Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về an sinh xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.18 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

===£OC3G8===

vũ THỊ THÚY

VẬN DỤNG Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÈ AN
SINH XÃ HỘI VÀO THựC HIỆN AN SINH XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngưịi hướng dẫn khoa học
ThS. VI THỊ LẠI

HÀ NÔI - 2016



MỤC LỤC
Em xin bày tỏ lời cảmm ơn trân trọng nhất tới ThS. Vi Thị Lại đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp, chun ngành Tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Em xin bày tỏ lịi cảm ơn tới các thày giáo, cô giáo trong trường ĐHSP Hà
Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy em
trong suốt thòi gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lòi cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hồn thành khóa luận này.
Do điều kiện hoàn cảnh về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, khóa


luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô
giáo, cũng như các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận


Vũ Thị Thúy
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng mình dưới sự
hướng dẫn của ThS. Vi Thị Lại. Những nội dung trình bày trong khóa luận này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Nếu sai, tơi xin chiu trách nhiêm!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận


Vũ Thị ThúyDANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
Chữ viết tắt
Chú thích
An sinh xã hơi •
ASXH
CNXH

Chủ nghĩa xã hội

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

KHCN

Khoa học công nghệ

CSHT

Cơ sở hạ tầng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, là anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người là sự kết tinh sâu sắc
những phẩm chất và giá trị tinh thần cao cả của dân tộc Việt Nam. Trong suốt
cuộc đời của mình, Người ln vì dân vì nước, đấu tranh khơng mệt mỏi cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận, bao
gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú; là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và
dân tộc ta, trong đó tư tưởng của Người về an sinh xã hội chiếm một vị trí quan
trọng.

Tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về an sinh xã hội được hình thành từ
rất sớm, nó thể hiện triết lý nhân sinh và triết lý hành động vì dân, ln lấy mục
đích phục vụ dân đề hình thành và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Với
Người, chính sách an sinh xã hội là chăm lo cho các tầng lớp nhân dân từ nông
dân, công nhân, thương nhân, công chức, binh lính đến thanh niên, trẻ em, phụ nữ
và những người yếu thế trong xã hội như người tàn tật, ốm đau, người già, trẻ
nhỏ. Người đề cập tới an sinh xã hội bởi vì nó gắn liền với nhu cầu và lợi ích của
con người. An sinh xã hội ừong tư tưởng của Người ln lấy con ngưịi làm trung
tâm, làm điểm xuất phát, là mục tiêu hướng tới để thực hiện thành cơng mọi chính
sách mà Người đã chủ trương xây dựng và vận hành ở nước ta.
Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí
Minh về an sinh xã hội nói riêng, suốt những thập niên vừa qua Đảng và Nhà
nước ta luôn luôn chú trọng đến các chủ trương hoạch định và thực hiện chính
sách an sinh xã hội, coi việc hoạch định và thực hiện chính sách an sinh xã hội là
một trong những điểm thể hiện bản chất và sự tiến bộ của xã hội. Đặc biệt, Việt
Nam là một đất nước mới bước vào quá trình hội nhập và phát triển, có nhiều vấn
đề, mục tiêu cần phải phấn đấu giải quyết trong đó khơng thể thiếu mục tiêu thực
hiện tốt vấn đề an sinh xã hội cho toàn dân.
6


Trong gàn 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới về kinh tế, phát
triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, tăng cường tiềm lực quốc gia, Việt Nam đã có
những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực vào đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện
an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân. Tuy
nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các an sinh xã hội trong thời gian
tói, Việt Nam cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, trở ngại và thách thức như:
ảnh hưởng khủng hoảng kinh t ế - t à i chính tồn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong nước chưa ổn định, lạm phát, sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo
và thất nghiệp gia tăng, đời sống, mức sống người dân chưa thực sự được nâng

cao... Do đó, vấn đề an sinh xã hội trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi
chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh
xã hội. Đe từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước, góp phần thực hiện mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Xuất phát từ lí do trên, tơichọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình
về an sinh xã hơi vào thưc hiên an sinh xã hôi ở Viêt Nam hiên nay ” cho khóa
luận tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhận thức được giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội, nhiều
năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều cấp độ, nội
dung khác nhau và đạt nhiều kết quả như:
GS.TS Mai Ngọc Cường, Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách an
sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Hồng Lưu (2014), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội”, Tạp
chí Dân tộc và Thỏi đại, (10-12).
PGS.TS. Đinh Xuân Lý (chủ biên), (2003): ‘Một số chuyên đề về tư tưởng
Hồ Chí Minh”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
PGS.TS Đinh Xuân Lý, PGS.TS.Phạm Ngọc Anh (2008), Một số chuyên
7


đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị, Hà Nội.
Lê Sĩ Thắng (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và
chính sách xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bùi Đình Phong (2009), “ Hồ Chí Minh với hội nhập và phát triển”. Tạp
chí Lịch sử Đảng, (3).
Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Lao
Động, Hà Nội.
Như vậy, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã có nhiều bài

viết, cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội. Tuy nhiên,
các tác giả mói chỉ tập trung nghiên cứu từng khía cạnh, từng nội dung trong tư
tưởng về an sinh xã hội của Người, chưa đi sâu nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng
này vào tình hình cụ thể ở nước ta. Vì vậy, ừên cơ sở mà các nhà khoa học đã
nghiên cứu, tơi tham khảo và viết khóa luận của mình với hy vọng có thể đóng
góp cơng sức của mình vào cơng cuộc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh
xã hội và vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện an sinh xã hội ở nước ta hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội và sự
vận dụng của Đảng và Nhà nước vào thực hiện an sinh xã hội ở nước ta hiện nay.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

- về không gian: Nghiên cứu ở Việt Nam
- về thòi gian: Từ năm 2006 đến năm 2015
- về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội được thể hiện trên
rất nhiều lĩnh vực. Trong khn khổ của khóa luận này, em xin trình bày Tư
tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội trên các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, bảo
8


hiểm xã hội.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục
đích ■
Nghiên cứu một cách hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ

Chí Minh về an sinh xã hội, thực trạng của việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt
Nam; ừên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện
an sinh xã hội ở nước ta trong thời gian tới.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ cụ thể
được đặt ra:
- Làm rõ khái niệm an sinh xã hội
- Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã
hơi.
- Đánh giá thực trạng của việc thực hiện an sinh xã hội ỞViệt Nam hiện
nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện an sinh xã hội
ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp logic - lịch sử +
Phương pháp phân tích và tổng họp,
9


+ Phương pháp thống kê, quy nạp và diễn dịch...

6. Đóng góp của đề tài
6.1. về mặt lý luận
Khóa luận nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những quan điểm

của Hồ Chí Minh về an sinh xã hội, những giải pháp của Đảng và Nhà nước ta
trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội nhằm thực hiện có
hiệu quả các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6.2.

• •

về măt thưc tiễn

Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của khóa ln

1


Ngoài phần mở đàu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai
chương, sáu tiết.NỘIDUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ AN SINH XÃ HỘI
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.

An sinh

Mỗi công dân trong xã hội dù ở những địa yị xã hội, chủng tộc, tôn giáo

khác nhau, họ luôn cần phải được bảo đảm mọi mặt để phát huy đầy đủ khả năng
của mình. Mặt khác, cuộc sống của con người ln có những khó khăn, những
biến cố rủi ro khác nhau, xuất phát từ nhu cầu chia sẻ, sự hợp sức, đoàn kết trên
tinh thần tương trợ mà những rủi ro, biến cố của các cá nhân được dàn trải trên
phạm vi rộng, giúp họ nhanh chóng vượt qua hồn cảnh. Thơng qua đó họ có điều
kiện, những năng lực cần thiết để khắc phục những bất cập xảy ra để nâng cao
chất lượng cuộc sống của chính mình đem lại sự phát triển cho xã hội và xã hội
được an sinh.
“An sinh” được nhắc đến ở đây là một từ Hán - Việt. An - trong chữ “An
toàn”, Sinh - trong chữ “Sinh sống”, an sinh có thể hiểu là “an tồn sinh sống”.
Nói một cách khái lược: xã hội an sinh là xã hội mà mọi người được an toàn sinh
sống, hay là có cuộc sống an tồn. Vì vậy, để đem lại sự an tồn cho cuộc sống và
khơng ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người không chỉ là sự nỗ
lực của Nhà nước, xã hội mà còn là sự nỗ lực của chính bản thân mỗi thành viên
trong xã hội.
1.1.2.

a

Xã hôi

Trước hết, cuốn “Từ điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê (chủ biên) đã
nêu lên khái niệm xã hội: “Hình thức sở hữu chung có tổ chức của lồi người
ngưịi ở một trình độ nhất định của lịch sử, xây dựng ừên cơ sở một phương thức
sản xuất nhất định: xã hội phong kiến, xã hội tư bản, xây dựng xã hội cộng sản
chủ nghĩa” [21; tr.792].


Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt thông dụng ” do Như Ý chủ biên, các tác giả
lại cho rằng: “xã hội là cộng đồng người cùng làm ăn sinh sống làm cho xã hội

ngày càng phát triển...và xã hội là tầng lớp có địa vị, quyền lợi như nhau dưới chế
độ cũ: xã hội thượng lưu” [29; tt.1291].
Khái niệm xã hội cịn được trình bày trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” của
Nxb. Khoa học Xã hội (1977) “xã hội là tập đoàn người xây dựng trên quan hệ về
sản xuất, chính trị, văn hóa.. .và xã hội nói tới mối quan hệ về phong tục tập quán,
lễ giáo, văn hóa của một nước” [27; tr.870].
Nói tóm lại, vói nhiều cách tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu lí luận
khi nêu lên khái niệm xã hội vẫn căn bản gặp nhau ở nội hàm của khái niệm này:
nó là tính sẵn có của lồi ngưịi khiến con người có nhu cầu cùng chung sống để
cùng sản xuất và cùng hưởng thụ.
1.1.3.

An sinh xã hôi

1.1.3.1.

Quan điểm của các nhà khoa học

m

Con ngưòi muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải có điều kiện bảo đảm về
ăn, mặc, ở.... Để thực hiện nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động, làm ra
những sản phảm cần thiết. Khi xã hôi phát triển, mức độ thỏa mãn nhu cầu cho
cuộc sống ngày càng tăng thì phụ thuộc vào khả năng lao động ngày càng lớn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng may mắn, thuận lợi tạo ra thu nhập
đáp ứng những nhu cầu đó. Trong nhiều trường họp con người phải đối mặt với
những thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hay các biến cố, rủi ro khác. Để khắc phục và
đối mặt với những vấn đề đó, con người đã liên kết, hợp tác với nhau lựa chọn ra
các phương thức phù họp nhằm giảm đi những khó khăn trong cuộc sống hàng
ngày. Bên cạnh hình thức “tích cốc phịng cơ, tích y phịng hàn” - hình thức sơ

khai và giản đơn nhất, hay các hoạt động với tinh thần “lá lành đùm lá rách” được
cộng đồng, gia đình, các thành viên ừong xã hội lựa chọn sử dụng. Thì các biện
pháp trong xã hội hiện đại ngày nay như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cứu trợ


xã hội.. .là những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội cũng đã góp phần
quan trọng vào việc bảo vệ cho các tầng lớp dân cư, trước những rủi ro và tác
động bất thường của cuộc sống.
Mặc dù an sinh xã hội còn là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ ở nước ta, song lĩnh
vực này cũng đã giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Trước hết, theo GS. Hồng Chí Bảo thì: An sinh xã hội là sự an toàn của
cuộc sống con người từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho sự
phát triển con người và xã hội. An sinh xã hội là những bảo đảm cho con người
tồn tại như một con ngưòi và phát triển các sức mạnh bản chất ngưịi, tức là nhân
tính trong hoạt động, ừong đói sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân
cách [1; tr.7].
- Tại hội thảo quốc tế với chủ đề: “Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam”,
ngày 22 - 8 - 2007, PGS.TS Nguyễn Hải Hữu đã đưa ra khái niệm: “An sinh xã
hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội làm
cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn,
bệnh nghề nghiệp, già cả khơng cịn sức lao động hoặc vì những ngun nhân
khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho
cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
trợ giúp xã hội” [17; tr.19].
- GS. TS Mai Ngọc Cường đã đưa ra khai niệm an sinh xã hội một cách cụ
thể hơn, ông tiếp cận an sinh xã hội ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp để từ đó có thể
hiểu hết được bản chất của nó.
+ Theo nghĩa rộng: An sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện các quyền để con
người được an bình, đảm bảo an ninh, an tồn trong xã hội. [8; tr.21].
+ Theo nghĩa hẹp: An sinh xã hội là sự bảo đảm thu nhập và một số điều

kiện thiết khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu


nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những
người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị
thiên tai dịch họa [8; tr.22].
về bản chất, an sinh xã hội là sự san sẻ trách nhiệm của mọi người đối với
những người gặp rủi ro, khó khăn hoặc những yếu tố khác mà bị giảm hoặc mất
thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng, an sinh xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp
khó có thể đưa ra một định nghĩa đáp ứng được tất cả các nội dung trong điều
kiện kinh tế, xã hội, chính trị, truyền thống dân tộc, tôn giáo ở mỗi nước khác
nhau hoặc trong các giai đoạn lịch sử ở tùng nước. Dựa trên cơ sở những quan
niệm của các nghiên cứu trên, chúng ta có thể hiểu an sinh xã hội là sự bảo vệ, trợ
giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những người “yếu thế” ừong xã hội bằng
các biện pháp khác nhau nhằm hỗ ttợ cho các đối tượng khi bị suy giảm khả năng
lao động, giảm sút thu nhập hoặc là bị rủi ro, bất hạnh, hoặc là trong tình trạng
nghèo đói, hoặc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức
lao động, già yếu... động viên khuyến khích tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của
chính họ.
1.1.3.2.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênỉn

Trong toàn bộ tác phẩm kinh điển đồ sộ của mình C.Mác và Ph.Ăngghen
khơng dành riêng một tác phẩm nào với tư cách là sự trình bày hệ thống các quan
điểm của mình về an sinh xã hội. An sinh xã hội không được Mác đề cập như một
lĩnh vực chuyên biệt, độc lập nhưng toàn bộ tư tưởng của Mác về vấn đề này từ
nó lại được khái quát lên và thể hiện ra trong hệ thống các quan điểm duy vật biện
chứng của C.Mác về con người và xã hội.

Mác đã rất nhiều lần khẳng định rằng, lịch sử xã hội là do con người làm
ra, là hoạt động của những con người theo đuổi mục đích của bản thân mình. Xã
hội dù dưới hình thức nào đi chăng nữa cũng đều là sản phẩm của sự tác động qua


lại giữa con người với con người. Và con người muốn tồn tại, trước hết cần phải
có ăn, có mặc, có chỗ ở. Tất cả những cái đó chỉ có được nhờ con người sản xuất
ra được tư liệu sinh hoạt của mình qua hoạt động sản xuất. Thơng qua đó đã tạo ra
các sản phẩm để thỏa mãn những nhu càu sống còn của con người và của cả xã
hội. “Hành vi lịch sử đầu tiên hay phương diện cơ bản đầu tiên của hoạt động xã
hội của con người là sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu” và họ
“sản xuất ra bản thân đời sống vật chất” [5; tr.40]. Bên cạnh đó, con người còn tạo
ra các giá trị tinh thần cho xã hội: những thành tựu văn hóa lớn, những cơng trình
kiến trúc vĩ đại được coi là các kỳ quan của thế giới... Con người tạo ra các quan
hệ xã hội, các chuẩn mực, giá trị xã hội, giữ xã hội trong ổn định tương đối. Yếu
tố thường gắn chặt và là cái để thỏa mãn những nhu cầu đó chính là lợi ích. Chính
C.Mác đã nhấn mạnh rằng, “tất cả những cái gì mà con người đấu tranh để giành
lấy, đều dính liền vói lợi ích của họ” [4; tr. 109] và “chính lợi ích là cái liên kết
các thành viên của xã hội với nhau” [4; tr. 181]. Có thể thấy rằng, cùng với nhu
cầu, lợi ích là một trong những động lực hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển
của xã hội.
Mặc dù không dành riêng một tác phẩm nào đề cập tới an sinh xã hội, nhưng
các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã dành sự quan tâm tói lĩnh vực đói
nghèo, thường gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, những người bị áp bức, bóc lột phải chịu cuộc sống cùng
cực thêm vào đó là thiên tai, chiến tranh tàn phá gây nên nhiều cảnh lầm than. Cụ
thể, trong một số tác phẩm kinh điển của mình như “Bản thảo kinh tế triết học”
(1844) của C.Mác, “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh” (1845) của
Ph.Ăngghen... các ông đã mơ tả cặn kẽ, tỉ mỉ và xã thực tình cảnh đói nghèo của
những người vơ sản. Chế độ bóc lột tàn bạo trong xã hội tư bản đã dẫn đến sự

phân hóa trong xã hội thành hai cực: Tích lũy giàu có tột độ ở phía thiểu số giai
cấp có của - giai cấp tư sản và tích lũy sự bần cùng ở đa số những người lao động,
làm cho người lao động ngày càng lún sâu vào cái hố của sự đói nghèo, bệnh tật,


thất nghiệp, thất học. Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trong bước
chuyển từ “Chính sách Cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới”
(NEP), Lênin là người chủ trương phát động kinh tế hàng hóa, dùng lợi ích vật
chất, coi đó là một nhân tố kích thích mọi người lao động, giải phóng sức sản
xuất, phát triển kinh tế. Đó là một trong những biện pháp nhằm xóa bỏ căn bản
tình trạng đói nghèo, nhất là ở nông thôn trong công tác xây dựng xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Đe đem lại sự phát triển cho xã hội trước hết cuộc sống của con người cần
phải được ổn định, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu và lợi ích thiết thực của con
người. Có thể thấy rằng nguyên nhân sâu xa của sự phát triển tồn bộ địi sống xã
hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất, và sự phát triển rất cao của lực lượng
sản xuất là tiền đề thực tiễn tuyệt đối càn thiết để khắc phục sự tha hóa của con
người. “Tha hóa” được nhắc đến ở đây là một khái niệm thể hiện sự tiêu cực của
bản chất con người. C.Mác sử dụng nó để tìm ra cách tiếp cận sâu hơn về đời
sống xã hội của con người từ đó đề ra nhiệm vụ xây dựng một chế độ xã hội mói
phải giải quyết đồng bộ và triệt để những vấn đề phức tạp: vấn đề đảm bảo việc
làm và thu nhập cho người lao động, vấn đề công bằng xã hội... Bởi vậy, theo
C.Mác, ý nghĩa lịch sử, mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là sự phát triển
con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, giải phóng con
người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con ngưòi mọi sự “tha hóa” để con người được
sống với cuộc sống đích thực của con người.
1.1.3.3.

Quan điểm của Hồ Chí Minh


Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh chưa một lần dành riêng một
bài viết hay một bài phát biểu để bàn riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu hiểu
theo định nghĩa về an sinh xã hội được nêu ở trên thì hầu hết trong các bài nói, bài
viết và hành động của Người đều thấm đượm tư tưởng vì cuộc sống tự do, ấm no,
hạnh phúc của dân. Chính vì vậy, tư tưởng dân sinh ở Ngưịi chính là khái niệm
an sinh xã hội mà ngày nay chúng ta hay nói tới. Tư tưởng đó ở Người được nâng


lên tầm triết lý cho cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Triết lý đó ở Hồ Chí Minh
được tốt ra, thể hiện sinh động từ toàn bộ cuộc đời đấu tranh cách mạng không
mệt mỏi và từ cuộc sống hàng ngày rất đỗi đời thường của Người. Đó chính là sự
kết tinh cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, ngưòi
anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Như vậy, ta có thể thấy
rằng khái niệm dân sinh ở đây cùng nghĩa với khái niệm an sinh xã hội.
Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, bản thân Hồ Chí Minh
cũng đã từng theo học đạo Nho, tư tưởng nhân nghĩa của đạo Nho đã in đậm dấu
ấn ừong tâm khảm của Người, trở thành một bộ phận cấu thành của quan điểm
dân sinh, triết lý nhân sinh, chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ở Người.
Song, khác với nhiều nhà Nho đưomg thời, với thực tiễn cuộc sống đầy biến động
mà Người từng ừải qua ừong những năm tháng tìm kiếm con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc, bằng thực tiễn hoạt động cách mạng, với một trí tuệ anh minh
và tầm nhìn xa, trơng rộng, Người đã sớm khắc phục, chế ngự tính hẹp hịi, thiển
cận của cái nhìn dân tộc để đi đến một quan niệm mới về tình hữu ái giai cấp,
hướng tới giá trị nhân văn phổ quát.
Thấu hiểu hơn ai hết những giáo lý của đạo Phật, những chủ trương “từ bi,
hỉ xả, cứu khổ cứu nạn”, “cứu nhân độ thế”, song với Hồ Chí Minh, những giáo lý
đó, những chủ trương ấy chỉ được coi là hữu ích khi chúng được sử dụng vào mục
đích dân sinh, an sinh xã hội, “cứu chúng sinh ra khoải khổ nạn” và nhất là vào
mục tiêu giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, “đưa giống nòi ra khỏi ải
nơ lệ”.

Hồ Chí Minh cũng biết đến những ước mơ, khát vọng vươn tới một xã hội
cao đẹp mà ở đó, con người được phát triển tồn diện và ngày một trở nên hoàn
thiện với cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo Người, những khát vọng đó trước hết
phải vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hịa bình và cơng lý,
phải nhằm mục đích cứu lồi người khỏi ách nơ lệ, đưa loài người đến hạnh phúc,


bình đẳng bác ái, tự do và nhất là đem lại an ninh cho cuộc sống của mỗi con
người, an sinh cho đời sống cả cộng đồng xã hội.
Suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh ln sống vì nhân dân, đất nước. Mục tiêu
Người luôn theo đuổi là đất nước được hịa bình, độc lập, là cuộc sống đầy đủ, ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân. Với Hồ Chí Minh, mục tiêu cuối cùng của một cuộc
cách mạng là tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người nói: “Ngày nay chúng ta đã
xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hịa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân
khơng được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập khơng có nghĩa lý gì” và “Khơng
có gì q hơn độc lâp, tự do” [16; tr.42]. Với Người, độc lập và tự do khơng chỉ là
cái q giá nhất, mà cịn là chân lý mà cả nhân loại đều hướng tới. Độc lập cho
dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là khát vọng suốt đời của Người. Chính tư
tưởng độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là nền tảng cho quan điểm dân
sinh, triết lý nhân sinh, tạo nên bản chất cao quý trong chủ nghĩa nhân đạo, tư
tưởng nhân văn và trở thành ngọn cờ đấu ừanh, mục tiêu và lý tưởng suốt đời
phấn đấu của Người.
Trong quá trình tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác và tinh hoa văn hóa nhân
loại vào ừong thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định hạnh
phúc của nhân dân là mục tiêu cuối cùng, cao nhất của cách mạng. “Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn là của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là
trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân.
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra. Đồn thể từ trung
ương đến xã do dân tổ chức nên” [14; tr.689], do vậy, “chính sách của Đảng và
Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói,

Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt
Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi [14; tr.572].
Từ góc độ này có thể nói, Hồ Chí Minh đã xem dân sinh là vấn đề quan
trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, là vấn đề cốt lõi trong đường lối của Đảng và


chính sách của Nhà nước. Hồ Chí Minh đã lấy chủ nghĩa dân sinh để giải thích
chủ nghĩa xã hội. Khi ừả lời câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì?”, Hồ Chí Minh đã
đưa ra quan niệm sâu sắc và khoa học nhưng lại rất giản dị và gần gũi như những
lẽ phải thơng thường mà ai cũng có thể hiểu và cảm nhận được.Với Người, “xã
hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ
nghĩa xã hội” [11; tr.591]. Người cho rằng, chủ nghĩa xã hội là “mọi người được
ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do” [13; tr.395], ai cũng được “hạnh phúc và học
hành tiến bộ”, chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh” [13; tr.226].
Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội trước
hết là một xã hội vì con người và ở đó an sinh xã hội được thực hiện và bảo đảm
bền vững, các chính sách an sinh xã hội thực hiện được chức năng phòng ngừa,
hạn chế, khắc phục những rủi ro, bảo đảm an toàn cho cuộc sống của mỗi thanh
viên ừong xã hội. Cũng chính từ quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh đó đã tạo
nên ở Người niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của công cuộc xây dựng CNXH
trên đất nước Việt Nam chúng ta.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã đón nhận ở chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng nhân
văn sâu sắc nhất, chủ nghĩa nhận đạo cao cả nhất khơng phải theo lối “tầm
chưorng trích cú”, áp dụng nguyên xi, rập khuôn giáo điều. Người tiếp thu ở đó tư
tưởng nhân đạo nhất về con người, tư tưởng vì cuộc sống hiện thực của con
người, cuộc sống mà ở đó an ninh của con người được đảm bảo, do vây an sinh xã
hội của cả cộng đồng được thực hiện bền vững; tư tưởng vì tự do, dân chủ, hạnh
phúc và tiến bộ thực sự. Với tư tưởng đó, quan điểm dân sinh và triết lý nhân sinh
ở Hồ Chí Minh đã trở thành triết lý vì cuộc sống ngày một cao đẹp cho mỗi con
người và cho cả cộng đồng xã hội mà hành động, vì an ninh con người, vì an sinh

xã hội mà hành động.


1.2.

Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã

hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội hình thành và phát triển từ rất sớm.
Trong cuốn “Đường Cách mệnh” xuất bản năm 1927, nói về Cơng hội, Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết: “Lại có bất thường phí để dành lúc bãi công hoặc
giúp các hội khác bãi công, hoặc giúp đỡ người mất việc làm, khi đau ốm, tai nạn,
hoặc làm những việc cơng ích” [17; tr.437]. Đây là ý tưởng manh nha về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an sinh xã hội. Ngay sau khi giành được chính quyền,
năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu Nhà nước ta xây dựng và
ban hành Hiến Pháp, trong đó quy định những người già, hoặc tàn tật khơng việc
làm thì được giúp đỡ. Trong giai đoạn từ năm 1947 đến những năm 50 của thế kỷ
XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo, ban hành một loạt chính sách, chế độ
liên quan đến cán bộ, công chức, người lao động như chế độ tiền lương, phụ phí,
chế độ ừợ cấp bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức; chế độ đãi
ngộ quân nhân. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, khi tổ chức, cơng đồn phát
triển, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, chế độ với người có cơng được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo,
ban hành. Đây là những yếu tố nền tảng của an sinh xã hội.
1.2.1.

Xóa đói giảm nghèo

Tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây
dựng nên lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu

nước chân chính đến chủ nghĩa Mác - Lênin, Người chủ trương làm cách mạng để
giành độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Một trong những điểm sâu
sắc và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ, giá trị và ý nghĩa thực sự
của độc lập tự do phải được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
Họ phải có cơm ăn, áo mặc, phải được học hành, được sống cuộc sống sung
sướng hạnh phúc. Người quan niệm, chủ nghĩa xã hội là xa lạ với đói nghèo, bần
cùng, lạc hậu. Chủ nghĩa xã hội phải chứng minh được bản chất ưu việt của mình


ở chỗ đem lại ngày càng nhiều, ngày càng tốt hơn những lợi ích thiết thân cho dân
chúng, thỏa mãn ngày càng đầy đủ những nhu càu hợp lý và chính đáng cho sự
phát triển tồn diện của con người. Nếu như ở chủ nghĩa tư bản, Mác đã chỉ rõ ở
đó có sự bóc lột thậm tệ của giai cấp tư sản đối với người công nhân, đưa người
công nhân đến vô sản, đến bần cùng, cùng cực và đói nghèo nên đã tạo ra mâu
thuẫn đối kháng để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và tạo ra một xã hội mới chủ nghĩa
xã hội tươi đẹp hơn. Ở chủ nghĩa xã hội, đói nghèo sẽ từng bước được xóa bỏ, dần
dần đưa đến ấm no và hạnh phúc cho mọi người. Do vậy, để có chủ nghĩa xã hội,
một trong những nhiệm vụ quan trọng chính là tiêu diệt đói nghèo. Xóa đói, giảm
nghèo vừa là một địi hỏi tất yếu khách quan, vừa là một đòi hỏi tự thân và cấp
bách cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Càng học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng hiểu sâu
sắc và nhận thức thấu đáo sự vĩ đại ừong tư tưởng của Người. Nói đến giặc chúng
ta ai cũng nghĩ đó phải là kẻ thù hữu hình, có quan đội, có lực lượng chống phá,
xâm lược chúng ta, mà ít ai có nghĩ đến những thứ giặc vơ hình, khơng có chiến
trường, khơng có súng đạn như: giặc đói, giặc dốt. Ngay sau khi Cách mạng tháng
Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập tức tuyên bố giặc đói, giặc dốt là
đồng minh của giặc ngoại xâm. Nói đến giặc ngoại xâm có lẽ mọi người đều nhận
thức được nhiệm vụ quan trọng đó là phải tiêu diệt và đánh đuổi chúng ra khỏi bờ
cõi của đất nước mình. Vậy cịn giặc đói, nghèo thì sao? Trong cuộc sống có lẽ
cịn nhiều người thấy đói nghèo là khổ là vất vả, nhưng chưa nhận thức một cách

thấu đáo được sự cần thiết phải đánh đuổi chúng ra khỏi cuộc sống của mình, của
đồng bào mình và của đất nước mình. Vì vậy, với việc nỗ lực xóa đói, giảm
nghèo, quyết tâm đánh đuổi đói nhèo để đua đời sống của mỗi người dân, của đất
nước ngày một ấm no hom, Người đã sớm phát động cuộc vận động thi đua ái
quốc kêu gọi toàn dân bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau để giúp
nhân dân như tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhừng cơm sẻ áo, qun góp
gạo cứu đói.. .Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân


thốt nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn, việc làm, ấm no và đòi sống
hạnh phúc. Bác đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh tăng gia sản xuất và
tiết kiệm để xóa đói giảm nghèo. Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động
một chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc họp qun góp cứu đói. Ngưịi viết
thư gửi đồng bào tồn quốc, hơ hào nhân dân chống nạn đói, “coi cuộc chống nạn
đói cũng như cuộc chống ngoại xâm”. Trong thư gửi nông gia Việt Nam, Người
khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất
nữa... Đó là cách thiết thực của chứng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập” [15;
tr.341]. Phong ừào để dành một nắm gạo nhỏ theo từng buổi đã được nhân rộng
thành phong trào tiết kiệm gạo khắp cả nước đã nói lên sự coi trọng và việc làm
cụ thể của Người đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo “Lúc chúng ta nâng bát
cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khơng khỏi động lịng. Vậy tôi đề nghị
với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,
mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [13;
tr.27].
Trong Di chúc, Người đã chỉ rõ: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng
như miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp
bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh
hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta ln luôn đi
theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển
kinh tế và văn hóa, nhằm khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [16;

tr.512]. Trong một đất nước mà người dân cịn nghèo, có người cịn sống trong
cảnh bữa được, bữa mất, bữa đói, bữa no thì ở đó xã hội cịn chưa n. Xóa đói
giảm nghèo là một nhiệm đặc biệt quan trọng đối với mỗi nước khi đặt mục tiêu
phát triển bền vững. Ở đâu cịn bất cơng, cịn đói nghèo thì ở đó chưa thể có sự
phát triển. Đói nghèo sẽ làm cho các thành quả đạt được trở nên thiếu bền vững và
vói thời gian nó tàn phá và làm hỏng đi những thành quả đó. Đói nghèo làm cho
con người khó có khả năng để thực hiện được những hồi bão to lớn. Đói nghèo


sẽ làm mất đi hạnh phúc cần có của người dân. Mục tiêu của cách mạng là vì dân,
do vậy khơng thể có lý do nào để biện giải cho việc để người dân phải sống trong
cảnh đói nghèo. Chính vì lẽ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã u cầu: “Phải đem hết
sức dân, tài dân, của dân làm cho dân” [13; tr.75] và “Chính sách của Đảng và
Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân”... “Dân đủ ăn,
đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện.
Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng khơng thực
hiện được” [14; tr.518].
Điều mới mẻ trong tư tưởng của Người về XĐGN đó là, đi kèm với tăng gia
sản xuất phải thực hành tiết kiệm, có vậy đảm bảo chắc chắn lâu dài cơng cuộc
xóa đói. Đen nay tư tưởng này vẫn còn giữ nguyên giá trị, hiện nay chúng ta hình
thành q XĐGN, giúp người đói nghèo là áp dụng những trường họp cụ thể với
một bộ phận dân cư đặc biệt. Đó là những biện pháp tình thế hất thời mang tính
nhân đạo, cịn về lâu dài, phải hướng dẫn họ cách thức làm ăn, trợ giúp về vốn, kỹ
thuật... để họ tự vươn lên thoát nghèo, cho họ cần câu mới là biện pháp lâu dài bởi
chỉ có phát triển sản xuất mới có thể XĐGN một cách hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đánh giá cao sức mạnh của dân, Người yêu cầu: đem tài dân, sức dân mà
giải phóng cho dân. Theo Người, XĐGN là “Làm cho người nghèo thì đủ ăn,
người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm” [14; tr.518].
Vậy là mọi thành viên trong xã hội không ngừng phấn đấu vươn lên vượt
qua cửa ải đói nghèo, Ngưịi quan niệm xã hội mà chúng ta xây dựng là “dân giàu,

nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”. Nó xa lạ với đói nghèo bần
cùng, lạc hậu, là xã hội giàu về kinh tế, lành mạnh về văn hóa xã hội, quan niệm
này hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất, hướng đến phát
triển con người toàn diện. Theo Người một dân tộc dốt cũng là một dân tộc yếu,
giặc dốt cũng là một trong ba thứ giặc nguy hiểm nó sẽ kìm hãm sự phát triển,
Người chỉ ra rằng: ăn no, mặc ấm phải đi liền với học hành tiến bộ, xã hội phải
ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng phải đi liền vói tinh thần ngày càng tốt.


Qua đó cúng ta thấy rằng ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng XĐGN của Người là bên
cạnh XĐGN về vật chất phải chú ý cả XĐGN về tinh thần, không nên phiến diện
một chiều chỉ tập trung về kinh tế, mà bỏ quên văn hóa tinh thần, lúc ấy sẽ xuất
hiện nguy cơ, lực cản nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển. Tư tưởng này đến
nay vẫn thể hiện rõ tính thời sự của nó: Phát triển bền vững phải bao hàm cả vật
chất và tinh thần. Đó là giá ừị to lớn ừong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
XĐGN mà chúng ta càn vận dụng sáng tạo ừong điều kiện tình hình mới, phấn
đấu đạt mục tiêu chung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
1.2.2.

Bảo hiểm xã hôi
m

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo hiểm xã hội được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể
trong bài báo cáo có tựa đề “Nghĩa thương” đăng trên Báo Cứu quốc số 418 ngày
27 tháng 11 năm 1946 với cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và các nội dung này
đến nay vẫn cịn ngun tính thời sự, đó là: “Đe dành; khỏi lo cả đời; khơng mất
đi đâu cả; ích riêng và ích chung; kẻ giàu để giành nhiều, kẻ nghèo để giành ít;
gắn với được mùa; bộ Canh nơng hướng dẫn” [15; tr.461].
Có thể nhận thấy rằng, ý tưởng về BHXH bắt đầu từ khi Nguyễn Ái Quốc

(đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và chuẩn bị về lý thuyết và tổ chức cho phong
trào công nhân, thành lập các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, Người đã thể hiện ý
tưởng này trong cuốn sách "Đường Kách Mệnh" được xuất bản đàu năm 1927:
"Lại có bất thường phí như để dành lúc bãi công hoặc giúp những hội khác bãi
công, hoặc giúp đỡ những người mất việc làm, khi ốm đau, tai nạn, hoặc làm
những việc cơng ích v.v. Nếu hội khơng có tiền thì làm khơng được" [16; tr.437].
Người cịn nêu: "Tổ chức Cơng hội trước hết là để cho cơng nhân đi lại vói nhau
cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt
của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân,
năm là giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” [16; tr.437]. Những nội dung đó,
Người ln được qn triệt trong các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho Cách


mạng Việt nam trong những năm 1925 - 1927 tại Quảng Châu (Trung Quốc). Đến
năm 1929, chính thức đưa vào Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương: "Tổ
chức tất cả vô sản giai cấp vào công hội thực hành bảo hiểm cho thợ thuyền; giúp
đỡ thợ thuyền thất nghiệp". Năm 1941 thể hiện trong chính sách của Việt Minh:
"Đối vơí cơng nhân, ngày làm việc tám giờ, định tiền lương tối thiểu; cứu tế thất
nghiệp; xã hội bảo hiểm; thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giao kèo
giữa chủ và thợ, cơng nhân già có lương hưu trí..." [11; tr.421-422].
Từ sự thể hiện những ý tưởng khởi đàu thực hiện BHXH của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tạo thành một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ vào các phong
trào cơng nhân, góp phàn thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, mặc dù nền kinh tế hết
sức khó khăn, nhưng Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây
dựng và ban hành các quy định thực hiện BHXH: Ngày 3/11/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh thay mặt chính phủ ký sắc lệnh số 54- SL, ngày 14/6/1946 ký sắc lệnh
số 105- SL ấn định những điều kiện cho công chức về hưu. Từ năm 1947 - 1950,
đất nước ừong giai đoạn chống thực dân Pháp quyết liệt, nhưng Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn tiếp tục ký ban hành các sắc lệnh quy định thực hiện chế độ hưu trí cho

cơng nhân viên chức: sắc lệnh 29/SL ngaỳ 12/3/1947 quy định mối quan hệ giữa
chủ với công nhân, ngày 20/5/1950 ký sắc lệnh số 76 - SL quy định cụ thể hơn
các chế độ trợ cấp hưu trí, ngày 22/5/1950 ký sắc lệnh số 77 - SL quy định cụ thể
các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối vói cơng
nhân.
Chính sách BHXH lúc này tuy cịn sơ khai nhưng đã phản ánh được những
mặt tiến bộ về nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng chế độ BHXH; mức
hưởng phù họp vói mức đóng, vói khả năng của quỹ BHXH và thấp hơn mức
hưởng khi đang làm việc. Thực hiện các chế độ BHXH thời còn hạn chế, chủ yếu
dưói dạng phụ cấp mang tính đảm bảo xã hội. Mặc dù vậy, đây là thòi kỳ đánh
dấu hình thành chính sách BHXH ở Việt Nam, thể hiện sự quan tâm rất lớn của


×