Tải bản đầy đủ (.pdf) (388 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên lần thứ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.8 MB, 388 trang )

Tr−êng §¹i häc Hμ Néi
KHOA TIẾNG HÀN

HÀ NỘI, 3–2011


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

MỤC LỤC
1.

LỚP TỪ VAY MƯỢN TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÀN QUỐC.............................................5

SVTH: Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Khánh Hòa Hoàng Thu Hiền (2H08)
GVHD: Ths. Nguyễn Phương Dung
2. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC VÀ VẬN
DỤNG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN DƯỚI GÓC ĐỘ PHIÊN DỊCH TIẾNG HÀN KHI LÀM
VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC....................................................................................16

SVTH: Nguyễn Hữu Mạnh (3H-07)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Bích
3. ÁO DÀI VÀ HANBOK - TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN
ĐẠI .....................................................................................................................................................29

SVTH: Nguyễn Bảo Trâm (2H-10)
GVHD: Vương Thị Năm
4. TÌM HIỂU VỀ CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀN
QUỐC.................................................................................................................................................44


SVTH: Hoàng Thị Vân Anh, Nguyễn Như Ngọc Huyền
Lưu Minh Trà,Tạ Thu Hà (2H09)
GVHD: Th.s Phạm Thị Ngọc
5. DANCHEONG- NÉT KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA HÀN QUỐC.............................................52
SVTH: Hoàng Quỳnh Hương, Lê Thị Mai Nguyên
Nguyễn Thị Phương Thanh (3H-09)
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ngọc Bích
6. GIA ĐÌNH HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM .......................................................................................69
SVTH: Đào Hoàng Oanh
GVHD: Nguyễn Phương Minh
7. PANSORI VÀ QUAN HỌ ĐỈNH CAO CỦA ÂM NHẠC HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM..........78
SVTH:- Bùi Thị Nhàn, Hoàng Thùy Linh (2H-08)
GVHD: Ths. Bùi Thị Bạch Dương
8. VÀI NÉT VỀ SAMULNORI ............................................................................................................96
SVTH: Đào Phương Anh (1H-10)
GVHD:Vũ Thanh Hải
9. NÉT TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA DÂN GIAN MUSOK-KYO ....................................................106
SVTH: Lê Bích Ngọc (1H-10)
GVTH: Nguyễn Phương Minh
10. TÌM HIỂU VỀ NHÀ CỔ TRÊN ĐẢO JEJU ................................................................................116
SVTH: Lê Hồng Dịu, Đỗ Thị Ngân(3H-09)
GVHD: cô Vũ Thanh Hải
11. TRỢ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC ..........................................................................128
SVTH: Nguyễn Thị Hiếu
GVHD: Th.S Nghiêm Thị Thu Hương
2


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5


Tháng 3 - 2011

12. TIỀN TỐ VÀ HẬU TỐ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC...............................................................145
SVTH: Hoàng Lệ Giang, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Bích Ngọc (2H-09)
GVHD: Lê Thu Trang
13. ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ GỐC HÁN TRONG TIẾNG HÀN ......................................................159
SVTH: Đặng Thị Thu Thảo, Đặng Thị Thắm(1H-09)
GVHD: Th.s Phạm Thị Ngọc
14. BIỂU HIỆN TRÍCH DẪN TRONG TIẾNG HÀN QUỐC ..........................................................171
SVTH: Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thu Hoài
Hoàng Thị Thùy Linh, Lê Kiều Oanh (2H-09)
GVHD: Lê Thu Trang
15. BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ HÁN-HÀN VÀ HÁN - VIỆT ......................180
SVTH:Lê Tú Anh, Lý Kiều Linh(3H-09)
GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc
16. CÁC BIỂU HIỆN HỒI TƯỞNG TRONG TIẾNG HÀN ............................................................191
SVTH:Đặng Thị Lệ Thu, Đặng Hương Ly, Nguyễn Thị Thu Hoài,
Dương Nhị Hà, Phạm Thị Vân Anh (1H- 08)
GVHD: ThS. Nghiêm Thị Thu Hương
17. CÁC CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ LOẠI TRONG TIẾNG HÀN QUỐC ...........................................205
SVTH: Lê Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Thùy Linh
GVHD: Lê Thu Trang
18. TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC TRONG CÁC LỄ HỘI...................................................213
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thúy, Vũ Thị Thanh Tâm (3H-09)
GVHD: Vũ Thanh Hải
19. TRUNG THU - CHUSEOK NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC... 238
SVTH: Ngô Thị Hiền, Vũ Minh Trang
Phạm Minh Lý (3H-09)
GVHD: Nguyễn Nam Chi
20. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC....................247

SVTH: Bùi Thị Hoài Thu (1H-10)
GVHD: Nguyễn Phương Minh
21. KIMCHI – MÓN ĂN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG BỮA CƠM CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC . 258
SVTH: Tạ Lệ Huyền, Nguyễn Thanh Hà
GVHD: Nguyễn Nam Chi
22. DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI CỦA HÀN QUỐC - NGHI LỄ VÀ NHẠC LỄ JONGINYO..269
SVTH: Nguyễn Thúy Nga 3H08
GVHD: Lê Thị Hương
23. ĐÁM CƯỚI HÀN QUỐC TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI..........................................276
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Phương Giang
Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Hằng (3H10)
GVHD: Nguyễn Thị Nam Chi
3


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

24. TRANG PHỤC HÀN QUỐC QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ ...................................................285
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Vân, Phạm Thị Thiên Hương, Bùi Phương Thảo,
Đoàn Vân Thùy, Nguyễn Bích Ngọc – Lớp 3H-10
GVHD: Nguyễn Nam Chi
25. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG HÀN QUỐC.........................................298
SVTH: Nguyễn Thị Bích Hợp, Nguyễn Thị Thúy Nga Nguyễn Thị Hiền,
Lưu Thị Anh, Nguyễn Thị Hà Trang (3H-08)
GVHD: Th.S Nguyễn Phương Dung
26. MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT GIỮA TRIẾT LÝ ÂM - DƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT ẨM
THỰC HÀN QUỐC ........................................................................................................................313


SVTH: Trần Thị Chi, Nguyễn Thị Chúc (1H-08)
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Bích
27. CHÍNH TẢ TIẾNG HÀN QUỐC ..................................................................................................323
SVTH: Nguyễn Thúy An, Bùi Phương Oanh, Nguyễn Minh Trang (1H-09) GVHD:
Th.s Nghiêm Thị Thu Hương
28. ĐUÔI LIÊN KẾT CÂU (으)ㄴ/는데 .............................................................................................340
SVTH: Nguyễn Minh Hằng Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Vân (1H-08)
GVHD: Lê Thị Hương
29. THÀNH NGỮ BỐN CHỮ - 사자성어 ...........................................................................................348
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh, Trịnh Thị Quỳnh Anh, Đào Thanh Bình, Phạm Minh
Hảo, Nguyễn Phương Lan, Hoàng Lê Hồng Nhung (2H08)
GVHD: Th.s. Nguyễn Phương Dung
30. BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH NGỮ HÁN-HÀN ......................................................360
SVTH:Nguyễn Thanh Huyền, Phạm Thị Thu (3H09)
GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc
31. NGHIÊN CỨU TÌM RA MỘT SỐ LỚP TỪ GỐC HÁN VỀ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ CON
NGƯỜI, CÙNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG HÀN .....................................365

SVTH:Nguyễn Thị Lan Anh, Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Thị Vân (2H09)
GVHD:Phạm Thị Ngọc
32. ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ THAO TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HÀN QUỐC................................373
SVTH: Lê Khắc Anh, Nguyễn Phương Dung,
Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn ThuTrang (2H10)
GVHD: Cô Lê Thị Hương

4


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5


Tháng 3 - 2011

LỚP TỪ VAY MƯỢN TIẾNG ANH
TRONG TIẾNG HÀN QUỐC
SVTH: Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Khánh Hòa
Hoàng Thu Hiền (2H08),
GVHD: Ths. Nguyễn Phương Dung

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người - luôn được hoàn
thiện, biến đổi để phản ánh, đáp ứng sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội. Bất
kì ngôn ngữ nào trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng thu hút các yếu
tố của các ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, tiếng Việt hiện đại của chúng ta ngày nay chứa
đựng nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như:
tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Nùng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng
Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh... Tiếng Hàn không phải là ngoại lệ.
Từ vựng tiếng Hàn được cấu thành từ 3 bộ phận cơ bản: lớp từ thuần Hàn, lớp từ ngoại
lai (phần lớn là từ vay mượn từ tiếng Anh) và lớp từ Hán-Hàn (tiếng Hán có ảnh hưởng
sâu đậm về lịch sử, văn hóa với Hàn Quốc nên từ xuất phát từ gốc Hán tuy là từ ngoại
lai nhưng được xếp thành 1 lớp từ riêng biệt - lớp từ Hán-Hàn).
Thực tế cho thấy, ngày nay tiếng Anh ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời
sống hằng ngày của người Hàn Quốc. Mọi người có thể dễ dàng bắt gặp các quảng cáo
hay bangzon bằng tiếng Anh trên các tuyến đường phố. Việc hiểu đúng và đầy đủ về từ
ngoại lai xuất phát từ tiếng Anh trong tiếng Hàn là một trong những khó khăn của
không ít sinh viên bao gồm cả các sinh viên Việt Nam đang theo học tiếng Hàn. Do vậy,
bài viết này sẽ tập trung làm rõ nguyên nhân; đặc điểm vay mượn từ tiếng Anh trong
tiếng Hàn trên cơ sở đi sâu phân tích hai nội dung cơ bản là từ vựng và ngữ âm; từ đó

đưa ra một số đánh giá về ưu điểm và hạn chế của sự vay mượn này. Từ đó giúp các bạn
sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về lớp từ này và khắc phục những khó khăn sẽ gặp
phải trong quá trình học tiếng Hàn.
II.

NỘI DUNG
1

Định nghĩa từ ngoại lai:

Có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa từ ngoại lai. Sau đây là cách định
nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu nhất được trích từ trang 51 giáo trình từ vựng dành cho sinh
viên năm 3 khoa tiếng Hàn Quốc trường đại học Hà Nội.
Từ ngoại lai là những từ có nguồn gốc từ tiếng nước khác bị đồng hóa trong hệ
thống chữ quốc ngữ và được sử dụng rộng rãi trong xã hội.

5


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

2

Tháng 3 - 2011

Phân loại

Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, khái niệm, từ ngoại lai được thành hai loại: (1)
Những từ ngoại lai biểu thị những sự vật và khái niệm mới xuất hiện, trong bản ngữ
chưa có từ biểu thị trong tiếng Việt; như các từ xô viết, công xô môn, đồng chí, hợp tác

xã, may ô, xà phòng.... (2) Những từ biểu thị những sự vật và khái niệm mà bản ngữ đã
có từ biểu thị. Thí dụ: thiên – trời, địa – đất, cử – cất, tồn – còn, tử – con, tôn –
cháu..trong từ gốc Hán và từ thuần Việt.
Xét về thành phần ngoại lai, từ ngoại lai được chia thành: (1) Từ phiên âm, (2) Từ
sao phỏng. Ví dụ như từ ca la vát, ca ra vát, ca vát...trong tiếng Việt với từ cravate trong
tiếng Pháp. 1
Trong tiếng Hàn cũng xuất hiện hiện tượng này như:
<Banana>- Banana,
3

<Radio> - Radio,

< Deurama> - Drama.

Lịch sử, nguyên nhân của từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn

Lớp từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn là những từ có nguồn gốc từ tiếng
Anh bị đồng hóa trong hệ thống chữ, ngữ âm tiếng Hàn. Sự vay mượn này xuất phát từ
các nhân tố chủ yếu sau:
Nhân tố Nhật Bản: Từ năm 1910-1945, Hàn Quốc trở thành thuộc địa của Nhật
Bản, bị ép lấy tiếng Nhật làm ngôn ngữ chính thức. Sau khi giành được độc lập từ năm
1945, dù Hàn Quốc đã cố gắng loại bỏ các từ tiếng Nhật nhưng nhiều mục từ Nhật Bản
vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến. Mặt khác, khi cải cách Nhật Bản đã chủ động tiếp
thu công nghệ của phương Tây, đồng thời vay mượn nhiều từ tiếng Anh, do vậy các từ
coffee, tile... được coi là những từ tiếng Anh đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong tiếng Hàn.
Tiếng Hàn đã tiếp thu nhiều từ tiếng Anh thông qua tiếng Nhật.
Nhân tố Mỹ: Sau Chiến tranh thế giới hai, sự tiếp xúc rộng rãi với văn hóa ngôn
ngữ Mỹ diễn ra cùng với sự xuất hiện của quân đồn trú Mỹ trên đất Hàn. Các từ tiếng
Anh như bar, restaurant, tailor cũng trở nên quen thuộc với người Hàn và được coi là
một trong những từ vay mượn tiếng Anh đầu tiên. Tiếp đó trong cuộc chiến tranh Triều

Tiên (1950-1953), Hàn Quốc được tiếp cận với công nghệ quân sự hiện đại nhất thời đó
cũng như các từ tiếng Mỹ để mô tả công nghệ đó như tank, rocket, missile…Sau đó sự
giao lưu, hợp tác Mỹ-Hàn tiếp tục được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực cho đến ngày nay.
Yếu tố nội bộ Hàn Quốc: Sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc, nhất là
trong thập kỷ 1960-1980, đã đưa đến sự tiếp thu mạnh mẽ công nghệ phương Tây, chủ
yếu từ Mỹ. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự xuất hiện và vay
mượn hàng ngàn từ tiếng Anh-Mỹ trong tiếng Hàn. Một nguyên nhân khác là tiếng Anh
được người Hàn Quốc rất coi trọng và đã trở thành môn học bắt buộc trong các trường

1

Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), “Dẫn luận ngôn ngữ học”, Nxb Giáo dục, HN, 1998, trang 129–134.

6


Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

trung học cơ sở và phổ thông trung học của nước này. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên Hàn
Quốc đi du học nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, rất thông thạo tiếng Anh. 2
4

Đặc điểm từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn

4.1. Về từ vựng, ngữ nghĩa
a. Phần lớn từ vay mượn là danh từ, bao trùm trên nhiều lĩnh vực









Lĩnh vực công nghệ, dược, cơ khí
Tiếng Anh

Tiếng Hàn

Laser

레이저

Computer

컴퓨터

Software

소프트웨어

Lĩnh vực thực phẩm
Tiếng Anh

Tiếng Hàn

Ice cream


아이스크림

Hamburger

햄버거

Cola

콜라

Cake

케이크

Restaurant

레스토랑

Lĩnh vực thể thao và giải trí
Tiếng Anh

Tiếng Hàn

Sport

스포트

Tennis

테니스


Pop song

팝송

Comedy

코메디

Lĩnh vực quần áo và thời trang
Tiếng Anh

Tiếng Hàn

T-shirt

티셔츠

Sweater

스웨터

Fashion

패션

Hairstyle

헤어스타일


2

Rod Tyson, “English loanwords in Korean: Patterns of borrowing and sematic change”, El Two Talk,
Vol.1, No.1, Spring 1993, trang 29-36.

7


Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5



Nơi ở và đồ đạc trong nhà
Tiếng Anh
Apartment
Hotel
Sofa

Tiếng Hàn
아파트
호텔
소파

Table


테이블


Lĩnh vực giao thông vận tải
Tiếng Anh

Tiếng Hàn

Bus
Terminal
Taxi
Rush hour

버스
터미널
택시
러시워
에어컨

Air conditioner

b. Cách thành lập một số động từ có nguồn gốc từ từ vay mượn tiếng Anh
được thực hiện theo quy luật thành lập động từ trong tiếng Hàn
Một số từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn là danh từ có thể chuyển thành
động từ bằng cách thêm hậu tố như 하다, 치다. Ví dụ
쇼핑하다: mua sắm → 쇼핑(shopping) + 하다
테니스 치다: chơi tennis → 테니스(tennis) + 하다
c. Sự thay đổi về ngữ nghĩa của từ vay mượn
Nhiều từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn vẫn giữ nguyên nghĩa ban
đầu hoặc có sự thay đổi rất ít về nghĩa. Nhất là từ liên quan đến tên của các đối tượng cụ
thể như 버스 (Bus), 라디오(Radio). Tuy vậy, một số từ khi được vay mượn vào tiếng
Hàn lại có nghĩa bị thu hẹp, mở rộng nghĩa hay có sự chuyển đổi về ngữ nghĩa.
-


Ngữ nghĩa bị thu hẹp

Từ vay mượn tiếng Anh
Tape [teip]

Ý nghĩa hạn chế trong tiếng Hàn
테이프

Danh từ “Tape”trong tiếng Anh và “테이프”trong tiếng Hàn cùng có nghĩa là dải
băng, băng giấy hay có nghĩa là máy ghi âm (tape recorder – 테이프 레코어더). Tuy
nhiên, trong tiếng Hàn “테이프”không có nghĩa nữa là thước dây như từ “tape”trong
tiếng Anh. Ngoài ra trong tiếng Anh, “tape”còn là động từ với nghĩa là ghi âm; thắt,
buộc chặt cái gì; nắm được, hiểu cái gì.
-

Ngữ nghĩa được mở rộng

Từ vay mượn tiếng Anh
Service [sə́ːrvis]

8

Ý nghĩa mở rộng trong tiếng Hàn

서비스


Tháng 3 - 2011


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Danh từ “Service”trong tiếng Anh và “서비스”trong tiếng Hàn cùng có nghĩa
dịch vụ song trong tiếng Hàn, từ “서비스”còn có nghĩa rộng trong kinh doanh là chỉ
phần chiết khấu hoặc phần cho thêm không tính tiền (장사에서, 값을 깎아 주거나
덤을 붙여 줌 3)

- Chuyển đổi về ngữ nghĩa
Từ vay mượn tiếng Anh

Ý nghĩa mở rộng trong tiếng Hàn

Kentucky [kənt ́ki]

켄터키

“Kentucky”trong tiếng Anh là địa danh một bang của nước Mỹ và cũng là xuất xứ
của món gà rán Kentucky nổi tiếng (hiện nay được biết đến với thương hiệu KFC). Tuy
nhiên trong tiếng Hàn, từ “켄터키”có nghĩa là món gà rán của Mỹ. 4
4.2.Về cách phát âm
Hình thức ngữ âm của các từ vay mượn tiếng Anh có thể được thay đổi ít nhiều
cho phù hợp với quy luật ngữ âm trong tiếng Hàn.
a. Một số âm vị của nhóm từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn có sự thay
đổi hình thức theo hai chiều hướng: rút ngắn hoặc kết hợp
- Trường hợp âm tiết cuối hoặc những âm tiết của một từ tiếng Anh dài thường được
cắt bỏ
Tiếng Anh
Demonstration

Tiếng Hàn


Supermarket

슈퍼마켓

Air conditioner

에어컨

데모

Bên cạnh đó, còn có hình thức rút ngắn ít phổ biến hơn là sử dụng từ viết tắt như
C.D., P.C. giống như trong tiếng Anh. Song cũng có một số từ được sáng tạo ra như K.S
(Korean Standard) - a quality-control mark; T.D.C (Tongduchon City) - site of a
military base; M.T (Membership training) - an overnight student trip.
- Trường hợp kết hợp từ tiếng Anh với từ tiếng Hàn
테니스 + 장: tennis court
고속+ 도로: Highway bus terminal
b. Sự biến âm
-Phụ âm /f/ trong tiếng Anh được phát âm thành /ph/ trong tiếng Hàn

3

Theo nghĩa thứ 3 của từ 서비스 trong từ điển trực tuyến Naver tại địa chỉ:
/>BA&x=29&y=12
4
Từ điển trực tuyến Naver tại địa chỉ: />
9



Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tiếng Anh
Fashion

Tiếng Hàn

Family

패밀리

Coffee

커피

Golf

골프

패션

- Một số âm kết thúc vô thanh trong tiếng Anh trở thành âm kết thúc hữu thanh
trong tiếng Hàn
+ Trường hợp các âm /p t k/ trong tiếng Anh được chuyển thành /ph th kh/ trong
tiếng Hàn
Tiếng Anh
Tiếng Hàn
Tank

탱크
Percent

퍼센트

Check

체크

+ Trường hợp âm kết thúc vô thanh /s/ trong tiếng Anh trở thành âm /s/ hữu thanh
trong tiếng Hàn
Tiếng Anh
Tiếng Hàn
Stress
스트레스
Campus

캠퍼스

- Phụ âm tắc /kh/ trong tiếng Anh cũng được phát âm tương tự như /kh/ trong tiếng
Hàn

5
.

Tiếng Anh
Key

Tiếng Hàn


Kentucky

켄터키



Một số ưu điểm và hạn chế

5.1.Ưu điểm

- Góp phần bổ sung và làm phong phú thêm từ vựng trong tiếng Hàn, đáp ứng yêu
cầu phát triển của đời sống xã hội.
- Việc chuyển đổi từ ngoại vay mượn tiếng Anh sang tiếng Hàn được thực hiện
một cách khoa học phù hợp với đặc điểm văn hóa-xã hội của Hàn Quốc, giúp cho những
người không thông thuộc ngoại ngữ cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng.
Ví dụ:
Restaurant [rést-ərənt]: 레스토랑
Schedule [skéd u]: 스케줄
France [fr
10

ns]: 프랑스


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

- Đặc biệt, trong các văn bản khoa học, người Hàn để nguyên thuật ngữ tiếng
nước ngoài (Anh, Pháp, Đức …) và giải thích nó chứ không chuyển nó sang tiếng Hàn.

Đây là điều thuận lợi để học sinh sinh viên Hàn Quốc làm quen với các thuật ngữ khoa
học được dùng trên thế giới. Ví dụ:
Antivius: 바이러스 치료
Computer [kəmpjú tər]: 컴퓨터
Email [í mèil: 이메일
5.2. Nhược điểm-hạn chế
Khó truyền đạt một cách thuận lợi và chính xác những thuật ngữ quốc tế. Hiện
tượng tiếp nhận từ ngữ của những ngôn ngữ khác không diễn ra một cách đơn giản mà
các từ ngoại lai phải chịu sự biến đổi cho phù hợp với quy luật riêng của mỗi thứ tiếng.
Vì vậy từ ngoại lai cần phải trải qua một quá trình lâu dài chịu những tác động biến đổi
của người bản ngữ mới bị đồng hoá, tạo nên tính thuần nhất trong từ bản ngữ. Ví dụ
Cunning [k ́niŋ]: 컨닝 (gian lận)
Kentucky [kənt ́ki]: 켄터키 (gà rán)
Có cảm giác gượng ép khi phải luôn luôn tiếp nhận, biến đổi, đồng hoá từ tiếng
Anh thành những từ ngoại lai được sử dụng giống với từ thuần Hàn. Nhưng đôi khi việc
quá lạm dụng từ ngoại lai đặc biệt là từ ngoại lai tiếng Anh đã làm giảm phần nào sự
phát triển của tiếng Hàn và ảnh hưởng tới việc giữ gìn sự trong sáng và đặc sắc của
tiếng Hàn. Trong sinh hoạt hằng ngày, hiện tượng lạm dụng nó diễn ra khá phổ biến như
trong các mẫu áp phích quảng cáo, các chương trình truyền hình…
Xuất hiện khái niệm mới “Konglish”để chỉ từ tiếng Anh được sử dụng trong văn
cảnh, văn phong tiếng Hàn. Konglish đang trở thành một xu thế và được coi là một điều
bình thường song đang gây ra nhiều sự hiểu nhầm về phát âm, ngữ pháp và từ vựng. 5
Thực tế tình huống trên vô tuyến Hàn Quốc khi giới thiệu về một sản phẩm mỹ phẩm
muốn diễn tả sự hợp thời trang đã phát âm từ “sick”thay vì từ “chic”. 6 Một ví dụ khác là
vào năm 2002, nhiều cổ động viên Hàn Quốc đã treo tấm băng-rôn “Korea Team
Fighting”để cổ vũ đội tuyển bóng đá nước chủ nhà cố gắng, nỗ lực và thể hiện sức
mạnh của mình. Khẩu hiệu này đã trở nên khá quen thuộc và được người Hàn Quốc
chấp nhận trong nhiều năm qua. Tuy vậy, nhiều người Anh, Mỹ cho rằng khẩu hiệu này
trong tiếng Anh không có nghĩa rõ ràng, nếu dùng thì thể hiện sự thô kệch và gây khó
chịu cho người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. 7 Mặt khác, việc sử dụng Konglish nhiều


5

“Konglish”tại địa chỉ />, “It’s just not cool to mangle the King’s English”, March 26, 2008, tai dia chi
/>7
Kim Hyo-jin, “English? Konglish? Purists concede to 'fighting' cheer”, June 10, 2002, tại địa chỉ
/>6

11


Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

khả năng sẽ dẫn tới sự khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Hàn Quốc và tiếng Bắc Triều Tiên
do hiện nay Bắc Triều Tiên chưa hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực.8
III.

MỞ RỘNG VÀ KẾT LUẬN
3.1. Mở rộng
3.1.1. Bảng biểu và một số từ ngoại lai khác trong tiếng Hàn

외래어의 바탕 언어

8

비율 (%)

수효


영어

9,005

78.5

일본어

749

6.5

독일어

535

4.7

프랑스어

363

3.2

이탈리아어

268

2.3


라틴어

78

0.7

(고대) 그리스어

76

0.7

네덜란드어

65

0.6

포르투갈어

35

0.3

에스파냐어

31

0.3


러시아어

29

0.3

이 밖의 다른 언어

231

1.9

모두

11,465

100

“Konglish”tại địa chỉ />
12


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

1. Tiếng La tinh:
Caelum – (하늘)
Lunae Dies – 먼데이(월요일)

2. Tiếng Pháp:
Café – 카페
Musicque – 뮤직
Madam – 마담
Cognac – 브랜디
3. Tiếng Ý:
Mouse – 마우스
4. Tiếng Đức:
Showgeschäft – 쇼워크
Arbeit – 아르바이트
Live-Sendung – 리브 방송(생방송)
5. Tiếng Tây Ban Nha:
Manzana – 애플(사과)
Chófer – 드라이버 (운전사)
3.1.2. Từ ngoại lai trong tiếng Việt
Cũng như tiếng Hàn, trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận thêm nhiều
từ ngữ, nhiều ý nghĩa và cách cấu tạo từ của ngoại ngữ để làm giàu cho từ vựng của
mình. Tiếng Việt hiện đại của chúng ta ngày nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hoặc
tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng
Tày-Nùng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp,
tiếng Nga, tiếng Anh.... Trong đó, nguồn tiếp cận trước hết vẫn phải kể đến là tiếng Hán.
Nếu tiếp nhận qua con đường sách vở thì những từ gốc |Hán này được đọc theo các đọc
Hán-Việt chứ không đọc theo cách phát âm của tiếng Hán phổ thông: cộng hòa, chính
trị, đại sứ quán, độc lập…Nếu tiếp nhận qua khẩu ngữ thì từ vay mượn tiếng Hán lại
được đọc theo âm địa phương nào đó như: ca la thầu, mì chính, quẩy…
Sau tiếng Hán, một số ngôn ngữ Ấn-Âu mà trước hết là tiếng Pháp là những
nguồn quan trọng cung cấp từ ngữ mới cho tiếng Việt: cà rốt, ghi đông, may ô… Từ vay
mượn tiếng Anh có: chát, lướt web, mail…Cũng có những từ tiếng Việt tiếp nhận từ các
ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam nhưng số này không nhiều: buôn, bản…


13


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

3.2. Kết luận
Việc vay mượn từ tiếng Anh trong tiếng Hàn là hiện tượng tất yếu xuất phát từ cả
nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy vậy, hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của tiếng
Anh không diễn ra một cách đơn giản mà các từ vay mượn đó có sự biến đổi theo quy
luật phát triển của tiếng Hàn. Do vậy, khi một từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Hàn phải
có sự biến đổi diện mạo của mình cho phù hợp với đặc điểm văn hóa, lịch sử, xã hội của
đất nước và con người Hàn Quốc nói chung và hệ thống chữ viết, ngữ âm của tiếng Hàn
nói riêng. Điều này có tác động tích cực và cũng đưa đến những hạn chế đối với sự phát
triển của tiếng Hàn.
Mặt khác, không chỉ có tiếng Hàn mượn từ vựng tiếng Anh mà đến nay cũng có
nhiều từ tiếng Anh vay mượn từ tiếng Hàn재벌(Chaebol), 김치 (Kimchi), 태권도
(Taekwondo)…
Điều này giúp chúng ta thấy được cái nhìn biện chứng, không phiến diện đó là
tiếng Hàn và tiếng Anh đều có sự vay mượn từ vựng lẫn nhau, đồng thời giúp các sinh
viên đang theo học chuyên ngành tiếng Hàn có cái nhìn tổng quát và rõ hơn về lớp từ
vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn, hiểu rõ hơn được bản chất của nó và hạn chế được
phần nào những khó khăn trong quá trình học tiếng Hàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Hàn Quốc – ĐH Hà Nội, Bài giảng Từ vựng học (어휘론)
2. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), “Dẫn luận ngôn ngữ học”, Nxb Giáo dục, HN,
1998.
3. Rod Tyson, “English loanwords in Korean: Patterns of borrowing and sematic
change”, El Two Talk, Vol.1, No.1, Spring 1993.

4. Bài viết “외래어”tại địa chỉ
5. Bài viết “Konglish”tại địa chỉ
6.
7.
8. />
14


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

PHỤ LỤC TỪ VAY MƯỢN TIẾNG ANH TRONG TIẾNG HÀN

가이드 (guide): Người hướng dẫn,người chỉ đạo (안내자, 지도자, 안내서)
개그 (gag): Đùa,tếu (익살스런 짓, 농담)
게스트 (guest): Khách (손님, 빈객)

나이트클럽(night club): Vũ trường (사교장을 겸한 야간 음주점)
네트워크(network): Mạng truyền hình,mạng giao thông (방송망, 교통망)

다크마켓(dark market): Chợ đen (암시장)
데이트(date): hẹn hò (남녀의 약속, 만남, 날짜, 연대)라
라운드(round): vòng thi đấu(한 시합. (권투에 있어서) 1 회의 경기)
러브(love): tình yêu (테니스에서)영(零)

마이너리티(minority): thiểu số, số ít(소수, 소수파)
매니저(manager): người quản lý(지배인, 경영자)

발코니(balcony): ban công(노대 (극장 등의) 2 층 특별석)

보너스(bonus): tiền thưởng(상여금)사
샌드위치맨(sandwichman): người bán sandwich (앞뒤에 광고판을 메고 다니는
사람)
스캔들(scandal): tin đồn(추문, 염문)

아이큐(intelligence quotient, I.Q): chỉ số thông minh(지능지수)
에디터(editor): người biên tập(편집자, 기자)
자/차
장르(genre<프>):thể loại(유형, 양식)
조크(joke): nói đùa, trêu đùa(농담)

카지노(casino<프>): sòng bạc(오락시설이 있는 도박장)
퀴즈(quiz): đố chữ(수수께끼, 사문)

탈렌트(talent): người tài (재능 재간 있는 사람)
터미널(terminal): ga cuối(종착역), điểm cuối(종점)

프라이버시(privacy): đời sống riêng tư(사생활)
플라멩코(flamenco) điệu nhảy flamenco(스페인에서 발달한 민요 무용)

하이웨이(highway): đường cao tốc, quốc lộ(간선도로, 고속자동차 도로, 국도)
핫뉴스(hot news): tin tức mới nhất(해설기사가 아닌 현장에서 보내온 생생한 뉴스)
15


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN KINH DOANH TRONG DOANH

NGHIỆP HÀN QUỐC VÀ VẬN DỤNG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN
DƯỚI GÓC ĐỘ PHIÊN DỊCH TIẾNG HÀN
KHI LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC
SVTH: Nguyễn Hữu Mạnh (3H-07)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Bích
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quan hệ về mặt kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là mối quan hệ chủ
đạo trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Mối quan hệ này được đảm
bảo khi cả hai phía đều nhận được những lợi ích riêng về phía mình. Hai doanh nghiệp
khi mới bắt tay ký kết mối quan hệ làm ăn với nhau hay có mối quan hệ làm ăn lâu dài
điều phải tham gia vào hợp tác kinh doanh. Hai doanh nghiệp tham gia vào đàm phán
kinh doanh dù ở trong cùng một quốc gia dân tộc, sử dụng cùng một ngôn ngữ nếu
không có sự hiểu biết lẫn nhau, sự phân chia lợi nhuận không theo một tỷ lệ thích hợp
khi ký kết làm ăn với nhau, đàm phán trong kinh doanh khó có thể thành công. Hai quốc
gia khác nhau về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ sẽ có cách tư duy, quan niệm về kinh doanh,
phân chia lợi nhuận và nghệ thuật đàm phán kinh doanh khác nhau.
Khi làm việc ở doanh nghiệp Hàn Quốc, người biên phiên dịch không chỉ tham
gia vào các buổi hội thảo, các cuộc họp trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là nhân vật
chính đóng vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán kinh doanh với các đối tác là doanh
nghiệp Hàn Quốc hay doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, là một sinh viên ngoại ngữ (sinh
viên khoa tiếng Hàn Quốc) sắp tốt nghiệp ra trường việc tìm hiểu nghệ thuật đàm phán
kinh doanh trong doanh nghiệp Hàn Quốc là một công việc cần thiết giúp cho sinh viên
sau khi ra trường làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc tránh sự bỡ ngỡ khi trực tiếp
tham gia vào công việc đàm phán kinh doanh. Đây cũng là lý do chính giúp em lựa
chọn vấn đề này làm đề tài báo cáo khoa học của mình.
II.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Quan niệm về đàm phán kinh doanh
1.1 Khái niệm
Một chuyên gia Mỹ đã định nghĩa đàm phán và thương lượng như sau: "Bất kỳ
khi nào con người trao đổi ý nghĩ với ý định thay đổi quan hệ và đi đến thỏa thuận thì
lúc đó là đàm phán và thương lượng". Một học giả vùng Trung Đông lại phát biểu như
sau: "Đàm phán và thương lượng không phải để mở rộng mối quan hệ hay phá vỡ mối
quan hệ mà là để tạo ra một hình thái mới hay khác hơn của mối quan hệ".
Như vậy, đàm phán là một khái niệm rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau. Do
vậy, để hiểu đúng bản chất cũng như mục đích của đàm phán thì người đi đàm phán
phải tuân theo tiêu chí sau: Nếu bạn là người đi đàm phán hay đi thương lượng thì bạn
16


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

luôn luôn phải nghĩ và tạo điều kiện tốt cho đối tác cũng như đạt được thắng lợi như bạn
chứ không phải là cuộc đàm phán chỉ mang lại thắng lợi cho bạn thôi, tức là cả hai bên
cùng có lợi từ cuộc đàm phán này.
1.2. Phân loại đàm phán và đàm phán kinh doanh
Lĩnh vực đời sống rất rộng bao gồm lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng. Do đó khi hai hay nhiều bên cùng trao đổi ý kiến để đi đến thay đổi
thực trạng hiện tại giữa các bên thì một loại hình của đàm phán xuất hiện.
Đó có thể là: đàm phán (thỏa thuận) ngừng bắn giữa quân đội Campuchia và quân
đội Thái Lan về tranh chấp con đường dẫn đến ngôi đền cổ Preah Vihear.Và đàm phán
kinh doanh là đàm phán về lĩnh vực kinh tế mà ở đó yếu tố quyền lợi, lợi ích, sự phân
bổ lợi nhuận là yếu tố được bàn bạc tranh luận nhiều nhất trong các cuộc đàm phán.

Đây là loại hình đàm phán phổ biến nhất.
Chủ thể tham gia vào loại hình đàm phán rất đa dạng. Đó có thể là một nhóm
người, hai hay nhiều doanh nghiệp, hay là những quốc gia trên cùng một vùng lãnh thổ
cũng như trên toàn thế giới.
2. Những điểm chú ý khi đàm phán kinh doanh với doanh nghiệp Hàn
Quốc.
Khi đàm phán kinh doanh với doanh nghiệp Hàn Quốc, một số đối tác, đặt biệt là
những người đứng tuổi thường quan niệm bạn phải tuân theo văn hóa truyền thống của
họ. Còn giới trẻ, nhất là những người sinh sống ở các vùng xung quanh thủ đô Seoul lại
rất linh hoạt và hiểu biết về văn hóa kinh doanh theo phong cách châu Âu. Những kiến
thức, hiểu biết cơ bản về văn hóa và văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc sẽ giúp bạn tạo
dựng và củng cố mối quan hệ kinh doanh với các đối tác Hàn Quốc. Dưới đây là một số
gợi ý giúp bạn đàm phán kinh doanh thành công.
2.1 Xây dựng mối quan hệ
Văn hóa Hàn quốc là văn hóa tập thể. Tuy nhiên, nếu so với một số nước châu Á
khác, thì người Hàn Quốc vẫn coi trọng "chủ nghĩa cá nhân”hơn. Xây dựng mối quan hệ
cá nhân lâu dài và tin cậy đóng vai trò khá quan trọng. Nếu như những đối tác từ nền
văn hóa khác cho rằng mối quan hệ lâu dài dần dần được tạo lập trong quá trình kinh
doanh thì người Hàn Quốc lại mong muốn xây dựng mối quan hệ này ngay khi bắt đầu
gặp gỡ. Vì thế, hãy bắt đầu ngay với những vấn đề nghiêm túc khi đối tác thể hiện lòng
tin với doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên nhấn mạnh về những lợi ích
dài hạn và cam kết của bạn đối với việc xây dựng mối quan hệ với đối tác. Luôn giữ liên
lạc với họ trong suốt quá trình đàm phán.
Mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự quen biết, sự tôn trọng và lòng tin cá
nhân. Người Hàn quốc coi trọng nhất đức tính khiêm tốn, thật thà. Các mối quan hệ
kinh doanh tại Hàn quốc được xây dựng giữa một nhóm cá nhân chứ không phải giữa
các doanh nghiệp. Nếu đối tác của bạn không phải thuộc tuýp người coi trọng tập thể thì
bạn hoàn toàn có thể trao đổi ý kiến cá nhân với họ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã
17



HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

chiếm được lòng tin của đối tác Hàn Quốc không phải họ đã tin tưởng những người
khác trong doanh nghiệp bạn. Vì thế, việc mọi nhân viên trong doanh nghiệp bạn thống
nhất quan điểm đóng vai trò rất quan trọng. Thậm chí việc thay đổi người giao dịch
cũng khiến cho quá trình đàm phán lại trở về số 0.
Văn hóa Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề "giữ thể diện". Họ thường cố gắng giữ hòa
khí bằng mọi cách và luôn kiềm chế cảm xúc của mình. Làm người khác bối rối có thể
khiến cho cả hai bên mất mặt và tác động xấu tới quá trình đàm phán. Trong mọi trường
hợp, danh tiếng và vị trí trong xã hội phụ thuộc vào khả năng kiềm chế cảm xúc và thái
độ thân thiện. Nếu bạn nêu một vấn đề có thể làm người khác không hài lòng thì không
nên đưa ra ý kiến của mình khi có đông người và luôn truyền đạt ý kiến của mình mà
vẫn thể hiện sự tôn trọng của mình. Luôn giữ bình tĩnh và đừng để lộ sự không hài lòng
của mình. Làm cho người khác bối rối hay mất bình tĩnh, cho dù không cố ý, cũng có
thể tác động xấu tới quá trình đàm phán. Ngoài ra, trong mọi trường hợp việc chỉ trích
hay nói xấu đối thủ cạnh tranh là điều cấm kỵ.
Luôn khiêm tốn và gắng hết sức để duy trì mối quan hệ thân mật là điều kiện tiên
quyết giúp bạn thành công . Mặc dù, tại Hàn Quốc, hành vi nhã nhặn và thái độ khiêm
tốn là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến thành công, nhưng hai yếu tố này không
tác động nhiều tới việc họ có quyết định hợp tác với bạn. Họ rất kiên nhẫn và luôn nhất
quán với mục tiêu đã đề ra.
Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, nên trong quan niệm
của người Hàn Quốc việc tôn kính bố mẹ, cấp trên được đặt lên hàng đầu. Phần lớn,
người lãnh đạo cao cấp trong công ty Hàn Quốc là những người nhiều tuổi. Vì vậy, khi
gặp họ bạn nhớ phải thể hiện sự kính trọng, bạn nên bắt chuyện và chào họ trước, đừng
hút thuốc hay đeo kính râm khi nói chuyện.
2.2 Giao tiếp

Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi trên toàn đất nước Hàn
Quốc. Không phải doanh nhân Hàn Quốc nào cũng có thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên thuê phiên dịch viên. Hỏi đối tác trước để phiên dịch viên có
được tham dự buổi họp hay không. Tuy vậy, bạn cũng phải lưu ý rằng không phải phiên
dịch viên nào cũng có khả năng nói và hiểu tiếng Anh thành thạo. Khi giao tiếp bằng
tiếng Anh, hãy nói thật ngắn gọn, sử dụng những câu đơn giản và tránh dùng từ lóng
hoặc từ quá kỹ thuật. Khi giao tiếp với người Hàn Quốc, nói tiếng Anh với tốc độ vừa
phải và dùng đúng ngữ pháp tiếng Anh, không nên nói một cách rời rạc, thường xuyên
tóm tắt lại những ý chính và dừng lại một khoảng thời gian hợp lí.
Người Hàn Quốc thường trao đổi với giọng nói rất nhỏ nhẹ và giữ im lặng một vài
lần. Tuy nhiên, khi người Hàn Quốc im lặng không phải là họ không hiểu ý bạn. Ngoài
ra, người Hàn quốc thường khó chịu nếu khi phát biểu bạn chỉ "đánh bóng”bản thân mà
không giới thiệu về doanh nghiệp của mình. Khi ăn trưa hoặc ăn tối tại nhà hàng, bạn
nên giữ tốc độ giao tiếp ở mức vừa phải. Tuy nhiên, người Hàn Quốc cũng rất thích trò
18


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

chuyện với những ai có hiểu biết xã hội rộng. Bạn có thể xây dựng mối quan hệ này
thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc rượu,
bữa ăn.
Vì coi trọng thể diện nên người Hàn quốc thường không trả lời trực tiếp. Người
Hàn Quốc thường nói "vâng”hoặc gật đầu trong khi giao tiếp không có nghĩa là họ đồng
ý. Họ không nói "Không”khi phải trả lời câu hỏi mặc dù trong đầu họ có ý muốn như
thế thay vào đó họ thường đưa ra những câu nói như 'Chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm về vấn
đề này”hoặc "Việc này đòi hỏi phải có sự kiểm tra thêm".
Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác trừ bắt tay hoặc đó là

mối quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới và
những người bạn không thân thiết và không có họ hàng với mình. Đàn ông Hàn Quốc
thường cúi đầu chào hoặc đôi khi là bắt tay nhẹ khi gặp mọi người, ánh mắt nhìn thẳng
vào người đối diện. Khi bắt tay, tay trái họ thường đỡ dưới cánh tay phải. Bạn có thể
vẫy tay ra hiệu với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng không nên
đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi việc đó là hành động thô lỗ.
Người Hàn Quốc quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không nên
vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn
ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau
trước mặt người khác.
1.3. Liên hệ và gặp gỡ ban đầu
Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những đối tác quen biết. Vì vậy,
bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với đối tác mà bạn đang có ý định cộng
tác làm ăn trong tương lai.
Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội cộng tác làm ăn của
bạn với đối tác càng lớn. Người trung gian sẽ là cầu nối giúp giảm bớt những khác biệt
về văn hóa và giao tiếp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bạn kinh doanh hiệu quả hơn.
Người trung gian có thể tác động tới mối quan hệ giữa bạn và đối tác Hàn Quốc, rút
ngắn thời gian đàm phán.
Nhóm đàm phán của bạn có thể chỉ có một hai người hoặc là một đội gồm nhiều
người. Kiểu đàm phán một-một, trải qua khá nhiều vòng mà trong suốt thời gian đó đối
tác Hàn Quốc sẽ hỏi ý kiến tư vấn với nhóm người có quyền đưa ra quyết định cuối
cùng. Thực tế, người Hàn quốc thích kiểu nhóm đàm phán nhiều người hơn vì mỗi
người trong đó sẽ có vai trò riêng và có thể đưa ra nhiều ý tưởng hơn so với kiểu đàm
phán một-một. Bạn phải bố trí công việc cho từng cá nhân trong đội đàm phán và lập
chiến lược chi tiết để cùng nhau thống nhất quan điểm trong quá trình đàm phán. Thay
đổi bất kỳ thành viên nào trong đội khiến cho quá trình đàm phán phải bắt đầu lại từ đầu.
Do văn hóa Hàn quốc rất coi trọng vấn đề "tôn ti trật tự", nên trưởng nhóm đàm
phán của doanh nghiệp bạn phải thuộc ban lãnh đạo công ty. Hãy tìm hiểu xem nhóm
19



HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

đàm phán của đối tác gồm những ai để từ đó sắp xếp trưởng nhóm đàm phán có chức vụ
ngang bằng. Người Hàn Quốc rất coi trọng vị trí xã hội, nên nếu có sự chênh lệch về
chức vụ giữa trưởng nhóm đàm phán của hai bên sẽ khiến họ cảm thấy mình không
được tôn trọng.
Nếu có thể, hãy lên lịch hẹn với họ trước ít nhất từ 3 đến 4 tuần. Đối tác Hàn
Quốc luôn muốn biết về người họ sẽ gặp gỡ, nên trước khi buổi họp diễn ra, bạn phải
cung cấp thông tin chi tiết về chức danh, vị trí và trách nhiệm của những thành viên
tham dự của bên bạn cũng như những đề xuất và chương trình dự kiến của buổi họp.
Trong quá trình đàm phán, bạn phải đi theo đúng như chương trình đã thống nhất.
Người làm kinh doanh tại Hàn Quốc, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo
công ty thường rất bận rộn và có lịch làm việc dầy đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm trễ vài
phút trong buổi hẹn công việc. Không nên tỏ ra cáu giận hoặc khó chịu nếu đối tác của
bạn trễ hẹn. Nhưng với tư cách là một nhà kinh doanh nước ngoài, bạn nên đến đúng
giờ. Còn không hãy gọi điện trước và xin lỗi thật chân thành.
Theo nghi thức ngoại giao của Hàn Quốc, mọi người đi vào phòng họp phải theo
trật tự trên dưới. Theo họ, người bước vào đầu tiên sẽ là trưởng đoàn và sẽ ngồi ở giữa
bàn đàm phán.
2.4. Cách xưng hô
Tên của người Hàn Quốc được cấu thành từ 3 từ tiếng Hán được phát âm bằng 3
âm điệu trong tiếng Hàn. Giống như tên của người Việt, họ của gia đình đứng đầu và 2
từ đi tiếp theo là tên, trong số 2 từ này có một từ để chỉ thế hệ. Hãy sử dụng Mr./Ms.
cùng với họ gia đình khi xưng hô với đối tác. Ngoài ra, nếu đối tác có chức danh về học
vấn, như là Tiến sĩ (Doctor) hoặc Giáo sư (Professor) thì bạn gọi họ theo cách sau: chức
danh học vấn + họ gia đinh. Không nên gọi tên đối tác cho đến khi họ đề nghị bạn làm

như vậy. Khi giới thiệu, bạn nên bắt tay hoặc cúi đầu chào. Một số người Hàn Quốc
không thích bắt tay nên bạn hãy chờ họ chủ động trước rồi đáp lại.
2.5 . Sử dụng danh thiếp
Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, vì thế bạn hãy chuẩn
bị một lượng lớn danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi
lần đầu gặp mặt. Nếu ai đó trao danh thiếp cho bạn mà bạn không đưa lại thì họ sẽ nghĩ
rằng bạn không muốn làm quen với họ hoặc vị trí của bạn ở công ty quá thấp hoặc quá
cao. Những người làm kinh doanh tại Hàn Quốc chỉ thực sự thoải mái khi tiếp xúc với
bạn nếu họ biết rõ chức vụ cũng như tên công ty của bạn. Vì rất nhiều người Hàn Quốc
không biết tiếng Anh, nên hãy dịch một mặt của danh thiếp sang tiếng Hàn. Nếu danh
thiếp của bạn sử dụng tiếng Hàn Quốc thì không cần thiết phải dịch tên hoặc chức vụ
của bạn ra tiếng Hàn, bởi đôi khi bạn sẽ bị nhầm khi dịch chức vụ của mình bằng ngôn
ngữ này, vì vậy hãy nên cẩn thận.

20


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay và đặt mặt tiếng Hàn theo chiều
người nhận có thể đọc được. Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc túi đựng
danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp. Tiếp đó, đặt danh
thiếp lên bàn trước mặt bạn hoặc để vào hộp đựng danh thiếp. Không nên cho danh
thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ khiến người trao danh thiếp nghĩ rằng bạn không
tôn trọng họ. Bạn cũng không nên viết những chú thích lên danh thiếp của người khác
khi có mặt họ tại đó.
2.6. Quan điểm và phong cách
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của mối quan hệ trong đàm phán kinh doanh

tại trong doanh nghiệp Hàn Quốc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người Hàn Quốc lại có
những thay đổi bất chợt trong suy nghĩ. Xét về mặt lý thuyết, người mua luôn đứng ở vị
trí thuận lợi trên bàn đàm phán. Nhưng với người Hàn Quốc, điều đó không phải luôn
đúng - mà theo họ, cả hai bên đều phải quan tâm đến lợi ích của nhau. Nói chung, đối
tác Hàn Quốc hợp tác trên nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi”nhưng vẫn bị chi phối bởi
mối quan hệ cá nhân. Họ chú trọng cả vào lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu dài.
Mặc dù phong cách đàm phán ban đầu rất mang tính cạnh tranh, nhưng họ vẫn coi trọng
mối quan hệ lâu dài và hy vọng một kết quả có lợi cho cả đôi bên.
Một mặt người Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ cá nhân, luôn duy trì việc gây
dựng quan hệ với đối tác nhưng mặt khác họ cũng rất cảm tính, hay công kích đối tác
hoặc trở nên gay gắt trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, phong cách hay công kích
không có nghĩa là họ có mục đích xấu. Cách tốt nhất vẫn là giữ bình tình, thân thiện,
hòa nhã và kiên trì. Đừng bao giờ để các vấn đề bàn bạc trong quá trình đàm phán trở
thành những mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên.
Nếu có tranh chấp trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đàm phán, bạn nên
bình tĩnh xử lý thông qua những mối quan hệ cá nhân và các biện pháp nhằm lấy lại
lòng tin. Hẹn gặp cá nhân với người có quyền lực cao nhất của đối tác là một biện pháp
hiệu quả giúp bạn hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ hai bên. Tiếp tục chỉ ra những
lợi ích mà họ có thể có nếu tiếp tục đàm phán với doanh nghiệp bạn. Lưu ý tránh sử
dụng những lý lẽ lô-gích hoặc hành động cãi lý vì chúng có thể làm cho vấn đề trở nên
tồi tệ hơn.
2.7. Chia sẻ thông tin
Người Hàn Quốc giành khá nhiều thời gian vào việc thu thập thông tin và bàn bạc
chi tiết trước khi bước vào giai đoạn thương lượng giá. Trong giai đoạn này họ sẽ cố tìm
ra điểm yếu của đối tác. Người Hàn Quốc không thoải mái trong việc chia sẻ thông tin
vì họ cho rằng bí mật thông tin là một lợi thế trong đàm phán. Lưu ý thông tin họ cung
cấp có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn đã tạo được lòng tin với họ
thì có thể họ sẽ chia sẻ những thông tin đáng tin cậy hơn.

21



HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Lưu ý khi đàm phán với đối tác Hàn Quốc vì có khi mục đích của họ chỉ là muốn
thăm dò thị trường. Họ chỉ muốn biết rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ để nắm được thông
tin hơn là mua hàng. Vì thế hãy cảnh giác với kiểu làm ăn này và cố gắng bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ trong suốt quá trình đàm phán cho dù bên đối tác có biểu hiện là muốn
mua hàng.
2.8. Tốc độ đàm phán
Tốc độ đàm phán thường chậm và kéo dài vì phải trải qua rất nhiều giai đoạn như
xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, thương lượng, và ra quyết định. Ngoài ra, đối
tác Hàn Quốc cũng thường sử dụng mọi biện pháp để thuyết phục bạn giảm giá cho đơn
hàng. Để đạt được mục tiêu cuối cùng, bạn có thể phải đi lại khá nhiều lần để đàm phán.
Trong suốt quá trình đàm phán hãy kiên nhẫn, kìm nén cảm xúc và biết chấp nhận
những trì hoãn phát sinh.
Người Hàn Quốc thường thích phong cách làm nhiều việc cùng một lúc. Họ có
thói quen theo đuổi nhiều mục tiêu và nhiều hạng mục trong cùng một thời điểm. Trong
quá trình đàm phán, họ thường bàn bạc các vấn đề không theo trật tự đã định trước. Họ
thường mặc cả và thương lượng giá cả nhiều mặt hàng cùng một lúc trong quá trình
đàm phán. Họ không có thói quen quay lại thảo luận những vấn đề mà trước đó hai bên
đã thống nhất. Ngoài ra, họ cũng hay đột nhiên gọi điện thoại hoặc đi dự những buổi
họp bất thường khi cuộc đàm phán đang đến giai đoạn mấu chốt. Chỉ một số ít người
làm việc này với mục đích khiến đối tác đàm phán bị lúng túng; còn phần lớn là không
có ý đồ gì xấu.
2.9. Thương lượng
Người Hàn Quốc thường là những nhà đàm phán sắc sảo, tài giỏi nên bạn đừng
bao giờ đánh giá thấp họ. Họ thích thương lượng và làm điều này trong suốt quá trình

đàm phán. Nếu bạn không nhiệt tình tham gia sẽ khiến họ nghi ngờ hoặc thấy bị xúc
phạm. Người Hàn Quốc sử dụng rất thuần thục các thủ thuật đàm phán khiến cho quá
trình thương lượng thường bị kéo dài. Giá khởi điểm so với giá lúc ký kết hợp đồng
thường chênh nhau khoảng 40%. Bạn nên lường trước những mức giá đối tác có thể đưa
ra và chuẩn bị những mức giá mà mình có thể đáp ứng được. Điều này giúp đối tác Hàn
Quốc không bị mất mặt khi từ chối những lời đề nghị mà bạn đưa ra. Hãy hỏi đối tác
Hàn Quốc xem bạn được lợi gì nếu giảm giá đơn hàng. Đừng đưa mức giá chiết khấu
sớm quá vì có khi đối tác muốn thỏa thuận thêm.
Đối tác Hàn Quốc thường sử dụng các biện pháp đàm phán gây sức ép như: yêu
cầu bạn hẹn ngày đưa ra quyết định, ngày hết hạn báo giá, sức ép về thời gian hoặc chần
chừ không trả lời. Quyết định cuối cùng được đưa ra nhiều hơn một lần và không biết
đâu là chính thức. Vì vậy, đừng bao giờ thông báo là bạn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng
vì việc làm này sẽ khiến đối tác cho rằng bạn không nghiêm túc và chuyển sang sử dụng
các biện pháp chống lại bạn.
22


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đối phó với những biện pháp đàm phán gây sức
ép về thời gian. Nếu đối tác Hàn Quốc biết bạn sẽ gặp trở ngại khi đáp ứng thời hạn mà
họ đưa ra thì họ sẽ dùng nó làm áp lực buộc bạn phải giảm giá. Nhiều khi bạn tưởng
cuộc đàm phán sắp kết thúc thì họ có thể đột ngột yêu cầu thương lượng và thỏa thuận
lại. Thậm chí có trường hợp, họ đề nghị thương lượng lại từ đầu vào đúng ngày cuối
cùng chuyến công tác của bạn. Điều quan trọng là bạn không nên dùng những thủ thuật
như vậy với tư cách cá nhân và là người khơi mào những xung đột giữa hai bên. Xác
định trước mức giảm giá bạn có thể chấp nhận được. Đừng sử dụng những thủ thuật gây
sức ép về thời gian vì người Hàn Quốc rất kiên nhẫn và bền bỉ. Tuy nhiên, bạn có thể sử

dụng thủ thuật này nếu cuộc đàm phán diễn ra ở Việt Nam.
Chần chừ là một trong những thủ thuật hiệu quả nhất trong giai đoạn cuối của
vòng đàm phán - nhưng đôi lúc cũng không khiến đối tác Hàn Quốc bị bất ngờ. Tránh
sử dụng các thủ thuật gây sức ép khác như bắt đầu vòng đàm phán với mức giá tốt nhất
hoặc với những điều kiện không nhân nhượng vì nó sẽ khiến đối tác Hàn Quốc cho rằng
bạn hoàn toàn không nhiệt tình và thoải mái khi đàm phán.
Người Hàn Quốc thường có cách mở đầu vòng đàm phán rất bất ngờ nhằm buộc
bạn để lộ thông tin về giá trị đơn hàng - một hành động mà nhiều nước ở Châu Á coi là
không thiện chí. Để đối phó với hành động này, bạn nên biểu lộ nhất quán cho họ thấy
bạn sẽ đưa ra mức giá hợp lý và khả thi. Hai bên có thể đưa ra những lời cảnh báo và
thậm chí đe dọa nhưng cần phải hết sức khéo léo. Khi gặp tình huống này, người Hàn
Quốc thường biểu lộ cảm xúc và tỏ ra khá tức giận. Lúc này, bạn phải tỏ thái độ thiện
chí muốn hợp tác và thể hiện sự chuyên nghiệp để đưa đối tác trở lại với cuộc đàm phán.
Huỷ bỏ hay bỏ về là những điều cấm kị khi đàm phán vì đối tác Hàn Quốc sẽ cảm thấy
bị mất mặt và bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đàm phán lại. Tóm lại, bạn phải thật bình
tĩnh và kiên nhẫn kể cả khi bạn là người duy nhất muốn hợp tác. Nếu không bạn sẽ gặp
rất nhiều bất lợi trong các buổi đàm phán tiếp sau.
Nạn tham nhũng và hối lộ khá phổ biến ở một số vùng tại Hàn Quốc. Mặc dù vậy,
người Hàn Quốc thường lái hành động này sang hướng khác và coi những khoản tiền
nhỏ là một phần thưởng cho việc hoàn thành công việc chứ không phải là tiền hối lộ.
Ranh giới giữa việc tặng quà và hối lộ rất tế nhị. Nếu bạn nghĩ một thứ gì đó là đút lót
thì người Hàn Quốc chỉ nghĩ đó là một món quà đẹp mà thôi.
Buổi họp thường mở đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn, bài phát biểu này giúp
cho mọi người hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ thảo luận. Tốt nhất là bạn hãy tuân theo tốc
độ đàm phán mà đối tác muốn. Tại buổi họp, hai bên cũng có thể tặng nhau những món
quà nhỏ. Các buổi đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc thường diễn ra khá trịnh trọng
nên bạn đừng cư xử quá thoải mái và thiếu trách nhiệm.
Mục đích của buổi họp đầu tiên chỉ là để hai bên hiểu thêm về nhau, bắt đầu xây
dựng mối quan hệ và thu thập thông tin như mối quan tâm, mục tiêu, điểm yếu của nhau
làm cơ sở cho giai đoạn tiếp theo của quá trình đàm phán. Nhìn chung, các buổi họp

23


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

không phải là thời điểm để đưa ra quyết định cuối cùng nên bạn đừng thất vọng nếu
không đạt được mong muốn của mình.
Bạn nên chuẩn bị nhiều bản copy những tài liệu cần thiết. Tuy nhiên, cũng không
nhất thiết bạn phải phát tài liệu cho họ miễn là bạn trình bày đơn giản và thật dễ hiểu.
Sử dụng biểu đồ và hình ảnh minh họa, giảm bớt câu chữ và tránh những thuật ngữ
phức tạp. Trong các buổi họp, đối tác Hàn Quốc thường có xu hướng đưa ra rất nhiều
câu hỏi, vì thế bạn phải chuẩn bị thật kỹ và dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra.
2.10. Đưa ra quyết định
Người Hàn Quốc luôn tuân theo tôn ti, trật tự. Cho dù đối tác của bạn là một
doanh nhân mang phong cách châu Âu - những người quan niệm quyết định chỉ thuộc
về một cá nhân - thì quyết định cuối cùng vẫn phải dựa trên sự nhất trí của cả tập thể.
Điều này sẽ khiến một số nhà thương thảo từ các nước phương Tây bị nhầm lẫn vì họ
quen với quan niệm chỉ người lãnh đạo cao nhất mới có quyền quyết định. Quyết định
cuối cùng thường được các cổ đông đưa ra sau rất nhiều cuộc tranh luận hoặc trao đổi
thư từ. Vì thế, quá trình đưa ra quyết định cuối cùng tại Hàn Quốc tốn khá nhiều thời
gian và đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn. Để rút ngắn thời gian, bạn cần phải tranh thủ
sự ủng hộ của càng nhiều cổ động trong công ty càng tốt.
Vai trò của các nhà quản lý cấp cao là quản lý toàn bộ quá trình chứ không phải tự
mình đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong thực tế ý kiến cúa họ cũng rất có trọng lượng
nên bạn hãy làm mọi cách để có được sự ủng hộ của họ. Đôi khi những người lãnh đạo
trao quyền quyết định cho cấp dưới để họ cảm thấy được coi trọng chứ không chỉ là
nhân viên làm thuê. Đối tác Hàn Quốc có thể thu xếp rất nhiều buổi gặp gỡ cá nhân. Thế
nhưng người mà bạn gặp mặt có khi chỉ là người đại diện công ty chứ không phải là

người đưa ra quyết định.
2.11. Thỏa thuận và ký kết hợp đồng
Bạn hãy cố gắng có được cam kết bằng văn bản từ phía đối tác sau mỗi buổi họp
hoặc sau mỗi giai đoạn đàm phán quan trọng vì cam kết bằng miệng thường không có
tính pháp lý và không đáng tin cậy. Mặc dù những cam kết này được coi là những công
cụ nhằm phát triển mối liên lạc và củng cố quan hệ giữa hai bên, nhưng chúng cũng
không có tác động nhiều tới thỏa thuận cuối cùng. Đối tác Hàn Quốc thường thích xây
dựng những thỏa thuận chung chung sau đó mới chuyển sang bàn bạc chi tiết các vấn đề
cần thiết. Họ chỉ chấp nhận khi các điều khoản và điều kiện thật rõ ràng. Sự thoả thuận
chỉ có giá trị khi cả hai bên đã đồng ý, vì vậy đừng vội vàng trả lời một cách đơn giản là
đồng ý mà phải thăm dò ý của đối tác.
Văn bản hợp đồng thường khá dài vì bao gồm chi tiết mọi điều kiện và điều khoản
của một thỏa thuận hợp tác thông thường cũng như các điều khoản bất khả kháng. Tuy
nhiên, việc soạn thảo và ký kết hợp đồng phải tuân theo đúng thủ tục. Người Hàn Quốc
tin rằng hiệu quả lớn nhất mà một thỏa thuận hợp tác mang lại phụ thuộc vào cam kết
24


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

của các bên chứ không phải là những gì được quy định trong hợp đồng. Ngoài ra, bạn
không bao giờ được ký hợp đồng bằng mực đỏ.
2.12. Quan niệm phụ nữ trong kinh doanh
Nếu như trước kia xã hội Hàn Quốc chỉ coi trọng đàn ông thì hiện này vấn đề bình
đẳng giới đã bắt đầu được quan tâm hơn. Nhiều phụ nữ, tiêu biểu là lớp trẻ, đã có vị trí
cao trong xã hội, tuy nhiên vẫn không có thẩm quyền cũng như ảnh hưởng lớn tới việc
đưa ra quyết định cuối cùng.
Hầu hết người Hàn Quốc cho rằng đàn ông có quyền đưa ra các quyết định. Vì thế

đôi khi những phụ nữ nước ngoài cảm thấy bất bình. Tuy nhiên, phụ nữ châu Âu thường
được tôn trọng hơn so với phụ nữ châu Á. Nếu bạn là nữ, bạn nên nhấn mạnh tầm quan
trọng của công ty bạn và vai trò của mình trong đó. Thư giới thiệu hoặc lời ủy quyền từ
một người có chức quyền trong doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn nhiều hơn khi đàm
phán. Bạn phải thật cẩn trọng khi thể hiện sự tự tin và quyết đoán của mình, đừng quá
xông xáo và niềm nở khi trao đổi với đối tác.
2.13. Một số lưu ý khác
Người Hàn Quốc cũng khá coi trọng hình thức bên ngoài. Bạn nên chọn trang
phục có màu sắc nhã - dịu cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau khi đã xây dựng được mối
quan hệ và sự tín nhiệm của họ thì hãy nghĩ đến những trang phục sáng màu khi đi giao
dịch. Nam giới nên mặc com lê tối màu và thắt cà vạt trong bất kỳ sự kiện nào. Trang
phục nữ phổ biến nhất thường là chân váy kết hợp với áo cánh nữ. Nên tránh mặc váy
quá chật bởi theo phong tục Hàn Quốc mọi người thường ngồi trên sàn nhà hoặc sàn
nhà ăn khi dùng bữa.
Mời ăn tối, giải trí, thi hát karaoke thậm chí uống rượu mạnh có thể giúp xây dựng
mối quan hệ thân thiện với đối tác Hàn Quốc. Từ chối tham gia vào các hoạt động này
có thể được xem như là bạn không quan tâm đến việc làm ăn với đối tác. Mặc dù việc
kinh doanh không được thảo luận trên bàn tiệc nhưng vẫn có những ngoại lệ. Đối tác
Hàn Quốc xem đây là cơ hội để truyền đạt những thông điệp quan trọng hoặc là dịp
tranh luận để giải quyết những vướng mắc. Đôi khi họ cũng tranh thủ tìm thông tin từ
bạn để củng cố vị thế của họ trên bàn đàm phán. Khi bạn muốn đề phòng, bạn không
nên trả lời thẳng vào vấn đề nhưng cũng đừng bao giờ tỏ dấu hiệu là bạn còn nghi ngờ.
Người Hàn Quốc coi trọng việc đúng giờ hơn các nước Đông Á khác. Tốt nhất là
nên đến dự tiệc đúng giờ, hoặc có thể đến muộn nhưng đừng quá 20 phút.
Trong đời sống cũng như trong kinh doanh, việc tặng quà rất phổ biến ở Hàn
Quốc kể cả ở những bữa tiệc gặp mặt lần đầu. Nghệ thuật trao nhận quà tặng cũng là
một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của người Hàn Quốc, điều này giúp gìn
giữ mối thiện cảm với đối tác và tạo dựng những mối quan hệ mới.

25



×