Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận về nhân vật ông sáu trong trích chiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.02 KB, 3 trang )

Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong trích:” Chiếc lược ngà”.
Chiến tranh! Hai tiếng thốt lên nghe sao đau sót, mất mát làm sao. Chiến
tranh làm cho biết bao gia đình rơi vào hoàn cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Là
người con Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã có nhiều tác phẩm nói về cuộc sống,
hoàn cảnh éo le và người dân Nam Bộ. Một trong những tác phẩm được Nguyễn
Quang Sáng viết về hoàn cảnh éo le ấy là truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Tác phẩm
ra đời vào năm 1966 khi tác giả đang hoạt động tại chiến trường Nam Bộ và in
trong tập truyện cùng tên. Truyện ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng sâu đậm
của ông Sáu và bé Thu nhưng éo le mà trong đó nổi bật là nhân vật ông Sáu, một
người cha yêu thương và hi sinh tất cả vì con.
Khởi đầu tác giả nhắc đến hoàn cảnh éo le của ông Sáu. Ông Sáu là một
người dân Nam Bộ tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp,đi theo tiếng gọi
của Tổ quốc, ông Sáu phải xa nhà, xa con gái khi con chưa tròn một tuổi. Tám năm
cách xa, ông mới có dịp trở về nhưng sót xa thay con gái không nhận ra ông vì vết
sẹo trên mặt. Đến lúc chia tay, ông mới nghe được tiếng “Ba” từ con bé và đón
nhận tình cảm của con. Không ngờ đó là phút cuối cùng ông được ở bên con. Và
cũng chẳng bao giờ ông được tận tay tặng con gái chiếc lược và ngắm nhìn niềm
vui sướng của con. Tám năm dai dẵng, ông cũngnhư con gái mình phải chịu bao
đau thương, mất mát, thiệt thòi. Nhưng rồi vượt lên trên hoàn cảnh éo le, ông
Sáu đã tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là tình phụ tử thiêng liêng
chấp nhận hi sinh hạnh phúc gia đình, hi sinh lợi ích bản thân vì nền độc lập tự do
của Tổ quốc, vì mái ấm hạnh phúc của biết bao gia đình khác.
Tám năm ròng rã, ông khao khát được một lần ôm con, được một lần bộc lộ
tình cảm cháy bổng của ông dành cho con nhưng cuối cùng đáp lại chỉ là sự hắt
hủi, lạnh nhạt và thái độ xa lánh của bé Thu. Lúc mới về, cái tình người cha cứ nôn
nao, háo hức muốn thoát ra khỏi cái võ bọc suốt tám năm chôn giấu. Ông mong
chờ, ông mong nhớ và tưởng tưởng cảnh con ông sẽ chạy xô vào lòng mình, thét
lên tiếng “ba” mà ông hằng mong ước. Nhưng trái lại ông phải chịu đau đớn trước
thái độ lạnh lùng, hoảng sợ và lạnh nhạt của con. Trong những ngày nghỉ, ông Sáu
chỉ quanh quẩn ở nhà để cố gắng yêu thương con, bù đắp cho con và mong chờ
con đón nhận tình cảm của ông. Hơn cả việc đón nhận tình cảm của con, ông còn




khao khát được con gọi một tiếng “ba”. Nhưng tất cả tình cảm ấy, ông Sáu đều bị
con trả lại, hất hủi ngay cả trong bữa ăn, ông Sáu dành cho bé Thu một cái trứng
cá to vàng mà bé Thu cũng không nhận. Với hành động xoi vào cái trứng cá và hất
tung đã khiến ông giận quá đánh con, điều đó đã trở thành nỗi khổ tâm day dứt
và mãi ám ảnh trong lòng người cha. Nhưng rồi những tình cảm ông giành cho bé
Thu cũng không uổn phí. Trước lúc chia tay, ông nhìn con với ánh mắt dịu hiền
“đôi mắt triều mến lẫn buồn rầu” và hạnh phúc vô biên khi nghe con gọi cha và
đón nhận tình cảm của con một cách quyến luyến.Trở lại chiến khu ông nhớ lời
dặn của con “ ba về nhớ mua cho con một cây lược nghe ba” đã thúc đẩy ông làm
cây lược cho con. Ôn vui mừng khôn xiết khi kiếm được khúc ngà voi, dồn hết tình
thương, công sức làm cây lược. “Ông cưa từng chiếc răng lược, cẩn trọng, tỉ mỉ và
cố công như một người thợ bạc” ông gò lưng tần mẫn khắc từng nét chữ “yêu
nhớ tặng Thu, con của ba” Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng quý giá
với ông Sáu, nó chứa đựng bao tình thương nỗi nhớ. Cây lược ngà được làm xong,
nó như dịu bớt đi cái nỗi nhớ, sự ân hận, day dứt. Có cây lược ngà ông càng mong
muốn được gặp con. Nhưng chưa kịp ngắm nét mặt sung sướng và nghe gọi “ba”
thì ông đã hi sinh. Kẻ thù giết hại ông, nhưng tình cha con thì không thể chết
được. Trong giây phút cuối cùng ông cũng nghĩ về con nên cố sức đưa cây lược
cho đồng đội. Chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng vô giá còn là cầu nối giữa cha
con ông Sáu. Hình ảnh ông Sáu với chiếc lược ngà mãi mãi là biểu trưng cao đẹp
cho tình phụ tử. Đặc biệt trong chiến tranh, một tình cảm nhân bản mang giá trị
sâu sắc, điều đó cũng dễ dàng lý giải vì sao tác giả lại lấy hình ảnh chiêc lược ngà
để làm nhan đề cho tác phẩm.
Từ tác phẩm Chiếc lược ngà chúng ta cảm thấy xót xa trước những đau
thương mất mát mà nhân dân ta phải chịu đựng trong những năm tháng chiến
tranh. Chiến tranh có thể hủy diệt, tàn phá mọi điều nhưng có một điều nó không
thể hủy diệt, tàn phá là tình mẫu tử thiêng liêng. Người cha không có điều kiện để
chăm sóc con, chiến tranh làm cho họ thay đổi thân hình, hình dáng để trong giây

phút hiếm hoi, thiêng liêng nhất người con đã không chịu nhận cha. Bởi đứa con
đã sống thiếu vắng tình cảm của người cha, phải sống cùng với người cha trong
tưởng tượng. Xúc động trước những hi sinh cao cả, trước nghị lực phi thường và
và niềm tin tưởng thủy chung của nhân dân đối với cách mạng. Họ sẵn sàng gác lại


mọi riêng tư để đi theo tiếng gọi của non sông. Khi tình cảm cha con trổi dậy
mạnh mẽ nhất thì ông đã trở lại căn cứ. Thì người cha cách mạng đặt hạnh phúc
lên trên hạnh phúc gia đình điều đó thể hiện tinh thần hi sinh vì đất nước và niềm
tin chiến thắng cách mạng của nhân dân trong những năm kháng chiến khốc liệt.
Với cốt truyện khá chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ, truyện đã xây dựng
thành công diễn biến tâm lý và tính cách nhân vật. Việc sử dụng ngôi kể độc đáo,
ngôi thứ nhất góc nhìn là nhân vật bác ba tạo sự gần gũi, chân thật. Bằng việc sáng
tạo tình huống, bất ngờ mà tự nhiên hợp lý với hai trường hợp, trường hợp một:
ông Sáu về thăm vợ con, con cương quyết không không nhận ba, đến lúc nhận thì
phải chia tay; còn trường hợp hai: khi ông Sáu trở lại chiến trường ông không
quên làm cho con cái lược, cái lược được gửi về nhưng người cha ấy đã hi sinh.
Thêm vào đó cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện đậm chất Nam Bộ, dân giã và
giãn dị. Độc đáo hơn là cách miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, chính xác, đậm sắc
như muốn cuốn người đọc đi vào từng nhân vật trong truyện.
Tóm lại nhân vật ông Sáu trong truyện trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng là một người cha rất mật yêu thương con, hi sinh tất cả vì con. Nhân
vật ông Sáu khiến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về con người Việt Nam
trong chiến tranh. Càng đau thương chồng chất thì lại kiên cường và nồng nàn
tình cảm. Mượn hình thức trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật trong truyện
đã góp phần làm nên tính chân thật. Ẩn sau câu truyện ấy là lời lên án chiến tranh
đã gây ra bao đau khổ cho con người.




×