Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



́H

U

Ế

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM

K

IN

H

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN
TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ

̣I H

O

̣C

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60 62 01 15



Đ
A

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HỮU TUẤN

HUẾ, 2014
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên
cứu khảo sát tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ: Trần

Ế

Hữu Tuấn.

U

Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong luận văn là trung thực, các

́H

giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố

dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “Hội Đồng đánh



giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế”.

Tác giả luận văn

̣C

K

IN

H

Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Đ
A

̣I H

O

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

ii



Lời Cảm Ơn

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã trực
tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực
hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo, TS. Trần

Hữu Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn quý thầy giáo,
cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã dày công dìu dắt
và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Cam Lộ,
phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng
thống kê huyện Cam Lộ, các hộ gia đình tại huyện Cam
Lộ, tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung
cấp tài liệu và những thông tin cần thiết trong quá trình
điều tra.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,
động viên của người thân, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Diễm

iii


iv

Đ
A
̣C

O

̣I H
H


IN

K

Ế

U

́H




TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Niên khóa: 2012 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HỮU TUẤN
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN
CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ.

Ế

1. Tính cấp thiết của đề tài

U


Cam Lộ (Quảng Trị) là huyện trung du, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ

́H

nhưỡng để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa,



đặc biệt là thế mạnh phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Mô hình
cao su tiểu điền đã mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định, góp phần nâng cao đời

H

sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, việc phát triền mô hình cao su

IN

tiểu điền ở huyện Cam Lộ có hiệu quả và tính bền vững chưa cao do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng để tìm giải pháp phát triển cao su

K

tiểu điền giúp cho các hộ nông dân nghèo có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển

̣C

kinh tế gia đình, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy kinh tế

O


địa phương phát triển là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

̣I H

2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích chủ yếu sau:

Đ
A

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, phương pháp tổng hợp và phân tích,
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp thống kê
so sánh, phương pháp phân tích hiện giá, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và
phần mềm spss.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Góp phần làm rỏ những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến quá trình phát triển cao
su tiểu điền hiện nay. Dựa vào luận cứ khoa học để đánh giá cùng với những kiến nghị
nhằm phát triển cao su tiểu điền, nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cao su, góp phần
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
:

Tỷ số lợi ích - chi phí

BQC

:


Bình quân chung

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CN

:

Công nghiệp

ĐVT:

:

Đơn vị tính

ĐT & XNK

:

Đầu tư và xuất nhập khẩu

GO

:


Giá trị sản xuất

HTX

:

Hợp tác xã

IC

:

Chi phí trung gian

KTCB

:

Kiến thiết cơ bản



:

Lao động

MI

:


Thu nhập hỗn hợp

NPV

:

Giá trị hiện tại ròng

SL

:

TC

:

TĐHV

:

U
́H



H

IN


Tổng chi phí
Trình độ học vấn
Uỷ ban nhân dân

:

Giá trị tăng thêm

:

Tổ chức thương mại thế giới

Đ
A

WTO

K

̣C

̣I H

VA

Sản lượng

:

O


UBND

Ế

BCR

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Số liệu thống kê của các nước tính đến cuối năm 2012 .................................28
Bảng 1.2: Diện tích cao su tỉnh Quảng Trị phân theo huyện...........................................38
Bảng 1.3: Sản lượng mủ cao su phân theo huyện/thị xã 2005-2011...............................39
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Cam Lộ năm 2013 ....................................47

Ế

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Cam Lộ..................................................49

U

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ giai đoạn 2005-2013.....57


́H

Bảng 2.4: Diện tích cao su huyện Cam Lộ phân theo xã giai đoạn 2009-2013 .............58



Bảng 2.5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra (BQ hộ)......................62
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất đai và vốn vay của các hộ điều tra (BQ hộ)...............63

H

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra.............................65

IN

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí cho 1ha cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản..........66
Bảng 2.9: Tình hình đầu tư chi phí SX cao su của các hộ điều tra trong TKKD...........68

K

Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra (BQ ha)...69

̣C

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả dài hạn của 1 ha cao su...............................70

O

Bảng 2.12: Kết quả phân tích độ nhạy khi lãi suất chiết khấu thay đổi ..........................73


̣I H

Bảng 2.13: Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất vườn cây các hộ điều tra ..........74
Bảng 2.14: Thống kê đánh giá của người dân đối với các dịch vụ được cung cấp........77

Đ
A

Bảng 2.15: Một số khó khăn chính của các hộ điều tra năm 2013..................................78

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Biểu đổ

Trang

Biểu đồ 1.1 Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2000-2012....................................25
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng tiêu thụ CSTN phân theo khu vực...............................................26
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng sản xuất CSTN phân theo khu vực ............................................26
Biểu đồ 1.4: Diện tích trồng cao su thiên nhiên thế giới giai đoạn 2000-2011..............26

Ế

Biểu đồ 1.5: Sản lượng & năng xuất khai thác cao su thiên nhiên thế giới giai đoạn

U


2000-2012 ...........................................................................................................................27

́H

Biểu đồ 1.6: Top 5 sản lượng khai thác ............................................................................28



Biểu đồ 1.7: Top 4 sản lượng xuất khẩu ...........................................................................28
Biểu đồ 1.8: Diện tích cao su của các nước giai đoạn 2000-2012..................................29

H

Biểu đồ 1.9: Sản lượng khai thác của các nước giai đoạn 2000-2012............................30

IN

Biểu đồ 1.10: Năng suất khai thác của các nước giai đoạn 2000-2012..........................30
Biểu đồ 1.11: Sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Thái Lan, Malaysia,

K

Indonesia và Việt Nam 2007-2011....................................................................................31

̣C

Biểu đồ 1.12: Tổng diện tích cây cao su và diện tích cao su cho mủ của Việt Nam giai

O


đoạn 2005-2012 ..................................................................................................................32

̣I H

Biểu đồ 1.13: Sản lượng, năng suất khai thác CSTN tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012..33
Biểu đồ 1.14: Sản lượng khai thác & tiêu thụ giai đoạn 2002-2012...............................34

Đ
A

Biểu đồ 1.15: Tỷ trọng xuất khẩu cao su và các hàng hóa chủ lực năm 2011.............34
Biểu đồ 1.16: Tỷ trọng xuất khẩu theo sản lượng năm 2012.........................................35
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động huyện Cam Lộ...................................................................50
Số hiệu

Sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh ......82

viii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ......................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................vi

Danh mục các bảng ...........................................................................................................vii

Ế

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ............................................................................................viii

U

Mục lục.................................................................................................................................ix

́H

PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1



2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận ..........................................................3

H

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................6

IN

5. Bố cục luận văn ...................................................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................7

K


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH

̣C

CAO SU TIỂU ĐIỀN.........................................................................................................7

O

1.1. Giới thiệu về cao su tiểu điền ...........................................................................7

̣I H

1.1.1. Đặc điểm của mô hình cao su tiểu điền .....................................................7
1.1.2.Vai trò của mô hình cao su tiểu điền ..........................................................8

Đ
A

1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cao su
tiểu điền .................................................................................................................10
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su ...........................................................10
1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su ...............12
1.2.3. Các nhân tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển mô hình cao su tiểu điền..14
1.3. Quan niệm về phát triển cao su tiểu điền .......................................................18
1.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu và mô hình hàm sản xuất Coob-Douglass .20
1.4.1 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................20
1.4.2 Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglass ..................................................24
1.5. Tình hình phát triển cao su trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Quảng Trị ....25
ix



1.5.1.Tình hình phát triển cao su trên thế giới...................................................25
1.5.2.Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam..................................................32
1.5.3.Tình hình phát triển cao su tại tỉnh Quảng Trị .........................................36
1.6. Một số vấn đề tồn tại trong phát triển mô hình cao su tiểu điền ở Việt Nam 40
1.6.1 Thiếu quy hoạch cho phát triển mô hình cao su tiểu điền ........................40
1.6.2. Năng suất của mô hình cao su tiểu điền còn thấp....................................41
1.6.3. Khả năng tiếp cận thông tin của các hộ trồng cao su tiểu điền hạn chế ..42
1.6.4. Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm đối với các hộ trồng cao su tiểu điền ....42

Ế

1.6.5. Chưa có chính sách và hệ thống hỗ trợ hiệu quả cho cao su tiểu điền ....42

U

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI

́H

HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................................44



2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ..............44
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Cam Lộ .....................................................44
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hộ của huyện Cam Lội ..........................................47

H


2.2 Thực trạng phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ .................54

IN

2.2.1 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ.............................54

K

2.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ59
2.3 Tình hình sản xuất cao su của các hộ điều tra .................................................61

̣C

2.3.1 Giới thiệu mẫu điều tra .............................................................................61

O

2.3.2 Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra........................................................61

̣I H

2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây cao su .............................................65
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cao su tiểu điền của các hộ điều tra73

Đ
A

2.4 Chuỗi cung sản phẩm cao su tại địa bàn nghiên cứu..................................81
2.4.1 Chuỗi cung sản phẩm mủ cao su ..............................................................82

2.4.2 Phân tích chuỗi cung sản phẩm mủ cao su ...............................................84

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ.......86
3.1 Định hướng phát triển sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ ...............86
3.2 Một số giải pháp phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ........87
3.2.1 Giải pháp quy hoạch đất đai .....................................................................87
3.2.2 Giải pháp về vốn và tín dụng ....................................................................88
x


3.2.3 Giải pháp về lao động ...............................................................................90
3.2.4 Giải pháp về cơ sở hạ tầng........................................................................91
3.2.5 Giải pháp về thị trường .............................................................................91
3.2.6 Giải pháp về giống....................................................................................92
3.2.7 Giải pháp về bảo vệ thực vật ....................................................................93
3.2.8 Giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà
khoa học, nhà doanh nghiệp ..............................................................................94
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................95

Ế

I. Kết luận ..............................................................................................................95

U

II. Kiến nghị...........................................................................................................96

́H


TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................99



Phụ lục 1............................................................................................................................102

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H

Phụ lục 2............................................................................................................................116

xi


PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước. Trong đó vấn đề lớn được đặt ra là: phát triển nông nghiệp như

thế nào, phát triển theo hướng nào để đem lại hiệu quả cao và bền vững. Để có thể
phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao, nhà nước cần có những định hướng,

Ế

chính sách phù hợp với đặc điểm của nền nông nghiệp nông thôn nước ta và xu thế

U

chung của nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây cao su là loại cây trồng cho giá

́H

trị kinh tế cao, mang lại thu nhập lớn cho người dân, là nguồn thu ngoại tệ cho nước



ta. Phát triển bền vững cây cao su, đem lại hiệu quả kinh tế đang là một vấn đề quan
trọng được quan tâm hiện nay.

H

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có diện tích đất đỏ

IN

bazan rộng lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong đó
có cây cao su. Hiện nay cây cao su giữ một vị trí quan trọng trong nhóm cây công

K


nghiệp dài ngày mang lại lợi ích kinh tế cao, là hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

̣C

nghiệp của các địa phương. Nước ta có lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đứng thứ 4

O

trên thế giới, đặc biệt trong vài năm trở lại đây diện tích cao su tại Việt Nam cũng được

̣I H

tăng mạnh, mô hình cao su tiểu điền được khuyến khích đầu tư [20].
Thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ (từ Thừa Thiên Huế ra đến Thanh Hóa)

Đ
A

tập trung phát triển nhanh cây cao-su, bước đầu góp phần xóa đói, giảm nghèo và
làm giàu ở nhiều địa phương. Tại tỉnh Quảng Trị, từ năm 1948, người Pháp đã trồng
thử nghiệm cây cao-su ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh. Năm 1959 - 1960, Trung
ương có chủ trương trồng và phát triển cây cao-su trên địa bàn và một số nông, lâm
trường tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, như Nông trường Bến Hải, Nông trường
Quyết Thắng (Quảng Trị), Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) [12]. Ở Quảng
Trị, sau 54 năm, kể từ khi cây cao-su xuất hiện đến nay đã chứng minh rất rõ, trồng
cây cao-su có ưu điểm cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Với giá trung bình
khoảng 50 triệu đồng/tấn mủ cao-su, mỗi năm tỉnh thu về hơn 500 tỷ đồng từ cao1



su, chiếm gần 10% GDP nông nghiệp, tạo việc làm cho gần 20 nghìn lao động nông
thôn, mở ra ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu cho các nhà máy chế biến cao su
trên địa bàn.
Cam Lộ (Quảng Trị) là huyện trung du, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ
nhưỡng để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa,
đặc biệt là thế mạnh phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Được sự hỗ trợ từ Chương trình 327, Chương trình phát triển cao su tiểu điền

Ế

tỉnh Quảng Trị và Chương trình đa dạng hóa nông nghiệp, từ năm 2007 về trước,

U

toàn huyện trồng được 1.984 ha cao su, trong đó có hơn 860 ha đưa vào khai thác

́H

mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân. Hàng năm diện tích cao su hết thời kỳ KTCB chuyển sang thời



kỳ kinh doanh và khai thác mủ từ 150 – 300 ha, đem lại thu nhập và cải thiện đời
sống cho người dân tại huyện [5].

H

Tuy nhiên, việc phát triền mô hình cao su tiểu điền ở huyện Cam Lộ có hiệu


IN

quả và tính bền vững chưa cao, đa số các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn, phần
lớn vẫn còn mang tính chất sản xuất nhỏ lẻ, các nông hộ còn lúng túng trong việc tổ

K

chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Do đó, sản lượng và

̣C

chất lượng mủ cao su vẫn còn thấp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, sản xuất gặp nhiều

O

rủi ro. Thị trường tiêu thụ ở đây là thị trường cấp thấp, kém chất lượng, giá cả tiêu thụ

̣I H

còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, thu nhập của người dân trồng cao
su chưa cao, chưa thực sự là nguồn thu vững chắc.

Đ
A

Để góp phần vào việc nghiên cứu và đánh giá đúng đắn về thực trạng phát

triển mô hình cao su tiểu điền hiện nay tại huyện Cam Lộ, từ đó đề xuất những giải
pháp phù hợp và thiết thực cho sự phát triển của mô hình cao su tiểu điền tại huyện
trong thời gian sắp tới, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển mô hình cao su tiểu điền

tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng mô hình cao su tiểu điền tại
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển
2


mô hình cao su tiểu điền nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo
việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất cao su tiểu điền
và phát triển mô hình cao su tiểu điền.
- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
- Trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn kiến nghị, đề xuất các giải pháp phát triển mô

U

Ế

hình cao su tiểu điền tại địa phương.

́H

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
3.1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu




 Nguồn số liệu thứ cấp

Để đánh giá tổng quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su, chúng tôi sẽ tham

H

khảo các nguồn số liệu từ: Các tạp chí, báo cáo tổng kết và kết quả nghiên cứu trong

IN

và ngoài nước, các báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất và tiêu thụ cao su của tỉnh
Quảng Trị và của huyện Cam Lộ, niên giám thống kê của tổng cục thống kê Việt

K

Nam, niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh, của huyện Cam Lộ, các nguồn Internet.

̣C

 Nguồn số liệu sơ cấp

O

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra hộ trồng cao su tiểu

̣I H

điền, với cách chon điểm và xác định mẫu điều tra như sau:
Chọn điểm điều tra


Đ
A

Hiện nay các hộ trồng cao su ở huyện Cam Lộ sử dụng mô hình cao su tiểu điền

là chủ yếu, xuất phát từ thực tế đó, trong tổng số 9 đơn vị hành chính của huyện, chúng
tôi chọn ra 03 xã có diện tích và sản lượng cao su tiểu điền lớn nhất làm điểm điều tra
đó là Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thành.
Chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào tình hình thực tế về tổng số hộ trồng cao su ở từng xã, bằng
phương pháp chọn ngẫu nhiên và không lặp, theo tỷ lệ và khoảng cách được xác
định trước trong danh sách các hộ trồng cao su ở mỗi xã, chúng tôi sẽ chọn 90 hộ ở
huyện Cam Lộ để tiến hành điều tra.
3


Để đánh giá đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quả kinh
tế của việc sản xuất và tiêu thụ cao su và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế, nội dung điều tra gồm các thông tin sau:
Một số thông tin cơ bản về mẫu điều tra như: Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa
của chủ hộ, số nhân khẩu, lao động của hộ, diện tích trồng cao su, tổng diện tích đất
canh tác, diện tích đất có khả năng chuyển sang trồng cao su, tài sản vốn bằng tiền
phục vụ cho hoạt động trồng cao su.

Ế

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su của hộ gồm: thông tin về tất cả yếu tố

U


đầu vào gồm cả số lượng và giá trị đã đầu tư cho hoạt động trồng cao su, thông tin

2013 từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ cao su.

́H

và kết quả sản xuất của hộ gồm cả hiện vật và giá trị thu được bằng tiền của hộ năm



Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động sản xuất cao su của hộ,
những vấn đề khó khăn hiện nay của hộ như vốn, dịch vụ cây giống, tình hình dịch

H

bệnh, cơ chế chính sách của nhà nước…

IN

Sau khi chuẩn bị bảng hỏi điều tra, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn thử một

K

số hộ, sau đó chúng tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và cuối cùng
là điều tra phỏng vấn toàn bộ số mẫu đã chọn.

̣C

3.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích


O

+ Phương pháp phân tổ thống kê: Dựa trên các chỉ số tương đối, tuyệt đối và

̣I H

số bình quân để đưa ra những đánh giá, phân tích về sự biến động của các yếu tố

Đ
A

trong nghiên cứu.

+ Phương pháp thống kê so sánh: Dựa trên các chỉ tiêu được hệ thống hóa và

tổng hợp, đề tài so sánh các chỉ tiều tương ứng giữa các hộ và các xã, từ đó thấy
được sự khác nhau, ưu nhược điểm và những lợi thế so sánh để đưa ra các đề xuất
về giải pháp phát triển hiệu quả.
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình nghiên cứu đề tài,

chúng tôi sẽ tiến hành tham khảo các ý kiến của các cơ quan chức năng như sở
NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Trị, Trung tâm khuyến nông huyện
Cam Lộ, Phòng nông nghiệp, Phòng thống kê huyện Cam Lộ. Chúng tôi sẽ tham khảo

4


ý kiến với các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động trồng cao su ở địa phương
và các hộ trồng cao su, từ đó bổ sung và hoàn thiện nội dung cũng như kiểm chứng kết
quả nghiên cứu của mình.

+ Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Dùng phương pháp hạch toán kinh tế và
phân tích dòng tiền theo thời gian để đánh giá hiệu quả đầu tư cây cao su thông qua các
chỉ tiêu: NPV (giá trị hiện tại ròng), BCR (tỷ lệ lợi ích - chi phí) và IRR (tỷ suất hoàn
vốn nội bộ)...

Ế

+ Phương pháp phân tích hồi quy: Đề tài sử dụng hàm Cobb-douglas và được

U

xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích các nhân tố ảnh đến năng suất của hộ

́H

trồng cao su tiểu điền.



Mô hình có dạng tổng quát:

H

Y  AX 1 1 X 2 2 X 3 3 X 4 4 X 5 5 X 6 6 e u

IN

Với:

X1: Tuổi chủ hộ


̣C

X2: Tuổi vườn cây

K

Y: Năng suất mủ cao su tính bình quân trên 1 ha (kg/ha)

O

X3: Trình độ học vấn của chủ hộ

̣I H

X4: Lượng phân NPK (kg/ha)
X5: Lượng thuốc bảo vệ thực vật (lít/ha)

Đ
A

X6: Công chăm sóc (công/ha)
Ui: Sai số ngẫu nhiên
 i : là các hệ số co dãn giá trị sản lượng của hộ điều tra theo các biến độc lập Xi.

Lấy logarit cơ số e hai vế ta có:
LnY = LnA + α1lnX1 + α2 lnX2+ α3 lnX3+ α4 lnX4 +α5 lnX5 + α6 lnX6 + ui
 i : là các hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến giá trị sản xuất của các

hộ điều tra.


5


4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh kinh tế xã hội bao gồm các yêu tố sản
xuất chủ yếu, kết quả và hiệu quả sản xuất của mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam
Lộ, sự tác động của các yếu tố sản xuất chính đến giá trị gia tăng của mô hình cao su
tiểu điền.
- Phạm vi nghiên cứu:

Ế

+ Phạm vị không gian: Đề tài nghiên cứu thông tin và dữ liệu thứ cấp tất

U

cả các xã thuộc huyện Cam Lộ có trồng cao su và nghiên cứu chuyên sâu tại 3

́H

xã chọn lựa. 3 xã chọn để nghiên cứu chuyên sâu là 3 xã có sản lượng và diện



tích cao su tiểu điền lớn nhất huyện.

+ Thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp được xem xét trong giới hạn thời gian từ
năm 2010 đến 2013; Nguồn số liệu sơ cấp được điều tra từ các hộ trồng cao su tiểu


IN

H

điền được thực hiện từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014.
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

K

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

̣C

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển mô hình cao su tiểu điền

̣I H

tỉnh Quảng Trị

O

Chương 2:Thực trạng phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ,

Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình cao su

Đ
A

tiểu điền tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị


6


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN
1.1. Giới thiệu về cao su tiểu điền
Cao su tiểu điền là cao su có quy mô diện tích nhỏ từ một vài đến vài chục ha,
chủ yếu nằm rải rác quanh địa bàn sinh sống của khu dân cư, người nông dân được

U

Ế

giao quyền sử dụng đất và tiến hành trồng cao su trên diện tích đó. Cao su tiểu điền

́H

là vườn cao su thuộc sở hữu của người nông dân, do nông dân tự bỏ vốn tự có đầu tư
hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn để để đầu tư thâm canh trồng cao su trên



diện tích đất của mình. Hộ cao su tiểu điền là loại hình kinh tế hộ, sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là trồng cao su với quy mô diện tích nhỏ.

IN

nguyên liệu chưa qua chế biến.


H

Chủ hộ là người trực tiếp sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ yếu là mủ

K

Xét về diện tích bên cạnh hình tức cao su “tiểu điền” còn có hình thức cao su “đại
điền”. Cao su đại điền là cao su có quy mô diện tích lớn từ vài chục ngàn ha đến vài

̣C

trăm ngàn ha được trồng ở các công ty, xí nghiệp, nông trường, lâm trường…

̣I H

O

1.1.1. Đặc điểm của mô hình cao su tiểu điền
Hộ cao su tiểu điền là loại hình kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là

Đ
A

trồng cao su với quy mô diện tích nhỏ nên mang đầy đủ các tính chất và đặc điểm
của loại hình kinh tế hộ. Bên cạnh đó cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày
nên cao su tiểu điền còn có một số đặc điểm sau [1]:
- Sản phẩm từ cây cao su là hàng hóa. Mục đích của cao su tiểu điền là sản
xuất hàng hóa. Yếu tố thị trường rất quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của hộ
gia đình.

- Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có thời kỳ kiến thiết cơ bản lâu dài từ
7 đến 8 năm. Do vậy, vốn đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản lớn và trải dài qua nhiều
năm, chu kỳ kinh doanh dài từ 30 – 40 năm.
7


- Lao động chủ yếu là lao động gia đình, lao động thuê ngoài chiếm tỷ trọng
nhỏ. Quá trình khai thác sản phẩm mủ cao su dài và phụ thuộc nhiều vào điều kiện
thời tiết, quy trình kỷ thuật trồng, chăm sóc, khai thác.
- Sản xuất của hộ cao su tiểu điền là sản xuất hàng hóa quy mô tương đối, mức
độ tập trung và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất tương đối do đó
không thể sản xuất được với quy mô quá nhỏ và phân tán.
- Cao su là cây kinh tế - kỹ thuật, vì vậy đòi hỏi chủ hộ phải luôn học hỏi để

Ế

nâng cao trình độ về kỹ thuật chăm sóc và khai thác cao su, sử dụng lao động có kỹ

U

thuật của gia đình và lao động kỹ thuật thuê ngoài để sản xuất.

́H

Từ những đặc điểm trên cho thấy, việc đầu tư trồng cao su phụ thuộc vào các
yếu tố như đất đai, thời tiết khí hậu, thị trường tiêu thị, vốn đầu tư lớn trải đều qua
1.1.2.Vai trò của mô hình cao su tiểu điền




các năm do đó mức độ rủi ro cao hơn các loại cây trồng khác.

H

- Cao su là nguồn xuất khẩu quan trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu.

IN

Hiện nay, cao su là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau

K

gạo và cà phê. Và Việt Nam đang là nước đứng thứ tư về xuất khẩu cao su thiên

̣C

nhiên trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia) [20]. Cây cao su từ khi trở

O

thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su trở

̣I H

thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng
sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các

Đ
A


loại sau: lốp ô tô chiếm 70,00% sản lượng cao su thế giới, kế đến là cao su dùng để
làm ống băng truyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các thiết bị hàng
không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao...
- Cao su đem lại thu nhập cao và ổn định cho người sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp.
Việc trồng, chăm sóc và khai thác cao su đòi hỏi một lực lượng lao động khá
lớn (bình quân một lao động sẽ đảm nhận được từ 2,5 đến 3,5 ha) và ổn định lâu dài
suốt 30 đến 40 năm. Do vậy, đây là điều kiện để tạo việc làm ổn định cho lao động
nông thôn cũng như phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và nông thôn, góp
8


phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Ở các vùng nông thôn, khi dân số và
lao động tăng nhanh, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng
bị thu hẹp, việc canh tác một số cây trồng ngắn ngày (như cây sắn) không đúng kỹ
thuật nhất là đối với đất dốc, làm đất bạc màu và bị xói mòn, năng suất cây trồng
giảm, thu nhập của người lao động thấp, thời gian nông nhàn hay tỷ lệ thất nghiệp
cao. Lao động nông thôn là vấn đề thời sự của xã hội, có ý nghĩa to lớn về kinh tế,
chính trị, xã hội. Dân số và lao động tăng nhanh đặc biệt là những vùng sâu, vùng

Ế

xa song diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp. Để

U

hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị thì đòi hỏi các địa phương phải có

́H


những phương hướng để tạo việc làm cho người lao động nông thôn ngay chính trên
quê hương của họ. Mô hình cao su tiểu điền sẽ phần nào giải quyết được một phần



vấn đề này do yêu cầu về lao động tương đối nhiều và ổn định lâu dài. Phát triển
cây cao su theo mô hình tiểu điền không những giải quyết lao động mà còn làm tăng

H

thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình, đóng góp đáng kể làm chuyển dịch

IN

cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [20].

K

- Cao su tiểu điền đóng vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

O

̣C

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên 32.925,1 nghìn ha, là nước có quy mô trung

̣I H

bình xếp thứ 59 trong tổng số 203 nước trên thế giới. Nhưng nước ta lại là nước đông

dân vào hàng thứ 13 nên bình quân diện tích theo đầu người thấp (0,45 ha/người), chỉ

Đ
A

bằng 1/6 mức bình quân trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang ở trong thời kỳ điều
chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế về công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ với
yêu cầu phát triển kinh tế ở mức độ cao sẽ càng gây áp lực mạnh mẽ đến việc khai thác
và sử dụng đất. Ngoài những vùng đất ở đồng bằng thuận lợi cho việc phất triển cây
lương thực quanh năm, còn một phần lớn diện tích đất gò đồi và vùng núi cần phải
được khai thác và phát huy lợi thế so sánh. Từ những yêu cầu bức thiết trên, mô hình
cao su tiểu điền là một trong những mô hình được xem là giải pháp tốt nhất cho bài
toán hóc búa này. Mô hình cao su tiểu điền ra đời đã góp phần trong việc sử dụng quỹ
đất ở vùng gò đồi và vùng núi một cách có hiệu quả, làm tăng thêm thu nhập cho người
9


dân ở nông thôn. Do đặc tính sản phẩm của cây cao su nên yêu cầu về các cơ sở thu
mua và chế biến mủ phải gần với nơi cung cấp mủ. Vì vậy hình thành nên ở vùng nông
thôn các nhà xưỡng, nhà máy chế biến tạo tiền đề quan trọng và là nơi tạo ra sự kết hợp
giữa công nghiệp và nông nghiệp một cách có hiệu quả.
- Cao su là cây công nghiệp lâu năm, đồng thời cũng là loại cây rừng, vì vậy
canh tác cao su đúng kỹ thuật sẽ góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh thái.
Trên các đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống, đồi trọc, cây cao su khi trồng với

Ế

diện tích lớn còn tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi

U


trường rất tốt nhờ vào tán lá cao su rậm che phủ toàn bộ mặt đất. Ngoài ra, do chu

́H

kỳ sống của cây cao su dài 30 đến 40 năm nên việc bảo vệ vùng sinh thái được bền
vững trong thời gian dài.



Như vậy, việc phát triển mô hình cao su tiểu điền trên những vùng đất phù hợp
ở vùng nông thôn có ý nghĩa rất to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp, nông

H

thôn ở nước ta.

IN

1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cao su

K

tiểu điền

̣C

1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su

O


Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc hoang dại ở vùng Amarzone. Cây

̣I H

có thể cao đến 40m, vòng thân cách mặt đất từ 1m đến hơn 5 m, tuổi thọ có thể đến
100 năm. Rễ trụ dài 3 - 5 m, nhiều rễ ngang, vươn xa 6 – 10 m. Thân thẳng đứng,

Đ
A

hình trụ tròn, thường phân cành ở độ cao 2,00 -2,50 m. Lá kép hình lông chim, ba lá
chét, mọc cách, tán gọn. Vỏ thân có 3 lớp, lớp thứ 3 trong cùng là lớp da lụa, có
nhiều mạch mủ. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thành chùm lớn, quả nang có 3 vỏ, 3
buồng, mỗi buồng có 1 hạt, khi chín quả nứt dọc, bắn tung hạt ra. Hạt hình tròn
hoặc bầu dục, màu nâu có vân [11].
Tuy nhiên, khi được nhân trồng trong sản xuất, thì đặc điểm như sau:
Chiều cao trung bình: 25 - 30 m
Tuổi thọ trung bình: 30 - 40 năm
Mật độ trung bình: 450 - 555 cây/ha
10


Trong suốt chu kỳ trồng, chăm sóc cây cao su tại vườm ươm, nhiều tác giả đã
phân chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến
thiết cơ bản (KTCB), giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su
trung niên, giai đoạn khai thác già. Khi cây cao su tỏ ra năng suất mủ kém, không
còn hiệu quả kinh tế nó thường được cưa đốn để phục vụ cho mục đích gỗ, củi.
- Giai đoạn vườn ươm:
Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo dài 6


Ế

tháng (bầu non không tầng lá) đến 24 tháng (stump lở, stump bầu,…). Đặc điểm của

U

giai đoạn này là cây con chủ yếu tăng trưởng theo chiều cao, sự sinh trưởng các

́H

tầng lá theo chu kỳ và mọc ra trên thân chính. Đường kính thân tăng trưởng chậm



hơn chiều cao rất nhiều.
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản:

H

Là khoảng thời gian từ 5 - 8 năm đầu tiên của cây cao su tính từ khi trồng cây.

IN

Đây là khoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su mủ đạt 50 cm đo cách mặt
đất 1m. Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, thời gian KTCB có thể khác nhau.

K

Ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ


̣C

biến từ 7 - 8 năm. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây, đúng quy trình

O

chọn giống và vật liệu trồng thích hợp có thể rút ngắn thời gian KTCB.

̣I H

- Giai đoạn khai thác mủ (còn gọi là giai đoạn kinh doanh):
Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị

Đ
A

thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hàng năm, người ta chia thành 3
thời kỳ là: thời kỳ khai thác cao su non, thời kỳ khai thác cao su trung niên và thời
kỳ khai thác cao su già.
+ Thời kỳ khai thác cao su non:
Thời kỳ này cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh. Số lượng cành nhánh, chu vi
thân (vanh), độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo các năm. Tốc độ tăng sản
lượng hàng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và chăm sóc. Thời
kỳ này kéo dài chừng 10 - 12 năm.

11


+ Thời kỳ khai thác cao su trung niên:

Khi năng suất không tăng thêm nữa và giữ vững ở mức năng suất đó theo năm
cho thấy cây cao su đã bước vào thời kỳ cao su trung niên. Tuỳ theo chế độ chăm
sóc, khai thác trước đó, hiện tại và giống mà thời kỳ này dài hay ngắn. Nếu vườn
cây không được chăm bón tốt trong giai đoạn KTCB và khai thác cao su non thì cây
bước vào thời kỳ này chỉ duy trì năng suất cao su trong một khoảng thời gian ngắn
và sau đó giảm năng suất.

Ế

+ Thời kỳ khai thác cao su già:

U

Khi vườn cây có hiện tượng giảm năng suất trong nhiều năm liền thì vườn cây

́H

đã bước vào thời kỳ cao su già. Tốc độ giảm năng suất nhanh hay chậm còn tuỳ vào
giống, chế độ chăm sóc và khai thác các thời kỳ trước đó.



1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su
Từ những đặc điểm sinh vật học của cây cao su mà nó yêu cầu có những điều

H

kiện sinh thái nhất định. Cây cao su phát triển tốt ở địa điểm xích đạo hoặc nhiệt đới

IN


gần xích đạo, nóng và ẩm, từ vĩ tuyến 130 Bắc đến vĩ tuyến 130 Nam. Tuy vậy, cây

K

cao su vẫn có thể sống ở vĩ tuyến cao hơn ở phía nam (như cao nguyên Mato greso
của Braxin là 160 vĩ tuyến Nam), hoặc về phía Bắc (như ở Trung Quốc từ 180 đến

O

̣C

240 vĩ tuyến Bắc) [11].

̣I H

Để trồng cao su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần có các điều kiện tự
nhiên dưới đây:

Đ
A

Điều kiện địa hình:
- Độ dốc: Đất trồng cao su bằng phẳng hay dốc <50 là tốt nhất. Đất có độ dốc

từ 50-90 trồng được cao su nhưng phải trồng theo đường đồng mức và phải có công
trình chống xói mòn .
Điều kiện đất: Điều kiện đất ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất và
tuổi thọ của cây cao su. Điều kiện đất còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản
phẩm mủ cao su sản xuất sau này.

- Độ sâu tầng đất: vì rể trụ của cây cao su ăn sâu nên tầng đất trồng trọt càng
sâu càng tốt
12


- Lý tính của đất: Đất trồng cao su cần có thành phần cơ giới trung bình đến
nhẹ, tơi xốp thoát nước .
- Hoá tính đất: Hàm lượng chất hữu cơ đạt 2,6 trọng lượng đất khô là tốt vì
vậy đất đỏ Bazan ở rừng mới khai hoang rất thích hợp với cây cao su.
Điều kiện thời tiết - khí hậu:
- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ trung bình ở mức cao và đều, với nhiệt độ
thích hợp nhất từ 25-30 oC, dưới 200C hoặc trên 300C sự quang hợp của cây bị giảm.

Ế

Nhiệt độ trên 40oC cây sẽ trở nên khô héo và ở mức dưới 10 oC cây có thể chịu đựng

U

được một thời gian tương đối ngắn. Mức nhiệt độ trung bình khoảng 25oC thì cây cho

́H

năng suất mủ ở mức cao nhất. Trong khoảng thời gian khai thác mủ (1-5 giờ sáng) thì
yêu cầu nhiệt độ phải mát dịu để lượng mủ lấy ra đạt chất lượng tốt và nhiều [1].



- Lượng mưa: Tối thiểu phải đạt trên 1.500mm/năm và yêu cầu phân bố đều
trong năm. Cây cao su có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng thích hợp


H

nhất vẫn là những vùng đất có lượng mưa từ 1.500 – 2.000 mm/năm. Tuy vậy đối

IN

với các vùng có lượng mưa thấp <1.500mm/năm thì lượng mưa cần phân bố đều

K

trong các tháng của năm. Đất trồng cao su phải có khả năng giữ nước tốt, có thành
phần sét trong đất chiếm khoảng 25%. Ở những nơi không có những điều kiện

O

̣C

thuận lợi như đã nêu ở trên thì cây cao su cần lượng mưa trung bình hàng năm vào

̣I H

khoảng 1.800-2.000mm. Bên cạnh lượng mưa theo yêu cầu chung thì mưa buổi
sáng có ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ. Nếu mưa từ 5 giờ sáng kéo dài đến 12 giờ

Đ
A

trưa thì việc cạo mủ coi như không thực hiện được vì vỏ cây bị ướt và mủ sẽ bị rửa
trôi nếu cạo mủ trong thời điểm này [24].

- Độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp nhất. Ẩm độ không khí còn thể hiện

tương quan thuận với dòng chảy của mưa khi khai thác mủ.
- Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân
từ 1.800-2.800 giờ/năm. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và
sản lượng cao. Nếu sương mù quá nhiều gây ra một tiểu khí hậu ẩm ướt sẽ tạo cơ
hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh
phấn trắng trong thời gian qua.
13


- Gió: thân và cành cao su giòn, dễ gảy. Tốc độ gió trung bình trên 3m/s thì
cần có biện pháp trồng đai rừng phòng hộ. Tốc độ gió sẽ ảnh hưởng đến cây cao su,
nếu tốc độ lớn hơn 8m/s – 13m/s sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu tốc độ gió từ 813,8m/giây (gió cấp 5- cấp 6) sẽ làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách nên sẽ ảnh hưởng
đến việc tăng trưởng và phát triển của cây cao su, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm cho
thân gãy và nếu lớn hơn 25m/s sẽ làm gốc sụp đổ và dẫn tới giảm năng suất mủ.
Đặc biệt gió khô kéo dài còn gây ra những vụ cháy rừng. Vì vậy để hạn chế tốc độ

Ế

của gió ở những vùng có gió bão thì cần chọn những giống cao su vô tính có khả

U

năng chống gió, đồng thời trồng vành đai chắn gió. Tốc độ gió thích hợp là từ 1-

́H

2m/giây vì gió giúp cho cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây


làm cây gãy đỗ và bị xóa sổ vườn cây [24].



mau khô sau khi mưa. Bản thân cây cao su có tính giòn, dễ gãy nên gió quá mạnh sẽ
1.2.3. Các nhân tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển mô hình cao su tiểu điền

IN

- Chính sách kinh tế

H

1.2.3.1 Các nhân tố vĩ mô

K

Các chính sách kinh tế là những tác động vĩ mô của Nhà nước đối với sản xuất

̣C

kinh doanh. Nó có vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển hay kìm hãm nền kinh

O

tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Mỗi chính sách phù

̣I H

hợp với một thời kỳ nhất định, tương ứng với một điều kiện xã hội nhất định. Vì

vậy các chính sách kinh tế luôn phải điều chỉnh cho phù hợp. Đối với sản xuất cao

Đ
A

su cần phải sản xuất trên quy mô lớn tập trung và yêu cầu về vốn lớn, nên cần có
những chính sách chung và chính sách riêng, phù hợp với đặc điểm sản xuất của nó
như chính sách đất đai, tín dụng, thuế tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có những chính sách tác động
đến việc mở rộng diện tích trồng cao su ở các tỉnh Tây Nguyên và đặc biệt hiện nay
đã cho phép trồng cao su ra các tỉnh phía Tây Bắc của nước ta. Đồng thời cũng đã
có những chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đỡ đầu về vốn cho nông
dân trồng cao su, chính sách về đất đai để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm
đầu tư vào trồng cao su.
14


×