Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.63 KB, 104 trang )

-1-

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Quang Long người
thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em rất chu đáo, nhiệt tình, trách nhiệm
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lý luận văn
học, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học - Trường ĐH Sư phạm Hà NộiII đã
tạo điều kiện và giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia về mọi mặt trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá học.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoà


-2-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoà




-3-

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 10
5.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 10
5.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 11
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
7. Dự kiến đóng góp mới ............................................................................ 11
NỘI DUNG ................................................................................................. 12
Chương 1. ................................................................................................... 12
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ ĐẶC
ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN
ĐẠI .............................................................................................................. 12
1.1. Khái niệm nhân vật văn học và vai trò của nhân vật văn học.............. 12
1.1.1. Phương diện từ ngữ ..................................................................... 12
1.1.2. Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu lí luận văn học .. 12
1.2. Vai trò của nhân vật văn học .............................................................. 15
1.3. Loại hình nhân vật văn học ................................................................ 16
1.3.1. Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ ....................... 16
1.3.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.................................. 17
1.3.3. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật .................................. 18
1.4. Một số đặc điểm cơ bản của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện
đại (từ 1945 đến nay) ................................................................................ 20

1.4.1. Nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ...... 20
1.4.1.1.Nhân vật truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 .......... 20
1.4.1.2. Nhân vật truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ......... 22
1.4.2. Nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay .... 24
Chương 2. ................................................................................................... 26


-4-

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC LOẠI NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI................................... 26
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Khải. 26
2.1.1. Khái quát về “quan niệm nghệ thuật về con người” .................... 26
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn
Khải ....................................................................................................... 29
2.1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn
Khải trước 1975 ................................................................................. 29
2.1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn
Khải kể từ 1975 đến nay..................................................................... 31
2.2. Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải ........................... 37
2.2.1. Nhân vật tư tưởng ........................................................................ 37
2.2.2. Nhân vật loại hình........................................................................ 49
2.2.3. Nhân vật lạc thời.......................................................................... 53
2.2.4. Nhân vật tha hóa.......................................................................... 59
2.2.5. Những con người đẹp của đất Hà thành....................................... 62
2.2.6. Nhân vật “tôi” với bao nỗi niềm trăn trở .................................... 65
Chương 3. ................................................................................................... 71
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN KHẢI ......................................................................................... 71
3.1. Khắc họa nhân vật từ nhiều điểm nhìn ............................................... 71

3.1.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật.................................................... 71
3.1.2. Khắc họa nhân vật bằng những điểm nhìn nghệ thuật đa dạng,
giọng điệu đa thanh ............................................................................... 71
3.2. Cá tính hóa nhân vật bằng ngôn ngữ .................................................. 77
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại như là chất vấn ............................................. 77
3.2.2. Lời thoại như một phương thức bộc lộ cá tính nhân vật ............... 80
3.3. Miêu tả tâm lý nhân vật với những biến thái rung động tinh vi........... 84
3.3.1. Tâm lý nhân vật xét ở phương diện cá nhân ................................. 84
3.3.2. Miêu tả tâm lý đám đông.............................................................. 88
3.4. Thủ pháp tương phản trong khắc họa nhân vật ................................... 90
KẾT LUẬN ................................................................................................. 95
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 101


-5-

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhân vật là một trong những phương diện quan trọng bậc nhất của
tác phẩm văn học . Do vậy, nghiên cứu văn chương từ góc độ này sẽ làm sáng
tỏ nhiều điều về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo....
Bởi xét đến cùng, văn học không thể thiếu vắng nhân vật. Nhân vật là phương
tiện cơ bản để qua đó nghệ sĩ miêu tả và thể hiện quan niệm của mình về đời
sống. Có thể thấy, văn học ở bất kỳ thời đại nào, trong bất kỳ loại thể nào
cũng đều phản ánh mối quan hệ rất mật thiết của nó đối với đời sống. Và
nhằm thể hiện được những bức tranh sinh động của đời sống, văn học phải
mượn đến nhân vật (những chủ thể nhất định) để mô hình hóa thực tại. Như
thế, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện được
nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật – một trong những thành quả nghệ

thuật quan trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn.
1.2. Nguyễn Khải (1930 - 2008) là một trong những nhà văn tiêu biểu
của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại:
truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký, tạp văn. Ở thể loại nào, ông cũng gặt hái
được những thành công và được đông đảo bạn đọc đón nhận. Do đó, nghiên
cứu thế giới nhân vật trong các sáng tác nói chung và trong truyện ngắn nói
riêng của Nguyễn Khải là rất cần thiết để tìm hiểu quá trình sáng tác cũng như
giá trị tác phẩm của nhà văn. Mặt khác, qua đây, luận văn góp thêm cơ sở
vào việc đánh giá tài năng, phong cách nghệ thuật và vị trí văn học sử của
Nguyễn Khải trong nền văn học Việt Nam.
1.3. Thực tiễn cho thấy, thế giới nhân vật của Nguyễn Khải khá phong
phú và đa dạng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng làm
nên nét độc đáo cho các sáng tác của ông. Việc tìm hiểu thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Khải có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng.


-6-

Trước hết, tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Khải từ góc nhìn này, người
nghiên cứu có cơ hội củng cố vững chắc thêm những kiến thức lí luận về nhân
vật - phương diện quan trọng nhất, của tác phẩm văn học. Mặt khác, thông
qua việc tìm hiểu một hiện tượng cụ thể nhưng mang tính điển hình như
Nguyễn Khải sẽ giúp tôi củng cố thêm những tri thức về việc nghiên cứu tác
phẩm, tác giả, trong việc nhìn nhận cái bộ phận trong mối quan hệ biện chứng
với cái toàn thể, từ đó vận dụng các phương pháp phân tích nhằm phát hiện
đúng bản chất của đối tượng.
Thứ hai, đối với người giáo viên ngữ văn, việc tìm hiểu và phân tích
yếu tố nhân vật trong tác phẩm văn học sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích
cho công tác giảng dạy. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp cho thao tác phân tích
tác phẩm, đặc biệt là phân tích nhân vật trong các bài giảng trở nên thuần thục

và hiệu quả hơn, chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên.
Xuất phát từ những lí do vừa nêu, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Hy vọng rằng, qua việc tập trung
tìm hiểu một phương diện quan trọng của truyện ngắn Nguyễn Khải, luận văn
sẽ góp thêm một tiếng nói đối với việc nhận diện giá trị tác phẩm cũng như tài
năng và phong cách truyện ngắn của Nguyễn Khải.
2. Lịch sử vấn đề
Cho tới nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các sáng tác nói
chung và thể truyện ngắn nói riêng của Nguyễn Khải. Những bài viết đó tiếp
cận truyện ngắn ông từ nhiều bình diện khác nhau. Tiêu biểu trong số này
phải kể tới Như Phong với Phương hướng tìm tòi của Nguyễn Khải qua tập
Mùa lạc (BLVH-NXBVH 4/1969). Trong bài viết này, nhà nghiên cứu đã
đánh giá cao ngòi bút Nguyễn Khải ở phương diện nhà văn đã quan tâm sâu
sắc đến số phận và hạnh phúc của con người bình thường. Tập truyện bộc lộ


-7-

giá trị nhân đạo tích cực, khơi gợi và thức tỉnh con người về thái độ sống có
trách nhiệm…
Một trong những người nghiên cứu tập trung và đưa ra nhiều nhận xét
xác đáng về truyện ngắn Nguyễn Khải, theo chúng tôi là tác giả Phan Cự Đệ.
Trên báo Văn nghệ 1969, ông đã khẳng định tài năng Nguyễn Khải trong sự
nhìn nhận, phát hiện vấn đề nhưng đồng thời cũng cho rằng nhân vật của
Nguyễn Khải mới có cái lõi của tính cách mà chưa có đầy đủ tính đa dạng
toàn vẹn của nhân vật hiện thực. Ngoài ra, ở hai chuyên luận về văn học Việt
Nam hiện đại, Phan Cự Đệ cũng dành khá nhiều tâm huyết để bàn về các sáng
tác của nhà văn này.
Khi nói về đặc điểm ngòi bút Nguyễn Khải, Chu Nga trên Tạp chí văn
học 2/1974, cho rằng: Nhân vật của Nguyễn Khải chỉ là con người chịu sự

điều khiển chứ chưa phải là con người tự làm chủ mình. Bà còn nhận xét:
hình như Nguyễn Khải xây dựng tác phẩm thường không trên cơ sở của hình
tượng mà trên cơ sở của vấn đề, một vấn đề được định ra từ trước khi tác
phẩm hình thành. Điều này chứng tỏ bà đã cảm nhận việc khắc hoạ nhân vật
không phải là mối quan tâm của ông mà cái chính là nhà văn quan tâm đến
tính vấn đề của tác phẩm.
Bước vào thập niên 80, các ý kiến của giới nghiên cứu đều xoay quanh
những sáng tác của Nguyễn Khải sau đổi mới.
Mở đầu là cuộc bàn luận đầy hào hứng, sôi nổi của hai nhà nghiên cứu
phê bình Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử về những sáng tác của Nguyễn
Khải. Hai ông đều cho rằng sáng tác của Nguyễn Khải mang cảm hứng
nghiên cứu và phân tích. Lại Nguyên Ân đưa ra ý kiến “ Diện mạo nhân vật, ở
anh Khải nhiều khi chỉ rõ nét do suy nghĩ, tư tưởng của nó” và nó giống như
một kiểu mô tả, một kiểu thể hiện những sự thật đang tồn tại một cách khách
quan.


-8-

Cùng viết về Mùa lạc, Nguyễn Văn Long trong Từ điển văn học (NXB
KHXH. 1984) đã đánh giá một cách khách quan những thành công, nét sáng
tạo của Nguyễn Khải trong việc phản ánh hiện thực mà nổi bật là nhà văn đã
“Tập trung soi rọi mối quan hệ giữa những con người trong xã hội mới”. Và
đi đến nhận xét: “Mùa lạc được viết bằng ngòi bút phân tích tâm lý vừa sắc
sảo vừa ấm áp tin yêu, có nhiều trang miêu tả con người và khung cảnh thiên
nhiên với những vẻ đẹp trong sáng, bình dị”.
Nhà văn Ngô Thảo trong Sự hình thành và phát triển của đội ngũ nhà
văn kiểu mới ( Một thời đại văn học mới. 1987) đã chỉ ra thế mạnh của cây
bút này. Đó là sự sắc sảo, tinh tường trong khả năng nhận xét vì thế mà "tính
cách nhân vật được tác giả nêu ra bằng nhận xét, phân tích nhiều hơn bằng sự

miêu tả hành động hoặc bằng cá tính hoá ngôn ngữ: Đó là thế mạnh cũng là
nguyên nhân của những nhược điểm trong việc khắc hoạ nhân vật của
Nguyễn Khải".
Về nhân vật Nguyễn Khải trong các truyện ngắn gần đây, Đinh Quang
Tốn khi giới thiều về tập truyện Hà nội trong mắt tôi cũng cho rằng: “Các
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải chỉ là những quân cờ trong tay ông
phục vụ ý đồ chiến lược của ông đã vạch sẵn”[19,tr42].
Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải đã nhận
định: nhân vật Nguyễn Khải gần đây đa dạng, phong phú hơn, sáng tác
Nguyễn Khải những năm gần đây thể hiện cuộc đối thoại lớn giữa ngòi bút
Nguyễn Khải hôm nay và những trang viết mấy chục năm qua.
Ở phương diện thi pháp, Bích Thu trong Giọng điệu trần thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay [43,tr127] đã chỉ ra tính
phức hợp, đa giọng điệu, đa âm thanh của lối văn hiện đại Nguyễn Khải.
Trong bài viết này, tác giả đã có một nhận xét quan trọng về nhân vật của
Nguyễn Khải: “Nhà văn không chủ trương xây dựng tính cách, hình tượng


-9-

khách quan của nhân vật mà xây dựng ý kiến của nhân vật về bản thân nó, về
thế giới của nó”.
Đào Thuỷ Nguyên trong Phong cách hiện thực tỉnh táo và thế giới
nhân vật Nguyễn Khải trên Tạp chí tác phẩm mới số 3.1998, cũng khẳng định
sự phong phú của thế giới nhân vật Nguyễn Khải thể hiện ở chỗ bao gồm
“nhiều kiểu người, đại diện cho những tầng lớp nghề nghiệp và trình độ xã
hội khác nhau”, chúng tỏ sự am hiểu của nhà văn cả về bề rộng và bề sâu tâm
lý, tính cách của nhiều kiểu người trong xã hội.
Nguyễn Thị Bình trong Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết TCVH số
7,1998, đã diện phong cách văn xuôi Nguyễn Khải là có khả năng biết thích

ứng và có một tư duy tiểu thuyết. Chính những yếu tố ấy đã khiến Nguyễn
Khải luôn là gương mặt đáng chú ý của văn xuôi đương đại nước ta. Khi nói
về nhân vật mà Nguyễn Khải ưa thích, tác giả cho rằng “Trí tuệ là phẩm chất
hàng đầu của các nhân vật mà nhà văn tâm đắc” và “ Nguyễn Khải đặc biệt
say mê loại nhân vật có khả năng thích ứng với thời thế”. Nét nổi bật ở văn
xuôi Nguyễn Khải là sự quan tâm đến tư tưởng vì thế “ Nhân vật truyện là
nhân vật tư tưởng”.
Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, chưa có công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
một cách qui mô, hệ thống. Hầu hết các bài viết chỉ dừng lại ở việc khai thác
một vài khía cạnh của tác phẩm, bàn về thi pháp học, phong cách của Nguyễn
Khải… Vì thế, luận văn này sẽ đi sâu khai thác phương diện nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Khải. Trên cơ sở đó, góp phần làm rõ hơn về sáng tác
của ông đồng thời khẳng định thêm tính hữu hiệu của việc nghiên cứu văn
học từ sự phân tích thế giới nhân vật.


- 10 -

3. Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng lí thuyết về nhân vật văn học vào nghiên cứu truyện ngắn
Nguyễn Khải nhằm chỉ ra những nét độc đáo của thế giới nhân vật được thể
hiện cụ thể qua các dạng thức và đặc điểm nhân vật, qua nghệ thuật xây dựng
nhân vật của nhà văn.
- Từ kết quả nghiên cứu đã thu được, luận văn góp phần làm sáng rõ
hơn cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dựa trên những khái niệm về nhân vật văn học đã được các công trình
nghiên cứu chuyên biệt xây dựng, chúng tôi sẽ tìm hiểu yếu tố nhân vật trong
tác phẩm văn học của nhà văn từ góc độ ứng dụng những lý thuyết đó vào

một trường hợp cụ thể, mang tính điển hình, đồng thời cũng góp phần kiểm
nghiệm tính khoa học của những lý thuyết đó.
- Khảo sát và phân tích các truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải, đặt
chúng trong mối tương quan với một số hiện tượng văn học đương thời. Trên
cơ sở đó, thấy được quan niệm nghệ thuật về con người và chỉ ra được những
kiểu loại nhân vật chủ yếu trong sáng tác của ông qua mỗi giai đoạn (trước và
sau 1975).
- Phát hiện ra những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật của Nguyễn Khải.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ thế giới nhân vật trong các truyện
ngắn, truyện vừa của ông (khái niệm truyện ngắn hay vừa cũng chỉ mang ý
nghĩa tương đối). Mục đích của luận văn là tìm hiểu sự biểu hiện phong phú,
độc đáo của thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải (quan niệm


- 11 -

nghệ thuật về con người, các dạng thức nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân
vật).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát các truyện của Nguyễn Khải từ khi vào
nghề cho đến khi ông mất, trong đó tập trung vào những tác phẩm tiêu biểu
nhất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp hệ thống
6.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
6.3. Phương pháp so sánh
7. Dự kiến đóng góp mới

7.1. Luận văn là công trình nghiên cứu thế giới nhân vật thuộc thể loại
truyện ngắn và vận dụng lý thuyết nhân vật để nghiên cứu hệ thống tác phẩm
văn học của một nhà văn trong sự vận động của đời sống và của nhận thức, tư
duy văn học trong những giai đoạn lịch sử cụ thể.
7.2. Phát hiện được các kiểu loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn
Nguyễn Khải giai đoạn trước và sau năm 1975, đồng thời chỉ ra những nét
đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm của ông.
7.3. Góp phần làm rõ cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, những
đóng góp và vị trí văn học sử của Nguyễn Khải trong dòng chảy văn học dân
tộc.


- 12 -

NỘI DUNG
Chương 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Khái niệm nhân vật văn học và vai trò của nhân vật văn học
1.1.1. Phương diện từ ngữ
Thuật ngữ nhân vật xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona, tiếng
Anh: personage, tiếng Nga: personaj). Theo tiếng Hy Lạp cổ, persona lúc đầu
có nghĩa là "chiếc mặt nạ" - một dụng cụ biểu diễn của diễn viên trên sân
khấu. Về sau, từ này được dùng phổ biến hơn và trở thành thuật ngữ chỉ nhân
vật văn học.
Ở một khía cạnh nào đó thuật ngữ “nhân vật” có điểm gặp gỡ với thuật
ngữ “vai” và “tính cách”. Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng hai thuật
ngữ này thay cho nhân vật văn học. Thuật ngữ “vai” nhấn mạnh đến tính chất
hành động của cá nhân, phù hợp với loại “nhân vật hành động”. Còn thuật

ngữ “tính cách” lại chỉ những nhân vật có tính cách. Tuy nhiên không phải
nhân vật nào cũng hành động và cũng không phải nhân vật nào cũng mang
tính cách rõ nét. Như vậy, thuật ngữ “vai” và “tính cách” có nội hàm hẹp hơn
“nhân vật”, chúng không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau của
các loại nhân vật trong sáng tác văn học. Bởi vậy, “nhân vật” chính là thuật
ngữ đúng đắn và đầy đủ nhất.
1.1.2. Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu lí luận văn học
Nhân vật là khái niệm được dùng trong nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu
nhất vẫn là nghệ thuật. Về khái niệm nhân vật văn học, giới nghiên cứu, phê
bình đã đưa ra khá nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân quan niệm:


- 13 -

“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong
cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người. Một trong
những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ.
Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các
sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người”[2,tr
241].
Với khái niệm này, tác giả đã xem xét nhân vật trong mối tương quan
với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, khuynh hướng, trường phái văn
học.
Các tác giả trong Từ điển văn học lại nhìn nhận nhân vật ở khía cạnh
vai trò, chức năng của nó đối với nội dung và hình thức của tác phẩm:
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để
bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính
chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập

trung giá trị tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm văn học” [36,tr86].
Trong giáo trình Lý luận văn học, GS Trần Đình Sử cho rằng: “Nói đến
nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám,
Thạch Sanh, Thúy Kiều,… Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ,
một mụ nào trong “Truyện Kiều”, những kẻ đưa tin, lính hầu, chạy hiệu
thường thấy trong kịch. Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại,
thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang
nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể được thể hiện bằng những
hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy
đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác
phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại


- 14 -

có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có
cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ
tình.[…] Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ
một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm.[…]
Nhưng chủ yếu vẫn là con người trong tác phẩm.[…] Nhân vật văn học là một
hiện tượng ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra” [39,tr277-278].
Có thể nói, đây là quan niệm khá cụ thể, chi tiết về nhân vật văn học.
Còn đây là cách nhìn nhận về nhân vật của GS Hà Minh Đức:“Nhân vật văn
học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao
chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua
những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Và cần chú ý thêm một
điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi
rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc
không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác

phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng,
tính cách con người… Cũng có khi đó không phải là những con người hoặc
có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [11,tr 126].
F. Đôxtôiepxki thì cho rằng, với văn học, toàn bộ vấn đề là ở tính cách,
nghĩa là nếu nhà văn xây dựng được nhân vật có khả năng “ găm” nó vào trí
nhớ người đọc thì đó là dấu hiệu của sự thành công.
Trên đây là một số quan niệm về nhân vật văn học của các nhà nghiên
cứu, phê bình trong nước. Những quan niệm này nhìn nhận nhân vật ở nhiều
khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có sự gặp gỡ nhau ở một số điểm
nhất định như: nhân vật là đối tượng mà văn học miêu tả, được xây dựng bằng
những phương tiện nghệ thuật nhằm phản ánh đời sống hiện thực; là yếu tố cơ
bản nhất của tác phẩm, mang tính ước lệ và thể hiện sự sáng tạo của nhà văn.


- 15 -

Với tầm quan trọng quan trọng như thế, nhân vật trở thành đối tượng không
thể bỏ qua khi tìm hiểu, nghiên cứu sáng tác của một nhà văn nào đó.
1.2. Vai trò của nhân vật văn học
Nhân vật là thành tố quan trọng, là “tín hiệu thẩm mĩ lớn nhất của
truyện” [20;tr 43], quyết định lớn đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm
văn học. Vai trò của nhân vật được thể hiện cụ thể ở một số bình diện cơ bản
sau:
Thứ nhất, nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát những quy luật
của đời sống, thể hiện sự nhận thức, lí giải và ước mơ về con người. Nhà văn
sáng tạo ra nhân vật là nhằm thể hiện những con người xã hội cụ thể, cá biệt
đồng thời qua đó, bộc lộ quan niệm về chính những cá nhân ấy. Nói khác đi,
nhân vật là phương tiện để khái quát các loại tính cách, số phận con người và
các quan niệm về chúng.
Về cơ bản, nhân vật dưới mọi hình thức biểu hiện đều thường có tính

cách. Trên một ý nghĩa khái quát nhất, tính cách là sự thể hiện các phẩm chất
xã hội lịch sử của con người thông qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với
phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách là một hiện tượng xã hội lịch sử, lịch
sử, do đó chức năng định hướng giá trị của nhân vật cũng mang tính lịch sử.
Thứ hai, nhân vật là "công cụ" dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống.
Nói khác đi, nó là chiếc chìa khóa quan trọng giúp nhà văn mở rộng các mảng
đề tài mới, rộng lớn và sâu sắc. Mỗi nhân vật văn học sẽ cung cấp cho nhà
văn và bạn đọc một điểm nhìn để khám phá đời sống.
Thứ ba, nhân vật là nơi thể hiện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật cũng
như lý tưởng thẩm mĩ của tác giả về cuộc đời và về con người. “Nhân vật văn
học được sáng tạo ra, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối
với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời,
xót xa cho nhân vật là xót xa cho đời. Do vậy tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu


- 16 -

cách hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con người” [28, tr 96]. Thông qua
nhân vật, nhà văn bao giờ cũng gửi gắm, một quan niệm, một triết lí nào đó
về đời sống và về con người. Chẳng hạn, các nhân vật của Victor Hugo trong
Những người khốn khổ và Nhà thờ Đức Bà thể hiện rõ tư tưởng chống pháp
luật bất công và định kiến xã hội. Trong các sáng tác của văn học hiện đại,
nhân vật thường là nơi thể hiện trạng thái nhân sinh nào đó. Qua nhân vật
Santiago trong Ông già và biển cả, Hemingwey đã ca ngợi bản lĩnh kiên
cường, tinh thần không cam chịu thất bại của con người…
Thứ tư, nhân vật đóng vai trò quyết định tạo nên mối liên kết giữa các
yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm. Nói như G. N. Pospelov thì: “Nhân vật
là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần
lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [39;
tr157]. Với chức năng này, nhân vật góp phần quan trọng trong việc tạo nên

tính chỉnh thể sống động của tác phẩm văn học.
Như vậy, những nhận thức về nhân vật văn học và vai trò của nó như
đã trình bày ở trên là vô cùng cần thiết đối với người nghiên cứu. Hệ thống
các khái niệm vừa nêu sẽ là nền tảng lí luận cơ sở vững chắc, phục vụ đắc lực
cho quá trình nghiên cứu đề tài khoa học đã chọn.
1.3. Loại hình nhân vật văn học
1.3.1. Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ
Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm văn học,
người ta chia nhân vật văn học thành: nhân vật chính, nhân vật trung tâm,
nhân vật phụ.
1.3.1.1. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò then chốt trong truyện.
Đó là những con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ
sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của tác phẩm. Các nhân vật Thuý Kiều,
Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến… là những


- 17 -

nhân vật chính trong Truyện Kiều; Chí Phèo, Bá Kiến trong Chí Phèo; Chiến
tranh và hoà bình có hàng chục nhân vật chính…
1.3.1.2. Nhân vật trung tâm là loại nhân vật qui tụ các mối mâu thuẫn
của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm có ý nghĩa xuyên
suốt tác phẩm từ đầu đến cuối. Các nhân vật: Đôn Kihôtê (Đônkihôtê- Nhà
quý tộc tài ba xứ Mantra); Tào Tháo, Lưu – Quan – Trương, Tôn Quyền (
Tam quốc diễn nghĩa); Thuý Kiều (Truyện Kiều), Chí Phèo (Chí Phèo), chị
Sứ (Hòn đất)… có thể xem là những nhân vật trung tâm của tác phẩm.
1.3.1.3. Nhân vật phụ là nhân vật mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng
có tính chất phụ trợ, bổ sung nhưng không thể coi nhẹ nhân vật phụ. Nhân vật
phụ làm nhiệm vụ soi sáng cho nhân vật trung tâm, vấn đề trung tâm của tác
phẩm, góp phần thể hiện sự đa dạng, sinh động của bức tranh đời sống được

miêu tả. Likhazev cho rằng: “Vai trò của các nhân vật phụ thường là ở chức
năng dây cót là cho bộ máy của cốt truyện vận động”. Có thể thấy đặc điểm
này qua nhân vật: Thuý Vân, Vương Quan, vãi Giác Duyên (Truyện Kiều);
Binh Chức, Năm Thọ, Thị Nở (Chí Phèo); thầy thơ lại (Chữ người tử tù).…
1.3.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
Xét về phương diện tư tưởng, về quan hệ thuận – nghịch đối với lí tưởng, có thể chia nhân vật thành: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
1.3.2.1. Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) đối lập với nhân vật
phản diện, là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp
đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề
cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lí tưởng - xã hội thẩm
mĩ nhất định. Chẳng hạn, các nhân vật Nữ Oa, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sọ
Dừa, anh Khoai; các nhà nho, các bậc trượng phu tiết tháo, những anh hùng
cứu nước (Lê Lợi, nghĩa sĩ Cần Giuộc)…


- 18 -

1.3.2.2. Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) là nhân vật mang những
tính cách xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu
tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định. Có thể thấy rõ kiểu
nhân vật này thông qua hình tượng: mẹ con Cám (trong truyện Tấm Cám), Mã
Giám Sinh, Sở Khanh (trong Truyện Kiều)…
1.3.3. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật
1.3.3.1. Nhân vật dẹt (E.M. Forster):là loại nhân vật không được khắc
hoạ đầy đặn các mặt, ít “giống thực” nhất theo đánh giá của một kiểu tri giác
đơn giản về nghệ thuật. Nhân vật dẹt bao gồm:
+ Nhân vật chức năng (mặt nạ) – Theo L. Ghinzburg, đây là loại nhân
vật chủ yếu xuất hiện trong văn học cổ trung đại (nhất là ở cổ tích), được
“giao nhiệm vụ” thực hiện một chức năng cố định nào đó trong tác phẩm và
trong phản ánh đời sống. Nhân vật chức năng không có đời sống nội tâm, các

phẩm chất, đặc điểm luôn tồn tại như một hằng số và nó hành động gần như
theo công thức định sẵn. Vì điều này mà nhân vật chức năng dễ trở thành một
ý niệm hay một biểu tượng trong đời sống tinh thần và được hình thức hoá
trong sáng tác. Trong các tác phẩm văn học dân gian, nhân vật thường là nhân
vật chức năng (nhân vật “mặt nạ”). Đó là loại nhân vật có phẩm chất, đặc
điểm cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự
tồn tại và hành động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong
truyện và trong phản ánh đời sống. Chẳng hạn như, các anh hùng xuất hiện là
để đánh trăn tinh, yêu quái, phù thuỷ cứu người đẹp; công chúa và vua cha
thường bị nạn, được cứu và cuối cùng là phần thưởng cho người anh hùng;
thần tiên, ông Bụt thường đóng vai trò an ủi, thử lòng tốt, ban hạnh phúc; kẻ
địch chuyên làm ác về sau bị trừng trị.
+ Nhân vật loại hình : Theo L. Ghinzburg, nhân vật loại hình là loại
nhân vật có thể đứng ra làm đại diện cho một loại người nhất định trong đời


- 19 -

sống, do chỗ nó thể hiện được những nét đặc trưng, ổn định và bất biến ở
phẩm chất xã hội, đạo đức, tính cách của loại người đó. Ví dụ như: Acpagông
(Lão hà tiện - Môlie) khái quát cho loại người hà tiện, keo kiệt, Tactuyf tiêu
biểu cho thói đạo đức giả... Khi xây dựng nhân vật loại hình, điều nhà văn
quan tâm nhất là làm sao chỉ ra được nét khu biệt về tính cách xã hội của một
loại người nào đó, vì vậy thủ pháp mô hình hoá được vận dụng triệt để. Tính
“phạm trù” là hạt nhân cấu trúc của loại nhân vật này, do vậy trong nhiều
trường hợp, nhân vật loại hình có thể trở thành điển hình tính cách.
1.3.3.2. Nhân vật tròn (E.M. Forster): là loại nhân vật được khắc hoạ,
ngắm nhìn trên nhiều bình diện, đưa tới cho độc giả cảm tưởng “thực”, như
cảm tưởng trong ta khi ta đi quanh một bức tượng tròn.
Nhân vật tròn thực chất cũng là nhân vật tính cách (theo một cách gọi

tên khác của L. Ghinzburg). Đó là loại nhân vật mà sức hấp dẫn chủ yếu của
nó không nằm ở phẩm chất “loại” trừu tượng như nhân vật loại hình , mà nằm
ở cá tính cùng cấu trúc phức tạp của nó. Nhân vật tính cách thường đa diện,
chứa đầy mâu thuẫn, và chính những mâu thuẫn ấy làm cho tính cách không
tĩnh tại mà vận động, phát triển, đôi khi làm bất ngờ cả người sáng tạo ra nó.
Cấu trúc của nhân vật tính cách phản ánh một trình độ cao của văn học trong
vấn đề khái quát và chiếm lĩnh thực tại. Chẳng hạn, có thể thấy, mầm mống
của nhân vật tính cách trong tác phẩm của Tư Mã Thiên, Shakespeare,
Xécvantetx... Đến chủ nghĩa hiện thực, kiểu nhân vật tính cách thực sự chín
muồi trong sáng tác của Banzăc, Xtăngđan, Puskin, Đôtôiepxki, Nguyễn Du...
Nhân vật tâm lí là một hình thái cụ thể của nhân vật tính cách. Với loại
nhân vật này, tâm lực nhà văn dồn vào việc tái hiện “hiện thực tâm lí”, vào
những hành động bên trong chứ không phải hoạt động bên ngoài của nhân
vật. Hiện thực tâm lí không chỉ làm nên nhân vật mà còn làm nên chính câu
chuyện – những “Truyện không có cốt truyện”.


- 20 -

Nhân vật tư tưởng: là loại nhân vật có nhiều điểm tương đồng với nhân
vật chức năng và có hạt nhân cấu trúc là một tư tưởng, một ý thức. Xây dựng
loại nhân vật này nhà văn nhằm tới việc phát biểu hoặc tuyên truyền cho một
tư tưởng nào đó về đời sống, và việc phát biểu, tuyên truyền đó thậm chí đôi
khi được thực hiện lộ liễu, không cần che giấu. Sự đa dạng của tính cách bị
tổn thất. “Tầm vóc” của những nhân vật này được qui định bởi tầm vóc tư
tưởng mà tác giả muốn biểu đạt.
Tóm lại, sự phân loại nhân vật văn học như trên chỉ có ý nghĩa tương
đối. Loại nhân vật nào cũng có sự hấp dẫn riêng của nó. Không thể đem tiêu
chí của nhân vật này để đánh giá khiên cưỡng nhân vật kia và ngược lại cũng
vậy.

1.4. Một số đặc điểm cơ bản của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam
hiện đại (từ 1945 đến nay)
1.4.1. Nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Lịch sử văn học dù ở giai đoạn nào cũng có mối quan hệ rất mật thiết
với lịch sử xã hội. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 diễn ra trong
hoàn cảnh hai cuộc kháng chiến của dân tộc, do vậy không thể không chịu sự
chi phối đặc biệt của hoàn cảnh lịch sử. Tìm hiểu đặc điểm nhân vật trong
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này chúng ta không thể không đặt nó trong
mối quan hệ với đời sống lịch sử xã hội và bối cảnh chung của nền văn học
dân tộc. Để nhận diện rõ nét đặc điểm cũng như sự vận động biến đổi của
nhân vật truyện ngắn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, dưới
đây chúng tôi xin hệ thống lại những vấn đề mà giới nghiên cứu đã đánh
giá(trong đó có một phần là ý kiến của chúng tôi) theo các mốc thời gian được
xác định như sau:
1.4.1.1.Nhân vật truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954


- 21 -

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, nhân vật quần
chúng được xem là "một phát hiện nghệ thuật quan trọng bậc nhất" của văn
học thời kì này và nó còn chi phối, để lại dấu ấn trong cả văn học thời chống
Mĩ. Dĩ nhiên là, ở giai đoạn sau, nhân vật quần chúng sẽ có sự vận động và
được khai thác, khám phá trên những bình diện mới gắn liền với các đặc điểm
của bối cảnh chính trị, văn hóa xã hội… Có thể thấy, nhân vật quần chúng
xuất hiện trong các truyện ngắn thời kì này được chú trọng khai thác ở tư cách
con người chính trị, con người công dân. Cuộc cách mạng dân tộc đã giác ngộ
tinh thần yêu nước, ý thức công dân và giai cấp cho đông đảo quần chúng, tập
hợp họ vào nhiều tổ chức chính trị của Đảng. Lúc này con người của gia đình,
làng xóm trở thành con người của dân tộc, giai cấp và đời sống cộng đồng.

Nhân vật trong truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1954 hội tụ được những nét tâm
lí chung của quần chúng như: lòng yêu được, căm thù giặc, tình nghĩa đồng
bào, tình cảm gắn bó sâu nặng giữa tiền tuyến và hậu phương… Điều này thể
hiện đậm nét qua hình ảnh anh thanh niên (trong Đôi mắt của Nam Cao) vác
bó tre trên vai đi cản cơ giới địch say sưa đọc thuộc lòng ba giai đoạn của
cuộc kháng chiến với một nhiệt hứng cao độ, hay niềm tự hào làng kháng
chiến của các nhân vật trong tác phẩm Làng của Kim Lân… Nhân vật giai
đoạn này thường được miêu tả trong các biến cố lịch sử và các hoạt động rộng
lớn, sôi nổi của cách mạng và kháng chiến hơn là những biến cố đời tư của
cuộc sống thường nhật. Do thế, nó cũng được hoạt động trong một không gian
mang tính xã hội rộng lớn.
Trong nhiều truyện ngắn của văn học kháng chiến chống Pháp, hình
tượng đám đông và hình tượng tập thể quần chúng được các nhà văn khắc họa
nổi bật. Họ phần nhiều được thể hiện trong hành động và các quan hệ hướng
ngoại còn thế giới nội tâm tuy cũng được nói tới nhưng thiếu sự khai thác kĩ
lưỡng và phân tích cặn kẽ. Các nhà văn chủ yếu chỉ miêu tả những nét tâm lí


- 22 -

tiêu biểu của quần chúng mà thôi. Cũng cần nói thêm là, các qúa trình tâm lí ở
nhân vật nếu có được miêu tả thì thường khuôn theo một hướng đặc thù đó là
đi từ ngộ nhận đến thức tỉnh, từ căm thù đến hành động, hoặc từ giác ngộ thấp
đến giác ngộ cao hơn… Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài tuy được
đánh giá cao về nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật nhưng xét đến cùng nó
vẫn không đi ra ngoài đường biên đã nói ở trên.
Nhìn chung, nhân vật trong truyện ngắn thời kháng chiến chống Pháp
chủ yếu là con người quần chúng, trong sáng, dứt khoát, toàn tâm vì sự
nghiệp chung của dân tộc, của đất được và hòa mình trong tập thể. Do đó,
nhân vật thường ít có những biểu hiện dằn vặt, suy tư, ít được khắc họa cá

tính và quá trình tâm lí cụ thể riêng biệt. Tuy vậy, nhân vật thời kì này lại quy
tụ được những nét tâm lí và tính cách dân tộc, tính cách quần chúng và dấu ấn
của thời đại đã sản sinh ra nó.
1.4.1.2. Nhân vật truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1975, để đáp ứng
yêu cầu chính trị, tư tưởng của thời đại, văn học giai đoạn này hướng đến xây
dựng những con người mới luôn đề cao tinh thần trách nhiệm đối với cộng
đồng và vững vàng về lập trường giai cấp. Vì vậy, đọc các sáng tác văn học
thời kì này nói chung, truyện ngắn nói riêng thấy nổi lên hình tượng những
con người cộng đồng, con người hài hòa trong sự thống nhất riêng - chung.
Những nhân vật là cán bộ nông thôn thường trở thành những mẫu người tích
cực tiêu biểu. Họ luôn phải hi sinh lợi ích riêng, gia đình nghèo khó, ít quan
tâm được đến gia đình riêng vì còn phải dành thời gian cho công việc chung
của tập thể. Có thể thấy rõ đặc điểm vừa nêu qua rất nhiều nhân vật trong
truyện ngắn trước 1975 như Nhẫn trong Cỏ non, Biền trong Tầm nhìn xa...
Nhân vật trở thành một phương tiện quan trọng để khám phá lịch sử. Nó là


- 23 -

nơi thể hiện tập trung cái nhìn lí tưởng hóa của nhà văn về đời sống và về con
người. Con người trong văn học lúc đó phải là con người mang lí tưởng và
tầm vóc cao cả, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, tự nguyện
hi sinh "cái tôi" cho "cái chung". Nhân vật vì thế mang tầm vóc con người sử
thi. Họ đại diện đầy đủ cho tầm vóc, sức mạnh, ý chí và khát vọng của cộng
đồng, dân tộc, đất nước. Xuất hiện với tư thế người anh hùng toàn vẹn, nhân
vật trong văn học 1954 - 1975 được chú ý miêu tả ở nhiều phương diện như: ý
thức - tư tưởng, ý chí và niềm tin, hành động anh hùng, đời sống tình cảm, vẻ
đẹp tâm hồn… Những đặc điểm vừa nêu hội tụ khá đầy đủ qua các nhân vật
Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Nguyệt và Lãm trong Mảnh

trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu… Mặt khác, nhân vật thời kì này còn
được ví như "một sản phẩm hoàn hảo của hiện thực cách mạng là cống hiến
của văn học với tư cách một mặt trận tư tưởng" [8,tr.66]. Khi vấn đề sống còn
của dân tộc được đặt lên hàng đầu thì mọi quyền lợi, mọi phép ứng xử của
con người phải được nhìn nhận minh bạch, rạch ròi theo tiêu chuẩn "địch ta", giữa các nhân vật tồn tại một nguyên tắc thống nhất "muôn người như
một". Do vậy, trong các truyện ngắn giai đoạn trước 1975, chúng ta thường
bắt gặp kiểu nhân vật luôn sẵn sàng và tự nguyện "hòa tan" trong cộng đồng.
Mọi mối quan hệ xã hội của các nhân vật đến bản thân cá nhân mỗi người đều
được nhìn nhận, đánh giá theo những tiêu chuẩn chung. Chẳng hạn, trên tinh
thần đề cao phẩm chất hi sinh vì vận mệnh của tổ quốc, người ta nêu lên chân
lí "Tổ quốc hay là chết". Và, ta đã thấy xuất hiện những nhân vật như chị Út
Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi) với câu nói đầy chí khí: "Đánh Tây
sướng bằng tiên chứ cực gì", hoặc cụ Mết (Rừng xà nu - Nguyễn Trung
Thành) với niềm tin cách mạng và lòng quyết tâm cao độ: "Cán bộ là Đảng.
Đảng còn thì núi nước này còn", "chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo!"…


- 24 -

Như vậy, nhân vật trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 nói
chung và trong thể truyện ngắn nói riêng chủ yếu là những con người quần
chúng, con người mới hoặc con người mang đậm tính sử thi, luôn "trùng khít
với địa vị xã hội" của mình. Vì vậy, nhân vật văn học thời kì này, bên cạnh
mặt tích cực như đáp ứng được sứ mệnh lịch sử xã hội đã không tránh khỏi
những hạn chế như sa vào tính chất minh họa, bị biến thành loa phát ngôn cho
tư tưởng của nhà văn và thời đại. Nhân vật thiếu chiều sâu, là những con
người "đơn trị, dễ hiểu, đẹp đến mức hoàn hảo, thánh thiện".
1.4.2. Nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay
Sau năm 1975, đất nước thống nhất và bước vào thời kì mới. Những

biến chuyển to lớn của đời sống chính trị - xã hội có tác động mạnh mẽ đến
đời sống văn học. Lúc này, sự trỗi dậy mãnh liệt của ý thức cá nhân là một
trong những vấn đề nổi bật được đề cập đến trong văn học sau 1975. Nếu
trước năm 1975, nhân vật thường là phương tiện để nhà văn minh họa con
người theo tiêu chí giai cấp, chú trọng nhiều đến tính chung mà xem nhẹ yếu
tố riêng tư, cá biệt của con người thì sau 1975 nhân vật đã bắt đầu được xem
xét và miêu tả với tư cách con người cá nhân nhiều hơn. Xuất phát từ những
cái nhìn mới về con người, sáng tác văn học thời kì này nói chung và truyện
ngắn nói riêng xây dựng những kiểu nhân vật phong phú, đa dạng. Nó không
còn là "con người trùng khít với chính mình" nữa mà là con người phức tạp,
đa diện và đầy bí ẩn. Nhân vật không khoác trên mình tấm áo lí tưởng đẹp đẽ
và hoàn hảo giống như thời đại trước mà hiện ra với tất cả những biểu hiện
phong phú của con người đời thường phàm tục. Những diễn biến phức tạp của
đời sống, những giằng xé nội tâm nhiều khi khiến con người như bị phân thân
và biến dạng. Trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người họa sĩ
luôn phải đối diện với chính mình và đã có nhiều sự chất vấn diễn ra trong nội
tâm. Rõ ràng, nếu đem đối sánh với các giai đoạn văn học trước đó thì có thể


- 25 -

thy mt c im ni bt ca nhõn vt truyn ngn thi kỡ ny l ớt cú con
ngi p v hon ho. Ngi c thng nhn ra trong ú mt th gii nhõn
vt ging nh nhng con ngi i thng, phm tc vi bit bao biu hin
phong phỳ, phc tp v c s bớ n. Cỏc phng din tớnh cỏch, cỏ tớnh, s
phn v nhng vn riờng t ca nhõn vt cha bao gi c phi by c
th, sng ng nhiu mt n th nh giai on vn hc ny. Nhà văn nhận
diện con người đích thực với nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng trong nhu
cầu tự ý thức, có sự hòa hợp giữa con người xã hội - con người tự nhiên - con
người tâm linh, con người trong sự thống nhất giữa ánh sáng và bóng tối, cao

cả và thấp hèn, ý thức và vô thức, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường,
con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát... Đặc
biệt, các nhà văn chú trọng thể hiện con người trong đời sống bản năng tự
nhiên và đời sống tâm linh bí ẩn, kì diệu, đầy ám ảnh. Cú th thy rừ nhng
c im va nờu qua cỏc nhõn vt trong Khụng cú vua, Nhng ngi th x,
Con gỏi thy thn ca Nguyn Huy Thip hay Anh lớnh Tony D v ng ụ la
v i ca Lờ Minh Khuờ, cỏc nhõn vt ca Bo Ninh, Nguyn Quang Lp
Qua th gii nhõn vt trong vn hc sau 1975 núi chung v truyn ngn
núi riờng, thy rừ tinh thn i thoi ca vn hc thi kỡ ny vi kiu xõy
dng nhõn vt cũn cú phn gin n, phin din khụng ớt s khiờn cng ca
vn hc giai on trc. iu y cho thy nhng vn ng, bin chuyn ln
trong t duy ngh thut ca nh vn qua mi chng ng, mi thi kỡ sỏng
tỏc. ú cng l s thay i cn thit mang li din mo mi cho nn vn hc
nc nh.


×