Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án hóa học tiết 70 luyện tập về kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.75 KB, 2 trang )

Trường THPT Bưng Riềng
Nhóm: Hóa
Tiết 70. LUYỆN TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM VÀ KIM LOẠI KIỀM THỔ
Ngày soạn: 20/01/2013
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng:
+ Cấu hình, cấu tạo kim loại kiềm, kiềm thổ
+ một số dạng bài toán về kim loại kiềm, kiềm thổ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH minh họa các TCHH.
- Rèn luyện kỹ năng giải các dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến KLK, KLK thổ.
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong học tập hóa học, tinh thần hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao. Từ đó HS
có ý thức về môn học và lòng đam mê khoa học bộ môn.
II. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, máy chiếu hay bảng phụ, hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm cũng như tự luận liên
quan đến KLK, KLK thổ và hợp chất của chúng.
2. Học sinh:
- Ôn tập tính chất hóa học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và các hợp chất quan trọng của
chúng. Làm trước các BT TNKQ theo yêu cầu của GVBM.
IV. Tiến trình bài học
1.
Ổn định lớp
2.
Bài mới
Nội dung
Phương pháp


Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
Dạng 1. Kim loại và oxit kim loại tác dụng với nước
Câu 1. Cho 0,69 gam một KL kiềm tác dụng với nước
(dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm

A. Rb.
B. Li.
C. Na.
D. K.
Câu 2. Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết
với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó
là:
A. Ba.
B. Mg.
C. Ca.
D. Sr.
Câu 3. Cho mẫu Na – Ba tác dụng với nước dư thu được
dd X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dd H2SO4 2M cần để
trung hòa hết dd X là
A. 30ml
B. 60ml
C. 75ml
D. 150ml
Câu 4. Hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm A và B (M A < MB)
thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào nước thu được 0,336 lít khí
(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 2,075
gam chất rắn. A và B lần lượt là
A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb

D. Rb và Cs
Câu 5. Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết
vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Thể
tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần
ba dung dịch A là
Năm học: 2012-2013
1

bài
Câu 1. C
Câu 2. C
Câu 3. C
Câu 4. C
Câu 5. B


Trường THPT Bưng Riềng
Nhóm: Hóa
A. 100 ml.
B. 200 ml.

C. 300 ml.

D. 600 ml.

Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào
dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối
lượng muối tan có trong dung dịch X là
A. 10,6 gam. B. 5,3 gam. C. 21,2 gam. D. 15,9 gam.
Câu 2. Sục 2,688 lít SO2 (đktc). vào 1 lít dung dịch KOH

0,2M. Phản ứng hoàn toàn, coi thể tích dung dịch không
đổi. Nồng độ mol/l chất tan trong dung dịch thu được là:
A. K2SO3 0,08M; KHSO3 0,04M
B. K2SO3 1M; KHSO3 0,04M
C. KOH 0,08M; KHSO3 0,12M
D. Tất cả đều không đúng
Câu 3: Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dd Ca(OH)2 0,6M.
Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 20 gam.
B. 30 gam.
C. 40 gam.
D. 25 gam.
CO
Ca
(OH ) 2 , sau
Câu 4. Cho V lít
2 (đktc) vào dung dịch
pư thu được 3g kết tủa và dung dịch X . Đun nóng dung
dịch X lại thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 1,568 lít
B. 1,658 lít
C. 1,768 lít D. 1,578 lít
Câu 5. Sục V lít CO2 (đktc). vào 1 lít dung dịch hỗn hợp
Ca(OH)2 0,02M và NaOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản
ứng, thu được 1,5 gam kết tủa trắng. Trị số của V là:
A. 0,336 lít B. 2,800 lít
C. 2,688 lít D. A và B
Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc), vào 2,5 lít
dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam
kết tủa. Giá trị của a là?

A. 0,032
B. 0,048
C. 0,06
D. 0,04.
3. Dặn dò:
- Xem bài: Nhôm và hợp chất của Nhôm

Năm học: 2012-2013
2

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
bài
Câu 1. A
Câu 2. A
Câu 3. A
Câu 4. A
Câu 5. D
Câu 6. D



×