Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Lôgíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.4 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THANH TÂN

LÔGÍC VẬN ĐỘNG CỦA KHÁI NIỆM
TRONG TƢ DUY LÝ LUẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THANH TÂN

LÔGÍC VẬN ĐỘNG CỦA KHÁI NIỆM
TRONG TƢ DUY LÝ LUẬN
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số:
5. 01. 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. Bùi Thanh Quất

HÀ NỘI - 2005



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những tài liệu và trích dẫn nêu trong luận án là trung thực. Các kết
luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thanh Tân


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..............................................................................................

1

Chƣơng 1: TƢ DUY VÀ KHÁI NIỆM ....................................................

10

1.1. Tư duy và các cấp độ của tư duy ....................................................
1.2. Khái niệm, các cấp độ và lôgíc của khái niệm.................................

10
29

Chƣơng 2: CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG

KHÁI NIỆM TRONG TƢ DUY LÝ LUẬN ...............................

61

2.1. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại ......................................
2.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ......................
2.3. Quy luật phủ định của phủ định .....................................................
2.4. Quy luật đi từ trừu tượng đến cụ thể ...............................................
2.5. Quy luật thống nhất giữa lôgíc và lịch sử........................................

61
71
79
89
101

Chƣơng 3: CÁC CHIỀU HƢỚNG CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG
KHÁI NIỆM TRONG TƢ DUY LÝ LUẬN ..............................
3.1. Sự vận động của khái niệm theo hướng sâu sắc thêm nội hàm
và mở rộng thêm ngoại diên...........................................................
3.2. Trong tương tác với nhau, các khái niệm vận động theo hướng
sản sinh ra khái niệm mới ..............................................................
3.3. Sự vận động của khái niệm theo hướng bổ sung, đổi mới tri thức
và hiện thực hóa, trong quan hệ với thực tiễn..................................

115
116
130
147


KẾT LUẬN ...........................................................................................

164

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............

167

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................

168


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử loài người cho thấy, mỗi bước tiến của các quốc gia và toàn thể
cộng đồng nhân loại đều gắn bó chặt chẽ với trình độ đạt được của sản xuất vật
chất, của tư duy và hệ các giá trị văn hóa nói chung. Trong một tương quan như
thế, tư duy không chỉ phản ánh mà còn trở thành nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển của thực tiễn xã hội và hiện thực lịch sử. Mác nhận xét:
Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt,
và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm
cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân
biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng
những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong
đầu óc của mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thu
được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là
đã có trong ý niệm rồi [76, 266-267].
Trong thực tiễn, trước khi có những hành động vật chất làm thay đổi hoàn cảnh

khách quan của mình, con người đã xây dựng “mô hình tinh thần” của những
hành động ấy trong đầu óc và công việc đó là thuộc về tư duy của họ. Cấp độ
phát triển cao của tư duy con người là tư duy lý luận. ở cấp độ này, tư duy có
khả năng đi sâu vô hạn vào các khách thể, nắm bắt tương đối chính xác và hệ
thống về bản chất, quy luật của chúng. Trong mỗi thời đại khoa học, tư duy lý
luận góp phần quan trọng đưa nhận thức của con người phát triển lên những
trình độ cao nhất. Chính vì thế, Ăngghen nhấn mạnh: “Một dân tộc muốn đứng
trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” [74, 489].
Với khả năng nắm bắt được bản chất và các quy luật của khách thể, tư duy lý
luận chỉ đạo một cách có hiệu quả thực tiễn cải tạo thế giới của con người và
làm nên tính tự giác cho những hành động của họ. Vậy sức mạnh cải tạo thế
giới của con người sẽ được phát huy đầy đủ hơn nữa, khi tư duy của họ phát
triển lên cấp độ lý luận.
Tư duy lý luận đòi hỏi phải có các khái niệm. Những khái niệm trong tư
duy lý luận, diễn tả một cách có hệ thống các quy luật và bản chất của khách
thể, đồng thời là mô hình tương đối đầy đủ về đối tượng và hoạt động thực tiễn
của con người với đối tượng. Các khái niệm, do đó cũng chứa đựng dưới dạng
khái quát và cô đọng nội dung tri thức của tư duy lý luận. Nhưng tư duy lý luận


chỉ thực sự tồn tại với hoạt động của các khái niệm. Không có hoạt động của
các khái niệm thì tư duy lý luận không thể tồn tại được. ở đây, hoạt động của
các khái niệm là nội dung chủ yếu nhất của tư duy lý luận. Vai trò chỉ đạo thực
tiễn của tư duy lý luận, vì thế được thể hiện tập trung trong hoạt động của các
khái niệm. Thành công của thực tiễn chứng minh cho hiệu lực hoạt động của
các khái niệm, và chính thực tiễn tự giác của con người vừa là cách thức vừa là
hình thức hiện thực hóa các khái niệm của tư duy lý luận.
Sự phát triển của tư duy lý luận có quan hệ chặt chẽ với số lượng và chất
lượng của hệ thống các khái niệm phản ánh cuộc sống thực tế phong phú, phức
tạp của con người và xã hội. Hệ thống các khái niệm hoạt động trong tư duy lý

luận, giúp cho con người nhận thức bản chất, qui luật và có thể dự báo được sự
phát triển tương lai của hiện thực và thực tiễn lịch sử. Đối với Việt Nam, một
nước đang phát triển, tư duy lý luận cùng hoạt động của các khái niệm là một
trong những nhân tố đảm bảo và thúc đẩy quan trọng nhất sự nghiệp xây dựng,
phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã chủ trương đổi mới
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là đổi mới tư duy; trong
đó đổi mới tư duy kinh tế là khâu đột phá. Đổi mới tư duy có nhiệm vụ khắc
phục những gì đã trở nên lạc hậu, giáo điều xơ cứng, kinh nghiệm chủ nghĩa
trong tư duy của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân, song quan trọng hơn
là nâng cao năng lực tư duy lý luận của Đảng nhằm tích cực đáp ứng yêu cầu
chỉ đạo có hiệu quả thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Trong những
năm qua, đổi mới tư duy, tư duy lý luận đã góp phần quan trọng vào những
thành quả phát triển về kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa trên đất nước ta.
Tác động của kỹ thuật - công nghệ hiện đại, của toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, của kinh tế tri thức đem lại nhiều cơ hội cho đổi mới tư duy nói chung
và tư duy lý luận nói riêng, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn trước
các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy trong thời đại
ngày nay, một quốc gia trên con đường phát triển của mình với điểm xuất phát
thấp, nếu thiếu sự chỉ đạo của tư duy lý luận khoa học thì hầu như không thể
thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu. Tình hình phức tạp đòi hỏi chúng ta
vừa có bản lĩnh chính trị để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa vừa có tư
duy lý luận khoa học đúng đắn, đủ sắc bén để chủ động hội nhập quốc tế và chỉ
đạo thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.


Đổi mới tư duy, tư duy lý luận trở nên có tính thời sự và tính cấp bách
hơn nữa, khi đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện
đại hóa. Việc định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ, nội dung và phương

pháp, tìm kiếm điều kiện và phương tiện cho quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước, nói chung trước hết là thuộc về chức năng của tư duy lý luận.
Thực tiễn công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở đất nước ta do đó, hơn bao giờ hết,
đòi hỏi sự chỉ đạo của tư duy lý luận khoa học. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu hiện
nay của đổi mới tư duy ở nước ta là, phát triển năng lực tư duy lý luận khoa
học, trước hết trong đội ngũ cán bộ và đảng viên, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần đưa đất
nước nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và trở thành một nước tiên
tiến. Chính nhiệm vụ này đòi hỏi chúng ta chú trọng, đẩy mạnh hơn nữa công
tác nghiên cứu cơ bản về tư duy, tư duy lý luận. Trong đó, nghiên cứu phương
diện lôgíc của khái niệm và sự vận động của khái niệm trong tư duy lý luận là
một yêu cầu trọng tâm, có tính cấp thiết. Làm như vậy, chúng ta có điều kiện
rút ngắn được con đường phát triển năng lực tư duy lý luận của mình, xây dựng
được một nền tư duy lý luận có trình độ khoa học tiên tiến để chỉ đạo, tổ chức
thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa và hiện đại đất nước, trong bối
cảnh nhân loại đang ở cao trào toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Từ nhận thức trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “lôgíc vận động của khái
niệm trong tư duy lý luận” làm đề tài luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến những
khía cạnh nhất định của đề tài.
Trước Mác, trong Khoa học lôgíc, Hêgen đã trình bày một cách tương
đối có hệ thống biện chứng của khái niệm, qua đó đoán được một cách tài tình
“những hình thức lôgíc và những quy luật lôgíc không phải là một cái vỏ trống
rỗng, mà là phản ánh của thế giới khách quan” [42, 191]. Nhưng yếu tố hợp lý
ấy lại được ông lồng vào trong lập trường duy tâm khách quan tuyệt đối, mang
nặng tính tư biện và thần bí. Đứng trên lập trường duy vật biện chứng, hẳn
nhiên chúng ta chỉ có thể tiếp thu, cải tạo yếu tố hợp lý và đồng thời phải gạt bỏ
đi lập trường duy tâm thần bí của lôgíc học Hêgen. Chính Lênin đã nhấn mạnh:
“Người ta không thể áp dụng nguyên xi lôgíc của Hêgen; cũng không thể coi

nó như là một cái hiện có. Cần phải rút ra từ trong đó những mặt lôgíc (nhận
thức luận), sau khi đã gạt bỏ tính thần bí của ý niệm” [42, 281].


Quan trọng nhất là những công trình của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác. Các tác phẩm của Mác, Ăngghen và Lênin như Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844, Tư bản, Biện chứng của tự nhiên, Chống Đuyrinh, Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Bút ký triết học, v.v., trên
căn bản đã hoàn thành việc xây dựng lập trường duy vật biện chứng trong các
vấn đề nhận thức luận và lôgíc học về ý thức, về tư duy và khái niệm. Đặc biệt,
bộ Tư bản của Mác là một mẫu hình lôgíc biện chứng hoàn chỉnh của sự vận
động cũng như vận dụng các khái niệm trong tư duy lý luận được thể hiện ở
một bộ môn khoa học cụ thể - kinh tế chính trị học, trên lập trường duy vật hiện
đại. Như Lênin đã nhận xét: “Mác không để lại cho chúng ta “Lôgíc học” (với
chữ L. viết hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lôgíc của “Tư bản” và cần phải
tận dụng đầy đủ lôgíc đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu”
[42, 359]. Vì vậy, việc quán triệt các quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về
ý thức, tư duy, khái niệm và sự vận động của khái niệm, đối với chúng tôi là có
ý nghĩa quyết định trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
Liên quan đến đề tài luận án, còn có các công trình chủ yếu sau:
Trong Nguyên lý lôgíc biện chứng (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962), M.M.
Rôdentan vạch ra các quy luật biện chứng của tư duy, phân tích cơ cấu, tương
quan biện chứng giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm, chỉ ra bản tính mâu
thuẫn biện chứng và vận động của các khái niệm. A.P. Séptulin trong Phương
pháp nhận thức biện chứng (Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật, 1987), phân tích
phép biện chứng duy vật với tính cách là lý luận về nhận thức, vạch ra một cách
tương đối đầy đủ, có hệ thống các đặc trưng và nguyên tắc của phương pháp
nhận thức biện chứng. E.V. Ilencốp trong Lôgíc học biện chứng (Nxb Văn hóa
- Thông tin, Hà Nội, 2003), phân tích phép biện chứng duy vật dưới giác độ
lôgíc học và những nguyên tắc xây dựng lôgíc học, đã đưa ra cách hiểu tư duy

như là thành tố tư tưởng của hoạt động hiện thực của con người xã hội đang
bằng lao động cải biến giới tự nhiên bên ngoài và chính mình, rằng chỉ có con
người ở trong sự thống nhất với xã hội, với tập thể xã hội - lịch sử đang sản
xuất ra đời sống vật chất và tinh thần của mình mới tư duy; bàn luận các vấn đề
của lôgíc biện chứng về sự đồng nhất của lôgíc học với phép biện chứng và lý
luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật, về mối quan hệ giữa cái trừu tượng và
cái cụ thể, cái lôgíc và cái lịch sử, cái đơn nhất và cái phổ biến, về mâu thuẫn
như là phạm trù của lôgíc biện chứng, v.v... Trong cuốn Triết học hỏi & đáp
(Trường Đại học Quốc gia Lômônôxốp - Khoa Triết học, Nxb Đà Nẵng, 2004),


trên bình diện nhận thức luận, các tác giả đã có những khái quát nhất định về tư
duy và khái niệm, sơ bộ vạch ra sự khác nhau giữa cấp độ kinh nghiệm và cấp
độ lý luận của nhận thức khoa học. Các công trình trên đề cập ở phạm vi khá
rộng những vấn đề nhận thức luận và lôgíc học, thể hiện sự vận dụng một cách
tương đối đầy đủ phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu tư duy và khái
niệm.
Trong Hoạt động - ý thức - Nhân cách (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1989),
A.N. Lêônchép với “lý thuyết hoạt động” đã giải thích sự phát triển của ý thức
từ “ý thức - hình ảnh” thành “ý thức - hoạt động”, chỉ ra nguồn gốc thực tiễn
của sự xuất hiện những hành động và thao tác tư duy, gợi lên một số nét của
hình thức phát triển tư duy con người tức tư duy lý luận. L.X. Vưgốtxki trong
Tuyển tập tâm lý học (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) đã chỉ ra những
con đường phát triển khác nhau giữa tư duy và ngôn ngữ, từ đó khẳng định
rằng tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng không phải hình thức tự nhiên của
hành vi mà là hình thức xã hội lịch sử. J. Piaget với Tâm lý học trí khôn (Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1998), không đứng trên lập trường mácxít đã nêu lên quan
điểm về cấu trúc ý nghĩ và thao tác của hoạt động tư duy, chỉ ra mối liên hệ
phát triển giữa tư duy và nghĩa của từ ngữ, gợi ý một số nét nhất định của hình
thức tiền khái niệm của tư duy mà chúng tôi gọi là ý niệm. Tuy thuộc lĩnh vực

tâm lý học, các công trình này chứa đựng tài liệu quan trọng, bổ ích cho những
khái quát về tư duy và về khái niệm.
Trong Nhận thức thế giới vi mô (Nguyễn Duy Quý, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 1998), phân tích quan niệm của các học giả nước ngoài về nhận
thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, tác giả đã đưa ra nhận định về tính chất
gián tiếp hóa hiện thực và tính sinh thành lịch sử của sự phản ánh khách thể
trong nhận thức lý luận, về tính phát triển của hệ thống tri thức lý luận. Trong
bài “Khái niệm với tính cách một vấn đề triết học” (Bùi Thanh Quất và
Nguyễn Ngọc Hà, Triết học, 6, 1997), các tác giả coi khái niệm là sự hiểu biết
đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất đối tượng, chỉ đạo có
hiệu quả những hành động thực tiễn của con người với đối tượng và bàn luận
quá trình hình thành, phát triển của nhận thức lý tính từ ý niệm đến khái niệm.
Trong bài “Sự hình thành và phát triển của khái niệm” (Vũ Văn Viên, Triết
học, 6, 1998), tác giả xác định khái niệm là một tư tưởng phản ánh những dấu
hiệu bản chất khác biệt về đối tượng của nhận thức, từ đó khái quát sự hình
thành khái niệm với hoạt động tích cực của tư duy thực hiện các thao tác lôgíc


trên những tài liệu cảm tính. Với bài “Khái niệm lý luận” (Lưu Hà Vĩ, Triết
học, 6, 2003), tác giả có sự phân loại khái niệm theo chiều sâu nhận thức với
hai cấp độ kinh nghiệm và lý luận, từ đó nhận định về vai trò của khái niệm lý
luận.
Những vấn đề lôgíc biện chứng và sự vận dụng phép biện chứng duy vật
với tính cách là lôgíc học cũng đã được bàn luận trong các bài: “Về cấu trúc,
chức năng của lôgíc biện chứng” (Triết học, 1, 1982) và “Về những điều kiện
và phương thức ứng dụng thành công lôgíc biện chứng mácxít” (Triết học, 2,
1986) của tác giả Tô Duy Hợp, “Lôgíc và khoa học” (Triết học, 3, 1976) và
“Đổi mới tư duy lý luận, tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới” (Triết học,
1, 1988) của tác giả Lại Văn Toàn, “Một số chức năng của phép biện chứng
duy vật đối với sự phát triển của khoa học hiện đại” (Triết học, 3, 1988) của

tác giả Đặng Hữu Toàn.
Mặc dù chưa đề cập một cách trực tiếp và giải quyết tập trung vấn đề
lôgíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận, nhưng các công trình trên
đây đã có những kết luận quan trọng liên quan đến các khía cạnh và gợi mở
nhiều cho công việc nghiên cứu của chúng tôi. Vì vậy, để thực hiện đề tài luận
án, chúng tôi đã chú trọng tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kết quả của những
công trình đó và nhiều công trình khác nữa (xem, danh mục tài liệu tham khảo).
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án có mục đích:
Phân tích các quy luật và chiều hướng có tính quy luật hợp thành lôgíc
chủ yếu của sự vận động khái niệm trong tư duy lý luận, làm rõ thêm lập trường
duy vật biện chứng trong việc giải đáp những vấn đề lý luận nhận thức và lôgíc
học về tư duy và khái niệm, góp phần tìm hiểu cơ sở lôgíc của sự đổi mới, phát
triển khái niệm và tư duy lý luận.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện ba nhiệm vụ:
- Làm rõ sự hình thành, bản tính hoạt động cùng các đặc trưng của tư duy
và khái niệm, phân biệt các cấp độ tồn tại, phát triển cơ bản của tư duy và khái
niệm, bàn luận chung về sự vận động và lôgíc của khái niệm.
- Phân tích các quy luật lôgíc biện chứng cơ bản, chi phối sự vận động
của khái niệm trong tư duy lý luận.
- Phân tích các chiều hướng cơ bản, có tính quy luật của sự vận động khái
niệm trong tư duy lý luận.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu


- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử; đặc biệt, phép biện chứng duy vật được vận dụng với tư cách là
phương pháp luận của việc nghiên cứu lôgíc vận động của khái niệm trong tư
duy lý luận.
- Luận án sử dụng có hệ thống và nhất quán các phương pháp: so sánh,

chú giải, phân tích và tổng hợp tài liệu sẳn có, trừu tượng hóa và khái quát hóa,
lôgíc và lịch sử, v. v...
5. Những đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp nhất định sau đây:
- Làm rõ thêm quan điểm duy vật biện chứng về sự hình thành, các đặc
trưng của tư duy, về sự hình thành, các đặc trưng và cơ cấu biện chứng của khái
niệm, về sự vận động và vai trò của khái niệm trong tư duy lý luận.
- Phân biệt rõ cấp độ kinh nghiệm và cấp độ lý luận của tư duy, của khái
niệm; vạch ra một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống các đặc trưng của tư
duy lý luận, khái niệm lý luận.
- Phân tích tương đối có hệ thống các quy luật và các chiều hướng cơ bản
có tính quy luật vừa hợp thành lôgíc vận động của khái niệm, vừa là cơ sở lôgíc
của sự phát triển khái niệm cũng như tư duy lý luận.
- Góp phần làm sáng tỏ các phương diện nhận thức luận và lôgíc học của
phép biện chứng duy vật.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần khẳng định lập trường duy vật biện chứng trong các vấn đề
nhận thức luận và lôgíc học về tư duy, khái niệm, các quy luật và các chiều
hướng có tính quy luật của sự vận động khái niệm trong tư duy lý luận.
- Chứng tỏ hiệu lực của phép biện chứng duy vật với tính cách là lôgíc
học trong việc nghiên cứu tư duy, khái niệm và sự vận động của khái niệm, góp
phần thúc đẩy công tác nghiên cứu cơ bản về tư duy lý luận.
- Thiết thực bổ sung vào nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu và giảng dạy
các học phần triết học liên quan đến lý luận nhận thức và lôgíc học.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm
có 3 chương (10 tiết).


CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thanh Tân (1996), “Tìm hiểu cơ sở của lôgích biện chứng”,
Thông tin khoa học (10), tr. 67-72.
2. Nguyễn Thanh Tân (1999), “Một số ý kiến về khái niệm vật chất theo
quan niệm của Lênin”, Thông tin khoa học (11), tr. 154-159.
3. Nguyễn Thanh Tân (2000), “Sự khác nhau giữa các cấp độ của khái
niệm”, Triết học (6), tr. 58-61.
4. Nguyễn Thanh Tân (2001), “Bản chất của khái niệm”, Thông tin khoa
học (12), tr. 113-119.
5. Nguyễn Thanh Tân (2004), “Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng
của nó ”, Triết học (2), tr. 43-46.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.

Anđrêep, I.Đ. (1963), Phép biện chứng duy vật với tính cách là lý
luận nhận thức và lôgíc biện chứng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Hoàng Chí Bảo (1988), "Từ tư duy kinh nghiệm tới tư duy lý
luận”, Thông tin lý luận (6), tr. 54-62.
Benxaiđơ, Đ. (1998), Mác - người vượt trước thời đại, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý, (1997),
Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về
CNXH và TKQĐ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp (1998), Quan niệm của
Hêgen về bản chất của triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp (1999), Vấn đề tư duy
trong triết học Hêgen, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Cornforth, M. (2002), Triết học mở và xã hội mở, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội
Côpnin (1959), Trừu tượng và cụ thể, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Cudơmin, V.P. (1986), Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và
phương pháp luận của C.Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Nguyễn Mạnh Cương (1999), Khái niệm với tư cách là một hình
thức cơ bản của tư duy, Luận văn cao học triết học, Viện Triết
học.
12. Phạm Như Cương (1999), Đổi mới phong cách tư duy, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Dân (1998) Lôgích và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
14. Thành Duy (1987), “Đổi mới tư duy: Cơ sở khoa học và ý nghĩa
thực tiễn”, Triết học (1), tr. 35-51.
15. Phạm Văn Dương (1999), “Cái trừu tượng và cái cụ thể trong
nhận thức”, Triết học (2), tr. 58-60.
16. Lê Cảnh Đại (2001), Một số phạm trù triết học cơ bản của tự
nhiên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đaviđôvích, V.E. (2002). Dưới lăng kính triết học, Nxb Chính trị


Quốc gia, Hà Nội.
19. Trương Quang Đệ dịch và giới thiệu (2000), René Descartes và tư
duy khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Lê Văn Giạng (2000), Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số
vấn đề lớn của triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Gorki, Đ.P. (1974), Lôgích học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Ngọc Hà (1991), “Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là
quy luật của tư duy đúng đắn”, Triết học (3), tr. 48.
23. Nguyễn Ngọc Hà (2000), "Góp phần tìm hiểu các khái niệm sự
vật và thuộc tính", Triết học (6), tr. 51-54.
24 Nguyễn Như Hải (1994), "Một số luận điểm cơ bản của Lênin về
định nghĩa khái niệm", Triết học (1), tr. 59-62.
25. Nguyễn Như Hải (1996), "Bản chất của sự tương tác giữa các
khoa học", Triết học (2), tr. 50-52.
26. Mai Trung Hậu (1988), “Sự lạc hậu về nhận thức lý luận, nguyên
nhân và biện pháp khắc phục”, Nghiên cứu lý luận (4), tr. 12-14.
27. Hêgen, G.V.Ph., Tiểu lôgích (I và II), bản dịch của Hồ Ngọc Đại
và Phạm Văn Chúc.
28. Dương Phú Hiệp (1987), "Quán triệt tư duy biện chứng duy vật là
nội dung quan trọng của việc đổi mới tư duy", Triết học (2), tr. 312.
29. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các
bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999),
Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Tô Duy Hợp (1977), "Về mối quan hệ qua lại giữa lôgíc biện
chứng và lôgíc hình thức", Triết học (3), tr. 133.
31. Tô Duy Hợp (1982), "Về cấu trúc, chức năng của lôgíc biện

chứng", Triết học (1), tr. 135-147.
32 Tô Duy Hợp (1986), "Về những điều kiện và phương thức ứng
dụng thành công lôgíc biện chứng mácxít", Triết học (2), tr. 2932.
33. Tô Duy Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2001), Lôgíc học, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
34. Ilencốp, E.V. (2003), Lôgíc học biện chứng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
35. Jullien, F. (2003), Minh triết phương Đông và Triết học phương
Tây, Nxb Đà Nẵng.


36. Kant, I. (2004), Phê phán lý tính thuần túy, Nxb Văn Học, Hà
Nội.
37. Khơmencô, A. (1976), Lôgíc học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
38. Nguyễn Lai (1997), Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương,
tập 1, (Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy), Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
39. Lênin, V.I. (1980), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
40. Lênin, V.I. (1978), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
41. Lênin, V.I. (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
42. Lênin, V.I. (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
43. Lênin, V.I. (1978), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
44. Lênin, V.I. (1981), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
45. Lênin, V.I. (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
46. Lênin, V.I. (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
47. Lênin, V.I. (1976), Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
48. Lênin, V.I. (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
49. Lênin, V.I. (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
50. Lênin, V.I. (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
51. Lêônchép, A.N. (1989), Hoạt động - ý thức - nhân cách, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.
52. Lịch sử phép biện chứng mácxít (1986), (từ khi xuất hiện chủ
nghĩa Mác đến giai đoạn Lênin), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
53. Lịch sử phép biện chứng (1998), tập III, Phép biện chứng cổ điển
Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Lịch sử phép biện chứng (1998), tập V, Phép biện chứng mácxít
(giai đoạn Lênin), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55. Hồng Long (1983), Lôgic biện chứng, Nxb Đại học và THCN, Hà
Nội.
56. Lê Long (1963), Phạm trù - công cụ của nhận thức và hoạt động
thực tiễn, Nxb Sự thật, Hà Nội.
57. Nguyễn Ngọc Long (1988), "Năng lực tư duy lý luận trong quá
trình đổi mới tư duy", Tạp chí Cộng sản (10), tr. 47-51.


58. Nguyễn Ngọc Long (2000), "Nguy cơ và tai họa của sự lạc hậu về
nhận thức lý luận", Nghiên cứu lý luận (1), tr. 35.
59 Nguyễn Văn Long (2000), Trí tuệ và phát triển trí tuệ, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
60. Bùi Đình Luận (1992), "Về ranh giới giữa kinh nghiệm và lý luận
trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn", Triết học (2), tr.
29-34.
61. Trần Đình Lưu (1995), “Xác định khái niệm tri thức”, Nghiên cứu
lý luận (2), tr. 44.
62. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
63. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1983), Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
64. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

65. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
66. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
67 Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
68. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1993), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
69. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
70. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1993), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
71. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
72. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1994), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
73. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
74. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
75. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
76. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.


77. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1994), Toàn tập, tập 24. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
78. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1994), Toàn tập, tập 25, phần I, II. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

79. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1994), Toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
80. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1996), Toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
81. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1996), Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
82. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (1997), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
83. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (2000), Toàn tập, tập 40, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
84. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
85. Mác, C. và Ăngghen, Ph. (2000), Toàn tập, tập 46, phần I và II.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
86. C. Mác - Ph.Ăngghen - V.I. Lênin bàn về lôgích biện chứng
(1985), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
87. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
88. Nguyễn Minh (1987), “Phân tích lôgíc mệnh đề "đổi mới tư
duy"”, Triết học (1), tr. 78-85.
89. Lê Hữu Nghĩa (1987), Lôgích và lịch sử, Nxb Sách giáo khoa
Mác-Lênin, Hà Nội.
90. Lê Hữu Nghĩa và Phạm Duy Hải (1998), Tư duy khoa học trong
giai đoạn cách mạng khoa học-công nghệ, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
91. Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học (1984), Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
92. Những phạm trù của Phép biện chứng duy vật (1960), Nxb Sự
thật, Hà Nội.
93. Nunan, D. (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.
94. Piaget, J. (1998), Tâm lý học trí khôn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
95. Polya, G. (1997), Sáng tạo toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


96. Pudicốp, P.Đ. (1982), Khái niệm và định nghĩa khái niệm, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
97. Nguyễn Đăng Quang (1987), “Ba phương hướng đổi mới tư duy”,
Triết học (1), tr. 54-65.
98. Phạm Ngọc Quang (1994), "Yêu cầu đổi mới về năng lực trí tuệ
của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Triết học (2), tr. 3-6.
99. Bùi Thanh Quất (1978), Lôgích học sơ cấp, Trường Đại học tổng
hợp Hà Nội.
100. Bùi Thanh Quất chủ biên (1994), Lôgích hình thức, Tài liệu dành
cho NCS và học viên cao học, Viện Quản lý khoa học, Hà Nội.
101. Bùi Thanh Quất chủ biên và Nguyễn Tuấn Chi (1994), Giáo trình
Lôgích hình thức, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
102. Bùi Thanh Quất và Nguyễn Ngọc Hà (1997), “Khái niệm với tính
cách một vấn đề triết học", Triết học (6), tr. 42-46.
103. Nguyễn Duy Quý (1987), "Đổi mới tư duy: Nội dung và Phương
hướng", Triết học (1), tr. 23-34.
104. Nguyễn Duy Quý (1987), "Nâng cao tri thức khoa học - điều kiện
quan trọng để đổi mới tư duy", Tạp chí Cộng sản (12), tr. 35-38.
105 Nguyễn Duy Quý (1998), Nhận thức thế giới vi mô, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
106. Nguyễn Duy Quý chủ biên (1998), Những vấn đề lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
107. Rôdentan, M.M. (1959), Lịch sử và lôgíc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
108. Rôdentan, M.M. (1962), Nguyên lý lôgích biện chứng, Nxb Sự

thật, Hà Nội.
109. Rudavin, G.I. (1983), Các phương pháp nghiên cứu khoa học,
Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
110. Ruđích, P.A. chủ biên (1986), Tâm lý học, Nxb Mir, Mátxcơva.
111. Ruzavin, G.I. - Nưsanbaev, A. - Shliakhin, G. (1983), Một số
quan điểm triết học trong toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
112. Septulin, A.P. (1987), Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb
Tiến bộ và Nxb Sự thật, in tại Liên Xô.
113. Hà Thiên Sơn (1999), Mối quan hệ biện chứng giữa qui nạp và
diễn dịch trong nhận thức khoa học, Luận án tiến si triết học, Viện
Triết học.
114. Spiêckin, A. (1960), Sự hình thành tư duy trừu tượng trong
những giai đoạn phát triển đầu tiên của loài người, Nxb Sự


thật, Hà Nội.
115. Lê Doãn Tá, Tô Duy Hợp, Vũ Trọng Dung (2004), Giáo trình
lôgíc học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
116. Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc,
Viện Sử học Việt Nam, Hà Nội.
117. Văn Tạo (1999), "Vận dụng nhận thức luận mácxít vào việc làm
rõ các khái niệm "vô sản", "công nhân" và “giai cấp công nhân
Việt Nam” trong giai đoạn hiện nay”, Triết học (6), tr. 17-19.
118. Lê HồngTâm (1987), "Mấy suy nghĩ về vấn đề "Đổi mới tư duy,
xây dựng tư duy khoa học" ở nước ta hiện nay", Triết học (2), tr.
12-23.
119. Lê Hữu Tầng (1980), "Phép biện chứng với tư cách là phương
pháp luận của nhận thức khoa học", Triết học (3), tr. 16-18.
120. Lê Hữu Tầng (1984), “Về phương pháp biện chứng ", Triết học
(3), tr. 79-95.

121. Lê Tử Thành (1991), Lôgíc học và phương pháp nghiên cứu khoa
học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
122. Trần Đức Thảo (1996), Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức,
Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
123. Hồ Bá Thâm (1994), “Bàn về năng lực tư duy", Triết học (2), tr.
7-10.
124. Lê Thi (1987), "Đổi mới tư duy, xây dựng tư duy khoa học", Triết
học (1), tr. 86-108.
125 Nguyễn Gia Thơ (2000), "Về vai trò của lôgích quy nạp trong
nhận thức khoa học", Triết học (6), tr. 51-54.
126. Đặng Hữu Toàn (1988), “Một số chức năng của phép biện chứng
duy vật đối với sự phát triển của khoa học hiện đại”, Triết học (3),
tr. 29-35.
127. Lại Văn Toàn (1976), "Lôgic ký hiệu: đối tượng - phương pháp ý nghĩa", Triết học (2), tr. 111.
128. Lại Văn Toàn (1976), "Lôgic và khoa học", Triết học (3), tr. 56.
129. Lại Văn Toàn (1988), "Đổi mới tư duy lý luận, tư duy lý luận
trong sự nghiệp đổi mới", Triết học (1), tr. 26-34.
130. Toán học trong thế giới ngày nay (1976), Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
131. Touraine, A. (2003), Phê phán tính hiện đại, Nxb Thế giới, Hà
Nội.


132. Nguyễn Văn Trấn (1963), Mấy bài nói chuyện về lôgíc, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
133. Phạm Ngọc Trầm (1976), “Con đường biện chứng của qúa trình
nhận thức”, Triết học (4), tr. 163.
134. Triết học, khoa học tự nhiên, cách mạng khoa học - kỹ thuật
(1987), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
135. Nguyễn Mạnh Trinh (2001), Bước đầu làm quen với lôgíc toán,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.
136. Trường Đại học Quốc gia Lômônôxốp - Khoa Triết học (2004),
Triết học hỏi và đáp, Nxb Đà Nẵng.
137. Đỗ Tư, Trịnh Quốc Tuân, Nguyễn Đức Bách (1994), Lược khảo
tư tưởng XHCN và CSCN, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
138. Vai trò phương pháp luận triết học đối với sự phát triển của khoa
học tự nhiên (1977), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
139. Vật lý đại chúng (1976), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
140. Lưu Hà Vĩ (1995), Lôgic hình thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
141. Lưu Hà Vĩ (2003), "Khái niệm lý luận", Triết học (6), tr. 58-61.
142. Vũ Văn Viên (1991), "Lôgíc hình thức và tư duy chính xác", Triết
học (4), tr. 56.
143. Vũ Văn Viên (1991),"Góp phần làm rõ quan niệm về lôgíc học
biện chứng và lôgíc học hình thức", Triết học (12), tr. 5.
144. Vũ Văn Viên (1992),"Vấn đề thực chất của tư duy khoa học",
Nghiên cứu lý luận (3), tr. 36.
145. Vũ Văn Viên (1996),"Giả thuyết khoa học với tư cách là hình
thức cơ bản của sự phát triển tri thức khoa học", Triết học (3), tr.
36-39.
146. Vũ Văn Viên (1998), "Sự hình thành và phát triển của khái niệm",
Triết học (6), tr. 31-35.
147. Vũ Văn Viên (2000), "Lôgíc mệnh đề và ý nghĩa của chúng",
Triết học (5), tr. 58-62.
148. Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, Trường
Đại học Nhân dân Trung Quốc (2003), Lịch sử chủ nghĩa Mác,
gồm 4 tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
149. Phạm Thái Việt (1995), “Sự hình thành mối tương quan giữa
lôgích và lịch sử trong lịch sử triết học", Triết học (4), tr. 62-67.
150. Vưgốtxki, L.X. (1997), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.


151. Vưgốtxki, M.IA. (1977), Sổ tay toán học sơ cấp, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva.
152. Ngô Đình Xây (1990), "Vài nét về thực trạng tư duy lý luận ở
nước ta", Triết học (4), tr. 41-43.
153. Ngô Đình Xây (2002), "Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình
thành tư duy lý luận", Triết học (1), tr. 28-31.
154. Nguyễn Kim Yến (1994), "Thực chất của trừu tượng toán học và
ý nghĩa thực tiễn của nó", Triết học (1), tr. 39-41.



×