Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

thương mại điện tử các hình thức thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.23 KB, 12 trang )

Đề tài 8: THANH TOÁN QUA MẠNG, THANH TOÁN CHO
NGƯỜI BÁN, NGƯỜI MUA
I.

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUA MẠNG

1.1 Thanh toán bằng thẻ
Theo sự đi lên không ngừng của nền kinh tế hiện đại, mức sống và phương thức thanh
toán tiêu dùng của đa số người dân cũng đang không ngừng thay đổi. Trong đó việc hiểu
và sử dụng các loại thẻ thanh toán mỗi ngày dường như đã không còn quá xa lạ với bất
kỳ người nào. Thông thường khi nói đến các loại thẻ thanh toán thì người ta hay nghĩ
chúng là các loại thẻ chỉ được phát hành bởi các ngân hàng. Tuy nhiên không hẳn là vậy,
các công ty lớn cũng có thể tự phát hành thẻ thanh toán riêng dành cho các khách hàng,
hội viên để sử dụng dịch vụ của chính doanh nghiệp.
1.1.1 Thẻ thanh toán là gì?
Thẻ thanh toán hay còn gọi thẻ chi trả là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua
hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó, hoặc có thể dùng
nó để rút tiền mặt trực tiếp từ các Ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. Hiện nay các
loại thẻ thanh toán có thể được phát hành bởi các Ngân hàng, các tổ chức tài chính và
một vài công ty phát hành dưới dạng thẻ quà tặng, thẻ sử dụng dịch vụ.
1.1.2 Phân loại thẻ thanh toán
Phân theo chức năng (tính chất) của thẻ: Thẻ thanh toán hiện nay xét theo chức
năng thì được chia làm 3 loại chính là Debit Card (thẻ ghi nợ), Credit Card (thẻ tín dụng)
và Prepaid Card (Thẻ trả trước).
Lưu ý: Các loại như Master Card, Visa Card hay JCB không phải là 3 loại thẻ mà là tên
thẻ đi kèm công ty phát hành thẻ. Nó giống như việc bạn chọn lựa mạng điện thoại để
dùng như mạng Viettel, mạng Vinaphone hay mạng Mobifone,…
-

Debit Card (thẻ ghi nợ) có chức năng cho phép bạn tiêu dùng với số tiền trong tài khoản



đi kèm với thẻ đó. Có nghĩa là nếu bạn muốn sử dụng Debit Card thì phải tạo tài khoản
Ngân hàng và nạp vào trong tài khoản 1 số tiền nhất định rồi tiêu dùng trong phạm vi
lượng tiền có trong tài khoản Ngân hàng đó. Thẻ thường được dùng khi bạn đi mua sắm
tại các Trung tâm thương mại hay các quán ăn có máy cà thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ là thẻ
ghi nợ nội địa (thẻ ATM) mà mọi người thường dùng để rút tiền ở ATM nhất, chỉ có tác
dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ Quốc tế (Visa Debit và Master Debit) có thể tiêu
dùng ở nước ngoài.
-

Credit Card (thẻ tín dụng): là loại thẻ Ngân hàng phát hành cho phép người dùng thẻ
tiêu dùng trước 1 số tiền mà Ngân hàng cho bạn “tạm vay” trong hạn mức quy định. Điều
này có nghĩa là dù tài khoản bạn không có tiền nhưng vẫn có thể “cà thẻ” mua sắm với số
tiền nhất định. Để mở được thẻ này, bạn cần phải chứng minh tài chính với Ngân hàng và
trải qua quá trình xét duyệt khắt khe mới được Ngân hàng đồng ý.

-

Prepaid Card (thẻ trả trước): đây là loại thẻ khá mới và thường được các Công ty lớn có
trung tâm mua sắm riêng hay các Doanh nghiệp dịch vụ lớn phát hành cho các khách
hàng. Thẻ này không gắn liền với tài khoản Ngân hàng và trong thẻ có ghi 1 số lượng tiền
nhất định mà khách hàng phải nạp vào trước khi muốn mua sắm hoặc dạng thẻ khuyến
mãi, thẻ quà tặng mà Doanh nghiệp tặng khách hàng thân thiết. Ví dụ như tại Lottle
Centre, khi bạn mua sắm tại các quầy hàng ở đây thì phải dùng thẻ trả trước (thẻ thành
viên) do Lotte phát hành để mua đồ. Sau đó mới đến trung tâm thanh toán để thanh toán
số tiền đã tiêu trong thẻ và tích điểm.
Phân loại theo chủ thể phát hành:

-


Do ngân hàng phát hành.

-

Do các tổ chức phi ngân hàng phát hành.
Phân loại theo công nghệ sản xuất:

-

Thẻ khắc chữ nổi (Embrossing Card)
Thẻ băng từ (Magnetic Card)
Thẻ thông minh ( Smart Card)

Phân loại theo quy mô sử dụng:


-

Thẻ sử dụng trong nước: thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền
giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.

-

Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh
để thanh toán.

1.2 Thanh toán bằng ví điện tử
Hiên nay, khi lướt net các bạn thấy cụm tù "Ví điện tử" xuất hiện nhiều trên mạng đặc
biệt là các trang mua bán hàng trực tuyến, vậy "Ví điện tử" là gì ?
1.2.1 Ví điện tử là gì?

Ví điện tử là một tài khoản điện tử. Nó giống như "ví tiền" của bạn trên Internet và đóng
vai trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp bạn thực hiện công việc
thanh toán các khoản phí trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết
kiệm cả về thời gian và tiền bạc. Sự an toàn và tiện lợi chính là mục tiêu mà ví điện tử
nhắm tới.
1.2.2 Chức năng của ví điện tử
- Thanh toán trực tuyến.
- Nhận và chuyển tiền qua mạng.
- Lưu giữ tiền trên mạng Internet.
1.2.3 Vai trò của ví điện tử
Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, đem lại
những lợi ích cho người mua, người bán, ngân hàng và xã hội.
-

Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán.

-

Người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến.

-

Ngân hàng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng.

-

Dễ dàng và nhanh chóng chuyển và nhận tiền vượt qua rào cản địa lý.

-


Xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát...


Yêu cầu cần thiết của ví điện tử
• Mức độ bảo mật cao, tránh bị mất cắp thông tin tài khoản người dùng.
• Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán.
• Thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.
• Đặc biệt chống lừa đảo trực tuyến tốt.
• Một vài ví dụ nho nhỏ về tiện ích của ví điện tử.
Bạn có thể dùng nó để chi trả khi mua sắm, sử dụng dịch vụ hay thanh toán các hóa đơn
điện nước, nạp tiền điện thoại, mua hàng trên mạng, chuyển tiền cho người thân hay trả
các hoá đơn ADSL...
Bạn muốn mua 1 món hàng của 1 người bán không uy tín lắm (có thể họ chưa tham gia
mua bán nhiều), bạn vẫn có thể mua được món hàng đó bằng dịch vụ giao dịch đảm bảo.
Nếu có vấn đề gì đó về món hàng, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng lấy lại món tiền của
mình.
Khi online và gặp 1 món hàng mà bạn thích, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc
đến trực tiếp cửa hàng để thanh toán, chỉ với vài thao tác từ máy tính hoặc điện thoại di
động, người bán đã nhận được tiền và sẵn sàng giao hàng cho bạn.
Ngoài ra, do giảm bớt 1 vài chi phí phát sinh khi mua hàng trực tuyến nên bạn thường
được giảm giá so với mua hàng trực tiếp từ của hàng.
Các loại các loại ví điện tử hiện nay: (một số loại thông dụng)


-

Ví điện tử trong nước:
Ngân lượng: một sản phẩm của PeaceSoft Solutions Corporation
BaoKim: Công ty con của Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam
VnMart: Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay)

Payoo: Công ty cổ phần DV Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion)
MobiVí: Công ty cổ phần Hỗ trợ DV Thanh toán Việt Phú
MoMo: ví tiền điện tử trên điện thoại di động của VinaPhone
VinaPay: Công ty cổ phần Công nghệ Thanh toán Việt Nam
Netcash: Công ty PayNet
Smartlink: Công ty cổ phần DV Thẻ Smartlink
M_Service: Công ty cổ phần DV Di động Trực tuyến

-

Ví điện tử quốc tế:
PayPal (ví điện tử phổ biến và đc chấp nhận rộng rãi nhất thế giới hiện nay)
AlertPay
Moneybookers (ví điện tử đc các trang casino và cá độ online dùng nhiều
WebMoney
Liqpay
Liberty Reserve
Perfect Money


1.3 Thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến
1.3.1 Cổng thanh toán trực tuyến là gì?
Cổng thanh toán trực tuyến là hệ thống kết nối giữa ngân hàng, người mua và người bán
với mục tiêu cuối cùng là người bán có thể nhận được tiền ngay khi giao dịch trực tuyến
hoàn tất. Người mua chỉ cần biết rằng họ đã thanh toán cho người bán thông qua website
TMĐT bằng chính những tài khoản online họ đã đăng ký sử dụng một cách tiện ích nhất.
(Có thể hiểu đơn giản, cổng thanh toán trực tuyến là một ngân hàng trung gian, ngân
hàng này sẽ nhận tiền từ những site kiếm tiền trực tuyến của bạn, rồi sau đó chuyển về tài
khoản ngân hàng của bạn. Ngược lại nó cũng giúp bạn lấy tiền từ tài khoản ngân hàng,
rồi chuyển tới những site bạn muốn đầu tư. Cổng thanh toán online cũng có thể dùng để

mua hàng hóa hay sản phẩm trên internet, ví dụ như mua hàng tại Ebay, Amazon, Google
play, cổng game G2A…)

Ví dụ các cổng thanh toán hiện nay ở Việt Nam
- Cổng thanh toán điện tử F@st MobiPay: là một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng
thanh toán điện tử của Ngân hàng Techcombank, cho phép khách hàng mở tài khoản tại
Techcombank thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại gửi tới tổng đài 19001590.
Trong trường hợp khách hàng e ngại về các vấn đề bảo mật, khách hàng có thể thanh toán
chuyển khoản bằng hệ thống ngân hàng điện tử rất an toàn
- Cổng thanh toán Đông Á: Tháng 7/2007, Ngân hàng Đông Á đã cung cấp cho các
chủ thẻ đa năng Đông Á dịch vụ thanh toán trực tuyến trên kênh giao dịch “Ngân hàng
Đông Á Điện tử”, cho phép chủ thẻ mua hàng tại các website đã kết nối với Ngân hàng
thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh Internet Banking/SMS Banking/Mobile
Banking.


1.3.2 Cách thức thanh toán qua cổng
Bạn đang điều hành một trang kiếm kiền online, ví dụ như Mua chung. Khi khách hàng
chọn mua hàng trên trang của bạn, số tiền mà khách hàng thanh toán sẽ không gửi cho
bạn bằng đường Bưu điện hay bất cứ một phương thức nào khác, bạn không thể trực tiếp
nhận được những tờ tiền đó mà nó sẽ được chuyển khoản đến cổng thanh toán (VTC Pay,
Bảo Kim, Ngân Lượng…).
Các cổng thanh toán sẽ giữ số tiền đó. Khi bạn có yêu cầu rút tiền (Withdraw), cổng nhận
lệnh và xử lý, rồi sẽ chuyển tiền đến Tài khoản Ngân Hàng của bạn đã đăng ký tại Ngân
hàng ở Việt Nam hay Quốc tế. Có thể bạn sẽ mất một ít lệ phí khấu trừ trực tiếp vào số
tiền hiện có trong tài khoản của bạn.
Muốn rút tiền mặt thực tế (cầm, nắm được) thì bạn dùng thẻ của mình ra ATM có hỗ trợ
thẻ Visa/MasterCard, hay ra ngân hàng nơi mình đăng ký (miễn phí) hoặc ngân hàng
khác không cùng hệ thống (tính phí cao hơn).. để lấy tiền mặt về.
Như vậy cổng thanh toán trực tuyến là cầu nối trung gian. Khi muốn giao dịch qua cầu

nối trung gian này thì phải mất một khoản phí để cho chính các hệ thống thanh toán đó có
thể duy trì và phục vụ bạn.
1.3.3 Một số dịch vụ thanh toán trực tuyến qua cổng
-

PAYPAL: Paypal là dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương
thức truyền thống sử dụng giấy tờ như sec và các lệnh chuyển tiền.nó cho phép thanh
toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Trong quá trình sử dụng Paypal, chúng ta cần
phải lưu ý đến những vấn đề sau để bảo đảm tài khoản không bị hạn chế hoặc bị khóa:

• Thường xuyên truy cập tài khoản Paypal.
• Cập nhật thông tin cá nhân.
• Thay đổi mật khẩu định kỳ.


-

WEBMONEY: Webmoney là một hệ thống tiền tệ điện tử rất thịnh hành và được ưa
chuộng trên thế giới bởi tính năng thuận tiện và an toàn cao.

-

MONEYBOOKERS: Moneybookers là dịch vụ thanh toán trực tuyến, giúp bạn gửi và
nhận tiền online một cách nhanh chóng thông qua địa chỉ Email. Có thể hình dung
Moneybookers như một tài khoản ngân hàng trực tuyến hay một ví tiền online của bạn.

-

Và một số dịch vụ khác.


1.4 Thanh toán qua Internet Banking
1.3.1 Internet Banking là gì?
Internet Banking là dịch vụ Ngân hàng điện tử dùng để truy vấn thông tin tài khoản và
thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet. Internet Banking
cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến mà không cần đến Ngân hàng. Chỉ
cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại di động có kết nối Internet và mã truy cập do
Ngân hàng cung cấp, khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch với Ngân hàng mọi
lúc mọi nơi một cách an toàn.
1.3.2 Những tiện ích khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ Internet Banking?
Internet Banking cung cấp đến khách hàng các tiện ích sau:
-

Quản lý thông tin tài khoản (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay): truy vấn số
dư, sao kê giao dịch.

-

Chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng.

-

Chuyển tiền nhận bằng Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu: trong và ngoài hệ thống.

-

Thanh toán hóa đơn trực tuyến (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền internet).

-

Ngoài ra một lợi ích khác khi sử dụng dịch vụ Internet Banking là bạn có thể nạp tiền vào

game một cách nhanh chóng và tiện lợi dù ở bất cứ đâu hay bất cứ lúc nào. Chỉ cần đáp
ứng đủ hai điều kiện đó là:
Thứ I: Máy tính của bạn phải có kết nối internet.
Thứ II: Tài khoản ngân hàng đã đăng ký sử dụng Internet Banking và SMS Banking.


II.

THANH TOÁN QUA MẠNG DÀNH CHO NGƯỜI BÁN
Phần này dành cho doanh nghiệp muốn bán hàng qua mạng và áp dụng thanh toán qua
mạng. Nhưng thanh toán này chỉ thường dành cho B2C, vì thanh toán B2B thường
không được thực hiện trực tuyến bằng thẻ tín dụng vì giá trị giao dịch lớn.
Bao gồm 3 phần:

2.10

Các bước cần phải làm để có thể thanh toán qua mạng

Gồm 3 bước :
Mở một thẻ tín
dụng

-

Mở một Tài
khoản thanh
toán bằng USD

Chọn một nhà cung
cấp dịch vụ xử lý thanh

toán qua mạng

Mở một thẻ tín dụng để mua qua mạng dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng. Hoặc nhờ
công ty cung cấp dịch vụ TMĐT thực hiện giúp.

-

Mở một tài khoản thanh toán bằng tiền dollar Mỹ ở ngân hàng, tài khoản này là nơi nhà
cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng sẽ gửi tiền về cho doanh nghiệp theo định
kỳ.

-

Chọn một nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng sau khi nghiên cứu dịch vụ
của một số nhà cung cấp vì mỗi nhà cung cấp có một số điều khoản quy định, mức phí…
khác nhau. Chúng ta có thể kham khảo qua một số nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua
mạng sau : Paypal, 2checkout, Worldpay, Clickbank, Digibuy, Shareit v.v…


2.21
-

Cách tính chi phí dịch vụ

Chi phí khởi tạo dịch vụ: từ vài chục dollar Mỹ đến vài trăm dollar Mỹ, trả một lần duy
nhất.

-

Chi phí cho mỗi giao dịch = chi phí cố định + % giá trị giao dịch.

Ví dụ: 2checkout có mức phí khởi tạo là 49 dollar Mỹ và mức phí cho mỗi giao dịch là
$0.45 + 5.5% giá trị giao dịch.
Hoặc Cách tính phí của paypal:
$0.00 USD - $3,000.00 USD mức phí cho mỗi giao dịch 3.4% + $0.30 USD
$3,000.01 USD - $10,000.00 USD mức phí cho mỗi giao dịch 2.9% + $0.30 USD
$10,000.01 USD - $100,000.00 USD mức phí cho mỗi giao dịch 2.7% + $0.30 USD
> $100,000.00 USD mức phí cho mỗi giao dịch 2.4% + $0.30 USD

2.31
-

Những điều cần lưu ý

Rủi ro khi gặp gian lận trong thanh toán qua mạng: người bán sẽ chịu mọi thiệt hại, vừa
không nhận được tiền, vừa bị mất $10 - $30 cho mỗi giao dịch gian lận.

-

Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng gửi tiền cho người bán theo định kỳ hàng
tháng (có thể hàng tuần nếu tổng giá trị giao dịch lớn), tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch
trong tháng phải lớn hơn một mức quy định (như 2checkout quy định mức $600) thì họ
mới gửi, nếu thấp hơn, họ sẽ để cộng dồn vào tháng sau. Mỗi lần gửi như thế có thể phát
sinh chi phí, tuy không nhiều.

-

Người bán đã chấp nhận thanh toán qua mạng thì cần phải học hỏi những kỹ năng, kinh
nghiệm cần thiết để phòng chống gian lận trong thanh toán.



III.

THANH TOÁN QUA MẠNG DÀNH CHO NGƯỜI MUA

-

Để thanh toán qua mạng trước hết chúng ta cần phải có thẻ tín dụng. Sau đó chúng ta có
thể bắt đầu mua hàng hay dịch vụ qua mạng.

-

Trong thanh toán qua mạng mọi người ai cũng có mối lo ngại bị đánh cắp thông số thẻ tín
dụng, từ đó có nguy cơ bị mất tiền, phiền toái khi kiện cáo với ngân hàng v.v…
Những cách thức sau sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ cho “túi tiền” của mình:



Khi chuẩn bị mua phải xem kỹ website bán có nổi tiếng không? Ví dụ Amazon là một
website rất nổi tiếng, thì ta có thể hoàn toàn tin tưởng.



Nếu website bán không phải là website nổi tiếng thì ta nên đọc kỹ thông tin trên website
để tìm một địa chỉ vật lý (physical address) như văn phòng đặt ở đâu, số phone, số fax...
Đọc các điều khoản mua bán được đăng trên website này, đa số là tiếng Anh và ít ai đọc,
song, ta nên chú ý đọc các điều khoản chính như chính sách trả lại tiền, trả lại hàng…



Ngoài ra, khi quý vị quyết định mua ở một website không nổi tiếng, và là lần mua đầu

tiên, khi chuyển sang trang form yêu cầu cung cấp thông số thẻ tín dụng, hãy nhìn lên
thanh địa chỉ web của Internet Browser, nếu lúc bấy giờ dòng link đã chuyển sang một
domain khác, mà domain này là của một trong những nhà cung cấp dịch vụ xử lý thẻ tín
dụng nổi tiếng trên mạng (như 2checkout.com, worldpay.com, clickbank.com...) thì quý
vị có thể yên tâm mua.



Không nên dùng máy tính chung để mua hang và cung cấp thông tin thẻ tín dụng. Tốt
nhất nên mua hàng từ máy tính cá nhân.



Đừng dễ dàng cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho những website mang nội dung xấu
( khiêu dâm, đồi trụy) hay website lừa đảo với những nội dung không hợp logic (trúng
thưởng đặc biệt, chia tiền hưởng gia tài…).



Cuối cùng mỗi tháng phải kiểm tra hóa đơn của ngân hang gữi đến để xem có khoản chi
nào mà không phải do mình quyết định chi hay không ? Nếu có hãy báo ngay cho ngân
hàng để kịp thời cứu vãn tình huống, vì lúc đó đã có kẻ sử dụng trái phép thẻ tín dụng của
bạn.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN:


1)
2)
3)

4)
5)

Lê Minh Ái Nhi
Nguyễn Xuân Hoàng Lan
Đặng Thụy Hoàng Thảo Nhi
Nguyễn Hồng Vũ
Nguyễn Mạnh Đức
KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA MỖI THÀNH VIÊN:
TÊN THÀNH VIÊN

CÔNG VIỆC

TRANG

Lê Minh Ái Nhi

Phần Thanh Toán Qua Mạng Dành Cho Trang 10
Người Mua, tổng kết bài word

Nguyễn Xuân Hoàng Lan

Các Phương Thức Thanh Toán Qua Trang 7
Mạng, làm powerpoint

Đặng Thụy Hoàng Thảo Nhi

Phần Các Phương Thức Thanh Toán Trang 1- 3
Qua Mạng, viết kịch bản thuyết trình


Nguyễn Hồng Vũ

Phần Thanh Toán Qua Mạng Dành Cho Trang 8 - 9
Người Bán và Thanh Toán Qua Mạng
Dành Cho Người Mua

Nguyễn Mạnh Đức

Các Phương Thức Thanh Toán Qua Trang 4 - 6
Mạng

THUYẾT TRÌNH:
HÌNH THỨC THUYẾT TRÌNH: TALKSHOW
1)

LÊ MINH ÁI NHI (MC)

2)

ĐẶNG THỤY HOÀNG THẢO NHI (Chuyên Viên IT)



×