Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m3ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 87 trang )

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em
luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người
thân và bạn bè. Em luôn trân trọng những giây phút được sống và học tập cùng với các
bạn trong lớp DH11MT, được sự chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu của các
thầy cô, và luôn nhận được tình thân thương của mọi người trong lớp, trong khoa mà ít
ai tìm thấy ở giảng đường đại học.
Chính vì vậy, xin chân thành cám ơn đến tất cả các thầy cô khoa Môi Trường &
Tài Nguyên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
Xin đặc biệt cám ơn người thầy em luôn khâm phục và kính trọng, TS. Nguyễn
Tri Quang Hưng. Cám ơn thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin cám ơn các anh chị trong Công ty TNHH Kỹ thuật và Công nghệ Tín Đạt,
cảm ơn các anh chị trong Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton Gấp nếp Vina Toyo đã
tạo điều kiện cho em trong khoảng thời gian thực tập quý báu.
Chân thành cám ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp
DH11MT đã động viên và giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Quãng thời sinh
viên là những kỷ niệm mình cùng có với nhau, luôn đoàn kết, cùng nhau chia sẻ vui
buồn, cùng nhau giúp đỡ học tập.
Cuối cùng, con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, anh chị em, tất cả mọi
người trong gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn
giúp con có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô và các bạn về khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn,

Lê Văn Sỹ
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên


Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

1


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đất nước ta ngày càng phát triển về nhiều mặt, trong đó những ngành nghề sản
xuất ngày càng đa dạng hóa. Và nước thải ngành in của Công ty TNHH SXKD Bao bì
Carton Gấp nếp Vina Toyo cần được quan tâm.
Nước thải mực in không nhiều nhưng lại mang nhiều độc tính nếu thải ra ngoài
mà chưa được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nhiều loài thủy sinh.
Qua phân tích trong phòng thí nghiệm nước thải mực in của công ty chủ yếu ô nhiễm do
thành phần COD và độ màu cao. Do đó, vấn đề cấp thiết trước mắt phải đầu tư hệ thống
xử lý nước thải cho công ty, để giảm tác động cho môi trường.
Và đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in Công ty TNHH SXKD
Bao bì Carton Gấp nếp Vina Toyo công suất 20m 3/ngày” nhằm giải quyết những vấn
đề trên.
Kết hợp những yêu cầu về mặt công nghệ và yêu cầu từ phía chủ đầu tư, Khóa
luận tốt nghiệp đã đề ra 2 phương án xử lý cho nước thải của ngành xi mạ sau khi kham
khảo các quy trình công nghệ xử lý đang áp dụng hiện nay.
Từ đó, tác giả đề xuất 2 phương án xử lý nước thải sản mực in Công ty TNHH
SXKD Bao bì Carton Gấp nếp Vina Toyo công suất 20m3/ngày như sau:
Sau quá trình tính toán chi tiết, rút ra kết quả:
-

Chi phí xử lý cho 1m3 nước thải của phương án 1 là 31.110 đồng

Chi phí xử lý cho 1m3 nước thải của phương án 1 là 40.050 đồng
Sau khi tính toán tác giả quyết định chọn phương án 1 là phương án thiết kế thi

công.
Thiết kế được trình bày chi tiết trong bản vẽ.

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

2


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

MỤC LỤC
ỤC HÌNH ẢNH

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

3


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

DANH MỤC BẢNG

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

4



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
COD

:Nhu cầu oxy hoá học

(Chemical Oxygen Demand)

BOD5

:Nhu cầu oxy sinh hoá 5

(Biochemical Oxygen Demand)

TSS

:Tổng chất rắn lơ lửng

(Total Suspended Solid)

SS

:Cặn lơ lửng

(Suspended Solids)

QCVN

:Quy chuẩn Việt Nam


BTNMT:

:Bộ Tài Nguyên Môi Trường

TCXDVN

:Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

KCN

:Khu công nghiệp

HTXLNT

:Hệ thống xử lý nước thải

XLNT

:Xử lý nước thải

TNHH

:Trách nhiệm hữu hạn

SXKD

:Sản xuất kinh doanh

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186


5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong thời đại hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang dần dần chiếm tỷ trọng cao
trong nền kinh tế. Điển hình là hàng loạt công ty và các khu công nghiệp lớn và nhỏ
được đầu tư, xây dựng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao và các nhu cầu cần thiết về
cuộc sống như thức ăn, may mặc cũng như các nhu cầu sử dụng các dụng cụ gia dụng
cũng như văn phòng ngày càng tăng. Vì vậy, đòi hỏi các ngành nghề sản xuất phải
ngày càng đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Và sản phẩm càng nhiều thì
nhu cầu sử dụng bao bì cũng càng nhiều. Chính vì vậy nên ngành sản xuất và in bao bì
cũng không thể thiếu.
Tuy nhiên bên cạnh việc mang lại lợi ích về mặt kinh tế thì nước thải ngành in
nói chung và in bao bì nói riêng đã và đang gây tác động đến môi trường nghiêm
trọng. Chính vì vậy vấn đề môi trường và xử lý nước thải rất được quan tâm và chú
trọng. Do đó, việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý trong
tương lai là nhu cầu cấp thiết.
Trên cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước
thải mực in Công ty TNHH Sản Xuất Kinh Doanh Bao Bì Carton Gấp Nếp Vina
Toyo công suất 20m3/ngày” làm đề tài tốt nghiệp đại học ngành Kỹ Thuật Môi
Trường.
1.2. MỤC TIÊU.
- Đề xuất phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công Ty TNHH sản

xuất kinh doanh bao bì carton gấp nếp Vina Toyo công suất 20m 3/ngày. (QCVN
40:2011/BTNMT, cột B)
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
- Tìm hiểu tổng quan về nước thải mực in
SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

6


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tại Công Ty TNHH sản xuất kinh
doanh bao bì carton gấp nếp Vina Toyo
- Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước
thải mực in cho Công ty
+ Hoàn thành bản vẽ thiết kế kĩ thuật
+ Triển khai bản vẽ chi tiết các công trình đơn vị.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
1.4.1. Phương Pháp Nghiên Cứu Tài Liệu.
- Nghiên cứu tài liệu về nước thải ngành in hiện nay
- Các văn bản pháp luật môi trường có liên quan
- Sưu tầm, nghiên cứu và thu thập tài liệu về các công nghệ xử lý nước thải
ngành in đang áp dụng hiện nay
- Nghiên cứu cách bố trí thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải.
1.4.2. Phương Pháp Khảo Sát Thực Địa.
- Khảo sát thực tế tại Công Ty TNHH sản xuất kinh doanh bao bì carton gấp
nếp Vina Toyo, thu thập số liệu về quá trình in bao bì, mặt bằng dành cho hệ thống,
lưu lượng và nguồn gốc phát sinh nước thải.
- Thông qua quá trình khảo sát tại công ty nắm bắt được công nghệ in mà công
ty đang sử dụng.

1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
- Nội dung của khóa luận không xét đến chất thải rắn, khí thải.
- Đề tài chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty TNHH sản xuất kinh
doanh bao bì carton gấp nếp Vina Toyo.
- Công suất thiết kế 20 m3/ngày
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Nước thải ngành sản xuất sau xử lý đã loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm gây
nguy hại cho con người và môi trường. Góp phần ngăn chặn các tác nhân xấu ảnh
hưởng đến con người và môi trường.

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

7


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH IN TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG.
2.1.1. Giới Thiệu Chung Về Ngành In.
Những nghiên cứu hiện nay cho thấy ngành in ra đời từ rất lâu. In ấn bắt đầu
xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Trung Quốc. Kĩ thuật in khối dùng gỗ sơ khai đã bắt
đầu phổ biến ở thế kỉ thứ 6. Sách cổ nhất được in còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in
khối tinh vi có từ năm 868 SCN là kinh Kim Cương được Wang Chich viết.
Phương pháp in có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới là phương pháp in chữ chì
được phát minh bởi Johannes Gutenberg (1400-1468). Xuất thân là một thợ kim hoàn,
ông đã để lại cho nhân loại một phương pháp in hoàn chỉnh và đồng nhất. Đồng thời
ông cũng đã hệ thống hoá các công đoạn từ thiết kế chữ, đúc chữ, sắp chữ, dàn bản

cho đến in. Ngoài ra ông còn nghiên cứu để tạo ra hợp kim chì thích hợp cho việc đúc
chữ và pha chế mực in phù hợp với phương pháp in. Những sản phẩm đầu tiên là
những quyển kinh thánh (2000 bản). Trong đó có khoảng 50 cuốn là in giấy và 1/4 số
bản kinh thánh đó còn tồn tại đến ngày nay. Phương pháp in của ông được coi là chuẩn
mực thời bấy giờ và thực sự sáng chói đến hơn 500 năm sau. Ông được coi là ông tổ
của ngành in thế giới.
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngành in ngày càng cao, đòi hỏi sản phẩm
phải có chất lượng tốt, bền và đẹp. Với những yêu cầu đó về sản phẩm ngành in mà
trên thế giới hiện nay người ta áp dụng rất nhiều công nghệ in khác nhau như: Công
nghệ in flexo, công nghệ in ống đồng, công nghệ in offset... Bên cạnh việc thay đổi
công nghệ thì việc cải tiến các thiết bị cũng đạt những thành tựu lớn như hệ thống
công nghệ “Máy tính ra bản” và công nghệ “Máy tính ra máy in”. Với loại thiết bị này,
các công đoạn ghi phim, hiện bản đã được loại bỏ hoặc được làm một cách tự động,
con người điều khiển chúng thông qua màn hình máy tính chứ không phải trực tiếp
thao tác, tác động như trước đây nữa. Bên cạnh đó thiết bị này cũng hạn chế được các
SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

sai hỏng, hạn chế được số lượng nhân công tham gia sản xuất, hạn chế được các ảnh
hưởng tiêu cực của hoá chất đến môi trường và sức khoẻ của con người.
Đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam do hạn chế của nền kinh tế nên
chúng ta chưa có điều kiện đầu tư các loại thiết bị tiên tiến đồng bộ như các nước phát
triển khác mà nước ta chỉ mới đầu tư được ở mức bán tự động. Công nghệ chủ yếu
được nước ta áp dụng là công nghệ in offset, bên cạnh đó cũng áp dụng công nghệ in
flexo, công nghệ in ống đồng nhưng ở mức hạn chế. Với các thiết bị ở mức trung bình
thì các công đoạn chủ yếu chưa được tự động hoá mà phần lớn đều do con người tác

động trực tiếp và các loại vật liệu thì chưa được quan tâm cải tiến nhiều lắm, vẫn dùng
các loại hoá chất mà một số rất độc hại và một số thì tương đối độc hại. Công đoạn
hiện bản và ra phim là công đoạn phải tiếp xúc với nhiều hoá chất thì vẫn chưa được
cải tiến. Đồng thời do kinh phí còn eo hẹp, nên việc quan tâm tới môi trường trong nhà
máy còn chưa được coi trọng và đầu tư thích đáng. Do đó tác động và ảnh hưởng của
môi trường tới sức khoẻ của người lao động là rất lớn.
2.1.2. Công Nghệ In Và Dòng Thải.
Trong tương lai, các phương tiện nghe nhìn điện tử sẽ phát triển mạnh. Tuy vậy
vẫn sẽ tồn tại nhu cầu đọc ấn phẩm truyền thống do những tiện lợi và lợi ích mà chúng
mang lại khi sử dụng. Do đó ngành in vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần phát triển
văn hoá đọc của xã hội trong hiện tại và trong tương lai.
Trong các phương pháp in công nghiệp truyền thống như in typo, in flexo, in
offset, in ống đồng thì phương pháp in offset ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế hơn cả và
được coi là phương pháp in chính hiện nay cho hầu hết các loại ấn phẩm trong đó có
sách báo. In ống đồng cho chất lượng cao, tuy nhiên bị hạn chế bởi trong quá trình sản
xuất thải ra môi trường nhiều khí thải do công nghệ phải sử dụng nhiều dung môi hữu
cơ. In flexo được sử dụng ở nước ta để in bao bì chủ yếu. In lưới năng suất thấp và
phạm vi ứng dụng hạn chế. Gần đây xuất hiện một số máy in lưới ở một vài cơ sở in
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Máy in lưới được sử dụng cho các mặt hàng dệt, vải sợi
công nghệp, các tấm thảm trải nhà, tranh thảm, các loại vỏ chai nhựa hoặc lọ hoa, bình
thuỷ tinh...
Trong quá trình chế tạo khuôn in offset thì trong nước thải còn có thể chứa các
kim loại như Zn, Al, Pb, Cr, Ni, Fe, Cu..., các hoá chất sử dụng trong quá trình tạo
màng của bản in như các chất tạo màng PVA, novolac, gelatin và các chất nhạy sáng

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

9



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

như O-Napthoquinon-diazid, bicromat, các muối của axit cacboxylic… Ngoài ra, trong
quá trình chế tạo bản đa kim loại sinh ra nước thải chứa các chất độc hại như CuSO 4,
H2SO4, CrO3, AgNO3, NaOH, Na2SO4, NaHSO3, H2CrO3, CaCl2, HCl, KOH, NaOCl,
… quá trình hiện bản nước thải có thể chứa các chất mang tính kiềm như NaOH,
Na2SiO3, glyxerin, parafin hay các dung môi hữu cơ như cồn, tricloetylen, butanol và
một vài dung mỗi hữu cơ khác.
Nước thải trong quá trình chế tạo khuôn in lõm có thể chứa nhiều hoá chất độc
hại như Na2Cu(CN)3, CuSO4, H2SO4, Fe2SO3, gelatin, FeCl3 , muối crôm, KOH, các
chất tẩy rửa, HCl rất độc có khả năng ăn mòn mạnh và gây bỏng...
Trong công nghệ in Flexo nước thải có thể chứa các chất hoạt hóa dùng tạo bản
như các chất khơi mào (antracquinon, benzophenol, benzoin), các monome
(acrylatmetaerylat,

arcylamit,

metacrylamit,

arylete...),

các

oligom

(PAD,

polyvinylankol, polyacrylat, PES, polyaretan,...) dung dịch hiện bản photopolyme như
cồn.
Nước thải từ quá trình chế khuôn in lưới có thể chứa các chất như các muối

bicrômat, PVA, axit oxalic, muối mangan,… Trong quá trình in cũng sử dụng rất
nhiều hoá chất khác nhau nên trong nước thải có thể sẽ chứa nhiều chất thải độc hại
như: NH4, H3PO4 dùng trong dung dịch ẩm, axit benzoic có thể dùng sản phẩm làm
chất đệm trong dung dịch ẩm; Axit oxalic dùng để tẩy dầu mỡ và tẩy màng PVA;
H3PO4 dùng để xử lý bề mặt bản và tăng tính thấm ướt bề mặt và pha chế dung dịch và
đệm máng nước; Axit Oxalic dùng để tẩy dầu mỡ và tẩy màng PVA; Bột tan
Mg3(OH).(SiO10) dùng xoa bề mặt tấm cao su và trục lô in, CaCO 3 dùng để làm bột
phun chống bẩn tờ in; Cồn etylic, isopropylic: dùng trong máng nước; Điclometal,
axeton, xylen,... dùng để rửa lô cao su và tấm cao su offset; Lưu huỳnh dùng để xoa
tấm cao su; Các loại xăng, cồn và dung môi dùng để rửa lô; Mực in, mạt giấy.
2.1.3. Đặc Trưng Của Nước Thải Mực In.
Nước thải ngành in có sự dao động về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm. Nó biến
đổi theo mùa, theo thời gian, tuỳ thuộc vào công nghệ in, phương pháp in và thiết bị
in, loại phim, loại bản mà nhà máy sử dụng.
Nước thải từ quá trình in không nhiều, chỉ phát sinh từ công đoạn vệ sinh thiết
bị máy móc. Ngoài ra nước thải còn phát sinh từ quá trình vệ sinh xưởng khi mực in bị

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

10


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

tràn đổ. Tuy nhiên, nồng độ các chất gây ô nhiễm rất cao, có nhiều chất độc hại gây ô
nhiễm nguồn nước, gây độc hại tới các loài thuỷ sinh.
Độ màu của nước thải làm hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu
xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Đồng thời, gây tác
hại về mặt cảm quan, gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ
sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. Nước thải ngành sản xuất mực in

có các thành phần ô nhiễm đặc trưng như dung môi hữu cơ, độ màu, chất rắn lơ lửng.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH BAO BÌ
CARTON GẤP NẾP VINA TOYO.
2.2.1. Sơ Lược Về Công Ty TNHH Vina Toyo.

Hình 2.1. Hình ảnh công ty TNHH SXKD Bao bì Carton Gấp nếp Vina toyo
- Tên công ty: Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton Gấp nếp Vina Toyo
- Đại diện: ông Lê Khương Vang _ chức vụ: Giám đốc
- Công ty Vina Toyo là công ty liên doanh giữa tập đoàn New Toyo Singapore
và Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam (Vinataba). Tập đoàn New Toyo, một tập đoàn
được niêm yết trên thị trường chứng khoáng Singapore, là nhà sản xuất chuyên về các
sản phẩm giấy Laminate, sản phẩm bao bì giấy và có nhà sản xuất đặt tại Singapore,
Malaysia, Việt Nam, Thailand, Trung Quốc, HongKong, Pakistan, Úc.
- Công ty Vina Toyo được thành lập vào cuối năm 1999 đặt trụ sở tại 61/6
Truông Tre, Linh Xuân, Thủ Đức và gồm 02 phân xưởng sản xuất:
+ Xưởng sản xuất bao bì carton dợn sóng: 61/6 Truông Tre, Linh Xuân, Thủ
Đức.
+ Xưởng sản xuất bao bì giấy ghép màng nhôm: 934 đường D, khu Công
nghiệp Cát Lái.

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

11


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

- Công ty Vina Toyo chuyên cung cấp các loại bao bì carton dợn sóng 3, 5 và 7
lớp có in nhiều mầu và bao bì giấy ghép màng nhôm dùng cho các ngành công nghiệp
thuốc lá, thực phẩm, thức uống, thủy hải sản, rau quả đông lạnh, điện tử và vật liệu xây

dựng v.v...
2.2.2. Quy Trình In Bao Bì Carton Hiện Tại Của Công Ty.
Hiện tại công ty đang sử dụng công nghệ in Flexo và sử dụng loại mực in Flexo
gốc nước.

Hình2.2. Quy trình in tại công ty
 Thuyết minh quy trình:

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

12


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

- Bước 1: nguyên liệu để sản xuất thùng Carton (giấy cuộn) sẽ được cho vào
máy dợn sóng để ép thành giấy tấm (bán thành phẩm).
- Bước 2: bán thành phẩm được tạo thành ở bước 1 sẽ được đưa vào máy in
(Flexo) để tạo thành giấy tấm đã in Flexo (bán thành phẩm 2).

Hình 2.3. Máy in Flexo tại công ty

Hình 2.4. Một khuôn in polimer của công ty
- Bước 3: giấy tấm được in sẽ tiếp tục đi qua máy dập và máy cắt khe để tạo
thành từng tấm bìa Carton hoàn thiện.

Hình 2.5. Một sản phẩm sau khi in tại công ty

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186


13


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

- Bước 4: máy đóng ghim và máy dán thùng sẽ làm nhiệm vụ hoàn thiện các
tấm bìa trên thành những thùng Carton theo hình khối yêu cầu.
- Bước 5: thành phẩm đã được hoàn thành qua khâu kiểm tra cuối cùng nếu đạt
chất lượng sẽ đưa vào kho để dự trữ cho quá trình vận chuyển đóng gói khác diễn ra
theo đơn đặt hàng của khách hàng.

CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ
3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỰC IN.
Với đặc trưng nước thải ngành in là chứa nhiều hợp chất màu, dầu, mỡ, các chất
lơ lửng khó tan trong nước, các dung môi hữu cơ và có thể chứa các kim loại và các
chất hữu cơ, vô cơ gây độc hại. Có thể sử dụng các phương pháp như: lọc, lắng, tuyển
nổi, ôxi hóa, trao đổi ion, keo tụ, điện hóa, Fenton, lọc màng, Fenton điện hóa,.. để xử
lý nước thải của ngành.
Theo bản chất của phương pháp xử lý nước thải, có thể chia chúng thành
phương pháp lý học, phương pháp hóa học, phương pháp sinh học,… Một hệ thống xử
lý nước thải hoàn chỉnh thường kết hợp một số phương pháp trên để đạt hiệu quả cao
nhất. Tùy theo tính chất nước thải, mức độ tài chính và yêu cầu xử lý mà người ta có
thể lựa chọn sử dụng các phương pháp xử lý hợp lý.
3.1.1. Phương Pháp Trung Hòa.
Nước thải chứa các axit vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng
6,5-8,5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo.
Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách sau:
- Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm
- Bổ sung các tác nhân hóa học

- Lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hòa
- Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axit
Để trung hòa nước thải chứa axit có thể sử dụng các tác nhân hóa học như
NaOH, KOH, Na2CO3, nước amoniac NH4OH, CaCO3, MgCO3, đôlômit

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

14


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

(CaCO3.MgCO3) và xi măng. Song tác nhân rẻ nhất là sữa vôi 5-10% Ca(OH) 2, tiếp đó
là sôđa và NaOH ở dạng phế thải.
Trong trường hợp trung hòa nước thải axit bằng cách lọc qua vật liệu có tác
dụng trung hòa, vật liệu lọc sử dụng có thể là MgCO 3, đôlômit, đá vôi, đá phấn, đá hoa
và các chất thải rắn như xỉ và xỉ tro. Khi lọc nước thải chứa HCl và HNO 3 qua lớp đá
vôi, thường chọn tốc độ lọc 0,5-1 m/h. Trong trường hợp lọc nước thải chứa tới 0,5%
H2SO4 qua đôlômit tốc độ lọc lấy từ 0,6-0,9 m/h. Khi nồng độ H 2SO4 lên đến 2% thì
tốc độ lọc lấy bằng 0,35 m/h.
Để trung hòa nước thải kiềm có thể dùng khí axit (chứa CO 2, SO2, NO2, N2O3,
…). Việc sử dụng khí axit không những cho phép trung hòa nước thải mà đồng thời
tăng hiệu quả làm sạch chính khí thải khỏi các cấu tử độc hại.
Việc lựa chọn phương pháp trung hòa là tùy thuộc vào thể tích và nồng độ của
nước thải, chế độ thải nước và chi phí hóa chất sử dụng.
3.1.2. Phương Pháp Hóa Lý.
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn
phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1-10μm. Các hạt này ở
dạng huyền phù lơ lửng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số
diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên

quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực
hút VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt ngay
khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển động
Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo, các
hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang điện, có
thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp phụ có chọn lọc các ion trong
dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được
bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện
tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị
trung hòa điện tích có thể liên kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích
thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.
3.1.3. Phương Pháp Oxy Hóa.
Để làm sạch nước thải, có thể sử dụng các tác nhân oxy hóa như khí clo và hợp
chất clo, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, permanganat kali, bicromat

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

15


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

kali, peroxy hydro, oxy không khí, ozon, pyroluzit MnO2. Quá trình oxy hóa sẽ
chuyển các chất độc hại trong nước thải thành các chất ít độc hại hơn và tách khỏi
nước. Quá trình này tiêu tốn nhiều hóa chất nên thường chỉ sử dụng khi không thể xử
lý bằng những phương pháp khác.
3.1.3.1. Phương pháp sử dụng Clo.
Clo và các chất chứa Clo hoạt tính là chất oxy hóa thông dụng nhất, thường
được dùng để tách hydrosunfit, các hợp chất metylsunfit, phenol, xyanua ra khỏi chất
thải.

Ví dụ: quá trình tách xyanua ra khỏi nước thải được tiến hành ở môi trường
kiềm (pH=9). Xyanua có thể bị oxy hóa tới N2 và CO2 theo phương trình sau:
CN- + 2OH- + Cl2 → CNO- + 2Cl- + H2O
2CNO- + 4OH- + Cl2 → CO2 + 6Cl- + N2 + H2O
3.1.3.2. Phương pháp sử dụng Hydro peroxit.
H2O2 được dùng để oxy hóa các nitrit, xyanua, phenol, các chất thải chứa lưu
huỳnh và các chất màu thuốc nhuộm mạnh. Trong môi trường axit, H2O2 thể hiện rõ
chức năng oxy hóa, còn trong môi trường kiềm là chức năng khử. Trong môi trường
axit H2O2 chuyển Fe2+ thành Fe3+, HNO2 thành HNO3, SO3- thành SO42-, CN- bị oxy hóa
trong môi trường kiềm (pH=9-12) thành CNONgoài tính oxy hóa, người ta còn dùng tính khử của H2O2 để loại Clo ra khỏi
nước:
H2O2 + Cl2 → O2 + 2HCl
H2O2 + NaClO → O2 + NaCl + H2O
3.1.3.3. Phương pháp sử dụng Ozon.
Oxy hóa bằng ozon tách các tạp chất nhiễm bẩn, màu, mùi vị đối với nước, hay
có thể làm sạch nước thải khỏi phenol, sản phẩm dầu mỏ, H2S, các hợp chất của As,
chất hoạt động bề mặt, xyanua, thuốc nhuộm, hidrocacbon thơm, thuốc sát trùng.
Trong xử lý nước bằng ozon, các hợp chất hữu cơ bị phân hủy và xảy ra sự khử
trùng đối với nước. Các vi khuẩn chết nhanh hơn so với xử lý nước thải bằng Clo vài
nghìn lần. Ozon có thể oxy hóa tất cả các chất vô cơ và hữu cơ.
3.1.3.4. Phương pháp Fenton.
Hơn 100 năm trước, vào năm 1894 tác giả J.H.Fenton đã công bố công trình
nghiên cứu của mình trong tạp chí Hội hoá học Mỹ; trong đó ông đã quan sát thấy

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

16


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày


phản ứng oxi hoá axít malic bằng hydrogen peroxide đã được gia tăng mạnh khi có
mặt các ion Fe (Fenton H.J.H, 1894; Walling C, 1975). Sau đó tổ hợp H 2O2 và muối
Fe2+ được sử dụng làm tác nhân oxy hoá rất hiệu quả cho nhiều đối tượng rộng rãi các
hợp chất hữu cơ và được mang tên là “ tác nhân Fenton”.
Hệ tác nhân Fenton là một hỗn hợp gồm các ion sắt hoá trị II (thường là FeSO 4)
và hydrogen peroxide, chúng tác dụng với nhau sinh ra gốc tự do (*OH) là gốc oxi hoá
mạnh (*OH + H+ + e → H2O E0=2,76 mV). Các gốc tự do này sẽ oxi hoá các chất hữu
cơ khó phân huỷ sinh học có trong nước thải tạo thành những chất hữu cơ dễ phân huỷ
sinh học hơn hoặc đưa về sản phẩm tận cùng là CO 2 và H2O. Fe2+ bị oxi hoá thành Fe3+
sau đó Fe2+ mất đi sẽ được tái sinh lại nhờ phản ứng giữa Fe 3+ và H2O2 dư theo phương
trình:
Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + *OH + OH

(1)

k1 = 76(l/mol.s)

Fe3+ + H2O2 → Fe2+ + H+ + HO2*

(2)

k2 = < 3.10-3(l/mol.s)

Các gốc HO* sinh ra có khả năng tác dụng với các chất hữu cơ ở điều kiện
nhiệt độ và áp suất bình thường.
Ion Fe2+ mất đi do bị oxi hoá thành Fe3+ theo phương trình (1) sẽ được tái sinh
lại nhờ phản ứng giữa Fe 3+ và H2O2 theo phương trình (2). Gốc HO* sinh ra thực hiện
các phản ứng (Gallard H, De Laat, Legube B, 1998).
*OH + Fe2+ → OH + Fe3+


(3)

k3 = 3.10-8(l/mol.s)

*OH + H2O2 → H2O + HO2*

(4)

k4= 3,3.10-7(l/mol.s)

*OH + RH → R* + H2O

(5)

k5 = 107 – 1010(l/mol.s)

Ngoài ra sự tái sinh lại Fe2+ còn có thể thông qua các phản ứng (6), (7)
Fe3++ HO2* → Fe2+ + O2 + H+

(6)

Fe3+ + R*→ Fe2+ + R+

(7)

Như vậy gốc HO* sinh ra trong phản ứng Fenton sẽ tác dụng với các chất hữu
cơ và phân huỷ chúng thành các chất đơn giản hơn hoặc phân huỷ chúng đến sản phẩm
cuối cùng là CO2 và H2O.
Các gốc hydroxyl tạo ra theo phản ứng (1) sẽ oxi hoá các chất ô nhiễm theo

phản ứng (5). Các quá trình oxi hoá này có thể xẩy ra theo các cơ chế sau:
Cơ chế phản ứng cộng-gốc hydroxyl phản ứng với các hợp chất không no, các
hợp chất béo hay các hợp chất thơm để hình thành các gốc tự do tương ứng
*OH + C6H6 → (HO)C6H6*

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

(8)

17


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

Cơ chế phản ứng dehydro hoá
*OH + CH3OH → CH2OH* + H2O

(9)

Cơ chế phản ứng trao đổi electron:
*OH + [Fe(CN)6]4- → [Fe(CN)6]3- + OH- (10)
Cơ chế phản ứng tương tác gốc-gốc hydroxyl phản ứng với các gốc tự do khác
tạo tành các sản phẩm
*OH + HO* → H2O2

(11)

Trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ, hiệu quả của quá trình Fenton sẽ phụ
thuộc vào lượng HO* tạo thành nhờ phản ứng.
3.1.4. Phương Pháp Hấp Phụ.

Phương pháp hấp phụ được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để khỏi nước thải
các chất hữu cơ hòa tan không xử lý được bằng các phương pháp khác. Tùy theo bản
chất, quá trình hấp phụ được phân loại thành: hấp phụ lý học và hấp phụ hóa học.
Hấp phụ lý học là quá trình xảy ra nhờ các lực liên kết vật lý giữa chất bị hấp
phụ và bề mặt chất hấp phụ như lực liên kết VanderWaals. Các hạt bị hấp phụ vật lý
trên bề mặt chất hấp phụ và đây là quá trình hấp phụ đa lớp (hình thành nhiều lớp phân
tử trên bề mặt chất hấp phụ).
Hấp phụ hóa học là quá trình hấp phụ trong đó có xảy ra phản ứng hóa học giữa
chất bị hấp phụ và chất hấp phụ. Trong xử lý nước thải, quá trình hấp phụ thường là sự
kết hợp của cả hấp phụ vật lý và hóa học.
Khả năng hấp phụ của chất hấp phụ phụ thuộc vào: Diện tích bề mặt chất hấp
phụ (m2/g); Nồng độ của chất bị hấp phụ; Vận tốc tương đối giữa hai pha; Cơ chế hình
thành liên kết.
3.1.5. Phương Pháp Trao Đổi Ion.
Phương pháp trao đổi ion được dùng để tách các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni,
Pb, Hg, Cd, Mn,… cũng như các hợp chất Arsen, Phospho, cyanua, chất phóng xạ,…
khỏi nước và nước thải [4].
Phương pháp này cho phép thu hồi những chất có giá trị và đạt mức độ làm
sạch cao. Đây còn là phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý
nước và nước thải. Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ, có
nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo. Các chất trao đổi ion vô cơ tự nhiên gồm
zeolit, kim loại khoáng chất, đất sét, fenspat,… Các chất có tính chất trao đổi cation là

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

18


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày


chất chứa nhôm silicat loại: Na 2O.Al2O3.nSiO2.mH2O. Các chất flour apatit
[Ca5(PO4)3]F và hydroxyt apatit [Ca5(PO4)3 ]OH cũng có tính trao đổi ion. Chất trao
đổi ion vô cơ tổng hợp gồm silicagen, các oxyt khó tan và hydroxyt của một số kim
loại như Cr, Al,…
Các chất trao đổi ion hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên gồm axit humic của đất và
than đá, chúng mang tính axit yếu. Để tăng tính axit và dung lượng trao đổi người ta
nghiền nhỏ than là lưu hóa ở điều kiện dư oleum. Than sunfo là các chất điện ly cao
phân tử, rẻ và chứa cả các nhóm axit mạnh và axit yếu. Các chất trao đổi ion này có
nhược điểm là độ bền hóa học và độ bền cơ học thấp, dung lượng thể tích không lớn,
đặc biệt trong môi trường trung tính. Các chất trao đổi ion hữu cơ tổng hợp là các nhựa
có bề mặt riêng lớn, là các hợp chất cao phân tử. Các gốc hydrocacbon của chúng tạo
nên lưới không gian với các nhóm có chức năng trao đổi cố định.
3.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỰC IN HIỆN NAY
Các nhà máy in với quy mô sản xuất khác nhau, áp dụng các công nghệ in khác
nhau thì có thể lựa chọn các quy trình xử lý khác nhau. Để xem xét xu hướng sử dụng
các công nghệ xử lý nước thải in hiện nay, khóa luận đưa ra hai quy trình xử lý nước
thải in của nhà máy in tiền Quốc gia và một nhà máy in ở tỉnh Chiết Giang, Trung
Quốc
3.2.1. Quy Trình Xử Lý Nước Thải in Tiền Tại Nhà Máy In Tiền Quốc Gia
Nhà máy in tiền Quốc gia với sự kết hợp đồng thời nhiều công nghệ in khác
nhau cho quá trình sản xuất như công nghệ in offset, công nghệ in flexo, công nghệ in
ống đồng. Do đó, nước thải của phân xưởng in bao gồm rất nhiều loại mực in, hoá chất
khác nhau.
Thuyết minh dây chuyền: nước thải được bơm qua song chắn rắc loại bỏ các rác
thải lớn, đưa vào bể đều hòa giúp ổn định lưu lượng dòng thải. Tiếp đó nước thải được
đưa sang bể keo tụ. Hóa chất được bổ sung ở keo tụ CaCl 2 và FeCl3. Nước thải sau quá
trình keo tụ được đưa sang bể lắng và cuối cùng được xử lý bằng hấp phụ than hoạt
tính.

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186


19


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

Nước Thải Vào

Song Chắn Rác

Bể Điều Hòa

Bể Keo Tụ

CaCl2, FeCl3

Lọc Ép Khung Bản

Bể Lắng

Tháp Hấp Thụ Than
Hoạt Tính

Nước Ra
Hình 3.6. Qui trình công nghệ xử lý nước thải phân xưởng in ở nhà máy in tiền Quốc
Gia
Đây là qui trình xử lý nước thải được áp dụng để xử lý nước thải phân xưởng in
ở nhà máy in tiền Quốc gia. Nước thải của nhà máy chưa được xử lý triệt để đạt tiêu
chuẩn thải, đặc biêt hiệu quả xử lý COD còn thấp. Do tại thời điểm thiết kế nó đáp ứng
việc xử lý nước thải có tính chất khác hiện nay, loại tiền giấy trước kia đã được thay

thế bằng tiền polime. Sau thời gian dài hoạt động đến nay hệ thống đã xuống cấp và
phải hoạt động quá tải, nên hiệu quả xử lý không đat hiệu quả cao.

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

20


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

3.2.2. Qui Trình Xử Lý Nước Thải Của Nhà Máy In Ở Tỉnh Triết Giang Trung
Quốc
Đây là nhà máy có công nghệ in flexo. Hệ thống xử lý nước thải có công suất
300 m3/ngày đêm. Đây cũng là một công nghệ xử lý khá đơn giản vì chỉ bao gồm quá
trình chính là keo tụ làm giảm các chất lơ lửng có trong nước thải. Hình 3.2 đưa ra
công nghệ chung xử lý nước thải in của nhà máy ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Qui
trình này sử dụng phương pháp keo tụ là công trình chính để xử lý các chất ô nhiễm có
trong nước thải.
Nước Thải Vào

Bể Điểu Hòa
(có khuấy trộn, chỉnh pH)

Bể Keo Tụ

Máy Nén Bùn

Bể Lắng

Nước Ra

Hình 3.7. Qui trình xử lý nước thải nhà máy in tỉnh Chiết Giang, Trun Quốc
 Qua một số tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải in trong nước cũng như trên thế giới

nhận thấy hiện nay các nhà máy sử dụng công nghệ chủ yếu là keo tụ làm giảm hàm
lượng các chất lơ lửng có trong nước thải từ đó làm giảm độ màu và COD có trong
nước thải.

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

21


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

Chương 4
TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.
4.1.1. Tính Chất Nước Thải Đầu Vào.
Lưu lượng nước thải đầu vào là 20m3/ngày
Bảng 4.1. Tính chất nước thải xưởng in công ty TNHH VinaToyo.
Thông số

Đơn vị

pH

Đầu vào

Đầu ra
(QCVN 40:2011, loại B)


5,5

6,5 – 9

COD

mgO2/l

3.000

150

BOD5

mgO2/l

135

50

SS

mg/l

345

150

Nitơ tổng


mg/l

39

40

Photpho tổng

mg/l

0,8

6

Độ màu

Pt – Co

20.000

150

4.2.1. Yêu Cầu Của Chủ Đầu Tư Và Tiêu Chuẩn Xả Thải.
 Yêu cầu của chủ đầu tư về công nghệ xử lý

Tiêu chuẩn xả thải với nguồn loại B
 Tiêu chuẩn xả thải
Nước thải đầu ra phải có các chỉ tiêu ô nhiễm thấp hơn các chỉ tiêu trong
QCVN 40:2011/BTNMT, cột B

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

22


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

Bảng 4.2. Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

1

pH

5,5 đến 9

2

COD

Mg/l

150


3

BOD5

Mg/l

50

4

Chất rắn lơ lửng

Mg/l

150

5

Tổng N

Mg/l

40

6

Tổng P

Mg/l


6

7

Độ màu

Pt – Co

150

4.2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ.
4.2.1. Mục Tiêu.
-

Công nghệ sau xử lý phải đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn xả vào

nguồn.
Công nghệ đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao.
Công nghệ xử lý phải hiện đại, sử dụng lâu dài, vốn đầu tư thấp.
Tiết kiệm diện tích, chi phí vận hành, chi phí năng lượng.
Số bơm sử dụng là tối thiểu, tận dụng nguyên tắc tự chảy theo cao trình.
Lựa chọn công nghệ xử lý dựa vào các yếu tố sau:
Lưu lượng và thành phần nước thải cần xử lý.
Tiêu chuẩn nước thải sau khi xử lý vào nguồn tiếp nhận.
Điều kiện thực tế xây dựng, vận hành hệ thống.
Điều kiện kỹ thuật và khả năng vốn đầu tư.
Xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT , cột B
4.2.2. Cơ Sở Khoa Học Đề Xuất Công Nghệ Xử Lý.
Sau khi xem xét đặc tính của nước thải mực in, ta thấy:
Nước thải có sự dao động về nồng độ và lưu lượng các chất ô nhiễm, nên cần

xây dựng bể điều hòa để đồng nhất tính chất nước thải trước xử lý.
Do nồng độ BOD5 quá thấp so với nồng độ COD nên phương pháp xử lý sinh
học là không sử dụng được. Vì vậy tác giả chỉ sử dụng các công trình sử lý bằng
phương pháp hóa lý là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng thêm lọc áp lực để đảm bảo chất
lượng nước thải đầu ra.
Do hạn chế về mặt bằng cũng như yêu cầu về vệ sinh kho cở sở nên biện pháp
sử dụng sân phơi bùn là không hợp lý. Ngoài ra, nếu lưu lượng bùn không lớn thì có
thể vận chuyển đi nơi khác xử lý nhằm đảm bảo về yêu cầu vệ sinh.
Ngoài ra do tính chất nước thải có chứa nhiều độc tố nên vi khuẩn không thể
sống và phát triển nên tác giả không sử dụng biện pháp khử trùng nước thải.
SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

23


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày

4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN.
4.3.1. Phương Án 1.


Sơ đồ công nghệ.
Nước Thải Vào

Nước

Bể Điều Hòa

Máy thổi khí


H2SO4,

Nước

Bể Trộn

Nước

PAC 10%

Bể Phản Ứng

Bể Lắng Hóa Lý

Bùn

Bể Chứa Bùn

NaOH,
Bể Trung Gian

Chất khử
màu F2

Lọc Áp Lực

Nước

Nước Ra QCVN 40:2011 BTNMT, cột B
Hình 4.8. Sơ đồ công nghệ phương án 1


SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

24


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mực in cho Công ty TNHH SXKD Bao bì Carton gấp nếp VinaToyo Công suất 20m 3/ngày



Thuyết minh phương án 1:
- Bể điều hòa:
Nước thải mực in tại xưởng in được mạng lưới thu gom về bể điều hòa. Bể điều

hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu
vào giúp giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau,
tránh hiện tượng quá tải.
Trong bể điều hòa, ta bố trí hệ thống phân phối khí để cấp khí nhằm ổn định
chất lượng nước trước khi qua hệ thống xử lý tiếp theo. Đồng thời với việc ổn định
chất lượng nước, hệ thống thổi khí tại bể điều hòa có tác dụng hạn chế không cho chất
lơ lửng lắng trong bể. Thiết bị bơm chìm được lắp đặt trong bể điều hòa có nhiệm vụ
đưa nước lên công trình tiếp theo.
- Bể trộn, Bể phản ứng:
Nước sau khi qua bể điều hoà sẽ được bơm qua bể trộn. Ở bể trộn, ta đặt một
motor có cánh khuấy để hòa trộn nước thải với lượng H2SO4 để hạ pH của nước thải về
4, là pH tối ưu cho quá trình keo tụ (thí nghiệm jartet). Sau đó hòa trộn nước thải với
lượng phèn PAC 10% (liều lượng xác định bằng thí nghiệm jartet) để các chất có
trong nước có điều kiện tiếp xúc với hóa chất kết dính lại với nhau tạo thành bông cặn.
Sau đó nước thải sẽ theo cao trình chảy qua bể phản ứng, tại đây ta cũng bố trí hệ
thống cánh khuấy. Sau đó nước thải sẽ được đưa sang bể lắng hóa lý

- Bể lắng hóa lý:
Có nhiệm vụ lắng các bông cặn, sau thời gian lưu nước bùn sẽ lắng xuống đáy
và được bơm qua bể chứa bùn.
- Bể trung gian:
Nước sau khi lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian. Bể trung gian có nhiệm vụ ổn
định nước thải trước khi qua lọc áp lực. Ngoài ra tại đây nước thải sẽ được hòa trộn
với NaOH để nâng pH của nước thải sau keo tụ tạo bông lên 7 đồng thời nước thải có
độ màu vẫn còn sẽ được châm chất khử màu F2 để khử màu nước thải.
- Lọc áp lực
Nước thải từ bể khử trùng sẽ được bơm lên bồn lọc áp lực bằng bơm ly tâm
trục ngang. Bồn lọc áp lực có nhiệm vụ loại bỏ hoàn toàn lượng cặn có kích thước
và tỷ trọng nhỏ không có khả năng lắng trọng lực, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt
QCVN 40 : 2011/BTNMT Cột B.

SVTH: Lê Văn Sỹ_11127186

25


×