Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đồ án Nhà máy sản xuất cột thép Huyndai – Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 143 trang )

ĐỒ ÁN
Nhà máy sản xuất cột thép
Huyndai – Đông Anh

1


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
giáo, TS. Vũ Đình Tiến –Trưởng bộ môn Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa
Chất – Dầu Khí – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Thầy đã chỉ bảo tận
tình và tạo mọi điều kiện tốt đẹp nhất cho em cũng như đưa ra những lời
khuyên đúng đắn nhất trong suốt quá trình học tập và làm đồ án tốt nghiệp
của em.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô trong bộ
môn Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí – Trường Đại Học
Bách Khoa Hà Nội, các thầy cô đã dạy dỗ chúng em tận tình và chỉ bảo cho
chúng em trong suốt quá trình em học tập tại trường, các thầy cô đã chắp
cánh, dệt lên những ước mơ của chúng em. Các thầy cô luôn là những tấm
gương sáng nhất cho chúng em noi theo và phấn đấu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Máy và Thiết Bị Công Nghiệp
Hóa Chất – Dầu Khí – K49. Mọi người đã đoàn kết thương yêu nhau, cùng
nhau vượt qua những khó khăn nhất trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Cuối cùng con xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ và gia đình,
bố mẹ và gia đình luôn là điểm tựa vững chắc nhất, là nguồn an ủi động viên
lớn lao nhất cho con trong suốt cuộc đời này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Lê Thị Huyền Trang


Lớp M&TBCNHC – DK– K49
Trường ĐH Bách Khoa HN

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG
ANH ....................................................................................................................................... 8
1. Giới thiệu chung ............................................................................................................ 8
2. Quá trình công nghệ sản xuất cột thép ........................................................................... 9
2.1 Giai đoạn gia công cơ khí ........................................................................................ 9
2.2 Giai đoạn mạ kẽm .................................................................................................... 9
2.3 Quá trình mạ nhúng kẽm ....................................................................................... 11
3. Nguồn thải và vai trò của việc xử lý nước thải trong nhà máy. ................................... 12
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHỨA KIM
LOẠI NẶNG ....................................................................................................................... 15
1. Phương pháp kết tủa hóa học ....................................................................................... 15
2. Phương pháp trao đổi ion ............................................................................................. 17
3. Phương pháp điện hóa ................................................................................................. 19
4. Phương pháp trích ly .................................................................................................... 20
5. Phương pháp màng ...................................................................................................... 21
5.1 Thẩm thấu ngược ................................................................................................... 21
5.2 Siêu lọc ................................................................................................................... 21
5.3 Thẩm tách và điện thẩm tách ................................................................................. 22
6. Phương pháp sinh học .................................................................................................. 22
7. Phương pháp hấp phụ .................................................................................................. 23

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ .................................... 27
1. Kỹ thuật xử lý Zn2+ có trong nước thải ........................................................................ 27
2. Kỹ thuật xử lý ion Fe2+ có trong nước thải .................................................................. 29
2.1 Với Clo ................................................................................................................... 29
2.2. Với H2O2 ............................................................................................................... 29
2.3 Với O3..................................................................................................................... 30
3. Kỹ thuật keo tụ ............................................................................................................. 31
3.1 Khái niệm chung .................................................................................................... 31
3.2 Phân tích lựa chọn chất keo tụ ............................................................................. 32
3.3 Cơ chế của quá trình đông tụ ................................................................................ 35
4. Kỹ thuật lắng ................................................................................................................ 35
4.1. Cấu tạo vùng lắng ................................................................................................. 35
4.2. Cơ chế quá trình lắng .......................................................................................... 36
5. Kỹ thuật xử lý nước thải chứa crôm ........................................................................... 36
6. Sơ đồ công nghệ xử lý chung...................................................................................... 39
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ ....................................................................... 40
1. Hệ thống xử lý nước thải của nguồn một và hai .......................................................... 40
1.2 Tính toán công nghệ .............................................................................................. 40
CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ .............................................................................. 47
1. Bể lắng cát ................................................................................................................... 47
2. Bể điều hòa .................................................................................................................. 49
3. Thiết bị trung hòa ......................................................................................................... 51
3.1 Thể tích thiết bị ...................................................................................................... 51
3.2 Cơ cấu khuấy ......................................................................................................... 52
3.3. Tính toán ổ lăn ...................................................................................................... 63
3


3.3. Tính toán thân thùng khuấy .................................................................................. 66
3.4. Đáy thùng .............................................................................................................. 68

3.5. Chân đỡ................................................................................................................. 69
3.6. Nối trục ................................................................................................................. 69
4. Thiết bị oxy hóa ion sắt II ............................................................................................ 70
4.1 Kích thước thiết bị ................................................................................................. 70
4.2. Tính toán trục khuấy ............................................................................................ 71
4.3. Tính toán ổ lăn ...................................................................................................... 81
4.4. Tính toán thân thùng khuấy .................................................................................. 84
4.5. Đáy thùng .............................................................................................................. 86
4.6. Chân đỡ................................................................................................................. 87
4.7. Nối trục ................................................................................................................. 87
5. Thiết bị đông keo tụ ..................................................................................................... 88
5.1. Dung tích thiết bị .................................................................................................. 88
5.2. Tính toán cơ cấu khuấy ......................................................................................... 89
5.3.Tính toán trục......................................................................................................... 91
5.4. Tính toán ổ lăn .................................................................................................... 100
5.5. Tính toán thân thùng khuấy ................................................................................ 104
5.6. Đáy thùng ............................................................................................................ 105
6. Bể lắng ....................................................................................................................... 106
6.1. Diện tích tiết diện ngang của lớp mỏng hay không gian lắng ............................ 106
6.2. Thể tích vùng lắng.............................................................................................. 107
CHƯƠNG VI. THIẾT BỊ PHỤ TRỢ ................................................................................ 108
1. Thiết bị pha trộn NaOH 10% ................................................................................. 108
2. Thiết bị pha trộn polymer .......................................................................................... 108
3. Chọn bơm................................................................................................................... 109
4. Chọn quạt ................................................................................................................... 109
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 112
Phụ lục ............................................................................................................................... 114

4



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình I.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất chung của nhà máy .................................................... 12
Hình II.1. Bảng tiêu chuẩn nguồn nước thải công nghiệp................................................... 26
Hình III.1 Hóa chất sử dụng là NaOH ............................................................................... 28
Hình III.2 Hóa chất là Ca(OH)2 Hình III.3 Hóa chất là Na2CO3 ................................. 28
Hình III.4 Một số ống sục khí .............................................................................................. 31
Hình III.5 Cơ chế quá trình đông tụ .................................................................................... 35
Hình III.6 Sơ đồ công nghệ chung xử lý nước thải. ............................................................ 39
Hình IV.1 Độ tan của kim loại phụ thuộc vào PH .............................................................. 44
Hình V.1 Bể lắng cát ............................................................................................................ 47
Hình V.2 Bể điều hòa ........................................................................................................... 50
Hình V.3 cơ cấu khuấy kiểu mái chèo.................................................................................. 52
Hình V.4 Vận tốc chuyển động của vật thể ......................................................................... 53
Hình V.5 Điểm đặt lực P ..................................................................................................... 54
HìnhV.7 Cấu tạo con lăn ..................................................................................................... 63
Hình V.8 Chân đỡ ................................................................................................................ 69
Hình V.9 Nối trục đàn hồi .................................................................................................... 70
Hình V.10 Cấu tạo cánh khuấy tua bin ................................................................................ 72
Hình V.11 Biểu đồ momen của cơ cấu khuấy ...................................................................... 75
Hình V.12 Chuyển vị hướng kính của trục khuấy ................................................................ 78
HìnhV.13 Cấu tạo con lăn ................................................................................................... 82
Hình V. 14 Chân đỡ ............................................................................................................ 87
Hình V. 15 Nối trục ............................................................................................................. 88
Hình V.16 Cơ cấu khuấy chân vịt ....................................................................................... 89
Hình V.17 Biểu đồ lực và momen tác dụng lên trục khuấy ................................................ 92
Hình V.18 Chuyển vị hướng kính của trục khuấy ............................................................... 97
Hình V.19 Cấu tạo con lăn ............................................................................................... 101

Hình VI.1 Bơm nước .......................................................................................................... 109
Hình VI. 2 Quạt thổi khí..................................................................................................... 110

5


LỜI NÓI ĐẦU

Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề muôn thủa không chỉ của riêng
ai, riêng quốc gia nào. Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng vượt bậc
của nền khoa học công nghệ tiên tiến, vấn đề về ô nhiễm môi trường lại càng
trở nên cấp thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống con người.
Nước ta đang trên đà hội nhập quốc tế, càng ngày càng có nhiều nhà
máy, cơ sở sản xuất, xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn và nhỏ
phát sinh. Điều đó tạo tiền đề phát triển kinh tế, song đây lại là mối lo ngại to
lớn về vấn đề chất phác thải, các xí nghiệp này chính là nguyên nhân ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nếu không chú trọng đến việc xử lý
nguồn thải ra môi trường.
Hầu hết các cơ sở sản xuất này sẽ thải ra khối lượng lớn các loại nước
thải, trong đó có rất nhiều loại nước thải vô cùng độc hại. Nếu không giải
quyết tốt vấn đề thoát nước và xử lý nước thải, sẽ gây ô nhiễm lớn và ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng như gây ảnh hưởng mạnh đến mọi
nền kinh tế quốc dân.
Nhà máy sản xuất cột thép Huyndai – Đông Anh Hà Nội là một trong
những cơ sở sản xuất lớn thuộc Nhà máy sản xuất thiết bị điện Đông Anh
thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam, là nhà máy sản xuất mà sản phẩm
chính là cột thép, với công suất 18.000 tấn sản phẩm trên một năm. Với
nguyên liệu chính là thép góc, thép tấm, và một khối lượng lớn các hóa chất
sử dụng cho quá trình mạ (ví dụ như kẽm Zn là 1150 tấn/năm; axit sunphuric
H2SO4 98% 252 tấn/năm; oxit Crom CrO3 99,7% 18,036 tấn/năm …). Do vậy

nguồn nước thải ra môi trường bao gồm một lượng rất lớn hóa chất chứa ion
kim loại nặng( Fe, Zn, Cr…). Vì vậy việc xử lý chúng là vô cùng quan trọng.
Trong bản đồ án này, được sự hướng dẫn tận tình của thấy giáo TS. Vũ
Đình Tiến cùng các thầy cô trong bộ môn Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa
6


Chất – Dầu Khí – trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, em đã trình bày sơ
lược về các biện pháp xử lý nước thải chứa kim loại nặng nói chung, đã đưa
ra được phương án xử lý nước thải cũng như việc thiết kế hệ thống xử lý nước
thải của nhà máy. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn cũng như kiến
thức thực tế còn nhiều hạn chế nên chắc chắn vẫn còn rất nhiều thiếu sót, em
kính mong nhận được sự góp ý của các thầy để bản đồ án của em hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng toàn thể các bạn lớp Máy
và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất Dầu Khí K49 đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho em hoàn thành bản đồ án này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Huyền Trang

7


Đồ án tốt nghiệp

Chương I: Giới thiệu chung


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỘT THÉP
HUYNDAI – ĐÔNG ANH
1. Giới thiệu chung
Công ty cơ khí Đông Anh Hà Nội được xây dựng từ năm 1979 do Liên
Xô viện trợ giúp đỡ xây dựng mang tên đầu tiên là Nhà máy thiết bị điện
Đông Anh.
Từ đó đến nay các mặt hàng truyền thống là sản xuất máy biến áp, sợi cáp
nhôm, các thiết bị điện khác, cột thép…Trên diện tích 11ha với hệ thống nhà
xưởng máy móc thiết bị khá mạnh và đầy đủ, nhà máy đã sản xuất ra nhiều
mặt hàng phục vụ đắc lực cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghệp
điện của Quốc Gia.
Ngày nay khi nền kinh tế quốc dân đang trên đà phát triển, thị trường
đòi hỏi các sản phẩm phải đạt chất lượng cao, đặc biệt là các mặt hàng xuất
khẩu. Sản phẩm cột thép phục vụ cho mạng lưới truyền tải điện đòi hỏi chất
lượng cao. Để có được sản phẩm chất lượng cao, phải đầu tư xây dựng hệ
thống sản xuất có công nghệ và thiết bị hiện đại trên dây chuyền sản xuất
khép kín. Trong bối cảnh thiếu thốn vốn đầu tư cho công nghệ và thiết bị hiện
đại, Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh đã chọn đối tác là Công ty Công
nghệp nặng Huyndai (Hàn Quốc) liên doanh thành lập nhà máy sản xuất cột
thép xuất khẩu ngay trong mặt bằng của nhà máy liên doanh. Sản phẩm của
nhà máy chủ yếu là cột thép xuất khẩu.
Hiện nay ngành điện lực Việt nam cũng như các nước trong khu vực
được chỉnh phủ đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới điện rất nhiều, nhu
cầu về cột thép ngày càng tăng. Việc triển khai dự án cột thép đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu tạo điều kiện cho công ty liên doanh có cơ hội để phát triển cả về
phương diện kĩ thuật công nghệ và trình độ quản lí kinh doanh.
SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

8



Đồ án tốt nghiệp

Chương I. Giới thiệu chung

Dự án này không những đã mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội mà còn
gia tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân bằng các khoản thuế doanh thu và
các khoản thuế doanh thu và thuế lợi tức, giải quyết công ăn việc làm cho số
lượng lao động lớn, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất tiêu thụ hàng hóa cho
những cơ sở sản xuất nguyên vật liệu như các nhà máy hóa chất và các nhà
máy sản xuất thép cũng như các ngành liên quan.
2. Quá trình công nghệ sản xuất cột thép
Quá trình sản xuất gồm hai giai đoạn chính
 Giai đoạn gia công cơ khí
 Giai đoạn mạ sản phẩm
2.1 Giai đoạn gia công cơ khí
Nguyên liệu là thép bóc và thép tấm được gia công trên hai dây chuyền
khác nhau:
 Dây chuyền thép góc chủ yếu là đột dập cắt rãnh và khoan lỗ.
 Dây chuyền thép tấm chủ yếu là cắt bằng máy cắt thủy lực cắt tự
động bằng lửa, khoan và đột dập chi tiết.
Các chi tiết cột điện sau khi gia công được kiểm tra về kĩ thuật, đạt yêu
cầu lắp ráp mới được chuyển ra ngoài và lắp ráp thử. Sau đó tháo rời các chi
tiết phân loại và chuyển sang dây chuyền mạ kẽm.
Quá trình gia công cơ khí tạo hình sản phẩm không sử dụng nước nên
không có chất thải ra nguồn nước.
2.2 Giai đoạn mạ kẽm
Công nghệ mạ kẽm được lựa chọn theo phương pháp nhúng kẽm nóng,
được thực hiện theo hai bước :


SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

9


Đồ án tốt nghiệp

Chương I. Giới thiệu chung

2.2.1 Bước 1: Xử lý sạch bề mặt
Xử lý bề mặt là việc sau khi lắp thử, các chi tiết sắt thép được tháo rời
phân loại và đưa vào các bể làm sạch bề mặt. Làm sạch bề mặt trước khi mạ
đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng mạ. Đầu tiên các chi
tiết sắt thép được nhúng vào bể chứa axit sunphuaric (H2SO4), có tất cả 3 bể
chứa thể tích mỗi bể là 51,3 m3. Bể chứa axit chứa 24 tấn nước + 10 tấn axit
sunphuric 98%. Như vậy nồng độ axit có trong bể từ 25- 28%. Nhiệt độ dung
dịch axit chứa trong bể khoảng 55  5 oC. Khoảng 35 đến 40 ngày axit
sunphuric sẽ tẩy sạch các rỉ sắt (oxit sắt) trên bề mặt thép. Sau một thời gian
sử dụng nồng độ axit giảm xuống còn 8% Sau đó các chi tiết được chuyển
sang bể rửa bằng nước lạnh thể tích là 51,3 m3. Bể rửa bằng nước có nhiệm
vụ rửa sạch axit bám trên bề mặt chi tiết.
Sau đó các chi tiết được nhúng qua bể chứa dung dịch Clorua kẽm
ZnCl2 và Clorua amon NH4Cl gọi là dung dịch trợ dung. Bể chứa dung dịch
trợ dung thể tích 51,3 m3. Dung dịch trợ dung có tác dụng là tăng độ thấm
ướt của kim loại nóng chảy trên bề mặt chi tiết .
Sau bước này chất thải chủ yếu là Fe2+, Zn2+ và môi trường axit yếu
thành phần bao gồm: Fe2+ = 500ppm, Zn2+ = 50ppm, PH = 2 – 3.
2.2.2. .Bước 2: Nhúng trong dung dịch mạ nóng chảy

Sau khi kết thúc bước làm sạch bề mặt các chi tiết được chuyển sang
lớp mạ sản phẩm.
Các chi tiết được chuyển sang nhúng trong bể chứa kim loại nóng chảy.
Thành phần các kim loại có chứa trong bể như sau:
- Lớp trên cùng là nhôm, khối lượng chứa trong bể là 5 kg, chiếm tỷ lệ
0,002% khối lượng.
- Lớp giữa là kẽm hàm lượng 99,995%, khối lượng chứa trong bể là 272 tấn
chiếm tỷ lệ 93,3 % về khối lượng.
SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

10


Đồ án tốt nghiệp

Chương I. Giới thiệu chung

- Lớp dưới đáy là chì hàm lượng 99,95%, khối lượng chứa trong bể là 20
tấn, chiếm tỷ lệ 6,7% về khối lượng.
Khối lượng tổng cộng các kim loại chứa trong bể mạ là 292 tấn.
Sau giai đoạn này chất thải ra môi trường chủ yếu là Fe 2+, Zn2+, axit
sunphuric loãng, có thành phần: H2SO4 = 8%, Fe2+ = 1.5%, Zn2+ = 0.6%.
2.3 Quá trình mạ nhúng kẽm
Khi nhúng sản phẩm sắt vào kẽm nóng chảy xảy ra quá trình khuếch
tán của kẽm với lớp bề mặt sắt sẽ tạo thành lớp kim loại trên bề mặt sản
phẩm phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ nóng chảy, thời gian nhúng và thành
phần hóa học của kẽm nóng chảy.
Nhiệt độ của bể kẽm nóng chảy là 445  5oC. Chì ở phần đáy lò do có tỷ
trọng cao nên có tác dụng bảo vệ đáy nồi lò mạ. Lượng nhôm trong bể có tác

dụng làm tăng tính bóng cho bề mặt sản phẩm.
Sau một thời gian nhúng nhất định, sản phẩm được làm nguội và
chuyển sang bể chứa Crom. Oxyt nhôm có tác dụng ngăn ngừa sự oxi hóa
của nhôm khi tiếp xúc với nước. Bể chứa crom với thể tích 56m3 chứa crom
hàm lượng 99,5%. Lượng crom chứa trong bể chiếm tỷ lệ 0,1 – 0,15% khối
lượng dung dịch. Quá trình nhúng sản phẩm qua bề mặt nước crom gây tràn,
nước thải chứa crom được thu gom về bể chứa thể tích 75m3. Khối lượng
nước crom là 30 tấn/10 tháng, cuối cùng các chi tiết sắt thép được rửa sạch
bằng nước lạnh.
Sản phẩm thải sau công đoạn này chủ yếu là Crom và hàm lượng H+
cao, hay môi trường axit. Có thành phần là Cr6+ = 0.02%, PH = 3 – 4.

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

11


Đồ án tốt nghiệp

Chương I. Giới thiệu chung

Sơ đồ công nghệ sản xuất chung của nhà máy

Hình I.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất chung của nhà máy
3. Nguồn thải và vai trò của việc xử lý nước thải trong nhà máy.
Có 3 nguồn nước thải khi nhà máy hoạt động :
 Nguồn thải một: Axit thải từ bể tẩy sạch cột thép bằng axit
sunphuric, thải gián đoạn:
-


Lưu lượng 70 m3/ tháng

-

Thành phần : H2SO4 = 8%, Fe2+ = 1.5% , Zn2+ = 0,6%

 Nguồn thải hai: Nước thải liên tục do rửa cột thép trước khi đưa
vào mạ:
-

Lưu lượng 150m3/ ngày
Thành phần Fe2+ = 500ppm, Zn2+ = 50ppm, PH= 2- 3

 Nguồn thải ba: Nước thải có chứa Crom, thải gián đoạn:
- Lưu lượng 30m3/ 10 tháng
SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

12


Đồ án tốt nghiệp

Chương I. Giới thiệu chung

- Thành phần: Cr6+ = 0,02%, PH = 3 – 4
Từ tính chất chung của nguồn thải trên ta thấy trong nước thải có hàm
lượng Fe2+ và Zn2+ khá cao(Fe là 500ppm, Zn 50ppm, pH 2, 3, trong khi tiêu
chuẩn Việt Nam là Zn 2ppm, Fe 5ppm, PH 5,5 - 9. Mà nếu trong nước có

nhiều kim loại loại này thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người như gây ra các bệnh
viêm loét da, dạ dày, đường hô hấp, gây ung thư máu… Chúng có khả năng
tích tụ trong các động vật sống như tôm cua cá ốc…Gián tiếp tác động đến
sức khỏe con người. Ngoài ra các kim loại nặng khi có nồng độ cao có thể tác
động đến gốc sunfat trong enzim, làm vô hiệu hoá các enzim hoặc phong toả
màng tế bào, ngoài ra chúng còn có xu hướng tạo kết tủa với các muối hoặc
làm xúc tác cho một số quá trình phân huỷ các protein có các nhóm axit
cacboxyl (-COOH) và nhóm amin (- NH2) là những nhóm dễ liên kết với các
kim loại nặng. Ngoài ra các kim loại này còn liên kết với các màng tế bào,
ngăn cản quá trình vận chuyển chất qua màng tế bào gây ảnh hưởng tới quá
trình trao đổi chất của tế bào, đây chính là một trong các nguyên nhân gây ra
bệnh ung thư và một số bệnh khác.
Ảnh hưởng của kim loại trong nguồn thải của nhà máy đến sức khỏe
con người:
Crom:
Crom khi ở nồng độ nằm ngoài khoảng cho phép đi vào cơ thể con người
sẽ gây ra những tác hại :
o Khi bị nhiễm độc crom ở nồng độ thấp thì người nhiễm độc sẽ cảm
thấy có vị kim loại, ớn lạnh, đau cơ.
o Crom được tích lũy trong gan thận, gây tổn thương gan thận và làm
tổn thương các cơ quan khác.

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

13


Đồ án tốt nghiệp


Chương I. Giới thiệu chung

Kẽm:
o

Kẽm và các hợp chất của chúng ít ảnh hưởng đến các động vật thân
nhiệt ổn định mà chỉ ảnh hưởng đến các động vật biến nhiệt. Nồng
độ kẽm trong kẽm sunfat là 0,4 mg/l gây tử vong cho cá gai trong 7
ngày. Ngoài ra có thể gây buồn nôn, nôn, phát ban, sự khử nước và
loét dạ dày.

o

Nồng độ giới hạn cho phép.
Nước uống: 1 -15 mg/l theo tiêu chuẩn từng nước.
Nước tưới ruộng: 5 mg/l

Sắt:
o

Nhiễm độc sắt gây viêm đa khớp dạng thấp, ung thư, táo bón, bệnh
đái đường, suy tim, bệnh viêm gan, cao huyết áp, mất ngủ…

o

Đối với người và động vật có thân nhiệt ổn định, sắt ít gây độc tuy
nhiên khi nồng độ sắt cao sẽ làm cho nước có mầu vàng và mùi tanh
khó chịu.


o

Với động vật biến nhiệt: Thỏ bị ngộ độc khi hàm lượng Fe là
890mg/kg thể trọng, với chuột là từ 984 – 1986mg/kg thể trọng.

o

Nồng độ giới hạn cho phép.
Nước uống : 0,2 – 1,5 mg/l tuỳ thuộc tiêu chuẩn từng nước.
Nước thải: 2- 10 mg/l.

Vì vậy việc xử lý nước thải loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời
sống.

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

14


Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CHỨA KIM LOẠI NẶNG

1. Phương pháp kết tủa hóa học
1. Cơ sở phương pháp
Cơ sở của phương pháp dựa trên tính chất vật lý và hóa học của nước thải

để tiến hành các phản ứng oxy hóa khử - kết tủa, tách các chất độc hại có
trong nước thải, sau đó lắng, lọc, trung hòa đến tiêu chuẩn cho phép trước
khi xả thải.
Trong nước thải, ion kim loại nặng thường tồn tại dưới nhiều dạng khác
nhau, có hợp chất dễ kết tủa, nhưng cũng có hợp chất khó kết tủa và có tính
độc hại cao. Khi đó, cần chuyển chúng về dạng ít độc hơn nhờ quá trình oxy
hóa khử. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hóa học, do đó
quá trình oxy hóa hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp
chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp
khác, ví dụ như khử xyanua hay hợp chất hòa tan của asen.
Để làm sạch nước thải, người ta có thể sử dụng các chất oxy hóa như clo
ở dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri,
pemanganat kali, bicromat kali, peoxythydro(H2O2), oxy của không khí, ozon,
pyroluzit(MnO2),…
1. Quá trình oxy hóa khử:
Quá trình oxy hóa khử được sử dụng nhằm chuyển các ion kim loại trong
nước thải về trạng thái dễ kết tủa hoặc ít độc hơn.
Cơ chế:
n Mem+ + R = m Men+ + R’
SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

15


Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

Mem+ : kim loại có hóa trị +m


R: tác nhân khử

Men+ : kim loại có hóa trị +n

R’: chất mới(nếu có)

2. Quá trình kết tủa:
Các ion kim loại trong nước dễ bị kết tủa dưới dạng các chất không tan
như hydroxyt, muối cacbonat, muối sunfit,…Sau đó, các dạng kết tủa này
tách ra khỏi nước nhờ vào quá trình lắng, lọc. Các hóa chất được sử dụng
trong quá trình kết tủa bao gồm NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na2S,…trong đó
phổ biến nhất là Ca(OH)2.
Quá trình kết tủa kim loại trong nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
môi trường, đặc biệt là pH. Mỗi loại hóa chất sử dụng cũng như kim loại
trong nước đều có khoảng pH kết tủa khác nhau. Phản ứng kết tủa kim loại
nói chung được mô tả như sau:
Me+n + X-m = MemXn ↓
Me+n : các cation kim loại trong nước như Cu 2+, Ni2+, Zn2+, Cr3+,…
X-m: các anion hóa chất đưa vào như OH-, S2-, SO42-, PO43-,…
Hiện nay, xử lý kim loại nặng trong nước bằng phương pháp oxy hóa
khử - kết tủa được sử dụng khá phổ biến ở nước ta để xử lý nước thải của các
ngành công nghiệp cơ khí, gia công kim loại, mạ điện, chế tạo và lắp ráp ô tô,
xe máy,…Một số cơ sở sản xuất như công ty khóa Minh Khai, công ty cơ khí
dụng cụ xuất khẩu, nhà máy ô tô Toyota và moto Honda, nhà máy liên doanh
Vidamco,…cũng đang sử dụng phương pháp này để xử lý nước thải chứa kim
loại.
3.

Ưu nhược điểm

 Ưu điểm:
Đơn giản, rẻ tiền, vật liệu dễ kiếm, xử lý nước thải của nhà máy có
quy mô lớn, có khả năng xử lý nhiều kim loại đồng thời.
 Nhược điểm:

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

16


Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

Phải xử lý kết tủa khi nồng độ kết tủa trong nước thải cao, tạo nhiều
bùn thải vì vậy phải tốn thêm chi phí xử lý bùn, vì khi đó bùn thải chính
là chất thải nguy hại.
2. Phương pháp trao đổi ion
Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng ionit là nhựa
hữu cơ tổng hợp các chất cao phân tử có gốc hydrocarbon và các nhóm chức
trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion tiến hành trong các cột anonit và cationit .
Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hoặc nước thải
khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, V, Mn…cũng như các hợp
chất của asen, photpho, xyanua và chất phóng xạ.
Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị và đạt được mức
độ làm sạch cao. Vì vậy, nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để
tách muối trong xử lý nước và nước thải.
Bản chất của quá trình trao đổi ion là các ion trên bề mặt của chất rắn
trao đổi với các ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau.

Các chất này gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan
trong nước. Các chất có khả năng hút các ion dương từ dung dịch điện ly gọi
là các cationit, chúng mang tính axit. Các chất có khả năng hút các ion âm gọi
là anionit và chúng mang tính kiềm. Nếu như ionit nào đó trao đổi cả cation
và anion thì người ta gọi chúng là các ionit lưỡng tính.
Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc
tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo.
 Nhóm các chất trao đổi ion vô cơ tự nhiên: zeolite, kim loại khoáng
chất, đất sét, fenspat, chất mica khác nhau,…
 Nhóm các chất trao đổi ion vô cơ tổng hợp: silicagen, pecmutit(chất
làm mềm nước), các oxyt khó tan, và hydroxyt của một số kim loại như
nhôm, crom,…
SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

17


Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

 Nhóm các chất trao đổi ion hữu cơ tự nhiên: axit humic của đất(chất
mùn), than đá,…
 Nhóm các chất trao đổi ion hữu cơ tổng hợp: nhựa có bề mặt riêng lớn,
chúng là các hợp chất cao phân tử.
Quá trình trao đổi ion xảy ra như sau:
- Trao đổi cation:
n R-H + Bn+ = RnB + nH+
Trong xử lý kim loại nặng thì Bn+ là các kim loại nặng như Cu2+, Ni2+, …

- Trao đổi anion:
n R-OH + Bn- = RnB + nOHTrong xử lý kim loại nặng thì Bn- có thể là Cr2O72-. MoO42-,…
Sau khi trao đổi ion, người ta thường tái sinh lại ionit và thu hồi các cấu tử có
giá trị. Các cationit thường được tái sinh bằng axit sunfuric với nồng độ nằm
trong khoảng 1,0-1,5%. Các anionit được tái sinh bằng kiềm với nồng độ
khoảng 2,0-4,0%.
 Ưu điểm:
Xử lý nước thải bằng phương pháp trao đổi ion có thể đạt hiệu suất xử lý
rất cao (khoảng 99%), có thể tái sinh chất trao đổi ion và thu hồi kim loại quý
có giá trị và kinh tế, vận hành đơn giản, không gian xử lý nhỏ, thích hợp với
nước thải chứa nhiều kim loại, không tạo ra các chất thải thứ cấp.
 Nhược điểm:
Giá thành xử lý cao, không thích hợp với nhà máy có quy mô lớn với
lượng nước thải nhiều.

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

18


Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

3. Phương pháp điện hóa
Dựa trên cơ sở của quá trình oxy hóa khử để tách kim loại trên các điện
cực nhúng trong nước thải chứa kim loại nặng khi cho dòng điện 1 chiều chay
qua, bằng phương pháp này tách các ion kim loại ra khỏi nước, không phải bổ
xung hóa chất, song thích hợp với nước thải có nồng độ kim loại cao (>1g/l)

chi phí điện năng khá lớn.
Nguyên tắc:
Cho dòng điện một chiều đi qua hai cực của điện cực, quá trình oxy hóa
và khử sẽ xảy ra trên anot và catot.
Quá trình khử các cation xảy ra tại các anot, tại đây ion kim loại bị khử thành
ion ít độc hơn hoặc tạo thành kim loại bám vào điện cực:
Me+n + me= Me+(n-m)
m: hóa trị của kim loại.
n: số điện tử làm thay đổi hóa trị (n>m).
Đây là phương pháp tiến hành quá trình oxy hóa khử để tách kim loại
trên các điện cực nhúng trong nước thải khi cho dòng điện một chiều qua. Các
thiết bị điện phân có thể làm việc theo chế độ liên tục hoặc gián đoạn. Hiệu
suất của quá trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là:
 Mật độ dòng điện (đơn vị tính là A/m2 hoặc A/cm2): là tỷ số giữa cường
độ dòng điện và bề mặt điện cực.
 Điện áp của thùng điện phân (đơn vị tính là V): bao gồm điện thế phân
cực, độ sụt áp, hệ số sử dụng hữu ích điện áp,…
 Hiệu suất theo dòng (đơn vị tính là %): lượng điện cần thiết theo lý
thuyết và điện lượng chi phí thực tế.

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

19


Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải


Anot thường được làm từ các vật liệu không hòa tan khác nhau có tính
chất điện phân như: graphit, macnetit (Fe3O4), chì dioxit, mangan dioxit và
ruteni dioxit,…phủ lên nền titan.
Catot được làm bằng molipden, hợp kim của vonfram với sắt hay
niken, than chì (graphit), thép không gỉ và các kim loại khác được phủ lớp
molipden, vonfram hay hợp chất của chúng.
Quá trình khử xảy ra tại catot là sự nhận điện tử, tại đây ion kim loại bị
khử tạo thành ion ít độc hơn hoặc tạo thành kim loại bám vào điện cực.
 Ưu điểm:
Có thể xử lý được dòng thải có nồng độ kim loại cao, không sử
dụng hóa chất, dễ sử dụng và thu hồi được các kim loại có giá trị.
 Nhược điểm:
Tiêu hao điện năng lớn, chi phí xử lý cao
4. Phương pháp trích ly
Xử lý nước thải chứa Urani, nước thải công nghiệp mạ và gia công kim
loại có chứa hàm lượng kim loại cao hơn 1000mg/l. Quá trình trích ly được
qua xử lý, hiệu quả trích ly Sử dụng phương pháp trích ly hóa học để tách kim
loại nặng ra khỏi nước, ion kim loại chuyển từ pha nước sang pha dung môi
nhờ sự liên kết ion kim loại với chất trích ly trong dung môi hữu cơ không tan
trong nước, kim loại được chuyển từ pha nước sang pha dung môi hữu cơ và
được tách ra khỏi nước.
Me+n + nR-X = Rn-Me + nXMe+n: cation kim loại
R-X: chất trích ly

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

20



Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

Hiệu quả của quá trình trích ly phụ thuộc vào nhiều yếu tố: pH của
dung dịch, tỷ lệ thể tích giữa các pha, bản chất của ion kim loại cũng như bản
chất của chất trích ly.
Phương pháp trích ly được áp dụng nhiều trong đạt khoảng 80% và sau đó
có thể hoàn nguyên lại chất trích ly và thu hồi kim loại.
 Nhược điểm:
Có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước do các dung môi hữu cơ bị tan
một phần trong nước, nên phương pháp này vẫn còn hạn chế sử dụng.
5. Phương pháp màng
Phương pháp tách bằng màng là một phương pháp hiện đại trong việc
giải quyết vấn đề nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải ngành công
nghiệp cơ khí. Vật liệu làm màng có thể là chất rắn, chất hữu cơ trương nở do
dung môi và cũng có thể là chất lỏng. Hiện nay tồn tại một số phương pháp
tách màng như sau:
5.1 Thẩm thấu ngược
Tại áp suất cao, các phân tử dung môi xuyên qua được màng bán thấm,
còn đối với phân tử chất hòa tan không qua được màng sẽ ở lại và làm nồng
độ dung dịch ngày càng đậm đặc.
Các loại màng bán thấm thông dụng nhất được sử dụng là: xenlulo axetat
và các polyamit thơm.
Một số thiết bị dung trong phương pháp này là: máy lọc ép với các tấm lọc
song song, lọc ống, lọc màng bán thấm xếp thành cuộn, màng ở dạng sơ trống
rỗng.
5.2 Siêu lọc
Dùng để tách các phân tử hóa học có kích thước như dầu, các chất thải
hữu cơ…Nguyên tắc cũng giống như phương pháp thẩm thấu ngược song

hiện tượng phân cực trong siêu lọc lớn hơn thẩm thấu ngược.
SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

21


Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

5.3 Thẩm tách và điện thẩm tách
Là quá trình phân tách các chất rắn bằng sử dụng sự khuếch tán không
bằng nhau qua một lớp màng. Phương pháp điện thẩm tách được thực hiện
bằng cách đặt các màng có tính chọn lọc đối với các cation và anion một cách
luân phiên nhau theo chiều của dòng điện.


Nhược điểm:
Đòi hỏi kỹ năng vận hành và bảo quản cao, đồng thời giá thành rất đắt nên

chỉ phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn với công nghệ sản xuất cao. Do
vậy, đối với điều kiện kinh tế nước ta thì phương pháp này chưa khả thi.
6. Phương pháp sinh học
Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật ,vi sinh vật trong nước sử dụng
kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển sinh khối như bèo tây,
bèo tổ ong, tảo, … với phương pháp này nước thải có nồng độ kim loại nặng
nhỏ hơn 60mg/l và bổ sung đủ chất dinh dưỡng ,N,P và các nguyên tố vi
lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như nong tảo, …..
phương pháp này cần diện tích lớn và nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu

quả xử lý kém.
Cơ sở của phương pháp này là hiện tượng nhiều loài sinh vật (thực vật
thủy sinh, tảo, nấm, vi khuẩn,...) có khả năng giữ lại trên bề mặt hoặc thu
nhận vào bên trong các tế bào của cơ thể chúng các kim loại nặng tồn tại
trong đất và nước (hiện tượng hấp thu sinh học - biosorption).
Các phương pháp sinh học để xử lý kim loại nặng bao gồm:
 Sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí
 Sử dụng thực vật thủy sinh
 Sử dụng các vật liệu sinh học
Tuy nhiên, muốn hiệu quả xử lý đạt cao nhất thì phải tiến hành phân lập và
lựa chọn kỹ lưỡng chủng loại vi sinh vật dùng để xử lý.
SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

22


Đồ án tốt nghiệp



Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

Ưu điểm:
Dùng bèo và tảo có thể tách được các kim loại nặng ra khỏi nước thải với

mức độ làm sạch tương đối cao.


Nhược điểm:

Nếu nước thải có lẫn nhiều kim loại nặng thì hiệu suất xử lý sẽ thấp hơn.

Mặt bằng cần thiết cho yêu cầu xử lý lớn. Quá trình sinh trưởng và phát triển
của sinh vật nói chung phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đồng thời
cũng phải có đủ thời gian mới có thể triển khai vào thực tế.
7. Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ trong môi trường nước là quá trình tăng nồng độ của một chất
tan (chất bị hấp phụ) trên bề mặt của một chất rắn (chất hấp phụ).
Khi chất hấp phụ đã bão hòa, người ta tiến hành nhả hấp phụ. Việc nhả hấp
phụ bao gồm 2 mục đích:
 Tái sinh vật liệu hấp phụ
 Thu hồi các cấu tử quý hiếm
Hấp phụ là một trong những phương pháp làm sạch nước thải được áp dụng
phổ biến hiện nay, có ý nghĩa rất lớn trong khoa học kỹ thuật, trong sản xuất
phục vụ đời sống.
Trong lĩnh vực công nghiệp: người ta đã tiến hành dùng than hoạt tính để tẩy
màu cho đường kính, dùng caolanh để tẩy sạch dầu mỡ và các hợp chất hữu
cơ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: những ứng dụng của chất hấp phụ là giữ các ion
K+, NH4+ để giữ chất dinh dưỡng trong đất cho cây.
Trong ngành kỹ thuật: áp dụng phương pháp hấp phụ để tẩy sạch dung dịch,
tách nguyên tố hiếm và đặc biệt trong phương pháp sắc ký.

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

23


Đồ án tốt nghiệp


Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

Trong công nghệ môi trường: dùng chất hấp phụ còn có thể thu hồi các kim
loại quý hiếm khi làm sạch nước và không khí. Các chất hấp phụ thường dùng
để tách kim loại nặng trong nước thải ngành cơ khí là oxit nhôm, than hoạt
tính, mùn cưa,…Có thể tiến hành hấp phụ trên những hệ thống thiết bị khác
nhau, xuôi chiều hay ngược chiều. Khi chất hấp phụ đã bão hòa, người ta tiến
hành nhả hấp phụ (tái sinh) với kim loại như zeolit, than hoạt tính, oxyt nhôm
và có thể đưa vào lò đốt để thu hồi kim loại đối với mạt cưa, than bùn…Trong
những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khả năng hấp phụ của
các chất hấp phụ với kim loại nặng như crom, niken, đồng,…
So với các phương pháp đã trình bày ở trên, ta nhận thấy phương pháp kết tủa
có ưu điểm rất lớn là có khả năng xử lý kim loại, đơn giản, rẻ tiền, vật liệu dễ
kiếm, xử lý nước thải của nhà máy có quy mô lớn, có khả năng xử lý nhiều
kim loại đồng thời
Phương pháp thông dụng là phương pháp kết tủa hóa học kết hợp với đông
keo tụ.
Phương pháp kết tủa hóa học là phương pháp dựa trên nguyên tắc là độ
hòa tan của kim loại trong dung dịch phụ thuộc vào độ pH . ở một giá trị pH
nhất định của dung dịch ,nồng độ kim loại vượt quá nồng độ bão hòa đến kết
tủa. rất ít kim loại kết tủa ở pH= 7 hay môi trường axit mà phần lớn ở giá trị
pH kiềm yếu hoặc kiềm. Để điều chỉnh pH ,các chất thường dùng sữa vôi, sô
đa và sút.
Đối với kim loại tạo thành hydroxit lưỡng tính như Crom, kẽm , (những
hidro \xit này tan cả trong axit và kiềm ) thì thực hiện quá trình kết tủa ở pH
không cao, thông thường pH này giảm sau khi kết tủa.
Thông thường giá trị pH giảm sau khi kết tủa nguyên nhân do:
- Trong quá trình kết tủa tạo thành các hydroxyt kim loại hay muối kiềm
khó tan, hàm lượng ion hydroxyt giảm(OH-).


SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

24


Đồ án tốt nghiệp

Chương II. Phương pháp xử lý nước thải

- Hấp thụ các chất trung hòa vào các bông cặn hydroxyt kim loại có bề mặt
lớn.
- Nêu trong dung dịch có mặt hợp chất Fe2+ thì Fe2+ sẽ bị oxy hóa bởi O2
tan trong nước tạo thành ion hydro H+ theo phản ứng:
Như vậy đối với phương pháp kế tủa pH đóng vai trò rất quan trọng. Khi
xử lý nước thải chứa kim loại nặng cần trọn tác nhân trung hòa và điều chỉnh
ở pH thích hợp. Nước thải chứa kim loại nặng cần xử lý tại nguồn để thu hồi
kim loại tạo cơ hội cho tuần hoàn nước và giảm lượng kim loại trong dòng
thải trước khi đưa vào trạm xử lý tập trung.

SVTH: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: Máy và Thiết Bị Công Nghiệp Hóa Chất – Dầu Khí K49

25


×