ nay đến năm 2013, Hiệp hội cà phê ca cao
Việt Nam nhận định, ngành cà phê Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức như: khí

hậu biến đổi thất thường sẽ ảnh hưởng đến mùa vụ, thị trường và giá cả biến
động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cà phê nước ta.
Hiệp hội sẽ tập trung thực hiện 6 chương trình chính, quan trọng nhất là
giữ vững diện tích khai thác 500.000 ha với sản lượng hơn 1,1 triệu tấn/năm,
giữ 15% thị phần xuất khẩu cà phê thế giới, đẩy mạnh hợp tác và liên kết với
các nước trồng cà phê lớn để học tập kinh nghiệm sản xuất.
1.1.4.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Kon Tum:
Hiện nay Kon Tum là một trong những tỉnh có sản lượng cà phê cao nhất
trong cả nước. Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán...đã
làm năng suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Những năm trước 1990, năng
suất bình quân 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt 8 - 9 tạ nhân, đến năm 1994
năng suất bình quân đạt 18,5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25 - 28 tạ/ha. Cá
biệt ở một số vùng sản xuất đã cho năng suất bình quân đạt 35 - 40 tạ/ha, vườn
cà phê một số hộ gia đình đạt trên 50 tạ/ha.
16


Là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm trồng trọt và chăn
nuôi khá lớn về sản lượng, đa dạng về chủng loại, với nguồn nguyên liệu dồi
dào và rất tốt cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đặc biệt là tỉnh
được thiên phú cho thừa hưởng diện tích đất đỏ bazan màu mỡ, rất thích hợp
cho cây cà phê phát triển. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội
rất quan trọng và to lớn cho người dân Kon Tum. Tuy nhiên, sự phát triển quá
nhanh cà phê ở Kon Tum về diện tích, năng suất, sản lượng mặc dù đem lại
nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và người trồng cà
phê, song cũng đặt ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết. Trong giai đoạn
năm 1994- 1999 do lợi nhuận từ trồng cà phê tăng cao, nên diện tích cà phê
phát triển một cách ồ ạt, dẫn tới quy hoạch sử dụng đất bị phá vỡ; một số diện
tích cây trồng khác bị thu hẹp và không phát triển, đặc biệt là diện tích rừng do

người dân lấn chiếm rừng và đất rừng để khai phá trồng cà phê.
Phần lớn diện tích cà phê do nông dân tự chọn giống để trồng, thời gian
gần đây không ít diện tích đã bộc lộ nhiều nhược điểm, có xu hướng giống bị
thoái hoá. Trong khi đó, các hoạt động khoa học - công nghệ và công tác
khuyến nông chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
Công tác quản lý còn bất cập, mô hình liên kết “bốn Nhà”: Nhà nước- nhà
khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp chưa rõ ràng, khả năng liên kết kém,
ít linh hoạt trong nhiều khâu, nhiều công đoạn.
Năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế của sản phẩm cà phê
phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu, thời tiết, sâu bệnh do thiên nhiên gây
ra, cũng như do tác động và ảnh hưởng của biến động giá cả và nhu cầu tiêu
thụ của thị trường trong nước và thế giới. Ngay ở trong nước, với trên 86 triệu
dân mà mỗi năm cũng mới chỉ tiêu thụ khoảng trên 7% sản lượng cà phê hiện
có.
Chất lượng sản phẩm “Cà phê Da Vàng”, vốn là tốt do điều kiện sinh
thái phù hợp mang lại, có sức cạnh tranh trên thị trường thì ngày nay có phần
giảm sút do các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất cà phê chưa chú
trọng việc chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật,
17


công tác quản lý bảo vệ chưa tốt, thu hoạch quả xanh chiếm tỉ lệ cao, phơi,
sấy, chế biến, bao bì, bảo quản, chưa đảm bảo theo qui trình kỹ thuật, dẫn đến
chất lượng cà phê nhân giảm, chưa đáp ứng với yêu cầu của khách hàng trong
và ngoài nước.
1.1.5. Nội dung phát triển cây cà phê:
1.1.5.1. Phát triển theo chiều rộng cây cà phê:
- Tăng sản lượng sản xuất:
- Mở rộng diện tích:
- Đầu tư vốn và lao động:

- Tăng số lượng hộ sản xuất:
1.1.5.2. Phát triển theo chiều sâu:
- Thâm canh:
- Tăng năng suất:
- Đầu tư giống mới:
- Cải tiến kỹ thuật và phát triển công nghiệp chế biến:
1.1.5.3. Hoàn thiện về tổ chức sản xuất:

18


Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN
XUẤT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Xã Đăk PNe là một trong hai xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện
Kon Rẫy, cách trung tâm huyện 12 km về phía Đông Nam, có diện tích tự
nhiên là: 16.185,97 ha.
Xã Đăk Pne nằm ở tọa độ: Từ 14022’54” đến 14033’55” Vĩ độ Bắc.
Từ 108012’30” đến 108023’16” Kinh độ
Đông.
- Phía Bắc giáp: Xã Măng Cành, huyện Kon Plong;
- Phía Nam giáp: Tỉnh Gia Lai;
- Phía Đông giáp: Tỉnh Gia Lai
- Phía Tây giáp: Thị trấn Đăk RVe và xã Tân Lập.
2.1.1.2. Khí hậu – Thuỷ văn:
a. Khí hậu, thời tiết:
Xã Đăk Pne thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Khí hậu

có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11 mùa khô bắt đầu từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 4. Nhiệt độ trung
bình trong năm dao động trong khoảng 20 - 250C, biên độ nhiệt độ dao động
trong ngày 5 - 70C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 5) dưới 25 0C,
phổ biến 22-230C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối không vượt quá 30 0C. Độ ẩm
trung bình nằm trên 85%, tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 7, 8 và tháng 9,
phổ biến trên 92%.
Lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 2.400 - 2.800mm. Tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa hạ quá thừa ẩm, mùa đông thiếu ẩm. Tổng
nhiệt độ năm phổ biến từ 7.000 - 7.5000C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất
(tháng 1) là 16 - 170C.
19


b. Thuỷ văn:
- Nước mặt: Xã Đăk PNe có nguồn nước mặt khá phong phú, sông Đăk
PNe và các chi lưu của nó chảy theo hai hướng, một từ phía Bắc chảy xuống
Nam và từ phía Nam chảy lên phía Bắc nhập lại ở khu trung tâm xã đổ về sông
Đăk BLà. Tổng chiều dài trên 30km, các nhánh sông suối có nước chảy quanh
năm nhưng do địa hình phức tạp nên việc khai thác nguồn nước để phục vụ sản
xuất nông nghiệp rất khó khăn.
- Nước ngầm: Chưa có kết quả khảo sát đánh giá, nhưng qua điều tra các
giếng đào cho thấy do địa hình chia cắt, không bằng phẳng nên mực nước
ngầm ở mỗi vùng khác nhau.
Vùng địa hình cao mực nước ngầm ở sâu 8 - 10m (mùa khô). Nước ngầm
có chất lượng khá tốt: Nước ngọt, độ cứng và cặn hữu cơ ít, có thể sử dụng tốt
cho sinh hoạt.
2.1.1.3. Địa hình – Đất đai:
a. Địa hình:
Nhìn chung xã Đăk Pne có địa hình núi cao, tương đối dốc bị chia cắt

mạnh bởi các khe suối, dạng địa mạo đồi bát úp, yên ngựa và dong dài lượn
sóng với nhiều thung lũng hẹp.
Địa hình có dạng núi cao cả hai hướng Nam và Bắc. Điểm cao nhất của
phía Nam là 1.531m và phía Bắc là 1.509m điểm thấp nhất có độ cao trung
bình là 640m nằm ở suối Đăk Pne và được chia thành hai dạng sau:
- Địa hình đồi, núi cao dốc: Độ cao trung bình > 800m, bao gồm những
đồi núi liền dải có độ dốc 250 trở lên với diện tích khoảng 15.412ha chiếm
95,22% diện tích tự nhiên toàn xã. Địa hình núi cao liền dải phân bố trên phạm
vi toàn xã.
- Địa hình thung lũng: Nằm dọc theo sông Đăk Pne có dạng lòng máng
thấp độ cao trung bình dưới 700m, độ dốc dưới 15 0 với diên tích 721,27 ha
chiếm 4,46% diện tích tự nhiên toàn xã. Đây là dãy đất khá thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp.
20


Hướng lâu dài chỉ khai thác một phần ven suối, sườn thấp để sản xuất
nông nghiệp, còn lại phát triển nghề rừng dưới hình thức lâm nông kết hợp.
b. Đất đai:
Theo tài liệu điều tra đất tỉnh Kon Tum trên bản đồ 1/100.000, thì đất đai
của xã gồm có các nhóm chính:
- Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích khoảng 150 ha, bằng 0,93% tổng
diện tích tự nhiên.
Địa bàn phân bố thành những dải hẹp theo nhánh sông Đăk PNe. Đất
có tầng dày > 100cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, các chất tổng số N, P2O5,
K2O và mùn vào loại khá, các chất dễ tiêu nghèo, đất chua vừa, độ PH<5,5.
- Đất đỏ vàng trên đá Mác Ma A xít (Fa): Diện tích khoảng 13.415 ha,
bằng 82,88% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố trên vùng đồi núi, độ cao
từ 700 – 1.100m. Tuỳ thuộc vào độ dốc và lớp thảm thực vật che phủ, tầng dầy
của đất biến động từ 30 - 100cm, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, các

chất mùn và đạm tổng số khá ở nơi có rừng, các chất P 2O5, K2O tổng số và dễ
tiêu đều nghèo, đất chua vừa, độ PH <5.
- Đất mùn đỏ vàng trên núi: Diện tích khoảng 2.305 ha, phân bố ở vùng
núi cao từ 1.100 - 1.500m. Phần lớn đất còn rừng, lớp thực vật che phủ dày
nên tầng đất mặt có nhiều chất hữu cơ. Đất có tầng dày > 50 cm, thành phần cơ
giới thịt trung bình, đất ít chua PH>5,5, các chất mùn và đạm tổng số giàu ở
tầng mặt và giảm theo chiều sâu, các chất P2O5 và K2O đều nghèo, đất này
nằm trên địa hình cao dốc nên cần bảo vệ rừng, giữ môi trường sinh thái.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội:
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm gần đây, cùng với cả huyện nền kinh tế của xã đã có
những chuyển biến tích cực theo cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế đa
dạng phong phú. Sản phẩm nông sản ngày càng có giá trị hơn trên thị trường.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
21


- Ngành trồng trọt trong những năm qua đã có bước phát triển khá ổn
định, giá trị sản xuất tăng theo từng năm, các loại cây công nghiệp có giá trị
được đưa vào sản xuất như cà phê, tiêu, bời lời,…với diện tích khoảng 160 ha.
Tổng hợp một số cây trồng chính như sau:
Bảng 01: Tổng hợp một số cây trồng chính
STT

Chủng loại

ĐVT

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(tấn /ha)

(tấn )

1

Cà phê

Ha

36,6

3,0

109,8

2

Hồ tiêu

Ha

1,0

1,0


1,0

3

Cao su

Ha

5,2

1,5

6,2

4

Lúa Đông – Xuân

Ha

25,0

4,1

100,3

6

Lúa mùa


Ha

106

2,14

226,8

7

Ngô Lai (2 vụ)

Ha

188,5

4,0

754,0

10

Đậu các loại

Ha

0,5

0,50


0,25

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết cuối năm xã Đăk Pne năm 2011
Trong quá trình sản xuất ngành nông nghiệp đã gặp không ít khó khăn,
vào mùa khô tình trạng hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất
lương thực, thực phẩm, giảm sản lượng các cây trồng vụ Đông xuân.
- Ngành chăn nuôi cũng đang được phát triển, xã đã bước đầu đưa các mô
hình chăn nuôi có hiệu quả vào để tăng dần tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu
nông nghiệp. Trong năm 2011: Tổng đàn bò 500 con, Heo là 1.300 con, Dê là
255 con, các loại gia cầm 3.610 con. Tuy nhiên trong những năm qua gia cầm
có xu hướng giảm do dịch cúm gia cầm trên diện rộng đã ảnh hưởng đến tâm
lý người chăn nuôi và người tiêu dùng.
2.1.2.3. Đánh giá thực trạng về cơ sở hạ tầng:
a. Giao thông:

22


- Đường từ huyện về xã: Đường từ thị trấn Đăk Rve đến UBND xã dài
13km, rộng 4m, kết cấu đường nhựa xâm nhập. Trên đường có 2 cầu đã được
đầu tư làm cầu dàn thép kiên cố, xe tải đi được cả 2 mùa.
- Đường liên thôn: Có một tuyến từ thôn 3 đến thôn 4, đã được đầu tư
làm đường cấp phối dài 4,5 km, rộng 4m. Tuy nhiên có 01 cầu treo tạm qua
suối việc đi lại còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa.
- Đường trục thôn, xóm: Tổng chiều dài khoảng 3,55 km trong đó được
cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 1,35 km.
Đến nay, xe ô tô và các phương tiện cơ giới có thể vào đến trung tâm tất
cả các thôn, tuy nhiên thôn 4 đi lại khó khăn vào mùa mưa do chưa có cầu
hoặc ngầm bê tông.

b. Thuỷ lợi:
Trong phạm vi của xã có nhiều hệ thống sông suối khá phong phú, song
do địa hình bị chia cắt, mặt khác ở vị trí cao nên công tác thủy lợi gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, trong các năm qua có sự quan tâm đầu tư của nhà nước
để xây dựng các công trình thủy lợi, đáp ứng được phần lớn nhu cầu sản xuất
của nhân dân.
Hiện nay, xã Đăk PNe có 8 công trình thuỷ lợi chính, tổng chiều dài
đường kênh khoảng 13.058,5 m:
c. Điện:
Hiện nay 4/4 thôn đã được kéo điện với 4 trạm biến áp với dung lượng
BQ 25 KVA cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên
một số nơi chưa được đầu tư trụ điện đến các khu dân cư nên rất khó cho việc
sử dụng điện của các hộ dân.
d. Nước sinh hoat:
Cả 4 thôn toàn xã đều có xây dựng công trình nước tự chảy. Tại UBND
xã đã xây dựng một giếng đào, tuy nhiên, nước tự chảy không đủ cung cấp cho
các hộ trong sinh hoạt hàng ngày vào mùa khô, để giải quyết vấn đề nước nhân
dân trong xã sử dụng giếng đào, nước giọt và nước suối.
e. Hạ tầng văn hoá:
23


Trên địa bàn xã, mỗi thôn đều có nhà Rông văn hoá, bình quân mỗi nhà
Rông 100 m2. Điểm bưu điện văn hoá xã mới được xây dựng với diện tích
30m2, công trình cấp IV. Hiện tại đang hoạt động bình thường.
Tại xã đã có trạm bưu điện văn hóa xã. Đây là điều kiện để bà con nắm
bắt và trao đổi thông tin một cách kịp thời. Mỗi thôn đều đã làm sân bóng
chuyền cho thanh niên, tuy nhiên chỉ là sân làm tạm và do thiếu bóng, lưới nên
việc phát huy hoạt động này chưa cao.
g. Hạ tầng giáo dục:

Tính đến 31/12/2011 toàn xã có 3 trường học các cấp với 11 điểm trong
đó: Mẫu giáo 06 điểm, tiểu học 3 điểm THCS 1 điểm. Đây là điều kiện thuận
lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh và là điều kiện tốt để
nâng cao chất lượng đào tạo trên địa bàn xã.
h. Hạ tầng Y tế:
Xã có một trạm y tế được xây dựng tại trung tâm xã, với diện tích
100m2, công trình cấp IV, chất lượng trung bình, qui mô 05 giường bệnh.
Trạm có gồm có 7 cán bộ, trong đó có 1 bác sỹ, 1 y sĩ, 3 điều dưỡng và
1 nữ hỗ sinh, 1 dược sỹ, ngoài ra ở 4 thôn còn có 7 y tế thôn. Tuy nhiên lực
lượng y tế thôn chưa được phát huy, công việc chủ yếu của y tế thôn chỉ là
nhắc nhở bà con về chăm sóc sức khỏe và vệ sinh môi trường, cấp phát thuốc,
và nắm bắt số liệu báo cáo cho trạm. Mặc dù các cán bộ y tế thôn vẫn được tập
huấn nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện đáng kể.
2.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư:
a. Dân số, tôn giáo:
- Dân số toàn xã là 1.673 nhân khẩu với 442 hộ gia đình; có 5 dân tộc
cùng sinh sống (dân tộc: Kinh, Bana, Mường, Rơ Ngao, Xê Đăng) trong đó
dân tộc Bana chiếm trên 95,2%. Tình hình tôn giáo ổn định, trên địa bàn chỉ có
01 hộ tôn giáo.
b. Lao động – việc làm:
- Lao động: Số khẩu trong độ tuổi lao động khoảng 827 người (nữ 450
người) chiếm 49,4 % tổng dân số toàn xã. Đây là một tỷ lệ tương đối cao so
24


với bình quân chung của huyện và của tỉnh. So với cơ cấu dân số thì xã là địa
phương không bị mất cân đối về dân số - lao động.
Lao động phân theo thời gian: hầu hết lao động trong xã là lao động có
việc làm theo thời vụ do lao động trong xã là lao động nông nghiệp, hàng năm
thiếu việc làm tạm thời từ 3 - 6 tháng (nông nhàn sau khi mùa vụ kết thúc).

c. Thu nhập dân cư:
Thu nhập của nhân dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, không có ngành
nghề phụ, thời gian nhàn rỗi nhiều. Bình quân đầu người thu nhập khoảng 4,42
tr/năm đây là một trong những xã có thu nhập thấp nhất của huyện.
2.1.2.5. Giáo dục – Y tế - Văn hoá:
a. Giáo dục:
Đội ngũ cán bộ, giáo viên: 54 người. Trong đó: cán bộ quản lý 6 người,
giáo viên trực tiếp đứng lớp 44 người, nhân viên 04 người, có trình độ chuyên
môn (đạt chuẩn 21GV-chiếm 42%, trên chuẩn 28 GV- chiếm 56%). Trẻ em
trong độ tuổi đến trường đạt 100%; Sĩ số học sinh đến lớp được duy trì đạt
97%; Công tác dạy học có nề nếp, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến.
Duy trì tốt kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục THCS, giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi.
b. Y tế:
Y tế, chăm sóc sức khoẻ: Trên địa bàn xã có 1 trạm y tế với 5 giường
bệnh, 7 cán bộ y tế trong đó: 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 03 điều dưỡng; 01 nữ hộ sinh,
01 dược sỹ và 07 cán bộ y tế thôn. UBND xã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo
trạm y tế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở thôn; công tác khám
chữa bệnh cộng đồng, công tác giám sát dịch bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, dịch
chân tay miệng…) luôn được đảm bảo vì vậy tình hình dịch bệnh không có gì
xảy ra; Công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo thường xuyên được duy
trì.
2.1.2.6. Tình hình an ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở:
25


×