Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận bộ môn kiến trúc bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.97 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
KIẾN TRÚC BỀN VỮNG (KIẾN TRÚC XANH)
Đề tài: Phân tích, đánh giá công trình Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Việt
Nam theo các nội dung và tiêu chí của Kiến trúc bền vững (Kiến trúc xanh)
Địa điểm nghiên cứu: Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Việt Nam số 57 đường
Phạm Hùng, thành phố Hà Nội.
GVHD:
PGS.TS Phạm Đức Nguyên
Học viên thực hiện:
Hoàng Anh Văn
MSSV: 1009143
Hà Thế Việt
MSSV: 1009303
Vương Văn Khang
MSSV: 1009118
Nguyễn Việt Phong
MSSV: 1009132
…………………….
Lớp: Cao học kiến trúc

Hà Nội, tháng 06/2011

1


PHỤ LỤC
Phần I: Phần mở đầu
Phần II: Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu


Phần III: Đánh giá đặc điểm kiến trúc công trình nghiên cứu
1. Đánh giá Tổng mặt bằng công trình
2. Đánh giá đặc điểm kiến trúc công trình
2.1. Thiết kế - Ý nghĩa
2.2. Quy mô công trình
Phần IV: Phân tích đánh giá công trình về mặt thích ứng khí hậu

Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 9
Trang 9
Trang 10
Trang 22

địa phương
Phần V: Phân tích đánh giá công trình về mặt hiệu quả năng

Trang 9

lượng
Phần VI: Phân tích đánh giá công trình về ảnh hưởng tới sức

Trang 17

khỏe người sử dụng, môi trường khí hậu và hệ sinh thái
đô thị
Phần VII: Kết luận


Trang

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển liên tục và không ngừng của xã hội loài người, vấn đề
phát triển nền kinh tế - xã hội, vấn đề công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vấn đề đô thị
2


hóa theo hướng phát triển bền vững, vấn đề nâng cao chất lượng môi trường ở
trong công trình, vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên…luôn gắn liền với chiến lược
phát triển của mỗi quốc gia. Định hướng phát triển xây dựng những Công trình
xanh hài hòa với thiên nhiên, không ảnh hưởng xấu đến môi trường, bảo tồn nguồn
nước, hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng tự nhiên, nâng cao chất lượng môi
trường trong nhà trở thành một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết và Việt Nam
không nằm ngoài định hướng phát triển đó.
Nền Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những tăng trưởng đáng kể,
tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của Đất nước còn được thể hiện và đồng hành
với tốc độ phát triển đô thị hóa ngày càng nhanh. Các hoạt động xây dựng diễn ra
khắp nơi, các khu đô thị mới và những công trình cao tầng hiện đại mọc lên ngày
càng nhiều. Việc phát triển đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững và việc xây
dựng các công trình theo tiêu chí Kiến trúc bền vững (kiến trúc xanh) luôn là vấn
đề được xã hội, những nhà thiết kế và các nhà chức trách quan tâm để tạo thành nét
Văn hóa Kiến trúc Việt Nam và góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường.
Những bài giảng và tài liệu về vấn đề “Kiến Trúc bền vững (Kiến Trúc xanh)” của
PGS.TS Phạm Đức Nguyên là một kho kiến thức hết sức đáng quý, có giá trị lâu
dài, thể hiện sự dầy công nghiên cứu và kiến thức dồi dào của PGS; Thể hiện lòng
yêu nghề, thể hiện sự lắng nghe và thấu hiểu lời kêu gọi về bảo vệ môi trường của
PGS nói riêng cũng như những nhà nghiên cứu về Kiến trúc bền vững trên thế giới
nói chung trong việc hài hòa kiến trúc với môi trường, nâng cao chất lượng sống
trong nhà của con người và thể hiện trách nhiệm của ngành xây dựng đối với công

cuộc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Giáo trình của thầy góp phần vào việc trang bị
kiến thức cho những nhà thiết kế để đưa nền Kiến trúc Việt Nam phát triển theo
hướng Kiến trúc bền vững, thích ứng với khí hậu Việt Nam, sử dụng hiệu quả năng
lượng, bảo tồn sinh thái và bảo vệ môi trường, tài nguyên của Đất nước.
Bài tiểu luận đề tài: “Phân tích , đánh giá công trình Trung tâm hội nghị Quốc Gia
Việt Nam theo các nội dung và tiêu chí của Kiến trúc bền vững (Kiến trúc
xanh)” do PGS. TS Phạm Đức Nguyên hướng dẫn cũng nhằm mục đích nâng
cao kiến thức và ý thức của các học viên cao học ngành kiến trúc về những
nội dung của Kiến trúc bền vững và áp dụng những nội dung đó vào việc thiết
kế, xây dựng nhằm nâng cao chất lượng sống, cải thiện môi trường ở trong
nhà của con người kết hợp với việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Học
viên nhận thức được việc áp dụng Kiến trúc bền vững là yêu cầu cấp bách của
Kiến trúc Việt Nam và Thế Giới.

PHẦN II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
*Vị trí – Vai trò:

3


Trung tâm hội nghị Quốc Gia Việt Nam (NCC) nằm tại số 57 đường Phạm
Hùng, Hà Nội được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại thủ đô, khu đất
xây dựng công trình có diện tích khoảng 64ha nằm trên ngã tư đường Láng - Hòa
Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long) và đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến, cách
trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 10 km về phía Tây nam. Phía trước công trình
nhìn ra Đại lộ Thăng Long (hướng Nam), phía Đông tiếp giáp đường Phạm Hùng,
phía Tây là khu biệt thự cao cấp tiếp giáp khu dân cư xã Mễ Trì, phía Bắc giáp các
công trình Bảo Tàng Hà Nội, Khách Sạn JW Marriott, Cung triển lãm quy hoạch
Quốc Gia. Trung tâm hội nghị Quốc Gia Việt Nam có vị trí địa lý đẹp, có mối liên
hệ về giao thông thuận lợi với tất cả các khu vực khác của Hà Nội và với các tỉnh

thành lân cận.
Do yêu cầu cần có một trung tâm Hội nghị xứng tầm vị thế quốc gia, NCC được
khởi công xây dựng vào ngày 15/11/2004 và hoàn thành trong thời gian 22 tháng.
NCC hiện nay là một đơn vị sự nghiệp độc lập có tài khoản, có con dấu riêng trực
thuộc Văn phòng Chính phủ, là nơi tổ chức các đại hội và hội nghị lớn của Đảng,
Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghị, hội thảo quốc tế, các sự kiện
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. NCC là đích đến
của các nhà tổ chức những sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
* Đặc điểm sinh khí hậu địa điểm xây dựng:
Trung tâm hội nghị Quốc Gia Việt Nam nằm tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Khu đất xây dựng công trình có điều kiện địa hình bằng phẳng, không bị giới hạn
tầm nhìn. Khí hậu địa điểm xây dựng mang đặc điểm khí hậu Hà Nội.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt
trời rất dồi dào và có nền nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng
năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm3 và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là
23,50 C. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội còn có lượng ẩm và lượng mưa khá
lớn. Hà Nội quanh năm không có tháng nào độ ẩm tương đối của không khí xuống
dưới 80%, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 81%. Lượng mưa trung bình
hàng năm của Hà Nội là 1676 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa.
Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng
lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa
lạnh và khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp từ tháng 4 đến
tháng 10. Thời tiết Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Biểu đồ khí hậu khu vực Hà Nội

PHẦN III. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1. Đánh giá Tổng mặt bằng công trình:


4


Khu đất xây dựng Trung tâm hội nghị Quốc Gia có tổng diện tích khoảng
64ha, bao gồm những hạng mục: Tòa nhà Trung tâm hội nghị, Quảng trường và
khuôn viên cây xanh, Khu vực đỗ xe ngoài trời, Gara để xe ngầm, Sân bay trực
thăng, Khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp và các hạng mục phụ trợ khác. Khu đất
xây dựng công trình có điều kiện thuận lợi về giao thông đi lại và thoát hiểm do
các mặt quanh khu đất đều tiếp giáp với đường giao thông: Phía Nam giáp Đại lộ
Thăng Long, phía Đông giáp đường Phạm Hùng, phía Tây giáp đường Đỗ Đức
Dục và phía Bắc giáp với tuyến đường thoát hiểm.
Nhìn vào Tổng mặt bằng khu đất xây dựng công trình, ta có thể thấy khu đất xây
dựng được quy hoạch rất hợp lý cả về phương diện quy hoạch – kiến trúc cũng như
ảnh hưởng của công trình tới môi trường cảnh quan và các khu vực lân cận xung
quanh. Trung tâm hội nghị Quốc gia là công trình chính trên khu đất, chiếm một vị
trí trung tâm trong công viên cảnh quan này. Hai công trình Bảo tàng Hà Nội và
khách sạn JW Marriott nằm đối xứng nhau ở phía Bắc khu đất, trên trục nằm
ngang thẳng góc với trục chính của Trung tâm hội nghị Quốc Gia. Trục chính công
trình gần theo hướng Bắc – Nam, là hướng lý tưởng nhất để xây dựng công trình
xét về mặt phong thủy cũng như điều kiện vi khí hậu (Ánh sáng tốt, thông gió tốt,
tránh gió Bắc) với mặt chính công trình quay hướng hơi chếch sang Đông Nam,
chiều dài công trình song song với cạnh khu đất tiếp giáp với đường Phạm Hùng
(đảm bảo điều kiện môi trường đón gió tự nhiên tốt và quy hoạch đảm bảo tính
thẩm mỹ, hợp lý). Ta có thể thấy khuôn viên khu đất có được tỷ lệ quy hoạch hợp

5


lý giữa diện tích xây dựng công trình, diện tích giành cho cây xanh, mặt nước và
diện tích giành cho giao thông. Vị trí xây dựng công trình cũng được tính toán nằm

ở vị trí hợp lý trong diện tích khu đất, với phía trước mặt tiền là quảng trường và
đài phun nước thuận tiện cho lễ đón tiếp long trọng, thuận tiện cho việc tập trung
đông người và đảm bảo tầm nhìn xuyên suốt từ cổng vào chính tới mặt đứng chính
công trình. Hai bên hông dọc theo chiều dài công trình đều có khoảng không gian
cách ly với hàng rào khu đất, không gian này giành cho cây xanh, hồ nước, tiểu
cảnh, đảm bảo công trình có được cảnh quan tốt, hài hòa với môi trường thiên
nhiên, có được điều kiện vi khí hậu tốt và đảm bảo tính yên tĩnh, riêng tư của công
trình, tránh ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. Gần xung quanh công trình không
bị che chắn bởi những tòa nhà cao tầng, không có nhà máy sản xuất và khu dân cư
lộn xộn…nên công trình có tầm nhìn tốt, không gian thoáng và không bị ảnh
hưởng xấu bởi tình trạng ô nhiễm tại khu vực lân cận gây nên. Gió mát hướng
Đông Nam sau khi thổi qua hồ nước và khu cây xanh sẽ mang hơi mát của nước và
sự trong lành của thiên nhiên cây cỏ đến với công trình.
Phía trước toà nhà chính là Quảng trường nước rộng gần 10.000m2 kết hợp hài hòa
giữa vườn hoa, công viên cây xanh, thảm cỏ với giao thông hết sức thuận tiện. Tại
đây còn có hệ thống sân khấu ngoài trời. NCC có hệ thống các bãi đỗ xe nổi và
ngầm (phía dưới Quảng trường) với sức chứa gần 1.100 ôtô các loại. Trong đó
riêng hệ thống garage ngầm có sức chứa hơn 500 xe. Ngoài ra, tại đây còn được bố
trí một sân đỗ trực thăng lên thẳng nằm ở phía Tây Quảng trường. Khuôn viên
xung quanh tòa nhà chính là một quần thể cây xanh quí hiếm, thảm cỏ, đồi nhân
tạo, Đền Ông Hoàng Ba (Thành Hoàng làng của xã Mễ Trì), đảo Vạn tuế và 3 hồ
liên thông điều hòa khí hậu có diện tích 9.4ha. Trong khuôn viên còn có bộ sưu tập
30 bức tượng đá - những tác phẩm nghệ thuật do nhà điêu khắc Nguyễn Long Bửu
thực hiện trong suốt 15 năm tại làng nghề điêu khắc Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng.
Trong khu khuôn viên cây xanh còn xen kẽ những khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp
giành cho những nhà lãnh đạo khi có sự kiện hội nghị diễn ra tại đây. Tại khuôn
viên cây xanh bên cạnh công trình còn có hệ thống pin năng lượng mặt trời để
dùng làm năng lượng sử dụng cho các hoạt động của công trình, giảm được sự tiêu
tốn điện năng của Đất Nước, hiệu quả trong viếc sử dụng năng lượng.
Qua những phân tích, đánh giá về Tổng mặt bằng khu đất xây dựng công trình

Trung tâm hội nghị Quốc Gia Việt Nam, ta có thể thấy về phương diện quy hoạch,
công trình đảm bảo những yếu tố của Kiến trúc bền vững (Kiến trúc xanh). Do
công trình có quy hoạch địa điểm bền vững, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên,
thân thiện với môi trường, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan
xung quanh, có được điều kiện vi khí hậu tốt, hiệu quả trong việc sử dụng năng
lượng tự nhiên và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

6


Khoảng không gian 2 bên công trình được dùng để trồng cây xanh, hồ nước, vừa
giúp công trình hài hòa với thiên nhiên, mang lại điều kiện vi khí hậu tốt và là
khoảng cây xanh cách ly công trình với các khu vực lân cận.

7


Bao quanh công trình là khuôn viên cây xanh, hồ nước mang đến vẻ xanh mát,
cảnh quan thiên nhiên đẹp, điều kiện vi khí hậu tốt cho công trình.

Hệ thống pin năng lượng mặt trời để dùng làm năng lượng sử dụng cho các hoạt
động của công trình, giảm được sự tiêu tốn điện năng của Đất Nước, giúp công
trình có sự hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng.

Công trình hài hòa với thiên nhiên

8


Mặt đứng chính công trình với bồn hoa và đài phun nước.

Phối cảnh tổng thể công trình nhìn từ trên cao.

2. Đánh giá đặc điểm kiến trúc công trình:
2.1.Thiết kế - ý nghĩa:
NCC được đánh giá là một trong ba trung tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Đông
Nam Á hiện nay. Là trung tâm đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được xây dựng
dựa trên công nghệ tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay, NCC được coi là một
công trình trọng điểm của đất nước, có kiến trúc đẹp, hài hòa, hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, vừa hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, vừa mang đậm tính dân tộc,
là biểu tượng về kiến trúc của Việt Nam trong thế kỷ mới.

9


NCC là công trình kiến trúc độc đáo, hiện đại - giải thưởng kiến trúc Việt Nam
2006. Tòa nhà chính của NCC là trung tâm hội nghị được thiết kế dựa trên ý tưởng
cảnh quan di sản văn hóa Vịnh Hạ Long với thiết kế mang tên “Lượn sóng biển
Đông” do kiến trúc sư danh tiếng người Đức: TS Meinhard Von Gerkar thiết kế.
Vốn đầu tư trên 4.300 tỷ đồng, đây là công trình đa năng, có diện tích sàn
60.000m². Trong thiết kế này, phần mái lượn sóng từ đại sảnh và được dâng cao
đến hội trường lớn. Phần mái gồm bẩy lớp vật liệu đặc biệt, theo thứ tự từ trên
xuống dưới: lưới quang, nhôm Kalzip, bông khoáng, màng bitum, tấm cement và
tôn sóng. Hệ thống dàn mái là hệ kết cấu thép vượt nhịp lớn được liên kết với các
đầu cột của nhà thông qua các gối đỡ chuyên dụng. Các gối đỡ được cấu tạo để
chịu lực theo cả ba phương và cho phép xoay hai phương với góc nhỏ.
Thiết kế NCC chịu ảnh hưởng những yếu tố dân tộc như tựa lưng vào núi, hai bên
hông là hồ nước nên có thế phong thủy tốt. NCC có hệ thống giao thông mở, đi lại
thuận tiện và đáp ứng được yêu cầu an ninh.
Với cách thể hiện kiến trúc mang tính độc lập, Trung tâm hội nghị Quốc Gia là
một công trình độc đáo. Ý tưởng thiết kế là tạo một con đường đến phòng họp

chính, kết hợp với các cầu thang để tạo ra một không gian nối tiếp và mở rộng về
phía Nam, đến Quảng trường đài phun nước phía cổng chính. Các không gian nối
tiếp nhau, bắt đầu từ bên ngoài và kéo dài tới bên trong Trung tâm hội nghị, đích
đến là Phòng họp chính.
Trung tâm hội nghị Quốc Gia là một định hướng tốt về phong cách kiến trúc đơn
giản, khúc chiết, trong sáng trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại nhằm giải
quyết những nhiệm vụ công năng phức tạp do công trình đặt ra.
Công trình với hình tượng “Lượn sóng biển Đông”.

10


2.2. Quy mô công trình:
Công trình Trung tâm hội nghị có vốn đầu tư trên 4.300 tỷ đồng, đây là công trình
đa năng, có diện tích sàn 60.000m² . Các đơn vị thi công đã phải sử dụng tới
14.000 tấn cốt thép, 12.500 tấn kết cấu thép, 34.000 m² đá ốp lát, 50.000 m² kính
mặt đứng và kính lợp mái. Quy mô công trình gồm có:
* Khuôn viên xung quanh và các hạng mục khác:
- 3 bãi đỗ xe nổi và hệ thống ga-ra ngầm với sức chứa gần 1.100 ôtô các loại, riêng
hệ thống gara ngầm là hơn 500 xe .
- Một sân đỗ trực thăng lên thẳng, hệ thống sân khấu ngoài trời. Ngoài hệ thống
điện lưới quốc gia, tại đây còn có hệ thống cung cấp điện dự phòng và nguồn
pin năng lượng mặt trời để sưởi ấm toàn bộ tòa nhà và dự phòng trong trường hợp
khẩn cấp.
- Khuôn viên NCC được ngăn cách với các khu vực lân cận bởi đường Láng-Hòa
Lạc ở phía nam, đường Phạm Hùng ở phía đông, đường số 7 ở phía bắc và đường
số 6 ở phía tây. Lối vào NCC hiện có 5 cổng: Cổng số 1 ở đường Láng-Hòa Lạc,
Cổng số 2, 3 ở đường Phạm Hùng, Cổng số 4 ở đường số 7, và cổng số 5 ở đường
số 6 (vào khu vực Đền ông Hoàng Ba). Hệ thống đường giao thông nội bộ bao
gồm 2 đường ngang, 2 đường dọc và 1 đường bao chia khuôn viên NCC thành 9

khu vực.
- Phía trước toà nhà chính là Quảng trường nước rộng gần 10.000m2 kết hợp hài
hòa giữa vườn hoa, công viên cây xanh, thảm cỏ với giao thông hết sức thuận tiện.
Tại đây còn có hệ thống sân khấu ngoài trời. NCC có hệ thống các bãi đỗ xe nổi và
ngầm (phía dưới Quảng trường) với sức chứa gần 1.100 ôtô các loại. Trong đó
riêng hệ thống garage ngầm có sức chứa hơn 500 xe. Ngoài ra, tại đây còn được bố
trí một sân đỗ trực thăng lên thẳng nằm ở phía tây Quảng trường. Khuôn viên xung
quanh tòa nhà chính là một quần thể cây xanh quí hiếm, thảm cỏ, đồi nhân tạo,
Đền Ông Hoàng Ba (Thành Hoàng làng của xã Mễ Trì), đảo Vạn tuế và 3 hồ liên
thông điều hòa khí hậu có diện tích 9.4ha. Trong khuôn viên còn có bộ sưu tập 30
bức tượng đá - những tác phẩm nghệ thuật do nhà điêu khắc Nguyễn Long Bửu
thực hiện trong suốt 15 năm tại làng nghề điêu khắc Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng. Tác
phẩm nhỏ nhất cao 2.5m, nặng 2.5 tấn. Tác phẩm lớn nhất cao 3.5m, nặng 7.5 tấn.

11


Phía trước công trình là quảng trường, đài phun nước, hài hòa với cây xanh

* Tòa nhà chính (Trung tâm hội nghị):
- Tòa nhà chính là khối nhà 5 tầng và 1 tầng hầm, cao trên 50m, tổng diện tích sàn
hơn 60.000 m². Trong tòa nhà này có các không gian chức năng sau:
+ Khối hội trường, phòng hội nghị, hội thảo. Phòng họp chính tại tầng 2 tòa nhà
với diện tích 4.256 m² có sức chứa 3.800 chỗ ngồi. Đây là phòng họp được thiết kế
với hệ thống sân khấu đa chức năng, được trang bị tới 3 màn hình máy chiếu phù
hợp với các loại hình nghệ thuật. Phòng họp này có thể chia thành hai không gian
riêng biệt bằng hệ thống vách ngăn tự động đáp ứng các yêu cầu phục vụ các hoạt
động khác. 2 phòng họp nguyên thủ được trang bị hệ thống micro, tai nghe nhiều
thứ tiếng. 24 phòng họp nhỏ, mỗi phòng họp nhỏ, nếu cần có thể phân làm 3
phòng, tức là có thể có tới 72 phòng họp loại nhỏ hơn nữa.

+ Khối phòng tiệc, chiêu đãi, phòng ăn. Phòng khánh tiết nằm tại tầng 1 tòa nhà có
diện tích 2.100 m². Phòng khánh tiết có hệ thống sân khấu để phục vụ cho các buổi
biểu diễn nghệ thuật, có thể tự động chia làm hai không gian riêng biệt.
+ Khối sảnh, hành lang, cầu thang, khu triển lãm.
+ Khối phòng làm việc, tiếp khách, quầy, phòng phụ trợ. Trung tâm báo chí và
truyền hình ở đây có 3 phòng riêng biệt dành cho truyền hình, phát thanh, báo viết.
+ Khối phòng kĩ thuật, bếp, vệ sinh.

12


Tòa nhà chính, nơi diễn ra các sự kiện hội nghị, hội thảo

- Công trình Trung tâm hội nghị Quốc Gia được thiết kế dựa trên ý tưởng cảnh
quan di sản văn hóa Vịnh Hạ Long với thiết kế mang tên “Lượn sóng biển Đông”,
tên gọi ý tưởng thiết kế ngay từ đầu đã gợi cho chúng ta cảm giác gần gũi, hài hòa
với môi trường thiên nhiên và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
- Không chỉ ở tên gọi ý tưởng thiết kế, thực tế hình thức kiến trúc công trình, các
loại vật liệu sử dụng cho nội ngoại thất, phương án bố trí công năng trong nhà,
phương án tiêu thụ năng lượng của công trình cũng cho ta thấy tiêu chí hướng đến
mô hình Kiến trúc bền vững (Kiến trúc xanh) của Trung tâm hội nghị Quốc Gia.
- Vật liệu sử dụng cho ngoại thất công trình được ốp đá tự nhiên kết hợp với các
mảng kính lấy sáng, kết cấu mái công trình được ốp tấm hợp kim nhẹ. Mầu sắc
công trình cho thấy sự lựa chọn và kết hợp hài hòa giữa đá, kính, tấm hợp kim
mang lại sự sang trọng cho công trình. Từ hình dáng kiến trúc, mầu sắc tới vật liệu
hoàn thiện công trình đều mang cho người nhìn một cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng
song vẫn hiện đại và kết hợp hài hòa với hồ nước và khu cây xanh xung quanh
công trình.
- Bên trong công trình, mầu sắc và vật liệu sử dụng cũng được tính toán và lựa
chọn hợp lý, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, sang trọng, hiện đại. Vật liệu sử dụng

là đá, các mảng kính lấy sáng kết hợp với những mảng kiến trúc ốp gỗ mang đến
sự sang trọng, cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho người sử dụng.

13


- Phương án tiêu thụ điện năng cho công trình cũng được nghiên cứu để đạt hiệu
quả trong việc sử dụng năng lượng và tiết kiệm điện năng với việc sử dụng hệ
thống pin năng lượng mặt trời để cung cấp điện năng cho công trình. Phương án
chiếu sáng cũng được tính toán hợp lý kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và tự
nhiên. Các mảng kính lấy sáng được lắp dọc 2 bên hông công trình để hài hòa giữa
2 nguồn sáng, giảm việc tiêu thụ điện năng chiếu sáng. Hệ thống đèn bên trong sử
dụng đèn tiết kiệm điện và hệ thống cơ điện cũng được ứng dụng những công nghệ
quản lý tự động mới nhất bao gồm hệ thống điều khiển điều hòa không khí, hệ
thống điện, tiết kiệm năng lượng, hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống an
ninh tự động… (các thang máy, băng chuyền đều hoạt động theo chế độ tự động
mỗi khi có người tới gần). Đặc biệt, MMH được lắp đặt hệ thống chống cháy tự
động. Khi phát hiện có cháy, cửa tại các vách ngăn sẽ mở tự động hút khí độc, đưa
oxy vào phòng để chống ngạt…
- Bên trong công trình được thiết kế hợp lý về dây chuyền mặt bằng công năng sử
dụng của các không gian chức năng khác nhau, được thiết kế hợp lý về diện tích
các phòng để đảm bảo không lãng phí diện tích sàn, giao thông thuận tiện không
chồng chéo nhau, đem lại sự hợp lý và thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng như
thoát hiểm khi xảy ra sự cố bắt đầu từ sảnh chính dẫn đến các khu chức năng khác
nhau, các mảng lấy sáng và ô thông thoáng tự nhiên kết hợp với những không gian
giành cho cây xanh, tiểu cảnh…mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ lẫn điều kiện vi
khí hậu tốt cho công trình.
- Qua những phân tích trên ta có thể thấy công trình Trung tâm hội nghị Quốc Gia
đạt được những tiêu chí của Kiến trúc bền vững và là một Công trình xanh tạo
được nét Văn hóa Kiến trúc Việt Nam trong thời buổi hội nhập kinh tế.


14


15


Công trình như một con tầu biển lung linh vào ban đêm

16


17


Chi tiết mái và cửa trời thông thoáng
18


* Hội trường lớn, phòng hội nghị, hội thảo:
Hội trường lớn (MMH:) vào thời điểm này được đánh giá là lớn nhất khu vực
Đông Nam Á không chỉ bởi số lượng ghế mà còn ở công năng sử dụng và tính
năng hiện đại. MMH nằm tại tầng 2 tòa nhà với diện tích hơn 4.200 m² có sức chứa
hơn 3.500 chỗ ngồi, trong đó có 20 vị trí dành riêng cho người khuyết tật. Vòm của
khán phòng chỗ cao nhất lên đến 30m, kéo theo đó hàng loạt các quy trình kỹ thuật
phức tạp liên quan đến xử lý âm thanh và ánh sáng. Dưới tay mỗi ghế của khu vực
VIP đều có bố trí hộp kỹ thuật gồm hệ thống tai nghe, bộ chuyển kênh 32 ngôn
ngữ phiên dịch. Phòng MMH được thiết kế với hệ thống sân khấu đa chức năng sử
dụng công nghệ nâng hạ của Canada thuộc loại hiện đại nhất trên thế giới, có thể
nâng lên, hạ xuống, mở rộng, thu hẹp theo yêu cầu của chương trình. Trên sân

khấu có một "hố" nhạc có thể chứa toàn bộ dàn nhạc giao hưởng phục vụ cho biểu
diễn balet và opera. Hệ thống trang thiết bị âm thanh, ánh sáng rất hiện đại nhập từ
Pháp và Đức sử dụng công nghệ số với tính năng an toàn kĩ thuật cao phù hợp với
các yêu cầu của hội nghị, hội thảo cũng như biểu diễn các loại hình nghệ thuật.
Hệ thống cơ điện ứng dụng những công nghệ quản lí tự động mới nhất bao gồm hệ
thống điều khiển điều hòa không khí, hệ thống điện, tiết kiệm năng lượng, hệ thống
chiếu sáng, hệ thống an ninh tự động… (các thang máy, băng chuyền đều hoạt
động theo chế độ tự động mỗi khi có người tới gần). Đặc biệt, MMH được lắp đặt
hệ thống chống cháy tự động. Khi phát hiện có cháy, cửa tại các vách ngăn sẽ mở
tự động hút khí độc, đưa oxy vào phòng để chống ngạt. Phòng MMH có 10 cửa ra
vào tại tầng 2, 3 và 4 và có thể chia thành 2 khoảng không gian riêng biệt bằng
vách ngăn di động để đáp ứng yêu cầu phục vụ các hoạt động khác nhau.

19


Phòng Hội nghị, Hội thảo : NCC có gần 30 phòng dành cho Hội nghị, Hội thảo
được bố trí trên tầng 2 và tầng 3 của tòa nhà chính, trong đó có 1 Trung tâm
Truyền thông báo chí và truyền hình, phòng họp nguyên thủ, phòng họp cấp cao,
phòng đa phương tiện,... Các phòng có độ lớn khác nhau, có sức chứa từ 120 đến
700 người. Các phòng họp đều được trang bị trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, có khả
năng tự động hóa cao, nội thất cao cấp, có vách ngăn di động có thể ngăn thành 73
phòng nhỏ hơn (từ 40 m2 trở lên) phù hợp cho nhiều yêu cầu khác nhau.

Phòng Hội thảo
Đặc biệt tại Trung tâm báo chí và truyền hình ở đây có 3 phòng riêng biệt dành cho
truyền hình, phát thanh và báo viết. Đây là trung tâm báo chí được đánh giá là hiện
đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động như
truyền hình trực tiếp, đường truyền ADSL, các boot dùng cho các phóng viên sử
dụng để viết tin, truyền tin...

* Khối phòng khánh tiết, phòng tiệc, phòng chiêu đãi, phòng ăn:
Phòng khánh tiết: nằm tại tầng 1 tòa nhà có diện tích hơn 2.000m², có sức chứa
đến 1.800 khách tham dự đại tiệc. Phòng khánh tiết có sân khấu di động đủ rộng
với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại để phục vụ cho các buổi biểu diễn nghệ
thuật. Phòng có thể tự động chia làm hai không gian riêng biệt để phục vụ các nhu
cầu khác nhau. Phòng được trang trí ấn tượng với hệ thống ánh sáng nhẹ và những
bức tranh khổ lớn ở hai bên tường.
Phòng tiệc cao cấp: diện tích 190m2, có sức chứa khoảng 60 khách.
Phòng ăn cao cấp: diện tích 630m2, có sức chứa khoảng 350 khách.

20


Phòng Khánh tiết
* Khối sảnh, hành lang, cầu thang:
Sảnh chính tầng 1 bên ngoài phía trước Tòa nhà có diện tích 2.800m2, bên trong
rộng 2.140m2. Sảnh và hành lang tầng 2 có diện tích 3.700m2, ở tầng 3 là
3.630m2. Với diện tích sảnh lớn như vậy rất thuận lợi cho các hoạt động triển lãm,
giới thiệu sản phẩm…Các không gian sảnh được thiết kế rộng rãi, hiện đại, sang
trọng, việc chiếu sáng sử dụng kết hợp chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên
thông qua hệ thống cửa kính gần trên mái dọc 2 bên hông nhà, đảm bảo tiết kiệm
điện năng dùng để chiếu sáng không gian sảnh và cầu thang. Vật liệu hoàn thiện sử
dụng đá tự nhiên lát nền, kết hợp ốp gỗ tại khối cầu thang bộ, mang lại cảm giác
nhẹ nhàng, sang trọng, gần gũi thiên nhiên.

Tòa nhà được trang bị hệ thống 12 thang cuốn, 16 thang máy phục vụ di chuyển
lên các tầng, và 1 thang máy phục vụ vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Tại sảnh chính
có 1 cầu thang bộ dẫn lên Hội trường lớn. Ngoài ra còn có 10 cầu thang bộ thoát
hiểm. Mỗi tầng bố trí hai sân trời, mỗi sân rộng 300m2, có cầu thang bộ dẫn xuống
phía ngoài tầng 1.


21


Sảnh và cầu thang dẫn lên phòng hội trường chính

Cầu thang bộ dẫn lên các tầng bề mặt được ốp gỗ

22


PHẦN IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH VỀ MẶT THÍCH ỨNG
KHÍ HẬU ĐỊA PHƯƠNG
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa , có nhịu ảnh hưởng từ
biển . Bởi vậy ,bài toán đặt ra khi thiết kế NCC là phải có chiến lược và giải pháp
bố trí mặt bằng , hướng ,… phù hợp và các chiến lược thích ứng dành cho khí hậu
nóng ẩm có đọng sương.
Về bố cục tổng mặt bằng trục chính công trình gần theo hướng Bắc – Nam, là
hướng lý tưởng nhất để xây dựng công trình xét về mặt phong thủy cũng như điều
kiện vi khí hậu (Ánh sáng tốt, thông gió tốt, tránh gió Bắc) với mặt chính công
trình quay hướng hơi chếch sang Đông Nam, (đảm bảo điều kiện môi trường đón
gió tự nhiên tốt và quy hoạch đảm bảo tính thẩm mỹ, hợp lý.
Hướng Tây của khu đất được bố trí mặt nước trải rộng chạy dài theo trục chính
công trình , ngoài hiệu quả thẩm mỹ về cảnh quan , mặt nước có vai trò là hồ điều
hòa vi khí hậu . Khi nhiệt độ ngoài trời cao , những cơn gió thổi qua vườn cây và
mặt nước lớn sẽ trở nên mát hơn làm không khí trong khu vực trở nên dễ chịu , và
khiến lớp vỏ bọc công trình tản nhiệt nhanh hơn.Các cây xanh có tán lớn bố trí gần
sát khối công trình tại mặt phía Tây cũng giảm bức xạ mặt trời tác động trực tiếp
trên mặt đứng.


23


Cây có tán che mặt đứng hướng Tây , giảm hấp thụ bức xạ MT trực tiếp .
Mặt bằng NCC dạng khối lớn tập trung được xen kẽ các vườn trong dọc theo 2
sườn của toàn nhà giúp tăng diện tích lấy sáng và thông thoáng tự nhiên hữu
hiệu , ở mặt ngoài đường chu vi nhà vẫn bố trí tường bao che ngoài mục đích dảm
bảo khối đế nhà liền mạch các tường này còn có tác dụng hấp thụ bức xạ nhiệt MT
hướng Đông Tây và biến những khu vườn này thành những “túi khí mát “ trong
thân nhà .

24


Lớp nan chéo giúp biến ánh sáng trực tiếp từ vườn trong thành ánh sáng nhẹ tán
xạ.
Hệ thống mái “ cái nón của tòa nhà “ được thiết kế bằng kết cấu nhẹ , khung thép
có nhiều lớp , lớp trên cùng là hệ thống xương kim loại có tác dụng tản nhiệt
nhanh , thoáng cho không khí lưu thông sau đó đến lớp bao che , khung xương,…
và cuối cùng là lớp thạch cao cách nhiệt cách âm trong nội thất . Với cấu trúc như
vậy cho phép mái cách nhiệt tốt ,thải nhiệt nhanh , rất hữu hiệu với khí hậu Hà
Nội .
Hình dáng uốn lượn của mái cũng giúp phần lớp diện tích mái giảm góc nhận bức
xạ nhiệt trực tiếp của MT , do vậy mà lượng nhiệt hấp thụ cũng ít đi . Với đường
nét mái lượn sóng ,hình khối đặc và đồ sộ của toàn công trình trở nên nhẹ và mềm
hơn .

25



×