Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI tập THÁNG THỨ HAI (TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.56 KB, 11 trang )

BÀI TẬP THÁNG THỨ HAI (TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ).
NHÓM 7 – LỚP DS40A.

I. Phần thứ nhất: Hình thức sở hữu.
Câu 1: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong
BLDS.
- Có 6 hình thức sở hữu trong BLDS 2005.
- Các hình thức sở hữu:
+ Sở hữu nhà nước (Điều 200 đến Điều 207, BLDS 2005).
+ Sở hữu tập thể (Điều 208 đến Điều 210, BLDS 2005).
+ Sở hữu tư nhân (Điều 211 đến Điều 213, BLDS 2005).
+ Sở hữu chung (Điều 214 đến Điều 226, BLDS 2005).
+ Sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Điều 227 đến Điều 229, BLDS
2005).
+ Sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp (Điều 230 đến Điều 232, BLDS 2005).
Câu 2: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong
BLDS.
- Có 3 hình thức sở hữu trong BLDS 2015.
- Các hình thức sở hữu:
+ Sở hữu toàn dân (Điều 197 đến Điều 204, BLDS 2015).
+ Sở hữu riêng (Điều 205 đến Điều 206, BLDS 2015).
+ Sở hữu chung (Điều 207 đến Điều 220, BLDS 2015).
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi về hình thức sở hữu giữa hai Bộ luật trên.
- Sở hữu toàn dân (BLDS 2015) - sở hữu Nhà nước (BLDS 2005).

1


Trong BLDS 2005 quy định: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai,
rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài


nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và
tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do
pháp luật quy định”.
Còn BLDS 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý
là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý”.
Xét thấy hai hình thức này đều được giải thích theo cách giống nhau tuy nhiên việc thay đổi
từ sở hữu Nhà nước thành sở hữu toàn dân đã góp phần làm rõ hơn nội dung, bản chất của loại
hình sở hữu này.
- Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể (BLDS 2005) - sở hữu riêng (BLDS
2015):
Nếu trong BLDS 2005, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức được phân chia
thành các mục khác nhau thì tại BLDS 2015, 3 loại hình sở hữu này được gộp thành sở hữu
riêng: “1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.." (Khoản 1, Điều 205,
BLDS 2015). Việc gộp chung lại nhằm tạo sự ngắn gọn, tránh rườm rà, gây trở ngại cho việc
áp dụng pháp luật.
- Sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung (BLDS 2005) - sở hữu chung (BLDS
2015):
Nếu trong BLDS 2005, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể mặc dù vẫn có hình thức thuộc
sở hữu chung song lại thuộc mục riêng thì trong BLDS 2015, các loại hình trên được gộp
thành hình thức sở hữu chung. Cũng giống như việc gộp sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở
hữu của tổ chức thành sở hữu riêng thì việc gộp sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu
chung thành hình thức sở hữu chung nhằm tạo sự ngắn gọn, bớt rườm rà, dễ dàng hơn trong
việc áp dụng pháp luật.

2



II. Phần thứ hai: Một số vấn đề liên quan đến chế định thừa kế.
Câu 1: Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc có
giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc không có
giá trị pháp lý.
- Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 652, BLDS 2005 quy định về Di chúc hợp pháp:
“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ
hoặc cưỡng ép;”.
Câu 2: Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc
năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?
- Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm
2005 cụ Như không minh mẫn.
- Toà phúc thẩm đã quyết định như vậy vì lý do Bệnh xá Công an tỉnh An Giang không có
chức năng khám sức khoẻ để lập di chúc.
Câu 3: Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có
minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?
- Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh
mẫn.
- Toà giám đốc thẩm đã quyết định như vậy vì: ông On, ông Kiếm và ông Hiếu đều có lời
khai xác nhận tại thời điểm bà Như lập di chúc, trạng thái tinh thần của bà Như vui vẻ, minh
mẫn. Bên cạnh đó, bác sĩ Tăng Diệu Hiền có kết luận tình trạng sức khoẻ và tinh thần của bà
Như được ghi trong Giấy chứng nhận khám sức khoẻ ngày 26/12/2004, trước ngày bà Như lập
di chúc 05 ngày không mâu thuẫn với lời khai xác nhận của ông On, ông Kiếm và ông Hiếu.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
3


- Toà giám đốc thẩm công nhận di chúc hợp pháp và bà Như lập di chúc trong trạng thái minh
mẫn,vợ chồng ông Truyền, bà Hằng được hưởng theo di chúc của bà Như.

- Quyết định trên của Toà giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế
theo di chúc.
Bà Như có đủ điều kiện về nội dung và hình thức của di chúc theo quy định tại Điều 652 của
Bộ luật Dân sự năm 2005 nên hiển nhiên di chúc phải được công nhận là hợp pháp. Người làm
chứng cho việc lập di chúc cũng phù hợp với Điều 654 của Bộ luật này.
Câu 5: Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc
năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?
- Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm
2001 cụ Biết không minh mẫn.
- Toà phúc thẩm đã quyết định như vậy vì cho rằng cụ Biết lập di chúc ngày 3/1/2001 đã 84
tuổi, trước đó vào tháng 11, 12 năm 2000 cụ Biết phải nhập viện điều trị với triệu chứng theo
chuẩn đoán là “thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, cao huyết áp”, cụ Biết lập di chúc ngày
3/1/2001 thì vào ngày 14/1/2001 cụ Biết chết. Do vậy, Toà phúc thẩm cho rằng cụ Biết lập di
chúc trong tình trạng thiếu minh mẫn, sáng suốt.
Câu 6: Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có
minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?
- Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh
mẫn.
- Toà giám đốc thẩm đã quyết định như vậy vì theo lời khai của ông Lương Văn Dầm và ông
Nguyễn Văn Thắng đều xác nhận khi lập di chúc, cụ Biết là người minh mẫn và đọc nội dung
di chúc cho ông Thắng viết. Mặt khác, ngày 4/1/2001 cụ Biết ký (điểm chỉ) vào hợp đồng cho
bà Trần Hoài Mỹ thuê vườn cây với thời hạn 4 năm thì theo lời khai của bà Mỹ thì trước ngày
ký hợp đồng 1 tuần, cụ Biết còn gọi bà Mỹ đến để thoả thuận về việc thuê vườn cây và khi cụ
Biết điểm chỉ vào hợp đồng thì cụ Biết là người minh mẫn, còn chỉ dẫn cho bà Mỹ cách chăm
sóc vườn cây. Do đó, có căn cứ xác định cụ Biết là người minh mẫn vào thời điểm lập di chúc.
4


Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
- Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm đò là công nhận bản di chúc này là hợp pháp.

- Vì theo Điểm a, Khoản 1, Điều 630 quy định di chúc hợp pháp khi: “Người lập di chúc
minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;”. Trong
trường hợp này cụ Biết hoàn toàn minh mẫn sáng suốt.
- Mặt khác di chúc của cụ Biết là di chúc miệng. Theo Khoản 5, Điều 630, BLDS 2005 quy
định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng
của mình trước ít nhất là hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ...” Trong trường hợp
của cụ Biết thì khi cụ Biết lập di chúc thì có ông Thắng và ông Dầm làm chứng sau đó được
cụ Thắng ghi chép lại. Sau khi viết xong ông Thắng và ông Dầm kí tên làm chứng vào bản di
chúc.
Như vậy với những điều kiện thỏa mãn trên thì việc Tòa giám đốc thẩm công nhận “ Tờ di
chúc” lập ngày 03/01/2001 là hợp lý.
Câu 8: Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng
phải được ghi rõ trong di chúc.
- Căn cứ vào Điều 671, BLDS 2005 quy định về Di tặng.
“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di
tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ
trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì
phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.
Câu 9: Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
- Di tặng cũng là di chúc. Vì vậy, để có giá trị pháp lý, di tặng phải thoả mãn những điều kiện
giống như di chúc.
5


- Yêu cầu về nội dung được quy định tại Điều 653, BLDS 2005 về Nội dung của di chúc bằng
văn bản:

“1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá
nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi
trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.
- Yêu cầu về hình thức được quy định từ Điều 655 đến Điều 658, BLDS 2005.
Câu 10: Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào của Quyết định cho
câu trả lời?
- Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho 3 cháu ngoài là ông Hùng, bà Diễm và
ông Hoàng.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Cụ Biết di tặng tài sản riêng và chung cho ba cháu ngoại là ông Hùng, bà Diễm và ông
Hoàng”.
Câu 11: Di tặng trên có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả
lời?
- Di tặng trên không được Toà án chấp nhận.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời.
“Toà án cấp phúc thẩm không công nhận “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20/9/1997
và “Tờ di chúc” ngày 15/9/2000 bởi các văn bản này không phù hợp với quy định của pháp
luật cả về nội dung và hình thức văn bản là có căn cứ”.

6


Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến di tặng.
- Hướng giải quyết của Toà án là hợp lí.

- Bởi lẽ căn cứ Khoản 5, Điều 667, BLDS 2005 thì khi một người để lại nhiều bản di chúc đối
với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Vì vậy chỉ có “Tờ di chúc”
lập ngày 03/01/2001 có hiệu lực pháp luật, mà trong tờ di chúc này không có đề cập tới di
tặng.
- Tuy nhiên, BLDS quy định, người để lại di sản chỉ “dành một phần di sản để di tặng cho
người khác” nhưng BLDS không cho biết “một phần di sản” là như thế nào. Theo đó, bà Biết
đã di tặng toàn bộ di sản của mình và do đó không phù hợp với quy định trên.
Câu 13: Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Truất quyền thừa kế là một quyền của người lập di chúc.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 648 quy định về Quyền của người lập di chúc:
“Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”.
- Truất quyền hưởng di sản có thể được hiểu là “một người đáng ra được hưởng di sản của
người khác để lại nhưng vì một số lý do họ có thể không được hưởng di sản này nữa. Đó có
thể là do pháp luật quy định hoặc do ý chí của người để lại di sản”1.
- Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là “truất” nên hiện nay còn có
nhiều cách hiểu khác nhau.
+ Có quan điểm cho rằng, người bị truất quyền hưởng di sản là trường hợp người lập di chúc
thể hiện rõ ràng trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có
quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu di chúc bị vô hiệu toàn bộ, thì tư cách người
thừa kế theo luật của những người nói trên không ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp di
chúc có hiệu lực toàn bộ hoặc có một phần vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của
việc truất quyền hưởng di sản thì tư cách người thừa kế theo luật của họ đương nhiên bị mất.
Do vậy, nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực, được chia theo pháp
luật thì người đó vẫn không được hưởng.
1

Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản ần thứ nhất), Bản án số 65 và 66,
tr.58, 59.


7


+ Quan điểm khác cho rằng, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc nhưng
không được người lập di chúc chỉ định hưởng tài sản. Khi đó người thừa kế không được chỉ
định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu có phần tài sản
nào đó không được định đoạt trong di chúc, được chia theo pháp luật thì họ vẫn sẽ được
hưởng, vì họ là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, quyền thừa kế của họ có
được là do luật định.
Câu 14: Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của ai? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và
con nuôi của bà Nguyệt.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Ngoài ra bà Thuyết còn khai như sau: Ngày 20/9/1997 cụ Biết đã lập tờ truất quyền hưởng
thừa kế, có nội dung: Cụ Biết được cụ Kiệt giao quyền định đoạt tài sản theo tờ uỷ quyền ngày
16/7/1997, cụ Biết truất quyền hưởng thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà
Nguyệt đối với những tài sản chung và riêng của cụ Kiệt, cụ Biết tại ấp Bình Phước”.
Câu 15: Truất quyền trên của cụ Biết có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời?
- Truất quyền trên của cụ Biết không được Toà án chấp nhận.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời.
“Toà án cấp phúc thẩm không công nhận “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20/9/1997
và “Tờ di chúc” ngày 15/9/2000 bởi các văn bản này không phù hợp với quy định của pháp
luật cả về nội dung và hình thức văn bản là có căn cứ”.
Câu 16: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến truất quyền
thừa kế.

8



- Bà Nguyệt và con nuôi bà Nguyệt thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của ông Kiệt,
bà Biết, do vậy, bà Biết và ông Kiệt hoàn toàn có thể truất quyền thừa kế của hai người này thì
hướng giải quyết của Toà án là hoàn toàn hợp lý.
- Tuy nhiên, chồng bà Nguyệt không thuộc diện thừa kế theo pháp luật nên ông Kiệt và bà
Biết không thể truất quyền hưởng di sản đối với chồng bà Nguyệt.
- Đối với phần tài sản của bà Biết (sở hữu riêng hay chung với người khác), pháp luật cho
phép bà Biết truất quyền hưởng di sản đối với người thừa kế theo pháp luật của bà Biết. Theo
quy định hiện hành, người truất quyền hưởng di sản người thừa kế theo pháp luật của mình
phải là “người lập di chúc”, truất quyền phải gắn liền với di chúc. Điều đó có nghĩa là bà Biết
chỉ có thể thực hiện việc truất quyền khi bà Biết lập di chúc tức có sự thể hiện ý chí của cá
nhân nhằm chuyển tài sản của mình sau khi chết (Điều 646 BLDS 2005). Bà Biết có di tặng
tài sản của mình cho ba người cháu ngoại nên có thể xác định bà Biết đã lập di chúc nên điều
kiện theo đó người truất quyền phải là người lập di chúc được thỏa mãn. Vì vậy, Tòa án không
chấp nhận tờ truất quyền là không hoàn toàn thuyết phục đối với phần tài sản của cụ Biết.
Câu 17: Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?
- Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản: 1 căn nhà và đất vườn cây ăn
trái diện tích 6.278 m2 là tài sản chung của cụ Kiệt và cụ Biết.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Ngày 03/01/2001 cụ Biết lập di chúc có nội dung: Sau khi cụ qua đời thì bà Thuyết được
toàn quyền thừa hưởng phần tài sản là nhà và đất vườn cây ăn trái diện tích 6.278 m2”.
Câu 18: Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần nào?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần di sản của cụ
Biết.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:

9



“Tại các quyết định giám đốc thẩm số 61/GĐT-DS ngày 25/5/2004 và số 231/2006/DS-GĐT
ngày 28/9/2006 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đều huỷ các bản án dân sự phúc thẩm
số 48/DS-PT ngày 21/4/2003 và số 122/2006/DS-PT ngày 22/6/2006 của Toà án nhân dân
tỉnh Bình Dương và giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm
lại theo hướng công nhân di chúc của cụ Biết lập ngày 03/01/2001 là hợp pháp phần di sản
của cụ Biết, phần di sản của cụ Kiệt chia theo pháp luật;...”.
Câu 19: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân sự.
Hướng giải quyết trên là hợp lí. Bởi vì theo Điều 652, BLDS 2005 thì di chúc của cụ Biết lập
ngày 03/01/2001 là di chúc hợp pháp và có hiệu lực. Do đó cụ Biết có quyền định đoạt tài sản
của mình, và phần di sản thừa kế của cụ Biết phải được chia theo di chúc. Còn về phần tài sản
của cụ Kiệt, do cụ Kiệt chết mà không để lại di chúc nên phần di sản thừa kế của cụ Kiệt được
chia theo đúng pháp luật.

Câu 20: Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng di sản” trong chế
định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Truất quyền thừa kế là một quyền và xuất phát từ ý chí của người lập di chúc, được quy
định tại Điều , BLDS 2005. Không được hưởng di sản xuất phát từ ý chí của nhà nước, được
quy định trong pháp luật và tại Điều 643, BLDS 2005.
- Khi bị truất quyền thừa kế thì người bị truất vẫn có thể được hưởng di sản trong trường hợp
của Điều 669, BLDS 2005 về Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Còn khi
người không được hưởng di sản thì vẫn không được hưởng di sản trong bất kì trường hợp nào,
được quy định tại Điều 669, BLDS 2005.
Câu 21: Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga có hành vi vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không? Đoạn nào của Quyết định cho câu
trả lời?

10



- Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga không có hành vi vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có cơ sở xác định bà Nga đã có hành vi bạc đãi cha
mẹ, nên cũng không có cơ sở để xác định bà Nga đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ nuôi dưỡng ông Bình, bà Như để xác định bà Nga không được hưởng thừa kế tài sản của
ông Bình, bà Như theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 646 Bộ luật dân sự năm 1995”.
Câu 22: Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản của ông Bình không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông
Bình thì bà Nga không được hưởng thừa kế di sản của ông Bình.
- Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 643 quy định về Người không được quyền hưởng di sản:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;”
Câu 23: Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
hành vi của bà Nga.
- Hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến hành vi của bà Nga là thuyết phục.
- Vì theo các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có cơ sở xác định bà Nga đã có hành vi bạc đãi
cha mẹ và thêm vào đó mặc dù đã về sống tạm ở công ty cổ phần vận tải tỉnh An Giang nhưng
vẫn thường xuyên về thăm nom cha mẹ nên cũng không có cơ sở để xác định bà Nga đã có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình, để xác định bà Nga không được
hưởng di sản của ông Bình, bà Như.

11



×