Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ LƯỚI KÉO
HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA- 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ LƯỚI KÉO
HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kỹ thuật khai thác Thủy sản

Mã số:

60620304

Quyết định giao đề tài:



788/QĐ-ĐHNT ngày 19/8/2014

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỨC SĨ
Chủ tịch hội đồng:

Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất
nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
khác cho tới thời điểm này.
Nha Trang, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Tuấn Anh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Giám

hiệu Trường Đại học Nha Trang, Khoa sau đại học, Viện khoa học và công nghệ khai
thác Thủy sản và các phòng, ban của Trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn
thành đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Tiến sĩ Nguyễn Đức Sĩ - Viện khoa học và
công nghệ khai thác Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang, đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Tiến sĩ Hoàng Hoa Hồng, Tiến sĩ Trần Đức Phú, Tiến sĩ Hoàng Văn Tính, Tiễn sĩ
Phan Trọng Huyến và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp cao học Khai thác Thủy
sản khóa 2013 đã tận tình giảng dạy tôi hoàn thành khóa học, nâng cao nhận thức
chuyên môn để hoàn thành luận văn này;
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định, Viện Kinh
tế và Quy hoạch thủy sản, Cục thống kê Nam Định, phòng Nông nghiệp và PTNT các
huyện Nghĩa Hưng, gia đình và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã tạo
điều kiện, bố trí thời gian cho tôi đi học, đi thu thập số liệu và cung cấp số liệu cần
thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Tuấn Anh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN...............................................................3
1.1. Nghiên cứu tổng quan trong và ngoài nước ...........................................................3
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ..............................................................................................3
1.1.1.1. Quản lý nghề và cải tiến ngư cụ ......................................................................3
1.1.1.2. Hiệu quả nghề .................................................................................................8
1.1.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................................9
1.1.2.1. Nghiên cứu khoa học về nghề lưới kéo............................................................9
1.1.2.2. Quy định pháp lý về hoạt động khai thác.......................................................14
1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................16
1.2. Tình hình khai thác thủy sản tỉnh Nam Định .......................................................16
1.3. Tình hình khai thác thủy sản huyện Nghĩa Hưng.................................................19
1.3.1. Đặc điểm cơ bản về vị trí địa lý huyện Nghĩa Hưng................................................19
1.3.2. Ngư trường và nguồn lợi hải sản ..............................................................................20
1.3.3. Cơ cấu nghề nghiệp huyện Nghĩa Hưng .................................................................. 21
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................23
2.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................23
2.1.1. Điều tra thực trạng hoạt động nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định .. 23
2.1.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định ..................................................................................................................23
2.1.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định ....................................................................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................24
v


2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..............................................................................24

2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu..............................................................24
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................26
2.3. Tính hiệu quả sản xuất ........................................................................................26
2.3.1. Tính sản lượng khai thác ..........................................................................................26
2.3.2. Tính hiệu quả kinh tế ................................................................................................26
2.3.3. Tác động nghề đối với nguồn lợi:.............................................................................28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................29
3.1. Kết quả điều tra thực trạng nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng .............................29
3.1.1. Hiện trạng tàu thuyền nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng......................................... 29
3.1.1.1. Số lượng tàu thuyền của nghề lưới kéo..........................................................29
3.1.1.2 Vỏ tàu ............................................................................................................29
3.1.1.3. Máy tàu.........................................................................................................30
3.1.1.4. Máy điện hàng hải và thông tin liên lạc .........................................................31
3.1.1.5. Trang thiết bị khai thác..................................................................................33
3.1.1.6. Trang thiết bị an toàn và phòng nạn...............................................................34
3.1.2. Ngư cụ ......................................................................................................................35
3.1.3. Hình thức tổ chức sản xuất .......................................................................................36
3.1.4. Lực lượng lao động................................................................................................... 36
3.1.5. Quy trình khai thác ................................................................................................... 37
3.1.6. Hình thức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch ......................................... 40
3.2. Đánh giá hiệu quả nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng ..........................................41
3.2.1. Hiệu quả sản xuất.............................................................................................41
3.2.2. Hiệu quả kinh tế........................................................................................................ 44
3.2.2.1. Vốn đầu tư ban đầu (Vđt)..............................................................................44
3.2.2.2. Chi phí sản xuất (CPsx).................................................................................45
3.2.2.3. Doanh thu .....................................................................................................48
3.2.2.4. Lợi nhuận......................................................................................................49
3.2.2.5. Doanh lợi của đội tàu ....................................................................................49
3.2.2.6. Thu nhập người lao động...............................................................................52
3.2.3. Tác động của nghề đối với nguồn lợi hải sản...........................................................53

3.2.3.1. Thành phần loài cá khai thác .........................................................................53
vi


3.2.3.2. Kích thước một số loài cá kinh tế ..................................................................54
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng........ 55
3.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..........................................................................................55
3.3.1.1. Căn cứ pháp lý ..............................................................................................55
3.1.1.2. Căn cứ kết quả nghiên cứu ............................................................................56
3.3.2. Giải pháp...................................................................................................................56
3.3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý, sản xuất ..........................................................56
3.3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực, giáo dục nâng cao nhận thức...........................57
3.3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách .....................................................................57
3.3.2.4.Giải pháp kỹ thuật ..........................................................................................58
3.3.2.5. Giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo ven bờ...................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................60
1. Kết luận .................................................................................................................60
2. Kiến nghị ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................62
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NĐ:

Nghị định

CP:


Chính phủ

UNBN:

Ủy ban nhân dân

KTTS:

Khai thác thủy sản

KTHS:

Khai thác hải sản

KT:

Khai thác

KT&BVNLTS: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
SLKT:

Sản lượng khai thác

ĐVT:

Đơn vị tính

CV:


Công suất

FAO:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

LN:

Lợi nhuận

CP:

Chi phí

DT:

Doanh thu

TL:

Tỷ lệ

L:

Chiều dài tàu

H:

Chiều cao tàu


B:

Chiều rộng tàu

CP bđTB:

Chi phí biến đổi trung bình

CPcđ

Chi phí cố định

Vđt

Vốn đầu tư ban đầu

TB:

Trung bình

Min:

Giá trị nhỏ nhất

Max:

Giá trị lớn nhất

Tr.đồng:


Triệu đồng

PE:

Poly Etylen

Km:

Kilomets

PP:

Polypropylen

PVC:

Polyvinylchloride

%:

Phần trăm
viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Phân loại tàu thuyền tỉnh Nam Định theo nhóm công suất................................18
Bảng 1.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản Nghĩa Hưng giai đoạn 2010-2015 ..................21
Bảng 1.3. Cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề và nhóm công suất ở................................... 22
Bảng 2.1. Số lượng tàu lưới kéo được lấy mẫu tại Nghĩa Hưng ........................................ 25

Bảng 3.1. Kích thước vỏ tàu phân theo nhóm công suất máy............................................30
Bảng 3.2. Máy chính tàu..................................................................................................... 31
Bảng 3.3. Trang bị máy điện hàng hải và thông tin liên lạc...............................................32
Bảng 3.4. Thống kê trang bị máy tời..................................................................................33
Bảng 3.5. Trang bị an toàn và phòng nạn...........................................................................34
Bảng 3.6. Bảng một số thông số kỹ thuật và giá thành của vàng lưới kéo ........................35
Bảng 3.7. Số lượng lao động ..............................................................................................36
Bảng 3.8. Trình độ lao động...............................................................................................37
Bảng 3.9. Hình thức bảo quản sản phẩm............................................................................40
Bảng 3.10. Năng suất khai thác trong năm 2015 của đội tàu .............................................42
Bảng 3.11. Thành phần sản lượng khai thác chuyến biển..................................................43
Bảng 3.12. Đánh giá sản lượng khai thác nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng...................43
Bảng 3.13. Đầu tư và nguồn vốn của tàu lưới kéo huyện Nghĩa Hưng .............................45
Bảng 3.14. Chi phí cố định trung bình của tàu lưới kéo huyện Nghĩa Hưng.....................46
Bảng 3.15. Chi phí biến đổi trung bình của tàu lưới kéo huyện Nghĩa Hưng....................47
Bảng 3. 16. Chi phí sản xuất trung bình của tàu lưới kéo huyện Nghĩa Hưng ..................47
Bảng 3. 17. Doanh thu trung bình của tàu lưới kéo huyện Nghĩa Hưng............................48
Bảng 3.18.Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế đội tàu lưới kéo huyện Nghĩa Hưng ........................49
Bảng 3. 19. Doanh lợi của tàu lưới kéo huyện Nghĩa Hưng ..............................................50
Bảng 3.20. Tỷ lệ % bắt gặp các đối tượng trong mẻ lưới...................................................53
Bảng 3.21. Kích thước các loài cá khai thác bằng nghề lưới kéo ...................................... 54

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thiết bị thoát cá con kiểu tấm lưới mắt vuông..............................................7
Hình 1.2. Thiết bị JTEDs kiểu khung sắt tại Malaysia..................................................7
Hình 1.3. Thiết bị JTEDs kiểu hình chữ nhật tại Thái Lan ...........................................7
Hình 1.4: Biểu đồ biến động sản lượng khai thác tỉnh Nam Định...............................17

Hình 1.5: Biểu đồ biến động lao động khai thác hải sản tỉnh Nam Định.....................17
Hình 1.6: Biểu đồ biến động tàu thuyền khai thác hải sản tỉnh Nam Định ..................18
Hình 3.1. Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới kéo ở huyện Nghĩa Hưng...............................29
Hình 3.2. Máy điện hàng hải và thông tin liên lạc ......................................................32
Hình 3.3. Máy tời.......................................................................................................33
Hình 3.4. Thiết bị cẩu ................................................................................................34
Hình 3.5. Năng suất khai thác trung bình ngày/tàu.....................................................42
Hình 3.6. Năng suất lao động.....................................................................................44
Hình 3.7. Thu nhập của người lao động .....................................................................52

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Lưới kéo là một trong những nghề phát triển nhất tại huyện Nghĩa Hưng, góp
phần lớn thúc đẩy nghề cá phát triển, tăng tỷ trọng sản lượng, sản phẩm khai thác, tạo
nhiều công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Tuy nhiên, với sự phát triển tàu thuyền
nghề lưới kéo một cách ồ ạt trong thời gian qua, gây hậu quả suy giảm nhanh chóng
nguồn lợi hải sản ven bờ. Ngành thủy sản huyện Nghĩa Hưng hiện đang thiếu những
cơ sở giữ liệu về hiệu quả sản xuất của các đội tàu và đang muốn đánh giá lại, trong đó
có tàu lưới kéo nhằm sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác của huyện theo hướng bền
vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ nguồn lợi và các hệ sinh thái biển, nhất là
nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển ven bờ. Vì vậy, chúng tôi thự hiện đề tài “Đánh
giá hiệu quả sản xuất khai thác nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”
với mục tiêu đánh giá được hiệu quả sản xuất và đưa ra giải pháp quản lý, nâng cao hiệu
quả sản xuất nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng.
Để có cơ sở đánh giá, chúng tôi thực hiện điều tra thực tế cá tàu làm nghề lưới kéo
huyện Nghĩa Hưng, sử dụng các số liệu tại các đơn vị quản lý chuyên ngành, tham khảo
các công trình nghiên cứu có liên quan. Từ những nguồn số liệu trên chúng tôi sử dụng
các phương pháp phân tích, xử lý số liệu để nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hữu

hiệu cho công tác quản lý nghề cá.
Kết phân tích số liệu 62 tàu làm nghề lưới kéo đơn có công suất từ 20 cv trở lên tại
huyện Nghĩa Hưng cho thấy nghề lưới kéo hoạt động khá hiệu quả. Doanh thu trung bình
đạt khoảng từ 516 – 2.273 triệu đồng/tàu/năm, lợi nhuận từ 53,5 – 196,6 triệu
đồng/tàu/năm tùy theo công suất tàu, mang lại thu nhập cho người lao động từ 26,0 – 45,5
triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó nghề lưới kéo gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi
ven bờ, khoảng 68% số tàu hoạt động vùng biển ven bờ, 76 - 87% sản phẩm khai thác là
cá tạp. Do đó vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có giải pháp về nghề lưới kéo nhằm phát
triển nghề một cách bền vững, bảo vệ hệ sinh thái ven biển, mang lại thu nhập ổn định cho
cộng đồng ngư dân ven biển.
Từ khóa: Nghề lưới kéo huyện Nghĩa Hưng

xi


MỞ ĐẦU
Nghĩa Hưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông Hồng,
có tiềm năng kinh tế biển khá dồi dào với 12km bờ biển, trên 8.800ha bãi bồi, người
dân có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng lần thứ XXIII (tháng 7-2010)
đã xác định: Kinh tế biển có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và chủ quyền tuyến biển. Để đảm bảo cả lợi
ích trước mắt và lâu dài, Đảng bộ huyện đã xác định kinh tế biển cần được tập trung
đầu tư, tổ chức quản lý, khai thác đồng bộ, đạt hiệu quả kinh tế cao trên tất cả các lĩnh
vực: nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ thương mại, chế biến xuất khẩu và du lịch sinh thái,
đảm bảo môi trường sinh thái vùng kinh tế biển bền vững. Củng cố và nâng cao năng
lực các đội tàu đánh bắt xa bờ. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác tiềm năng, phát triển
kinh tế với củng cố hệ thống chính trị các xã ven biển, giữ vững an ninh - quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội. Tạo cơ hội cho kinh tế biển phát triển với tốc độ nhanh, bền
vững, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của

huyện.
Nhận thức rõ điều đó, những năm qua Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo khai thác toàn diện, hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, huy động mọi
nguồn lực phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó,
huyện tập trung chỉ đạo đẩy mạnh khai thác thuỷ hải sản cả vùng lộng, ngoài khơi.
Hàng năm cơ cấu tàu thuyền huyện Nghĩa Hưng chuyển dịch theo hướng tích
cực, tăng phương tiện khai thác xa bờ, giảm phương tiện khai thác gần bờ. Hiện nay
toàn huyện có 438 tàu, tăng 25 tàu so với năm 2008; trong đó loại < 20 CV là 190
chiếc; loại 20< 50 CV là 150 chiếc; loại 50< 90 CV là 30 chiếc; loại 90< 250 là 53
chiếc; loại 250< 400 là 15 chiếc. Số lượng tàu thuyền theo nghề: nghề lưới kéo có 207
chiếc; nghề rê có 208 chiếc; nghề đăng đáy 17 chiếc; nghề chụp mực có 2 chiếc, nghề
câu tay mực 4 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác hải sản 946 người.
Để phát triển nghề khai thác hải sản có hiệu quả và bền vững, huyện đã phối
hợp chặt chẽ ngành NN&PTNT tỉnh và đồn, trạm Biên phòng tăng cường công tác
quản lý tàu cá, chỉ đạo hướng dẫn các chủ tàu và ngư dân tiếp tục tổ chức lại sản xuất
trên biển, tìm kiếm ngư trường mới. Cơ cấu nghề cũng có sự thay đổi, một số tàu
thuyền của huyện đã chuyển đổi sang đánh bắt kiêm nghề (rê khơi kết hợp chụp mực)
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1


Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành khai thác hải sản huyện Nghĩa Hưng
cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong quá trình phát triển, đó là sự
suy giảm nhanh chóng nguồn lợi hải sản ven bờ cùng với sự gia tranh chấp ngư
trường, ngư cụ đánh bắt mang tính huỷ diệt vẫn đang tồn tại và phát triển, cơ cấu nghề
nghiệp phân bố chưa hợp lý, áp lực khai thác và cơ chế quản lý nghề cá còn nhiều bất
cập, năng lực quản lý hạn chế.. ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các tàu đánh cá,
ảnh hưởng đến sự phát triển hướng bền vững ngành.
Ngành thủy sản huyện Nghĩa Hưng hiện đang thiếu những cơ sở giữ liệu về hiệu
quả sản xuất của các đội tàu và đang muốn đánh giá lại, trong đó có tàu lưới kéo nhằm sắp

xếp lại cơ cấu nghề khai thác của huyện theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả sản
xuất, bảo vệ nguồn lợi và các hệ sinh thái biển, nhất là nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển
ven bờ. Đồng thời giải quyết được các khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đưa
ngành khai thác thủy sản của huyện Nghĩa Hưng tiếp tục phát triển ổn định.
Vì vậy, đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất khai thác nghề lưới kéo
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” trở nên cần thiết, giải quyết các vấn đề nêu trên.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Là cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển nghề, giúp ngư dân định hướng
đầu tư phát triển nghề, đầu tư trang thiết bị, nâng cao giá trị sản xuất.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, qui hoạch,
điều chỉnh cơ cấu ngành, phát triển nghề phù hợp, ổn định trong giai đoạn tới. Hơn nữa,
đề tài thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến huyện Nghĩa Hưng.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được Hiệu quả sản xuất và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
sản xuất nghề lưới kéo đơn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Đối tượng nghiên cứu

Nghề lưới kéo đơn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu

Các tàu làm nghề lưới kéo đơn huyện Nghĩa Hưng khai thác tại vùng biển
vịnh Bắc Bộ.

2


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Nghiên cứu tổng quan trong và ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước

1.1.1.1. Quản lý nghề và cải tiến ngư cụ
Năm 1997, trên cơ sở Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm do FAO thông
qua năm 1995, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á đã xây dựng bản hướng dẫn
chi tiết về nghề cá có trách nhiệm phù hợp với điều kiện nghề cá các nước Đông Nam Á.
Bản hướng dẫn đã chỉ rõ: để phát triển bền vững và quản lý tốt nghề cá, các nước
đề ra các biện pháp quản lý chủ yếu như: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên
quan để hạn chế số lượng tàu thuyền tham gia vào khai thác và quản lý chặt chẽ số lượng
tàu cá, đưa ra những quy định đánh bắt cụ thể ở mỗi vùng biển liên quan đến hạn mức,
phương pháp khai thác cũng như mùa, vùng đánh bắt... đặc biệt là phát triển mạnh hoạt
động quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng.
Thực tế đã cho thấy, nghề lưới kéo đáy là một trong những nghề khai thác thủy sản
có tác động xấu đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản. Sự hoạt động của
lưới kéo đáy cũng làm cho các rạn san hô, thảm cỏ biển bị hủy hoại. Nhiều nước trên thế
giới đã có những giải pháp cấm nghề lưới kéo hoạt động tại một số vùng nước [32].

Các nước ở Nam Thái Bình Dương:
20 nước thuộc Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực Nam Thái Bình Dương đã ký kết
thoả thuận vào ngày 4/5/2007 tại Renaca (Chilê) và có hiệu lực từ ngày 30/9/2007.
Mục đích của Thoả thuận nhằm bảo vệ nguồn lợi biển và hệ sinh thái dễ bị tổn
thương ở 1/4 đại dương của thế giới, từ Ôxtrâylia đến Nam Mỹ và từ Ecuađo đến Nam Cực.
Theo thoả thuận, hoạt động khai thác bằng lưới kéo đáy từ các vùng biển xa bờ nơi
có các hệ sinh thái dễ bị tổn thương sẽ bị cấm cho đến khi thực hiện đánh giá đầy đủ về
mức độ ảnh hưởng của nghề này và các biện pháp phóng tránh sự phá huỷ nguồn lợi biển,
như các loài thủy sản, san hô và bọt biển.
Tất cả các tàu lưới kéo đáy xa bờ bắt buộc phải có các quan sát viên để đảm bảo
việc tuân thủ các quy định. Chi phí cho các quan sát viên do các tàu khai thác trả. Do vậy,

3



tăng chi phí đánh bắt và có thể khiến cho nghề khai thác bằng lưới kéo đáy xa bờ không
còn đem lại hiệu quả kinh tế và từ đó sẽ có tác dụng chấm dứt nghề này [32].
+ Ở New Zealand: Kể từ ngày 1/5/2008, áp dụng các biện pháp tạm thời để
giảm thiểu tác động về môi trường của nghề lưới kéo đáy [32].
Các biện pháp được đưa ra để ngăn chặn và kiểm soát những tác hại cho các hệ
sinh thái biển dễ bị tổn thương do nghề lưới kéo đáy gây ra bằng cách quan tâm tới
hoạt động khai thác ở những khu vực có thể bị ảnh hưởng nhiều, đồng thời giảm thiểu
tác động của nghề khai thác ở những khu vực khác. Ngư trường có diện tích 112.000
km2 sẽ bị đóng cửa và không một khu vực mới nào được mở cửa để đảm bảo rằng hoạt
động khai thác bằng lưới kéo đáy không tăng lên so với mức hiện nay.
Ở các khu vục có hoạt động khai thác bằng lưới kéo đáy với mức độ vừa phải sẽ
có một quy định yêu cầu các tàu có sản lượng đánh bắt kém phải dừng khai thác, di
dời ra xa 5 hải lý và báo cáo về sản lượng đánh bắt kèm cho Bộ Thuỷ sản. Những khu
vực có nghề lưới kéo đáy hoạt động mạnh mà không bị đóng cửa sẽ vẫn được duy trì,
nhưng các tàu khai thác được quy định phải báo cáo ít nhất cho một giám sát viên của
Bộ Thuỷ sản [32].
+ Ở Trung Quốc: Các biện pháp đưa ra chủ yếu là: Tăng cường pháp chế và
quản lý nghề cá; loại bỏ hẳn nghề lưới kéo đáy gần bờ (từ 3 hải lý trở vào), đưa nghề
lưới kéo đáy ra khơi và ra viễn dương; cấm hẳn việc khai thác trong 2 tháng liền vào
mùa sinh sản của hải sản ở từng vùng biển riêng; tích cực thả con giống vào biển và đã
thành công ngoài mong đợi về việc khôi phục và phát triển nguồn lợi tôm he (sản
lượng tôm khai thác tăng nhanh tới 1 triệu tấn/năm) [32].
+ Ở Ấn Độ: Là nước đi tiên phong trong việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản,
trách nhiệm quản lý được phân vùng như chính quyền các tiểu bang và vùng lãnh thổ có
trách nhiệm quản lý nghề khai thác hải sản trong vùng lãnh thổ của mình, Chính phủ Liên
bang chịu trách nhiệm quản lý nghề khai thác hải sản vùng khơi.
Quy định một số ngư cụ bị cấm sử dụng ở một số bang như tàu lưới kéo bị cấm sử
dụng ở vùng lãnh hải của bang Tamil và Nadu [32].
Các nước Đông Nam Á:


4


+ Ở Malaysia: Cấm tàu thuyền dùng lưới kéo đáy sát bờ (từ 3 hải lý trở vào), đồng
thời cũng hạn chế ngư dân không đánh bắt vào mùa sinh sản, khuyến khích các địa phương,
ngư dân tích cực thả con giống xuống biển, điển hình là tôm he; xây dựng các bãi cá nhân
tạo nhằm thu hút các loài cá đến cư trú, sinh trưởng và phát triển. Đây là một trong những
giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ, phục hồi và tăng cường nguồn lợi hải sản [31].
+ Ở Inđônêxia: Nhận thức rất sớm tác hại của nghề lưới kéo đáy năm 1985 đã
cấm hẳn nghề lưới kéo đáy để bảo vệ hệ sinh thái rất giàu có và phong phú quanh hàng
trăm hòn đảo [32].
Trong thời gian từ 8 – 11/5/2013, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC) đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật về thu thập số liệu, thông tin phục vụ quản
lý nghề lưới kéo đáy trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Chiến lược Quản lý nghề lưới
kéo đáy giai đoạn 2 (REBYC-II-CTI)” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ tại
Samut Prakan, Thái Lan. Tham gia Hội thảo quan trọng này có đại diện Ban quản lý
dự án của 5 nước thành viên (Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Papua
New Guinea), Ban thư ký SEAFDEC, đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên hiệp quốc tại Châu Á Thái Bình Dương (FAO-RAP), FAO (FAO/HQ), Dự án Hệ
sinh thái lớn Vịnh Bengal (BOBLME), Chương trình Sinh kế Nghề cá (RFLP) và đơn
vị hỗ trợ dự án khu vực (RFU).
Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật, có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý hoạt
động nghề lưới kéo đáy (bao gồm cả kéo tôm và lưới kéo cá).
Tại Việt Nam, dự án được dự kiến triển khai thí điểm ở Hà Tiên - Kiên Giang,
là địa phương có nhiều phương tiện đang hoạt động bằng nghề lưới kéo. Dự án được
xây dựng nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các địa phương tham gia dự án có định
hướng, giải pháp kỹ thuật và hành động cụ thể cho việc quản lý nghề lưới kéo đáy theo
hướng sử dụng nguồn lợi bền vững và cân bằng giữa các bên tham gia. Dự án được
phê duyệt thực hiện với 4 nội dung chính sau:
Hợp phần 1: Tăng cường thể chế chính sách quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu

nhiên trong nghề lưới kéo đáy. Trên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật của các chính
sách/chiến lược quốc tế và khu vực về quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong
nghề lưới kéo đáy, chính sách/chiến lược và kế hoạch hành động cho việc giảm thiểu
đánh bắt cá con, cá tạp và các đối tượng cần được bảo vệ như rùa biển, san hô, cỏ
5


biển... sẽ được xây dựng cho Việt Nam, trước mắt là khu vực triển khai dự án. Các quy
định về ngư cụ, thời gian và khu vực khai thác sẽ được xây dựng với mục tiêu hạn chế
ảnh hưởng, tác động của hoạt động đánh bắt của nghề lưới kéo đáy lên khu vực ven bờ.
Hợp phần 2: Các giải pháp kỹ thuật cho nghề lưới kéo đáy nhằm bảo vệ nguồn
lợi hải sản vùng biển ven bờ. Thông qua các hoạt động thử nghiệm, chọn lọc các thiết
bị thoát cá con, thoát rùa... thông qua sự hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật chặt chẽ của
SEAFDEC, Ban chỉ đạo kỹ thuật của FAO, ngư cụ và thiết bị phù hợp sẽ được phát
triển cho từng đội tàu khai thác tôm tại địa phương.
Hợp phần 3: Cải thiện nguồn thông tin, số liệu về hoạt động của nghề lưới kéo
đáy tại điểm trình diễn dự án. Thông tin về số lượng phương tiện, thời gian hoạt động
(mùa vụ), hệ số hoạt động đội tàu (BAC), ngư cụ và cơ cấu nghề của địa phương sẽ
được thu thập, đánh giá. Đặc biệt các đánh giá về sinh kế/thu nhập, hoạt động sản xuất
(ngư trường, nhân công, sản lượng và thành phần sản lượng, hiệu quả kinh tế, đầu tư,
thị trường, chuỗi cung cấp sản phẩm..) sẽ được tìm hiểu, đánh giá.
Hợp phần 4: Tăng cường năng lực quản lý ngành, nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về đánh cá có trách nhiệm. Năng lực quản lý ngành được tăng cường thông qua
nâng cao nhận thức của các cơ quan chức năng về đánh cá có trách nhiệm và tiếp cận
hệ sinh thái. Các ngư cụ, thiết bị và quy định về kích thước mắt lưới sử dụng, vùng và
mùa vụ khai thác...sẽ được đưa vào các quy định pháp lý (Nghị định, Thông tư,...)
nhằm hướng tới nghề cá bền vững và thân thiện với môi trường. Nhận thức của cộng
đồng về đánh cá có trách nhiệm, vấn đề cân nhắc giữa những cái được và mất trước
mắt với cái được lâu dài sẽ được làm sáng tỏ cho cộng đồng.
Hội thảo thống nhất về vai trò quan trọng của nghề lưới kéo đáy đối với kinh tế

xã hội ở các nước thành viên và cần có sự tham gia của tất cả các bên tham gia liên quan
để giải quyết các vấn đề đang đối mặt của nghề cá này. Sự đồng thuận của các bên tham
gia có vai trò quyết định đối với sự thành công của dự án cũng như của công tác quản lý
nghề lưới kéo đáy. Cần có giải pháp đồng bộ cả về kỹ thuật và chính sách quản lý để có
được mục tiêu là nghề cá bền vững.
Bên cạnh đó, các hoạt động của Ban hỗ trợ kỹ thuật khu vực, các nước thành
viên, FAORAP liên quan đến việc đào tạo, nâng cao năng lực, xây dựng đồng thuận,

6


nâng cao nhận thức và xây dựng các hướng dẫn khu vực về quản lý nghề lưới kéo đáy
được đề xuất và đưa vào dự thảo kế hoạch chung.
Dự kiến, FAO-RAP sẽ cùng với SEAFDEC và các nước thành viên tổ chức các
hội thảo chuyên gia kỹ thuật để xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật cấp khu vực cho quản lý
nghề lưới kéo đáy, hoạt động này dự kiến bắt đầu thực hiện vào nửa sau năm nay [26].
Các loại thiết bị thoát cá con, cá chưa trưởng thành đã được các nước và các tổ
chức trên thế giới, trong khu vực nghiên cứu từ lâu và đã thu được những kết quả nhất
định. Trong đó, thiết bị thoát cá con dạng khung cứng (JTEDs) đã được Trung tâm
Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) nghiên cứu thử nghiệm cho các quốc gia
thuộc khu vực Đông Nam Á ứng dụng cho nghề lưới kéo đáy [20].

Hình 1.1. Thiết bị thoát cá con kiểu tấm lưới mắt vuông

Hình 1.2. Thiết bị JTEDs kiểu khung sắt tại Malaysia

Hình 1.3. Thiết bị JTEDs kiểu hình chữ nhật tại Thái Lan
7



1.1.1.2. Hiệu quả nghề
FAO đã tiến hành cuộc khảo sát thông tin liên quan đến hoạt động khai thác
thủy sản nghề lưới vây của 15 quốc gia thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi
từ năm 1995-1997 [33]. Kết quả cho thấy ở một số nước như Pê Ru, Triều Tiên,
Malaixia ... có lãi ròng dương, ngược lại ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn
Độ... có lãi ròng âm. Lý do của hiệu quả kinh tế thấp là do sự khai thác quá mức về
nguồn lợi làm cho sản lượng ngày càng giảm, ngược lại chi phí đầu tư, chi phí bảo
dưỡng cao. Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra mối quan hệ giữa hiệu
quả kinh tế và các yếu tố kỹ thuật [36].
Ở Hawai, nhóm nghiên cứu Marcia Hamilton và Steve Huffiman [37] đã có
nghiên cứu sâu về doanh thu và chi phí hoạt động khai thác của nghề cá nổi quy mô
nhỏ của 4 nhóm ngư dân khác nhau (nhóm đánh cá toàn thời gian, bán thời gian, làm
tiêu khiển và nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển). Kết quả chỉ
ra rằng nhóm đánh cá toàn thời gian có doanh thu và chi phí cố định cao nhất; ngược
lại nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển có doanh thu và chi phí
cố định thấp nhất. Chi phí biến đổi của các nhóm là khá giống nhau, chi dao động nhẹ
do yếu tố di chuyển ngư trường khai thác. Sự khác nhau về chi phí biến đổi là chi phí
nhiên liệu, nước đá, mồi câu.
Từ năm 1998 đến 2010, để tăng giá trị và hiệu quả khai thác EU đã có các biện
pháp kiên quyết hiện đại hoá hạm đội tàu cá của cả khối đồng thời kiên quyết loại bỏ tàu
cũ, tàu nhỏ, quản lý chặt chẽ việc đóng tàu mới, việc đăng kiểm tàu và cấp giấy phép hành
nghề. Vì thế mà các nước thành viên EU đã hạ thuỷ nhiều tàu cá khổng lồ mà trước đó
chưa từng có. Nhiều tàu lưới kéo tôm, lưới kéo cá tuyết công suất tới 6.000-7.000 KW,
mỗi tàu kéo 2, 3 chiếc lưới khổng lồ. Sản lượng mẻ lưới đạt tới 300 tấn. Vấn đề này đang
làm đau đầu các giới chức quản lý nghề cá của EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều
nước khác đang tích cực hiện đại hoá hạm tàu cá của mình [11].
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Mỹ thực hiện kế hoạch giảm từ từ sản
lượng khai thác bằng việc cắt bỏ các loại tàu cũ, không đủ tiêu chuẩn của đăng kiểm,
giúp đỡ vốn cho ngư dân đóng các loại tàu hiện đại theo các tiêu chuẩn quy định và
chú trọng tới việc đóng các tàu phục vụ cho các nghề khai thác ít mang tính huỷ diệt

nguồn lợi. Hệ thống thanh tra, kiểm tra tàu cá nói riêng và khai thác nói chung của Mỹ
hoạt động có hiệu quả cao, không còn tàu cá nước ngoài vào khai thác trộm, loại bỏ
8


được các vi phạm của các chủ tàu về các quy định trong đăng kiểm, trong hành nghề.
Kết quả là gần một thập kỷ qua, sản lượng khai thác hải sản của Mỹ luôn ổn định và có
xu hướng đi xuống từ từ, mặc dù tiềm năng nguồn lợi hải sản của Mỹ được đánh giá là
khá lớn (khả năng khai thác tối đa tới 6-7 triệu tấn/năm, nhưng sản lượng thực tế chỉ từ
4,5 đến 5 triệu tấn/năm) [11].
Năm 1988, Trung Quốc nhận ra nguồn lợi của họ có vấn đề lớn, sản lượng đánh
bắt tuy rất lớn, nhưng chất lượng sản lượng thấp, hiệu quả khai thác thấp, sản lượng cá
kinh tế chiếm tỷ lệ thấp trong tổng sản lượng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khai thác
không cao. Như vây, Trung Quốc đã đánh giá hiệu quả khai thác không những dựa vào
sản lượng cá khai thác được mà còn dựa vào giá trị kinh tế và giá trị tiêu thụ của sản
phẩm đó. Từ nhìn nhận đó, TQ đã có chính hiện đại hoá hạm tàu cá, loại bỏ hoàn toàn
các tàu nhỏ, cũ, nát, hành nghề ven bờ và mang tính tàn phá nguồn lợi. Đồng thời
khuyến khích đóng tàu cá mới hoạt động xa bờ, xây dựng hạm tàu viễn dương, mở
rộng liên doanh khai thác với nước ngoài để đưa hạm tàu đi khai thác ở biển nước
ngoài; phạt rất nặng đối với các chủ tàu cá vi phạm các quy định chặt chẽ về đăng
kiểm, về hành vi vi phạm khác [11].
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu khoa học về nghề lưới kéo
Nghiên cứu cải tiến ngư cụ:
- Từ 7/1998 – 7/2001 tác giả Hoàng Hoa Hồng và Ctv Cao Xuân Tiều đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cải tiến, thiết kế mẫu lưới kéo đôi cho tàu từ 90 cv
trở lên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Quá trình nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả
nghiên cứu như sau:
+ Thu thập các số liệu có liên quan đến kết cấu lưới kéo, trang thiết bị, phương
pháp và kỹ thuật khai thác tại các cơ sở có nghề khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi và

thông qua đó lựa chọn lưới mẫu làm cơ sở cho tính toán thiết kế lưới mới.
+ Tính toán và thiết kế mẫu lưới mới và đã thi công, lắp ráp các mẫu lưới này
để sử dụng cho các chuyến khai thác thử nghiệm. Sử dụng đôi tàu có công suất 350cv
và 150 cv để tiến hành các thử nghiệm các mẫu lưới thiết kế ở vùng biển xa bờ của Bà
Rịa – Vũng Tàu.
9


+ Sau khi thử nghiệm trên biển, điều chỉnh, cải tiến kết cấu lưới và trang bị
phụ... đã xác định được mẫu lưới có kết quả tốt hơn các mẫu lưới khác và mẫu lưới
ngư dân đang sử dụng.
Mẫu lưới thiết kế được đưa vào hoạt động thử nghiệm trên đội tàu lưới kéo đôi có
công suất máy là 350 cv và 150 cv đã cho kết quả khả quan. Sản lượng khai thác cao, nhất
là các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: mực, cá xuất khẩu đều tăng hơn so với lưới đối
chứng từ 6 - 8% [27].
- Năm 2004, tác giả Vũ Duyên Hải đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
xây dựng các chỉ tiêu nghề lưới kéo đôi ở Vịnh Bắc Bộ”. Quá trình nghiên cứu đã thu
thập các số liệu có liên quan đến các hoạt động của nghề lưới kéo, phương pháp và kỹ
thuật khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi để có cơ sở xác định các chỉ tiêu nghề lưới
kéo đôi ở Vịnh Bắc Bộ.
+ Tính đoán và đưa ra các chỉ tiêu nghề quan trọng, gắn với bản chất của nghề
lưới kéo đôi để đánh giá quá trình sản xuất bao gồm các chỉ tiêu: Độ mạnh nghề cho biết
tiềm năng của nghề; cường lực nghề cho thấy mức độ hoạt động thực tế của nghề; hiệu
quả nghề cho biết hiệu quả đánh bắt của nghề.
+ Các chỉ tiêu nêu trên gắn chặt với bản chất nghề hơn so với một số chỉ tiêu
khác đang sử dụng như số lượng tàu, năng suất đánh bắt của mã lực tàu, vốn đầu tư,
chi phí sản xuất…[21].
Nghiên cứu về tính chọn lọc:
- Năm 2001, tác giả Nguyễn Văn Kháng và ctv nghiên cứu đề tài “Thiết kế mẫu
lưới kéo đôi đạt hiệu quả kinh tế và có tính chọn lọc cho cỡ tàu 300 cv ở vùng biển

Vịnh Bắc Bộ”. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến một số kết quả như sau:
+ Thu thập các số liệu có liên quan đến kết cấu lưới kéo, trang thiết bị, phương
pháp và kỹ thuật khai thác tại các cơ sở có nghề khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi và
thông qua đó lựa chọn lưới mẫu làm cơ sở cho tính toán thiết kế lưới mới.
+ Tính toán và thiết kế 3 mẫu lưới mới và đã thi công, lắp ráp các mẫu lưới này để
sử dụng cho các chuyến khai thác thử nghiệm. Sử dụng đôi tàu có công suất 300 cv/chiếc
để tiến hành các thử nghiệm các mẫu lưới thiết kế ở vùng biển xa bờ vịnh Bắc Bộ.

10


+ Sau khi thử nghiệm trên biển, điều chỉnh, cải tiến kết cấu lưới và trang bị
phụ... đã xác định được mẫu lưới có kết quả tốt hơn các mẫu lưới khác và mẫu lưới
ngư dân đang sử dụng.
Mẫu lưới này đánh bắt hải sản ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ nơi có độ sâu chủ yếu từ
30 – 50 m nước, bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định, khắc phục được tình trạng
đánh bắt các đàn cá nổi nhỏ ven bờ khi sử dụng các loại mắt lưới to của Trung Quốc đối
với các tàu lưới kéo đôi có công suất 300 cv khai thác hải sản ở Vịnh Bắc Bộ [23].
- Năm 2003, tác giả Nguyễn Phong Hải đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu áp dụng thiết bị thoát cá con kiểu JTED cho nghề lưới kéo tôm ven bờ tỉnh Kiên
Giang”. Đề tài đã thu thập các số liệu có liên quan đến tàu thuyền, trang thiết bị,
phương pháp khai thác hải sản bằng lưới kéo tôm ven bờ và thông qua đó lựa chọn cỡ
tàu làm cơ sở cho tính toán thiết kế thiết bị thoát cá con kiểu JTED.
+ Nghiên cứu dòng chảy quanh thiết bị JTED và dọc theo đụt lưới có gắn thiết
bị JTED được tiến hành tại bể thí nghiệm thuỷ động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
một số lợi điểm về dòng chảy được tạo ra bởi thiết bị JTED để kích thích sự trốn thoát
của cá con ra khỏi lưới;
+ Nghiên cứu đánh bắt thực nghiệm trên tàu lưới kéo tôm có công suất 45 cv ở
Kiên Giang cho thấy tỷ lệ lọc cá tạp (theo khối lượng) ra khỏi lưới là 72,3%. Tuy
nhiên lượng thất thoát tôm và các loại cá kinh tế vẫn cho tỷ lệ cao (7,9% cho tôm và

16,1% cho cá kinh tế) [28].
- Năm 2005, tác giả Lê Xuân Tài đã thực hiện luận án tiến sỹ “Đánh giá ảnh
hưởng của một số yếu tố đến tính chọn lọc của lưới kéo đáy vùng biển Đông Nam Bộ
bằng phương pháp phân tích lô-gic thông tin”. Luận án đã phân tích và đánh giá được
các yếu tố ảnh hưởng đến tính chọn lọc của ngư cụ; thiết lập quan hệ giữa các yếu tố
nghiên cứu với tính chọn lọc của ngư cụ cho từng nhóm cá; xác định các chỉ số thông
tin; xác định mối liên hệ thông tin riêng của các yếu tố đến hiện tượng chọn lọc; phân
tích phối hợp mối quan hệ tác động giữa các yếu tố khảo sát và hiện tượng chọn lọc;
đánh giá quy luật ảnh hưởng của các yếu tố đến hiện tượng nghiên cứu [25].
- Năm 2011, tác giả Đỗ Đình Minh đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu
quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài đã thu thập các số liệu có
liên quan đến nghề lưới kéo ven bờ, qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo ven
11


bờ tỉnh Quảng Ninh. Một số giải pháp được tác giả đưa ra đối với nghề lưới kéo ven bờ
của tỉnh bao gồm: Xác định ranh giới vùng biển ven bờ, tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức, chuyển đổi nghề lưới kéo ven bờ, tăng cường quản lý Nhà nước [29].
Giải pháp quản lý:
- Trong giai đoạn 2001-2003, tác giả Phan Trọng Huyến đã đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn
lợi nghề lưới kéo xa bờ khai thác tại biển Tây Nam Bộ”. Nội dung nghiên cứu bao
gồm: Đánh giá thực trạng nghề lưới kéo xa bờ khai thác tại biển Tây Nam Bộ. Đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đề tài đã đi sâu
phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo xa bờ của tỉnh Kiên Giang và
Cà Mau [19]..
- Năm 2011, tác giả Nguyễn Quang Tuyến đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nghề lưới kéo ven bờ tại huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”. Đề tài đã thu thập các số liệu có liên quan đến nghề lưới
kéo ven bờ, ngư trường khai thác ven bờ, công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và thông

qua đó đánh giá thực thực trạng nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh – Khánh Hoà.
Một số giải pháp nhằm quản lý nghề lưới kéo ven bờ của huyện Vạn Ninh đi đúng yêu
cầu của chủ trương Nhà nước bao gồm: Xác định ranh giới vùng ven bờ của huyện
Vạn Ninh, giải pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của ngư dân. Giải pháp
chuyển đổi nghề cho tàu lưới kéo lắp máy dưới 20 cv. Giải pháp quản lý hoạt động
khai thác của tàu thuyền trong vùng bờ huyện Vạn Ninh và Thành lập các tiểu khu bảo
tồn biển cấp thôn, xã [22].
- Ngày 20/6/2013 tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội thảo
khởi động dự án “Xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm đánh bắt không mong muốn
trong nghề lưới kéo đáy”.
+ Thực hiện việc tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử về đánh cá có trách nhiệm, việc
ứng dụng các biện pháp quản lý như mùa vụ, khu vực cấm đối với lưới kéo, áp dụng
các thiết bị giảm thiểu đánh bắt cá con, rùa biển… được khuyến khích áp dụng trên
toàn thế giới.
+ Dự án “Xây dựng chiến lược quản lý nhóm sản phẩm khai thác không mong
muốn cho nghề lưới kéo đáy – REBYC” giai đoạn 1 được thực hiện trong 5 năm (2002
12


– 2008). Dự án (REBYC-1) đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia. Để tiếp
tục nhân rộng ảnh hưởng của dự án này, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) cùng với Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) đã hỗ trợ các quốc gia khu
vực Đông Nam Á xây dựng và thực hiện dự án REBYC-2, bao gồm : Thái Lan, In-đônê-xi-a, Phi-líp-pin, Pa-pua- Niu-Ghi-nê và Việt Nam.
+ Dự án được tập trung vào 4 hoạt động chính sau: (1): Xây dựng khung thể
chế, chính sách cho quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo tôm tại
Kiên Giang; (2) Xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu sản phẩm đánh bắt
ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo đáy; (3) Quản lý thông tin và truyền thông về sản
phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo đáy và (4) Quản lý kiến thức và nhận
thức. Dự án nhằm tăng cường năng lực cho việc quản lý hoạt động khai thác của nghề
lưới kéo theo hướng thân thiện với môi trường, nguồn lợi biển, giảm tác động tiêu cực

đối với hệ sinh thái thông qua cải thiện khung pháp lý, hướng dẫn kỹ thuật, thông tin
số liệu và nâng cao nhận thức.
+ Hội thảo bước đầu đã thống nhất về những tác động tiêu cực có thể do nghề
lưới kéo đem lại đối với môi trường và nguồn lợi hải sản và xác định được những khó
khăn có thể trong việc triển khai dự án như sự đồng thuận của ngư dân và các bên
tham gia liên quan. Bên cạnh đó, thời gian đầu áp dụng các thiết bị thoát cá con có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập, doanh thu của cộng đồng. Cần thực hiện một số
nghiên cứu, đánh giá tác động của việc áp dụng các thiết bị thoát cá con đối với sinh
kế, sinh thái và kinh tế xã hội, nghiên cứu về chuỗi giá trị trong nghề lưới kéo…
Một số địa phương đã triển khai xây dựng giải pháp quản lý nghề lưới kéo như
Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau…[26].
Kiên Giang: Kiên Giang đang xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm khai thác
không mong muốn của nghề lưới kéo. Đây là dự án thuộc Dự án xây dựng chiến lược
quản lý nghề lưới kéo đáy giai đoạn 2 (REBYC-II-CTI) do Quỹ môi trường toàn cầu
(GEF) tài trợ triển khai thực hiện ở 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Papua-Niu-Ghi-nê và Việt Nam và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC). Kiên Giang là địa phương được chọn thực hiện dự án thí điểm này ở
Việt Nam; dự án nhằm bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy hải sản và đa dạng sinh học
các hệ sinh thái ven bờ; hỗ trợ giải pháp kỹ thuật và hành động cụ thể cho việc quản lý
nghề lưới kéo, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân trong khai thác đánh
13


bắt trên ngư trường khu vực thực hiện dự án; tại tỉnh Kiên Giang, dự án Xây dựng
chiến lược quản lý sản phẩm khai thác không mong muốn của nghề lưới kéo thực hiện
4 hợp phần: Tăng cường thể chế chính sách quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu nhiên
trong nghề lưới kéo đáy; giải pháp kỹ thuật cho nghề lưới kéo đáy nhằm bảo vệ nguồn
lợi thủy hải sản vùng biển ven bờ; cải thiện nguồn thông tin, số liệu về hoạt động của
nghề lưới kéo tại điểm trình diễn dự án; tăng cường năng lực quản lý ngành, nâng cao
nhận thức cho cộng đồng về đánh cá có trách nhiệm.
Bến Tre: Dự án cải tiến nghề lưới kéo ở Bến Tre được thiết kế với mục tiêu

tăng cường quản lý nghề lưới kéo thông qua công cụ thị trường. Các bên trong chuỗi
cung ứng sản phẩm nghề lưới kéo cùng làm việc để xác định vấn đề, tìm giải pháp và
xây dựng một kế hoạch hành động nhằm giải quyết các vấn đề của nghề lưới kéo, từng
bước đưa nghề này theo hướng có trách nhiệm hơn.
Nhận xét: Qua các nghiên cứu trong nước về tính chọn lọc, cải tiến và giải pháp
quản lý nghề lưới kéo ven bờ; trong khuân khổ đề tài ghi nhận được các kết quả như tỷ
lệ cá tạp trong nghề lưới kéo; lắp thiết bị thoát cá con; khai thác có trách nhiệm; các giải
pháp quản lý nghề lưới kéo phù hợp...
1.1.2.2. Quy định pháp lý về hoạt động khai thác
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến quản lý nghề lưới
kéo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam như sau:
- Luật Thủy sản 2003, Điều 13 ghi rõ: “Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản
xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven
bờ…” nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức;
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ
NN&PTNT) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP
ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản. Thông tư
này Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại bộ phận tập trung cá của các ngư cụ khai
thác hải sản biển.
- Thông tư số 62/2008/TT-BTS, ngày 20/5/2008. Sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi
hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản
xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
14


×