Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Làm thế nào để đạt chuẩn TOEIC 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.23 KB, 2 trang )

Làm thế nào TOEIC
để đạt chuẩn 500?
ThS. Nguyễn Hoàng Minh Đức (*)

S

au khi phối hợp với IIG Việt Nam (TOEIC Việt Nam) tổ
chức hội thảo “TOEIC - Tiêu chuẩn quốc tế đánh giá
trình độ tiếng Anh trong hệ thống đào tạo đại học Việt
Nam” vào tháng 12/2005, trường Đại học Tôn Đức Thắng đã
từng bước triển khai áp dụng chương trình TOEIC cho hệ đại
học chính quy. Từ khóa tuyển sinh năm 2007 (khóa 11), trường
đã triển khai áp dụng môn Anh văn giao tiếp (cho sinh viên
không chuyên ngữ) theo chuẩn TOEIC 500. Sau 4 năm triển
khai chương trình tiếng Anh theo định hướng TOEIC, ý thức
của sinh viên về việc học tập và trau dồi kỹ năng ngoại ngữ đã
được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt chuẩn
TOEIC 500 vẫn là trăn trở của không ít các bạn sinh viên năm
cuối các ngành không chuyên ngữ. Bài viết này hy vọng sẽ
phần nào giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về TOEIC, về
chuẩn điểm TOEIC 500, những khó khăn sinh viên thường
gặp khi làm bài thi.
Trước tiên, chúng ta nên có cái nhìn tổng quát về bài thi
TOEIC (Test of English for International Communication).
TOEIC là bài thi trắc nghiệm đánh giá năng lực sử dụng tiếng
Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Kết quả
TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng
Anh của cá nhân trong các ngữ cảnh như kinh doanh, thương
mại và công nghiệp với các chủ đề: ngân hàng và tài chính,
tiếp thị, mua sắm, văn phòng, sức khỏe, điện thoại, du lịch,
thư tín, bảo hiểm, hội họp,... Bài thi TOEIC không đòi hỏi kiến


thức và vốn từ vựng chuyên ngành mà là tiếng Anh sử dụng
trong công việc và hoạt động thường nhật. Cấu trúc bài thi
gồm 2 phần: Nghe hiểu (100 câu, 45 phút) và Đọc hiểu (100
câu, 75 phút).
TẠI SAO NHÀ TRƯỜNG ĐỀ RA CHUẨN TOEIC 500?
ĐÂY CÓ PHẢI LÀ MỨC ĐIỂM CAO NHẤT KHÔNG?
TOEIC là bài thi rất thiết thực đối với sinh viên hiện nay
vì TOEIC hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh
nghiệp và cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị,
doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng và đánh giá nhân

12

Khoa học & Ứng dụng

sự. Chính vì vậy, từ năm 2005, nhà trường đã triển khai chương
trình tiếng Anh định hướng TOEIC cho hệ đại học chính quy.
Nhà trường liên kết với TOEIC Việt Nam (đại diện của tổ chức
khảo thí ETS- Educational Testing System của Mỹ ở Việt Nam)
tổ chức thi và cấp chứng chỉ TOEIC cho sinh viên năm cuối
các ngành không chuyên ngữ. Qua quá trình thu nhận thông
tin thường xuyên từ TOEIC Việt Nam, khảo sát nhu cầu của
các nhà tuyển dụng, và tìm hiểu thông tin từ cựu sinh viên,
trường Đại học Tôn Đức Thắng đã quyết định chính thức áp
dụng chuẩn đầu ra TOEIC quốc tế 500 cho hệ đại học chính
qui bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm 2007 (khóa 11).
Theo Bảng kê các cấp độ năng lực ngôn ngữ (Can-do
levels table), dựa trên thang điểm TOEIC, người đạt mức 500
điểm có thể nghe - hiểu những giải thích liên quan đến công
việc, những thông báo du lịch, đối thoại xã giao ngắn, đọc

hiểu được những bảng hướng dẫn kỹ thuật cơ bản, dùng từ
điển để tìm hiểu thêm về các tài liệu kỹ thuật, đọc nội dung
chương trình của một cuộc họp,... Như vậy, sinh viên đạt
chuẩn TOEIC 500 điểm sẽ được trang bị khả năng giao tiếp
cơ bản trong môi trường làm việc quốc tế. 500 điểm không
phải là điểm cao nhất nhưng đó sẽ là điểm xuất phát cho quá
trình tự học của các sinh viên mới ra trường để tự thích nghi
với môi trường làm việc quốc tế. Hơn nữa, việc xác định chuẩn
500 điểm giúp cho sinh viên có được mục tiêu phấn đấu trong
quá trình học Anh ngữ của mình.
NHỮNG KHÓ KHĂN MÀ NGƯỜI DỰ THI TOEIC
THƯỜNG GẶP PHẢI LÀ GÌ?
Trước hết, thí sinh cần lưu ý, thời gian làm bài thi được kiểm
soát rất chặt chẽ, chi li đến từng câu một nhằm đánh giá chính
xác năng lực của người dự thi ở mức độ cố gắng hết sức. Do
vậy, nếu thí sinh không quen với việc phân bố thời gian hợp
lý cho từng câu, dễ gặp tình trạng không có đủ thời gian để
làm bài.
Ngoài ra, một số sinh viên chưa có thói quen nhìn vào đề
và trả lời trực tiếp trên phiếu trả lời. Có nhiều sinh viên mải

Số 10 - 2009


mê đánh dấu chọn lựa trả lời trên đề thi (test book) mà không tô
đen vào lựa chọn trên phiếu trả lời (answer sheet). Cụ thể, khi làm
phần Nghe hiểu (Listening Comprehension), đến khi nghe xong,
phần lớn sinh viên mới dò các đáp án trên quyển đề thi và tô đen lựa
chọn trên phiếu trả lời. Như vậy thí sinh đã hao phí một khoảng thời gian
dành để suy nghĩ và làm phần Đọc hiểu (Reading Comprehension). Bài

thi TOEIC hoàn toàn không tính đến thời gian chép lại này và việc làm trên
chỉ tự cướp đi khoảng thời gian làm bài của mình.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐIỂM TOEIC CAO?
Thứ nhất, sinh viên cần chú trọng đến 2 điểm quan trọng: kiến thức về từ vựng
và ngữ pháp; kỹ năng làm bài thi. Đây là những nội dung chính sinh viên cần trau
dồi trong quá trình học từ Anh Văn Giao Tiếp 1 đến 7. Ngoài những giờ học trên lớp,
sinh viên nên tự ôn luyện để nắm vững những kiến thức và kỹ năng giảng viên chuyển
tải trên lớp.
Thứ hai, học ngôn ngữ là phải biết áp dụng những gì đã học vào thực tế. Sinh viên nên
nhớ rằng TOEIC chỉ là một chương trình kiểm tra tiếng Anh trong giao tiếp và làm việc.
TOEIC không đánh giá vốn kiến thức của người học mà đánh giá việc người học có thể làm
gì với vốn kiến thức đó trong thực tế. Chính vì vậy, sinh viên nên cố gắng áp dụng những gì
đã học vào thực tế. Hãy đọc nhiều sách báo, xem phim, nghe đài, xem tin tức bằng tiếng
Anh, và cố gắng giao tiếp bằng tiếng Anh thường xuyên, đặc biệt là giao tiếp với dân
bản xứ càng nhiều càng tốt. Đây là một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài và xuyên
suốt.
MỘT ĐẾN HAI THÁNG TRƯỚC KỲ THI, SINH VIÊN NÊN LÀM GÌ?
Sinh viên nên chú trọng luyện kỹ năng làm bài và khả năng tập trung tối đa
trong suốt thời gian làm bài (2 giờ) bằng cách làm các bài thi TOEIC hoàn chỉnh
trong thời gian qui định. Tuy các bài thi giữa và cuối học phần của các lớp
Anh Văn Giao Tiếp được thiết kế theo dạng bài thi TOEIC để sinh viên quen
thuộc với các dạng bài tập này nhưng các bài thi này vẫn chưa tạo áp lực thời
gian như bài thi TOEIC chính thức. Sinh viên nên dành 2 giờ mỗi ngày để
làm một bài TOEIC hoàn chỉnh trên phiếu trả lời rồi sau đó tự chấm điểm,
chuyển đổi điểm theo thang điểm qui đổi để biết khả năng của mình và
có kế hoạch luyện tập phù hợp.
Sinh viên có thể mua sách TOEIC để tự luyện thêm, chú ý những
cuốn sách có những bài thi mẫu (practice tests). Càng làm nhiều
bài thi mẫu trong thời gian cố định như thi thật, sinh viên sẽ càng
quen thuộc với áp lực thời gian và nâng cao kỹ năng làm bài của

mình.
Những nội dung trên nhằm trang bị cho sinh viên một cái
nhìn đúng đắn về bài thi TOEIC, từ đó có cách học tiếng
Anh hiệu quả nhằm đạt điểm cao trong kỳ thi TOEIC và,
quan trọng hơn nữa, đạt được sự tự tin khi giao tiếp với
đồng nghiệp người nước ngoài trong môi trường làm
việc quốc tế sau khi ra trường.
(*) Giảng viên Khoa Ngoại Ngữ
Đại học Tôn Đức Thắng
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn dự thi TOEIC 2005. Educational Testing Service.
Richardson G. & Michele P. Building Skills for the TOEIC Test.
Essex: Pearson Education Ltd., 1995.
Kết quả thi TOEIC tháng 2/2009 của sinh viên khóa 9, Đại
học Tôn ĐứcThắng

Số 10 - 2009

Khoa học & Ứng dụng

13



×