Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong các hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.44 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀNG, NGOẠI TỆ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Kinh doanh vàng, ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.1.1. Ngân hàng, đặc điểm của ngân hàng thương mại
1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3. Vai trò của hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ
1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của NHTM
1.2.1. Khái niệm rủi ro, nguyên nhân hình thành rủi ro trong kinh doanh vàng,
ngoại tệ
1.2.2. Phân loại rủi ro
1.2.3. Các biện pháp kiểm soát rủi ro trong kinh doanh vàng, ngoại tệ tại các
ngân hàng thương mại
1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ
1.3.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
1.3.2. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
1.3.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong kinh
doanh vàng, ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI VIỆC
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO KINH DOANH VÀNG, NGOẠI TỆ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1. Kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Á Châu trong hoạt động kinh
doanh vàng, ngoại tệ
2.1.1. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu với kiểm soát nội bộ về rủi ro
kinh doanh vàng, ngoại tệ


2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi
ro trong các hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Á
Châu
2.2.1. Thực trạng kinh doanh vàng, ngoại tệ và những rủi ro thực tế trong hoạt
động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt

Trang

1
5

5
5
6
9
13
13
15
19
26
26
27
34
42

42
42
55


55
64


động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Á Châu
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng
cường kiểm soát rủi ro trong kinh doanh vàng, ngoại tệ của ngân hàng Á
Châu
2.3.1. Điểm mạnh
2.3.2. Hạn chế
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÁC HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH VÀNG, NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
CHÂU
3.1. Định hướng phát triển của ACB
3.1.1. Định hướng chung cho hoạt động ngân hàng
3.1.2. Định hướng cho hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm
soát rủi ro trong các hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng Á
Châu
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát
3.2.2. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán kinh doanh vàng, ngoại tệ
3.2.3. Hoàn thiện xây dựng quy trình, thủ tục kiểm soát hoạt động kinh doanh
vàng, ngoại tệ
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Nới lỏng những hạn chế trong quản lý ngoại tệ
3.3.2. Tạo dựng cơ chế thống nhất trong hoạt động quản lý và bình ổn thị trường
3.3.3. Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại hối
3.3.4. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

3.3.5. Chuyển các biện pháp quản lý hành chính sang các công cụ quản lý hợp
với các quy luật của thị trường
3.3.6. Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
3.3.7. Hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập với thế giới
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo

85

85
86
93

93
93
94
95

95
103
104
108
109
109
110
110
112
114
116
118

119


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ACB

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

ALCO

:

Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có

Currency Future

:

Mua bán ngoại tệ tương lai

FTP

:

Tỷ giá mua bán vàng, ngoại tệ giữa các chi nhánh,
phòng giao dịch với hội sở

FED


:

Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

Forward

:

Kỳ hạn

Forward-Forward Swaps:

Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn - kỳ hạn

IFAC

:

Liên đoàn kế toán quốc tế

L/C

:

Thư tín dụng

NHNN

:


Ngân hàng nhà nước

Option

:

Quyền chọn

Online

:

Trực tuyến

Refresh

:

Cập nhật các thông báo mới trên màn hình kinh doanh
vàng, ngoại tệ

SWAP

:

Nghiệp vụ kỳ hạn hoán đổi

Short Date Forward :


Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn ngắn ngày

TCBS

:

Phần mềm giải pháp ngân hàng toàn diện

TMCP

:

Thương mại cổ phần

Tickler

:

Chú ý trên màn hình kinh doanh vàng, ngoại tệ

Update

:

Cập nhật

VD

:


ví dụ

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới

Western Union

:

Dịch vụ chuyển tiền nhanh


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục

Trang

Sơ đồ 1.1.

Khái niệm rủi ro trong hoạt động của ngân hàng

14

Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ tổ chức của ACB


46

Bảng 2.2.

Các nhóm sản phẩm của Ngân hàng Á Châu

48

Biểu đồ 2.3.

Số vốn huy động của ACB qua các năm

49

Biểu đồ 2.4.

Tăng trưởng tín dụng của ACB qua các năm

50

Bảng 2.5.

Tăng trưởng kinh doanh vàng, ngoại tệ của ACB qua các năm

51

Bảng 2.6.

Bảng tổng kết mua bán ngoại tệ của ngân hàng qua các năm


52

Bảng 2.7.

Doanh số kinh doanh phái sinh ACB qua các năm

53

Biểu đồ 2.8.

Tổng kết lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ACB

55

Sơ đồ 2.9.

Sơ đồ tổ chức khối ngân quỹ ngân hàng Á Châu

68

Sơ đồ 2.10.

Chu trình mua bán vàng, ngoại tệ của ngân hàng Á Châu

71

Bảng 2.11.

Thủ tục kiểm soát niêm yết tỷ giá vàng ACB


73

Sơ đồ 2.12.

Sơ đồ quy trình kiểm soát hoạt động mua bán vàng, ngoại tệ tại

78

ngân hàng TMCP Á Châu
Sơ đồ 2.13.

Hệ thống kiểm toán nội bộ ngân hàng Á Châu

79

Bảng 2.14.

Bảng hướng dẫn kiểm toán mua bán vàng, ngoại tệ giao ngay

84

Sơ đồ 2.15.

Quy trình đưa ra quyết định trong mua bán

90

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ quy trình mua bán vàng, ngoại tệ tại chi nhánh, PGD


99

Sơ đồ 3.2.

Giao dịch mua bán vàng, ngoại tệ không qua kế toán

101


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trần Minh Đức

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM TĂNG CƯỜNG
KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH VÀNG, NGOẠI TỆ CỦA
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán và phân tích

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2010


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu

vực và trên thế giới. Việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng gia
tăng cả về lượng lẫn về chất.
Thị trường trao đổi hàng hóa gia tăng đòi hỏi cũng cần phải có thị trường tiền tệ
phát triển để phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Thị
trường mua bán trao đổi vàng, ngoại tệ một mặt phục vụ đắc lực cho hoạt động trao đổi,
mua bán hàng hóa của các quốc gia, mặt khác nó cũng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc
gia. Chính vì vậy hoạt động này đang được đẩy mạnh đầu tư tại nước ta trong những năm
qua.
Ngân hàng Á Châu là ngân hàng được thành lập từ thập kỷ 90, khi mà đất nước
bắt đầu mở cửa, kim ngạch buôn bán hai chiều có tốc độ gia tăng rất nhanh. Đây chính là
cơ hội lớn để phát triển hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ phục vụ cho hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Nắm bắt được thời cơ kinh doanh, ngân hàng Á Châu đã tập trung phát triển hoạt động
kinh doanh vàng, ngoại tệ, với nhiều loại hình dịch vụ tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Chính sự nắm bắt thời cơ một cách
nhanh chóng giúp cho Ngân hàng Á Châu thu được lợi nhuận cao và thu hút được nhiều
khách hàng, tăng vị thế của ngân hàng.
Tuy hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận lớn
nhưng cũng chứa đựng trong đó rất nhiều rủi ro. Nếu không có những biện pháp ngăn
chặn, phòng ngừa thì hậu quả của nó mang lại là rất lớn. Vì thế mà ngay từ khi xây dựng
hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ, ngân hàng Á Châu đã rất chú trọng đến việc xây
dựng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, giảm iithiểu đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy
ra. Trong đó ngân hàng Á Châu đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ nhằm kiểm soát rủi ro trong các hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ
Thực tế trong hoạt động kinh doanh vàng ngoại tệ của ngân hàng TMCP Á Châu
cũng đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát hoạt động này nhưng hệ thống


này chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên vẫn còn xuất hiện rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy
mà em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường

kiểm soát rủi ro trong các trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Ngân hàng
TMCP Á Châu".
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh vàng,
ngoại tệ và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ. Tìm hiểu lý luận về
hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với việc quản lý ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh vàng, ngoại tệ của ngân hàng thương mại. Tìm hiểu về thực tế áp dụng hệ thống
kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa rủi ro tỷ giá vàng, ngoại tệ tại Ngân Hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu. Đưa ra định hướng và giải pháp về việc hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường quản lý ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh vàng, ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm ngăn
ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng, ngoại tệ: Môi trường kiểm toán, Hệ thống kế toán,
Thủ tục kiểm soát, Kiểm toán nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ hiện đang được áp dụng
trong ngân hàng đã thực hiện được những khâu nào, thực tế hoạt động ở mức độ nào. Từ
đó có những biện pháp để xây dựng hệ thống này một cách hoàn thiện và hoạt động có
hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thông qua giáo trình, tài liệu: Giáo trình
kiểm toán, kinh tế quốc tế, giáo trình tài chính quốc tế. Đảm bảo cơ sở lý luận của việc
nghiên cứu. Nghiên cứu thông qua thực nghiệm: Thực tế công tác mua bán ngoại tệ tại
phòng kế toán chi nhánh. Nghiên cứu thông qua phỏng vấn: Phỏng vấn kiểm soát viên
kinh doanh vàng, ngoại tệ về quy trình nghiệp vụ mua bán vàng, ngoại tệ, một số rủi ro
thường gặp trong quá trình thực hiện mua bán vàng, ngoại tệ, cách khắc phục. Phỏng vấn
nhân viên phòng nguồn. Nghiên cứu bằng phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giao
dịch mua bán vàng, ngoại tệ giữa nhân viên giao dịch với khách hàng. Nghiên cứu bằng
phương pháp tổng hợp: tập hợp tất cả các dữ liệu lý thuyết cũng như thực tiễn theo các
khoản mục riêng (loại ngoại tệ, mua-bán) có thể so sánh được. Nghiên cứu bằng phương
pháp phân tích: Đối chiếu các dữ liệu thu được từ quan sát thực tế hoạt động diễn ra so


với quy trình nghiệp vụ mua bán vàng, ngoại tệ mà ngân hàng đã xây dựng, đánh giá việc

thực hiện quy trình nghiệp vụ của ngân hàng Á Châu. So sánh việc xây dựng hệ thống
kiểm soát nội bộ tại ngân hàng có đúng, đủ so với hệ thống kiểm soát nội bộ chuẩn mà
giáo trình kiểm toán đã đề cập. Từ đó đưa ra đánh giá mặt được, chưa được trong hệ
thống kiểm soát nội bộ mà ngân hàng đã xây dựng, đề xuất những giải pháp khắc phục.
Giới hạn đề tài: Nghiên cứu rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ trên
cơ sở đó tìm hiểu việc vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ vào việc quản lý ngăn ngừa
rủi ro trong hoạt động kinh doanh này của ngân hàng thương mại.
Quy mô: Nghiên cứu trong phạm vi các chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân
hàng TMCP Á Châu (tính đến tháng 09/2009 là 121 chi nhánh, PGD)
Kết cấu chuyên đề: Chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, nội dung chính bao gồm:
Chương I. Những vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động
mua bán vàng, ngoại tệ của ngân hàng thương mại.
Chương II. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát
rủi ro kinh doanh vàng, ngoại tệ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu.
Chương III. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường

iv

kiểm soát rủi ro trong các hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Á
Châu
Trong chương I, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát
nội bộ trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của ngân hàng thương mại. Trong
chương này, tác giả đã làm rõ một số nội dung: Kinh doanh vàng, ngoại tệ tại các ngân
hàng thương mại, rủi ro trong kinh doanh vàng, ngoại tệ của ngân hàng thương mại, hệ
thống kiểm soát nội bộ trong kinh doanh vàng, ngoại tệ của ngân hàng thương mại. Kinh
doanh vàng, ngoại tệ là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.
Hàng năm, nó đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng thương mại. Đặc biệt trong
thời điểm hiện nay, khi mà các ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh việc đa dạng hóa
các sản phẩm dịch vụ thì hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ ngày càng được chú trọng.

Ngoài việc đem lại lợi nhuận lớn cho các NHTM, hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ


còn góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng, hỗ trợ các nghiệp vụ khác của ngân hàng
phát triển, tăng vị thế của NHTM. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ cũng
tiềm ẩn trong nó rất nhiều rủi ro: Rủi ro đối tác, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành. Rủi ro
trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ là một điều khó tránh khỏi. Muốn loại bỏ hoàn
toàn rủi ro này nghĩa là ngân hàng lựa chọn việc không tiến hành kinh doanh vàng, ngoại
tệ, không cần đến lợi nhuận. Mà trong hoạt động kinh doanh của các NHTM vấn đề lợi
nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là cần lường hết được
các loại rủi ro có thể xẩy ra, lượng hóa chúng, xác định được mức độ chấp nhận rủi ro
phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của ngân hàng mình, có những biện pháp
kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ. Rất nhiều biện pháp kiểm
soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ được đề cập tới: Nhận thức được
tầm quan trọng trong hoạt động kiểm soát, đánh giá khách hàng, thị trường, xác lập hệ
thống hạn mức, cập nhật thông tin liên tục, kịp thời, sử dụng các sản phẩm phái sinh, xây
dựng mô hình hoạt động phù hợp, xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn cụ
thể, hiện đại hóa trang thiết bị máy móc ngân hàng, nâng cao trình độ và kỹ năng của cán
bộ nhân viên, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm
soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ. Trong bài luận văn này, tác giả đi
sâu nghiên cứu biện pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm kiểm soát rủi ro
trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại
v các ngân hàng thương mại. Trong chương
I, tác giả cũng đã nêu lên một số vấn đề lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ: Khái
niệm hệ thống kiểm soát nội bộ, các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ
thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh
vàng, ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại.
Từ những vấn đề lý luận cơ bản của chương I là tiền đề để tác giả đi sâu nghiên
cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt
động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Á Châu. Trong chương II, tác giả đã

giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Á Châu, cơ cấu
tổ chức bộ máy, các hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Trong đó tác giả đi sâu nghiên
cứu hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng Á Châu. Qua đi sâu tìm hiểu,


nghiên cứu tác giả nhận thấy hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng Á Châu
là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của ngân hàng, đóng góp đáng kể vào
tổng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này tại ngân hàng Á Châu lại chứa
đựng rất nhiều rủi ro: Rủi ro đối tác, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành. Từ thực tế những
rủi ro này trong quá trình kinh doanh vàng, ngoại tệ, ngân hàng Á Châu đã đưa ra rất
nhiều biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong đó biện pháp tăng cường hệ thống
kiểm soát nội bộ được đặc biệt coi trọng. Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng hệ
thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng Á Châu.
Về môi trường kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ: Quan điểm lãnh đạo luôn
coi trọng công tác kiểm soát nội bộ, luôn coi trọng yếu tố con người, công tác tuyển dụng
và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh vàng, ngoại tệ được thực hiện nghiêm túc,
các phòng ban được xây dựng vừa độc lập, vừa có mối quan hệ tác động qua lại, công tác
lập kế hoạch được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Về hệ thống kế toán của ngân
hàng Á Châu trong hoạt động mua bán vàng, ngoại tệ đảm bảo các thao tác nghiệp vụ
được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời. Thủ tục kiểm soát trong hoạt động kinh doanh
vàng, ngoại tệ được xây dựng tại ngân hàng Á Châu tương đối đầy đủ bao gồm: Thủ tục
kiểm soát việc niêm yết tỷ giá, thủ tục kiểm
vi soát quản lý trạng thái ngoại hối, thủ tục
kiểm soát hoạt động mua bán vàng, ngoại tệ mặt, kỳ hạn, hoán đổi. Tuy nhiên thực tế
hoạt động tại ngân hàng Á Châu cho thấy các thủ tục kiểm soát vẫn chưa được thực hiện
nhất quán, đầy đủ tại các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống. Điều này là do
có một số chi nhánh phòng giao dịch cố ý làm sai so với các thủ tục, quy trình đã được
xây dựng tại ngân hàng. Hệ thống kiểm toán nội bộ được xây dựng tại ngân hàng hoạt
động một cách nghiêm túc. Tuy nhiên do lực lượng còn mỏng, trình độ còn hạn chế nên
hoạt động kiểm toán nội bộ vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót.

Từ thực tế tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực kinh doanh vàng,
ngoại tệ tại ngân hàng Á Châu, và từ lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ đã nghiên cứu
ở Chương I, tác giả đưa ra nhận định về những mặt được, mặt chưa được trong hệ thống
kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Á Châu. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong các hoạt động


kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Á Châu. Về môi trường kiểm soát, quan
điểm của lãnh đạo trong hoạt động mua bán vàng, ngoại tệ, vừa thận trọng, chặt chẽ, vừa
rất linh hoạt, mau lẹ, vừa đảm bảo an toàn vốn, vừa giữ chân khách hàng, đảm bảo lợi
nhuận ổn định, công tác đào tạo cán bộ cần được tăng cường, cơ cấu tổ chức cần được
chuyên môn hóa hoạt động của các bộ phận, xây dựng hệ thống hạn mức cho từng bộ
phận. Về quy trình kiểm soát cần được thống nhất trên toàn hệ thống ngân hàng, tinh giản
ở một số khâu không cần thiết, tránh sự rườm rà. Hệ thống kiểm soát nội bộ cần được
tăng cường cả về số lượng và chất lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện sai
sót kịp thời.
Cuối cùng tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Nới lỏng những hạn chế
trong quản lý ngoại tệ, tạo dựng cơ chế thống nhất trong hoạt động quản lý và bình ổn thị
trường, hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý ngoại hối, hoàn thiện và phát triển thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng, chuyển các biện pháp quản lý hành chính sang các công
cụ quản lý hợp với quy luật thị trường, hoàn
viithiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh
vàng, ngoại tệ, hướng thị trường Việt Nam hội nhập với thế giới.
Với phạm vi nghiên cứu bị giới hạn, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro
trong các hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ tại ngân hàng. Tác giả hy vọng vấn đề này
sẽ được nghiên cứu sâu hơn nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các
ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay, giúp các ngân hàng thương mại có thể kiểm
soát tốt rủi ro, phát triển bền vững trong xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng xong luận văn cũng sẽ còn nhiều thiếu sót. Tác giả

rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học, các cán bộ nhân
viên ngân hàng nhiều kinh nghiệm để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể ứng dụng
ngay trong thực tế.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Tô Văn Nhật đã tận tình
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.




×