Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vai trò của âm nhạc trong đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.84 KB, 4 trang )

Họ Và Tên
Lớp
Khoa
Trường

: Phàn Kim Thành
: VH Dân tộc 20B
: VH Dân tộc TS
: ĐH Văn hóa Hà Nội
BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN: ÂM NHẠC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề Bài:

Vai trò của âm nhạc?.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách
quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Bởi vậy,
người sáng tác luôn gửi gắm những hiện thực cuộc sống, những ước
vọng vào trong tác phẩm âm nhạc. Âm nhạc đã được biết đến và giữ
vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cộng đồng tộc người, ngày
nay với sự phát triểncủa các thành tựu khoa học kỹ thuật, con người
có nhu cầu hưởng thụ nhiều hơn, âm nhạc chính là một phương thức
để con người được hưởng thụ.
Thứ nhất, âm nhạc có vai trò giải trí: Ở các cộng đồng người,
với các tộc người chưa phát triển về mặt kinh tế, còn ở hình thái sản
xuất Nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, như vùng Trường
Sơn – Tây Nguyên nước ta thì với họ âm nhạc sử dụng nhiều nhất vào
mùa nông nhàn, đây cũng là mùa diễn ra nhiều lễ hội, nghi lễ, âm nhạc
sẽ tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc của dân tộc, giải trí để gắn
kết cộng đồng, mọi người được vui vẻ sau những tháng ngày vất vả,
mệt nhọc trên nương rẫy.


Trong một xã hội hiện đại, đặc biệt là vùng Đô thị với vai trò của
các thiết chế văn hóa, giới trẻ thả mình vào trong không khí âm nhạc
thời đại. Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại ngày nay là các dòng âm nhạc
truyền thống không còn được giới trẻ ưu chuộng, kế tục. Bởi vậy, tuy
giữ vai trò giải trí nhưng từ đó cũng làm thay đổi cách nghĩ, cách
sống, phương thức thưởng thức âm nhạc của giới trẻ.
Với người cao tuổi, thì âm nhạc trở thành món ăn tinh thần vô cùng
quan trọng, giường như gợi lại những năm tháng hào hùng lịch sử với
những người từng trải qua chiến tranh, gợi nhớ quê hương với những
người phải đi xa cố hương.

1


Thứ hai, âm nhạc giữ vai trò giáo dục thẩm mĩ
Gợi cho con người cách nhìn nhận, hưởng thụ về cái đẹp, đó là
cái đẹp về tư tưởng, ý thức. Phân biệt, loại trừ cái xấu, đó chính là
hình thức để cảm thụ âm nhạc. Ngoài ra âm nhạc còn là phương tiện
phản ánh xã hội con người một cách nhạy bén, nổi trội. Trong chiến
tranh âm nhạc đã trở thành món ăn tinh thần cho những chuyến hành
quân, là tiếng đồng thanh để bớt đi mệt nhọc khi kéo pháo, vận
chuyển lương thực, đạn dược tới cho tiền tuyến.
Thứ ba, vai trò giao lưu văn hóa
Mỗi cộng đồng tộc người, mỗi quốc gia dân tộc đều có nền âm
nhạc riêng biệt, không gian âm văn hóa, sự sáng tạo âm nhạc riêng.
Trong suốt quá trình lịch sử, nhìn về nền âm nhạc truyền thống, thì
điều đó chỉ tồn tại nhiều nhất, đặc trưng nhất ở các cộng đồng tương
đối khép kín, ít có sự giao lưu với văn hóa bên ngoài.
Ngược lại, trong một xã hội phát triển hơn, có sự giao lưu kinh
tế - xã hội thường xuyên hơn, thì âm nhạc trở thành một phần của sự

giao lưu văn hóa. Đi từ âm nhạc truyền thống, các cộng đồng quốc gia
có thêm các thể loại âm nhạc mới, làm giàu thêm cho kho tàng âm
nhạc của cộng đồng mình. Đồng thời thông qua âm nhạc sẽ tạo nên sự
gắn kết giữa các cộng đồng, quốc gia.
Thứ tư, âm nhạc giữ vai trò giáo dục Đạo đức.
Gia đình là nơi hội tụ những chuẩn mực xã hội, là sự giáo dục đầu tiên
cho mỗi con người. Cũng bởi vậy, mà những em nhỏ, ngay từ khi
chào đời, chưa hiểu được tiếng, nhưng những câu hát, lời du đã được
người mẹ gửi gắm vào đó với niềm yêu thương mẫu tử. Khi ta lớn lên
dần và hiểu được tiếng nói, thì âm nhạc mà chúng ta tiếp cận dễ dàng,
thường xuyên nhất chính là các tác phẩm âm nhạc ca ngợi về nguồn
gốc tộc người, gợi nhớ tổ tiên.
Tình yêu thương quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ đã
cho ta sinh ra và lớn lên trong bối cảnh hòa bình, cho mỗi người dân
được bình yên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống. Từ đó, nảy sinh
tình cảm giữa mỗi người với cộng đồng, quê hương, thiên nhiên.
Chẳng hạn, như trong dân ca Dao có bài hát về tình yêu đôi lứa
“Lương – Chúc”, bài về quá trình thiên di gian khổ của tộc người với
bài “ Quá hải ca”

2


Về nguồn gốc tộc người được các nghệ nhân dân gian dựa trên
tác phẩm văn học Dao “ Quá sơn bảng văn” viết lên câu hát để gợi cho
con em nhớ về nguồn gốc cộng đồng mình, hát về tình yêu quê hương,
đất nước cũng có rất nhiều ca khúc với nhiều dị bản khác nhau, nhưng
đều gắn với hiện thực lịch sử và tỏ lòng biết ơn tới Đảng, Bác Hồ đã
cho họ cuộc sống bình yên, hòa bình.
Thứ năm, âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ

Có lẽ với vai trò này, mà âm nhạc được quan tâm, đưa vào giáo
dục cho các em nhỏ ngay từ những buổi đầu đến trường. Những bài
hát ngắn gọn, dễ hát, dễ nhớ phù hợp với lứa tuổi trẻ nhỏ, việc học
thuộc những bài hát đó sẽ giúp cho trí nhớ được phát triển hơn.
Cũng như trong hiện thực cuộc sống, mỗi người có nhiều cách học
khác nhau, nhưng riêng với khối xã hội nhân văn đều có đặc điểm tính
hệ thống không được vượt trội, nổi bật như khối tự nhiên, bởi vậy họ
phải học, đọc rất nhiều. Nhưng trước tiên đọc để hiểu, thì cần có nền
tảng là nhớ nhiều kiến thức cơ sở, sau đó việc đọc sách, thâu tóm kiến
thức sẽ trở nên dễ dàng hơn, khi trí nhớ được rèn luyện ngay từ đầu.
Về âm nhạc, đã có những bản nhạc rất nhẹ nhàng, du dương,
được ứng dụng nhiều trong mùa thi của các sĩ tử, điều đó càng làm nổi
bật thêm vai trò góp phần phát triển trí tuệ của âm nhạc.
Thứ năm, âm nhạc giúp phát triển thể chất
Âm nhạc có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của con người,
trước nhất là tai nghe được rèn luyện giúp cho ta phân biệt cao độ,
trường, độ, âm sắc.. từ đó tạo cơ sở để tiếp cận các tác phẩm âm nhạc,
cảm thụ âm nhạc. Đồng thời âm nhạc cũng giúp cho sự phát âm được
cải thiện, khỏe mạnh hơn, âm vang hơn, từ đó có được giọng hát ổn
định, rõ rằng. Bởi vậy, âm nhạc cũng có chức năng cải thiện về mặt
ngôn ngữ cho con người.
Bên cạnh đó, âm nhạc còn có tác dụng chữa bệnh, giảm stress,
tăng trí thông minh, ổn định nhịp tim. Với sự giải thích chức năng này
là do trong não người và động vật có một bộ phận rất nhạy cảm với
các âm sắc từ những bản nhạc mà con người nghe thấy, khi tiếp xúc
với bản nhạc có âm sắc phù hợp, phần não này trở nên tích cực hơn
kéo theo sự phục hồi các chức năng khác trong não. Điều đó sẽ làm
cho não hoạt động tích cực hơn.

3



Thứ sáu, âm nhạc góp phần tạo hiệu quả khi kết hợp với các
loại hình nghệ thuật khác:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật độc lập, không cần tới sự
kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác cũng đủ để thể hiện tư
tưởng, tình cảm của con người. Những các loại hình nghệ thuật khác
lại rất cần đến sự kết hợp của âm nhạc, như trong loại hình nghệ thuật
sân khấu, trong điện ảnh, đặc biệt là nghệ thuật múa. Nếu không có
âm nhạc thì những điệu múa dường như sẽ trở nên thiếu sự sôi động
mà thay vào đó là sự khô khăn, nhằm chán.
Như vậy, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật giữ vai trò rất
quan trọng trong cuộc sống chúng ta, là một hình thức để phản ánh
hiện thực xã hội, tư tưởng, tình cảm của con người đối với môi trường
xã hội, môi trường tự nhiên. Vai trò của âm nhạc trong đời sống, biểu
hiện rất rõ trong xã hội ngày nay, đặc biệt là với giới trẻ với vai trò
giải trí, những cung bậc cảm xúc thang trầm do khách quan cuộc sống.
Nếu như thơ ca là để bộc lộ cảm xúc cho các thi sĩ từ đó sáng tạo nghệ
thuật, thì âm nhạc là phổ biến rộng rãi dành cho cả những người
không biết và không có sự sáng tạo nhưng đều cảm thụ được, bởi tính
gần gũi với hiện thực cuộc sống.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, do quá trình giao lưu, hội
nhập phát triển kinh tế - xã hội, nền âm nhạc truyền thống dần mất đi
vị thế từ các đô thị tới các cộng đồng tộc người thiểu số. Bởi vậy,
cùng với tiếp nhận cần có xu hướng bảo tồn nền âm nhạc truyền thống
của dân tộc.

4




×