Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận môn tài chính công cơ sở lý thuyết về đo lường sự bất bình đẳng thu nhập và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.03 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong 13 năm gần đây (2002 - 2015), Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
trong giai đoạn này là 6,5%, tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh từ 22,3% năm 2002 xuống
còn 10,1% năm 2015. Đời sống của các hộ gia đình đã được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người tăng lên nhanh chóng. Mặc dù thu nhập của mọi tầng lớp dân cư,
các địa phương, các vùng lãnh thổ và khu vực đều tăng lên, nhưng sự gia tăng này
lại diễn ra theo các tốc độ và chiều hướng khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự gia
tăng chênh lệch giàu - nghèo trong từng địa phương, từng khu vực cũng như trên
phạm vi cả nước. Cụ thể nếu năm 2002 hệ số chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số
thuộc nhóm giàu so với 20% dân số ở nhóm nghèo của Việt Nam là 8,1 lần, đến
năm 2015 thì hệ số này là 9,4 lần. Với tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo bình
quân 1,6% năm như hiện nay, nếu không có các chính sách điều chỉnh hợp lý thì
Việt Nam sẽ nhanh chóng bước vào ngưỡng bất bình đẳng cao. Điều này không
những sẽ gây ra sự bất lợi về tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến
quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng
như hiện nay.
Nhận thức được tính thời sự của đề tài, chúng em tập trung nghiên cứu, thảo
luận đề tài sau: “Cơ sở lý thuyết về đo lường sự BBĐ thu nhập và mối quan hệ
giữa hiệu quả kinh tế & công bằng xã hội. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay,
giai đoạn 2002-2015”, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng
này trong thời gian tới.
Kết cấu bài thảo luận gồm 3 phần
Chương I: Cơ sở lý thuyết về đo lường sự BBĐ thu nhập và mối quan hệ giữa
hiệu quả kinh tế & công bằng xã hội
Chương II: Thực trạng BBĐ thu nhập và giải quyết mối quan hệ giữa hiệu
quả kinh tế & công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay
Chương III: kiến nghị một số giải pháp thu hẹp bất bình đẳng thu nhập gắn
tới tăng cường tính hiệu quả kinh tế.
Vì thời gian có hạn nên bài thảo luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thày giáo và các bạn trong lớp.


Nhóm 3 – Lớp CH21B.TCNH xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thày Vũ
Xuân Dũng- Giảng viên môn tài chính công nâng cao đã giúp chúng em hoàn thành
bài thảo luận này.

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG BBĐ THU NHẬP VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1Công bằng và thước đo sự BBĐ thu nhập:
1.1.1. Các khái niệm về công bằng:
Hiểu công bằng như thế nào? Là nhận định chủ quan của từng cá nhân?
Tiêu chuẩn được nhiều nhà kinh tế học chấp nhận:
- Công bằng dọc: Là sự đối xử ó phân biệt giữa những người có khả năng kinh
tế khác nhau nhằm giảm bớt những khác biệt sẵn có.
- Công bằng ngang: Là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng
kinh tế giống nhau.
 Mọi sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân theo màu da, tín ngưỡng, tôn giáo,
giới tính,… đều bị coi là vi phạm nguyên tắc công bằng ngang.
 Để đo lường tình trạng kinh tế, người ta thường sử dụng thước đo về thu
nhập, chi tiêu, của cải… Tuy nhiên, những thước đo này chỉ thể hiện kết quả của
QĐ cá nhân mà chưa thực sự đại diện cho tình trạng kinh tế của họ. Chẳng hạn, thu
nhập cao do chăm chỉ, chi phí cao do có nhiều người phụ thuộc,…..
Để khắc phục nhược điểm trên của thước đo thu nhập, Feldstein (1976) đã
đưa ra khái niệm mới về công bằng ngang dựa trên thước đo về độ thỏa dụng.
Công bằng ngang theo khái niệm thỏa dụng: (a) nếu 2 cá nhân có độ thỏa
dụng như nhau khi chưa có tác động của chính sách thì họ vẫn phải có độ thỏa dụng
bằng nhau sau khi có chính sách và (b) chính sách không được làm thay đổi thứ tự
sắp xếp độ thỏa dụng giữa họ ( tức là nếu U A > UB trước khi có chính sách thì sau
khi có chính sách, trật tự đó vẫn không đổi.)

Hạn chế: Rất khó xác định độ thỏa dụng của các cá nhân trước và sau khi có
chính sách, trong điều kiện các cá nhân có thị hiếu khác nhau thì một chính sách
đảm bảo công bằng ngang truyền thống có thể lại vi phạm công bằng ngang theo
khái niệm độ thỏa dụng.
 Kết luận: Đảm bảo công bằng là một tiêu chuẩn không thể thiếu trong xã hội
văn minh nhưng xác định như thế nào là công bằng vẫn còn là một câu hỏi hóc búa
và chứa đựng nhiều sự đánh giá chủ quan.
1.1.2 Thước đo sự bất bình đẳng thu nhập:
Sắp xếp cá nhân theo mức độ thu nhập tăng dần rồi chia nhóm: phương pháp
chung là chia dân số thành 5 nhóm (mỗi nhóm gọi là ngũ phân vị) hoặc 10 nhóm
bằng nhau theo mức thu nhập tăng dần, xác định tỷ lệ thu nhập của mỗi nhóm trong
tổng thu nhập quốc dân.
Ví dụ: Phân phối thu nhập ở quốc gia X:
Cá nhân

1

2

3

4

Thu nhập(đơn vị tiền tệ)
Thu nhập mỗi ngũ phân vị
% trong thu TNQD

2
5
5


3

4 6
10
10

2

5

6

7 8
15
15

7

8

9

10 TNQG

10 10 20 30 100
20
50
100
20

50
100


-Ngũ phân vị nghèo nhất: gồm 2 cá nhân số 1 và 2 với thu nhập chiếm 5%.

- Nhóm giàu nhất gồm cá nhân số 9 + 10 với thu nhập chiếm 50% TNQD
Như vậy 1/5 dân số giàu có nhất đã chiếm một nửa thu nhập của xã hội.
Một cách đo phổ biến về sự bất bình đẳng thu nhập: Tính tỷ số thu nhập cao
của 40% dân số nghèo nhất so với 20% số dân thượng lưu. Tỷ số này thường dùng
để đo mức độ bất công giữa 2 thái cực rất nghèo và rất giàu. Ở ví dụ trên, tỷ số này
là 15/50 = 0.3
Đường Lorenz (nhà thống kê người Mỹ - Conrad Lorenz (1905)): biểu đồ
biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thất nghiệp tương ứng của họ.
Từ ví dụ trên, ta có đường Lorenz của quốc gia X như sau:

Lorenz: Nối các điểm A,B,C,D,E ta có đường Lorenz.
- Nếu đường Lorenz trùng với đường phân giác OE, khi đó bao nhiêu % dân số
chiếm hữu bấy nhiêu % thu nhập. Khi đó xã hội phân phối thu nhập tuyệt đối bình
đẳng và OE gọi là đường bình đẳng tuyệt đối. Đây là trạng thái không thực.
- Đường Lorenz càng xa OE thì mức độ mất bình đẳng càng cao.
Hạn chế của đường Lorenz: Nếu 2 đường Lorenz giao cắt nhau thì không
khẳng định đượ đường nào thể hiện sự bất bình đẳng cao hơn; đây không phải là
cách đánh giá định lượng về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Hệ số Gini: Để khắc phục hạn chế của đường Lorenz, nhà thống kê học C.Gini
(người Italia) đã đưa ra hệ số này: tỷ số giữa diện tích tạo bởi đường Lorenz với
đường phân giác OE và diện tích nửa hình vuông chứa đường Lorenz đó.
- Hệ số Gini có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1.
- Nếu g = 0: bình đẳng tuyệt đối, g=1: bất bình đẳng tuyệt đối.
3



- g càng lớn thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao.
Trong thực tế: những nước có sự bất bình đẳng cao g € (0.5 ; 0.7); những nước
tương đối công bằng g € (0.2; 0.35).
1.2. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội
Giữa công bằng và hiệu quả kinh tế liệu có mâu thuẫn không?
1.2.1 Hiệu quả và công bằng có mâu thuẫn nhất định
+ Lập luận về “chiếc xô thủng” của Arthur M.Okun (1975):
- Nếu đi 1 đồng từ người giàu để chuyển cho người nghèo thì người nghèo
không nhận đủ 1 đồng vì: Phải có chi phí hành chính để vận hành các cơ quan và
đội ngũ thực thi c/s; việc đánh thuế, trợ cấp gây ra những méo mó về giá cả và do
đó bóp méo hành vi của cá nhân khiến cho các nguồn lực của xã hội không được
phân bổ hiệu quả nữa. Tất cả những tổn thất đó là cái giá phải trả về mặt hiệu quả
để đạt được sự công bằng.
- Tổn thất về mặt hiệu quả của các chương trình phân phối lại được nhà kinh tế
học A.M.Okun ví như một chiếc xô thủng mà mỗi khi dùng nó để san nước từ thùng
này sang thùng khác thì sẽ có một phần nước bị rò rỉ ra ngoài. Khi càng cố gắng san
sao cho lượng nước của 2 thùng bằng nhau thì lượng nước rơi vãi ra ngoài càng lớn.
- Dưới đây là mô hình đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả:
A: là điểm PPTN ban đầu khi chưa có c/s phân phối lại của chính phủ, đây là
một điểm hiệu quả trên đường khả năng thỏa dụng, tại đó TNQD đạt tối đa. Tại A
thu nhập của xã hội lại chủ yếu lại rơi vào nhóm thu nhập cao.
E: là điểm mà TN của 2 nhóm hoàn toàn bằng nhau, đường AE là đường khả
năng thu nhập. Do “cái xô phân phối lại” luôn có lỗ thủng nên mỗi lần phân phối lại
TN đề làm giảm tổng TNQD, kết quả là đường thu nhập thực tế sau khi thực hiện
c/s có dạng như đường ABZ
Thu nhập của
nhóm thấp


E

B

O

45o

Z

A

45o
Thu nhập của nhóm cao

+ Những “ lỗ thủng” chính của các chương trình phân phối lại
- Chi phí hành chính
- Giảm động cơ làm việc
- Giảm động cơ tiết kiệm
- Các tác động về mặt tâm lý, xã hội.
1.2.2. Hiệu quả và công bằng: không nhất thiết phải có mâu thuẫn
Không tán thành quan điểm của O.kun, nhà kinh tế học M.Todaro (người
Mỹ) cho rằng: TN cá nhân và công ty cao là điều kiện cần thiết để tăng cường tích
lũy và đầu tư, bởi lẽ người giàu thường có xu hướng tiết kiệm một phần lớn hơn
trong TN để đầu tư =>hiệu quả hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao. Việc nỗ lực giải
4


quyết vấn đề PPTN công bằng có thể giúp các nước có điều kiện thúc đẩy hiệu quả
kinh tế lâu dài với 4 lý do:

- Không có gì chứng tỏ người giàu ở các nước đang phát triển lại có xu hướng
tiết kiệm và đầu tư một phần đáng kể TN. Ngược lại họ thường sử dụng TN vào
mua sắm các hàng hóa tiêu dùng xa xỉ. Điều này không có đóng góp được gì cho
tiềm lực sản xuất quốc gia => chiến lược tăng trưởng dựa trên sự gia tăng bất công
sẽ là cơ hội để giữ lại đặc quyền đặc lợi cho tầng lớp thượng lưu=> cái giá do tuyệt
đại đa số người dân phải trả.
- TN thấp và mức sống của người nghèo có thể làm giảm năng suất lao động
của họ => trực tiếp hoặc gián tiếp làm chậm tiến trình phát triển.
- Tăng TN cho người nghèo sẽ kích cầu trong nền kinh tế đối với các nhu yếu
phẩm như thực phẩm, quần áo => sẽ kích thích sản xuất trong nước phát triển, tạo
thêm công ăn việc làm và đầu tư trong nước => tạo điều kiện nền kinh tế phát triển
nhanh.
- Một sự PTN bình đẳng hơn đạt được do giảm bớt mức độ nghèo đói của dân
chúng sẽ kích thích phát triển kinh tế lành mạnh như là một hình thức khuyến
khích vật chất và tâm lý mạnh mẽ để mở rộng sự tham gia của người dân vào quá
trình phát triển. Ngược lại chênh lệch TN lớn và đói nghèo phổ biến sẽ là một cản
trở lớn về vật chất và tâm lý đối với tiến bộ kinh tế.
Từ hai quan điểm trên: một quốc gia muốn phát triển nhanh thì không thể để
tình trạng PPTN quá bất bình đẳng, khiến nó trở thành lực cản đối với tiền trình
phát triển. Trái lại nếu quá nhấn mạnh đến sự công bằng và quyết tâm đạt được nó
sé bóp méo nghiêm trọng động cơ và hành vi hoạt động của cá nhân=> cần kết hợp
hài hòa giữa hai mục tiêu này.
1.2.3. Quan hệ hiệu quả và công bằng trong thực tiễn
Simon Kuznets đã phân tích hình thái tăng trưởng trước đây tại nhiều quốc
gia và đã nhận xét rằng giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, mức độ bất bình
đẳng trong PPTN có xu hướng tăng lên, nhưng sau đó sẽ giảm dần như mô tả bằng
hình chữ U ngược (gọi là đường Kuznets)
Hệ số Gini

GDP đầu người


5


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG BBĐ THU NHẬP; MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG
BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2015

2.1 Đo lường bất bình đẳng thu nhập ở VN hiện nay
2.1.1 Đo lường BBĐ theo ngũ phân vị (Đường Lorenz)
Nền kinh tế luôn đạt được mức tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm, tốc
độ hiệu quả kinh tế bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng
trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD,
vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. đến năm 2015, đạt hơn 40
triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, VN vẫn được đánh giá là “Sự chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng; chênh lệch giữa khu vực nông thôn và thành thị; giữa
các vùng địa lý và giữa cộng đồng dân tộc thiểu số và đa số ngày càng sâu sắc hơn.
Mức sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo chưa có sự khác biệt đáng kể nên nguy cơ
tái nghèo cao; giảm nghèo chưa bền vững".
Bảng 2: Ngũ phân vị dân số VN giai đoạn 2002-2015 theo thu nhập
Nhóm dân số (ngũ phân vị)
Nghèo Cận nghèo T.Bình
Khá
Tỷ lệ dân số cộng dồn (%)
20
40
60
80
% trong thu nhập khu vực NT 2015
5,13
14,18

32,05
55,53
% trong thu nhập khu vực TT 2015
8,67
21,07
37,19
57,49
% trong TNQD (cả nước) năm 2015 7,03
17,89
34,81
56,58
% trong TNQD (cả nước) năm 2002 6,47
17,36
32,56
54,06

6

Giàu
100
100,00
100,00
100,00
100,00


Nhận xét: từ số liệu trên, đường LORENZ của 2002 và 2015 gần như không
thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên, đường L 2015 có khoảng cách xa Đường OE hơn
đường L 2002 cho thấy mức độ BBĐ tại VN có dấu hiệu gia tăng nhưng không
nhiều. Nguyên nhân do đâu? Lý giải điều này, ta quan sát trên biểu đồ ta có thể thấy

: Năm 2015, Đường L của khu vực Nông thôn có khoảng cách xa rõ rệt so với khu
vực Thành thị. Như vậy, Trong khi khoảng cách chênh lệch giàu/nghèo ở khu
vực thành thị đang có xu hướng giảm dần, thì ngược lại, ở khu vực nông thôn lại
đang tăng dần đã làm cho chênh lệch giàu/nghèo trên phạm vi cả nước có xu
hướng gia tăng với tốc độ gia tăng chậm. Xem xét chi tiết hơn tại bảng 3:
Bảng 3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở khu vực thành thị và nông thôn chia
theo 5 nhóm thu nhập của thời kỳ 2002 -2015
Năm
Thu nhập BQĐN 1 tháng (nghìn đồng)
Nhóm TN
2002 2004 2006 2008 2010 2012 2015
Nghèo
184,2 236,9
304 453,2 632,6 951,5 1669,6
Cận nghèo
324,1 437,3 575,4 867,8 1153,5 1672,2 2390,2
459,8 616,1 808,1 1229,9 1611,5 2332,9 3105,3
Thành Trung bình
663,6 876,7 1116,1 1722,2 2268,4 3198,3 3912,5
thị Khá
Giàu
1479,2 1914,1 2488,3 3752,4 4983,4 6794,4 8190,4
CLGiàu/Nghèo
8,0
8,1
8,2
8,3
7,9
7,1 6.9
Nghèo

100,3 131,2 172,1 251,2 330,0 450,2 565,3
Cận nghèo
159,8 215,1
287 415,4 568,4 817,8 998,1
Nông Trung bình
217,7 297,6 394,4 583,1 820,5 1227,7 1969,2
Thôn
Khá
299,4 416,2 552,4 828,7 1174,6 1788,9 2588,6
Giàu
598,6 835,0 1122,5 1733,9 2461,8 3614,8 4902,5
CLGiàu/Nghèo
6,0
6,4
6,5
6,9
7,5
8,0 8.4
Nghèo TT/Nghèo NT
1,84
1,81
1,77
1,80
1,92
2,11 2.23
Giàu TT/Giàu NT
2,47
2,29
2,22
2,16

2,02
1,88 1.57
Nguồn: Kết quả điều tra MSHGĐ - Tổng cục Thống kê

6.35
5,52
5,45
4,99
4,66
5.24
6.27
5,64
7.69
7.36

Theo hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu với nhóm nghèo trong nội bộ
từng khu vực ở bảng 3 có thể rút ra một số điểm chính sau:
Thứ nhất, sự chênh lệch giàu nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng
giảm trong những năm gần đây. Từ năm 2002 đến năm 2008 thu nhập của người
giàu luôn gấp hơn 8 lần thu nhập của người nghèo và mức chênh lệch này tăng khá
chậm. Nhưng từ năm 2008 đến năm 2010 mức chênh lệch này đã giảm tương đối
nhanh từ 8,3 lần xuống 7,9 lần và đến 2015 thì giảm mạnh chỉ còn 6,9 lần. Mặc dù
sự chênh lệch giàu nghèo ở nội bộ khu vực thành thị vẫn còn tương đối cao nhưng
nó đang diễn ra theo chiều hướng tích cực - giảm dần. Đồng thời thu nhập của các
nhóm nghèo trong khu vực này ngày càng được cải thiện hơn, tốc độ tăng thu nhập
của các nhóm nghèo cao hơn tất cả các nhóm còn lại. Điều này đã tác động làm cho
bất bình đẳng trong nội bộ khu vực thành thị giảm.
Thứ hai, chênh lệch giàu nghèo ở khu vực nông thôn, diễn ra theo xu hướng
trái ngược với khu vực thành thị.. Trong những năm đầu của giai đoạn 2002 – 2015,
hệ số chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm giàu - nghèo là hơn 6 lần, thấp hơn hệ số

7


này ở nội bộ khu vực thành thị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các nhóm khá
và nhóm giàu ở khu vực nông thôn càng trở lên giàu hơn so với dân cư trong khu
vực của mình, tốc độ tăng thu nhập của các nhóm này cũng nhanh hơn và cao hơn
các nhóm nghèo khá nhiều. Chính điều này đã làm cho hệ số chênh lệch giàu nghèo
tăng mạnh, từ gấp 6 lần (năm 2002) lên gấp 8,4 lần (năm 2015) cao hơn cả ở khu
vực thành thị. Sự gia tăng chênh lệch giàu/nghèo ở khu vực nông thôn, nơi chiếm
gần 70% dân số cả nước đã làm cho tình trạng chệnh lệch giàu/nghèo của cả nước
ngày càng tăng lên, tuy không nhiều.
Thứ ba, sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn đang dần được rút ngắn
lại. Tuy nhiên, nếu so sánh thu nhập trong cùng nhóm giàu hoặc cùng nhóm nghèo
giữa hai khu vực này với nhau, cho thấy dù là người giàu hay người nghèo, thì thu
nhập ở thành thị luôn cao gấp 2 lần thu nhập của các hộ gia đình cùng nhóm ở khu
vực nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là ở khu vực nông thôn
phần lớn các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Khả năng thoát nghèo của người nghèo ở nông thôn ngày càng khó khăn
hơn so với khu vực thành thị, thu nhập của họ rất thấp và tốc độ tăng thu nhập cũng
rất chậm.
Như vậy, khi so sánh trực tiếp giữa các nhóm giàu, nghèo của hai khu vực
này với nhau, kết quả cho thấy có sự chênh lệch giàu nghèo tương đối lớn và ngày
càng tăng. Điều này cho thấy sự khác biệt về mức sống giữa các nhóm dân cư, các
tầng lớp xã hội và phân hóa giàu nghèo chung ở Việt Nam có xu hướng tăng lên.
2.1.2 Đo lường BBĐ theo hệ số Gini
Chênh lệch thu nhập và phân hoá giàu nghèo trong dân cư còn được nhận
biết qua hệ so GINI. Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI càng tiến dần đến 1 thỉ sự chênh
lệch càng tăng. Hệ số GINI về thu nhập tính chung cả nước năm 2002-2015 trong khoảng 0,42-0,43 (đỉnh
điểm 2008-2010, lạm phát ở mức cao Gini=0,433).


Nhìn một cách tổng quát, trên phạm vi cả nước, bất bình đẳng về thu nhập
trong giai đoạn 2002-2015 diễn biến theo đường vòng cung. Ở đầu giai đoạn, nó
liên tục tăng và tăng cao nhất vào năm 2008. Từ 2008 đến cuối giai đoạn lại giảm
khá đều. Nên ở cuối thời kỳ, gần như tăng không đáng kể so với đầu kỳ. Tuy nhiên,
nếu xét theo từng khu vực thành thị và nông thôn, thì nó lại diễn biến hoàn toàn trái
ngược nhau.

Hình 3: Hệ số Gini tính theo thu nhập chia theo khu vực tại Việt Nam (đvt: lần)

8


Từ năm 2002 đến năm 2010 hệ số Gini của thành thị luôn cao hơn của nông
thôn, nhưng đến năm 2012 đã có sự “đổi ngôi”. Nghĩa là khu vực thành thị luôn có
bất bình đẳng thu nhập cao hơn khu vực nông thôn. Tuy nhiên sự bất bình đẳng ở
thành thị trong giai đoạn này đã giảm một cách đáng kể từ 0,41 vào những năm
2002- 2004 sau đó đến năm 2015 giảm xuống còn 0,369, tức giảm 8,1%. Trái lại ở
khu vực nông thôn, bất bình đẳng về thu nhập đang ngày càng gia tăng. Chỉ trong
vòng 13 năm hệ số Gini tăng từ 0,36 lên 0,405 hay tăng 12,83%. Chính sự gia tăng
bất bình đẳng ở khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng, dẫn đến năm 2015 chênh
lệch giàu nghèo trong khu vực này trở lên nghiêm trọng hơn so với khu vực đô thị.
Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức
tương đối bình đẳng, nhưng đang cỏ xu hướng tăng lên mức bất bình đẳng vừa.Trên cơ sở khảo sát 3.700
hộ gia đình tại 12 tỉnh trên cả nước, báo cáo từ cuộc điều tra của CIEM cho thấy, thu nhập và chi tiêu của
hộ gia đình ở nông thôn đang giảm dần và tỷ lệ hộ nghèo không giảm trong giai đoạn 2010-2015, tương
ứng số hộ tái nghèo tăng lên. Theo đó, thu nhập trung bình của hộ thuần nông chỉ đạt 48.618 đồng/ngày,
tức khoảng 1.458.000 đồng/tháng. Điểu đáng chú ý là trong số các hộ tham gia điều tra, có tới 50% hộ
phải vay nợ, và chủ yếu là vay ngoải với lãi suất cao (sổ tiên nợ từ vay tư nhân, tín dụng ngân hàng chi
chiêm hơn 13%).


Về mức độ hạnh phúc của người nghèo, kết quả cho thấy, chỉ 7,5% được hỏi trả lời là Rất hạnh
phúc, 45,1% trả lời là Khá hạnh phúc; và có tới 41,5% trả lởi Không hạnh phúc lắm và 5,8% thừa nhận
mình không hạnh phúc chút nào. Điều đáng kể: 63% nhóm nghèo nhất cho biết, không hài lòng với cuộc
sống hiện tại.
2.1.3. Cơ cấu thu nhập BQĐN thay đổi theo chiều hướng tiến bộ đã làm
TNBQĐN tăng lên, và giảm bớt hệ số chênh lệch giàu nghèo.
Bảng 2: Cơ cấu thu nhập BQĐN 1 tháng chia theo nguồn thu và khu vực thành thị - nông
thôn thời kỳ 2002 – 2015 (Đơn vị: %)
Nguồn thu TỔNG Tiền lương, Nông, Lâm, CN & Thương Dịch
Khác
Khu vực
(%)
tiền công
Thủy sản
XD nghiệp vụ
2002 100.0
44.2
6.8
6.6
12.4
10.7 19.3
2004 100.0
42.5
5.9
5.8
12.5
11.0 22.3
2006 100.0
42.9
5.5

6.8
12.2
11.0 21.6
2008 100.0
42.6
4.8
5.5
11.9
11.3 23.9
54.9
4.5
5.8
12.2
10.3 12.3
Thành 2010 100.0
thị
2012 100.0
55.8
4.9
4.4
11.6
10.4 12.9
2015 100.0
56.0
4.8
4.2
11.5
10.6 12.9
2015 100.0
39.5

29.7
4.9
9.9
6.0
10
2002 100.0
24.8
43.4
5.6
7.8 4.4 14.0
2004 100.0
26.0
42.0
5.8
8.1 3.8 14.3
2006 100.0
27.7
39.4
5.5
8.0 4.1 15.3
Nông
2008 100.0
28.4
39.4
5.7
7.6 4.5 14.4
Thôn
2010 100.0
36.4
33.4

5.6
9.4 4.7 10.5
2012 100.0
38.4
31.8
5.1
9.0 4.5 11.2
Nguồn:Kết quả các cuộc điều tra MSHGĐ - Tổng cục Thống kê

9


Hình 4: Cơ cấu thu nhập phân theo nguồn thu Khu vực Thành thị ở VN (đvt:%)

Hình 5: Cơ cấu thu nhập phân theo nguồn thu Khu vực Nông thôn ở VN (đvt:%)

Phần lớn nguồn thu nhập của người dân ở khu vực thành thị là từ tiền lương,
tiền công (chiếm khoảng hơn ½ trong tổng thu nhập của thời kỳ 2010 - 2015) và thu
nhập từ các hoạt động thương nghiệp, dịch vụ (chiếm khoảng 22% - 24% thu nhập).
Ngược lại, với người dân ở nông thôn nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông - lâm- thủy sản, chiếm khoảng 40% tổng thu nhập ở giai đoạn 2002 – 2008 và
giảm xuống còn khoảng hơn 30% trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó thu nhập từ
tiền lương, tiền công ở khu vực nông thôn đã tăng mạnh trong giai đoạn này, chỉ
chiếm 1/4 tổng các loại thu nhập ở những năm đầu của thập niên đầu tiên của thế kỷ
21 và đến những năm đầu của thập niên thứ hai đã tăng đến gần 2/5 tổng các loại
thu nhập. Bên cạnh đó tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ
cũng tăng lên đáng kể. Chính nhờ sự thay đổi cơ cấu thu nhập theo chiều hướng tiến
bộ này (tăng tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ hoạt động thương mại,
dịch vụ và giảm bớt tỷ trọng thu nhập từ nông – lâm – thủy sản, khu vực có năng
suất lao động thấp) đã làm cho thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tăng nhanh

hơn khu vực đô thị (5,74 lần so với 4,8 lần trong giai đoạn 2002-2015) và góp phần
làm cho bất bình đẳng về thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm đi hay khoảng
cách giàu nghèo giữa hai khu vực này được thu hẹp.
2.2 Giải quyết mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội của
Chính phủ Việt Nam 2002-2015
2.2.1 “Quan điểm về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã
hội: vừa mâu thuẫn đánh đổi, vừa tương trợ thúc đẩy lẫn nhau” xuyên suốt
trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta
Giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội không có mâu thuẫn trực tiếp với
nhau nhưng trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, quan hệ giữa chúng bị khúc
xạ thông qua một số mâu thuẫn khách quan nhất định, do đó, nếu không nhận thức
10


và giải quyết tất những mâu thuẫn này thì kết quả của hiệu quả kinh tế sẽ không dẫn
đến sự hoàn thiện, mà dẫn đến sự xấu đi của lĩnh vực công bằng xã hội. Những bất
công xã hội- hậu quả của việc giải quyết không tốt những mâu thuẫn này sẽ tác
động trở lại và kìm hãm sự hiệu quả kinh tế. Tựu trung lại, có thể khái quát quan
điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề này trên một số điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, việc thực hiện công bằng xã hội phải tạo ra động lực để tăng trưởng kinh
tế chứ không phải là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế .
Thứ hai, để công bằng xã hội trở thành động lực phát triển kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải gắn quyền lợi với nghĩa
vụ, cống hiến với hưởng thụ.
Thứ ba, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên
phạm vi cả nước, ở mọi lĩnh vực, địa phương ngay trong từng bước và từng chính
sách phát triển.
Thứ tư, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công

bằng xã hội nhằm phát triển xã hội mà trung tâm là phát triển con người, phát huy
nhân tố con người.
Thứ năm, phát huy vai trò của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động
xã hội là nhân tố cơ bản đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam độc
lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục
tiêu tổng quát. Không nghi ngờ gì nữa, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là
những tiêu chí cơ bản nhất cần phải đạt tới. Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế có
thể tạo cơ sở để thực hiện công bằng xã hội và ngược lại, nó cũng có thể làm cho
công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng hơn, vì vậy nó cũng ảnh hưởng tới các
vấn đề khác của xã hội. Cũng như vậy, việc thực hiện công bằng xã hội không chỉ
thể hiện tính nhân văn của xã hội, mà còn có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự tăng
trưởng kinh tế. Quan hệ giữa chúng không phải là đồng thuận và có tính tự phát.
Hiệu quả của mối quan hệ này ở nước ta hiện nay được phát huy đến đâu - điều đó
không chỉ phụ thuộc vào tính tất yếu khách quan của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc
vào quan điểm chỉ đạo của Đảng và mức độ hiện thực hóa các quan điểm đó trong
thực tiễn cuộc sống.
2.2.2 Giải quyết mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội
trong thực tiễn
Về giải quyết mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với tiến bộ, công bằng xã
hội và BVMT ở nước ta trong thời gian qua, nhất là từ khoảng 10 năm trở lại đây có
nhiều chuyển biến tích cực, đã đem lại những thành công đáng kể. Nền kinh tế luôn
đạt được mức tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm, tốc độ hiệu quả kinh tế
bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu
vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD, vượt qua ngưỡng nước
đang phát triển có thu nhập thấp. đến năm 2015, đạt hơn 40 triệu đồng/người/năm
Môi trường sống và làm việc có nhiều chuyển biến rõ nét; tình trạng xử lý nước
thải, khí thải, ô nhiễm môi trường và hoạt động quan trắc môi trường được quan
tâm và đầu tư có hiệu quả. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và
từng bước mở rộng. Cùng với những kết quả to lớn trong việc xã hội hóa phát triển

11


các lĩnh vực xã hội, ngân sách nhà nước chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng
lên; bảo hiểm y tế được mở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên 62% năm 2010.
Bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và giữ các trọng
trách trong hệ thống chính trị ngày càng cao. Năm 2008, nước ta đã hoàn thành hầu
hết các mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015
Bảng 8: Hệ số GINI và thu nhập BQ/Đầu người Việt Nam (2002-2015)
Chỉ tiêu tăng trưởng
2002 2004 2006 2008 2010 2012
TN bình quân đầu người/năm 4,97
6,64
8,72
14,20 19,20 28,26
Hệ số Gini
0,421 0,423 0,424 0,434 0,433 0,424

2015
39,59
0,42

Hình 6: Đường Kuznets biểu thị quá trình tăng trưởng của VN giai đoạn 2002-2015

Để đạt được những thành tựu trên, CP Việt Nam đã nỗ lực hoạch định nhiều
chính sách, đi theo con đường phát triển kinh tế bền vững. Cụ thể là:
Thứ nhất, thông qua chính sách thuế. Gần như tất cả các quy định pháp luật
đều có tác dụng phân phối lại thu nhập nhưng cụ thể và rõ nhất là thuế thu nhập cá
nhân và thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế thu nhập cá nhân động viên thu nhập của những
người có thu nhập ở một mức khá cao so với mặt bằng xã hội (hiện nay mức giảm

trừ cho người nộp thuế là 9 triệu đồng, mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 3,6
triệu đồng/người). Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào người mua sắm, sử dụng một số
hàng hóa, dịch vụ thuộc diện xa xỉ. Trong lúc toàn xã hội đang triệt để tiết kiệm,
việc tăng loại thuế này đồng thời giảm một số loại thuế khác.
Thứ hai, thông qua các chính sách an sinh xã hội vĩ mô. Bằng luật pháp và
các chính sách cụ thể khác, nhà nước tạo ra cơ chế, hành lang pháp luật để thực hiện
các sự chăm lo, hỗ trợ các đối tượng đặc biệt trong xã hội, như trẻ em, người già
yếu, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số, bà con vùng sâu vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn… Chẳng hạn, chính sách về y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội… mặc dù
luôn đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi thành phần trong xã hội nhưng thường có xu
hướng ưu tiên cho những người khó khăn.
Thứ ba, thông qua các cuộc vận động, các phong trào hỗ trợ. Các phong trào
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “vì người nghèo”, các hoạt động xã
hội, từ thiện… một mặt thể hiện tinh thần nhân ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau của các
tầng lớp nhân dân đồng thời cũng là sự phân chia lại thu nhập. Những khoản giúp
12


đỡ người khó khăn của các doanh nghiệp thường được tính vào chi phí để giảm
thuế, coi như là một sự khuyến khích của nhà nước đối với việc làm này.
Thứ tư, thông qua việc hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, thuộc diện chính
sách. Thời gian qua, việc miễn, giảm phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi hay hỗ
trợ cho người già từ 80 tuổi trở lên; miễn, giảm học phí cho con em các hộ gia đình
thuộc diện nghèo, hộ gia đình các xã đặc biệt khó khăn, kể cả việc hỗ trợ tiền điện
cho các hộ nghèo, trợ cấp cho các đối tượng khó khăn… là những chính sách an
sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực, có tác dụng an dân sâu sắc. Trong điều kiện hiện
nay, Chính phủ ưu tiên mở rộng các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội, cả
thường xuyên và đột xuất, đồng thời tăng mức chi cho các đối tượng này.
Thứ năm, Chính phủ luôn chú trọng đầu tư phát triển khu vực nông thôn,
chủ yếu là xây dựng kết cấu hạ tầng, đường giao thông nông thôn, xây dựng hệ

thống cấp điện, cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, xây dựng hệ thống thoát nước
và xử lý nước thải… Nhìn chung, các dự án được triển khai và hoàn thành đều đem
lại nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã
hội, phục vụ lợi ích trực tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giúp
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư.
Tuy vậy, xét một cách toàn diện, nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xét trên từng lĩnh vực về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường tuy có nhiều tiến bộ, song phát triển toàn diện,
cân đối và bền vững thì vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Những nỗ lực trong quản
lý nhà nước đã thực hiện được trên một số mặt về công bằng xã hội, kết hợp hiệu
quả kinh tế với công bằng xã hội trong từng bước đi, song bất bình đẳng trong xã
hội còn nhiều, từ thụ hưởng lợi ích đến tiếp cận các dịch vụ xã hội, các cơ hội phát
triển, đối với các tầng lớp dân cư xã hội khác nhau, các địa phương, vùng, miền
khác trong cả nước. Bên cạnh đó, dịch vụ môi trường góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân và tạo môi trường xanh, sạch cho xã hội phát triển chưa
xứng đáng với tiềm năng.
Vị trí địa lí của nước ta bên cạnh mặt thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng
gây nhiều khó khăn do hình thế trải dài, gây nên sự cách biệt chênh lệch về phát
triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ trong lịch sử.
Nước ta là nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi các thiên tai như lũ,
lụt, hạn hán, sâu bệnh … thường xuyên xảy ra đe dọa tới tài sản của con người. Do
vậy những vùng thường xuyên xảy ra những thiên tai dịch bệnh thì nền kinh tế của
người dân ở vùng này rất kém phát triển.
Do cơ chế chính sách chưa thoả đáng: trung ương cũng như địa phương chưa
có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thoả đáng, nhất là các vùng núi cao, vùng sâu,
vùng căn cứ kháng chiến cũ, thiếu các chính sách đồng bộ như: chính sách ưu đãi,
khuyến khích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục
đào tạo, văn hoá cũng như chuyển giao công nghệ, tổ chức chưa tốt việc chăm lo
của cộng đồng xã hội đối với người nghèo.


13


CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HẸP BẤT BÌNH ĐẲNG GẮN LIỀN
VỚI PHÁT HUY TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ
Khoảng cách giàu nghèo ở nước ta ngày càng gia tăng là do ảnh hưởng của
rất nhiều nguyên nhân như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, cơ chế
chính sách chưa được tốt …
Hiện nay nước ta đang trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa do đó có những người đã nhanh chóng tiếp thu những tri
thức, khoa học tiến bộ, họ thích ứng nhanh chóng với sản xuất kinh doanh và các
nghành dịch vụ. Cuộc sống của bộ phận này được cải thiện những khoản thu của họ
không những đủ để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày mà còn để mua sắm tài sản cố
định để nâng cao mức sống hoặc tích lũy để mở rộng sản xuất. Vì vậy mức sống của
họ ngày càng cao. Còn một số bộ phận không chạy theo được sự thay đổi của xã hội
thì ngày càng tụt sâu dưới đáy xã hội.Điều đó đã làm những người nghèo ngày càng
nghèo thêm và những người giàu thì giàu thêm và tạo ra hố ngăn giữa người giàu
và người nghèo ngày càng rộng.
Những hạn chế nêu trên cần khắc phục kịp thời nếu không sẽ trở thành lực
cản cho chính sự phát triển. Quan điểm của Đảng trong Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011-2020 là: ''Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội''
3.1 Các biện pháp thu hẹp bất bình đẳng trong thu nhập gắn với tăng cường tính hiệu quả
kinh tế tại Việt Nam

Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội XI về gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế
và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta giai đoạn tới, chúng tôi xin đưa ra một số
giải pháp sau:
Thứ nhất, Việt Nam cần hạn chế tình trạng bất ổn định vĩ mô, tiến hành thêm cải cách để đưa

đất nước trở lại con đưởng với tỳ lệ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tuy nhiên, chất lượng tăng
trưởng cũng có vai trò quan trọng ngang tỷ lệ tăng trưởng.

Thứ hai, cần có các biện pháp để giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mang lại lợi ích cho
mọi nhóm dân, chẳng hạn hỗ trợ năng suất và tăng trưởng ở khu vực nông thôn thông qua tăng tỷ lệ đầu tư
công ở nông thôn, cung cấp tín dụng vả các biện pháp khuyến khích khác để kích thích đầu tư tư nhân ở
nông thôn, và cũng hướng các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp (Ví dụ: tín dụng, khuyến nông và thông tin thị
trưởng) theo nhu cầu của nông dân nghèo và dân tộc thiểu sổ. Hỗ trợ các ngành sàn xuất thuần lao dộng vả
các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ góp phần khiến tăng trưởng có lợi cho các nhóm dân, gồm tăng khả
rỗng tiếp cận tín dụng và tập huấn, cải thiện chất lượng giáo dục và thúc đầy phát triên kỹ năng mở rộng
dạy nghề cho thanh niên, và các biện pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp địa phương để cung cấp
các lựa chọn nghề da dạng hơn tại địa phương, cần tạo điều kiện tăng khả năng lưu động của lao động, cả
về nghề nghiệp vá địa lý: lao động nông thôn di cư đến các thảnh phổ và thị xã đang phát triển ở Việt Nam
cũng như tới các nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản và Ma-lai-xi-a. Nâng cao QLNN bằng cách tăng
cường sự minh bạch và ngăn ngừa sự gia tăng của BBĐ làm xói mòn sự tăng trưởng có tính công bằng.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định XHCN, chú trọng các
chính sách nhằm gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội.
Bao gồm các giải pháp cụ thể là:
14


- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và các
chính sách kinh tế nhằm bảo đảm gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế và tiến bộ,
công bằng xã hội.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài khóa, các chính sách xã hội nhằm bảo
đảm gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội.
- Hoàn thiện chính sách giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ nhằm bảo
đảm gắn kết kết hợp lý giữa phát triền kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội.
Thứ tư, gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội

trên từng lĩnh vực.
Bao gồm các giải pháp cụ thể là:
- Tạo việc làm, kết hợp giáo dục, đào tạo nghề với phát triển thị trường lao
động cạnh tranh và chất lượng cao.
- Giải pháp đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
- Chú trọng an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe con người kết hợp với xóa đói
giảm nghèo.
- Bảo đảm các quyền cơ bản của con người, giảm dần những bất bình đẳng và
phân tầng xã hội.
- Khắc phục dần sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, miền và khu vực.
- Kết hợp các chính sách bảo vệ môi trường với sử dụng tài nguyên hợp lý.
Thứ năm, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cao và có lợi cho mọi nhóm dân phải đuợc bổ trợ
bằng các chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội, công trình phúc lợi hiệu quả đặc biệt trong quá
trình tái cấu trúc kỉnh tế. Cần đưa vào hoạt động các công cụ có tính bình ổn tự động nhằm bảo vệ thực sự
ngưởi nghẻo trong những giai đoạn bất ổn kinh tế, lạm phát, chi phí dịch vụ căn bản tăng,đặc biệt giá điện,
giá xăng tăng trong bối cảnh dự kiến giảm dần trợ cấp năng lượng..

Thứ sáu, cần tiếp tục cải thiện hệ thống theo dõi nghèo, chuẩn nghèo khách quan của Việt Nam
để hệ thống nảy có thể cung cấp một nguồn thông tin đáng tin cậy cho hoạch đinh chính sách trong bối
cảnh nền kinh tế thay đổi nhanh chóng, ứng dụng phù hợp cùa hai loại chuẩn nghèo này.Hơn nữa, việc xây
dựng hồ sơ nghèo và các ước tính nghèo trong tương lai cần được thực hiện một cách minh bạch nhằm
giúp cho các chuyên gia độc lập và công chúng nói chung có thể giám sát được các kết quả.

Cuối cùng,Chiếc chìa khỏa để giải quyết tình trạng chênh lệch giàu-nghèo cũng như hiện tượng
thu nhập cho người lao động. Tạo ra nhiều việc làm hơn, bằng việc tạo ra thị trường lao động linh hoạt,
chuyên nghiệp hơn có lẽ là một biện pháp tối ưu phòng tránh tệ nạn xã hội...

3.2 Các giải pháp cụ thể
*

Nâng cao năng suất nông nghiệp
Đây là cách trực tiếp nhất nhằm nâng cao đời sống cùa ngưởi nông dân. Cải
tổ đất đai và tự do hóa nông nghiệp thưởng có những tác động lớn, mặc dù chỉ một
lần, và tạo ra những khuyến khích đối với quy mô sản xuất. Cải tiến nông nghiệp
dựa trên những giống cây trồng mới và hệ thống tưới tiêu -Cuộc cách mạng xanh đã tạo ra nhiều thành công rực rỡ ở nhiều nước.
*
Đầu tư vào con người
Nhà nước nên tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm
nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc
15


làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn. Ngoài việc được đào tạo những kỹ năng
nghề, lao động học nghề còn được trang bị thêm kỹ năng về khởi nghiệp và những
kỹ năng “mềm” khác rất hữu ích trong cuộc sống như: bình đẳng giới, kỹ năng tạo mối quan hệ trong
cộng đồng ...

- Tri thức hóa nông thôn là một biện pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề
phát triển ở khu vực này. Những khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đã cản
trở việc thu hút trí thức về nông thôn. Các trường đại học phải có các khoa đào tạo
những nghề có thể làm việc và sống tốt với mức thu nhập ở nông thôn.
- Đa dạng hóa sinh kế cho nông dân, tạo các việc làm để tăng thu nhập cho ngưởi dân nông thôn.
Đa dạng hóa sinh kế là tạo việc làm cho nông dân ở những lúc nông nhàn, bằng cách đa dạng hóa sản xuất,
phát triển công nghiệp, dịch vụ

Thiết lập những cơ chế phân phối lại thu nhập.
- Cần áp dụng các loại thuế, trợ cấp khác nhau, các biện pháp kiểm soát giá
và ưu đãi khác. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thích ứng với nền kinh
tế thị trường.
- Khuyến khích vả phát huy những nét văn hóa và đức tính tốt đẹp tiềm ẩn

trong con ngưởi Việt để hỗ trợ cho việc giải quyết bất bình đẳng. Tiếp tục khuyến
khích mọi ngưởi, chính phủ, tổ chức nước ngoài tài trợ, giúp đỡ cho những ngưởi,
khụ vực nghèo khó của Việt Nam.
- Có chính sách thu hút kiều hối và tạo điều kiện cho ngưởi dân đi xuất khẩu
lao động.
- Điều chỉnh sự bất bình đẳng về tài sản. Các chính sách, pháp luật cùa nhà
nước như thuế thừa kế, thuế tài sản, thuế đầu tư v.v. cần được nghiên cứu và triển
khai theo các trình tự hợp lý.
*
Tăng đầu tư vào các dự án công và khu vực kém phát triển.
Điều chỉnh lại chiển lược đầu tư công để hiệu quả vả phù hợp với thực tế, đẩy
mạnh đầu tư vào khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng các công
trình công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông, và cung cấp cấp điện có thể mang lạỉ lợi
ích cho các vùng trợng điểm thông qua hai kênh chính; thứ nhất lả tạo công ăn việc
làm trong quá trình xây dựng, vả thứ hai lả cung cấp dịch vụ sau khi quá trình thi
công các công trình hoàn tất
*
Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công.
Giáo dục cơ sở và chăm sóc sức khoẻ cần phải được cung cấp ở mọi nơi với
chi phí phù hợp. Nước sạch và các dịch vụ vệ sinh môi trưởng cần được đàm bảo.
Cải thiện hệ thống an sinh xã hội nhẳm nâng cao chất lượng cuộc sống cùa ngưởi
dân cũng là nhiệm vụ quan trọng.
*
Cải thiện môi trưởng đầu tư ở nông thôn: Nhằm tạo điều kiệu thuận lợi thu hút
*

đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngòai nước về địa bàn nông thôn. Hỗ trợ cư dân nông thôn tích
lũy phát triển hộ ngành nghề, phát triển doanh nghiệp, phát triển, kinh tế trang trại, tạo điều kiện hình
thành liên doanh, liên kết giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn
*

Tháo gỡ mọi vướng mắc: tạo điều kiện phát triển thi trường tài nguyên (lao động,
đất, vốn, khoa học công nghệ) ở nông thôn để cơ chế thị trưởng phát huy và nuôi dưỡng nội lực của cư dân
nông thôn, điều tiết có hiệu quả mọi nguồn tài nguyên hỉện có của xã hội vào quá trình phát triển nông
thôn.

16


17


KẾT LUẬN
Hiện nay, hệ số chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam cao hơn nhiều nước đã
trải qua thời kỳ dài phát triển kinh tế thị trường. Nhìn chung, cơ chế thị trường của
chúng ta còn mới mẻ, thậm chí có người cho là nền kinh tế thị trường hoang dã, đã
tạo ra những kẽ hở để cho một bộ phận lách cơ chế hoặc lợi dụng cơ chế để trục lợi,
tham nhũng. Số người làm giàu dạng này thường không đóng góp bao nhiêu để chia
sẻ gánh nặng của nhà nước mà còn làm cho tiềm lực kinh tế ngày càng suy giảm. Vì
thế, nếu không nhanh chóng hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế dân chủ, nhà nước
pháp quyền, đồng thời xử lý vấn đề lợi ích nhóm, sở hữu chéo, lạm dụng độc
quyền… thì chênh lệch giàu – nghèo hiện đang quá lớn lại sẽ càng tăng nhanh.
Thách thức này đòi hỏi Nhà nước và cả xã hội, trong khi khuyến khích, tôn
vinh người làm giàu chính đáng, thì phải có biện pháp để tăng thu nhập của người
nghèo, đảm bảo hệ số chênh lệch sẽ được kiềm chế, tiến tới giảm dần khoảng cách
giàu – nghèo. Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích người giàu tham gia
vào đời sống xã hội bằng cách giảm thuế cho các đóng góp tự nguyện hoặc có các
quy định ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động từ thiện mà về lâu dài là
nhằm rút ngắn phần nào chênh lệch giàu nghèo. Công cụ điều tiết công bằng xã hội
có hiệu quả là khi tất cả mọi người đều đủ ăn đủ mặc, trẻ con được học hành, mọi
người đều có cơ hội làm việc, được sống tự do hạnh phúc, là những điều kiện cơ

bản phải đạt được. Và khi đó phân hóa giàu nghèo được trả lại vị trí của nó chỉ là sự
phát sinh tự nhiên trong thời buổi thị trường.
Giải pháp cho vấn đề phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam và trong từng khu
vực, nhất là khu vực nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện
nay là cần tiếp tục điều chỉnh các chính sách một cách phù hợp, xây dựng các chính
sách phát triển nông thôn, chính sách với người nghèo thiết thực hơn theo hướng
chú trọng nhiều hơn nữa đến các vùng kém phát triển, vùng sâu vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn
thì cũng cần quan tâm hơn nữa tới các vấn đề về an sinh xã hội, các chính sách liên
quan đến những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để có thể phát triển khu vực
nông thôn nói riêng và cả nước nói chung toàn diện cả về kinh tế và xã hội theo các
mục tiêu thiên niên kỷ đã đề ra và phát triển một cách bền vững./.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nicholas Minot, Bob Baulch và Michael Epprecht (2014), Đói nghèo và
Bất bình đẳng ở Việt Nam - Các yếu tố về khí hậu, nông nghiệp và không gian, Nhà
xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội
2. Nhóm công tác về vấn đề nghèo (2014), Báo cáo phát triển của Việt Nam
năm 2015 - Việt Nam tấn công nghèo đói, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. The World Bank (2012), Đại cương về đo lường và phân tích nghèo
đói, The World Bank Institute, Hà Nội
4. Tatyana P. Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập
môn về phát triển bền vững, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội.
5. Tổng cục Thống kê (2000-2015), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. TS.Vũ Xuân Dũng (2016), Slide bài giảng môn : Tài chính công nâng
cao, Đại học Thương Mại

7. Trang web: wikipedia.com
8. Báo Dân trí, Thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay.
9. Một số tài liệu và website tham khảo khác.

19



×