Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.46 KB, 14 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I. Đọc - hiểu (2,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi, từ Câu 1 đến Câu 4
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định những phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? (0,5
điểm)
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Em đứng bên đường như quê
hương”? (0,5 điểm)
Câu 4. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được thể hiện qua những hình ảnh nào
trong bài thơ? Hãy ghi lại một câu thơ nói về khí thế của đoàn quân ra trận trong một bài


thơ khác mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 12. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về
mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI


NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12

Phần Câu
I.

1

Nội dung

Điểm

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
a. Mục đích câu hỏi: Kiểm tra kiến thức về luật thơ và khả
năng nhận diện đúng thể thơ trong văn bản được đọc hiểu.
b. Mức độ đánh giá:
- Mức đầy đủ: Thí sinh trả lời đúng ý sau: Bài thơ được viết theo

0,5

thể thơ tự do.
- Mức không tính điểm:

0,0

+ Trả lời không đúng.
+ Không trả lời
2


Xác định những phương thức biểu đạt chính được sử dụng
trong bài thơ?
a. Mục đích câu hỏi: Đánh giá kiến thức về văn bản và các
phương thức biểu đạt trong văn bản; khả năng phát hiện và chỉ
đúng phương thức biểu đạt trong văn bản được đọc hiểu.
b. Mức độ đánh giá
- Mức đầy đủ : Thí sinh trả lời đúng ý sau: Bài thơ sử dụng

0,5

phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm…
- Mức chưa đầy đủ: Thí sinh chỉ nêu được một trong hai phương

0,25

thức biểu đạt nói trên (biểu cảm hoặc miêu tả)
- Mức không tính điểm:
+ Trả lời không đúng
+ Không trả lời
3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Em đứng

0,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

bên đường như quê hương”?
a. Mục đích câu hỏi: Đánh giá kiến thức về các biện pháp tu từ

từ vựng và khả năng phát hiện, vận dụng các biện pháp tu từ
trong văn bản nghệ thuật để tăng khả năng biểu đạt.
b. Mức độ đánh giá
- Mức đầy đủ: Thí sinh trả lời đúng ý sau: Câu thơ sử dụng biện

0,5

pháp tu từ so sánh (em… như quê hương)
- Mức không tính điểm:

0,0

+ Trả lời không đúng.
+ Không trả lời
4

Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được thể hiện qua
những hình ảnh nào trong bài thơ? Hãy ghi lại một câu thơ
nói về khí thế của đoàn quân ra trận trong một bài thơ khác
mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 12.
a. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá năng lực đọc - hiểu, cảm
thụ văn bản văn học qua một bài thơ cụ thể.
b. Mức độ đánh giá:
- Mức đầy đủ: Thí sinh trả lời đúng các ý sau:

0,5

+ Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua
hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời
lửa

+ Thí sinh ghi lại chính xác một câu thơ nói về khí thế của đoàn
quân ra trận trong một bài thơ khác đã học ở chương trình Ngữ
văn 12. (Ví dụ bài thơ Việt Bắc: “Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”; hoặc “Quân đi điệp điệp
trùng trùng”; hoặc những câu thơ khác, trong những bài thơ
khác có ý tương tự).
- Mức chưa đầy đủ: Trong trường hợp thí sinh chỉ nêu được một

0,25


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trong hai ý nói trên.
- Mức không tính điểm:

0,0

+ Trả lời không đúng.
+ Không trả lời
II

1

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy
nghĩ về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về
dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố
cục đầy đủ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng đắn, hợp
lí; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cụ thể
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,5

- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết
luận.
+ Phần Mở bài nêu được vấn đề và biết dẫn dắt hợp lí
+ Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn, liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề
+ Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận
thức của bản thân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết
luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên;
phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có 1 đoạn
văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá,
thái độ, quan điểm của bản thân đối với mối quan hệ giữa “cho”

0,5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

và “nhận” trong cuộc sống”
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu
chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang
một vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các
luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt
chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích chứng minh, bình
luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng
chủ yếu lấy từ thực tiễn đời sống…
- Cho điểm 1,0 khi: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày
theo định hướng sau:
+ Nêu vấn đề nghị luận
+ Giải thích:
. “Cho” có nghĩa là trao, tặng, đem đến cho ai đó một thứ gì,
một điều gì, hoặc một tình cảm nào đó.
. “Nhận” là đón nhận tình cảm, hoặc vật chất,…mà người khác
đem lại.
+ Ý nghĩa của mối quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống:
Khi con người trao tặng cho người khác điều gì thì sẽ nhận lại
điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu ta thù ghét người thì người
cũng sẽ thù ghét ta. Nếu ta yêu thương người thì người cũng sẽ
yêu thương ta. Đó là định luật trong cuộc sống, là mối quan hệ
nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống.

1,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Phân tích, chứng minh:
. Biểu hiện của “cho” và “nhận” trong cuộc sống vô cùng phong

phú bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.
. Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất.
Đó là sự yêu thương, cảm thông chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cả về
vật chất lẫn tinh thần. “Cho” ở đây thực sự là sự tương thân,
tương ái.
. Được “nhận” và được “cho” đều là niềm hạnh phúc. Trao đi
yêu thương, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Khi ta
quan tâm, giúp đỡ mọi người, ta sẽ nhận lại niềm vui, sự thanh
thản trong tâm hồn…
. Ngược lại “cho” điều ác sẽ nhận lại sự đau khổ, dằn vặt, day
dứt…
. Phải biết “cho” mà không hi vọng sẽ được đáp đền; khi được
“nhận” từ người khác một điều gì, chúng ta phải biết ơn, tri ân
tấm lòng của họ…
+ Bình luận (khẳng định, phê phán, nhận thức):
. Ca ngợi những con người biết “cho” mà không đòi hỏi được
“nhận”…
. Phê phán những người “cho” vì mục đích vụ lợi, vì tham vọng
cá nhân; và những người chỉ chờ đợi để được nhận từ người
khác, hoặc chỉ biết “nhận” mà không biết ơn.
. Con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện
bản thân, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để
có thể yêu thương cuộc đời này nhiều hơn.
- Cho điểm 0,75 khi: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên,
song một trong các luận điểm (giải thích, phân tích chứng minh,
bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Cho điểm 0,5 khi: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Cho điểm 0,25 khi: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu
cầu trên.
d) Sáng tạo

0,5

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết
câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu

cảm,…); văn

viết giàu cảm xúc; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu
sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể
hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không
có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2


Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ:
1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về
dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có
bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng
cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết

0,5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

luận.
+ Phần Mở bài nêu được vấn đề và biết dẫn dắt hợp lí.
+ Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề.
+ Phần Kết bài đánh giá khái quát được vấn đề và thể hiện được
ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết
luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên;
phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có 1 đoạn
văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0,5


- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của hai
đoạn thơ trích từ bài “Tây Tiến” - Quang Dũng và “Việt Bắc” Tố Hữu.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu
chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang
vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các
luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt
chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng:
- Cho điểm 3,0 khi: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày
theo định hướng sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; Dẫn dắt vào hai
đoạn thơ được nêu trong đề bài.

3,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

* Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ:
- Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:
+ Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác
nhau, nhưng cần làm nổi bật được bức tranh thiên nhiên miền
Tây Bắc hùng vĩ với núi cao, vực sâu hiểm trở; con đường hành
quân trùng điệp, gian khổ hiểm nguy; người lính Tây Tiến
chịu đựng gian nan, vất vả nhưng vẫn tếu táo, hồn nhiên, lạc
quan.
+ Về nghệ thuật:

. Bút pháp lãng mạn tô đậm cái khắc nghiệt, hùng vĩ, dữ dội của
thiên nhiên, cái gian nan vất vả, sự hồn nhiên lạc quan của
người lính trên những chặng đường hành quân nhi ều dốc
cao, vực thẳm và hoang vắng
. Các từ láy “khúc khuỷu” “thăm thẳm” “heo hút” có giá trị gợi
hình, gợi tả (gợi cái quanh co gập ghềnh, gợi độ cao, sâu, gợi sự
xa xôi hoang vắng)
. Hình ảnh “súng ngửi trời”. Nòng súng chiến sĩ được nhân hóa
đem đến cho câu thơ một hình ảnh độc đáo, lãng mạn. Vừa tả
được núi cao, vừa nói được cái gian nan cực khổ của người lính
khi phải vượt qua những ngọn núi cao quanh năm phủ đầy mây
trắng, vừa nói được chất lính hồn nhiên, lạc quan trong gian
khổ.
. Nghệ thuật đối lập: Tác giả đưa ra các cực đối lập nhau: “Dốc
lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao ngàn
thước xuống” diễn tả hai bên dốc núi gần như thẳng đứng, nhìn
lên rất cao, nhìn xuống rất sâu. Nghệ thuật đối lập ấy giúp người
đọc cảm nhận được sự hùng vĩ, hiểm trở của thiên nhiên và cái
gian khổ vất vả mà các chiến sĩ ta phải trải qua.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

. Điệp từ “dốc…dốc, ngàn thước….” đem lại cảm giác con
đường hành quân trùng điệp, hết dốc lại đến đèo, lên cao lại
xuống thấp…
. Điệp thanh: Ba câu thơ đầu gân guốc nhiều thanh trắc, diễn tả
cái vất vả gian truân của người lính khi phải vượt đèo leo dốc.
Câu cuối tác giả dùng toàn thanh bằng như muốn xoa dịu cả khổ
thơ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Cái gian khổ mệt mỏi

như bị xua tan khi đứng ở tầm cao ngàn thước, chiến sĩ phóng
tầm mắt ra xa nhìn thấy những bản mường, những nhà sàn thấp
thoáng ẩn hiện qua một không gian mịt mù sương rừng mưa núi
mà lòng thấy lâng lâng. “Mưa xa khơi” những trận mưa rừng
đều đều không ngớt, mưa ở một không gian rộng, xa dưới chân
núi tạo cảm giác trắng trời. Sự tạo hình và phối hợp âm thanh
đem đến một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu vừa
tạo được ấn tượng về sự hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên miền
Tây Bắc.
- Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:
+ Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác
nhau, nhưng cần làm nổi bật được thiên nhiên nơi núi rừng Việt
Bắc khắc nghiệt: cảnh mưa trắng nguồn, lũ ngập đầy suối, mây
mù bao phủ quanh năm (Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng
mù...). Cuộc sống ở chiến khu cách mạng nhiều gian nan cực
khổ; mối thù đối với quân xâm lược đè nặng đôi vai (miếng cơm
chấm muối, mối thù nặng vai). Đó là những kỉ niệm sâu sắc về
thiên nhiên khắc nghiệt, về cuộc sống chung gian khổ nhưng
nghĩa tình ở Việt Bắc mà người cách mạng về xuôi luôn khắc
ghi trong lòng, để không quên những năm tháng kháng chiến
gian khổ, không quên tấm lòng của nhân dân đối với cách


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

mạng...
+ Về nghệ thuật:
. Thể thơ lục bát mang âm hưởng của những khúc hát giao
duyên trong ca dao dân ca;
. Những câu hỏi tu từ thiết tha dồn dập của người ở lại như khơi

dậy cả một quá vãng đầy những kỉ niệm gắn bó ở Việt Bắc;
. Đoạn thơ với những câu lục bát rất chuẩn về thanh luật, cách
ngắt nhịp đều đặn đã tạo nên nhạc điệu trầm bổng ngân nga.
Hơn nữa, tác giả còn sử dụng phép trùng điệp, lặp lại cấu trúc
câu sáu:
“Mình đi …
Mình về…”
Tạo nên một nhịp điệu dìu dặt êm ái như ru. Chính nhạc điệu ấy
đã làm cho các kỉ niệm trở thành tha thiết ngân nga, trầm bổng,
réo rắt thấm sâu vào tâm tư.
* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy
được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo
những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
- Sự tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì
kháng chiến chống Pháp, thể hiện thiên nhiên khắc nghiệt mà
hữu tình, cuộc sống gian khổ mà vẫn lạc quan yêu đời, giàu ý
chí cách mạng và tình cảm gắn bó của tác giả đối với con người
và miền đất xa xôi của Tổ quốc.
- Sự khác biệt:
+ Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là nỗi nhớ của một người lính về
đồng đội thân yêu, về con đường hành quân chiến đấu gian khổ
nơi miền Tây Bắc khắc nghiệt, dữ dội, hoang vu nhưng thơ
mộng trữ tình.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.
Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ đạo của cả đoạn thơ.
+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của người cách mạng

về xuôi về những năm tháng gian nan vất vả nơi chiến khu cách
mạng Việt Bắc, về những con người giàu tình nghĩa, gắn bó sắt
son với cách mạng, có lòng căm thù giặc sâu sắc.
Thể thơ lục bát mang âm hưởng của những khúc hát giao duyên
trong ca dao dân ca.
* Đánh giá chung
* Lưu ý: Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác
nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 2,0 - 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song
một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được
trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,5 -1,75 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,75 – 1,0: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
Điểm 0,25 - 0,5: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào
trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không làm bài, hoặc hoàn toàn lạc đề.
d) Sáng tạo
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết
câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn
viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có
quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể
hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không
có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý, Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong vận dụng
đáp án để đánh giá và cho điểm.



×