Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

chủ nghĩa nhân đạo trong thơ nôm hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.72 KB, 20 trang )

NỘI DUNG
I.

Khái niệm chủ nghĩa nhân đạo

“Nhân đạo”: nhân là người, đạo là con đường. Như vậy, nghĩa đen
của nhân đạo là đường đi của con người. Con đường đó là con đường
của đạo lí: đạo lí tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người, yêu
thương, quý trọng và đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người. Từ
khái niệm nhân đạo đã phát triển trở thành chủ nghĩa nhân đạo nở rộ ở
các nước phương Tây, mà khởi nguồn từ Pháp vào thế kỉ XVIII.
Theo nhà bác học Nga Vônghin: “Chủ nghĩa nhân đạo là toàn bộ
những quan điểm đạo đức và chính trị bắt nguồn không phải từ cái gì
siêu nhiên, kỳ ảo từ những nguyên lý ngoài đời của nhân loại, mà từ con
người tồn tại thực tế trên mặt đất với những khả năng, những nhu cầu
của mình. Những khả năng và nhu cầu ấy phải đươc phát triển đầy đủ,
được thỏa mãn.” Như vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người,
chủ nghĩa nhân đạo hình thành dẫn con người đến đạo lí tình thương,
lòng trắc ẩn với những số phận bất hạnh.
Trong văn học, chủ nghĩa nhân đạo có thể hiểu là lòng yêu thương
con người, nâng niu, quý trọng, đề cao con người, tin vào khả năng vươn
lên của con người, tạo điều kiện cho con người phát triển.
Nhân đạo bao gồm cả yếu tố nhân văn (những giá trị, vẻ đẹp tinh
thần của con người) và nhân bản (cái gốc, cái bản chất của con người, đi
sâu vào đời sống bản năng của con người đặc biệt là đời sống tình cảm,
xúc cảm).
Đến với văn học trung đại Việt Nam, chủ nghĩa nhân đạo đã trở
thành một trong hai nguồn cảm hứng chính lúc bấy giờ, đó là cảm hứng
yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Xuất phát từ thực tế đất nước vừa thoát
khỏi ách thống trị nặng nề nghìn năm Bắc thuộc, bước vào giai đoạn đấu



tranh dựng nước và giữ nước. Con người giai đoạn này không chỉ phải
đấu tranh với các thế lực ngoại xâm mà còn phải đấu tranh với chế độ
phong kiến hà khắc, gây nên một xã hội nhiễu nhương trụy lạc. Đời sống
nhân dân vô cùng khổ cực, nạn đói kém, dịch bệnh liên tiếp cộng với tô
thuế nặng nề cướp đi bao sinh mệnh con người, gây ra những cảnh li tán
chết chóc. Trong khi đó, quan lại thì tham nhũng, lạm quyền, chiếm đoạt
ruộng đất của nhân dân. Sự tương phản trái ngang đã tạo cho các nhà thơ
niềm đau xót thương cảm cho số phận người dân, từ “những điều trông
thấy mà đau đớn lòng” đã viết nên những áng thơ tố cáo tội ác của giai
cấp thống trị, bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với người dân, nói lên
tiếng nói của người dân thời bấy giờ. Có thể kể đến các tác phẩm mang
nội dung nhân đạo như: Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều
của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh
phụ ngâm của Đặng Trần Côn,… Nổi bật trong đó có các tác phẩm thơ
của Hồ Xuân Hương với những tiếng nói nhẹ nhàng mà sâu cay nhằm đả
kích chế độ xã hội đương thời, nói lên tiếng lòng của người phụ nữ, đau
đớn cho những thân phận “bảy nổi ba chìm” lênh đênh trên dòng đời xô
đẩy. Với ý nghĩa như vậy, thơ Hồ Xuân Hương đã thổi một hơi thở mới
vào dòng văn học trào lưu nhân đạo, tạo nên những tiếng thơ ngân dài
đến tận ngày nay mà ta vẫn phải nghiền ngẫm để thấy được cái hay, cái
chua cay đau xót mà người thi sĩ đã gửi gắm qua lòng nhân của chính
bà.
Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

II.

1.

Thể hiện tiếng nói đả kích, lên án, phê phán, tố cáo

a.


Đối với con người xã hôi có địa vị cao, tầng lớp trên
Đối với “vua”, “chúa”


Xã hội phong kiến với những kìm kẹp, bất công, trói buộc, chà đạp
lên thân phận đáng thương, hiểu được điều đó, Hồ Xuân Hương đã góp
tiếng nói của mình bằng cách đả kích, phê phán những thế lực gây nên bi
lụy cho giới nữ như là thể hiện sự đồng cảm, xót thương hay cao hơn là
lòng nhân đạo với con người. Đến xã hội này đã có người chống lại vua
khi vua không còn ra vua nữa, riêng với thân phận nữ nhi chắc bà không
có ý định mắng vua mà chỉ có ý trách nhẹ nhưng đau vô kể:
“Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này”
Tiếng nói đả kích tố cáo đó được nữ sĩ sử dụng thông qua công cụ
cố hữu của truyền thống văn học dân tôc cũng như phổ biến trên
thế giới: đó là tiếng cười châm biếm.


Anh hùng, người quân tử
Mượn cớ tả cái quạt mà thật ra là để chỉ cái khác, nói đến
thói mê hoa, hám sắc của bọn quan lại, vua chúa. Vua chỉ yêu “cái
này” thôi và không yêu cái khác! Nói cái quạt để ám chỉ người con
gái, “ mười bảy hay mười tám” số nan quạt giấy cũng đồng thời
nói lên tuổi của thiếu nữ. Đương thời chỉ có ca dao với Trạng
Quỳnh mới dám đả kích như vậy.
Mười bảy hay mười tám đây?
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.

Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc,
Rộng hẹp dường nào, cắm một cay.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,
Chúa dấu vua yêu một cái này.
(Vịnh cái quạt I)


“một cái này” là cái quạt “chành ra ba góc da còn thiếu – Khép lại
đôi bên thịt vẫn thừa” mà Hồ Xuân Hương đã từng phẩy vào mặt,
che lên đầu đấng anh hùng, người quân tử.
Nếu đối với chúa, Hồ Xuân Hương châm chích thói mê hoa,
hiếu sắc thì với bọn quan thị, nữ sĩ đã giơ cao đánh thẳng vào cuộc
sống trái lẽ tự nhiên của chúng. Đứng trước cái dị hợm, quái gở ấy,
bà văng tục, bà chửi đổng, cười mỉa:
“Đố ai biết đó vông hay chóc
Còn kẻ nào hay cuống với đầu”
Hồ Xuân Hương châm biếm, đả kích từ vua đến quan, nhưng có lẽ
chịu nhiều nhất là bọn “hiền nhân quân tử”, bọn mô phạm phong
kiến. Đối với “quân tử”, Xuân hương không chỉ chọn chân chúng
trước bức tranh thiếu nữ ngủ ngày, mà còn bắt chúng “mỏi gối
chồn chân vẫn muốn trèo” lên đèo Ba Dội. “Hiền nhân quân tử” là
mẫu hình lý tưởng của xã hội nhưng thực ra họ cũng lắm khát khao
phàm tục:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi qua giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm,

Một lạch Đào nguyên suối chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì củng dở, ở không xong.
Thấy cô gái ngủ hớ hênh thì quân tử cũng “dùng dằng đi
chẳng dứt”. Nhà thơ vạch ra tính chất khôi hài của nội dung rất
phàm tục lại được che đậy bằng một lớp vỏ đạo đức giả hoặc qua
bài “Đèo ba dội” cũng vậy:


Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tumg hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân, quân tử ai là chẳng…
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.
Trong những bài thơ quả mít, ốc nhồi, bà cũng đã vạch ra những
việc xấu xa ấy của bọn quân tử.
Đối với con người xã hội có địa vị thấp- tầng lớp dưới (“anh
đồ”, “học trò”, “nhà sư”)

b.



Anh đồ, học trò

Đó còn là đám sĩ nho quân tử con nhà quan dốt nát mà hênh hoang.
Không tự lượng tài sức non nớt, hễ đến thăm chùa chiền nào là làm

thơ đề vịnh ngay lên vách đó là chuyện lố lăng, bà chừi thẳng mặt:
Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ.
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.
(Mắng học trò dốt I)
Hay:
Dắt díu nhau lên đến cửa chiền,
Cũng đòi học nói, nói không nên.
Ai về hắn bảo phường lòi tói,


Muốn sống đem vôi quét trả đền
(Mắng học trò dốt II)


Nhà sư

Trong xã hội rối ren, nhà chùa không còn là nơi tu hành tôn
nghiêm nữa. Nhiều kẻ lợi dụng chùa chiền để làm điều bậy bạ.Hồ
Xuân Hương chỉ trích thậm tệ sự sa đọa của các nhà sư, bà mỉa mai
hạng tu hành không giữ vững được đạo vì bị vật dụng ám ảnh nên
phải hoàn tục:
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo.
(Kiếp tu hành)
Hay:
Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,

Đi đâu chẳng đội để ong châm.
Đầu sư há phải gì…bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái nhầm.
Hồ Xuân Hương còn vạch ra cho chúng ta thấy cảnh chướng
tai gai mắt của hạng nhà sư chỉ có đạo đức ở bộ áo cà sa, còn lòng
dạ thì vấn vương trần tục “miệng nam mô, bụng một bồ dao
găm”…
Chẳng phải là Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oảng dâng trước mặt, dăm ba phẩm,
Vải núp sau lưng, bảy tám bà.
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe,


Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ nên sư cụ,
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà!
(Sư hổ mang)
Qua những hình ảnh sinh động với lối thơ châm biếm, Hồ
Xuân Hương vẽ lên không phải là cảnh tôn nghiêm của nhà chùa
mà là nơi một bọn đội lốt tu hành ngày đêm đú đởn, chè chén, hát
hổng…
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Với bài “Chùa sư quán”
Quán sứ sao mà cảnh vắng teo,
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kinh, tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo.
Sáng banh không kẻ khua tang mít,

Trưa trật nào ai móc kẽ rêu.
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo.
Cho ta thấy cảnh sinh hoạt ở chùa Quán sứ lười biếng và vô nghĩa.
Hồ Xuân Hương bằng lối thơ châm biếm của mình đã vạch trần bộ
mặt xấu xa của xã hội một cách thẳng thắn và mạnh mẽ không hề
câu nệ ai,bà phê phán một cách gay gắt đến tính chất giả dối, dốt
nát của giai cấp thống trị. Nhưng thơ Xuân Hương đâu chỉ biết
cười, mà đọc thơ bà ta nghe như có tiếng nấc bên trong. Tôi muốn
lấy ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu thay cho lời kết của mình:
“những nhà trào phúng vĩ đại không nhe răng ra mà cười, không
chửi bằng cả lời nói, họ ném trái tim của họ, ném cả cuộc đời của
họ vào cuộc đời, cũng như những nhà trữ tình vĩ đại. Trong xã hội
cũ, thơ của họ thực chất là máu và nước mắt mặc cái áo trào
phúng đó thôi”.


2.

Thể hiện niềm cảm thông, tình yêu thương với những số phận bất
hạnh, nhỏ bé đặc biệt là người phụ nữ
2.1. Xót xa cho những số phận không may trong cuộc sống
Dưới thái độ phong kiến, khi tình yêu dỡ dang, nữ sĩ đứng ra bênh
vực quả là dũng cảm. Thời ấy, cái gọi là không chồng mà chửa thì
bị người ta chửi rủa thậm tệ nhưng không biết lý do tại sao. Cô gái
không may lâm vào tình cảnh này sẽ bị dư luận nguyền rủa, miệt
thị, cạo đầu bôi vôi đem ra bêu riếu ngoài đường rồi bố mẹ bị cả
làng trách phạt. Hồ Xuân Hương đã không để họ chết, mà trái lại
lại tôn vinh họ và cho họ chỉ là nạn nhân của cuộc đời:
"Cả nể cho nên hóa dỡ dang
Nỗi niềm này chàng có biết chăng

Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,
Phận liễu sao đà nảy nét ngang.
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.
Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
Không có nhưng mà có mới ngoan!"
(Không chồng mà chửa)
Không biết người đàn ông ở đây ra sao, nhưng đáng trách bao
nhiêu cái việc anh ta không kiềm lòng để gây nên sự "dở dang" gây
họa cho người tình mà không dám nhận. Nhưng cũng qua đây ta
thấy được tấm lòng đáng thương đáng quý của cô gái, nàng chỉ
trách mình "cả nể" chỉ than thở cho "nỗi niềm riêng". Hơn nữa,
nàng nguyện mang "mảnh tình riêng" ấy chứ không hủy đi. Hồ
Xuân Hương ở đây là người đàn bà rất đàn bà với thiên chức làm
mẹ của mình. Suy nghĩ ấy đã vượt xa tư tưởng thời đại lúc bấy giờ,
của hàng rào "tam tòng tứ đức", "tam cường ngũ thường" đối với
người phụ nữ.


2.1.2. Lên án chế độ nam quyền, chế đọ đa thê
Xuân Hương có một góc nhìn không như nhi nữ thường tình,
nhưng khi nói về phụ nữ thì chẳng ai "đàn bà" hơn nàng. Với bài
thơ "Thân phận người đàn bà" Hồ Xuân Hương đã nói lên điều ấy:
"Hỡi chị em ơi có biết không?
Một bên con khóc một bên chồng.
Bố cu lổm ngổm bò dưới bụng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.
Tất cả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông
Chồng con cái nợ là như thế,

Hỡi chị em ơi có biết không?"
Nàng đã tỏ đến cao độ yêu thương cuảnguowif phụ nữ, nhiều lúc
tình yêu đối với nàng là một sự chịu thương chịu khó, một bên con
khóc, một bên chồng. Chồng đòi quyền lợi của chồng, con đòi
quỳên lợi của con, mà lại đòi cùng một lúc! vừa phải chiều chồng,
vừa phải chăm con, Xuân Hương tài thật! bạo gan thật. Ca dao ta
cũng có câu với nghĩa tương tự:
"Trong khi lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem"
Trong lời đề từ Truyện Kiều, Nguyến Du đã viết:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng


Lạ gì bỉ sắc, tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"
Hồ Xuân Hương con người có sức sống mãnh liệt, ý thức cá nhân
sâu sắc, khao khát hạnh phúc lứa đôilaj rơi vào tấn bi kịch đau lòng
nhất của người phụ nữ: làm lẽ. Nàng chính là đứa con của người
vợ lẽ, rồi chính nàng hai lần lấy chồng đều làm lẽ. Tất cả những
thảm cảnh bất hạnh của mẹ nàng, của nàng và của biết bao người
phụ nữ khác trong chế độ đa thê phong kiến đáng nguyền rủa được
dồn nén và cuối cùng đã được giải phóng:
"Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này ví biết đường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong"
(Lấy chồng chung)
Đọc xong bài thơ ta lại tự đặt ra câu hỏi: Hồ Xuân Hương là người
đàn bà có ý thức cá nhân sâu sắc, có bản lĩnh, mà vẫn không thoát
khỏi tấn bi kịch làm lẽ? Có lẽ tấn bi kịch này không thuộc về phần
ý thức, bản lĩnh hay trí tuệ mà thuộc vào điều sâu thẳm trong tâm
hồn của người phụ nữ nào trên cõi đời này. Chỉ có Xuân Hương
mới đủ can đảm và đủ tài hoa để vớ một thành ngữ giải thích bi
kịch cá nhân "cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm" từ hành vật chất, hiện
tượng vật chất, tác giả gợi đến hành vi tinh thần, tâm trạng của một
kẻ lẽ mọn. Từ cái mùi "hẩm" đến "buồn nôn", nhà thơ đã gợi đến
sự hẩm hiu của cảnh "chồng chung". Cách cụ thể hóa cái trừu
tượng ấy rất gần với thi pháp dân gian:


"Đói lòng nằm gốc cây sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng"
2.2."Chí làm trai" của Hồ Xuân Hương
Trong thơ ca của nàng, ta thấy nàng không hề cam chịu phận đàn
bà một chút nào. Xuân Hương không hề chịu lép vế trước đàn ông
nào, mà ngược lại còn xưng chị với họ:
"Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê còn buồn sừng húc giậu thưa"
(Mắng học trò dốt I)
Ở thời cũ người ta rất ít đi lại nhất là phụ nữ.Thế mà hơn một tao
nhân mặc khách nào, Xuân Hương đã ngang tàng đi du ngoạn gần

như khắp miền Trung và miền Bắc trên đất nước.Có thể kể đến
như: chơi Chợ Trời (Chùa Thầy,Sơn Tây), động Hương Tích( Mỹ
Đức,Hà Đông),núi Ông Chồng, Bà Chồng( đường lên Tuyên
Quang), Kẽm Trống( Ninh Bình giáp Hà Tây), đèo Ba Dội ( núi
Tam Điệp), chơi Quán Thánh( Thanh Hóa),...
Khi đất nước đã thống nhất ta thấy đó là điều bình thường, nhưng
dưới thời Xuân Hương cách đây 300 năm thì đó quả là phi thường,
khi mà đường xá, thân gái dặm trường vậy mà nàng vẫn đi. Không
hề than phiền mà trái lại tự khẳng định mình:
"Ghé mắt trông sang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Vì đây đổi phận làm trai được,


Thì sự anh hùng há bấy nhiêu"
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Một ý định hết sức táo bạo được vẽ nên, một ý định đi trước thời
đại, đi trước cả suy nghĩ bạn đọc. Quả thật, nếu nàng là đàn ông thì
có lẽ nàng sẽ khác, số phận nàng sẽ khác và không có cảnh "hồng
nhan bạch mệnh" nữa.
3.

Đề cao con người cá nhân, vẻ đẹp người phụ nữ để khẳng định
quyền hạnh phúc, tự do trong tình yêu
3.1 Đề cao con người cá nhân:
Ở thời kì văn học trung đại, tiếng nói cá nhân trong thơ văn được
xem là điều cấm kị, người ta chỉ được quyền nói đến cái vô ngã,
cái ta chung của cộng đồng. Nhưng đến với thơ Hồ Xuân Hương,
chất thơ bà bộc lộ cá tính rất riêng và đặc sắc mà thời ấy không
một ai có thể so sánh được, đó là sự khẳng định mạnh mẽ cái "tôi"

riêng độc đáo. Bài thơ Mời trầu là một minh chứng rõ ràng nhất,
ngoài việc chủ động mời gọi tình yêu khẳng định nghịch lí "cọc đi
tìm trâu" vốn đã khắt khe trong xã hội phong kiến, bài thơ còn bộc
lộ cái tôi cá nhân rất thẳng thắn:
"Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi"
(Mời trầu)
Trước đó, chưa một ai dám khẳng định bản thân bằng cách lấy
thẳng tên mình đưa vào thơ văn, nếu có cũng chỉ mập mờ chưa rõ
ràng. Nhưng ở Hồ Xuân Hương, đó là sự ý thức rất sâu sắc cái tôi
cá nhân để qua đó bộc lộ tâm tình sâu lắng, chủ động mời mọc tình
yêu. Hay nói đến cái tôi cô đơn bị bỏ rơi, bị lãng quên trong dòng


đời vì phận làm lẽ nhỏ mọn tạo nên sự túng thiếu về mặt tình cảm.
Lời thơ Tự tình II là sự ý thức của cá nhân sâu sắc trong niềm khát
khao cháy bỏng được yêu thương, chia sẻ:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"
Khoảng thời gian tất cả như bị nhấn chìm vào quên lãng, ở đây lại
có một hồng nhan cô đơn lẻ loi để tuổi xuân của mình chìm vào
quên lãng. Để từ đó bộc bạch tâm sự về thân phận của người phụ
nữ, muốn đấu tranh để có được hạnh phúc. Chính nhờ vào sức
sống mãnh liệt và lòng thiết tha yêu cuộc sống đã không làm cho
nữ sĩ mất đi hy vọng mà trái lại còn thách đố và khẳng định mình:
"Tài tử nhân văn ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom?"
(Tự tình I)

Ngày nay, vấn đề bàn luận về sự "thanh" và "tục" trong thơ Hồ
Xuân Hương vẫn còn nhiều bàn cãi. Nhưng thiết nghĩ đó là do suy
nghĩ của người cảm thụ thơ bà ra sao. Và như vậy, trong thơ Hồ
Xuân Hương còn có một khía cạnh biểu hiện khác là ý thức về con
người cá nhân bản năng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã từng
khẳng định:" Hồ Xuân Hương không giả dối, bà đã công khai nói
lên cái sự thật ấy. Thoả mãn cuộc sống bản năng cũng là một khát
vọng chính đáng của con người giống như bất cứ một khát vọng
chính đáng nào; và điều đáng chú ý hơn nữa ở nhà thơ này là đã
công khai nói đến cuộc sống bản năng, dù viết về những đề tài cốt
để người ta liên tưởng đến chuyện trong buồng kín của vợ chồng,
nhưng bất cứ một bài thơ nào của bà cũng đều gợi lên một cảm
giác đẹp hiếm có. Và chính điều này đã nâng nhà thơ lên hàng
những nghệ sĩ lỗi lạc, chứ không phải là những kẻ tầm thường làm
thơ, viết văn với mục đích khiêu dâm”. Ở Việt Nam giai đoạn lúc


bấy giờ, vì chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng "nam nữ thụ
thụ bất thân" đã ăn sâu và trở thành một định kiến không thể dỡ bỏ.
Hồ Xuân Hương với số phận đặc biệt bị thiệt thòi trong đường tình
duyên nhưng với tính cách ngang tàng, cá tính mạnh mẽ đã làm
cho bà không thõa mãn sâu đậm trong tâm tình của bản thân, có lẽ
vì thế mà bà dám nói cái mà đời ít nói đến trong thơ:
"Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!"
(Khóc ông Phủ Vĩnh Tường)
"Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi!"
(Khóc ông Tổng Cóc)
Một cuộc sống dang dở nửa vời thể hiện sự bất mãn liên tục trong

cuộc đời ân ái. Chính vì cái cá nhân không được thỏa mãn làm cho
thơ bà có cái nhìn khác biệt, nhìn đâu cũng thấy cơ thể người phụ
nữ và chốn buồng khuê và nhà thơ đã xem nó như một nhu cầu
đương nhiên, công khai mang tính thách thức:
"Còn thú vui kia sao chẳng vẽ
Trách người thợ vẽ khéo vô tình"
(Đề tranh tố nữ)
"Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong"
(Thiếu nữ ngủ ngày)
"Quân tử có yêu thì gỡ yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi"
(Ốc nhồi)
Tất cả đối với nhà thờ đều là tự nhiên đến hồn nhiên. Vì thế không
nên đề cập đến vấn đề "thanh" hay "tục" trong thơ Hồ Xuân Hương
mà nên nói đến sự ám ảnh tính dục, nhu cầu giải phóng nhãn


quang tính dục phong kiến cổ hủ như một nhu cầu của con người
cá nhân.
Qua hình ảnh con người cá nhân đã thể hiện sâu sắc không chỉ vì
cái tôi riêng của nữ sĩ mà còn vì những người phụ nữ có số phận lẻ
loi như bà, đó là sự đồng cảm sâu sắc đồng thời cũng là tiếng nói
lên án chế độ xã hội đương thời lấn át đi quyền bình đẳng của họ.
3.2

Vẻ đẹp của người phụ nữ

3.2.1 Vẻ đẹp hình thức
Với ngòi bút của mình, Hồ Xuân Hương đã vẽ lên vẻ đẹp ngoại

hình của những cô gái trẻ đẹp, thanh lịch, với nụ cười chan chứa
yêu đời. Trong rất nhiều những án thi ca viết về người phụ nữ cụ
thể trong bài Đề tranh tố nữ:
"Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng.
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.
Xiếu mai chi dám tình trăng gió,
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh"
Vẻ đẹp của người phụ nữ xứng đáng được vẽ lên trong tranh để có
thể lưu giữ lại và chiêm ngưỡng. Đến với lời thơ của Thiếu nữ ngủ
ngày mang nét chấm phá độc đáo nhất, bài thơ đã ca ngợi vẻ đẹp
cơ thể của một cô gái trẻ tuổi. Nếu như các nhà văn thơ thời trước
miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ bằng ước lệ tượng trưng, Nguyễn
Du miêu tả vẻ đẹp của nàng Kiều:
"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên"
Hay vẻ đẹp của Dao Tiên trong Hoa Tiên... Còn đối với Hồ Xuân
Hương lại khác, đó là sự công khai ca ngợi một cách thẳng thắn và


khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ độc đáo nhất mọi
thời đại. Bà tập trung miêu tả những cái văn học trước đó thường
né tránh bằng cái nhìn cụ thể, không chung chung mờ nhạt:
"Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải dài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông."

Với vẻ trinh trắng ngây thơ ở Thiếu nữ ngủ ngày, cách miêu tả vẻ
đẹp thể hiện một thái độ trân trọng nâng niu hết mực không chút
pha trò bỡn cợt. Trong thời buổi xã hội phong kiến đang suy thoái,
con người bị dồn ép đến đáy xã hội nhưng nhà thơ vẫn giữ riêng
cho mình một cái nhìn không bị vẩy đục, vẫn nhìn rõ và thấu hiểu
được tâm tư và giá trị của con người. Có lẽ chính vì vậy mà thơ Hồ
Xuân Hương luôn có giá trị vượt thời gian.
1.2.2

Vẻ đẹp tâm hồn

Ở nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn là tâm hồn của sự đồng cảm với thân
phận của người phụ nữ vì chính nữ sĩ cũng đang ở tình thế ấy. Nào
có ai như bà dám phản bác, tố cáo những cái xấu của giai cấp
phong kiến? Có ai dám thừa nhận những quy tắc đi ngược lại lễ
giáo thời ấy chỉ để bênh vực cho lớp người có số phận hẩm hiu
như bà? Để làm được như thế ắt hẳn ở nữ sĩ phải có sự cảm thương
sâu sắc, một trái tim tha thiết với đời, một tâm hồn nghệ sĩ chân
chính. Từ bênh vực đến ca ngợi, nhìn thấu những phẩm hạnh tốt
đẹp bên trong con người. Hồ Xuân Hương đã sử dụng một loạt
những hình tượng để nói về số phận bấp bênh trôi nổi ấy: Cái bánh
trôi "bảy nổi ba chìm", chiếc bách với "phận nổi nên", quả mít có
"vỏ xù xì", con "ốc nhồi" đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi... Mặc cho


số phận có lênh đênh hẩm hiu đến đâu nhưng sự không cam chịu,
không khuất phục trước số phận đã khẳng định được vẻ đẹp trong
tâm hồn họ: Thủy chung, son sắt, bất biến với tình yêu.
"Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh"

(Đề tranh tố nữ)
Ca ngợi sự bất diệt của tuổi xuân, sức sống mãnh liệt của những
người thiếu nữ. Dù quả mít có xù xì đến đâu nhưng "múi nó dày".
Và dù chiếc bánh trôi có "bảy nổi ba chìm" đến thế nào chăng nữa,
phẩm chất kiên trinh của nó vẫn không hề bị nhấn chìm:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
(Bánh Trôi Nước)
Chiếc bánh trôi là hình tượng biểu trưng cho vẻ đẹp ngoại hình của
người phụ nữ vừa khẳng định vẻ đẹp bên trong tâm hồn của họ.
"Tấm lòng son" đã nói lên tất cả, dù ở bất kì hoàn cảnh nào, bị dồn
ép đến đâu vẫn mang một tấm lòng sắt son chung thủy đến cùng.
Qua những hình ảnh trên ta có thể thấy phản chiếu đâu đó là hình
ảnh một Xuân Hương với khát khao tình yêu nồng cháy, sự mong
chờ chung thủy trong sự hồi hộp vô cùng. Nhưng ngán ngẩm thay
đó là sự hoài phí tuổi xuân trong mỏi mòn.
"Ấy ai than vãn cam lòng vậy
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh"
(Tự tình III)
1.3

Vẻ đẹp tài năng, trí tụê

Trước hết nói về bản thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tương truyền hồi
bà còn đi học: Một hôm gặp phải trời mưa, đến sân trường đất
trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một cái, các bạn học thấy thế


đều cười ầm lên. Nhưng Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung
đọc hai câu thơ rằng:

"Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạt cẳng đo xem đất vắn dài"
Rồi bình thản đi vào. Mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài. Lại có
chuyện, một hôm Xuân Hương đi thăm chùa Trấn Quốc về, đang
lững thững trên bờ Hồ Tây, nàng thấy mấy thanh niêm cầm bút
viết một bài thơ lên vách chùa, ra bộ ngông nghênh tự đắc, liền
dừng chân, liếc mắt, tủm tỉm cười, rồi ngâm:
"Dắt díu nhau lên đến cửa chiền
Cũng đòi học nói, nói không nên
Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền!"
Ở thơ Nôm của Xuân Hương, bà lên tiếng đấu tranh cho quyền
bình đẳng của người phụ nữ, khẳng định giá trị của họ. Vốn là nữ
nhi nhưng cá tính lại phóng khoáng, suy nghĩ táo bạo, người phụ
nữ ý thức tài năng của mình và thách thức với xã hội nam quyền
bằng những vần thơ mạnh mẽ sâu cay. Thái độ khinh miệt đối với
tên thái thú Trung Hoa qua cái nhìn "ghé mắt trông ngang" đầy
kiêu hãnh:
"Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu"
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Nếu như thời trung đại, hình tượng người anh hùng là mẫu mực, lí
tưởng khát vọng muôn đời. Làm nên sự nghiệp lớn bằng cách lập
công danh là ý chí của những bậc đại trượng phu và một điều mặc
nhiên đó phải là nam nhi. Hồ Xuân Hương đã phủ định quan niệm


ấy, lên tiếng đòi lại sự công bằng cho người phụ nữ. Ở bài thơ là

sự mỉa mai với giọng điệu trào lộng đối với những bậc anh hùng,
công khai khẳng định khả năng và trí tụê của bản thân cũng như
những người phụ nữ nói chung. Đi qua ngôi đền thờ tên tướng bại
trận, nhà thơ đã không chịu cất nón để cúi đầu chào mà trái lại còn
buông lời mỉa mai thậm chí chỉ ghé mắt nhìn ngang: Nhìn, liếc
nhìn bằng nửa con mắt. Bà muốn khẳng định rằng nếu như bà đổi
phận làm nam nhi được thì sự nghiệp công danh không chỉ có bấy
nhiêu đâu. Lúc này tất cả như trở về ngang hàng với nhau, không
còn bấp bênh phân biệt giữa nam và nữ. Đây là lời tuyên chiến thật
hiếm và lạ ở thơ Hồ Xuân Hương vào thời kì trung đại. Lúc bấy
giờ bà đã trở thành người nổi loạn muốn xóa đi tất cả những định
kiến của xã hội cũ. Thái độ ấy là một sự thách thức quan niệm
trọng nam khinh nữ đề cao người phụ nữ với vẻ đẹp không thua
kém vẻ anh hùng chí khí của đấng nam nhi. Như đã tương truyền
lại cuộc đời của Xuân Hương, đã có lần bà mắng thẳng vào mặt
những thư sinh, học trò dốt chữ lỏng mà hay khoe mã, Không biết
điều mà học đòi nói chữ:
"Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa"
(Mắng học trò dốt)
Với thái độ châm biếm mỉa mai ấy, dường như Hồ Xuân Hương
đang đứng trên một vị trí cao hơn, quyền uy ngạo nghễ xem những
trí thức rởm chỉ là những con "ong non", "dê cỏn" chưa đủ lớn để
có thể huênh hoang, phải còn học hỏi thêm ở bà. Đây là một khía
cạnh nói lên sự khẳng định tài năng và trí tụê của bà nói riêng và
với những người phụ nữ nói chung.



Với sự khẳng định cái tôi riêng, đề cao con người cá nhân, ngợi ca
vẻ đẹp hình thức, tâm hồn và tôn vinh tài năng trí tụê của người
phụ nữ. qia những vần thơ của bà, người phụ nữ hiện lên với
những vẻ đẹp từ phẩm chất cho đến tâm hồn, ngoại hình, họ dạt
dào khao khát tình yêu đến với mình, vì vậy họ xứng đáng được
hưởng quyền được hạnh phúc đó. Hồ Xuân Hương đã bộc lộ rõ sự
nhân đạo của mình trong các áng thi ca đặc sắc trong tuyển tập
thơ Nôm của mình, bà đã lên tiếng bên vực cho người phụ nữ và
còn phê phán những kẻ không đáng mặt quân tử. Bà xứng đáng
được mệnh danh là nhà thơ của những người phụ nữ.



×