Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ – XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI CỦ CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG BỜ
BAO NGĂN TRIỀU CƯỜNG KHU VỰC QUẬN THỦ ĐỨC

BÙI THỊ THÙY TRANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH LỢI ÍCHCHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG BỜ BAO NGĂN TRIỀU CƯỜNG KHU VỰC QUẬN THỦ
ĐỨC” do BÙI THỊ THÙY TRANG, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng


năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi những dòng tri ân đến Bố Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay,
đồng thời cám ơn sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian qua đã đóng góp ý kiến
và là động lực to lớn để tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Minh Phương đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Sở Tài nguyên & Môi
trường Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chỉ Huy Phòng Chống Lụt Bão Tp, phòng Kinh tế UBND quận Thủ Đức đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.

Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Bùi Thị Thùy Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI THỊ THÙY TRANG. Tháng 07 năm 2009. “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ
DỰ ÁN XÂY DỰNG BỜ BAO NGĂN TRIỀU CƯỜNG KHU VỰC QUẬN THỦ ĐỨC”.

BUI THI THUY TRANG. July 2009. “Analyzing Cost - Benefit Of The
Building Crummy dividing flood Plan At Thu Duc Distric”
Quận Thủ Đức Là một Quận vành đai của thành phố Hồ Chí Minh, có 12
phường trực thuộc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng về cơ sở hạ tầng,
các hoạt động du lịch …là hàng loạt các vấn đề môi trường phát sinh, và một trong
các vấn đề môi trường gây lo ngại nhất trong khu vực này chính là vấn đề bể bờ bao,
gây ngập úng nhiều nơi rất nghiêm trọng sạt lở làm cho hàng trăm hộ dân mất chỗ ở,
phải sống tạm bợ, cuộc sống khó khăn bộn bề.
Dự án xây dựng bờ bao ngăn triều cường khu vực quận Thủ Đức đang từng
bước được thực hiện được xem là động thái tích cực của các nhà chức trách trong nỗ
lực khắc phục tình trạng sạt lở, ngập úng từng bước ổn định đời sống người dân, cũng
như tiến tới phát triển các hoạt động khác. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề trên
không chỉ có một phương án. Vấn đề là làm thế nào để lựa chọn được một phương án
giải quyết tối ưu nhất? và liệu các phương án có thực sự mang lại lợi ích như mong
đợi hay không? Những ai sẽ phải chịu chi phí? V.v…
Trên cơ sở thu thập các số liệu, phỏng vấn các hộ dân và các đối tượng liên
quan, sử dụng các kĩ thuật dự báo cùng với phương pháp phân tích lợi ích – chi phí,
Lợi ích – chi phí của các phương án sẽ được tính toán và từ đó tiến hành phân bổ chi
phí cho các đối tượng hưởng lợi tương ứng.
Luận văn gồm 5 chương:

Chương 1. MỞ ĐẦU
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2. TỔNG QUAN


Giới thiệu tổng quan về địa điểm nghiên cứu bao gồm: tổng quan về điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội, tổng quan về hiện trạng môi trường; tổng quan về tài liệu
tham khảo.
Chương 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp nghiên cứu.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích Thực trạng và nguyên nhân gây vỡ bờ bao gây ngập tại quận Thủ
Đức, Dự báo được mức sạt lở cũng như mức thiệt hại hàng năm do vỡ bờ bao. Phân
tích lợi ích-chi phí các phương án chống ngập úng của các cơ quan hữu quan., lựa
chọn được phương án thực hiện tối ưu trước khi thực hiện phân bổ kinh phí cho các
đối tượng được hưởng lợi và đưa ra kết luận.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần giải quyết
tình trạng vỡ bờ bao gây ngập úng hiệu quả nhất.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

VII

Danh mục các bảng


VIII

Danh mục các hình

X

Danh mục phụ lục

XI

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3

1.4 Nội dung nghiên cứu

4

1.5 Cấu trúc đề tài


4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1 Quận Thủ Đức

6

2.2.2 Phường Hiệp Bình Phước

15

2.2.3 Phường Hiệp Bình Chánh

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu

18

3.1.1 Phát triển bền vững


18

3.2 Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1 Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí

20

3.2.2 Các tiêu chí lựa chọn dự án trong phân tích lợi ích – chi phí

22

3.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy

23

3.2.4 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

24

3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng và nguyên nhân vỡ bờ bao
4.1.1 Hiện trạng


26
26


4.1.2. Nguyên nhân

30

4.2 Quy mô và phạm vi của dự án

30

4.2.1 Thiết kế định hình bờ bao bằng đắp đất chọn lọc

31

4.2.2 Thiết kế định hình tường chắn bê tông cốt thép

32

4.2.3 Thời gian thực hiện và khối lượng đầu tư

34

4.2.4 Dự kiến kinh phí và quy mô thực hiện

36

4.2.5 Mô tả các phương án


37

4.3 Những phân tích và kết quả nghiên cứu

39

4.3.1 Ước tính thiệt hại giai đoạn 2000-2030

39

4.3.2 Dự báo mức thiệt hại do sạt lở đến năm 2030

40

4.3.3 Nhận dạng lợi ích – chi phí

42

4.3.4 Đánh giá lợi ích – chi phí

45

4.3.5 Lựa chọn phương án

67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

69


5.1 Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTCT

Bê tông cốt thép

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐVT

Đơn vị tính


QD

Quốc doanh

GT – SP

Giá trị sản phẩm

GTCC

Giao Thông Công Chánh

LMLM

Long mồm lở móng

PCD

Phòng chống dịch

SX – SP

Sản xuất sản phẩm

TSL

Tổng sản lượng

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2-1 Phân bố sử dụng đất trên địa bàn quận Thủ Đức

10

Bảng 2-2 Quy hoạch sử dụng đất quận Thủ Đức đến năm 2020.

11

Bảng 2-3 Biểu giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

12

Bảng 2-4 Diện tích, dân số và đoan vị hành chính quận Thủ Đức

14

Bảng 3-1 Lợi ích và chi phí theo năm phát sinh

21

Bảng 4-1 So sánh bờ bao làm theo thiết kế định hình và bờ bao làm theo
phương pháp truyền thống


33

Bảng 4-2 Bảng danh mục các địa điểm sông rạch cần thực hiện dự án
xây dựng bờ bao

35

Bảng 4-3 Thống kê chi tiết bờ bao bị bể tính từ năm 2002 đến tháng 11
năm 2008

36

Bảng 4-4 Kế hoạch thực hiện thiết kế định hình từ năm 2008 đến năm 2010

36

Bảng 4-5 Chi phí cho từng loại công trình

37

Bảng 4-6 Bảng dự toán cho 1m dài

37

Bảng 4-7 Bảng chi phí dự toán cho 7 đoạn dự án của phương án A

38

Bảng 4-8 Bảng chi phí dự toán cho 7 đoạn dự án của phương án B


39

Bảng 4-9 Bảng ước tính thiệt hại do vỡ đê bao giai đoạn 2000-2009

39

Bảng 4-10 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát Việt Nam qua các năm

45

Bảng 4-11 Hệ số để tính giá đất theo các vị trí và cấp hẻm so với giá đất
mặt tiền đường

46

Bảng 4-12 Hệ số để tính giá đất theo các vị trí và cấp hẻm so với giá đất
mặt tiền đường

47

Bảng 4-13 Bảng giá đất chi tiết trồng cây hằng năm

47

Bảng 4-14 Bảng giá đất cụ thể trồng cây hằng năm

48

Bảng 4-15 Bảng giá đất trong hẻm Đường Số 39


48

Bảng 4-16 Bảng giá đất trong hẻm đường Hương Lộ 25

49

Bảng 4-17 Bảng giá đất trong hẻm Đường 2

50

viii


Bảng 4-18 Bảng giá đất trong hẻm Đường Số 17

51

Bảng 4-19 So sánh đặc điểm khu vực đường Tầm Vu (quận Bình Thạnh)
với đường Quốc Lộ 13 Mới (quận Thủ Đức)

52

Bảng 4-20 Giá đất trong hẻm Đường Số 19

54

Bảng 4-21 Giá đất trong hẻm Đường 27

55


Bảng 4-22 Bảng giá đất hẻm đường Quốc lộ 13 cũ

56

Bảng 4-23 Bảng lợi ích của dự án làm tăng giá đất

56

Bảng 4-24 Bảng tổng chi phí xây dựng của phương án A

57

Bảng 4-25 Kết quả tổng hợp phương án A

58

Bảng 4-26 Giá đất trồng cây hàng năm

59

Bảng 4-27 Bảng giá đất hẻm đường tỉnh lộ 43

59

Bảng 4-28 Bảng giá đất trong hẻm đường Dương Văn Cam

60

Bảng 4-29 Bảng giá đất hẻm đường Tam Châu.


61

Bảng 4-30 Bảng giá đất hẻm đường Tam Châu.

62

Bảng 4-31 Bảng giá đất hẻm đường Số 35

64

Bảng 4-32 Bảng giá đất hẻm đường Tam Châu.

65

Bảng 4-33 Bảng giá đất hẻm đường Gò Dưa

66

Bảng 4-34 Bảng tổng lợi ích của dự án đối với tác động làm tăng giá đất
của phương án B

66

Bảng 4-35 Bảng tổng chi phí xây dựng của phương án B

67

Bảng 4-36 Kết quả tổng hợp phương án B


68

Bảng 4-37 So sánh giá trị phương án A và phương án B

68

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2-1 Bản đồ hành chính quận Thủ Đức

7

Hình 2-2 Bản đồ quy hoạch quận Thủ Đức

10

Hình 4-1 Người dân đang khắc phục sự cố bể bờ bao rạch Đĩa tại
phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức

29

Hình 4-2 Bờ bao đắp đất theo phương pháp truyền thống

32

Hình 4-3 Bê tông tường chắn tại rạch Thủ Đức, phường Trường Thọ,
quận Thủ Đức


34

Hình 4-4 Mức thiệt hại do vỡ bờ bao giai đoạn 2000 – 2009

40

Hình 4-5 Đường tổng thiệt hại hàng năm khi không có dự án

42

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tính lợi ích của dự án
Phụ lục 2: Bảng tính chi phí cho 2 phương án A và B.
Phụ lục 3:Phân loại đất và phạm vi áp dụng.
Phụ lục 4: Bảng giá các loại đất.
Phụ lục 5:Bảng giá đất đô thị quận Thủ Đức.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề


Toàn thành phố Hồ Chí Minh có trên 2.008 km sông, kênh, rạch với khoảng
532 km đê bao, bờ bao ở một số huyện ngoại thành và quận ven sông lớn ngăn triều
phục vụ cho sản xuất và các khu dân cư khoảng 24.000 ha đất sản xuất, khoảng
52.000 hộ dân và nhiều công trình, sản xuất– kinh doanh, phúc lợi công cộng đã được
đầu tư từ nhiều năm qua. Các quận ven và huyện ngoại thành như: quận 12, quận Thủ
Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi.v.v…là các khu vực nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn,
có địa hình khá thấp, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều sông Sài Gòn. Hơn nữa, đây
là khu vực chịu ảnh hưởng xả lũ của các hồ chứa thượng nguồn sông Sài Gòn, sông
Đồng Nai, sông Bé như: Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ…góp phần làm mực nước tại
các sông, rạch tăng cao, đặc biệt là các năm trở lại đây.
Quận Thủ Đức nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn, có địa hình khá thấp, tập trung tại
các phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Trường Thọ, Tam Phú,
v.v…với cao trình mặt đất tự nhiên phần lớn nhỏ hơn 1m, chịu ảnh hưởng lớn của
thủy triều sông Sài Gòn.
Trong các năm gần đây, mặc dù thành phố đã đầu tư, nâng cấp một số công trình
ngăn lũ, triều cường, tiêu thoát nước trên địa bàn Quận, tuy nhiên việc đầu tư các công
trình còn mang tính cục bộ, chưa liên tục, dự án đê bao ngăn lũ ven sông Sài Gòn
đang còn trong giai đoạn thiết kế cơ sở…, ngoài ra các sông rạch phía trong nội đồng
chưa được đầu tư đúng yêu cầu kỹ thuật về cao trình, bề rộng, các chỉ tiêu cơ lý của
đất đắp bờ bao theo phương pháp truyền thống không đạt chất lượng, nên không đủ
khả năng ngăn triều cường đã bể bờ, tràn bờ gây ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, thiệt hại tài sản của người dân.
Năm 2008, TP. Hồ Chí Minh lại một lấn nữa vỡ đê bao. Mưa lớn cộng với triều cường
gây nên vỡ bờ bao.


Tuyến bờ bao nội đồng (sông và kênh, rạch nhỏ) ở TPHCM- từ huyện Củ Chi
xuống Hóc Môn, quận 12, Thủ Đức và Bình Chánh- có độ dài khoảng 700km. Tất cả
đều được đắp bằng đất bùn, cát và gia cố bằng cây cừ tràm. Khi triều cường lên, bờ

bao bị vỡ là chuyện tất yếu, và dĩ nhiên kéo theo đó là cảnh ngập lụt của thành phố.
Mưa to, thuỷ triều lên là lại vỡ bờ bao, lại ngập. Đợt triều cường cuối tháng 11 vừa
qua, toàn địa bàn thành phố đã vỡ 41 đoạn bờ bao với tổng chiều dài trên 166 m và
tràn bờ tại nhiều đoạn bờ bao có cao trình thấp. Nước ngập khiến việc đi lại, sinh hoạt
khó khăn; công việc làm ăn đình trệ; nhà cửa xuống cấp nghiêm trọng; hoa màu, tài
sản bị huỷ hoại; bệnh tật rình rập; trẻ em phải nghỉ học giữa chừng.
Đa số những bờ bao ở TPHCM phần lớn đều được đắp bằng đất bùn, có nơi đất
cát và được gia cố bằng cây cừ tràm. Qua thời gian và sự bào mòn của thời tiết, bờ
bao bị lún dần, xói mòn, nền đất yếu khiến bờ bao không đủ sức ngăn triều cường.
Đêm 26-9-2008, tuyến bờ sông ở khu vực ngã ba Ông Giác về phía đê Hương
Gần thuộc khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM bị vỡ, đã
gây ngập nước tại nhiều nhà dân trong khu vực. Theo ghi nhận, đến 8g sáng nay, khu
vực này vẫn còn bị ngập nặng, mức nước đo được vào khoảng 30– 50cm. Đặc biệt là
tại Trạm Y tế Hiệp Bình Phước nước ngập sâu khiến mọi người đến khám bệnh phải
lội nước và nước tràn vào tận khu khám. Còn tại các ngõ hẻm, người dân phải lội
nước để đi lại, nhiều xe máy đi qua các tuyến đường này bị chết máy.Cùng ngày, một
số đoạn bờ bao ở phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) cũng
bị bể gây ngập sâu trong khu dân cư. Tại phường Hiệp Bình Phước, nước tràn qua bờ
rạch Bảy Chiêu gây ngập sâu tại đường số 7, khu phố 5.Ở phường Hiệp Bình Chánh,
một đoạn bờ bao đi qua khu vực triển khai dự án địa ốc dọc sông Sài Gòn (khu phố 9)
bị bể. Hiện tượng vỡ bờ bao vẫn đang còn diễn ra và mức thiệt hại mà nó gây ra ngày
càng trầm trọng. Hiện tại, Các cơ quan chức năng vẫn đang từng bước thực hiện các
phương án giải quyết tình trạng này.
Trước tình hình cấp thiết do, việc xem xét xây dựng một hệ thống bờ bao tương
đối hoàn chỉnh trên các sông rạch nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài, đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật có thể ngăn triều cường, hạn chế ảnh hưởng khi có xả lũ từ các hồ chứa ở
thượng nguồn trên địa bàn quận Thủ Đức giai đoạn 2008 – 2010 là cần thiết.

2



Các phương án giải quyết được đưa ra gồm: Phương án xây dựng bờ bao ngăn
triều cường tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao của quận và phương án xây dựng bờ
bao ngăn triều cường trên toàn quận. Vấn đề đặt ra là lợi ích có được và chi phí phải
bỏ ra của các phương án này khi được thực hiện sẽ như thế nào, phương án nào nên
được lựa chọn? Và nếu được thực hiện thì ai sẽ chịu chi phí? Với mong muốn tìm ra
lời đáp cho những câu hỏi trên, được sự hướng dẫn của thầy Đặng Minh Phương, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế - Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM, tôi tiến hành thực hiện
đề tài “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG BỜ BAO NGĂN
TRIỀU CƯỜNG KHU VỰC QUẬN THỦ ĐỨC”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích-chi phí của dự án xây dựng bờ bao ngăn triều cường khu vực
quận Thủ Đức, Tp.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Phân tích hiện trạng vỡ bờ bao: Tình trạng và nguyên nhân gây vỡ bờ bao
trong khu vực giai đoạn 2000-2009.
− Dự báo mức thiệt hại kinh tế hàng năm do vỡ bờ bao, dự báo mức thiệt hại, từ
đó tiến hành phân tích lợi ích-chi phí của các phương án, và lựa chọn phương án
thực hiện.
− Đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong 5 tháng: từ ngày 22/03/2009 đến ngày 15/06/2009.
Trong đó, thời gian từ 22/03/2009 đến 25/05/2009 tiến hành điều tra, thu thập số liệu
thứ cấp và sơ cấp. Thời gian còn lại tiến hành nhập số liệu, chỉnh sửa, xử lý số liệu,
chạy mô hình và viết báo cáo.
b. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực quận Thủ Đức,Tp Hồ Chí Minh.
c. Về nội dung


3


Đề tài nghiên cứu các nội dung chính là phân tích thực trạng và nguyên nhân
gây vỡ bờ bao, các giải pháp chống sạt lở vỡ đê bao, phân tích lợi ích-chi phí các dự
án xây dựng bờ bao, dự báo mức thiệt hại, lựa chọn phương án, phân bổ chi phí dự án.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu chung là phân tích lợi ích chi phí dự án xây dựng bờ bao chống
sạt lở, dâng triều cường, gây ngập úng tại khu vực quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh đề tài bao gồm các nội dung chính sau:
-

Thực trạng và nguyên nhân gây vỡ bờ bao

-

Các giải pháp, phương án chống vỡ bờ bao gây sạt lở của các cơ quan hữu

quan.
-

Dự báo mức sạt lở hàng năm và mức thiệt hại tới năm 2030.

-

Phân tích lợi ích - chi phí các phương án bảo vệ bờ đê.

-


Phân bổ kinh phí cho các đối tượng được hưởng lợi.

1.5. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1 trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2 giới thiệu tổng quan về địa điểm nghiên cứu bao gồm điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội, tổng quan về môi trường của quận Thủ Đức và 2 phường Hiệp
Bình Chánh, Hiệp Bình Phước và dự báo các vấn đề môi trường có thể phát sinh do
các hoạt động này; tổng quan về tài liệu tham khảo.
Chương 3 trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử
dụng và phương pháp nghiên cứu: Phát triển bền vững, phân tích lợi ích chi phí,
phương pháp hồi quy…
Chương 4 phân tích Thực trạng và nguyên nhân gây vỡ bờ bao tại 2 phường
Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước và trên toàn quận Thủ Đức, các giải pháp,
phương án chống sạt lỡ gây vỡ bờ bao, dự báo mức sạt lở vỡ bờ bao hàng năm và mức
sạt lở gây vỡ bờ bao đến năm 2030, lựa chọn phương án phòng chống sạt lở trước khi
thức hiện dự án và đưa ra kết luận.

4


Các giải pháp, phương án chống vỡ bờ hữu quan, dự báo được mức thiệt hại
hàng năm và mức thiệt hại tới năm 2030, lựa chọn được phương án chống sạt lở tối ưu
trước khi thực hiện và đưa ra kết luận.
Chương 5 tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần
giải quyết tình trạng vỡ bờ hiệu quả nhất.

5



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Năm 2005 là năm được phản ánh là năm thiệt hại cao do vỡ đê bao gây ngập
úng tại các quận huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì Vậy có rất nhiều
nghiên cứu , bài viết về vấn đề này, cụ thể:
UBND quận Thủ Đức, 2007, Xây dựng bờ bao loại nhỏ theo thiết kế định hình
tại quận thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh (giai đoạn 2008 – 2010 – Với mục tiêu xây dựng
một hệ thống bờ bao theo thiết kế định hình, nhằm đảm bảo tính tương đối ổn định,
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật có thể ngăn được triều cường và mưa lớn, nhất là khi có tổ
hợp bất lợi do mưa, triều cường.v.v...xảy ra nhằm đảm bảo an toàn và ổn định cuộc
sống cho người dân yên tâm sản xuất. Chi Cục Lâm Nghiệp- Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Tp. Hồ Chí Minh; Nguyễn Sơn Thụy, 2007. 10 cây lâm nghiệp bản
địa trồng phòng chống sạt lở, bảo vệ ven sông rạch– giá trị kinh tế tại Tp. Hồ Chí
Minh- Tuyển chọn một số loài cây lâm nghiệp bản địa hiện hữu tại TP.HCM, vừa có
giá trị kinh tế vừa chống sạt lở ven sông rạch. Thiềm Quốc Tuấn, 2001. Đánh giá sự
ổn định của các bờ dốc đoạn sông Sài Gòn từ Hiệp Bình Phước đến Nhà Bè. TS. Tô
Văn Tường- Viện trưởng Viện Quy Hoạch Thuỷ Lợi miền Nam, 2006, Tìm hướng
phát triển bền vững cho vựa lúa đồng bằng Sông Cửu Long- Đề xuất ý kiến tu bổ các
công trình thủy lợi như đê bao ven sông rạch nhằm ổn định năng suất lúa.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Quận Thủ Đức
a. Lịch sử hình thành
Quận Thủ Đức tách từ huyện Thủ Đức cũ và thành lập mới theo Nghị định số
03/ NĐ – CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/04/1997. Theo quy định chung đã được xác lập và điều chỉnh, quận Thủ Đức là
6



một đô thị vệ tinh của thành phố. Quận có vị trí rất quan trọng đối với thành phố, là
cửa ngõ Đông Bắc đi các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, có các tuyến
giao thông quan trọng về đương bộ và đường sắt.
b. Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức có vị trí địa lý từ 10o41’97” vĩ Bắc và 106o49’20”– 106o53’81”
Kinh Đông, là một trong năm Quận mới của thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở cửa ngõ
phía Bắc – Đông Bắc thành phố.
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chánh Quận Thủ Đức

Nguồn: hdndtp.gov.vn
Diện tích : 47,76km2
Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền thành phố với
khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài
Gòn và xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (quốc lộ 52). Ranh giới địa giới của Quận giáp với :


Phía Đông giáp Quận 9



Phía Tây giáp Quận 12



Phía Nam giáp sông Sài Gòn – Quận 12 – Quận Bình Thạnh



Phía Bắc giáp huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương


7


c. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của Quận Thủ
Đức là một bộ phận của khí hậu thành phố Hồ Chí Minh: nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa, có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa với các đặc điểm là:
− Mùa mưa: tương ứng với gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10
− Mùa khô: tương ứng với gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau
Bức xạ mặt trời
Quận Thủ Đức ở vào vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn cao và ít thay đổi qua các
tháng trong năm, quy định một chế độ bức xạ rất phong phú và ổn định. Đây là điều
kiện thuận lợi cơ bản đối với sản xuất nông nghiệp cũng như khai thác sử dụng năng
lượng phục vụ cho các hoạt động khác của thành phố.



Độ cao mặt trời: nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, trong năm

có 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh (tháng 4, tháng 8). Tháng 12 mặt trời ở cách xa nhất
về phía bán cầu, là tháng có độ cao mặt trời thấp nhất trong năm.
− Bức xạ tổng cộng: là tổng của bức xạ khuyếch tán (D) và bức xạ trực tiếp
(S)trên mặt nằm ngang. Nó phụ thuộc rất chặt chẽ vào lượng mây. Tổng lượng bức xạ
tháng 3 lớn nhất trong năm (11,5 kcal/cm2.tháng). Nơi nào có mùa mưa dài, ngày
mưa nhiều trong năm thì nói chung nhận được lượng bức xạ ít và ngược lại.
− Cán cân bức xạ: biểu thị tổng lượng nhiệt thu được tại một nơi, nó quy định
nhiệt độ đất, nhiệt độ bốc hơi và lượng nhiệt trao đổi giữa mặt đất và khí quyển. Cán
cân bức xạ phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của mặt đệm và cường độ bức xạ môi

trường. Vì vậy cán cân bức xạ biến đổi theo mùa và theo vị trí từng nơi.
Chế độ nhiệt
Thừa hưởng một số chế độ bức xạ phong phú và ổn định, nhiệt độ của thành
phố tương đối cao và ít biến đổi qua các tháng trong năm (không có mùa đông lạnh)
Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm cũng luôn trên
20oC. Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhệt độ trung bình với suất bảo đảm 50% đạt đến
29oC. Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến 25,5oC. Biên độ

8


nhiệt trung bình/năm chỉ khoảng 3,5oC. Đặc điểm về nhiệt độ không khí ở thành phố
khá ổn định như vậy, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm.
Độ ẩm không khí
Sự phân mùa theo cán cân ẩm cũng được thể hiện theo giá trị biến thiên năm
của độ ẩm không khí, các tháng mùa khô từ 70% - 75%. Độ ẩm tương đối thấp nhất
vào tháng mùa mưa. Độ ẩm tương đối nghịch biến với nhiệt độ cho nên trong ngày
khi nhiệt độ đạt đến cực tiểu cũng là lúc độ ẩm tương đối đạt lớn nhất và ngược lại.
Chế độ gió


Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa.



Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, chủ yếu là gió Bắc, từ tháng 2 đến tháng

4 gió Đông và lệch Đông Nam.



Từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam và Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6

đến tháng 9. Tháng 10 tuy còn gió Tây Nam nhưng đã suy yếu dần.


Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3,7

m/s – 4,5m/s. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ
vào khoảng 2,3 m/s – 2,4 m/s.
Đặc điểm mưa
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân thành 2 mùa (mùa khô
và mùa mưa) tương ứng là hướng gió Đông Bắc vào mùa khô và hướng gió Tây Nam
vào mùa mưa. Do tính chất của gió mùa nhiệt đới nên mưa rào đến nhanh và kết thúc
nhanh, một ngày thường có 1– 2 trận mưa (mà thường là một trận mưa).
− Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng
kể, chiếm từ 3,2% - 6,7% lượng mưa cả năm, có tháng hầu như không mưa.
− Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa chiếm từ 93,3% - 96,8%
lượng mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình từ 1300 – 1950 mm tùy theo vùng
Thời gian mưa trong ngày: thời gian mưa thường tập trung vào buổi chiều từ 12
giờ - 21 giờ chiếm từ 70% - 85%, trong đó mưa có cường độ cao chủ yếu từ 13 giờ 30
– 19 giờ 30 chiếm 55% - 60%.

9


Địa hình
Địa hình có những gò đồi phía Bắc kéo dài từ Thuận An (Bình Dương về
hướng Nam (gò đồi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam), có cao trình đỉnh khoảng +30
đến +34m, nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra đến ven
sông lớn, có các độ dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và vùng

thấp trũng ở phía Nam. Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bao quanh.
Ở vùng địa hình trũng chịu tác động thường xuyên của triều nên vùng địa hình
này khá bằng phẳng và hình thành nên mạng lưới sông rạch khá dày.
c) Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.1. Phân Bố Sử Dụng Đất trên Địa Bàn Quận Thủ Đức
Năm

Đất nông
nghiệp(ha)

Đất ở đô thị
(ha)

Đất chuyên
dùng (ha)

Đất chưa sử
dụng (ha)

2007

1,309.03

1,471.56

1,507.00

0.66


4,288.25

2008

1,231.05

1,560.84

1,520.81

0.66

4,313.36

Tổng cộng

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức,2008
Tính đến thời điểm tháng 10/2008, Quận Thủ Đức có diện tích đất tự nhiên là
4,313.36 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 1,231.05 ha chiếm 28.5%, đất ở đô thị
1,560.84 ha chiếm 36.2%, đất chuyên dùng 1,520.81 ha chiếm 35.2%, đất chưa sử
dụng và sông suối, núi đá 0.66 ha chiếm 0.1%.
Hình 2.2: Bản Đồ Quy Hoạch Quận Thủ Đức

10


Phân bố quy hoạch sử dụng đất của Quận Thủ Đức đến năm 2020 được phê
duyệt theo Quyết định số 3815/QĐ – UB – QLĐT ngày 14/9/1999 của UBND Thành
phố nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2.2. Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quận Thủ Đức đến Năm 2020

Mục đích sử dụng
Đất khu ở (hiện hữu và cải tạo mới)
Đất công trình công cộng (cấp Quận và thành phố)
Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường hoc,..
Đất cây xanh, công viên thể dục thể thao
Đất giao thông (đường xá, bãi đậu xe)
Đất CN – TTCN, kho tàng, cảng, bến bãi
Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
Đất an ninh quốc phòng
Đất ao hồ, sông, rạch (quy hoạch giữ lại và tạo
thêm)
Đất khác
Tổng cộng

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ(%)

1.426

30,2

240

5,1

315

6,7


490

10,4

1.040

22,0

750

15,9

65

1,4

165

3,5

200

4,2

35

0,7

4.776


100

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức
d. Hiện trạng kinh tế - xã hội
Kinh tế
a) Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN)
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 2,689,250 triệu đồng đạt 102,88%
so với cùng kỳ 2007, đạt 94,36% so kế hoạch 2008 ( Kế hoạch: 2850 tỷ). Trong đó,
giá trị sản xuất ngoài quốc doanh là 2.689.250 triệu dồng (công ty, doanh nghiệp tư
nhân: 2.517.309 triệu đồng : tiểu thủ công nghiệp: 171.941 triệu dồng). Tính đến cuối
2008 toàn Quận có 1,770 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

11


Bảng 2.3: Biểu Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp
Chỉ tiêu
∗ Giá trị TSL
∗ Ngoài QD
C.Ty, DNTN
Hộ TTCN
GT–SPchủ yếu
TP và nước uống.
Dệt
May mặc
Túixách,Vali da
Chế biến gỗ
SX giấy
SX–SPcao su

SX–SPtừ HC
SXtừkim loại
SX– SP từ gỗ

Chính
thức
12T-2007
2.146.247

Chính
thức
T11/2008
214.180

Lũy kế từ
đầu năm
2008
2.208.139

12/2008

Cùng kỳ

103,29

102,88

2.026.013

200.382


2.064.882

103,20

101,92

120.234

13.798

143.257

104,66

119,15

1.103.277
40.241
65.251
102.569
1.666
132.050
62.767
35.181
241.285
67.048

55.265
5.343

8.247
18.659
432
17.725
4.714
6.432
30.374
8.459

789.529
53.535
75.652
147.404
3.102
153.772
69.820
58.932
300.951
86.868

100,45
103,87
101,86
102,90
105,32
100,93
103,95
112,80
102,77
103,20


71,56
133,04
115,94
143,71
186,19
116,45
111,24
167,51
124,73
129,56

So sánh %

Nguồn: Phòng Kinh Tế, UBND quận Thủ Đức
Đối với khu vực kinh tế quốc doanh:Tổng giá trị sản lượng nghành CN – TTCN
năm 2008 ước thực hiện là 2.689.250.000 (đơn vị tính 1.000 đ); tăng 2,88% so với
cùng kỳ 2007; đạt 94,36% so kế hoạch 2008 (kế hoạch 2008: 2.580 tỷ)
Nhìn chung, hoạt động của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh tương đối ổn
định và có chiều hướng phát triển; một số nghành có giá trị sản lượng tăng so với
cùng kỳ năm 2007.
b. Ngành thương mại – Dịch vụ:
• Thương nghiệp quốc doanh: (C.Ty Dịch vụ - Du lịch)


Tháng 12/2008: Doanh nghiệp ước thực hiện là 1,404 tỷ đồng VN, đạt

75,16% so với tháng 10/2008.( Chính thức doanh thu tháng 11/2008 là 1,868 tỷ đồng).



Trong năm 2008: Doanh thu ước thực hiện là 24,162 tỷ đồng VN, đạt

131,04 so với cùng kỳ năm 2007.
• Thương nghiệp ngoài quốc doanh:
− Tháng 12/2008: Doanh thu ước thực hiện là 517,500 tỷ đồng, đạt 108,67 so với
tháng 11/2008.
12


− Trong năm 2008: Doanh thu ước thực hiện là 6.961.376 tỷ đồng, tăng 151,33%
so với kế hoạch năm 2008.
• Tình hình sản xuất nông nghiệp – nông thôn:
a. Thu hoạch vụ Mùa:
− Cây lúa: Diện tích thu hoạch 1,8 ha, năng suất bình quân 2,6 tấn/ha, sản lượng
4,68 tấn.
− Cây thực phẩm: Diện tích cây rau các loại 66,84 ha, đang phát triển và thu
hoạch, năng suất bình quân 20 tấn/ha, sản lượng 1336,8 tấn.
b. Công tác khuyến nông:
− Khảo sát tình hình sản xuất và chuẩn bị kinh doanh cây hoa kiểng vào dịp Tết
Kỷ Sửu năm 2009.
− Tổ chức chấm điểm hội thi “Môi trường Xanh - Sạch – Đẹp” năm 2008.
Nhận xét và đánh giá:
− Tình hình khí tượng thủy văn trong các ngày đầu tháng 12/2008 tương đối ổn
định, lượng mưa đã giảm, có không khí lạnh tăng cường; triều cường cuối tháng
11/2008 cũng ở mức tương đối cao Hmax tại trạm Phú An là 1,40m nhưng không
gây ảnh hưởng trên địa bàn.
− Tình hình sinh vật gây hại trên cây rau thấp và được người sản xuất phát hiện
và phòng tránh kịp thời.
c. Công tác thủy lợi nội đồng và phòng chống lụt bão:
Tiếp tục theo dõi tiến độ đầu tư các hạng mục công trình thủy lợi và PCLB năm

2008.
Diễn biến tình hình khí tượng thủy văn trong các ngày đầu tháng 12/ 2008 tương
đối ổn định, chưa ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Khảo sát các điểm xung yếu để có kế hoạch gia cố, sữa chữa nhằm chống ngập
úng ngập do triều cường trong thời điểm Tết Kỷ Sửu năm 2009.
Xã hội
a) Dân số
Quận Thủ Đức có diện tích 47,76 km2 với dân số 368,127 người (năm 2008), là
một Quận vành đai của thành phố Hồ Chí Minh. Có 12 đơn vị hành chính trực thuộc.
13


×