Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ứng dụng mô hình bối CẢNH hóa trong dạy và học thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.21 KB, 5 trang )

Ứng dụng mô hình BỐI CẢNH HÓA trong dạy và học thuật ngữ tiếng Anh Chuyên ngành tại trường Đại học Kinh tế v
Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Tổng quan
Mô hình Bối cảnh hóa (BCH) lấy trọng tâm là sự tăng cường giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên
(Tracy Lachica Buenavista, Uma M. Jayakumar, Kimberly Misa-Escalante, 2009). Như chúng ta đều
biết, các lớp học theo phương pháp truyền thống thường bị đánh giá là mang tính thụ động cao. Ở
đó, người dạy và người học chủ yếu “giao tiếp” thông qua các nội dung được trình bày dạng bảngphấn. Điều này gây hạn chế với giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức cũng như khả năng tiếp thu
của sinh viên. Chính nhu cầu ngày càng tăng về sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên đã dẫn đến
sự hình thành mô hình dạy-học theo tương tác – hay còn gọi là mô hình BCH này. Theo Elaine DeLott
Baker, Laura Hope, and Kelley Karandjef (2009), trong những lớp học sử dụng mô hình này, giáo viên
có đa dạng sự lựa chọn trong việc truyền tải nội dung, sinh viên có thêm nhiều hứng thú và trang bị
được thêm nhiều kỹ năng qua các tiết học.
Mô hình BCH đã được nghiên cứu và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong thực tiễn
giáo dục đào tạo. Trong phạm vi đề tài này, phương pháp BCH được gói gọn trong công tác dạy và
học thuật ngữ TACN tại một trường đại học.
Như đã nói ở trên, BCH ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là
trong dạy và học ngôn ngữ. Xét một cách tổng thể, mô hình này không những giúp khuyến khích và
tạo sự hứng khởi cho người học trong việc tiếp thu tri thức mà đồng thời còn là động lực thúc đẩy
người dạy không ngừng cải tiến, ứng dụng các hoạt động sáng tạo trong truyền tải những nội dung,
vấn đề phức tạp (Dolores Perin, 2011).
Thứ nhất, BCH giúp tạo ra môi trường giáo dục linh hoạt và có độ thích ứng cao. Lời khuyên được
đưa ra là không nên ứng dụng một phương pháp BCH chung cho tất cả các nội dung môn học tại một
trường. Và trên thực tế thì chiến lược BCH luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình huống giáo
dục cụ thể chẳng hạn như nhu cầu của người học hay yêu cầu của tiết học (Per Nilsson, and Andreas
Ryve, 2010).
Thứ hai, BCH là phương pháp giúp tăng cường sự liên hệ, tương tác giữa người dạy và người học
nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống khác (EDC Report, 2012). Trước đây, khi BCH chưa
được biết đến và ứng dụng rộng rãi trong giáo dục, người dạy và người học thường tương tác với
nhau thông qua một cơ chế rất đơn giản. Theo đó, người dạy sẽ cung cấp và truyền dạy các tài liệu
học thuật đến người học theo một chương trình đã được soạn trước (còn được biết đến với tên gọi


là giáo án). Còn người học được trông đợi phải lắng nghe, ghi chép và cố gắng ghi nhớ các kiến thức
được dạy. Cách học thụ động, phương pháp truyền tải nhàm tẻ khiến phần lớn sinh viên cảm thấy
rất khó tiếp thu, nhất là trong các tiết học có nhiều kiến thức mới hoặc phức tạp. Giờ đây, với việc


ứng dụng BCH trong giáo dục, người dạy có đa dạng sự lựa chọn về cách thức truyền tải nội dung
từng tiết học, đồng thời người học do đó cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận và tiếp thu các tri thức
mới một cách hiệu quả, tích cực và chủ động hơn (Marylyn K. Gillespie, 2006).
Thứ ba, BCH được đánh giá là mô hình tiềm năng cho giáo dục trong đó qua các tiết học người học
từng bước làm quen và trang bị được những kỹ năng sống cần thiết. Thay vì học thuộc một cách thụ
động, nặng về lý thuyết thì với BCH người học sẽ dễ dàng hơn khi ứng dụng các tri thức trong nhà
trường vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cơ chế mô phỏng, ghi nhớ và ứng dụng này chính là đích
hướng đến khi ứng dụng BCH trong giáo dục-đào tạo (Jenny Lee Utech, 2008).

Tính cấp thiết
Trong thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập toàn cầu như hiện nay, khả năng sử dụng tiếng Anh là
một trong những điều kiện tiên quyết để mỗi công dân có thể đi trước, đón đầu, hội nhập và vươn
lên tầm cao tri thức thế giới. Thực tế cho thấy, tiếng Anh hiện là ngôn ngữ của kinh doanh quốc tế và
hợp tác toàn cầu. Cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, bên cạnh việc có được một trình
độ tiếng Anh cơ bản, việc nắm vững và sử dụng tốt tiếng Anh về ngành học của mình - tiếng Anh
chuyên ngành (TACN) là rất cần thiết đối với sinh viên các trường chuyên nghiệp nói chung và sinh
viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên nói riêng.
Bối cảnh hóa (BCH) đã và đang trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo. Bối cảnh hóa được biết đến như là sự ứng dụng tổng hòa các hoạt động giáo dục trong những
ngữ cảnh cụ thể nhằm giúp tăng cường kỹ năng và hỗ trợ truyền tải các thuật ngữ đến người học
một cách trực quan và hiệu quả nhất (Dolores Perin, 2011).
Bên cạnh các môn chuyên ngành đặc thù như Kinh tế đầu tư, quản trị doanh nghiệp, kế toán – tài
chính, TACN cũng là môn học rất được chú trọng tại trường Đại học Kinh tế và QTKD. Tính phức tạp
và đòi hỏi cao hơn ở môn học TACN, đặc biệt trong việc học và nhớ các thuật ngữ, đã khiến rất nhiều
sinh viên của trường tỏ ra e ngại khi bước vào kỳ học TACN1 cũng như quyết định không chọn TACN2

làm môn học tự chọn. Bản thân giáo viên dạy TACN cũng nhận thấy nhiều bất cập trong việc dạy và
học môn học này. Cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy làm sao để sinh viên có thể học các
thuật ngữ khó, lạ đó một cách tích cực và chủ động hơn. Đây là một thách thức đối với các giảng viên
dạy TACN của trường, đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh và tăng cường hơn nữa việc áp dụng các
phương pháp linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả và khuyến khích sinh viên tham gia học TACN.
Nhiều giáo viên thấy rằng việc truyền tải thuần túy theo các phương pháp truyền thống không còn
hiệu quả; không chỉ sinh viên thấy ít hứng thú mà bản thân giáo viên cũng không mấy nâng cao và
bồi dưỡng được vốn từ TACN vốn rất phong phú và phức tạp. Bằng việc tìm tòi, áp dụng phương
pháp bối cảnh hóa, một số giáo viên dạy TACN đã từng bước cải thiện được chất lượng các tiết học
TACN, hấp dẫn nhiều hơn sinh viên quyết định lựa chọn và thành công với môn học dễ mà khó này.
Không tham vọng thay đổi toàn diện hay cải thiện nhanh chóng chất lượng, hiệu quả của việc
dạy và học thuật ngữ TACN, nhưng thông qua đề tài “Ứng dụng mô hình Bối cảnh hóa trong dạy và
học thuật ngữ TACN tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên” tác
giả mong muốn đưa đến một góc nhìn sâu sát hơn về công tác dạy và học thuật ngữ TACN trong nhà
trường với sự hỗ trợ linh hoạt của các phương pháp BCH. Tác giả tin tưởng rằng việc áp dụng thành


công các phương pháp BCH sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đào tạo đội ngũ trí thức có
năng lực tiếng Anh về các lĩnh vực chuyên môn để độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc
trong môi trường hội nhập quốc tế. Đồng thời, việc ứng dụng trên diện rộng một số phương pháp
tích cực trong dạy và học thuật ngữ TACN sẽ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên nhà trường nắm vững và sử
dụng linh hoạt các thuật ngữ này trong thực tiễn công việc và nghề nghiệp tương lai.
Mục tiêu
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về ứng dụng mô hình Bối cảnh hóa trong giáo dục nói chung cũng
như trong dạy-học thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành;
- Hệ thống hóa một số khái niệm và các cách phân loại thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành;
- Tìm hiểu mức độ hiệu quả của những phương pháp Bối cảnh hóa đã và đang được ứng dụng trong
dạy-học thuật ngữ TACN tại trường ĐH Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng mô hình Bối cảnh hóa trong
dạy và học thuật ngữ TACN tại trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên.

Nội dung
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 1 bàn về các lý thuyết, định nghĩa, nghiên cứu liên quan đến mô hình BCH trong giáo dục nói
chung và dạy-học thuật ngữ TACN nói riêng, có xem xét đến thực trạng nghiên cứu tại trường ĐH
Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên. Ở chương này, đề tài góp phần làm rõ vai trò của BCH trong công
tác dạy-học ngoại ngữ, nêu ra một số phương phương điển hình của mô hình BCH trong giáo dục.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra góc nhìn tổng quan về khái niệm thuật ngữ TACN cũng như cách
phân loại các thuật ngữ này dựa trên một số tiêu chí, với nhiều ví dụ minh hoạ cụ thể. Theo đó,
nhiều nghiên cứu, nhận định liên quan đến mô hình BCH cũng như công tác dạy – học thuật ngữ
TACN được trích dẫn và sử dụng xuyên suốt trong chương này.
Cũng trong chương này, đề tài trình bày các câu hỏi nghiên cứu, các phương pháp thu thập và xử lý
thông tin mà tác giả đã sử dụng. Cụ thể, có 4 câu hỏi nghiên cứu đề tài tập trung làm rõ. Đề tài sử
dụng cả hai nguồn thông tin là thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Các dữ liệu được làm sạch,
nhập và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel, được phân tích chủ yếu bằng phương pháp thống kê
mô tả và phương pháp so sánh.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng mô hình BCH trong dạy và học thuật ngữ TACN tại trường ĐH
Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên
Trong chương 2, căn cứ trên các số liệu sau khi đã được thu thập và qua xử lý, tác giả thực hiện phân
tích và đưa ra những đánh giá về tình hình ứng dụng mô hình BCH trong dạy-học thuật ngữ TACN tại
trường ĐH Kinh tế & QTKD.
Tuy nhiên, trước đó, để người đọc có cái nhìn khái quát và khách quan hơn, đề tài đã cung cấp
những thông tin đặc thù liên quan đến công tác dạy – học TACN trong Nhà trường như: đặc trưng
thuật ngữ TACN, giáo trình TACN, đội ngũ giảng viên TACN, sinh viên trong các lớp học TACN, …


Nội dung chính tiếp theo của đề tài là bức tranh về thực trạng ứng dụng mô hình BCH trong dạy-học
thuật ngữ TACN tại trường. 2 phương pháp dạy-học BCH tiêu biểu đã và đang được sử dụng được
mô tả và dẫn chứng khá chi tiết, qua đó phần nào thấy được ưu, nhược điểm của từng phương
pháp.
Tiếp đó, đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá về mức độ hiệu quả của các phương pháp BCH trên

căn cứ vào kết quả khảo sát. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra một số yếu tố khách quan khác (bên cạnh
yếu tố chủ quan về năng lực, phương pháp của giáo viên – kỹ năng, thái độ học tập của sinh viên) có
ảnh hưởng đến hiệu quả việc ứng dụng mô hình BCH trong dạy-học thuật ngữ TACN tại trường.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình BCH trong dạy và học thuật ngữ TACN
tại trường ĐH Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên.
Nội dung chương 3 chủ yếu thể hiện một số đề xuất của tác giả đối với Nhà trường, đội ngũ giảng
viên và sinh viên nhằm trong tương lai không xa có thể tăng cường ứng dụng và phát huy tính hiệu
quả của các phương pháp BCH trong công tác dạy-học thuật ngữ TACN tại trường ĐH Kinh tế & QTKD
– ĐH Thái Nguyên.
Cụ thể, về phía sinh viên, đề tài đưa ra 3 đề xuất: nâng cao nhận thức về môn học TACN nói chung
cũng như về việc học thuật ngữ TACN nói riêng; chú trọng kỹ năng phát âm, kỹ năng thực hành thuật
ngữ TACN và cải thiện kỹ năng tự học, kỹ năng “ứng phó” với thuật ngữ TACN.
Hai đề xuất đối với giảng viên như sau: chú trọng ứng dụng phương pháp Tư duy sáng tạo - Critical
thinking trong dạy học thuật ngữ TACN theo mô hình BCH và tích cực tu dưỡng chuyên môn, nâng
cao kiến thức về chuyên ngành đảm nhận.
Các đề xuất đối với Nhà trường chủ yếu tập trung vào việc tạo điều kiện về cơ hội đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn cho giảng viên hay tăng cường nguồn tài liệu học thuật TACN phục vụ cho công
tác dạy-học, nghiên cứu nói chung.
PP nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp BCH được sử dụng trong dạy và học thuật ngữ
TACN tại trường Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu:
+) về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thực trạng ứng dụng mô hình BCH
trong dạy và học thuật ngữ TACN tại trường ĐH Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp tích cực nhằm nâng cao tính hiệu quả trong Nhà trường.
+) về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp từ kết quả phiếu điều tra phát cho sinh viên các khóa 5,
6 và 7 của Nhà trường – tính đến hết học kỳ II năm học 2012-2013; kết quả dự giảng và phỏng vấn
các giáo viên dạy TACN trong 3 kỳ học gần đây.
+) về không gian: Đề tài được thực hiện tại trường ĐH Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên.

Đề tài tập trung làm rõ 4 câu hỏi nghiên cứu.


Đề tài sử dụng cả hai nguồn thông tin là thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
Các dữ liệu được làm sạch, nhập và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel, được phân tích chủ yếu
bằng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh.
Hiệu quả KTXH
Có thể nói đề tài nghiên cứu này là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao bởi nó xuất phát từ
nhu cầu của thực tế dạy và học trong Nhà trường và nó hướng đến mục đích góp phần nâng cao tính
hiệu quả của việc ứng dụng mô hình BCH trong dạy và học thuật ngữ TACN tại trường ĐH Kinh tế &
QTKD – ĐH Thái Nguyên.
Đề tài tập trung làm rõ những ích lợi, tính ưu việt của mô hình BCH trong giáo dục nói chung và trong
dạy và học thuật ngữ TACN nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài cũng giúp người đọc hiểu rõ hơn về những
khó khăn mà sinh viên và giáo viên của Nhà trường thường gặp phải trong dạy và học thuật ngữ
TACN.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số giáo viên và sinh viên trong Nhà trường đều đã và đang dần
khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng các phương pháp BCH trong dạy và học thuật ngữ
TACN. Tuy nhiên, phân tích thực trạng cho thấy tính hiệu quả của việc ứng dụng chưa cao, cần được
cải tiến tích cực hơn nữa.
Từ đó, một số đề xuất được nêu ra trong đề tài với mong muốn rằng với việc tăng cường ứng dụng
các phương pháp BCH một cách linh hoạt, phù hợp thì trong tương lai không xa sẽ giúp nâng cao
hiệu quả, chất lượng của công tác dạy và học thuật ngữ TACN trong Nhà trường.
ĐV sử dụng
Đề tài có thể được áp dụng tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.



×