Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.68 KB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ BẮC KỲ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Mã số: 60 34 04 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MẠC VĂN TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào, không vi phạm đến quyền tác giả, quyền sở hữu trí
tuệ.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Mạc Văn Tiến Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh


và Xã hội, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy đã hướng dẫn và có những
chỉ bảo quý báu trong quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn thầy cô
giáo khoa Sau đại học – trường Đại học Công đoàn, các thầy cô giáo đã tham gia
giảng dạy lớp Cao học 7 – Trường Đại học Công đoàn đã giúp đỡ tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời
cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi
để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC.............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP..........................................................7
1.3.2. Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tác động đến chất lượng nguồn nhân lực....31

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển.........................................33
1.4.4. Các chính sách của Chính phủ và chất lượng nguồn nhân lực .............................................35
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn...............................................................................................................................................39

1.4.2. Bài học rút ra đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.........................................................42

Tiểu kết chương 1...............................................................................................44
Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẮC KỲ.....................................45
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần đầu tư Bắc Kỳ............................................................45
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................................................45
2.1.2. Một số đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực......46
2.1.2.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty.........................................................................47

Bảng 2.1: Số lượng lao động Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.....................47
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ của công ty từ 2012 đến 2015....48


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ của công ty tính đến năm 2015
..............................................................................................................................49
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của lao động.................................................52
Biểu đồ 2.4: Trình độ chuyên môn của lao động tính đến năm 2015............53
2.1.2.3. Cơ cấu bộ máy mô hình, tổ chức......................................................................................54
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012 – 2015............................................................58

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.........................................59
2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần đầu tư Bắc Kỳ......59
2.2.1. Nâng cao thể lực..................................................................................................................59

Bảng 2.7: Tình hình chăm sóc sức khỏe người lao động của công ty............63
2.2.3. Nâng cao trí lực....................................................................................................................66
2.2.3. Nâng cao tâm lực.................................................................................................................73
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần đầu tư Bắc
Kỳ......................................................................................................................................................74

2.3.1. Những mặt tích cực.............................................................................................................74
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................................................77

Tiểu kết chương 2...............................................................................................82
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẮC KỲ...............................................83
3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty đến năm 2015
-2020.................................................................................................................................................83
3.1.1. Mục tiêu..............................................................................................................................83
3.1.2. Phương hướng.....................................................................................................................85
3.2.2. Giải pháp nâng cao trí lực....................................................................................................92
3.2.3. Giải pháp nâng cao tâm lực...............................................................................................100

Tiểu kết chương 3.............................................................................................108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................112


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
UBND
GD - ĐT
TP.HCM
ĐH
CĐ, TC
GS.TS
TS
Ths
XHCN
NHNN

PGD
BTCI


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ủy ban nhân dân
Giáo dục đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học
Cao đẳng, trung cấp
Giáo sư, Tiến sĩ
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Xã hội chủ nghĩa
Ngân hàng nhà nước
Phòng giao dịch
Viện nhân lực Ngân hàng Tài chính
Lao động


HĐQT
TGĐ
CBNV
ICD
BHXH
BHYT
BHTN

Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc

Cán bộ nhân viên
Inland container Depot ( Cảng khô)
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 7
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển 33
Tiểu kết chương 1 44
Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẮC KỲ 45
Bảng 2.1: Số lượng lao động Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ 47
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ của công ty từ 2012 đến 2015 48
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ của công ty tính đến năm 2015
49
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của lao động 52
Biểu đồ 2.4: Trình độ chuyên môn của lao động tính đến năm 2015 53
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 59


Bảng 2.7: Tình hình chăm sóc sức khỏe người lao động của công ty 63
Tiểu kết chương 2 82
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẮC KỲ 83

Tiểu kết chương 3 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia con người luôn là nguồn lực cơ bản và quan trọng

nhất quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế
giới. Trước đây đã có một thời người ta chỉ coi trọng máy móc thiết bị, coi công
nghệ là trung tâm của sự phát triển cho nên chỉ hướng vào hiện đại hoá máy móc


công nghệ mà xem nhẹ vai trò của con người, không chú trọng đến công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không tương
xứng với sự phát triển. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu
ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói
riêng.
Ở Việt Nam, Ngay từ Đại hội lần thứ IX (2001) Đảng cũng chỉ ra rằng Việt
Nam chỉ có thể đi tắt đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tư vào
yếu tố con người. Điều này cũng đuợc thể hiện rất rõ trong luật giáo dục của
nước ta. Nhà nước đã chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
Do vậy, vấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề
mấu chốt của nước nhà. Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã có những chủ trương
và ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thực tế hiện nay, cung lao động tại Việt Nam rất dồi dào và lớn hơn cầu về
lao động. Tuy nhiên, phần lớn lượng cung lao động này là lao động phổ thông, tỷ

lệ lao động chưa qua đào tạo cao và chất lượng lao động không đồng đều giữa
các vùng, miền. Cụ thể là gần 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa
được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp và
chất lượng lao động ở khu vực thành phố cao hơn so với ở khu vực nông thôn.
Về mặt cầu, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay phần lớn được phân bổ trong
khu vực nông nghiệp, nơi kỹ năng, tay nghề và trình độ của người lao động
thường không cần ở mức độ cao. Lực lượng lao động đang làm việc trong khu
vực công nghiệp chỉ chiếm 20% và đối với khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng
26%. Từ đó có thể thấy rằng chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay
đang còn rất thấp, trong khi nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, chất lượng


cao của các doanh nghiệp lại liên tục tăng. Điều này dẫn đến nguồn lao động của
chúng ta dồi dào, nhu cầu việc làm lớn, nhưng các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình
trạng thiếu lao động.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lại càng trở nên cấp thiết
hơn lúc nào hết, nhất là trong điều kiện Việt nam đang hội nhập: Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) , Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Muốn nhanh chóng đào
tạo và phát triển được nguồn nhân lực tốt, thì phải hiểu rõ những vấn đề chúng ta
đang gặp phải trong công tác này.
Hiện nay kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp, cơ quan,
đơn vị không chỉ nắm bắt thời cơ kinh doanh trong nước mà còn tìm cách mở
rộng thị trường ra thế giới. Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế này đã
và đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Việt
Nam nói riêng.
Là doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực Logistics, Đầu tư và Xây
dựng, kể từ khi thành lập (14/03/2005) đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ
đã nhiều lần tiến hành công tác đổi mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho

phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt
động của Công ty. Tuy nhiên việc cải tiến, chấn chỉnh đó chưa mang tính khoa
học và chiến lược, vẫn còn những bất hợp lý và không phù hợp. Để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới và khắc phục những tồn tại của chất
lượng nguồn nhân lực hiện tại, việc đào tạo và nâng cao khả năng chuyên môn
của cán bộ công nhân viên là tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cũng như xuất phát từ nhu
cầu thực tế tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ” làm nội dung cho luận văn thạc
sĩ của mình.
1.

Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các vấn đề xung quanh hoạt

động này là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình
nghiên cứu khoa học, các buổi hội thảo. Phần lớn các công trình đều tập trung
nghiên cứu về việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng công chức, viên chức làm
việc tại các cơ quan đơn vị của nhà nước. Có thể kể ra các bài viết, công trình
nghiên cứu và các cuộc hội thảo như:
- “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty VTC online”,
luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thanh Nga.
- “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghệ
Bắc Hà”, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan.
- “Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển
kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên”, luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thanh Sơn.
- “Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Cần

Thơ đến 2020”, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hoài Bảo.
- “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”, Luận án của Phạm Văn Quý (2005).
- “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong quá trình hội nhập”, bài viết của ThS. Lưu Đình Chinh trên Tạp chí
Cộng sản.
- “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tỉnh Kon
tum đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2011-2020, đề tài nghiên cứu khoa


học”, đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Sỹ Thư.
- “Đổi mới đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng-tài chính trong các
trường đại học khối kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, đề tài nghiên cứu khoa học của TS
Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Phương Mai, Phạm Thị Thúy Hương, Vũ
Hoàng Oanh.
- “Phát triển mô hình khuyến học và hướng nghiệp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế”, Hội thảo do UBND
TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức trong ba ngày từ 20 đến 22/3/2015.
- "Nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế", hội thảo do Cục
Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế, Trường Đại học Y tế Công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tiến hành
triển khai.
Ngoài ra, một số công trình khoa học và sách của nước ngoài có thể kể đến
như:
- H. John Bernardin (2007), Human Resource Management.
- Lou Adler, Hire With Your Head: Using POWER Hiring to Build Great
Teams, 2nd Edition.
- James C. Hayton, Human Resource Management.

- Joan E. Pynes, Human Resources Management for Public and Nonprofit
Organizations.
- Felice Davidson Perlmutter, Managing Human Resources in the Human
Services: Supervisory Challenges.
- Sharon Armstrong, The Essential HR Handbook: A Quick and Handy
Resource for Any Manager or HR Professional.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc
Kỳ.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về các vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp.
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.
- Đề xuất phương hướng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để
thấy được các kết quả đã đạt được và các hạn chế còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân
của các hạn chế đó tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.
•Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.
Về thời gian: Nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực của Công ty từ năm
2012 – 2014 và phương hướng phát triển của Công ty từ năm 2015 – 2020.

4.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu là:

- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp so sánh.
5. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên
cứu chuyên sâu, nhưng phần lớn là nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại các cơ quan, ban ngành Nhà nước. Đối với hoạt động nâng cao chất


lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, rất hiếm có đề tài
nào nghiên cứu, hoặc chỉ dừng lại ở việc tổng hợp những bất cập trong thực tiễn
và những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế. Nội dung của luận văn tập trung
phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong Công ty nói riêng và bộ phận các doanh nghiệp ngoài Nhà
nước nói chung, những bất cập, khó khăn trong quá trình nâng cao chất lượng và
từ đó đề xuất ra những phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong tình hình kinh tế hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được thể hiện qua 3
chương sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại

Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia con người luôn là nguồn lực cơ bản và quan trọng
nhất quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế
giới. Trước đây đã có một thời người ta chỉ coi trọng máy móc thiết bị, coi công
nghệ là trung tâm của sự phát triển cho nên chỉ hướng vào hiện đại hoá máy móc
công nghệ mà xem nhẹ vai trò của con người, không chú trọng đến công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không tương
xứng với sự phát triển. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu
ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói
riêng.
Ở Việt Nam, Ngay từ Đại hội lần thứ IX (2001) Đảng cũng chỉ ra rằng Việt
Nam chỉ có thể đi tắt đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tư vào
yếu tố con người. Điều này cũng đuợc thể hiện rất rõ trong luật giáo dục của
nước ta. Nhà nước đã chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
Do vậy, vấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề
mấu chốt của nước nhà. Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã có những chủ trương
và ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thực tế hiện nay, cung lao động tại Việt Nam rất dồi dào và lớn hơn cầu về
lao động. Tuy nhiên, phần lớn lượng cung lao động này là lao động phổ thông, tỷ
lệ lao động chưa qua đào tạo cao và chất lượng lao động không đồng đều giữa
các vùng, miền. Cụ thể là gần 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa
được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp và

1



chất lượng lao động ở khu vực thành phố cao hơn so với ở khu vực nông thôn.
Về mặt cầu, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay phần lớn được phân bổ trong
khu vực nông nghiệp, nơi kỹ năng, tay nghề và trình độ của người lao động
thường không cần ở mức độ cao. Lực lượng lao động đang làm việc trong khu
vực công nghiệp chỉ chiếm 20% và đối với khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng
26%. Từ đó có thể thấy rằng chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay
đang còn rất thấp, trong khi nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, chất lượng
cao của các doanh nghiệp lại liên tục tăng. Điều này dẫn đến nguồn lao động của
chúng ta dồi dào, nhu cầu việc làm lớn, nhưng các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình
trạng thiếu lao động.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lại càng trở nên cấp thiết
hơn lúc nào hết, nhất là trong điều kiện Việt nam đang hội nhập: Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) , Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Muốn nhanh chóng đào
tạo và phát triển được nguồn nhân lực tốt, thì phải hiểu rõ những vấn đề chúng ta
đang gặp phải trong công tác này.
Hiện nay kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp, cơ quan,
đơn vị không chỉ nắm bắt thời cơ kinh doanh trong nước mà còn tìm cách mở
rộng thị trường ra thế giới. Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế này đã
và đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Việt
Nam nói riêng.
Là doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực Logistics, Đầu tư và Xây
dựng, kể từ khi thành lập (14/03/2005) đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ
đã nhiều lần tiến hành công tác đổi mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
2


phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt

động của Công ty. Tuy nhiên việc cải tiến, chấn chỉnh đó chưa mang tính khoa
học và chiến lược, vẫn còn những bất hợp lý và không phù hợp. Để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới và khắc phục những tồn tại của chất
lượng nguồn nhân lực hiện tại, việc đào tạo và nâng cao khả năng chuyên môn
của cán bộ công nhân viên là tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cũng như xuất phát từ nhu
cầu thực tế tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ” làm nội dung cho luận văn thạc
sĩ của mình.
2.

Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các vấn đề xung quanh hoạt

động này là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình
nghiên cứu khoa học, các buổi hội thảo. Phần lớn các công trình đều tập trung
nghiên cứu về việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng công chức, viên chức làm
việc tại các cơ quan đơn vị của nhà nước. Có thể kể ra các bài viết, công trình
nghiên cứu và các cuộc hội thảo như:
- “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty VTC online”,
luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thanh Nga.
- “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghệ
Bắc Hà”, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan.
- “Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển
kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên”, luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thanh Sơn.
- “Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Cần
Thơ đến 2020”, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hoài Bảo.

3



- “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”, Luận án của Phạm Văn Quý (2005).
- “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong quá trình hội nhập”, bài viết của ThS. Lưu Đình Chinh trên Tạp chí
Cộng sản.
- “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tỉnh Kon
tum đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2011-2020, đề tài nghiên cứu khoa
học”, đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Sỹ Thư.
- “Đổi mới đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng-tài chính trong các
trường đại học khối kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, đề tài nghiên cứu khoa học của TS
Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Phương Mai, Phạm Thị Thúy Hương, Vũ
Hoàng Oanh.
- “Phát triển mô hình khuyến học và hướng nghiệp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế”, Hội thảo do UBND
TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức trong ba ngày từ 20 đến 22/3/2015.
- "Nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế", hội thảo do Cục
Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế, Trường Đại học Y tế Công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tiến hành
triển khai.
Ngoài ra, một số công trình khoa học và sách của nước ngoài có thể kể đến
như:
- H. John Bernardin (2007), Human Resource Management.
- Lou Adler, Hire With Your Head: Using POWER Hiring to Build Great
Teams, 2nd Edition.
- James C. Hayton, Human Resource Management.


4


-

Joan E. Pynes, Human Resources Management for Public and Nonprofit

Organizations.
- Felice Davidson Perlmutter, Managing Human Resources in the Human
Services: Supervisory Challenges.
- Sharon Armstrong, The Essential HR Handbook: A Quick and Handy
Resource for Any Manager or HR Professional.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc
Kỳ.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về các vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp.
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.
- Đề xuất phương hướng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để
thấy được các kết quả đã đạt được và các hạn chế còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân
của các hạn chế đó tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.
•Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ.
Về thời gian: Nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực của Công ty từ năm
2012 – 2014 và phương hướng phát triển của Công ty từ năm 2015 – 2020.
5.

Phương pháp nghiên cứu
5


Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu là:
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp so sánh.
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên
cứu chuyên sâu, nhưng phần lớn là nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại các cơ quan, ban ngành Nhà nước. Đối với hoạt động nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, rất hiếm có đề tài
nào nghiên cứu, hoặc chỉ dừng lại ở việc tổng hợp những bất cập trong thực tiễn
và những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế. Nội dung của luận văn tập trung
phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong Công ty nói riêng và bộ phận các doanh nghiệp ngoài Nhà
nước nói chung, những bất cập, khó khăn trong quá trình nâng cao chất lượng và
từ đó đề xuất ra những phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong tình hình kinh tế hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được thể hiện qua 3
chương sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong

doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ

6


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Nguồn nhân lực
- Nhân lực:
Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực trường ĐH Kinh Tế, “nhân lực là
sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động.
Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và
đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động
– con người có sức lao động” [9.Tr.15] .
- Nguồn lao động:

7


Là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động. [11.
Tr.47]. Nguồn lao động là một bộ phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực.
Nguồn lao động được xem xét trên hai khía cạnh là số lượng và chất lượng
nguồn lao động.
-


Lực lượng lao động: ( hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm

toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm
việc làm. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (còn gọi là dân số hoạt động
kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động
(nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi; nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc
làm hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm
việc. [12. Tr.16]

- Nguồn nhân lực:
Có thể nói, khái niệm nguồn nhân lực hiện nay không còn xa lạ với nền
kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này hầu như chưa
thống nhất. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau
về nguồn nhân lực. Có thể nêu lên một số quan niệm như sau:
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:" Nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế
hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng".[1. Tr.56]
Việc quản lý và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều
so với các nguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất
8


nhạy cảm với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã
hội diễn ra trong môi trường sống của họ.
Theo David Begg: “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà
con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập
trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả
đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”.[2. Tr.78]
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng
lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị

(ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức
là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường
đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, HĐH”.[3. Tr. 25]
Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng:“Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc
độ năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Ở góc độ thứ nhất, nguồn nhân lực
là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân
số, có khả năng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Xem xét nguồn
nhân lực dưới dạng tiềm năng giúp định hướng phát triển nguồn nhân lực để đảm
bảo không ngừng nâng cao năng lực xã hội của nguồn nhân lực thông qua giáo
dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng thì
chưa đủ. Muốn phát huy tiềm năng đó phải chuyển nguồn nhân lực sang trạng
thái động thành vốn nhân lực, tức là nâng cao tính năng động xã hội của con
người thông qua các chính sách, thể chế và giải phóng triệt để tiềm năng con
người. Con người với tiềm năng vô tận nếu được tự do phát triển, tự do sáng tạo

9


và cống hiến, được trả đúng giá trị lao động thì tiềm năng vô tận đó được khai
thác phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn“.
Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một
địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (Thể lực,
trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó,
nhờ tính thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người
đáp ứng yêu cầu phát triển.
Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng rãi bao gồm các
yếu tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức,
tính năng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá.
Các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là

lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí
tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra
hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.
Khái niệm "nguồn nhân lực" (Human Resoures) được hiểu như khái niệm
"nguồn lực con người". Khi được sử dụng như một công cụ điều hành, thực thi
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao
động có tham gia lao động - hay còn được gọi là nguồn lao động. Bộ phận của
nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả
năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượng lao động.
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm
khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội
10


dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con
người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là
nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem
xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số
lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là
các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải
tạo xã hội.
Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất
lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất
đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang
và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Với tư cách là tiềm năng lao động của mỗi vùng, miền hay quốc gia thì
nguồn nhân lực là tài nguyên cơ bản nhất. Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể
bị khai thác cạn kiệt, chỉ có nguồn nhân lực với cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực
có tiềm năng vô hạn, biểu hiện ở chỗ trí tuệ con người không chỉ tự sản sinh về

mặt sinh học, mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người
nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý.
- Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:
Theo GS. TS Bùi Văn Nhơn trong sách Quản lý và phát triển nguồn nhân
lực xã hội xuất bản năm 2006 thì:“Nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao
động của từng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp,
do doanh nghiệp trả lương” [4.tr.72].
Tại Giáo trình Quản trị nhân lực, ĐH Kinh tế Quốc dân do Ths Nguyễn Vân
Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên in năm 2004 thì khái niệm này

11


×