Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TIỂU LUẬN TUYÊN NGÔN độc lập năm 1945 với PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG dân tộc TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.69 KB, 8 trang )

1
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP NĂM 1945 VỚI PHONG TRÀO GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Năm 1945, bản địa đồ thế giới đã có sự thay đổi khi Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây không chỉ là văn bản có
tính pháp lý quốc tế để khẳng định sự hiện hữu của một đất nước, một quốc
gia – dân tộc trên thế giới, thành quả của cuộc đấu tranh dân tộc trường kỳ,
gian khổ của các tầng lớp nhân dân Việt Nam chống ách đô hộ thực dân, phát
xít và chế độ phong kiến tồn lại lâu đời; Bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945
còn là lời hiệu triệu, thức tỉnh các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, mở ra
một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới.
Lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1945 không thể phủ
nhận sự xác lập rộng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, sự bành
trướng của các nước lớn Anh, Pháp, Bồ Đào Nhà, Đức, Mỹ. Chủ nghĩa đế
quốc thực dân Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc
địa (chiếm 1/4 dân số thế giới) trải dài từ Bắc Mĩ, châu Phi, châu Á đến châu
Đại Dương. Nước Pháp trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX cũng tiến
hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á
và châu Phi, lần lượt thôn tính Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào, Xê-nê-gan, Tây
Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây...Đến trước Chiến tranh thế
giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh, với diện
tích gần 11 triệu km2 và 55,5 triệu dân. Dưới chế độ thực dân xâm lược, các
dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột, bị tước đoạt quyền tự do, dân chủ; dân
tộc bị xâm lược là dân tộc “hạ đẳng”; còn dân tộc đi thôn tính dân tộc khác
được xem là dân tộc “thượng đẳng”, dân tộc “thượng đẳng” đó có quyền đem
“văn minh” đi khai sáng cho dân tộc khác.


2


Trong bức tranh một thế giới còn có sự khác biệt về vị trí, quyền của
các dân tộc ấy, dân tộc Việt Nam – “một dân tộc gan góc” đã làm một cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc vĩ đại, vang dội, cách mạng Tháng Tám năm
1945 thành công đập tan chế độ phong kiến thực dân và dựng lên một nhà
nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á và thông cáo đến toàn thế
giới “Tuyên ngôn độc lập”. Giá trị của “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ có ý
nghĩa lịch sử, với sự phát triển của đất nước, mà còn mang tính quốc tế sâu
sắc, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, điều này được
thể hiện dưới các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, trong Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh khởi thảo và công
bố quyền dân tộc được phát triển, trở thành giá trị pháp lý thiêng liêng, bất
khả xâm phạm của mỗi quốc gia dân tộc; Quyền dân tộc, quyền con người là
vấn đề hàng đầu đối với mọi dân tộc bị áp bức trên con đường đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Với cách tiếp cận
mới về quyền dân tộc từ quyền con người, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
dân tộc đã đi vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành một giá trị phổ
biến, được nhiều nước thừa nhận và tôn trọng. Đây là nguyên tắc pháp lý về
quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của tất cả các
dân tộc trên thế giới; cơ sở quan trọng để các dân tộc thuộc địa, các dân tộc bị
áp bức trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc sớm thức tỉnh quyền dân
tộc như là “những lẽ phải không ai chối cãi được”, đó là “nhân đạo và chính
nghĩa”; Cội nguồn sức mạnh giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị
áp bức trên thế giới xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn vấn đề này.
Bản “Tuyên ngôn độc lập” được tuyên bố tại Ba Đình – Hà Nội không
chỉ “tuyên ngôn” quyền dân tộc riêng của Việt Nam mà còn tham gia vào việc
khẳng định và xác lập nền tảng cho công pháp quốc tế về vấn đề dân tộc –
quốc gia, một khía cạnh cơ bản trong nền văn minh hiện đại còn đang thiếu
sót. Trong lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập vĩ đại này, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viện dẫn hai lời nói bất hủ trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập 1776



3
của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp năm
1791: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” – “Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi”. Nhưng không dừng lại ở đấy, Tuyên ngôn độc lập khẳng
định tiếp vấn đề : “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”1.
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
được xem như là “một đạo luật mới của nhân dân thế giới khẳng định quyền
tự do, độc lập bất khả xâm phạm của các dân tộc bị áp bức” 2; Tính vượt thời
gian của Tuyên ngôn thể hiện ở chỗ khi đặt nó trong bối cảnh quốc tế sau
chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ thắng trận, tự cho mình có quyền lực tối
cao mọi nơi trên thế giới. Các nước bấy giờ thuộc phe Ðồng Minh trong đó có
Pháp không từ bỏ dã tâm thiết lập lại hệ thống thuộc địa mà Việt Nam là một
mắt xích. Các nước tham gia Hội nghị thành lập Liên hợp quốc còn muốn đặt
các nước châu Á dưới chế độ ủy trị quốc tế trực thuộc Mỹ, hoặc tiếp tục thừa
nhận chế độ bảo hộ của thực dân Pháp. Thế nhưng, với Tuyên ngôn độc lập,
Hồ Chí Minh đã lên án chế độ thuộc địa, lên án những kẻ tự cho mình có
quyền thống trị các dân tộc khác và duy trì nền "pháp luật thuộc địa".
Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định nguyện vọng của các dân tộc thuộc
địa đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, cũng như cuộc đấu
tranh giai cấp tất yếu của nhân dân các nước chống chế độ phong kiến giành
các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của con người. Quả đúng như đánh giá
của Ðây-vít Han-bớc-xtơn: "Ông Hồ Chí Minh không những đã giải phóng
đất nước của ông, thay đổi chiều hướng thuộc địa ở cả châu Phi lẫn châu Á,
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.4, tr.1

2 Bộ Tư pháp, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh những giá trị và ý nghĩa

thời đại, Nxb CTQG, H.1996, tr.69.


4
mà ông còn làm được một điều đáng chú ý hơn: Ông đã dùng tới nền văn hóa
và tâm hồn của kẻ địch của ông"3.
Thứ hai, “Tuyên ngôn độc lập” đã bóc trần bản chất “bịp bợm”, thỏa
hiệp, sự dối trá và tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt nam; qua đó
giúp cho nhân dân các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên thế giới thấy rõ “bộ
mặt” thật của chủ nghĩa thực dân, nêu cao lòng căm phẫn với kẻ thù xâm
lược, khơi dậy lòng tự hào, đấu tranh giải phóng dân tộc; là cơ sở để các dân
tộc thuộc địa xác định mâu thuẫn cơ bản của cách mạng mỗi nước, vấn đề dân
tộc – dân chủ, phân định nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của cách
mạng giải phóng dân tộc. Đây là một những bài học kinh nghiệm quý báu
được rút ra trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đọc toàn bộ “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa chúng ta thấy Hồ Chí Minh đã dành phần lớn dung lượng để tố cáo, vạch
trần bản chất cướp nước, giả danh nhân đạo, lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng,
phi nhân, phi nghĩa trái với nhân đạo và chính nghĩa của thực dân Pháp. Sự
“bịp bợm” đó được nêu rõ: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi
dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.
Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị,
chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi
hành những luật pháp dã man”.
Chính trong quá trình tìm đường cứu nước, đến nơi được cho là luôn có
“tự do, bình đăng, bác ái” thì Người nhận ra rằng: “Đâu đâu trên thế gian này
cũng chỉ có hai hạng người, một hạng người áp bức bóc lột và một hạng
người bị áp bức bóc lột. Đâu đâu trên thế gian này cũng chỉ có một sự thật là

tình ái hữu giữa những người vô sản”4. Đến đây, bản chất bóc lột của thực dân
pháp được phơi bày: “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến
cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp
không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc,
3 Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại, NXB Lao động,H, 1993, tr.36.
4 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tập 1, tr.26


5
xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân
ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư
sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.
Khi thực dân Pháp thất thế thì sẵn sàng thỏa hiệp và đầu hàng phát xít
Nhật, làm cho nhân dân ta “một cổ hai tròng”: “Mùa thu năm 1940, phát xít
Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn
thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta
chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật”; và khi “Nhật tước khí giới của quân
đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng
những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán
nước ta hai lần cho Nhật”5.
Tội ác mà thực dân Pháp gây ra cho dân tộc ta thật là dã man: chúng
thẳng tay khủn g bố Việt Minh. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn
tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Trước đó, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguồn gốc của mọi niềm đau nỗi khổ
của con người nô lệ mất nước và con người cùng khổ là chủ nghĩa thực dân,
đế quốc. Người đã viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” vào năm 1925 trên
tinh thần luận tội kẻ thù đã xâm phạm quyền sống, quyền tự do, quyền mưu
cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân con người và dân tộc, không chỉ ở Việt Nam,
Đông Dương mà còn ở cả châu Phi, châu Mỹ Latinh.
Bản chất, tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp được Chủ tịch Hồ Chí

Minh nêu trong “Tuyên ngôn độc lập” một lần nữa muốn nói rõ cho nhân dân
thế giới rằng chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.
Việc bóc trần bộ mặt xấu xa của thực dân Pháp ở Việt Nam còn là thông điệp
cảnh báo cho các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới hãy đứng lên chống chế
độ thực dân đang bành trướng khắp các châu lục.

5 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tập 4, tr.1, tr.2.


6
Thứ ba, “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã tuyên bố quyền tự do, độc lập của dân tộc, khẳng định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam – là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu
tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ, yếu, thoát khỏi ách đô hộ, thống
trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
“Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 không phải là sản phẩm tức thời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh mà đó là thành quả của cuộc đấu tranh cách mạng kiên
cường, bất khuất của các thế hệ người Việt Nam để giành độc lập dân tộc,
dựng nên nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Những giá trị tinh thần bất
hủ trong Tuyên ngôn của Bác là tài sản tinh thần vô giá mà dân tộc ta đã hy
sinh,vượt qua bao thử thách mới giành được, “Tuyên ngôn độc lập là hoa và
quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những
người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong
những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường” 6; Với niềm tin mãnh
liệt, ý chí sắt đá, sự tài tình chèo lái con thuyền cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên chiến công hiển hách đó.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của “Một dân tộc đã gan góc
chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về
phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do!
Dân tộc đó phải được độc lập”. Khi viện dẫn những tuyên bố trong Tuyên

ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, Hồ
Chí Minh đã kín đáo, ngầm đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập ngang
hàng nhau. Sự thật là Việt Nam đã trở thành một nước tự do độc lập, sự thật
ấy mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.
Những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản
Tuyên ngôn độc lập năm 1945 về quyền bình đẳng dân tộc, về khát vọng và
tinh thần đấu tranh kiên quyết để giữ vững nền độc lập tự do là động lực để
dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, trước mọi kẻ thù. Tuyên
6 Trần Dân Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb ST,

H.1975, tr.116


7
ngôn đã thổi vào hồn người dân Việt Nam niềm tự hào dân tộc, là khởi điểm
cho tinh thần “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, là cội nguồn sức mạnh để
quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng “lẫy năm châu, chấn
động địa cầu” và đại thắng mùa xuân năm 1975, gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Bản “Tuyên ngôn” đó không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam
mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên
thế giới, đặc biệt là các dân tộc đang là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, các
dân tộc kém và chưa phát triển. Giá trị, sức lan tỏa của Tuyên ngôn độc lập
cùng với sự hiện hữu là một nước Việt Nam độc lập, kiên cường đã thôi thúc
các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên thế giới gương cao ngọn cờ đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Thực tế, sau khi Tuyên ngôn đọc lập ra đời, phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới đã bùng nổ và gặt hái được nhiều thành công. Sau khi phát xít
Nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách
mạng điển hình là Inđônêxia, Lào. Phong trào giải phóng dân tộc lan nhanh ra

các nước Nam Á và Bắc Phi, điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập
(1952). Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (còn gọi là năm
châu Phi); Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công; Phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc cuả các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và
Ginê Bít-xao (9/1974) đã lật độ chế độ thống trị cuả Bồ Đào Nha; lần lượt
Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-buê; Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a; Năm
1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
Không lâu sau đó, giá trị của Tuyên ngôn độc lập đối với phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới được kiểm chứng, được cộng đồng quốc tế
thừa nhận với những nội dung căn bản về quyền dân tộc, tôn trọng độc lập
dân tộc, Nghị quyết ngày 12-12-1970 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về
Chương trình hành động nhằm thi hành toàn diện bản Tuyên ngôn trao trả
Độc lập cho các dân tộc thuộc địa ngày 14-02-1960, với không một phiếu


8
chống đối nào; Đồng thời, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã trịnh trọng tuyên
bố: “Khẩn thiết chấm dứt một cách mau chóng và vô điều kiện chế độ thuộc
địa dưới mọi hình thức và mọi biểu hiện”.
Thế giới sau 70 năm kể từ khi bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh được công bố đã có có nhiều đổi thay, cách mạng giải phóng dân tộc
cũng trải qua những thăng trầm của lịch sử, quan hệ giữa các quốc gia, dân
tộc đang diễn ra đa chiều, đa cực, các cuộc xung đột dân tộc, tranh chấp biên
giới, lãnh thổ vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ, song Tuyên ngôn độc lập năm
1945 của Việt Nam đã và mãi mãi được thế giới coi như là Tuyên ngôn nhân
quyền của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. Quả thật, nó đã có ý nghĩa
như một phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa, khởi
đầu cho cuộc tấn công và làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống chủ nghĩa thực dân
trên toàn thế giới trong thế kỷ XX.




×