Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tác động của thị trường dầu mỏ thế giới tới tăng trưởng kinh tế Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.93 KB, 12 trang )

i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dầu mỏ được coi là động lực phát triển và song hành cùng thế giới trên
con đường tiến tới văn minh, song nó cũng là nguyên nhân gây ra biết bao
biến động chính trị. Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, dầu mỏ ít nhiều là tác nhân
gây nên những cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến những cuộc đại khủng
hoảng kinh tế thế giới và cuối cùng là hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế
kỷ 20.
Vào đầu những năm 1970, do dầu đột ngột tăng giá, kinh tế thế giới,
nhất là ở những nước công nghiệp tiên tiến, đã rơi vào một cuộc khủng hoảng
năng lượng nghiêm trọng. Từ đó tới nay những biến động về giá dầu đã trở
thành mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ.
Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng như
hiện nay thì dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động tới sự
phát triển nền kinh tế toàn cầu và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ
thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.
Thực tế đang chứng minh rằng thế giới sẽ dần dần được vận hành bởi
động lực là dầu mỏ cho đến khi nhân loại tìm ra được một loại nhiên liệu khác
đủ sức thay thế hoàn toàn. Nằm trong sự ảnh hưởng chung, Việt Nam cũng
không tránh khỏi những biến động và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những biến
động trong ngành dầu mỏ do Việt Nam hiện nay là nước nhập khẩu 100% các
sản phẩm tinh chế từ dầu thô, lệ thuộc nhiều vào ác nhà cung cấp nước ngoài.
Giá xăng và nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc
gia và đời sống của người dân.
Mặc dù cho đến nay đã có một số đề tài, khoá luận nghiên cứu về vấn
đề này, tuy nhiên việc nghiên cứu một cách tổng thể về thị trường dầu mỏ thế


ii



giới và tác động với kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập từ đó rút ra
những bài học và đề xuất những kiến nghị, giải pháp, chính sách giúp cho
doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam thích nghi trong tình hình mới
vẫn là nhu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, Học viên chọn đề tài “Tác động của thị
trường dầu mỏ thế giới đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ” làm đề tài
cho chuyên đề Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá quá trình hình thành, phát hiện và sử dụng dầu mỏ; vai
trò của dầu mỏ trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng;
đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường dầu mỏ thế giới thời gian
qua, cùng những nhân tố gây ra biến động trên thị trường này; tổng kết lại
kinh nghiệm đối phó của một số nước với việc giá dầu mỏ thế giới tăng cao
trong thời gian qua.
- Phân tích về tác động của dầu mỏ tới nền kinh tế Việt Nam: hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người tiêu dùng, chỉ số CPI, một số
ngành phụ thuộc dầu mỏ, hoạt động xuất khẩu dầu mỏ... Đồng thời, nêu lên
bức tranh chung về thị trường xăng dầu Việt Nam trước những biến động của
thị trường dầu mỏ thế giới thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hạn chế tác động tiêu cực của
thị trường dầu mỏ thế giới đối với kinh tế Việt Nam, phục vụ tích cực cho sự
phát triển ổn định của kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Về đối tượng: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về thị trường dầu mỏ
thế giới thời gian gần đây và các yếu tố gây ra sự biến động trên thị trường
này; tác động của thị trường dầu mỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh


iii


của doanh nghiệp, người tiêu dùng, chỉ số CPI, một số ngành phụ thuộc dầu
mỏ, hoạt động xuất khẩu dầu mỏ...
+ Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tập trung vào sự biến
động của thị trường dầu mỏ thế giới từ năm 2000 đến năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê - so sánh,
phương pháp chuyên gia… và dựa trên cơ sở tham khảo những tư liệu thu
thập được trên sách báo, tạp chí, mạng Internet, các tài liệu hội thảo có liên
quan đến việc biến động của thị trường dầu mỏ thời gian qua để phục vụ mục
đích nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Tên Luận văn: “Tác động của thị trường dầu mỏ thế giới tới tăng
trưởng kinh tế Việt Nam”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt và danh mục
tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương gồm:
+ Chương 1: Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới thời gian qua
+ Chương 2: Tác động của thị trường dầu mỏ thế giới tới kinh tế Việt
Nam
+ Chương 3: Một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của thị trường
dầu mỏ thế giới đối với kinh tế Việt Nam.


iv

CH¦ƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ
THẾ GIỚI THỜI GIAN QUA

Chương này của đề tài luận văn chủ yếu tập trung phân tích và làm rõ
những vấn đề lý luận về dầu mỏ, vị trí của dầu mỏ trong nền kinh tế thế giới

và đi sâu phân tích thị trường dầu mỏ thế giới thời gian qua, kinh nghiệm ứng
phó của một số nước với việc giá dầu thế giới tăng cao. Với cách tiếp cận như
vậy, trong đề tài luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:
Một là: Luận văn đã đưa ra các lý thuyết giải thích về việc hình thành
của dầu mỏ, quá trình sử dụng dầu mỏ và đặc điểm của mặt hàng dầu mỏ.
Luận văn đã đưa ra 3 lý thuyết giải thích về việc hình thành dầu mỏ: Lý
thuyết tổng hợp sinh học, Lý thuyết theo nhà hoá học người Nga
DmitriIvanovich Mendeleev, Lý thuyết được giải thích trong nguyệt san khoa
học Scientific American vào năm 2003. Từ đó đưa ra kết luận dù rằng dù có
nhiều lý thuyết giải thích về nguồn gốc hình thành dầu mỏ, nhưng tựu chung
lại, các lý thuyết đều có chung một quan điểm “Quá trình hình thành dầu mỏ
kéo dài hàng triệu năm và dầu không phải là nguồn tài nguyên vô hạn”.
Đối với quá trình sử dụng dầu mỏ: Luận văn đã làm rõ thời kỳ đầu dầu
mỏ được sử dụng trong chiến tranh. Sau đó, dầu được sử dụng để làm bay hơi
nước biển trong các ruộng muối. Mãi đến thế kỷ 19, người ta bắt đầu khai
thác dầu theo mô hình công nghiệp.
Luận văn đã đưa ra và phân tích: Mặt hàng dầu mỏ có hai đặc điểm đó
là đặc điểm về tự nhiên và đặc điểm về kinh tế.
- Về đặc điểm tự nhiên: Dầu mỏ là dạng hỗn hợp lỏng của hydro carbon
được hình thành ở lớp đất dưới từ hàng triệu năm trước đây do kết quả của
quá trình vận động phức tạp về lý hoá, sinh, địa chất...


v

- Về đặc điểm kinh tế: Phân bố trữ lượng không đều, là mặt hàng có
nhu cầu thiết yếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, là mặt hàng có khối
lượng giao dịch lớn, có khả năng chi phối chính trị...
Hai là: Vị trí của dầu mỏ trong nền kinh tế thế giới
Trên cơ sở phân tích cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 và thu

nhập từ việc xuất khẩu dầu mỏ của các nước thuộc OPEC. Luận văn đã làm rõ
vị trí của dầu mỏ trong thời đại hiện nay: “Dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế toàn cầu và được mệnh danh là vàng đen của nền kinh tế thế
giới”. Cụ thể, đối với các nước phát triển dầu mỏ đóng vai trò quan trọng đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đối với các nước thuộc
OPEC, GDP của hầu hết các nước này đều gắn liền với nền “kinh tế dầu’.
Hiện nay, thế giới đang tập trung tìm những nguồn năng lượng thay thế
nhằm làm lu mờ vai trò của dầu mỏ và vai trò của OPEC nhưng thực tế cho
thấy, các loại năng lượng này đều có những nhược điểm cố hữu khó có thể
khắc phục và dầu mỏ vẫn khẳng định được vai trò “chúa tể” trong nền kinh tế
thế giới.
Ba là: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và biến động của thị trường dầu mỏ
thế giới thời gian qua
- Luận văn đã chỉ rõ nguồn cung chủ yếu được chia thành 2 nhóm tổ
chức: OPEC và Non-OPEC. Trong đó vai trò của OPEC ngày càng được nâng
cao với tư cách là tổ chức nắm quyền chi phối thị trường dầu mỏ thế giới.
- Trên cơ sở phân tích lượng dầu mỏ nhập khẩu của các nước, trong đó
tập trung vào phân tích một số nước nhập khẩu dầu chủ yếu: Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản... đề tài đã chỉ ra rằng: nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới liên
tục tăng trong những năm qua, trung bình khoảng 2% năm.


vi

- Luận văn đã tập trung phân tích 3 cú sốc dầu mỏ lớn trong quá khứ:
cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, 1979, 2008. Đồng thời, qua thu thập và
tổng hợp số liệu về dầu mỏ trong những năm gần đây, luận văn đã chỉ ra rằng
giá dầu mỏ trên thế giới liên tục tăng.
- Luận văn đã tập trung phân tích 02 nhóm nhân tố gây ra biến động
của thị trường dầu mỏ thế giới: nhóm nhân tố cung - cầu và nhóm nhân tố phi

sản xuất (khủng bố, đầu cơ, bất ổn chính trị...). Trong đó, yếu tố đầu cơ trong
những năm gần đây là một trong những yếu tố chính đẩy ra dầu thế giới tăng
đột biến.
Bốn là: Luận văn cũng đã tổng hợp được một số kinh nghiệm của các
nước đối phó với việc giá dầu thế giới tăng cao
- Đối với các nước xuất khẩu dầu: Không tăng sản lượng và tìm cách
giảm thiểu tác động của đồng USD giảm giá.
- Đối với các nước nhập khẩu dầu: Thực thi các biện pháp bình ổn thị
trường, tăng cường nghiên cứu và sản xuất các nguyên liệu thay thế...


vii

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ
THẾ GIỚI TỚI KINH TẾ VIỆT NAM
Chương này của đề tài luận văn chủ yếu tập trung phân tích và làm rõ
những tác động của thị trường dầu mỏ thế giới tới kinh tế Việt Nam. Với cách
tiếp cận như vậy, luận văn chủ yếu làm rõ những vấn đề sau đây:
Một là: Tổng quan chung về kinh tế Việt Nam
Trong mục này, luận văn đã đưa ta chỉ số GDP của Việt Nam trong 20
năm lại đây. Từ đó luận văn đi phân tích, so sánh các số liệu đưa ra và đi đến
kết luận (1) So với các nước trong khu vực Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
cao song theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc Việt Nam đang ở trong ranh giới
của những nước kém phát triển (2) Tỷ lệ xuất khẩu chiếm tới 50% GDP, dầu
mỏ là một trong hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước ta.
Tính đến hết năm 2005 xuất khẩu dầu thô đem lại cho nước ta hơn 30 tỷ
USD, góp phần tích cực trong việc tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá đất nước
so với con số 25 tỷ USD (vốn thực hiện) mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố
trong Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện thu hút FDI từ thập kỷ 90 của thế
kỷ XX. Điều này càng khẳng định rõ vai trò của xuất khẩu dầu mỏ Việt Nam

trong tình thế tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luận văn cũng đã chỉ ra, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu phụ
thuộc vào vốn và hiệu quả sử dụng vốn của nước ta còn thấp so với các nước
trong khu vực.
Hai là: Tác động của thị trường dầu mỏ tới kinh tế Việt Nam
Trong phần này, luận văn đã phân tích sự tác động của dầu mỏ tới nền
kinh tế thế giới nói chung và đi sâu phân tích sự tác động của dầu mỏ tới nền
kinh tế Việt Nam thông qua việc phân tích: ảnh hưởng của giá xăng đến hoạt


viii

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến người tiêu dùng, đến một số
ngành công nghiệp phụ thuộc dầu mỏ, hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt
Nam...
Về mặt tích cực: Giá xăng dầu tăng sẽ giúp sàng lọc doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, doanh nghiệp nào không. Kết quả là doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả sẽ tồn tại với hàng hoá có giá cả phù hợp, dẫn đến người tiêu
dùng sẽ được lợi hơn và lợi ích xã hội sẽ cao hơn.
Về mặt tiêu cực: Giá xăng dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến cung ứng
hàng hoá trong nền kinh tế, sự tăng lên của giá xăng dầu sẽ dẫn đến hệ quả
dây chuyền hàng loạt: giá một số mặt hàng tăng, thất nghiệp tăng.... dẫn đến
sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Mặt khác, khi giá xăng dầu tăng, cầu về các hàng hóa khác sẽ giảm
xuống bởi khối lượng tiền dành cho xăng dầu nhiều lên khiến khối lượng tiền
dành cho các hàng hoá khác bị giảm xuống. Tổng cầu của nền kinh tế, do đó,
đương nhiên cũng sẽ giảm xuống. Tất cả các yếu tố nêu ra trên đây tác động
hoà trộn lẫn nhau và về cơ bản sẽ ảnh hưởng tiêu cực làm cho lạm phát gia
tăng, tăng trưởng kinh tế suy giảm.
Liên quan đến chỉ số CPI: Từ năm 2003 đến nay, chỉ số CPI liên tục

tăng (đột biến), tỷ lệ thuận với việc giá dầu mỏ thế giới liên tục tăng cao. Tuy
nhiên, việc giá dầu tăng cao cũng giúp Việt Nam tăng thu từ xuất khẩu dầu
thô. Nguồn vốn này đóng góp quan trọng vào ngân sách Nhà nước, cân đối tài
khoản vãng lai, phục vụ tích cực và có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá của đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội của
đất nước. Tính tới năm 2005, kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam đạt
30 tỷ USD trong khi sau 15 năm thực hiện thu hút vốn FDI, nước ta cũng chỉ
tiếp nhận được 41 tỷ USD vốn đăng ký (vốn thực hiện là 25 tỷ USD)


ix

Ba là: Thị trường xăng dầu Việt Nam trước những biến động của thị
trường dầu mỏ thế giới thời gian qua.
- Đề tài chỉ rõ thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam thời gian qua:
Nhìn chung, giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam mức tăng lớn hơn mức
giảm. Như vậy, phải chăng giá xăng trong nước giảm thì còn phụ thuộc những
yếu tố phi thị trường khác.
- Đề tài cũng đã phân tích chính sách nhập khẩu xăng dầu của Việt
Nam thời gian qua và đã chỉ ra ở nước ta, chính sách nhập khẩu có ảnh hưởng
rất lớn đến giá xăng dầu tại thị trường nội địa. Xăng dầu là mặt hàng phải chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu... Với mức giá hiện
nay, có thể nhận thấy thuế nước ta đã tác động vào giá xăng dầu nhập khẩu
làm tăng chi phí 1 lít xăng nhập khẩu lên tới 40%, cao hơn nhiều so với mức
trung bình thế giới.
- Đề tài cũng chỉ ra nhà cung cấp xăng dầu trên thị trường Việt Nam và
tình trạng độc quyền phân phối xăng dầu cũng như sự bù đắp của Nhà nước
cho hoạt động xăng dầu.



x

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI ĐỐI VỚI KINH TẾ
VIỆT NAM
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan chung về thị trường dầu mỏ thế giới
thời gian qua và phân tích sự tác động của thị trường này tới nền kinh tế Việt
Nam. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế những tác động
tiêu cực từ biến động của giá dầu thế giới tới nền kinh tế Việt Nam.
Một là: Dự báo về thị trường dầu mỏ thế giới trong tương lai
Đề tài đã đưa ra cơ sở khoa học của dự báo về nội dung của dự báo đó
là: Trong thời gian từ 2008 – 2013 thì nhu cầu thế giới về dầu mỏ tăng trung
bình là 1,2% năm.
Hai là: Giải pháp ngắn hạn
- Tăng cường hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ trên lãnh thổ Việt
Nam và đẩy nhanh xây dựng & đưa vào sử dụng các nhà máy lọc dầu
trong nước (nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn..)
- Dự trữ dầu mỏ chiến lược.
- Nhóm biện pháp về cơ chế quản lý: Xoá bỏ độc quyền Nhà nước trên
thị trường xăng dầu, ngăn chặn buôn lậu xăng dầu, xây dựng thị trường
xăng dầu giao sau...
Ba là: Giải pháp dài hạn
- Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành dầu khí.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí Việt
Nam.
- Xử lý có hiệu quả vấn đề môi trường trong công nghiệp dầu khí.
Bốn là: Phát triển các nguồn năng lượng thay thế
- Tận dụng sức gió.



xi

- Năng lượng mặt trời.
- Xe chạy bằng điện hay nguyên liệu Hyđrô.
- Năng lượng địa nhiệt.
Năm là: Giải pháp năng lượng cho Việt Nam
- Khai thác những nguồn năng lượng sẵn có một cách hiệu quả và tiết
kiệm.
- Nâng cao ý thức tiết kiệm tiêu dùng xăng dầu trong nhân dân.
- Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế, đặc biệt trong vấn đề năng
lượng và giải pháp năng lượng.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


xii



×