Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đặc sắc nghệ thuật trong truyện của Y Ban những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.27 KB, 131 trang )

( Word Converter - Unregistered )


mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Nghệ thuật là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của các hoạt động con
người, một phương thức quan trọng để chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực,
nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân
và thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp.
Khác các hình thái ý thức và hoạt động xã hội khác( như khoa học, chính trị,
đạo đức...), nghệ thuật thoả mãn nhu cầu có tính vạn năng của con người là cảm thụ
thế giới xung quanh dưới các hình thái đã phát triển của năng lực cảm nhận mang
tính người. Đó là năng lực cảm nhận thẩm mĩ đặc trưng, chỉ có ở con người đối với
các hiện tượng, sự thật, biến cố của thế giới khách quan với tư cách là: Chỉnh thể
cụ thể sống động( C.Mac).
Nhắc đến nghệ thụât là nhắc đến sự sáng tạo thẩm mĩ ...Loại hình nghệ thuật
nào cũng tìm ra cho mình phương thức bắt chước đời sống này hay khác, nhưng đó
là sự bắt chước sáng tạo. Nó sáng tạo trong sự kết hợp các mặt của từng đặc điểm
thuộc hình tượng nghệ thuật (mặt cụ thể hoá, cá tính hoá và mặt khái quát hoá; mặt
cảm xúc và mặt lí trí, mặt chủ quan và mặt khách quan). Nó còn sáng tạo trong việc
tạo nên các yếu tố hình thức cơ bản của tác phẩm (kết cấu, biện pháp nghệ thuật thể
hiện, lời nói nghệ thuật) và trong việc tổng hợp chúng lại là thể thống nhất và nhất là
sáng tạo trong phong cách nghệ thuật cá nhân của người nghệ sĩ...[11].
Tính nghệ thuật của tác phẩm là kết quả của trình độ hiểu biết cuộc sống sâu
sắc, trình độ nắm vững và vận dụng thành thạo các biện pháp nghệ thuật, các kĩ xảo
nghệ thuật, và, quan trọng hơn nữa là trình độ tư tưởng, lí tưởng thẩm mĩ của tác giả.
Thường thì, tác phẩm văn học bao giờ cũng thông qua ngôn từ và hình tượng nghệ
thuật để gửi gắm một thông điệp nào đó đến độc giả. Nhưng, ngôn từ và hình tượng
nghệ thuật trong một tác phẩm thực tế không cùng một đẳng cấp giá trị. Tính nghệ
thuật chính là thước đo và đánh giá mức độ sâu sắc, sinh động của việc xây dựng
hình tượng nghệ thuật thông qua kết cấu của nghệ thuật ngôn từ. Hình tượng sinh


động nhờ vào sự sáng tạo của người nghệ sĩ. ở đây, ta chú ý đến sự mới mẻ trong hư


cấu, khéo léo trong bố cục, kết cấu, sự hấp dẫn trong dẫn dắt, sự sống trong miêu tả,
sự tự nhiên nhuần nhuyễn và phong phú trong việc vận dụng hài hoà trong một chỉnh
thể là tác phẩm nghệ thuật.
Nghệ thuật thống nhất trong bản thân nó tất cả mọi hình thức hoạt động và
nhận thức thể hiện mối quan hệ của cá nhân đối với thế giới và đối với bản thân
mình. Nghệ thuật giúp cho con người có năng lực tự cảm thấy mình trong sự hài hoà
của thế giới và cảm nhận được ý nghĩa của thế giới trong sự phát triển nhân cách
toàn vẹn của mình[20]. Những rung cảm cuộc sống vào trang viết cháy lên qua
từng nét nghệ thuật dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Bằng cái cách mình lựa
chọn, người nghệ sĩ truyền đạt khéo léo tư tưởng, thông điệp đến cuộc sống qua hình
tượng sinh động. Với cách ấy, nghệ sĩ lay động tâm hồn bạn đọc bằng những rung
cảm thẩm mĩ hoặc góp phần cải tạo thế giới tâm hồn phong phú.Nếu như khoa học
chủ yếu mang tính phi vật thể hoá, hoạt động đạo đức có khuynh hướng vật thể
hoá trong hành vi ứng xử, thì hoạt động nghệ thuật tạo tính vật thể hoá vô cùng
phong phú và phức tạp do mục tiêu của chúng là tạo ra cả một tiểu vũ trụ... Nghệ
thuật lay động đầy đủ hơn cả đến toàn bộ các mặt của tâm hồn con người về cái đẹp
và về sự tồn tại tất yếu của cái vật báu mang ước mơ này[11].
Nghệ thuật là cộng hưởng tài năng, kinh nghiệm, nhận thức, xung cảm diệu
kì. Những năm gần đây, nghệ thuật tự sự nói chung, nghệ thuật truyện nói riêng có
nhiều nét đổi mới. Hoà nhập vào dòng chảy văn học thế giới khiến người nghệ sĩ có
nhiều đòn kích để sáng tạo lối viết, cách thể hiện mới. Bản thân người nghệ sĩ cầm
bút với nhận thức mới, lao động một cách kì khu cho công trình của mình. Kết qủa,
tình hình văn học đương đại có nhiều diện mạo mới. Vẫn giữ nét dáng dấp truyền
thống, nhưng nghệ thuật chú ý đến những kĩ thuật cách tân độc đáo.
Y Ban là một trong những nhà văn có những tìm tòi sáng tạo lối viết, cây bút
nữ khá quen thuộc trong làng văn học hiện đại những năm đổi mới. Chị xuất hiện
nổi bật từ giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 - 1990) với truyện ngắn Bức

thư gửi mẹ Âuu Cơ. Những năm đầu của thập niên 90, người ta còn biết chị qua Đàn
bà sinh ra từ bóng đêm, Vùng sáng kí ức, Cẩm cù, gần đây là Cưới chợ, Đàn bà xấu
thì không có quà, Tôi và thần cây đa, I am đàn bà và Hành trình của tờ tiền giả


Càng viết, độ chín ngòi bút Y Ban càng đậm đà. Chị đi vào các ngõ ngách
cuộc sống với những trang viết chân thật, dung dị, có lúc bạo liệt. Sáng tác của chị được nhiều người đón đọc. Nhiều tác phẩm có những dư vang, ám ảnh day dứt. Với
những tác phẩm táo bạo đổi mới trong nghệ thuật, tư tưởng, đến nay, Y Ban đã có
những đóng góp nhất định cho văn học nước nhà thời kì đổi mới.
Các tác giả đã có bài viết về truyện của Y Ban như: Xuân Cang (Y Ban và
những thân phận đàn bà), Bùi Việt Thắng (Một giọng nữ trầm trong văn chương),
Dương Kiều Linh (Vùng sáng kí ức của Y Ban), Quỳnh Nhi (Y Ban, nỗi đau ma
lực của người đàn bà) Nhìn chung, các bài viết đã đề cập đến thành công nghệ
thuật, tư tưởng trong truyện của Y Ban. ở đó, các tác giả đều ghi nhận sự bứt phá,
những đóng góp của Y Ban cho văn học hiện đại đổi mới.
Tuy nhiên, số bài viết về Y Ban, nhìn chung chưa thật sự phong phú hoặc mới
chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện tác giả, chưa có công trình đi sâu vào nghiên cứu hệ
thống tác phẩm của chị.
Bộ môn khoa học mà người nghiên cứu đang theo học cho phép tìm hiểu
những độc đáo văn chương diệu kì trong vỉa quặng văn học chưa được khai thác hết.
Chính từ thực tại khát khao tìm hiểu nghệ thuật tự sự nói chung, truyện của Y
Ban nói riêng, với đặc thù môn học chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Đặc sắc
nghệ thuật trong truyện của Y Ban những năm gần đây nhằm xác lập những
giá trị đáng kể trong ngòi bút viết truyện của Y Ban trong xu thế tự sự đổi mới.
2. Mục đích nghiên cứu.
Chúng tôi chọn nghiên cứu về vấn đề đặc sắc nghệ thuật truyện của Y Ban,
bởi đây là cây bút tiêu biểu trưởng thành trong văn học hiện đại cuối thế kỉ XX, đầu
thế kỉ XXI có sự cách tân trong nghệ thuật, tư tưởng...
Mục đích của chúng tôi là làm sáng tỏ một số vấn đề về tự sự học, đồng thời
khảo sát nét riêng, độc đáo của ngòi bút Y Ban. Qua tác giả và thành công nghệ

thuật nhất định, giúp bạn đọc thấy được sự vận động của thể loại truyện (ngắn,
vừa) trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Dựa vào lí thuyết tự sự học, luận văn của chúng tôi tập trung tìm hiểu nghệ
thuật truyện Y Ban trên các khía cạnh:
- Người kể chuyện.
- Cốt truyện.
- Diễn ngôn tự sự.
Mỗi khía cạnh sẽ được dựng thành một chương của luận văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tuợng nghiên cứu.
Luận văn tập trung khảo sát các tập truyện:
- Truyện ngắn Y Ban ((1998 ), NXB Văn học, Hà Nội).
- Cẩm cù ((2002), NXB Hà Nội, Hà Nội).
- Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ ((2003), NXB, Hội nhà văn, Hà Nội).
- Cưới chợ ((2004), NXB Văn học, Hà Nội)
- Đàn bà xấu thì không có quà ((2005), NXB Hội nhà văn, Hà Nội).
- I am đàn bà ((2007), NXB Phụ nữ, Hà Nội).
- Hành trình tờ tiền giả ((2009), NXB Hội nhà văn, Hà Nội)).
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nghệ thuật tự sự qua các tác phẩm thuộc thể loại truyện của Y Ban.
5. Phuơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thống kê phân loại.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
6. Dự kiến đóng góp mới.
Luận văn trình bày kết quả việc khảo sát, đánh giá nghệ thuật đặc sắc của

truyện Y Ban nhằm giúp bạn đọc hiểu sâu hơn vai trò tự sự học trong việc nghiên


cứu văn học, hiểu sâu hơn giá trị độc đáo của cây bút có nhiều đổi mới và sáng tạo
trong lối viết.

nội dung
Chương 1
Kĩ sư kiến tạo lối kể
-Người kể chuyện trong truyện của Y ban
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp
văn xuôi hiện đại. Mặc dầu, trong suốt thế kỉ qua các nhà lí luận và phê bình văn
học đã lao tâm khổ tứ với vấn đề này, tuy nhiên, cho đến nay, người kể chuyện vẫn
còn là một ẩn số cần phải tiếp tục xem xét nghiên cứu.
Từ những năm đầu của thế kỉ XX, vấn đề người kể chuyện đã được các nhà
hình thức chủ nghĩa Nga (A. Veksler, I. Gruzdev, V. Shklovski, B. Eikhenbaum) và
nhóm các nhà nghiên cứu Bắc Âu viết bằng tiếng Đức (W. Dibelius, K. Friedemann,
K. Forstreuter) đặc biệt quan tâm đến. Tuy nhiên, phải qua công trình nghiên cứu thế
hệ sau, những người đặt nền móng cho trần thuật học (narratology): P. Lubbock,
N. Friedman, E. Leibfried, F. Stanzel, Ư. Kayser, L. Dolezel, Iu. Lotman, B.
Uspenski, R. Barthers, Tz.Todorov, G.Genette, J. Kristeva, M.Bal, S.Chatman.
Lintvelt, P. Vanden Heuvelphương pháp hình thức kết hợp với mĩ học tiếp nhận
mới đưa ra được quan điểm tương đối rõ ràng về người kể chuyện.
Tz. Todorov tuyên bố: Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo
thế giới tưởng tượng Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể
chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện Ông còn cho
rằng người kể chuyện không chỉ là người kể mà còn là người định giá: Người kể
chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính người kể
chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá[13].



Theo G.N. Pospelov thì người kể chuyện là người môi giới giữa các hiện
tượng được miêu tả và người nghe ( người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa các
sự việc xảy ra[33].
Trong quan niệm của W. Kayser, người kể chuyện là một khái niệm mang
tính chất cực kì hình thức: Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ
chỉnh thể tác phẩm văn học. ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kể chuyện là vị
tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận[33].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
(đồng chủ biên), thì Hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học
chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm.
Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn
với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là
một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều
người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về
mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình
bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều bối
cảnh[27].
Từ các quan niệm trên có thể khái quát cơ bản về người kể chuyện: Người kể
chuyện là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Đó là một nhân vật
đặc biệt trong tác phẩm tự sự. Người kể chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất
với tác giả.
Người kể chuyện có chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm. Và đặc biệt người kể
chuyện còn có chức năng môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật.
Và, có thể nói thêm, người kể chuyện thay mặt cho nhà văn trình bày những quan
điểm về cuộc sống, nghệ thuật. Có nhiều cách phân loại người kể chuyện:
Nếu căn cứ vào vị trí người kể chuyện trong tác phẩm, ta có người kể chuyện
ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba, cá biệt có trường hợp người kể chuyện vừa ở ngôi thứ
nhất vừa ở ngôi thứ hai.



Nếu căn cứ vào vai trò của người kể chuyện, ta sẽ có hai loại: người kể chuyện
không tin cậy, không biết hết và người kể chuyện đáng tin cậy.
Các yếu tố chi phối người kể chuyện là: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu, ngôn
ngữ trần thuậtTrong chương bàn về người kể chuyện, chúng tôi nghiên cứu hai yếu
tố chi phối chính với người kể chuyện là điểm nhìn và giọng điệu.

1.1. Điểm nhìn trần thuật, từ vị trí đứng sáng tạo lối kể linh hoạt.
1.1.1. Điểm nhìn.
Theo lí thuyết về điểm nhìn, một truyện phải được kể theo một thức (mode),
một điểm nhìn (point of view) nào đó. Cụm từ: le point de vue (tiếng Pháp) the
point of view, the out look( tiếng Anh) và quan điểm được dùng khá phổ biến
trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, có nghĩa là điểm hay chỗ đứng để xem xét,
bình giá một sự vật, một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hay xã hội. Cũng có lúc
được mở rộng tương đương với quan điểm (quan điểm về thế giới, về nhân sinh
v.v) khá phổ biến trong triết học, chính trị và nghệ thuật như là thuật ngữ khoa học.
ở Âu Mĩ theo K. Wales, trong nghiên cứu văn học và thi pháp học, điểm
nhìn là một trong số những thuật ngữ được bàn cãi nhiều nhất trong thế kỉ XX với
nhiều cách hiểu khác nhau với những tên gọi khác nhau: phối cảnh (perspective)
hay góc nhìn (angle of vision) trong lí thuyết hội hoạ, điện ảnh, tương đương
aspect (thể, diện)( T.Todorov (1988)), tiêu điểm tự sự (Brooks & Warren(1943),
tiêu cự (focalisation)( G. Gentte(1972)) v.v [32].
Cần phải xác định rõ, điểm nhìn là điểm nhìn xuất phát của một cấu trúc nghệ
thuật chứ không phải là bản thân cấu trúc đó. Cấu trúc nghệ thuật vốn là hằng số
không đổi của những quan hệ các yếu tố nghệ thuật được lựa chọn để đưa vào tác
phẩm. Điểm nhìn nghệ thuật chiếu cái nhìn vào các yếu tố được lựa chọn, thêm bớt
hoặc nhấn mạnh và chỉ đưa suy ra từ cái nhìn tổng thể đối với tác phẩm nghệ thuật,
theo yêu cầu người tiếp nhận[33]. Điểm nhìn chính là mánh khoé thuộc về kĩ
thuật, một phương tiện để chúng ta có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức



quyến rũ của truyện kể. Và dù có sử dụng cách thức nào, phương pháp hay kĩ thuật
nào thì mục đích cuối cùng của người sáng tạo cũng chỉ là mê hoặc độc giả, buộc
anh ta phải đọc[33].
Điểm nhìn thực tế là vị trí đứng kể chuyện của người kể. Nó là một cấu trúc
nghệ thuật hàm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý thông qua các mối
quan hệ người kể và cốt truyện, người kể với nhân vật, người kể với lời kể, người kể
với người đọc hàm ẩn.
Nghệ thuật tự sự thể hiện trước hết ở những nét đặc sắc trong việc sử dụng
điểm nhìn tự sự của nhà văn. Vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật sẽ góp
phần tạo tính sinh động và sự hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm. Vấn đề người kể
chuyện chỉ có thể hiểu một cách thấu đáo khi gắn với điểm nhìn. Điểm nhìn chi phối
cách tư duy, sự nhạy bén và chiều sâu tư tưởng của nhà văn với cuộc đời, chi phối
cảm hứng sáng tác và bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn.
Điểm nhìn chia nhiều loại: Điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài, điểm
nhìn không gian thời gian, điểm nhìn di động ở luận văn này, chúng tôi tập trung
tìm hiểu điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn di động trong
truyện của Y Ban.
1.1.2. Điểm nhìn trong truyện của Y Ban.
Nhắc đến điểm nhìn là nhắc đến điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài,
điểm nhìn di độngĐịnh hướng chúng là việc xác định chỗ đứng của người kể
chuyện trong tác phẩm văn chương. Sự phân biệt các loại điểm nhìn chỉ mang ý
nghĩa đặc thù đối với nghệ thuật và chỉ có tính tương đối. Bởi lẽ, thông thường, trong
miêu tả, vừa có điểm nhìn bên ngoài (trong tương quan với đối tượng miêu tả) và
điểm nhìn bên trong (đối với người miêu tả). Có lúc, nhà văn miêu tả hành vi nhân
vật hoàn toàn từ bên ngoài, có khi, lại miêu tả hành vi tự bên trong kẻ thực hiện hành
vi ấy. Nhà văn có thể giữ nguyên một điểm nhìn từ đầu đến cuối tác phẩm, có khi
điểm nhìn bên trong được thay đổi luôn, từ nhân vật này sang nhân vật khác.
Đọc truyện của Y Ban, khảo sát cụ thể các tác phẩm từ các tập truyện Tuyển
tập truyện ngắn Y Ban, Cẩm Cù, Chợ Rằm dưới gốc dâu cổ thụ, Cưới chợ, Đàn bà



xấu thì không có quà, I am đàn bà và Hành trình của tờ tiền giả, chúng tôi nhận
thấy, số truyện có điểm nhìn bên trong chiếm đa số. Điểm nhìn bên ngoài cũng xuất
hiện, tuy nhiên, chỉ ở một vài đoạn văn ngắn (tả hành vi nhân vật hoặc hoàn cảnh,
diễn biến truyện) rồi sau đó lại được di chuyển sang điểm nhìn bên trong
1.1.2.1. Điểm nhìn bên ngoài, lối kể chuyện tự nhiên như đời vốn thế
Điểm nhìn bên ngoài là điểm nhìn mà người kể miêu tả sự vật từ phía bên ngoài
nhân vật, kể những điều nhân vật không biết. Điểm nhìn bên ngoài thể hiện được
tính khách quan tối đa cho trần thuật. Các sự kiện diễn ra như đời vốn thế. Bằng
điểm nhìn này, nhà văn có thể bao quát được nhiều phương diện cuộc sống. Người
kể chuyện ẩn mình đi để câu chuyện đạt đến mức độ khách quan cao nhất. Trong
Thượng đế bảo rằng: Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà, với điểm
nhìn bên ngoài, Y Ban đã khiến câu chuyện rất tự nhiên khi kể về cuộc tình của
nàng. Câu chuyện quá khứ của nàng đặt trong lời kể nhẹ nhàng. Hè 78, một
mùa hè đẹp đẽ nhất đời nàng. Nàng thi xong, một kỳ thi trọn vẹn với nhiều điểm ưu
tú. Trở về nhà nghỉ hè, nàng còn ôm thêm chồng sách vởVới điểm nhìn bên
ngoài, qua lối kể trữ tình của người kể ẩn mình, hình ảnh cô gái đang tuổi vô tư,
mộng mơ, phơi phới niềm lạc quan được tái hiện cụ thể trước mặt người đọc: Nàng
bước lên ô tô hãnh diện ngẩng cao đầunàng bật cười khi thấy chú bé để cho trâu
lồng ngã xuống sôngTheo mạch kể của điểm nhìn ấy, người kể chuyện đưa người
đọc theo dấu cuộc tình 19 tuổi. 19 tuổi, mối tình đầu ập đến một cách ngẫu nhiên,
tình cờ. Hờn giận, yêu đương trong cảm xúc nhân vật cũng được tác giả tái hiện. Khi
lần đầu, người đàn ông ấy hôn nàng: Nàng rùng mình kéo chiếc hôn giấu vào ngực
anh. Thực ra nàng chỉ muốn lau sự ướt át trên môiSau câu chuyện tình yêu ấy,
Y Ban lại đưa người đọc bước vào một câu chuyện khác, câu chuyện của nàng đã
qua thời quá khứ mộng mơ về với đời thường đau đáu: Nàng lấy chồng, Một người
đàn ông tốt nhưng anh không chịu được sự nổi tiếng của nàng. Nàng sinh con và
nàng chẳng còn ham muốn sự nổi tiếng nữa Chồng nàng ngày càng khó chịu hơn,
kèm với sự nổi tiếng của nàng là quá khứ của nàng, được bới móc raĐể đến khi

gặp người đàn ông ấy, cảm xúc của nàng lại có dịp dâng lên, và nhịp con tim


chợt xao động sau bao ngày băng kín bên chồng. Nàng thơ thẩn và không một ai
cả và cố gắng, nàng đã thoát khỏi mê lộ tình ái trong nỗi niềm riêng thổn thức:
Tiếng gõ cửa lại vang lên Nàng bịt chặt tai để xua đuổi nóNàng trở dậy uống
mấy viên thuốc ngủ mà nàng luôn mang bên mình Như thế, bằng điểm nhìn bên
ngoài, người kể chuyện đã xây dựng một cách rất tự nhiên số phận tình yêu của
nhân vật.
Người kể chuyện trong truyện I am đàn bà cũng ẩn đi giúp người đọc hình
dung câu chuyện về hoàn cảnh của nhân vật thị. Đó hoàn cảnh cay cực trớ trêu của
người đàn bà đi ở giàu lòng nhân hậu. ở thị có vẻ đẹp của tình yêu thương thiên
chức, bản năng. Đoạn truyện mở đầu câu chuyện nghiệt ngã nhưng có vô vàn những
con chữ nóng hổi và bao giọt nước mắt yêu thương: Một thằng bé mới sinh còn
nguyên cả dây rốn nối với bánh nhau bị bỏ vào một cái giành lót rơm treo trên nhành
cây trong rừng. Thị đi kiếm mật ong, nhìn thấy cái giành, bèn lấy xuống. Nhìn thằng
bé tím ngắt, bị kiến bu đầy người, cắn thủng mí mắt, thị hét lên rùng rợnThị khóc
vật vã, khóc kiệt cùng, Một lát sau, nước mắt thị khô kiệt[42, tr. 3]. Người kể
chuyện giúp bạn đọc cảm nhận được giá trị của một tấm lòng thơm thảo. Đó là tấm
lòng cứu rỗi đặt trong một cái tên chẳng mấy mĩ miều: Thị. Những đoạn truyện
có điểm nhìn bên ngoài thường không quá dài. Để đan xen vào đó là phần truyện có
sự xuất hiện của điểm nhìn bên trong. Tuy nhiên, Y Ban cũng đã kịp tái hiện được
hình ảnh người đàn bà nông thôn đích thực, giản dị về lối sống, trong sáng về tâm
hồn. Giữa cuộc sống lam lũ, cơ cực, thị vươn lên từ đất và tính cách thị cũng thật
thà thô ráp vậy: Người đàn bà hay lam hay làm, bắp chân to như cây chuối hột, bàn
tay to như cái quạt nan Điểm nhìn bên ngoài đã thực sự có hiệu quả trong việc tái
hiện nhân vật sinh động, không chết khô trên trang giấy. Lối kể chuyện tự nhiên
phù hợp với diễn biến hành động rất con người của người đàn bà tên Thị ấy.
Đọc Chị Quy ( Hành trình tờ tiền giả), người đọc thương rơi nước mắt về
thân phận một con người. Câu chuyện có vẻ hơi xa lạ về cảnh ngộ người phụ nữ thời

hiện đại về sự cam chịu, nhưng, người đọc vẫn luôn có cảm giác quặn lại, thúc lên
những xúc cảm và nhịp đập con tim xót thương cho cảnh ngộ thiệt thòi nhưng mang


tên tâm hồn vị tha cao cả. Có được điều ấy chính nhờ lối kể từ điểm nhìn bên ngoài
tự nhiên như dòng đời chảy qua, vốn thế. Điểm nhìn bên ngoài tạc một chân dung
cam chịu: Chị Quy bê chậu nước nóng từ bếp lên cho anh Huy ngâm chân. Anh
Huy thò hai bàn chân vào cái ang sành. Anh nhắm mắt để tận hưởng hết cái dư vị
của sự khoan khoáiAnh Huy mở mắt ra. Chị Quy ngồi trên cái ghế đối diện với
anh, mắt nhìn xuống đất mặt bẽn lẽn. Dáng chị ngồi từ lúc anh cưới chị đến nay.
Anh Huy nhấc chân lên. Chị Quy hứng lấy hai chân anh trên chiếc khăn bông dày.
Anh Huy đỡ lấy chiếc khăn. Chị Quy bưng cái ang sành hất nước ra sân[ 48, tr.
45- 46]. Và đây nữa: Chị Quy đã chuyển đời con gái từ nhà mình về nhà chồng.
Chị hiền lành và đơn giản đến mức không biết cả tủi thân. Chị cứ hồn nhiên phục vụ
nhà chồng. Đến năm 25 tuổi, chị bị gia đình dè bỉu vì chị là đu đủ đực, chỉ ra hoa mà
không kết quả. U già thương chị nhưng nể con trai không dám nói ra. Bảy năm trời
chị làm dâu mà vẫn là con gái[48, tr. 48]. Chị Quy gieo mình vào cuộc hôn nhân
không hạnh phúc. Không phải chị vô cảm cuộc sống. Chị đau với nỗi đau lặng lẽ.
Nhưng, tình yêu thương sâu sắc người thân khiến chị âm thầm cam chịu. Điểm nhìn
bên ngoài của người kể chuyện mài riết qua cảnh ngộ nhân vật để ngợi ca tính cách:
U già mất, chị Quy buồn tưởng không gượng được. Anh Huy năng về trông coi
hương hoả. Anh Huy muốn bù đắp phần thiệt thòi cho chị Quy. Anh bàn với gia đình
cắt một phần ba đất cho chị Quy, để mẹ con chị Quy có phần của cải riêng. Đại gia
đình đồng ý. Đến nói với chị Quy, thì chị Quy không nhận[48, tr 50]. Cuộc đời
chị Quy có cần nhận về phía mình điều gì đâu. Cái chết của chị đêm cuối (sau khi
hiến dâng cho anh Huy tất cả tình yêu thương và lời nhắn gửi tương lai đứa con gái
cho chồng) giống như việc làm của một thiên sứ thanh thản ra đi sau khi gieo trọn
vẹn hạnh phúc cho thế gian. Một kết thúc chưa ngã ngũ nhưng cũng đủ để người
đọc thương rơi nước mắt cho người phụ nữ chân chất, thiệt thòi, cao thượng trong
cảnh ngộ trớ trêu.

Với điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện khiến cho câu chuyện khách quan
hơn, tự nhiên hơn trong diễn biến hợp lý. Rõ ràng, nhờ đó mà người đọc dễ hình
dung quá trình phát triển của cốt truyện gắn với cuộc đời, số phận nhân vật. Kín đáo
ẩn mình và lặng lẽ quan sát, Y Ban đã dựng lại được bao sự kiện như đời vốn thế,


như con người vốn có. Nhưng, đằng sau những câu văn rất tỉnh táo, rất lạnh lùng (có
lúc) lại ẩn ức canh cánh những nỗi lòng mà người kể muốn sẻ chia cho nhân vật của
mình. Một sự cảm thông với những gian truân vấp váp của cô gái trong các cuộc
yêu ( Thượng để bảo rằng: mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà), là
những canh cánh về quá khứ buồn đã qua để hướng về một tương lai tươi sáng ( Cẩm
cù), nỗi niềm xót xa, trân trọng tâm hồn cao cả, đức hy sinh với những người phụ nữ
lam lũ và cả chiều cảm thông những nhu cầu chính đáng bản năng rất người (Tự)
Ngoài ra, theo khảo sát của chúng tôi, nhiều truyện khác, Y Ban cũng sử dụng
đặc điểm nhìn bên ngoài đan xen với đặc điểm nhìn bên trong. Nhiều khi, đó là sự
linh hoạt di chuyển điểm nhìn trong khoảnh khắc quan trọng về số phận nhân vật
như: Chú Ngoẹo, Danh dự, Sau chớp là dông bão, Gà ấp bóng, Đàn bà xấu thì
không có quà(Phần này chúng tôi trình bày trong một khía cạnh của điểm nhìn di
động).
1.1.2.2. Điểm nhìn bên trong, kĩ thuật kể tạo nhiều dấu ấn rung cảm.
Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn mà ở đó người kể xuyên qua cảm nhận của
nhân vật. Điểm nhìn bên trong được đặt vào quan sát của nhân vật trong cuộc bằng
hình thức tự quan sát, sự dãi bày, thú nhận hoặc bằng cách người trần thuật tựa vào
giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới.
Điểm nhìn bên trong thể hiện kỹ thuật trình bày vấn đề nào đó từ điểm nhìn
của một nhân vật trong câu chuyện. Câu chuyện được kể mang đậm tính chủ quan.
Những biến cố, sự kiện dần hiện lên qua những gì nhân vật thấy, cảm nhận, suy
ngẫm và bộc lộ thái độ, tình cảm. Dùng điểm nhìn bên trong, người kể chuyện dẫn
người đọc vào trạng thái tâm tình. Truyện, vì thế, có chiều hướng phát triển vào sâu
những khía cạnh tâm lý nhân vật. Điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế trong truyện Y

Ban. Sử dụng điểm nhìn chiếm ưu thế này, nhà văn đặt ra những vấn để cuộc sống
hàng ngày trăn trở, thao thiết. Có những lúc, với điểm nhìn bên trong, chị thể hiện
suy ngẫm về cuộc đời, về chiều sâu những số phận con người (đặc biệt là hình ảnh
người phụ nữ). Bên cạnh đó là thái độ của chính nhà văn với đời sống với hiện tượng
xung quanh mà chị khéo léo đặt vào sự quan sát, cảm nhận của người trong cuộc.


Hoặc với điểm nhìn này, tác giả có thể bày tỏ quan điểm sống về đạo đức, luân lý,
những ẩn ức bản năng
Điểm nhìn bên trong ở tác phẩm của Y Ban được thể hiện qua cả hai ngôi kể:
Ngôi kể thứ nhất và ngôi thứ ba. Có lúc người kể chuyện hòa vào tôi để kể câu
chuyện rất đời, rất thực, tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về tính
chân thực. Chuyện từ người trong cuộc kể ra. Cũng có khi không hóa thân vào nhân
vật tôi (ngôi thứ nhất) mà theo ngôi kể thứ 3, người kể chuyện như lùi vào hậu đài
để kể (hàm ẩn), nhằm nói lên những tâm sự thầm kín của nhân vật, hay người kể đã
tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới. Độ tin cậy
không bằng điểm nhìn bên trong đặt ở ngôi thứ nhất nhưng vẫn đảm bảo được suy
ngẫm, thái độ, nét nhìn nhận của nhân vật trong cuộc về thế giới ở quanh mình.
Kể chuyện theo điểm nhìn bên trong, Y Ban đã dẫn dắt người đọc đến những số
phận con người cuộc sống. Đặc biệt là chiều sâu số phận người phụ nữ. Để từ đó gợi
ở bạn đọc xúc cảm trân trọng cảm thông đối với những kiếp đời bất hạnh về hoàn
cảnh, khốn nạn về số phận, nhưng, đẹp đẽ phía tâm hồn, đáng trân trọng về cách
nghĩ.
Từ những quan sát, suy ngẫm hoặc những cuộc giằng phá nội tâm người trong
cuộc, cuộc đời, thân phận con người cứ lẳng lặng hiện ra. Một người mẹ, một người
chị, một người emhay phảng phất, thấp thoáng bóng hình tác giả qua nhân vật
xưng tôi hoặc một số phận vô danh mang tên Thị. Bức thư gửi mẹ Âu Cơ là truyện
ngắn thành công của Y Ban khiến dư luận một thời của thập kỷ 90 xôn xao. Mượn
lời của cô gái trẻ dại dột, đau đớn trải qua những ngày nghiệt ngã ở bệnh viện chờ
cô- văc(nói cách khác, chờ người ta chối từ cái quyền làm người của đứa bé đang

thành hình trong bụng cô) gửi mẹ Âu Cơ, tác giả không chỉ lạm bàn cách cư xử đạo
đức, sự lạnh lùng tình thương của con người mà còn ngầm thể hiện những xót xa,
cảm thông cho nỗi đau của người đàn bà. Giữa cuộc sống cay nghiệt, miệng đời vô
tâm, con có lỗi gì đâu? Một lần lỡ dại, con đã phải đối mặt với hiện thực khủng
khiếp, nỗi đau rách toang thể xác, héo nát tâm hồn. Bé gái(tôi cứ gọi thế, bởi cô
gái ấy như cánh chim non chập chững ra đời ngơ ngác) luôn thao thiết, ngơ ngác,


đau quặn với câu hỏi của người lớn: Ai dạy mày như thế này cơ chứ ?Ai dạy thế
đâu! Có ai dạy những điều về bản năng đâu! Cô bé lớn lên, người ta chỉ quan tâm về
những điều xã hội, còn những tế nhị, thầm kín bản năng thiêng liêng lại bị coi là
xấu xa và bị lờ đi. Cô bé tự lớn về bản năng. Tự nhiên dạy cô, là gió, là mây, là cánh
đồng bát ngát, là những điều tế nhị vô tình cô nhìn thấy Để rồi khi cô bày tỏ bản
năng ấy như một tất yếu thì bị coi là hư hỏng, vô giáo dụcCâu hỏi Ai dạy mày
như thế chứ ? cứ trở đi trở lại trong niềm nhức nhối, quặn đau không chỉ thể xác
con người. Qua cái nhìn của con còn bao cô gái tội nghiệp khác ở bên phòng côvắc. Họ đang chờ người ta lấy phần máu thịt từ cơ thể mình trong nỗi đau cả thể xác,
tinh thần, sau những cuộc yêu mà họ là người gánh hậu quả. Rõ ràng, Bức thư gửi
mẹ Âu Cơ, qua điểm nhìn bên trong, Y Ban đã đứng về phía người phụ nữ, nói lời
thiêng liêng thầm kín nỗi đau của họ.
Người đàn bà có ma lực là câu chuyện về người phụ nữ khác với hiện tại độc
thân. Cái hiện tại mà chị đang khao khát vươn tìm là hạnh phúc thật giản dị rất đỗi
đời thường. Hạnh phúc ấy là: một tiếng mời cơm của đứa trẻ hàng xóm với ba mẹ,
khát vọng cuộc sống với cảnh mình sẽ băm thịt thật nhuyễn, mấy đứa con chạy lăng
xăng bên cạnh, mình sẽ sai chúng, đức ông chồng đọc báo cho mình nghe, hay ngồi
đun củi, khói sẽ cay xèVươn tay với điều ngỡ tưởng giản dị ấy, không được,
người đàn bà trở về với quá khứ, cái thời mà chị tự hào kiêu hãnh: người đàn bà có
ma lực. Tất cả như thước phim quay chậm thuở huy hoàng. Mười bảy tuổi bước
vào trường Đại học, ta là một cô gái không xinh đẹp, cũng không có duyên, bù lại ta
thông minh và học giỏi Bằng lối kể chuyện độc đáo trong kết cấu cốt truyện hồi
cố, với điểm nhìn người trong cuộc, ta nhận thấy ở bên ngoài người phụ nữ tự cho

rằng không xinh, không có duyên ấy là một niềm kiêu hãnh về tài chinh phục đàn
ông. Và, những cuộc tình thoắt đến, chợt đi, càng củng cố thêm niềm tin kiêu hãnh
(với Sơn, với cậu bé mới lớn, với người đàn ông vợ mất, gã đàn ông đi nước ngoài về
ti tiện, keo kiệt, bủn xỉn). Để rồi, sau khi thất bại trong những cuộc tình ấy, chị thảng
thốt nhận ra cái ma lực của mình là hão huyền. Thực tế phũ phàng đã dạy cho chị
biết rằng cái ma lực của chị là sự chân thành con tim chứ không phải nét thông minh


trí tuệ. Và vô tình ma lực chân thành tình yêu của người đàn bà, đôi khi bị người ta
lợi dụng, hoặc chỉ chút cảm hứng dễ dãi thoáng qua của những gã đàn ông (cậu bé
mới lớn, người đàn ông vợ mất trong lúc thiếu vắng bóng người vợ cũ hay so sánh
chị với vợ anh ta, gã đàn ông đi nước ngoài về yêu chị nhưng vẫn tính toán chi li
tiền bạcngay cả lúc hôn cũng giữ chặt túi ngực (giữ tiền chứ không phải giữ trái
tim xao xuyến). Để rồi, trở về hiện tại toang tuếch, ta cay đắng với cái ma lực
không tưởng, hão huyềnNói cách khác, còn lại một số phận âm thầm, chiếc bóng
với những khát vọng dù nhỏ nhoi, không bao giờ trở thành hiện thực.
Câu chuyện Gà ấp bóng là tâm sự của tôi trước thẩm phán trong tình huống
hạnh phúc gia đình có nguy cơ bên bờ vực tan vỡ. Người đàn bà xưng tôi kể về
những rung động, xúc cảm rất người, rất đời về các mối quan hệ luyến ái. Tại sao
cuộc đời bắt ta phải đóng băng cảm xúc?Ta có quyền rung động, ta có quyền xao
xuyến với điều kiện, ta vẫn chung thủy với chồng ta. Những hoang tưởng lãng mạn
cảm xúc đời thường giống chuyện gà ấp bóng. Những con gà với thiên chức bản
năng theo đuổi một ảo tưởng ấp cho tròn vai làm mẹ, mê mải, rồi qua kỳ ấy nó lại
về hiện thực. Đó là việc ấp bóng tốt của con gà mái tốt. Người đàn bà cũng vậy, họ
cũng có quyền ảo tưởng những lãng mạn cuộc sống và họ vẫn nghĩ về chồng, về gia
đìnhĐiều ấy có đáng trách không?Thực tế, tôi (người đàn bà ấp bóng tình
yêu) đang đứng trước nỗi trăn trở. Nàng phải trả giá với bản năng ấp bóng của
mình. Theo chân của nhân vật kể chuyện xưng tôi, người đọc bước vào câu chuyện
kể của những giấc mơ tình yêu lãng mạn với những bồi hồi, rộn ràng, đợi chờ, thổn
thức: Tôi tưởng tượng ra tôi và anh ấy đang ở trên miền đất hứa. Anh ấy lái xe đưa

tôi đến khu rừng đẹp như trong mộngchúng tôi đi trên thảm cỏ xanh thắm dưới
những tán lá sồi. Cả khu rừng ngập nắng. Tôi chạy băng trên thảm cỏ, núp dưới một
gốc cây sồi già. Anh ấy đuổi theo tôi bắt được tôi rồi ôm ghì lấy tôi và hôn [47, tr.
51]. Tôi đắm chìm trong sự tưởng tượng của mình. Ngọt ngào đến đê mê[47, tr.
51)Và cũng từ điểm nhìn ấy, người đọc cảm nhận được cả diễn biến của bi kịch
tinh thần qua sự giằng co, đấu tranh nội tâm: Lúc căng thẳng nhất, tôi định thú
nhận với chồng, nhưng tôi rất sợ. Rồi tôi trấn tĩnh lại dần. Tôi tự cười nhạo mình


[47, tr. 57). Từ câu chuyện về hình ảnh người đàn bà ấp bóng tình yêu phảng phất
số phận thiệt thòi. Người phụ nữ luôn phải sống trong một cái khuôn đạo đức khốc
liệt. Có những lúc xao xuyến rất người, nhưng lập tức phải nén lại, phải kiềm
hãm để trở về thực tại. Bởi chỉ ngoại tình trong tâm tưởng thôi cũng đủ để trắng tay
hạnh phúc.
Chị Quy là câu chuyện theo một chiều hướng số phận nhân vật nữ cam chịu để
hi sinh cho điều cao cả nhất cuộc đời. Tập trung nhiều điểm nhìn bên ngoài, tuy
nhiên, có những đoạn tác giả để anh Huy bộc lộ thái độ với cuộc hôn nhân không
tình yêu: Anh Huy nhìn cái mặt chị Quy mà phát ghét. Anh ghét cái bộ mặt cam
chịu, anh ghét cái bộ mặt cúi nhìn xuống. Đặt điểm nhìn vào nhân vật Huy, người
chồng trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc để thấm thía về nỗi cay đắng của người
vợ bị hắt hủi rẻ khinh, coi thường. Rồi nữa, khi chị Quy chết đi (cái chết vì quá hạnh
phúc hay cái chết hi sinh cho hạnh phúc?) thì người chồng ấy vẫn vô tâm: Chị đã
chết từ lúc nào? Từ lúc anh Huy yêu chị xong hay nửa đêm về sáng. Anh Huy không
biết được là giờ nào[48, tr 52]. Dẫu biết rằng cái chết của chị Quy là cái chết cao
đẹp, nhưng, từ sự vô tâm của Huy thì rõ ràng cuộc ra đi thanh thản ấy vẫn mang nỗi
đau bi kịch về hạnh phúc.
Trong tập truyện Hành trình tờ tiền giả, câu chuyện Mẹ không thể xin lỗi con
gợi ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc. Tác giả viết truyện theo cấu trúc giật lùi thời
gian. Qua câu chuyện của con tôi, của tôi, mẹ tôi, bà ngoại tôi, bốn thế hệ
người phụ nữ ở các thời kỳ với những va đập cuộc sống, Y Ban giúp người đọc cảm

nhận được trong sâu thẳm ở họ nỗi đau kiệt cùng. Tôi là nhân vật trung tâm với
các điểm nhìn về nhiều hướng truyện, các thời điểm xảy ra các sự kiện. Tôi nhìn
về đứa con đáng ghét bởi nó quá dũng cảm, nó sống quá vì người khác. Nhưng, rồi
lại ân hận, nghĩ về mẹ giàu đức hy sinh lam lũ. Đau đáu, tôi còn nghĩ về bà ngoại
với hi sinh đến kiệt cùng trước cảnh ông ngoại ngang nhiên đem người đàn bà khác
vào chính căn buồng của ông bà hành lạc. Bà trở thành người phục vụ. Vì gia đình,
miếng cơm manh áo, bà không thể để ông gặp điều phiền toái (theo cách lập luận
của ông, ông bị mất chức thì cả nhà nhịn đói)Điểm nhìn bên trong từ tôi có lúc


trao cho bà ngoại nhằm diễn tả nỗi uất nghẹn, cay đắng nuốt ngược vào trong.
Nỗi lòng đau đớn như được dãi bày âm thầm nghẹn ngào. Bà không còn sức lực để
chịu đựng nữa. Cơn nghẹn chặn lên cổ bà phải đấm vào ngực để nó trôi xuống. Bà
nấc lên. Một cục nghẹn chặn lấy ngực bà. Bà lấy 2 tay đấm thùm thụp vào ngực để
trôi cục nghẹn xuống. Bà không còn sức để chịu đựng nữa[48, tr 113]. Rõ ràng,
dùng điểm nhìn bên trong, tác giả khéo léo thể hiện nỗi đau giằng co, thiệt thòi thân
phận. Tuy nhiên, đằng sau những số phận ấy, tác giả còn ý thức ngợi ca đức hi sinh,
cam chịu, khát vọng tự giải thoát của cá nhân bản năngmà người phụ nữ vẫn là
trung tâm.
Sử dụng điểm nhìn bên trong, Y Ban còn dễ dàng bày tỏ những quan điểm, thái
độ của mình về cuộc sống. Không phải với con mắt hằn học nhìn đời, Y Ban quan
sát và phẫu thuật đời sống bằng thái độ sòng phẳng thẳng thắn. Con dao sắc lạnh
phản ánh phóng thẳng vào những ung nhọt đời sống mong nó vỡ ra mủ, máu, vi
trùng để ngày nào lành dần, khỏi bệnh. Y Ban quan sát cuộc sống rất kỹ lưỡng với
những điều tưởng chừng vặt vãnh nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Để rồi, từ điểm
nhìn bên trong (qua thái độ, suy nghĩ của tôi (ngôi thứ nhất), hoặc người trong
cuộc (ngôi thứ ba), tác giả vạch mặt chỉ tên thói đời giả dối, vô đạo đức, sự hèn hạ
nhân cách hoặc những mặt trái khác của những hiện tượng cuộc sống.
ở Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, qua điểm nhìn của nhân vật con, những hiển hiện
cuộc sống lộ diện. Đó là thái độ vô cảm, lạnh lùng của con người. Người ta vì một lý

do nào đó (giữ gìn nhân cách chẳng hạn, để không bị cười chê chửa hoang) sẵn sàng
đến phòng cô- văc khước từ quyền làm người của trẻ từ trong trứng nước. Cả những
người đến nơi đây và đặc biệt người trực tiếp làm những ca nạo thai tàn nhẫn (y tá,
bác sĩ) đều dửng dưng, vô cảm. Họ không đau đớn cho số phận con người, thậm chí
còn cười cợt pha đùa. Chưa hết, người đời nhìn nạn nhân của trò chơi số phận trẻ
với cái nhìn hằn học, miệt khinh, không mấy cảm thông. Ai cũng tỏ ra đạo đức trong
khi hành vi thực hiện đã tố cáo điều họ cố thể hiện. Cái nhìn của tôi trước hết lướt
qua các vị y tá. Cô y tá đùa cợt tàn nhẫn: Nào cô khai thật đi, mấy lần? Cô và anh ta
đã ngủ với nhau mấy lần? Cô nghe rõ này, một lần thì chúng tôi có huyết thanh một


lần, hai lần thì chúng tôi có huyết thanh hai lầnSáu, bảy, tám có huyết thanh sáu,
bảy, tám lầnĐến khổ cho các bà trẻ, các bà sướng lắm để làm khổ người ta thế
này. Đi nhanh lên! Không chết được đâu mà phải rón rén[42, tr.11]. Xung quanh
tôi còn có những người cao đạo khác. Khi mẹ của tôi tránh đi căn bệnh tày
trời (hoang thai) nói tôi bị bệnh tim thì người ta dè bỉu: Ôi dào, bệnh tim, bệnh
dài tim ấy thì có[42, tr. 4], rồi: Người ta nói, người ta nguýt: Trông người chả ai
biết được nhỉ rõ hiền lành tử tế mà khốn nạn, đĩ bợm[42, tr. 8] . Miệng đời đeo
đẳng khiến con người bị đẩy vào tình huống khó xử và xa lạ ngay khi ở giữa thế giới
đồng loại mình. Y Ban không hằn học, tác giả chỉ gọi hiện tượng mang tên đạo đức
cố hữu của con người và từ đó muốn tỉnh thức lẽ sống nhân văn.
Đọc Đàn bà xấu thì không có quà người đọc cảm nhận được cuộc sống đa
chiều, muôn màu qua các điểm nhìn, tiêu biểu nhất điểm nhìn của Nấm. Nấm là cô
gái tạo hóa trớ trêu khi nàng có gương mặt không đến nỗi, nhưng đôi chân lại quá
ngắn. Bù lại, ông trời thương nàng cho nàng tính cách nhẹ nhàng, cam chịu và một
tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, Nấm dường như sinh ra để gánh chịu thiệt thòi.
Nhưng, nàng cũng kịp nhận ra sự vần xoay nhịp sống muôn màu và lẽ đời khắc
nghiệt. Sau sự cố ở nhà chị gái, Nấm đi làm, ở riêng và trở thành biên tập viên một tờ
báo. ở đây, Nấm đã được chứng kiến bao hiện tượng cuộc sống, những đồng nghiệp
nữ đố kị, lười biếng chỉ nghĩ đến chăm chút sắc đẹp cá nhân, cặp bồ (người đàn bà

xinh đẹp) hoặc chỉ chăm chăm nói xấu chồng vụng về (người đàn bà không xinh
đẹp)Đặc biệt những lần lướt Web hoặc nghe thông tin, đọc báo, lòng Nấm tan
loãng, bàng hoàng với bao nhiêu xúc cảm về nhân tình thế thái
Hôm nay có tin tức gì mới không?
Mười một nghìn tỷ đồng bị thất thoát trong xây dựng cơ bản[45, tr. 25]
Một cậu ấm con một quan chức trong buổi sinh nhật của mình đã lấy tiền của
bố mua mười chiếc xe máy a còng để tặng bạn[45, tr. 27].
Rồi đây nữa, những phản ứng của đồng nghiệp về những trò hề truyền hình
cũng được Nấm lắng nghe khi họ kể về việc nhà đài phát lại chương trình Nối vòng
tay lớn.


Speaker họ Lại điêu luyện quá nhỉ.
Nhà đài không cần khen.
Trên màn hình vô tuyến không khí bỗng trang nghiêm. Speaker họ Lại rời khỏi
sân khấu xuống hàng ghế khán giả, đến bên một chiếc xe lăn. ống kính chỉ lướt qua
có vài giây nhưng cũng để người xem nhận thấy trên xe lăn là một cậu bé bị bại não,
không tự làm chủ được hành vi của mình, không tự làm được bất cứ điều gì cho bản
thân kể cả việc đi lại. Speaker hỏi em bé:
- Em nghĩ gì mà em lại ủng hộ quỹ vì người nghèo một trăm ngàn đồng ?
- ớ ớớ, úú..ú
- Tôi nghiêng mình trước em!
Sao lại thế này? Nhà đài nó coi người xem ngu hết cả rồi hay sao mà nó đi dựng
một kịch bản hề hãm đến thế. Một thằng bé tật nguyền đến thế. Nó nghèo hơn mọi
cái nghèo trên đời này. Nó chẳng còn nghĩ được là nó tồn tại kia mà
Còn tôi, tôi cũng, phải nghiêng mình trước những trò hề[45, tr. 29]
Những câu chuyện, những hiện tượng đời sống trực tiếp, hay gián tiếp cứ dồn
dập về bên Nấm. ánh mắt ban ngày của nàng đen thẫm. Đen thẫm về một
cuộc sống đầy rẫy trớ trêu, trò hề, kệnh cỡm. Chỉ khi thoát khỏi ban ngày về với
đêm, Nấm mới thực sự có những ánh sáng ngời lên. Đêm là lúc lắng sâu những ký

ức trong sáng hoặc bao dự định tương lai đẹp, không bị xen vào những bụi bặm đời
thường xô bồQua những cảm nhận và biến chuyển tâm hồn Nấm ở điểm nhìn bên
trong, tác giả không thương tiếc vạch mặt, gọi tên những thói xấu, tật hư, những trớ
trêu cuộc sống. Ban đầu là thói đố kị, ích kỷ của con người là thói ngông nghênh của
những cậu quý tử con quan Nhưng, sau đó, hiện tượng được đẩy lên thành quy
mô: sự giả dối kệch cỡm của tuyên truyền, lỗ hổng của quản lý tài chính, giáo
dụcĐó là những vấn đề lớn, điểm nhạy cảm nhất của cuộc sống. Những nơi rao
giảng về đạo đức, lại là những nơi đang thiếu dần điều ấyĐiều Y Ban phản ánh
không chút hư cấu. Tác giả dựa hoàn toàn trên những mẩu tin rất thực rồi chị khéo
léo đặt trong câu chuyện của đồng nghiệp Nấm ở văn phòng tác động vào Nấm như
một khoảng đen thẫm để Nấm tỏ thái độ tế nhị về hiện tượng ấy. Đây là thành


công của Y Ban khi bộc lộ quan điểm về thực tế xã hội mặc dầu chị đã lùi rất sâu
vào phía sau câu chuyện.
Đến Hành trình tờ tiền giả, người đọc thực sự nhận rõ thêm dụng ý sử dụng
điểm nhìn bên trong của tác giả nhằm phản ánh hiện tượng xã hội. Khác với Đàn bà
xấu thì không có quà, ở Hành trình tờ tiền giả, Y Ban kể chuyện bằng điểm nhìn bên
trong qua ngôi thứ nhất nhân vật tôi và các nhân vật còn lại. Để từ đó tác giả tái
hiện một hành trình lừa lọc: Tôi mua một con xe Wave, được công ty lại quả
100.000 đồng. Sau đó tôi phát hiện đồng tiền ấy là giả. Chiếc xe bị hỏng, thằng
oắt con lại lừa chị khi thay buzi Tôi phát hiện sự lừa lọc của nó: Ha ha còn
cái cách nó dán băng vào bụng thì xưa quá rồi Mày lừa bà hơi bị ngoạn mục
đấy con ạ!... Sau khi trả tiền, tôi tự đắc khen mình giỏi khi dùng kế dĩ độc trị
độc[48, tr. 18]. Người đọc lần dấu theo cuộc phiêu du của tờ tiền giả hay cuộc
phiêu du tìm dấu lọc lừa. Đồng tiền qua tay thằng bé con chữa xe đến tay gã bác sĩ.
Tay bác sĩ sau khi phát hiện ra tờ tiền giả, lẩm bẩm: Nhân đạo là tự sát. Cái loại này
không biết nó cắt cổ mình lúc nào Điểm nhìn chuyển qua bác sĩ lọc thêm một
tính cách, quan điểm sống của Lương y như từ mẫu. Tờ tiền từ tay bác sĩ chuyển
qua tay người đàn bà có con được bác sĩ chữa khỏi bệnh và đến tay kẻ cho vay lãi.

Điểm nhìn bên trong chuyển qua gã cho vay nặng lãi thủ đoạn già dơ: Nói gì thì nói
chứ, nó đường cùng thì mình cũng không thể cạn tàu ráo máng được. Biết nó vay là
nợ khó đòi. Đã phải tính đến phương án lấy mớ rau, mớ cỏ nhà nó để khấu trừ
dần[48, tr. 21]. Để đồng tiền ấy qua tay nhiều nhân vật khác nhau, tác giả Y Ban đi
sâu vào hiện tượng xã hội và ngõ cùng tâm hồn con người nhằm bóc mảng nhân
cách xấu xa của từng lớp người xã hội: thằng bé con chữa xe (bé thế mà đã đầy thủ
đoạn), ông bác sĩ từ mẫu (quan điểm thì tàn nhẫn), gã cho vay nặng lãi (vì lãi mà
vô cảm), những cảnh sát quen ăn hối lộNhững thủ đoạn, lọc lừa, sống trái đạo đức
đã ăn sâu vào tâm hồn con người. Và, tờ tiền giả chỉ là phương tiện, phép thử để
con người có dịp bộc lộ rất rõ nhân cách ấy. Trước đồng tiền, con người không thể
giấu những thói tật xấu và thói tật ấy trở thành căn bệnh nan y cần chữa.


ở nhiều câu chuyện khác, với điểm nhìn bên trong, Y Ban cố gắng phản ánh rất
thực về cuộc sống với những mặt trái của nó. Tuy nhiên, chị vẫn luôn tin và nghĩ về
một tương lai đẹp của cuộc sống. Đặc biệt, giữa lối sống lọc lừa, đảo điên, Y Ban
vẫn tin vào những con người chân chất, đẹp đẽ. Đó là những người phụ nữ (người bà,
người mẹ, người chị) giàu đức hy sinh, cam chịu (ở Chú Ngoẹo, I am đàn bà, Chị
Quy, Hoa gạo, Mẹ không thể xin lỗi con) hoặc những con người bình dị, chất phác
vẫn luôn giữ thanh sạch tâm hồn (ông giáo già trong Hành trình tờ tiền giả)
Một điều nữa có thể nhận thấy, với việc sử dụng điểm nhìn bên trong, Y Ban
còn thể hiện ở quan điểm cởi mở về vấn đề tính dục, nhằm đề cao tính nhân bản
con người. Nhiều tác phẩm của chị đề cập đến vấn đề tính dục (cùng thời có Đỗ
Hoàng Diệu (Bóng đè)). Bắt đầu từ những ẩn ức, rồi Y Ban để nhân vật phá bung
ra tự thỏa mãn cho mình bằng nhiều cách. Có những ý kiến cho rằng Y Ban đề cập
vấn đề sex nhằm tạo sức nóng cho tác phẩm và đánh bóng tên tuổi. Tuy nhiên,
vấn đề Y Ban hướng tới không dừng ở sex mà cao hơn sex. Đó là liệu pháp văn
hóa rất người. Điều Y Ban nói là điều mọi người nghĩ đến nhưng ngại nói. Chị xông
xáo vào rồi thẳng thắn viết ra. ở các truyện: Đàn bà xấu thì không có quà, I am đàn
bà, Tự, Người đàn bà đứng trước gương, với điểm nhìn bên trong, Y Ban không hề

giấu diếm những khát vọng bản năng, đích thực và xứng đáng. Đây là câu chuyện
của nàng Nấm (Đàn bà xấu thì không có quà), tuổi dậy thì và những điều vô tình
nàng gặp được ở cuộc sống: cảnh anh rể, chị gái âu yếm, rồi có lần vô tình nhìn thấy
anh rể trên giường Chỉ mặc chiếc quần cộc nằm trên giườngNó cứ bám dai
dẳng vào đầu Nấm. Nó còn thúc đẩy vào hành vi của Nấm. Nấm đến căn phòng đó
sớm hơn bảy giờ, trong tay cầm cái chổi để hỗ trợ hành vi[ 42, tr. 7]. Sau khi đi
làm, ở hoàn cảnh khác, Nấm được các bà chị từng trải trao đổi kinh nghiệm và
những va đập khác cuộc sống, khát khao lớn dần. Những đêm chỉ một mình, Nấm
với mối tình ảo để tưởng tượngSinh sôi hay sáng tạo? Nấm chưa thể định
hình. Nhưng, Nấm khát khao một cách cuồng nhiệt: Nếu bây giờ người đàn ông đã
từng đề nghị cho Nấm thử một lần mà có mặt, Nấm sẽ không ngần ngại để thử với
ông ta một lần tới bờNấm nhận thức rõ ràng cơ thể Nấm đang chuyển động. Hai


má Nấm nóng bừng, ngực Nấm co tròn hơn trong lớp áo lót. Và, hai bầu vú Nấm săn
lại chọc thẳng vào lớp vải. Lớp áo nịt như làm Nấm nghẹt thở. Nấm cởi bỏ áo sống
rồi nhìn xuống ngực mình xem nó đang thay đổi như thế nào. Hai núm vú săn cứng
màu hồng nhô ra. Nấm lấy hai lòng bàn tay xoa nhè nhẹ vào hai núm vú ấy. Một
cảm giác đê mê lan khắp cơ thể NấmNấm xoa mạnh hơn. Cảm giác lan tỏa khắp
cơ thể rồi dồn xuống chân Nấm, Nấm đắm chìm trong cảm giác mới mẻ. Một lát,
Nấm bỗng nhận ra rằng từ lúc nào Nấm đã trút bỏ hết áo quần[42, tr.53- 54]. Rồi,
khao khát đẩy dần lên theo mối tình ảo dễ vỡKhát vọng thiên chức đàn bà sinh nở.
Nàng mơ có gia đình, những đứa conChiều 30 Tết trong vòng tay người chồng:
Trời ơi, anh yêu em đi. Em rất muốn và em khao khátNgất ngây và không còn
tồn tạiPhải một lúc lâu sau nhận thức mới quay trở lại. Nấm nhận thấy mình đang
trần trụi giữa đám chăn gối nhàu nát và khoảng giữa hai đùi Nấm ẩm ướt. Nấm vơ
lấy chăn chùm lên người, Chỉ một mình, Nấm đã tự thỏa mãn tình yêu cho mình [42,
tr. 105]Với điểm nhìn bên trong của người trong cuộc (Nấm), Y Ban thể hiện
những xúc cảm giằng co ở cô gái mới lớn. Những rạo rực bản năng rất người ấy được
diễn tả cụ thể, chi tiết. Chị không có ý dùng những trang viết ấy, dòng chữ ấy để

câu khách(như nhiều người nhận xét) mà để thể hiện cái nhìn đầy cảm thông cởi
mở với nhu cầu rất đỗi bình thường, khao khát rất đỗi xứng đáng ở tâm lý cô gái mới
lớn. Những khao khát không thành hiện thực được đẩy cao hơn theo nhịp sóng trào
tâm lý nhân vật.
ở I am đàn bà, Y Ban kể về câu chuyện người đàn bà xuất khẩu lao động Đài
Loan bởi cuộc mưu sinh gia đình. Chị làm việc cho gia đình ông chủ (bị liệt, sống
thực vật sau một tai nạn) một cách chăm chỉ. Xa gia đình, xa chồng, con tâm hồn chị
luôn nghĩ về họ. Tình huống được đẩy lên khi chị nhận thêm việc thay bỉm cho
ông chủ đã mất hết cảm giác và tắm rửa (cả chỗ ấy) cho ông chủ hàng ngày. Chị
chăm sóc ân cần, vô tư. Một ngày, cái ấy của ông chủ trẻ thức dậy và nó trêu
ngươi chịThị cẩn thận sờ vào con giống của ông chủ. Mềm, vẫn mềm rồi nhưng
rõ ràng là thị thấy nó có cảm giác động đậy và cương cứng. Thị nắm tay vào con
giống và nín thở để nghe ngóngTích tắc, tích tắcthị nghe rõ tiếng đập thùm thụp


của trái tim thị[47, tr.23- 24]. Nỗi ám ảnh bắt đầu xâm chiếm tâm hồn, thị
không còn vô tư như trước nữa khi mà hiện thực con giống con má của ông chủ
cũng không vô tư. Thị thèm khát. Thời gian như kẻ đồng lõa với thị. Nó hối thúc
thị và Thị mộng mị đi vào phòng ông chủCái ánh mắt ông chủ như thúc vào
tim chị. Cái ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn sâu vào cái ánh mắt mừng rỡ đấy rồi thị trút
bỏ quần áo của Thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp lên người ông chủ. Con giống con
má đang cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào thị cầm lấy nó đưa vào cơ
thể thị, thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thỏa
mãn[47, tr. 30]. Điểm nhìn bên trong ở chiều sâu nhịp căng thẳng tâm lý giúp
người đọc lắng nghe được rõ nhất những bùng nổ khát khao của nhân vật. Y Ban để
người kể chuyện đứng ẩn đẳng sau những chi tiết, hành động, đặc biệt đứng sau
những dữ dội, nhịp đập bản năng, trao cho nhân vật độ căng nén của cảm xúc, một
cuộc bứt lên đạo đức để đến với khát vọng bản năng đích thực. Sau phút giây ấy (rất
nhanh thôi), người phụ nữ trở lại với sự tồn tại muôn đời truyền thống phẩm hạnh:
Thị sợ hãi tột cùng, thị vội vàng xả nước vào bồn, thị tắm cho ông chủ sạch sẽ, rồi thị

cũng tắm rửa. Thị xả nước và xát rất nhiều xà phòng vào thân thị, thị cọ thật mạnh.
Thị muốn lột da thị[47, tr.30]. Rồi, thị suy nghĩ về việc thị vừa làm: Đồi bại, thị
rủa mình, sao lại tệ hại đến vậy, cái thứ đàn bà xấu xa. Thị khóc nhiều lắm, khóc mụ
mị cả người, Thị ngưng khóc nhưng tim thị vẫn đau ràn rạn[47, tr. 30]. Thị úp
mặt vào ngực ông chủ khóc ồi ồi: Cu ơi chị có tội với cu quá. Chị còn mặt mũi nào
nhìn các con chị, nhìn chồng chị nữa đây. Chị không muốn sống nữa, nhưng chị
cũng không thể chếtChị cũng là con người[47, tr.31]. Có thể thấy, Y Ban không
viết sex để thương mại tác phẩm mà chị nâng niu nhân tố làm nên con người: nhân
tố bản năng. Khao khát nhất thời bùng nổ để lại cả một vệt dài mộng mị, hiện thực
xót xa, day dứt, ân hậnVậy, nhu cầu bản năng trỗi dậy kia có thể coi là phút yếu
lòng không cưỡng nổi. Người đọc cảm thông qua những dòng nước mắt mặn chát
tình đời của người đàn bà xa xứ, thân phận nhỏ bé nhưng trái tim lớn lao vô cùng.
Như thế, điểm nhìn bên trong của ẩn ức bản năng bùng nổ là điểm nhìn thấm đẫm
nhân văn.


Ai đã một lần đọc Tự chắc chắn sẽ chẳng thể dứt ra khỏi những ám ảnh tính
dục. Vẫn quan điểm thống nhất, chúng tôi coi những trang viết của Y Ban vượt lên
trên sex. ở tác phẩm này, tác giả đặt điểm nhìn bên trong vào nhân vật tôi với
câu chuyện kể của quá trình tựCâu chuyện bắt đầu từ suy nghĩ về phần
thưởng 8/3 và 20/10 (Ngày phụ nữ) mà các cơ quan tổ chức chiếu lệ ghi vào bản
thành tích hàng năm để cấp trên khen thưởng. Dịp kỷ niệm năm ấy, tôi cùng chị
em cơ quan được đi Lạng Sơn. Và chuyến đi thưởng ngày phụ nữ hôm nay, chị phải
đi tìm thứ dụng cụ để tự mình đáp ứng nhu cầu bản năng của mình. Đó là cái
chim giả. Câu chuyện của quá khứ ùa về với những hồi ức sex, hồi ức của tuổi
thanh xuân ngập tràn sức sống với những riêng tư bản năng. Đó là câu chuyện về
những người đàn ông. Trước hết, là người đàn ông số một: Người chồng của tôi,
một thuở của yêu thương mặn nồng tha thiết. Những cuộc ân ái được tôi kể ra rất
tự nhiên. Từ câu chuyện tuổi mười chín nhận lời tỏ tình, hai mươi tuổi kết hôn, yêu
nhau nồng thắm,người con trai nằm đè lên người con gái vẫn còn nguyên áo quần,

đến sau khi kết hôn ở gia đình nhà chồng, ba thế hệ trong căn phòng chật hẹp và bao
điều khó nói không có chỗ cất giấu. Vợ chồng tôi phải ra công viên để làm tình.
Xem ra, cái trò làm tình ở công viên thật là hiệu quả, cho đến hàng tuần sau chồng
tôi không còn làm giường cót ca cót két nữaChuyện trớ trêu xảy ra, tôi và
chồng trong một lần yêu mê mải thì người anh cả bất ngờ trở về. Từ sau dạo ấy,
một trấn động nào đó khiến người chồng bất lực. Mọi cố gắng đều trở lên vô nghĩa
và dường như mỗi lần cố gắng khôi phục cho chồng lại là một lần thất vọng ê chề.
Người chồng thương vợ quyết định ly hôn. Day dứt, nhưng vẫn cố níu kéo, có điều
những thôi thúc bản năng đẩy đưa, đã khiến tôi gặp người đàn ông số hai, số ba.
Nhưng, trong những cuộc ân ái vụng trộm ấy càng khiến nàng thất vọng về văn hóa
yêu, văn hóa tình dục. Và, cái chim giả tôi mua về là hậu quả của những
cuộc yêu đầy thất vọng Đồ vật vô tri đó cũng vô nghĩa trong xúc cảmCâu
chuyện bi hài, cười ra nước mắt không đơn thuần dừng lại ở thứ sex giải trí hoặc
thỏa mãn những tò mò tính dục tầm thường. Qua điểm nhìn của tôi, nhân vật trong
cuộc, tác giả muốn thấm thía những khát khao cảm xúc, những ước muốn rất đỗi đời


thường về nhu cầu bản năng. Bản năng tính dục tựa như một nhu cầu cơm ăn, nước
uống hàng ngày. Một thời, rất dài, người ta vì quan niệm đạo đức mà coi nhẹ những
nhu cầu chính đáng. Thế nên, người ta đã né tránh và cho rằng điều đó thật tế nhị
khó nói và không nên nói. Nhưng, không nên nói về những điều vốn rất đỗi xứng
đáng của ẩn ức bản năng thì chưa chắc đạo đức đã hoàn toàn đúng nghĩa của nó.
Một góc nhìn khác với Đàn bà xấu thì không có quà, I am đàn bà, nhưng, người đọc
vẫn thấy toát nên ở Tự thái độ đầy cảm thông với nhu cầu con người về bản năng. Y
Ban không dễ dãi với sex càng không ý định dùng sex để tạo sự bùng nổ và
hâm nóng truyền thông hút khách. Khi đề cập đến sex, Y Ban rất nghiêm túc và
tỏ ra có trách nhiệm. Chị trải trang viết lên mỗi cuộc đời, số phận. Chị hiểu tâm sự
của họ trong chiều sâu ẩn ức, suy nghĩ, thao thiết. Vì thế, với điểm nhìn bên trong
đặt vào nhân vật trải qua ẩn ức cảm xúc, Y Ban đã gieo ngòi bút thấm đẫm nhân đạo
vào lòng bạn đọc. Những ám ảnh về tính dục cá nhân là những ám ảnh có văn hóa từ

chiều sâu tâm lí và khát khao.
Khảo sát điểm nhìn bên trong ở nhiều tác phẩm khác của Y Ban, chúng tôi
nhận thấy sự thống nhất lẽ cảm thông cho số phận con người, những nhu cầu bản
năng chính đángTuy nhiên, không ít trang viết qua điểm nhìn này, rõ nét một Y
Ban sòng phẳng, ghét cay đắng thói tật xấu xa trong cuộc sống đời thường: đạo đức
giả, vô cảm, lọc lừa đảo điên. Nhưng, những trang viết của chị vẫn còn đó niềm tin
ngày mai thật đẹp, thật tươi sáng.
1.1.2.3. Điểm nhìn di động, sự linh hoạt cho lối kể chuyện duyên dáng.
Như phần đặt vấn đề về điểm nhìn mà chúng tôi đã trình bày: Trong truyện Y
Ban, tác giả chủ yếu sử dụng điểm nhìn bên trong, đôi khi sử dụng điểm nhìn bên
ngoài. Đặc biệt, ở nhiều truyện, nhà văn đã sử dụng điểm nhìn di động. Điểm nhìn di
động là điểm nhìn rất linh hoạt được tổ chức bởi người cầm bút. ở đó người kể
chuyện có thể dịch chuyển quan sát từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trước thế
giới hiện thực khách quan, có lúc tác giả để người kể chuyện quan sát từ điểm nhìn
bên ngoài rồi chuyển quan sát bằng điểm nhìn bên trong. Cũng có lúc, người kể
chuyện trong câu chuyện hướng thái độ, quan sát, suy ngẫm của mình sang nhân vật


×