Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quy định mới của Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ 01/01/2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.9 KB, 3 trang )

Quy định mới của Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 01/01/2016
Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016
bao gồm nhiều điều khoản được sửa đổi, bổ sung so với Luật bảo hiểm xã hội 2005.
Dưới đây là một số điểm mới nổi bật của Luật bảo hiểm xã hội 2014 so với Luật bảo
hiểm xã hội 2006 số 71/2006/QH11.
1. Chế độ thai sản đối với nam
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như
sau:
-

05 ngày làm việc với trường hợp sinh thường;

-

07 ngày làm việc với trường hợp sinh phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

-

Trường hợp sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên cứ thêm mỗi con
thì nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

-

Trong trường hợp sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ
ngày vợ sinh con.
2. Bổ sung trường hợp được hưởng chế độ thai sản đối với nữ
Theo đó, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai
sản.
3. Thay đổi về mức đóng bảo hiểm xã hội


Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động
quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định
của pháp luật về lao động.
4. Bổ sung nhiều quyền cho người lao động
Theo đó, người lao động sẽ có tất cả những quyền sau:
-

Được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Luật này.

-

Được cấp và quản lý sổ BHXH.

-

Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả
sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.


+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng.
+ Thông qua người sử dụng lao động.
-

Hưởng BHYT trong các trường hợp sau đây:
+ Đang hưởng lương hưu.
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi.
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục

bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

-

Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường
hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng
BHXH; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng BHXH.

-

Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

-

Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng BHXH;
định kỳ hằng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH; được yêu cầu
người sử dụng lao động và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng
BHXH.

-

Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật.

5. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
-

Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH khi có thay
đổi thông tin tham gia BHXH.

-


Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia BHXH bao gồm:
+ Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân.
+ Sổ BHXH.
+ Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều
chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu
quả trong lĩnh vực bảo BHXH, BHYT, BHTN
-

Thẩm quyền của cơ quan BHXH bao gồm:


+ Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 4
Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Giám đốc BHXH cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 46
của Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết
định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý
vi phạm hành chính.
-

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có thể
giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính.

-

Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, các hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và các quy định khác

có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi
phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Quy định mới về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu
hoặc phá thai bệnh lý
Theo đó, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
-

10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

-

20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

-

40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

-

50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hằng tuần.




×