Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Ebook phương pháp dạy học ngoại ngữ theo đường hướng thực hành giao tiếp phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 233 trang )

Chương VI: Phương pháp dạy học ngữ pháp

235

PHẦN THỨ BA

PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC C¸C KÜ N¡NG LêI NãI


236

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…


Ch

ng VII

PHƯƠNG PHáP DạY HọC Kĩ NĂNG NGHE HIểU
1. Mc ớch, vai trũ ca dy hc nghe hiu
Theo T in ting Vit, t nghe cú ngha l quỏ trỡnh nhn bit
õm thanh nh c quan thớnh giỏc: Nghe cú ting gừ ca. Nghe dch
sang ting Anh l Listen. Thut ng nghe hiu xut hin trong cỏc ti
liu v giỏo hc phỏp ngoi ng cỏch õy khụng lõu. Ngi u tiờn
dựng thut ng nghe hiu trong cỏc cụng trỡnh nghiờn cu v quỏ
trỡnh nghe v tip nhn li núi l nh tõm lớ hc ngi Anh J. Braun.
Nghe hiu l quỏ trỡnh nghe v hiu ý ngha ca cỏc õm thanh trong
dũng li núi, qua ú hiu ni dung cõu núi ca ngi khỏc. Nghe
hiu l mt dng hot ng li núi, cú liờn h cht ch vi cỏc dng
hot ng li núi khỏc, trc ht l vi hot ng núi nng. Quỏ trỡnh
nghe hiu bao hm yu t phõn tớch, tng hp nhng n v ngụn


ng khỏc nhau cú trong dũng li núi: õm v, hỡnh v, t, cõu v.v. Kt
qu l, hc sinh nm c ý ngha ca cỏc n v ngụn ng v hiu
ni dung cõu núi. Thut ng nghe hiu dch sang ting Anh l Listen
and Understand.
Trong dy hc ngoi ng, nghe hiu thc hin nhiu chc nng
s phm khỏc nhau v c cỏc nh giỏo hc phỏp ỏnh giỏ l mt
phng tin dy hc quan trng. Chớnh bn thõn quỏ trỡnh nghe v
hiu li núi ca ngi khỏc, c bit l ca ngi nc ngoi, ó cú
tỏc dng kớch thớch hc sinh tham gia vo hot ng giao tip trờn
lp, cng nh ngoi i. Hot ng nghe hiu cú tỏc ng tớch cc n
quỏ trỡnh hỡnh thnh k nng núi, c hiu v vit.
K nng nghe hiu gn lin vi k nng núi nh hai thnh t khụng
th tỏch ri ca hot ng khu ng. Hc sinh cú k nng nghe hiu


238

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

tốt sẽ phát âm chính xác hơn và kĩ năng nói cũng hoàn hảo hơn. Thực
tế cho thấy, học sinh không thể phát triển kĩ năng nói (Speaking Skills),
nếu không có kĩ năng nghe hiểu (Listening Skills). Kĩ năng nghe hiểu
đảm bảo cho học sinh trong quá trình giao tiếp khẩu ngữ có phản hồi
nhanh, chuẩn xác, đảm bảo cho cuộc giao tiếp được kéo dài theo ý
muốn. Đơn giản vì có hiểu lời nói của người cùng đối thoại, học sinh
mới đáp lại nhanh và trúng ý của người nói. Điều đó làm cho những
người tham gia đối thoại hoặc đàm thoại cảm thấy thoải mái, hiểu
nhau và thích thú tiếp tục cuộc giao tiếp. Từ đó, giáo viên có thể
thông qua kĩ năng nói trong quá trình giao tiếp để luyện và đánh giá
kĩ năng nghe hiểu của học sinh. Kĩ năng nghe hiểu là bước chuẩn bị

cho việc hình thành kĩ năng nói, ngược lại, kĩ năng nói thúc đẩy quá
trình hình thành kĩ năng nghe hiểu. Ngoài ra, kĩ năng nghe hiểu còn
giúp học sinh tự kiểm tra và hoàn thiện lời nói của mình ngày càng
chuẩn xác hơn.
Kĩ năng nghe hiểu có liên hệ chặt chẽ với kĩ năng đọc hiểu. Nghe hiểu
và đọc hiểu đều thuộc dạng ngôn ngữ thu nhận, nên có nhiều đặc
điểm tâm lí chung. Theo tâm lí học, đọc là quá trình chuyển dịch từ
ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ âm thanh: khi đọc, dù đọc thành tiếng
hay đọc thầm, người đọc cũng có cảm giác dường như nghe thấy
trong đầu vang lên một giọng nói kể lại nội dung văn bản đang đọc.
Học sinh đọc nhiều bằng ngoại ngữ sẽ có khả năng nghe hiểu tốt hơn
những học sinh ít đọc.
Với tư cách là một bộ phận không thể thiếu của hoạt động lời
nói, kĩ năng nghe hiểu giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học
ngoại ngữ theo đường hướng thực hành giao tiếp. Chúng ta không
thể tưởng tượng học sinh sẽ giao tiếp thế nào, nếu không có kĩ năng
nghe hiểu. Theo các nhà nghiên cứu, ước tính trong giao tiếp hàng
ngày, con người nghe gấp 2 lần nói, gấp 4 lần đọc và gấp 5 lần viết
(Weaver, 1972). Do đó, việc dạy học nghe hiểu phải được chú trọng
ngay từ giai đoạn đầu học tập. Chương trình dạy học ngoại ngữ cho
các trường đại học sư phạm và trường phổ thông ở Việt Nam chú ý
nhiều đến dạy học ngữ pháp và đọc hiểu, nên trình độ thực hành nghe
- nói của giáo viên ngoại ngữ và học sinh Việt Nam quá thấp so với


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

239

chuẩn quốc tế. Năm 2012 nhiều địa phương đã tổ chức khảo sát năng

lực tiếng Anh của giáo viên phổ thông. Kết quả cho thấy số giáo viên
đạt chuẩn thấp đến mức khó hình dung: 97% giáo viên trung học phổ
thông, 93% giáo viên tiểu học, trung học cơ sở không đạt mức chuẩn
đã đề ra. Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo một tỉnh phía Nam nhận
định: “Kĩ năng mà hầu hết giáo viên không đạt đó là nghe” (Báo Tuổi Trẻ,
11-6-2012).
Mục đích dạy học nghe hiểu phụ thuộc vào mục đích chung của
toàn khóa học và từng giai đoạn dạy học cụ thể. Ở giai đoạn đầu,
mục đích dạy học nghe hiểu là luyện cho học sinh kĩ năng nghe hiểu
những câu nói của người cùng đối thoại, những lời nói bằng ngoại
ngữ của giáo viên ở trên lớp, những bài nói liền ý có độ dài không
lớn, được tạo lập trên cơ sở những từ, những hiện tượng ngữ pháp
quen thuộc và tốc độ nói ở mức trung bình. Đến giai đoạn nâng cao,
mục đích dạy học nghe hiểu là hình thành và phát triển ở học sinh kĩ
năng nghe hiểu nhanh, đúng nội dung chính, nắm được ý tưởng sâu xa hàm
ẩn trong các câu nói của người cùng giao tiếp. Sinh viên, học sinh các
trường chuyên ngoại ngữ phải hướng tới mục đích cao nhất là nghe
hiểu những bài nói, những thông báo bằng ngoại ngữ thường được
nghe trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: các thông báo ở nơi công
cộng (sân bay, ga xe lửa, bến ô tô buýt v.v.), các bài giảng của giáo
viên nước ngoài, diễn thuyết của báo cáo viên, lời nói của nhân vật
trong phim, các bản tin trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh v.v.
(Schwartz, 1998).
2. Nội dung dạy học nghe hiểu
2.1. Cơ chế của hoạt động nghe hiểu
Trong giao tiếp lời nói hằng ngày, các bộ phận cấu thành kĩ năng
nghe hiểu hoạt động dường như đồng thời cùng một lúc, nên giáo viên
và học sinh khó phát hiện ra cơ chế hoạt động của nó. Nhờ vào những
thiết bị đặc biệt, các nhà khoa học đã xác định được chức năng, nhiệm
vụ của từng công đoạn trong cơ chế của hoạt động nghe hiểu.

Ai cũng biết, hoạt động nghe hiểu được bắt đầu từ việc nghe và
cảm thụ âm thanh lời nói, trong quá trình đó, dựa vào cơ chế bắt


240

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

chước thầm, người nghe chuyển các biểu tượng âm thanh thành hành
động phát âm không thành tiếng ở trong đầu, hay còn gọi là phát âm
thầm. Hoạt động phát âm thầm, bắt chước theo những âm thanh
nghe được trong dòng lời nói càng chuẩn xác bao nhiêu, thì người
nghe hiểu nội dung câu nói càng chính xác bấy nhiêu. Thực tế cho
thấy, học sinh chỉ có thể phát âm thầm một âm nào đó thật chuẩn xác,
khi các em đã có kĩ xảo phát âm đúng âm đó trong lời nói thành
tiếng. Cho nên, ở giai đoạn đầu giáo viên cần cho học sinh luyện tập
để hình thành và phát triển kĩ năng nghe hiểu thông qua khẩu ngữ và
đọc thành tiếng. Điều đó, một mặt, đảm bảo hình thành ở học sinh kĩ
xảo phát âm đúng, mặt khác, giúp các em hình thành đường dây liên
hệ vững chắc giữa âm thanh được nghe và hoạt động cấu âm phát ra
âm thanh đó, vì trên thực tế, người nói cùng một lúc vừa phát ra câu
nói, vừa nghe câu nói của chính mình. Trong thực tế dạy học ngoại
ngữ, giáo viên được chứng kiến nhiều trường hợp, học sinh tự thấy
âm hoặc từ chính mình phát ra không chuẩn xác, đã tự sửa chữa bằng
cách phát âm lại để có được những âm thanh phát ra chuẩn xác hơn.
Khi chưa có kinh nghiệm nghe hiểu, học sinh cứ tưởng câu nói
bằng ngoại ngữ là một chuỗi âm thanh dày đặc, không thể phân
chia được. Muốn hiểu nội dung câu nói, trước hết, học sinh phải biết
phát hiện trong dòng lời nói những mắt xích riêng lẻ, với những đặc
điểm riêng về từ vựng và ngữ pháp như ngữ đoạn, từ, nhóm từ,

cụm từ. Có nắm được ý nghĩa của từng mắt xích và mối liên kết
giữa các mắt xích ấy, học sinh mới nghe hiểu nội dung toàn câu nói.
Chính cơ chế phân đoạn dòng lời nói sẽ giúp học sinh phát hiện ra
các mắt xích trên.
Một trong những yếu tố quan trọng của kĩ năng nghe hiểu là trí
nhớ thính giác. Những học sinh có trí nhớ thính giác tốt, nói một cách
khác là có tai âm nhạc, chỉ nghe giáo viên hoặc băng ghi âm phát ra
câu nói 1 - 2 lần là có thể nhắc lại một cách chính xác. Khi nghe một
câu nói, học sinh nào nhớ và lưu lại trong đầu những đơn vị có nghĩa
càng lớn, thì việc nghe hiểu càng có hiệu quả. Ví dụ, hiệu quả nghe
của một học sinh, khi nghe chỉ nhớ nghĩa của từng từ riêng lẻ sẽ
không cao bằng những học sinh có trí nhớ thính giác tốt hơn, nghĩa là


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

241

khi nghe một câu nói các em không chỉ nhớ nghĩa từng từ riêng lẻ,
mà nhớ nghĩa của cả cụm từ, câu và một số câu liền ý. Cũng có học
sinh có trí nhớ thị giác tốt, nhưng trí nhớ thính giác không tốt. Những
học sinh này chỉ có thể bắt chước nhắc lại và hiểu câu nói, khi vừa
nghe, vừa đọc câu nói dưới dạng chữ viết.
Từ của ngoại ngữ thường có nhiều nghĩa, nên khi nghe, học sinh
phải thực hiện một nhiệm vụ không hề đơn giản là vừa nghe, vừa xác
định thật nhanh nghĩa nào của từ phù hợp với văn cảnh của câu.
Trong quá trình nghe hiểu, khả năng dự đoán nội dung tiếp theo của
câu hoặc của cả đoạn văn có ý nghĩa quan trọng. Thực tế cho thấy,
một học sinh có kĩ năng nghe hiểu tốt, khi mới nghe phần đầu của
một từ, một câu hoặc một đoạn văn, đã có thể dự đoán phần tiếp theo

là gì. Ngoài dự đoán về nội dung, muốn nghe hiểu nhanh, học sinh
còn phải có khả năng dự đoán về hình thái ngôn ngữ. Ví dụ, dù mới
nghe phần đầu của câu nói: “Ngày mai, trong cuộc họp, chúng ta...”, học
sinh đã có thể đoán ngay, tiếp theo phải là động từ vị ngữ ở ngôi thứ
nhất số nhiều thì tương lai. Khả năng dự đoán không chỉ dựa vào
hình thái cấu trúc của câu hoặc hình thái bên ngoài của từ, mà còn
dựa vào nội dung khái quát của câu nói và đoạn văn. Để kết quả dự
đoán có xác suất cao, học sinh phải dựa vào tình huống giao tiếp, văn
cảnh cụ thể của câu nói, tính cách và thói quen ngôn ngữ của người
nói, kinh nghiệm giao tiếp bằng ngoại ngữ của bản thân. Nói cách
khác, học sinh phải biết vận dụng tất cả những yếu tố ngôn ngữ và
ngoài ngôn ngữ trong quá trình nghe hiểu.
Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất của kĩ năng nghe hiểu là các
thao tác tư duy nhằm giải mã thông tin bằng ngôn ngữ thành nội
dung ý nghĩa, tức là phải biết phân tích, bỏ qua những chi tiết riêng lẻ
không quan trọng, giữ lại trong bộ nhớ những điều chính yếu, từ đó
tìm ra nội dung mới mà người nói muốn truyền đạt.
2.2. Đơn vị dạy học nghe hiểu
2.2.1. Bài nghe là đơn vị dạy học nghe hiểu
Trên thực tế, có thể luyện tập để hình thành kĩ năng nghe hiểu
dựa trên những câu nói, thậm chí là những từ hoặc cụm từ đơn lẻ.


242

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

Nhưng muốn hình thành và phát triển kĩ năng nghe hiểu thực thụ
theo đường hướng thực hành giao tiếp, đơn vị dạy học nghe hiểu
phải là đơn vị lời nói gồm nhiều câu nói có nội dung liền ý, đó là văn bản

nghe hay còn gọi là bài nghe (Aural Text). Những bài được sử dụng để
dạy học nghe hiểu phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về ngôn
ngữ và giáo học pháp.
2.2.2. Các yêu cầu đối với bài nghe
Trước hết, bài nghe phải có nội dung hấp dẫn, phù hợp với trình
độ ngoại ngữ, trình độ hiểu biết và tâm lí lứa tuổi của học sinh. Ví dụ,
đối với những học sinh nhỏ tuổi mà cho các em nghe những bài có nội
dung lí luận khô khan, phức tạp, chắc chắn các em sẽ chán không
muốn nghe. Ngược lại, đối với học sinh lớn tuổi, ở giai đoạn nâng cao,
mà cho nghe những bài quá dễ về ngôn ngữ và nội dung đơn giản như
dạy cho học sinh tiểu học, thì các em cũng không hứng thú.
Lời nói độc thoại và đối thoại có nhiều điểm khác nhau về ngôn
ngữ học, tâm lí học cũng như nội dung thông báo. Cho nên, các bài
được sử dụng để luyện kĩ năng nghe hiểu phải bao quát cả những bài
độc thoại và đối thoại.
Về chức năng ngữ nghĩa, các nhà giáo học pháp cho rằng, ban
đầu nên cho học sinh nghe những bài được soạn theo phong cách kể
chuyện, trình bày về các sự kiện cụ thể. Sau đó, giáo viên dần dần
đưa vào chương trình dạy học những bài nghe thuộc các thể loại văn
phong khác như: miêu tả, nghị luận, chứng minh. Ở giai đoạn nâng
cao, giáo viên đưa vào chương trình dạy học các bài nghe có những
đặc điểm về nội dung và cấu trúc ngôn ngữ giống như thực, đó là
những bản thông báo trên sân bay, trên ga xe lửa, những bài nói trên
đài phát thanh, vô tuyến truyền hình hoặc lời nói của các nhân vật
trong phim v.v.
Một yêu cầu quan trọng đối với nội dung tất cả các bài nghe, dù
ở giai đoạn đầu hay giai đoạn nâng cao, là phải có thông tin mới. Bất
cứ ai, khi nghe hoặc đọc một văn bản, đều có mong muốn được mở
rộng tầm hiểu biết, được nhận thêm một điều gì đó mới mẻ. Nhưng,
kết quả thực nghiệm lại chứng minh rằng, nếu nội dung bài nghe có



Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

243

quá nhiều thông tin mới, học sinh chưa được nghe bao giờ, thì tác
dụng hoàn toàn ngược lại: không những không nâng cao hiệu quả
nghe hiểu, mà còn làm học sinh mất tự tin, vì không kịp hiểu và nắm
bắt những thông tin mới nối tiếp nhau trong từng câu của bài nghe.
Thực tế đó cũng làm các em giảm hứng thú, không muốn nghe tiếp.
Do đó, giáo viên nên sắp xếp những đoạn có nhiều thông tin mới, xen
kẽ với những đoạn ít thông tin mới, nhiều thông tin quen thuộc.
Những đoạn chứa nhiều thông tin quen thuộc tạo điều kiện cho học
sinh có thời gian ngẫm nghĩ để hiểu thêm về những thông tin mới
vừa được nghe ở đoạn trước. Nhiều trường hợp, do có thời gian
ngẫm nghĩ trước khi nghe một thông tin mới, học sinh có thể phục
hồi lại những điều vừa nghe và từ đó hiểu thêm về một vài chi tiết
mà trước đó chưa hiểu hết. Tóm lại, một văn bản có quá nhiều thông
tin mới, không những không nâng cao mà còn hạ thấp hiệu quả dạy
học nghe hiểu, làm giảm hứng thú nghe của học sinh. Theo các nhà
giáo học pháp, lượng thông tin mới và độ khó/ dễ của các hiện tượng
ngôn ngữ trong một bài nghe chỉ nên ở mức vừa phải, phù hợp với trình
độ ngoại ngữ và tư duy của học sinh.
2.2.3. Sắp xếp bài nghe và tốc độ đọc
Ở giai đoạn đầu, giáo viên cho học sinh nghe những bài có độ
dài không lớn, với nội dung cụ thể, dễ hiểu, các hiện tượng từ vựng,
ngữ pháp trong bài nghe quen thuộc với các em. Dần dần, sau này,
giáo viên cho các em nghe những bài có một số từ mới, nhưng không
nên quá nhiều (chỉ vào khoảng trên dưới 3% tổng số từ của toàn bài).

Từ mới có trong bài nghe sẽ góp phần làm tăng vốn từ vựng của học
sinh, đồng thời giúp các em phát triển kĩ năng đoán nghĩa từ trong
quá trình nghe hiểu. Theo các nhà tâm lí học, từ mới không nên để ở
đầu câu hoặc đầu đoạn văn, vì điều đó gây khó khăn cho học sinh
trong việc ghi nhớ và đoán nghĩa từ. Trước khi cho nghe, giáo viên
giúp các em tháo gỡ những hiện tượng ngữ pháp, từ vựng khó sẽ gặp
trong bài nghe. Tâm lí học đã chứng minh, việc sắp xếp ngữ liệu cũng
như nội dung bài nghe hợp lí có thể nâng cao hiệu quả nghe hiểu lên
tới 25%. Được luyện nhiều, học sinh sẽ dần dần có kinh nghiệm nghe,
biết nắm bắt nội dung chính của bài và chắt lọc lấy những ý phù hợp


244

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

với mục đích nghe. Lúc đó, giáo viên có thể lựa chọn bài dạy nghe
thoải mái hơn, nâng cao dần độ khó của các hiện tượng ngôn ngữ và
tính đa dạng trong nội dung bài nghe.
Tốc độ đọc bài nghe phù hợp với trình độ học sinh. Kết quả thực
nghiệm cho thấy, tốc độ phát ra bài nghe trùng với tốc độ nói của học
sinh là hợp lí. Tất nhiên, mục đích cuối cùng của dạy học là luyện cho
học sinh nghe hiểu những bài được phát ra với tốc độ tương tự như
phát thanh viên đọc trên đài. Ở giai đoạn đầu, tốc độ phát ra bài nghe
có thể chậm hơn tốc độ bình thường, nhưng cũng không nên quá
chậm, vì tốc độ quá chậm sẽ làm hỏng tính tự nhiên của lời nói, mặt
khác còn cản trở các hoạt động của cơ chế lời nói. Trong trường hợp
cần thiết, để tạo thuận lợi cho học sinh trong quá trình nghe hiểu,
giáo viên có thể làm chậm tốc độ đọc bằng cách kéo dài thời lượng
ngắt giọng giữa các ngữ đoạn hoặc giữa các câu. Một giáo viên ngoại

ngữ có kinh nghiệm không đọc bài nghe với tốc độ và giọng điệu đều
đều từ đầu đến cuối bài, mà trong quá trình đọc có thay đổi, lúc
nhanh, lúc chậm, lúc nhấn mạnh, lúc bình thường. Giáo viên dùng
tốc độ chậm để nhấn mạnh những nội dung quan trọng, ngược lại,
đối với những thông tin ít quan trọng, có tính phụ trợ, minh họa cho
nội dung chính, giáo viên đọc nhanh hơn.
Trong cuộc sống thực ngoài đời, học sinh thường được nghe
nhiều giọng nói phát ra từ nhiều nguồn khác nhau. Ở giai đoạn đầu,
chính lời nói sinh động của giáo viên là nguồn chủ yếu phát ra những
câu, những bài nói bằng ngoại ngữ để học sinh nghe. Sau đó, theo
nguyên tắc tăng dần độ khó, giáo viên cho các em nghe những lời
thuyết minh trong phim đèn chiếu. Nếu có hình ảnh minh họa kèm
theo lời thuyết minh, thì càng tốt, vì điều đó cho phép giáo viên định
lượng và quản lí độ khó/ dễ của ngữ liệu trong bài nghe. Tiếp theo,
giáo viên cho nghe băng ghi âm, nghe lời nói của phát thanh viên
trên đài phát thanh, đài truyền hình và lời thoại của các nhân vật
trong phim truyện. Trước hết, các bài nghe trong băng ghi âm nên do
chính giáo viên với giọng nói quen thuộc đọc cho các em nghe. Sau
đó, dần dần cho nghe giọng nói của những người khác. Nên nhớ,
giọng nam trầm bao giờ cũng giúp học sinh khi nghe ít mệt hơn
giọng nữ và giọng nói của trẻ con.


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

245

Cho đến nay, trong giáo học pháp vẫn chưa có ý kiến thống
nhất về số lần cho học sinh nghe để hiểu văn bản. Một số nhà giáo
học pháp cho rằng, nên cho học sinh nghe hai lần. Sau khi cho nghe

lần đầu, giáo viên kiểm tra sơ bộ mức độ hiểu của học sinh. Trước khi
cho nghe lần thứ hai, giáo viên đặt thêm nhiệm vụ nhằm hướng chú
ý của các em vào việc hiểu sâu hơn và nắm bắt nhiều hơn các thông
tin có trong bài nghe. Một số nhà giáo học pháp khác lại cho rằng,
trong giao tiếp thực ngoài đời, người nghe bắt buộc phải hiểu lời nói
của người khác hoặc của phát thanh viên ngay sau lần nghe đầu tiên.
Do đó, không nên cho học sinh nghe nhiều lần, tạo cho các em một
thói quen không tốt là phải được nghe đến lần thứ hai mới hiểu. Hơn
nữa, trong giao tiếp thực ngoài đời (Real-life Communication), học sinh
hầu như không có khả năng được nghe một câu nói hay một đoạn
văn tới hai lần, trong cùng một thời điểm. Do đó, các em bắt buộc
phải hiểu lời nói ngay sau khi nghe lần đầu. Là giáo viên ngoại ngữ,
chúng ta mong muốn học sinh của chúng ta hiểu ngay sau lần nghe
đầu tiên. Nhưng thực tế dạy học cho thấy, mục đích đó chỉ có thể đạt
được với điều kiện các hoạt động trước khi nghe được thực hiện
nghiêm túc, nhằm nâng cao khả năng nghe hiểu và giải quyết các
hiện tượng ngôn ngữ khó trước khi cho nghe. Chính vì thế, có nhà
giáo học pháp cho rằng, không nên quy định một cách cứng nhắc về
số lần cho học sinh nghe. Nên để giáo viên, người trực tiếp giảng dạy,
được quyền quyết định cuối cùng. Tùy từng trường hợp cụ thể, tùy
theo điều kiện dạy học, đối tượng học sinh và giai đoạn dạy học, giáo
viên sẽ giải quyết vấn đề này theo những cách khác nhau, nhưng cuối
cùng phải đạt được mục đích dạy cho học sinh có kĩ năng nghe hiểu lời nói
ngay sau lần nghe đầu tiên.
2.3. Các loại nghe hiểu
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp hai loại nghe: nghe không
có chủ ý và nghe có chủ ý.
2.3.1. Nghe không có chủ ý
Nhiều khi, trong cuộc sống, chúng ta nghe, nhưng không tập
trung chú ý vào nghe, nghe cho vui, nghe được đến đâu hay đến đó,



246

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

không có mục đích cụ thể. Các nhà giáo học pháp gọi loại nghe này là
nghe không có chủ ý (Casual Listening) (Doff, 1989). Ví dụ, chúng ta
nghe đài, trong khi đang làm một việc gì đó, đang "chat" với bạn trên
máy tính chẳng hạn. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ nghe loáng
thoáng và nghe xong có thể không nhớ hết nội dung vừa nghe, trừ
khi trong bản tin trên đài phát thanh hoặc truyền hình có một nội
dung nào đó làm chúng ta quan tâm.
2.3.2. Nghe có chủ ý
Bình thường bao giờ chúng ta cũng nghe với một mục đích cụ
thể, nhằm tìm hiểu những thông tin chúng ta đang quan tâm. Các
nhà giáo học pháp gọi loại nghe này là nghe có chủ ý (Focussed
Listening). Ví dụ, chúng ta nghe một bản tin quan trọng trên đài phát
thanh, nghe giải thích các thao tác sử dụng một loại máy gia dụng mà
chúng ta cần biết, sinh viên, học sinh nghe giáo viên giảng bài, v.v.
Trong trường hợp này, chúng ta nghe chăm chú, cố đạt được mục
đích đã đề ra. Tuy vậy, khi nghe, chúng ta thường tập trung chú ý
chủ yếu vào những nội dung quan trọng, những thông tin cốt lõi,
không phân đều chú ý vào tất cả các chi tiết trong bài nghe. Thường
thường, trước khi nghe, chúng ta đã xác định nghe để làm gì, nghe để
nắm được điều chúng ta đang muốn biết, chính mục đích đó thúc
đẩy chúng ta tập trung chú ý nghe. Trong thực tế dạy học ngoại ngữ,
loại nghe thứ hai có vai trò quan trọng, vì trong lớp học, khi cho học
sinh nghe bao giờ giáo viên cũng giao nhiệm vụ và yêu cầu chú ý
nghe, nhớ nội dung bài nghe để sau đó thực hiện các bài tập được

giao. Nếu giáo viên yêu cầu học sinh nghe, nhưng chưa giao nhiệm
vụ cụ thể, thì hiệu quả nghe hiểu sẽ không cao. Do đó, trước khi cho
nghe, giáo viên giao nhiệm vụ, nêu câu hỏi các em phải trả lời sau khi
nghe. Biết mục đích và nhiệm vụ phải thực hiện, các em sẽ tập trung
chú ý nghe và cố gắng nắm được những nội dung theo đúng yêu cầu
của giáo viên. Về phương pháp đặt câu hỏi hướng dẫn và giao nhiệm
vụ trước khi nghe tác giả sẽ trình bày ở mục “Phương pháp dạy học
nghe hiểu”.


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

247

3. Phương pháp dạy học nghe hiểu
3.1. Nhiệm vụ dạy học nghe hiểu
Nghe hiểu là một dạng của hoạt động lời nói, tạo nền cho giao
tiếp khẩu ngữ. Quá trình nắm vững giao tiếp khẩu ngữ được bắt đầu
từ nghe hiểu. Nghe hiểu được hình thành trên cơ sở kĩ năng khu biệt
những âm đã được tiếp nhận, kết nối các âm thành những tổ hợp có
nghĩa, ghi nhớ các tổ hợp có nghĩa trong suốt thời gian nghe, đoán
trước những điều sắp nghe và cuối cùng hiểu nội dung, ý nghĩa toàn
bộ chuỗi âm thanh nghe được. Như vậy, nghe hiểu với tư cách là một
dạng hoạt động lời nói, được hình thành nhờ các kĩ năng và mỗi kĩ
năng lại được hình thành trên cơ sở các kĩ xảo hay còn gọi là cận kĩ
năng (Sub-skills) cụ thể. Nghe hiểu không đơn thuần là nghe thấy âm
thanh, mà điều quan trọng là giải mã âm thanh (“Decoding” Sounds) và
hiểu ý nghĩa ẩn sau những âm thanh đó (Vaysburg, 1965; Ur, 1984).
Khi dạy học nghe hiểu bằng ngoại ngữ, chúng ta phải luyện kĩ năng
nghe hiểu nội dung lời nói hoặc bài nói. Để đạt được mục đích cao

nhất đó, học sinh phải thực hiện hàng loạt những nhiệm vụ cụ thể,
nhằm hình thành nhiều kĩ xảo khác nhau. Giáo học pháp phân loại các
nhiệm vụ nghe hiểu thành ba nhóm chính.
Nhóm một gồm những nhiệm vụ có chức năng hình thành ở học
sinh kĩ năng, kĩ xảo ngữ âm, tức là khả năng nhận biết, phân biệt các
âm, nhận biết sắc thái biểu cảm và ý nghĩa ẩn chứa trong giọng nói,
phong cách nói, ngữ điệu của người nói. Ví dụ, dựa vào phong cách
nói học sinh biết câu nói mang tính trang trọng hay thân mật, qua
giọng nói các em biết người nói đang tức giận, phấn khích hay bình
tĩnh, qua cách phát âm học sinh phân biệt được đó là tiếng Anh kiểu
chính thống của người Anh hoặc tiếng Anh kiểu Mĩ. Có khả năng
nhận biết và phân biệt các âm trong dòng lời nói. Ví dụ, khi nghe cặp
từ tiếng Anh “pig” và “pik”, học sinh phải phân biệt được sự khác
nhau giữa các âm [g] và [k]. Giữa hai từ này chỉ có một âm khác
nhau, nên được gọi là cặp tối thiểu (Minimal Pairs). Một số ví dụ
khác về cặp từ tối thiểu: click (tiếng lách cách) và clock (đồng hồ),
mud (bùn lầy) và mad (điên dại), sun (mặt trời) và run (chạy). Khi


248

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

nghe người nói phát âm những từ như ask, half, last, dance, France với
âm [ᴂ] không kéo dài thay cho âm [α:] kéo dài, hoặc phát âm các từ
shop, hot, stop, modern với âm [∧
∧], học sinh phải biết đó là cách phát
âm của tiếng Anh - Mĩ.
Trong tiếng Anh, ngoài trật tự từ, ngữ điệu của câu nói cũng có
chức năng giúp người nghe phân biệt câu hỏi với câu tường thuật. Ví

dụ, trong câu: “I'm in time [  ]” với ngữ điệu xuống giọng người nghe
biết, đây là câu tường thuật có nghĩa: "Tôi đến đúng giờ”, nhưng nếu
nghe thấy ngữ điệu lên giọng “I'm in time [  ]?”, học sinh sẽ hiểu,
đây là câu hỏi: “Tôi đến đúng giờ phải không?”. Khi nghe câu: “Your
father[  ]gave you the money.” với ngữ điệu xuống giọng ở phần cuối,
học sinh hiểu, đây là câu kể với nghĩa: “Bố cậu đã cho cậu tiền”, nhưng
nếu ngữ điệu lên giọng đột ngột ở cụm từ Your father [  ] gave you the
money?”, học sinh phải hiểu đây là câu hỏi với nghĩa “Bố cậu đã cho
cậu tiền, đúng không?”.
Nhóm hai gồm những nhiệm vụ có chức năng hình thành ở học
sinh kĩ năng, kĩ xảo từ vựng, tức là khả năng khi nghe một câu nói
bằng ngoại ngữ, dựa vào các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, các
em có thể nhận biết, phân biệt, hiểu nghĩa và chức năng của các từ trong
câu. Ví dụ, nghe câu: Would you please pick the phone up?, học sinh
phải biết: pick là động từ thực hiện chức năng vị ngữ, còn phone là
danh từ làm bổ ngữ trực tiếp trong câu. Câu này có nghĩa: “Xin ông
cầm ống nghe lên?”. Kĩ năng từ vựng đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào
ngữ cảnh và cấu trúc ngữ pháp của câu để đoán nghĩa những từ chưa
biết, xác định đúng những từ “chìa khoá” biểu đạt nội dung chính của
câu và những từ chỉ có ý nghĩa phụ trợ, có thể nghe lướt qua. Ví dụ,
trong câu “The policeman hit the man with a billy club”, “billy” là một
từ mới, từ “a club” (cái gậy) học sinh đã biết. Trong trường hợp này,
dựa vào ngôn cảnh toàn câu, dù không biết nghĩa của từ “billy”, học
sinh cũng có thể đoán “a billy club” nghĩa là “dùi cui”, cái gậy cảnh
sát thường dùng. Do đó, các em có thể nghe lướt qua, không cần tìm
nghĩa của từ “billy”, vì nó không ảnh hưởng lớn đến nghĩa chung
của toàn câu.
Ở lĩnh vực từ vựng, nhiều từ cùng biểu đạt một sự vật, nhưng
từ Anh-Mĩ viết và đọc khác hẳn so với từ Anh-Anh. Ví dụ: toa hành



Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

249

khách trên xe lửa: railway carriages (tiếng Anh-Anh), cars (tiếng AnhMĩ); nhà ga xe lửa: railway station (tiếng Anh-Anh), depot (tiếng AnhMĩ); cửa hàng: shop (tiếng Anh-Anh), stores - (tiếng Anh-Mĩ); mùa thu:
autumn (tiếng Anh-Anh), fall (tiếng Anh-Mĩ); xe điện ngầm:
underground (tiếng Anh-Anh), subway (tiếng Anh-Mĩ). Ngay trong
giáo dục, tên gọi các trường, lớp theo tiếng Anh-Anh và Anh-Mĩ cũng
có nhiều khác biệt. Ví dụ, trường trung học theo tiếng Anh-Anh là
secondary school, nhưng theo tiếng Anh-Mĩ lại là high school (Xinko,
1992). Khi nghe một bài bằng tiếng Anh học sinh phải nhận biết và
hiểu được những điểm khác biệt đó.
Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp không phải là những từ
hoặc cụm từ riêng lẻ. Mỗi bài nói, mỗi phát ngôn đều được nói ra
trong một ngữ cảnh cụ thể bao gồm nhiều từ, câu, thậm chí nhiều
đoạn văn được nối với nhau thành một khối ngữ nghĩa thống nhất
nhờ những từ gắn kết (Cohesive Words). Từ gắn kết có thể là một đại từ
nhân xưng, có chức năng thay thế cho một danh từ đã dùng ở câu
trước. Ví dụ, trong câu: Last week my sister sent me a letter. She had
good news to share with me about her new job, đại từ nhân xưng She ở
câu sau thay thế cho danh từ sister ở câu trước có chức năng gắn kết
hai câu nói làm thành một chuỗi câu liền ý. Trong tiếng Anh từ nối
(Connectors) có thể là số từ, trạng từ, liên từ như: first (thứ nhất),
second (thứ hai), finally (cuối cùng), therefore (cho nên), but (nhưng), if
… then (nếu.. thì) v.v. Khi nghe, nếu không nắm được chức năng của
những từ liên kết, học sinh sẽ không hiểu đúng và nhanh nội dung
khái quát của toàn đoạn văn.
Nhóm ba gồm các nhiệm vụ có chức năng hình thành ở học sinh kĩ
năng, kĩ xảo ngữ pháp, tức là khả năng nhận biết, phân biệt các cấu

trúc câu, hiểu chức năng, ý nghĩa của chúng trong lời nói. Ví dụ, khi
nghe câu nói: Would you please pick the phone up?, học sinh phải hiểu
cách nói Would you kèm theo từ please (Would you please…) trong
tiếng Anh dùng để biểu đạt lời yêu cầu đề nghị một cách lịch sự.
Trong lĩnh vực ngữ pháp, giữa tiếng Anh-Anh và Anh-Mĩ cũng
có những khác biệt nhất định. Ví dụ, người Mĩ dùng will kết hợp với
tất cả các ngôi của chủ thể, kể cả ngôi thứ nhất để biểu đạt hành động


250

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

ở thì tương lai: I will be disappointed hoặc dùng do như một trợ động
từ ngay cả khi đi với động từ to have: Do you have time now?; I do
not have any brothers or sisters. Học sinh phải nhận biết những khác
biệt đó để không bị lúng túng khi nghe những câu nói bằng tiếng
Anh theo kiểu Mĩ. Tóm lại, các nhiệm vụ trong nhóm ba yêu cầu học
sinh phải nghe và hiểu chức năng ý nghĩa của các cấu trúc cú pháp,
những kiểu câu khác nhau: câu tường thuật, câu mệnh lệnh.
Tất cả các nhiệm vụ trong ba nhóm trên đều hướng tới mục đích
cao nhất của dạy học nghe là hiểu nhanh và đúng câu nói hoặc bài nói
của người khác trong giao tiếp. Dựa vào mục đích của hoạt động
nghe, các nhà giáo học pháp phân biệt nhiều loại nghe hiểu khác nhau:
1) Nghe lướt để hiểu ý chính (Skimming)
Trong cuộc sống, nhiều khi người ta nghe nhưng không đặt mục
đích phải hiểu từng từ, từng chi tiết cụ thể trong bài nghe, mà chỉ
muốn nắm được ý chính. Kĩ năng này được gọi là nghe lướt
(Skimming). Khi nghe lướt qua một bản tin, chương trình phát thanh
người ta chỉ nắm được những tin chính, không đi vào chi tiết. Khi kiểm

tra trình độ học sinh nghe lướt để hiểu ý chính giáo viên đặt câu hỏi:
• What is the main idea of what you are hearing?
(Ý chính của bài các em vừa nghe là gì?)
2) Nghe để lấy thông tin (Scanning)
Trong nhiều trường hợp chúng ta nghe chỉ để lấy thông tin cần
biết. Loại nghe này gọi là nghe để lấy thông tin (Scanning). Ở đây,
người nghe không nhất thiết phải hiểu tất cả các từ, các câu trong bài
nghe, thậm chí không quan tâm đến nội dung khái quát toàn bài
nghe, mà chú ý nghe để lấy thông tin mà người nghe đang muốn
biết. Trong cuộc sống, có trường hợp nhiều người cùng nghe một bài,
nhưng mỗi người quan tâm đến một nội dung khác nhau. Ví dụ,
cùng nghe bản tin thời tiết, phát thanh viên thông báo nhiệt độ ở
nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng người Hà Nội chú ý nghe chỉ
để biết nhiệt độ ngày mai ở Hà Nội, còn người Thành phố Hồ Chí
Minh thì nghe để nắm được nhiệt độ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khi
giáo viên đọc danh sách các học sinh được phân công chịu trách


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

251

nhiệm về từng việc cụ thể chuẩn bị cho Dạ hội tiếng tiếng Anh vào
ngày chủ nhật. Cả lớp cùng nghe, nhưng mỗi em chỉ chú ý nghe tên
mình và những công việc mình được phân công.
3) Nghe hiểu đầy đủ (Listen and Understand)
Kĩ năng nghe hiểu đầy đủ đòi hỏi học sinh không những nắm
được ý chính của bài nghe, mà phải nắm được đầy đủ, chi tiết toàn bộ
nội dung và hình thái ngôn ngữ của bài. Trong thực tế dạy học ngoại
ngữ, muốn học sinh đạt được mục đích nghe hiểu đầy đủ, giáo viên

phải vận dụng kết hợp dạy nghe lướt, nghe lấy thông tin với nhiều thủ
thuật dạy nghe khác như: nghe và đoán trước nội dung bài nghe
(Predicting Listening); nghe và tóm tắt nội dung bài nghe (Summarising
Listening) bằng một lượng từ nhất định (khoảng 25, 50 hoặc 100 từ);
nghe có phê phán (Critical Listening) đòi hỏi học sinh phải hiểu và phát
biểu ý kiến đồng ý/ không đồng ý với nội dung bài nghe, đồng tình/
không đồng tình với hành động của các nhân vật trong bài nghe v.v.
Phương pháp luyện kĩ năng nghe hiểu đầy đủ thường được vận dụng
kết hợp để luyện các kĩ năng giao tiếp khác. Ví dụ, sau khi cho nghe, giáo
viên yêu cầu từng cặp học sinh hỏi đáp theo nội dung bài nghe, kể
hoặc viết bài tường thuật lại nội dung bài nghe. Phương pháp kết hợp
không những tạo điều kiện cho giáo viên kiểm tra trình độ nghe hiểu,
mức độ nắm các kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp) của học sinh,
mà còn góp phần luyện cho các em kĩ năng nói, viết bằng ngoại ngữ.
Tóm lại, mục đích của mỗi loại nghe hiểu có thể khác nhau,
nhưng tất cả đều hướng tới mục đích cao nhất là luyện kĩ năng nghe
hiểu lời nói tự nhiên trong các tình huống giao tiếp thực, thường gặp
trong cuộc sống. Đó là nghe hiểu những thông báo bằng ngoại ngữ ở
nơi công cộng như: sân bay, ga tàu hỏa, bến ô tô đường dài, lời chỉ
đường của người dân gặp trên phố, lời giải thích, nhắc nhở của bác sĩ
đối với bệnh nhân, cao hơn nữa là nghe hiểu bản tin trên đài phát
thanh, truyền hình v.v. Để đạt được mục đích này, các tình huống
dạy nghe hiểu ở trên lớp phải giống hoặc gần giống tình huống nghe
hiểu có thực trong cuộc sống. Nhiều giáo viên ngoại ngữ đã ghi âm
những câu nói trên đường phố, những thông báo thực bằng ngoại
ngữ trong cuộc sống hằng ngày, những bài nói trên vô tuyến truyền


252


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

hình, sau đó, phát lại và luyện cho học sinh nghe trong giờ học. Thực
tế cho thấy, nếu trên lớp được luyện nghe băng ghi âm những lời nói
tự nhiên như vậy, thì sau này, nếu gặp những tình huống nghe hiểu
tương tự trong cuộc sống, các em sẽ không bị lúng túng và kĩ năng
nghe hiểu được hình thành trên lớp sẽ dễ dàng chuyển thành kĩ năng
nghe hiểu thực thụ trong giao tiếp ngoài đời. Nghe hiểu là một dạng
hoạt động lời nói khó, muốn có kĩ năng, học sinh phải kiên trì luyện
tập theo đúng các nguyên tắc của giáo học pháp hiện đại.
3.2. Các nguyên tắc dạy học nghe hiểu (Principles for Teaching
Listening)
Để thực hiện những nhiệm vụ và mục đích vừa nêu trên, việc
dạy học nghe hiểu ở trường phổ thông cũng như đại học phải nghiêm
túc tuân thủ một số nguyên tắc dạy học cơ bản sau.
(Forseth, 1994; Nguyễn Hạnh Dung, 2002):
3.2.1. Hoạt động nghe phải hướng tới hiểu nội dung (Maining-based Tasks)
Hoạt động nghe trong giờ ngoại ngữ được định hướng rõ ràng
thông qua các kiểu bài tập và nhiệm vụ giáo viên giao cho học sinh
thực hiện trước, trong và sau khi nghe. “Các nhiệm vụ nghe trong giờ học
phải gắn với yêu cầu hiểu nội dung câu nói hoặc đoạn văn” (Ur,1984). Giáo
viên không đưa ra những nhiệm vụ nghe hoàn toàn mang tính hình
thức, không gắn với hiểu nội dung như: “What word do you hear? a)
dog - b) log” (Hãy nghe và xác định đã nghe thấy từ nào dog hay log?).
Nhiệm vụ giao cho học sinh trong bài tập này hoàn toàn mang tính
hình thức. Học sinh không cần hiểu nội dung câu nói, chỉ nghe, nhận
biết và phân biệt các âm "d" và "l", qua đó phân biệt được hai từ
"dog" (con chó) và "log" (khúc gỗ mới đốn) là đạt yêu cầu. Cũng với
những ngữ liệu và nhiệm vụ nghe như trên, giáo viên thay đổi yêu
cầu, thì khi nghe, học sinh đã phải chú ý đến nội dung, nếu chỉ quan

tâm đến hình thái âm thanh, không hiểu nội dung các em sẽ không
hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ:
“Circle the definition for the word you hear” (Hãy khoanh tròn lời giải
thích nào phù hợp với nghĩa của từ các em vừa nghe được trong câu):


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

253

a) a small animal that lives with people (con vật nhỏ thường sống cùng
với người).
b) the trunk of a tree cut down (phần còn lại của cây sau khi bị đốn).
Trong thực tế dạy học, ở giai đoạn đầu, khi trình độ ngoại ngữ
của học sinh còn thấp, giáo viên có thể sử dụng kiểu bài tập phân biệt
(Discrimination Exercises) những từ vừa nghe, nhưng, nói chung,
đường hướng giao tiếp đòi hỏi nhiệm vụ nghe phải gắn với hiểu nội
dung ở những mức độ khác nhau. Nhiệm vụ hiểu nội dung bao giờ
cũng chiếm tỉ trọng cao và được nhấn mạnh nhiều hơn nhiệm vụ ghi
nhớ và nhắc lại những âm thanh vừa nghe.
3.2.2. Hướng dẫn trước khi cho nghe (Listening Tasks before Presenting)
Hoạt động nghe hiểu trong giờ ngoại ngữ thường là nghe có chủ
ý nhằm đạt được mục đích học tập đã đề ra, ít khi là nghe để giải trí
thuần tuý, không có chủ ý, nên trước khi cho nghe, giáo viên cần dẫn
dắt (Lead-in), hướng chú ý của học sinh vào nghe hiểu những nội
dung quan trọng của bài. Giáo viên có thể vận dụng nhiều thủ thuật
hướng dẫn khác nhau: giới thiệu cảnh huống diễn ra các sự kiện
trong bài nghe, nêu câu hỏi tạo trí tò mò, gây hứng thú nghe, cùng
học sinh thảo luận ngắn gọn về chủ điểm của bài nghe, đặt câu hỏi
hướng chú ý của các em vào những nội dung cần thiết để có thể thực

hiện bài tập sau khi nghe v.v.
Trước khi cho nghe, giáo viên giải thích nghĩa của một số từ mới
sẽ gặp trong bài nhằm giúp các em giảm bớt khó khăn về ngôn ngữ,
tập trung chú ý vào nghe hiểu nội dung. Tuy vậy, không nên biến
việc giải thích nghĩa từ trước khi nghe thành “mục” dạy từ mới.
3.2.3. Bài nghe phải đa dạng và chuẩn xác về ngôn ngữ (Variety of Types of
Texts)
Bài nghe được sử dụng để dạy học phải đa dạng, thuộc nhiều
thể loại khác nhau: độc thoại, đối thoại, bản tin trên đài phát thanh
hoặc truyền hình, bài hát, những mẩu chuyện vui (Humors/ Jokes),
những chuyện kể hoặc bài tường thuật (Narratives) v.v. Nguồn phát


254

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

ra bài nghe cũng cần đa dạng với nhiều giọng nói khác nhau: giọng
nam, giọng nữ, giọng cao/ thấp, giọng người lớn/ trẻ em v.v. Trong
thực tế dạy học, nguồn phát có thể là thầy, cô giáo trực tiếp nói hoặc
băng ghi âm. Dù trong trường hợp nào bài nghe cũng phải đảm bảo
chất lượng âm thanh rõ ràng, âm lượng đủ nghe, tốc độ đọc ổn định,
phù hợp với trình độ học sinh, không quá nhanh hoặc quá chậm. Bài
nghe đảm bảo chuẩn xác về ngôn ngữ: nội dung phù hợp với lứa tuổi
học sinh, có tính giáo dục, có thông tin mới góp phần mở rộng tầm
hiểu biết của học sinh.
Ở giai đoạn nâng cao, nhất là ở các trường, lớp chuyên ngoại
ngữ, nên tăng cường cho học sinh nghe những bài có thực, gần gũi
với tình huống nghe ở ngoài đời (Authentic (Real) Texts). Ví dụ, nghe
băng ghi âm các bản tin, những cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình

của Mĩ (The Voice of America), của Anh (BBC - British Broadcasting
Corporation). Dạy nghe thông qua những bài ghi âm trực tiếp từ cuộc
sống thực tạo điều kiện cho học sinh được làm quen với đủ các giọng
nói, các phong cách và kiểu ngữ điệu khác nhau, với các loại tiếng ồn
làm nền (Background Noise), những chỗ ngừng nghỉ, ngắt đoạn rất tự
nhiên do những câu hỏi hoặc lời nói của người khác xen vào.
3.2.4. Đảm bảo nguyên tắc sư phạm đi từ dễ đến khó
Luyện kĩ năng nghe hiểu không được nóng vội, phải kiên trì
thực hiện đầy đủ các bước dạy nghe, đảm bảo đi từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp. Vi phạm nguyên tắc sư phạm này, giáo viên không
những không đạt kết quả mong muốn, mà còn gây cho học sinh cảm
giác sợ nghe và giảm hứng thú với các hoạt động nghe trên lớp. Ví
dụ, nếu giáo viên chưa thực hiện các hoạt động trước khi nghe giúp
học sinh giải quyết các khó khăn về ngôn ngữ, đã vội cho các em
nghe và đặt câu hỏi kiểm tra trình độ nghe hiểu, các em sẽ lúng túng,
nhiều trường hợp không trả lời được. Ở giai đoạn đầu, trình độ ngoại
ngữ của học sinh còn thấp, giáo viên cho nghe những bài có nội dung
cụ thể, đơn giản, ít từ mới, ít hiện tượng ngữ pháp phức tạp, tốc độ
đọc vừa phải, đến giai đoạn nâng cao mới cho nghe những bài khó
hơn, phức tạp hơn và tốc độ đọc nhanh hơn. Về số lần cho học sinh


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

255

nghe cũng phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của các em. Nói
chung, nên cho nghe nhiều hơn một lần, vì sau khi nghe lần đầu, đa
số học sinh chưa nắm được nội dung chính của bài. Tùy từng đối
tượng học sinh, giáo viên có thể cho nghe hai hoặc ba lần. Sau mỗi

lần nghe, giáo viên lại yêu cầu học sinh hiểu sâu hơn một mức, từ đó
giúp các em dần dần hiểu đầy đủ nội dung bài nghe. Hiểu nội dung
là yếu tố quyết định tạo cho học sinh hứng thú nghe lời nói bằng
ngoại ngữ ở trên lớp. Ví dụ, sau lần nghe thứ nhất, giáo viên hỏi:
“What is the man's name and what is his job?” (Tên của nhân vật nam
trong bài nghe là gì? Anh ta làm nghề gì?), sau lần nghe thứ hai, giáo
viên hỏi: “Why does the man say his job is the best?” (Vì sao anh ta nói
công việc của anh ta là tốt nhất?), sau lần nghe thứ ba, giáo viên hỏi:
“What does the woman think about the man's opinion?” (Nhân vật nữ nghĩ
gì về ý kiến trên của nhân vật nam?). Khi trình độ học sinh được nâng
cao, giáo viên giảm số lần cho nghe xuống còn hai lần. Lí tưởng nhất
là, chỉ cho nghe một lần và yêu cầu phải hiểu nội dung, vì trong cuộc
sống ít khi học sinh được nghe một câu nói hoặc bài nói nhiều hơn
một lần trong cùng một thời điểm.
3.3. Những khó khăn của nghe hiểu
Thực tế giao tiếp cho thấy, học sinh gặp nhiều khó khăn khi
nghe hiểu lời nói của người nước ngoài, do đó, nhiệm vụ đầu tiên của
giáo viên là giúp các em vượt qua những khó khăn làm cản trở quá
trình nghe hiểu. Theo các nhà giáo học pháp, có ba nhóm yếu tố gây
nhiều khó khăn cho học sinh trong quá trình nghe hiểu (Hoàng Văn
Vân, 2006).
Nhóm một gồm các yếu tố có liên quan đến điều kiện và hoàn cảnh
giao tiếp, cụ thể là những yếu tố sau:
1) Chỉ được nghe một lần, không được nghe lại lần thứ hai thông
điệp vừa nghe, điều đó triệt tiêu khả năng học sinh quay ngược lại để
phân tích câu nói vừa nghe, nếu chưa hiểu đầy đủ. Thực tế đó đòi hỏi
các em phải luyện kĩ năng nghe hiểu ngay sau lần nghe thứ nhất,
nghe đến đâu hiểu ngay đến đó;



256

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

2) Tốc độ nói của người cùng đối thoại, của thuyết trình viên
hoặc phát thanh viên bắt buộc người nghe phải hiểu thật nhanh, hiểu
kịp theo tốc độ của người nói;
3) Cùng nói một thứ tiếng, nhưng mỗi người có cách phát âm,
giọng nói riêng với những âm sắc đặc trưng cho từng cá nhân, từng
vùng miền, vì nhiều khi cách phát âm của các vùng miền cũng có
những khác biệt so với chuẩn mực phát âm chung. Trong tiếng Anh,
những biến thể phát âm tiếng Anh theo kiểu Mĩ có những điểm khác
với cách phát âm của người Anh, điều đó thường làm học sinh lúng
túng khi nghe người Mĩ nói tiếng Anh. Ví dụ, khác với chuẩn phát
âm chung của tiếng Anh-Anh, biến thể phát âm theo tiếng Anh-Mĩ
đòi hỏi chữ cái “r” ở tất cả các vị trí đều phải phát âm rất rõ: corner
[’kɔ:nə(r)], diserter [dɪ’zə:tə(r)] (kẻ đào ngũ), insecure [isɪ’kjuə(r)] (không
an toàn); những từ như: tune, news, dew phát âm theo tiếng Anh-Mĩ
không có [j]; có một số từ phát âm theo tiếng Anh-Mĩ hoàn toàn
không giống với cách phát âm theo tiếng Anh-Anh: neither: [’ni:ðə(r)]
(tiếng Anh-Mĩ) - [’naɪðə(r)] (tiếng Anh-Anh); tomato: [tə’meɪtəU]
(tiếng Anh-Mĩ) - [tə’mα:təU] (tiếng Anh-Anh) v.v. (Xinko, 1992).
4) Khi nghe không nhìn thấy người nói, không có hình ảnh trực
quan làm chỗ dựa học sinh gặp nhiều khó khăn hơn khi nghe lời nói
trực tiếp, nhìn thấy người cùng đối thoại hoặc nghe có hình ảnh minh
họa kèm theo, có liên hệ phản hồi từ phía người nói. Học sinh rất
lúng túng khi nghe những thông điệp phát ra từ các phương tiện kĩ
thuật như: băng ghi âm, bản tin trên đài phát thanh, truyền hình.
Thực tế đó đòi hỏi giáo viên khi dạy nghe trên lớp phải tạo điều kiện
cho học sinh được làm quen và luyện nghe qua các phương tiện kĩ

thuật một cách hợp lí, phù hợp với trình độ và kinh nghiệm nghe
hiểu của các em. Ở giai đoạn đầu, nên cho các em nghe hiểu lời nói
trực tiếp, sinh động của giáo viên. Sau đó, cho nghe băng ghi âm.
Thời kì đầu cho nghe băng ghi lại những thông điệp đơn giản, ít từ
mới, do chính thầy/cô giáo với giọng nói quen thuộc đọc. Sau đó,
chuyển dần sang nghe băng ghi âm do người khác hoặc các phát
thanh viên đọc trên đài phát thanh và truyền hình. Nên nhớ, trước


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

257

tiên nên cho nghe giọng nam trầm, vì giọng nam ít làm người nghe
mệt hơn giọng nữ, cuối cùng cho nghe giọng nói của trẻ em.
Nhóm hai gồm những khó khăn có liên quan tới quá trình nhận
biết hình thái ngôn ngữ của lời nói. Cụ thể là những khó khăn sau:
1) Những khó khăn mang tính âm vị học do có sự khác biệt giữa
hình thái chữ viết và hình thái âm thanh của từ. Đặc biệt là trong ngôn
ngữ hội thoại, người nói thường phát âm nhanh kiểu rút gọn, không
nói đầy đủ các âm làm học sinh lúng túng khi nghe. Ví dụ, tiếng Anh
thuộc loại ngôn ngữ có hệ thống phát âm mang nặng tính truyền
thống, hình thái âm thanh, tức là cách phát âm, không khớp với hình
thái chữ viết, làm học sinh khi nghe khó nhận biết đúng hình thái chữ
viết tương ứng của từ. Trong trường hợp này, học sinh phải nhớ các
quy tắc phát âm, nhưng, phải biết, quy tắc nào cũng có ngoại lệ. Ví dụ,
theo quy tắc thì chữ cái g được đọc là [dз] khi đứng trước e, i, y: page
[peIdз], gin [dзIn], gym [dзIm] và đọc là [g] khi đứng trước các chữ cái
khác hoặc đứng cuối âm tiết: go [gou], bag [bæg], nhưng lại có trường
hợp ngoại lệ, khi g đứng trước e và i vẫn đọc là [g]: give [giv], get [get].

2) Những khó khăn về từ vựng do mỗi nhóm từ lại có những đặc
điểm riêng:
a) Hiện tượng từ đồng âm khác chữ viết, khác nghĩa (Homophones),
tức là những từ chỉ đọc giống nhau, nhưng hình thái chữ viết và
nghĩa từ khác nhau. Ví dụ: piece (mẩu, đoạn) và peace (hòa bình)
đều đọc là [pi:s]: "His house is over there a piece" (Nhà nó cách đây một
đoạn đường) và "The two communities live together in peace" (Hai
cộng đồng sống với nhau trong hòa bình).
Hai từ bill (hoá đơn) và Bill (một tên riêng rất phổ biến ở Anh)
đọc giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ, tên riêng “Bill” phải viết hoa,
còn danh từ “bill” thì viết thường. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự
hiểu lầm trong câu chuyện cười dưới đây:
- How much is my chicken bill? (Hoá đơn thịt gà của tôi giá bao nhiêu?)
- Excuse me, Madam, but my name is John. (Xin lỗi, thưa bà, nhưng
tên tôi là John.)
(Dẫn theo Hoàng Tất Trường,1993)


258

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THEO ĐƯỜNG HƯỚNG THỰC HÀNH GIAO TIẾP…

b) Hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa (Homonyms), tức là
những từ viết giống nhau, đọc cũng giống nhau, chỉ có nghĩa khác
nhau. Ví dụ: can (cái hộp): a can of fruit (hộp trái cây) - can (có thể):
He can swim like a fish. (Anh ấy có thể bơi như cá).
4) Những khó khăn về sắc thái biểu cảm và phong cách sử dụng
ngữ pháp của người nói.
Nhóm ba gồm những khó khăn có liên quan đến cấp độ nghe
hiểu thông tin:

1) Cấp độ nghe hiểu những nội dung cụ thể: chủ điểm của bài
nghe là gì, câu chuyện xảy ra với ai, ở đâu, khi nào.
2) Cấp độ nghe hiểu trật tự lô-gic, quan hệ nhân quả của các sự
kiện, hiểu rõ sự kiện xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến sự kiện sau
là hệ quả của sự kiện trước.
3) Cuối cùng, cấp độ nghe hiểu cao nhất là nắm được ý tưởng
chung của bài nghe, hiểu động cơ sâu xa hàm ẩn trong thông điệp
của người nói, có thái độ, cảm xúc cụ thể đối với nội dung bài nghe.
3.4. Các bước dạy học nghe hiểu
Quá trình dạy học nghe hiểu trải qua ba giai đoạn: hoạt động
trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe.
3.4.1. Hoạt động trước khi nghe (Pre-listening Activities)
Theo giáo học pháp, hoạt động của giáo viên trước khi cho học
sinh nghe là giai đoạn chuẩn bị giúp các em tự tin trước khi bắt đầu
nghe một bài mới, giúp các em có định hướng và phương pháp nghe
đúng để đạt được mục đích đã đề ra. Hoạt động trước khi nghe của
giáo viên nhằm thực hiện những mục tiêu sau:
- Thăm dò, đánh giá những hiểu biết cơ bản của học sinh về chủ
điểm và những hiện tượng ngôn ngữ sẽ gặp trong bài nghe;
- Trang bị những kiến thức cần thiết làm chỗ dựa giúp học sinh
hiểu nội dung bài nghe, ôn lại những hiểu biết chung và kiến thức
ngôn ngữ đã học: ôn lại những từ, cấu trúc ngữ pháp đã học;


Chương VII: Phương pháp dạy học kĩ năng nghe hiểu

259

- Cung cấp kiến thức về ngôn ngữ đất nước học giúp học sinh vượt
qua khó khăn khi tiếp nhận nội dung bài nghe. Ví dụ, nếu trong bài

nghe có địa danh Washington D.C. giáo viên giải thích cho học sinh biết
D.C. là hai chữ cái viết tắt của cụm từ District of Columbia, Washington
D.C. là tên một thành phố, thủ đô của Mĩ thuộc Quận Columbia khác
với Washington là tên một bang của Mĩ. Nếu trong bài nghe có lời thoại:
“Excuse me, but would you kindly tell me how I can get to Kensington
Gardens?”, giáo viên cần nói cho các em biết: “Kensington Gardens” là

công viên lớn ở London được xây dựng trong những năm 1728 - 1731;
nối liền với công viên Hyde Park (Nguyễn Ngọc Hùng, 2008);
- Sơ bộ nói cho học sinh biết về chủ điểm của bài nghe, giúp các em
ổn định tâm lí, tự tin, không lo sợ khi nghe một bài mới, khuyến khích
các em cứ nghe rồi sẽ hiểu, sẽ hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao.
- Tạo điều kiện cho học sinh được thực hành, thảo luận nhóm để
biết thêm về những vấn đề có liên quan đến chủ điểm bài nghe, cho
các em đọc một đoạn văn nào đó thích hợp giúp các em tự tin trước
khi nghe.
3.4.2. Hoạt động trong khi nghe (While-listening Activities)
Các hoạt động trong khi nghe có liên quan trực tiếp đến bài nghe.
Các nhiệm vụ trong khi nghe được thực hiện trong suốt quá trình học
sinh nghe hoặc liền ngay sau khi nghe xong từng đoạn của bài nghe.
Giáo viên cần lưu ý các em những điều quan trọng sau:
- Yêu cầu học sinh khi nghe tập trung chú ý vào nghe hiểu nội
dung. Nếu học sinh phải trả lời câu hỏi dưới dạng viết, giáo viên cho
các em đọc câu hỏi trước khi cho nghe. Nên nhớ, nhiệm vụ cơ bản
của giờ dạy nghe là hiểu nội dung thông tin, không phải là dạy từ,
ngữ pháp mới hoặc dạy nói và viết.
- Yêu cầu học sinh nghe để nắm được ý tưởng chung kết hợp
với nghe có chọn lọc hướng chú ý vào những chi tiết cần thiết trong
nội dung bài nghe. Khi đọc cho học sinh nghe, giáo viên có thể dừng
lại ở những đoạn thích hợp và đặt câu hỏi: Nhân vật chính đã làm gì?

Vì sao lại hành động như vậy?, hoặc nhắc lại những câu hỏi các em sẽ


×