Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và phát triển giống lúa Khẩu Nua Đeng vụ mùa năm 2014 tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.63 KB, 86 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN THỂ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA KHẨU NUA ĐENG
VỤ MÙA NĂM 2014 TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Đại học chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN - 2015


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN THỂ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA KHẨU NUA ĐENG


VỤ MÙA NĂM 2014 TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Đại học chính quy
: Trồng trọt
: K43 – TT N01
: Nông học
: 2011 - 2015
: PGS.TS. Trần Văn Điền

THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa
Nông học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm giống cây trồng Đạo
Đức, Vị Xuyên, Hà Giang với đề tài: “Nghiên cứa ảnh hưởng của liều
lượng phân bón đến sinh trưởng và phát triển giống lúa Khẩu Nua Đeng
vụ mùa năm 2014 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
Qua quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu, tôi đã nỗ lực học tập và

làm việc nghiêm túc để hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Bên cạnh những thuận
lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự giúp đỡ của các thầy cô, các
anh chị, gia đình và bạn bè tôi đã vượt qua các khó khăn ấy và hoàn thành
khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Cán bộ, anh chị em công nhân Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tôi gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong khoa Nông học đã tận
tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm theo học.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS TS. TRẦN
VĂN ĐIỀN đã tận tình chỉ bảo cho tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Mặc dù bản thân có nhiều có gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình
độ và kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự
cảm thông, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài tốt
nghiệp được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25/04/2015
Tác giả khóa luận
Hà Văn Thể


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lượng dinh dưỡng lấy đi để tạo ra 1 tấn thóc ................................ 11
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới năm 2013 ........... 13
Bảng 2.3: Diện tích lúa Việt Nam so với một số nước trên thế giới (1987 2013)................................................................................................ 14
Bảng 2.4: Năng suất lúa Việt Nam và một số nước trên thế giới ( 1987 –

2013)................................................................................................ 15
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ mùa năm 2014 ở huyện Vị Xuyên .... 1
Bảng 4.2: Đặc trưng hình thái giống lúa Khẩu Nua Đeng vụ Mùa 2014 ....... 46
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu nông học giống Khẩu Nua Đeng vụ Mùa 2014 ........ 47
Bảng 4.4: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giố ng Khẩu Nua Đeng vu ̣
Mùa 2014 ........................................................................................ 48
Bảng 4.5: Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu.............................. 49
Bảng 4.6: Mức đô ̣ biể u hiê ̣n sâu ha ̣i giố ng Khẩu Nua Đeng vu ̣ Mùa 2014 ... 51
Bảng 4.7: Mức đô ̣ biể u hiê ̣n bê ̣nh ha ̣i giố ng Khẩu Nua Đeng vu ̣ Mùa 2014 . 52
Bảng 4.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống Khẩu Nua Đeng
vụ Mùa 2014 ................................................................................... 53


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Hình thái giống Khẩu Nua Đeng ở thời kì đẻ nháh . ...................... 46
Hình 4.2. Số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu của giống Khẩu Nua Đeng ...... 50
Hình 4.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu vụ mùa năm 2014 ........ 53


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chú giải


CV(%)

Hệ số biến động

LSD0,5

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
ở mức ý nghĩa 0,5

FAO

Tổ chức Nông - Lương thế giới

CT

Công thức

NSG

Ngày sau gieo

P1000

Khối lượng nghìn hạt

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT


Năng suất thực thu

Ha

Hecta

a, b, c, d
NXB

Là những chữ cái biểu thị kết quả phân nhóm trong
so sánh ducan
Nhà Xuất Bản


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận của việc bón phân cho lúa .................................................... 3
2.2. Vai trò của phân bón đối với cây trồng ...................................................... 5
2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ................................................................ 6
2.3.1. Nhu cầu về đạm của cây lúa .................................................................... 6
2.3.2. Nhu cầu về lân của cây lúa...................................................................... 8
2.3.3. Nhu cầu về kali của cây lúa .................................................................... 9
2.3.4. Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác của cây lúa ............................ 10
2.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới và Việt Nam ............ 12
2.4.1. Tình hình sản xuất trên thế giới ........................................................... 12
2.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ở Việt Nam ..................................... 14
2.4.3. Tình hình nghiên cứu lúa cạn ở Việt Nam ............................................ 16
2.5. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho cây lúa trên thế giới và tại Việt
Nam ................................................................................................................. 19


vi

2.5.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................ 19
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lúa tại Việt Nam ..................... 23
2.6. Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của cây lúa ............................. 29
2.6.1. Yếu tố nhiệt độ ...................................................................................... 29
2.6.2. Yếu tố ánh sáng ..................................................................................... 29
2.6.3. Yếu tố đất đai ........................................................................................ 30
2.6.4 Yếu tố phân bón ..................................................................................... 30
PHẦN 3: VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...... 32
3.1 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................... 32
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 32
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32

3.4.1 Công thức thí nghiệm ............................................................................. 32
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 34
3.4.3 Quy trình kỹ thuật chăm sóc .................................................................. 34
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 35
3.5.1 Các chỉ tiêu đặc trưng hình thái ............................................................. 35
3.5.2. Các chỉ tiêu nông học, sinh lý ............................................................... 38
3.5.3. Tính chống chịu sâu, bệnh .................................................................... 40
3.5.4. Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................... 42
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 44
4.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh
trưởng phát triển giống Khẩu Nua Đeng......................................................... 44
4.1.1. Đặc điểm hình thái giống lúa Khẩu Nua Đeng vụ Mùa 2014 trong thí
nghiệm liều lượng phân bón............................................................................ 44
4.1.2. Các chỉ tiêu nông học giố ng lúa Khẩu Nua Đeng vu ̣ Mùa 2014 trong thí
nghiệm liều lượng phân bón............................................................................ 47


vii

4.2. Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh giống Khẩu Nua Đeng vụ
Mùa 2014 trong thí nghiệm liều lượng phân bón. .......................................... 50
4.3. Năng suất và các yếu tố năng suất giống Khẩu Nua Đeng vụ Mùa 2014
trong thí nghiệm liều lượng phân bón ............................................................. 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá
trình phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa là cây
trồng được gắn liền với quá trình phát triển của loài người và đã trở thành cây
lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có
vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta. Hiện nay có
khoảng 40% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo là nguồn lương thực chính.
Với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180 – 200 kg/người. Về mặt dinh dưỡng
trong lúa gạo có đầy đủ các chất giống như các loại cây lương thực khác ,
trong đó tinh bột chiếm hàm lượng chủ yếu ( chiếm đến 62,4% hàm lượng
chất khô ). Ngoài ra trong lúa gạo còn có một số loại Vitamin, đặc biệt là
vitamin B1. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á, ở nước ta
có hơn 60% dân số sống bằng nghề trồng lúa, nên lúa không chỉ có ý nghĩa về
mặt an ninh lương thực mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế cho nông dân và đặc
biệt quan trọng với bà con nông dân miền núi.
Thực tế sản xuất cho thấy năng suất và chất lượng của một số giống lúa
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, kỹ thuật trồng trọt, thời tiết. Trong đó
yếu tố phân bón có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lúa. Giống mới cũng
chỉ phát huy được tiềm năng của mình cho năng suất cao khi được bón đủ
phân và bón phân hợp lý .
Với bất kỳ giống lúa nào thì 3 nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân, kali là
các nguyên tố đa lượng chủ yếu và cơ bản nhất mà các công trình nghiên cứu
đều đề cập tới. Giống lúa Khẩu Nua Đeng là một giống lúa nếp cạn đặc sản
của các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có tỉnh Hà Giang nhưng chưa được



2

nghiên cứu về liều lượng phân bón hợp lý. Hàng loạt các vấn đề cần giải
quyết: lượng bón đạm, lân, kali là bao nhiêu; bón như thế nào để có năng suất
cao, chất lượng tốt?
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứa ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và phát
triển giống lúa Khẩu Nua Đeng vụ mùa năm 2014 tại huyện Vị Xuyên tỉnh
Hà Giang ”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu liều lượng phân ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng phát triển của giống lúa Khẩu Nua Đeng, từ đó tìm ra lượng phân phù
hợp nhất cho giống lúa này.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tác dụng của các công thức bón cho hiệu quả cao nhất
cho giống lúa Khẩu Nua Đeng.
- Theo dõi được các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lúa tham
gia thí nghiệm.
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Những kết quả thu được từ đề tài có thể ứng dụng và khuyến cáo ngoài
sản xuất cho người nông dân, và là nguồn tài liệu tham khảo cho những đề
xuất định hướng phát triển giống lúa Khẩu Nua Đeng tại Hà Giang.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lí luận của việc bón phân cho lúa
Như Đào Thế Tuấn (1970) [33] viết “Nếu chỉ dựa vào tàn dư thực
vật để bón cho cây trồng thì phải dùng tàn dư thực vật của 6 – 20 ha mới
có đủ dinh dưỡng cung cấp cho 1ha thâm canh”. Vì vậy, nền nông nghiệp
này cũng không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày
càng tăng với yêu cầu của con người .
Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp tại mỗi quốc gia trên thế giới
đều đã, đang trải qua các hình thức phát triển và sử dụng phân bón theo Bùi
Huy Đáp, 1980[8]:
- Nền nông nghiệp cổ điển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không
đáp ứng được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi để lấy phân và trồng
cây phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và
thuốc bảo vệ thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong đất và điều kiện phát
triển vi sinh vật đất cung cấp dinh dưỡng cho cây… Việc bón phân cho
cây thì chỉ bón các loại phân thiên nhiên. Nền nông nghiệp này cho năng
suất cây trồng thấp, việc cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng lại
bấp bênh do phụ thuộc vào sự phân giải của vi sinh vật.
Kinh nghiệm canh tác của nhân dân ta, cùng nhiều nghiên cứu về cây
lúa đã cho thấy: để đạt năng suất lúa 5 tấn/ha cần phải cung cấp từ 100 – 120
kg N/ha. Vì vậy nếu chỉ bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải bón 30
tấn mới đủ lượng đạm. Như vậy, rất khó khăn trong việc chuẩn bị đủ
lượng phân hữu cơ. Theo Bùi Huy Đáp (1980) [8] nếu dựa vào chăn nuôi
thì lượng thóc sản xuất được 5 tấn/ha, vừa đủ nuôi đàn lợn để có 30 tấn


4

phân chuồng. Theo Vũ Hữu Yêm ( 1995) : thì nền nông nghiệp hữu cơ tuy có
làm độ phì của đất suy giảm chậm hơn nhưng nhìn tổng thể thì độ phì của đất

vẫn bị suy giảm đáng kể. Kết quả thử nghiệm sau 30 năm của FAO cho thấy:
“Nếu tận dụng hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong một trang trại để bón
ruộng mà không bón phân hoá học, năng suất cây trồng giảm ít nhất là 30%, đất
bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng, một số cây giống mới (giống lai) cần có
một lượng phân bón thích hợp thì mới đạt được năng suất tối đa" [35].
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào
việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Đúng
như nhận định của Yang trong hai năm 1998 - 1999: “Không có phân hoá
học, nông nghiệp thế giới không thể nào trong 50 năm qua sản lượng tăng
gấp 4 lần và trở thành một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng mức sống ở
các nước văn minh” [51].
Đất là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thiếu của nhà
nông, nhưng đất có thể bị suy kiệt đến mức độ không thể sản xuất được nữa
nếu chúng ta không quan tâm đến bón phân cho cây trồng. Trong quá trình sử
dụng có những yếu tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi không cần bù trả lại vì hàm
lượng của chúng quá nhiều trong đất. Đất có thể bị suy kiệt dần nếu chỉ quan
tâm trả lại các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch.
Vì trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, mùn (chất hữu cơ) bị phân huỷ
để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời các chất dinh dưỡng khác có
thể bị rửa trôi hay bay hơi dẫn đến mất chất dinh dưỡng từ đất. Việc duy trì
hàm lượng mùn hợp lý trong đất có tác dụng rất rõ cho việc nâng cao hệ số sử
dụng phân bón của cây trồng. Ngoài ra còn làm cơ sở cho việc tính lượng
phân bón nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất trong trồng trọt, đồng thời cũng
mở đường cho việc phát triển sản xuất và việc sử dụng phân bón hoá học
nhằm đạt hiệu quả trồng trọt ngày càng cao hơn.


5

2.2. Vai trò của phân bón đối với cây trồng

Thực tiễn trong sản xuất cho thấy nếu cây trồng không có phân bón
thì không thể cho năng suất cao. Theo Nguyễn Văn Luật (2001)[19] cho
thấy phân bón có khả năng tăng năng suất từ 25 – 50% so với đối chứng
không bón phân.
Theo Bùi Đình Dinh vào các năm 1995 - 1999 cho thấy: Trong thực
tiễn, năng suất cây trồng còn quá thấp so với tiềm năng năng suất sinh vật của
chúng. Nếu năng suất lúa ở mức 43,3 tạ/ha, so với các giống đang sử dụng thì
chỉ đạt 30 – 40%. Muốn đưa năng suất cây trồng lên nữa thì biện pháp sử
dụng phân bón là hữu hiệu nhất [13,12]. Còn Bùi Huy Đáp (1999) [9] cho
rằng, đối với sản xuất nông nghiệp thì phân bón được coi là vật tư quan trọng.
Ca dao Việt Nam có câu: “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”. Câu ca
dao trên cha ông ta khẳng định rằng từ thời xưa đã coi phân bón trong sản
xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng để tăng năng suất cây trồng.
Trong những năm gần đây, ngoài v ai trò của giống mới cho năng suất cao
còn có sự bổ trợ của phân bón. Việc ra đời của phân bón hoá học trong sản
xuất nông nghiệp đã làm tăng 50% năng suất cây trồng so với năng suất đồng
ruộng luân canh cây bộ đậu tại các nước Tây Âu. Và đến những năm 1970 –
1985 thì năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng trước đại
chiến thế giới lần thứ nhất [8,11].
Theo FAO thì trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phân bón đóng vai trò
vào tăng năng suất nông nghiệp toàn cầu khoảng 50% (FAO 1984), ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương là 75%. Nhờ kỹ thuật canh tác, cải tiến, trong đó
chủ yếu là tăng cường sử dụng phân bón hoá học mà năng suất cây trồng nông
nghiệp đã tăng 2 – 3 lần trong vòng 60 năm [3,48].
Ở Việt Nam, năng suất cây lúa đã tăng từ 12,1 tạ/ha/vụ trong những
năm 30 lên 31,7 tạ/ha/vụ trong những năm 90 của thế XX, tức là đã tăng 2,6
lần [4]. Như vậy: “Không có phân hoá học, nông nghiệp trong vòng 50 năm


6


qua không thể tăng năng suất gấp 4 lần, sử dụng phân bón có tác dụng sâu xa
đến cân bằng dinh dưỡng trong đất, đóng vai trò quyết định tương lai nền văn
minh của loài người’’ [12].
2.3. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lúa
Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác đều có nhu cầu dinh dưỡng
để sinh trưởng và phát triển. Các yếu tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali cần
thiết cho cây lúa trong toàn bộ đời sống của nó, số lượng chênh lệch nhau
tương đối nhiều tuỳ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu, chế độ canh tác và cách
bón phân. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất là nhân tố quyết định
việc cần bón nguyên tố nào, số lượng bao nhiêu cho cây. Những năm gần đây
do diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, các biện pháp canh tác chưa hợp
lý nên đã dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất làm giảm độ màu mỡ của
đất nhanh chóng, đặc biệt là ở vùng đồi núi. Do vậy để đảm bảo năng suất lúa
cần phải hiểu rõ tính chất của đất. Hiện nay nhờ thành tựu ứng dụng khoa học
công nghệ trong công tác chọn lọc và chọn tạo giống, cho nên các giống lúa
mới chịu thâm canh, năng suất, chất lượng cao hơn các giống lúa cũ đã được
đưa vào sản xuất. Vì vậy dựa vào đặc điểm của giống để cung cấp phân bón
cho lúa là cần thiết. Tuy nhiên các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác
nhau thì xác định thời kỳ bón, lượng phân bón khác nhau.
2.3.1. Nhu cầu về đạm của cây lúa
Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm. Nếu giai đoạn đẻ
nhánh mà thiếu đạm sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến số
bông ít. Nếu bón không đủ đạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, đẻ nhánh
kém, phiến lá nhỏ, lá sớm chuyển thành màu vàng, đòng nhỏ, từ đó làm cho
năng suất giảm. Nếu bón thừa đạm lại làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá
mỏng, dễ bị sâu bệnh, dễ lốp đổ, đẻ nhánh vô hiệu nhiều; ngoài ra chiều cao
cây phát triển mạnh, trỗ muộn, năng suất giảm. Theo Bùi Huy Đáp năm
1980, đạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm



7

thì các yếu tố khác mới phát huy hết được tác dụng [8]. Và Lê Văn Tiềm
năm 1986 thì khi cây lúa được bón đủ đạm nhu cầu tất cả các chất dinh
dưỡng khác như lân và kali đều tăng [29].
Theo Nguyễn Thị Lẫm (1994) và các nghiên cứu của Trần Thúc Sơn
(1996) [25], Trần Thúc Sơn (1999) [26], Trần Thúc Sơn (1999) [27] đạm là
yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng,
là thành phần cơ bản của protein. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần
thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzym. Các bazơ có đạm,
thành phần cơ bản của axit Nuclêic trong các AND, ARN của nhân bào, nơi
chứa các thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp
protein. Do vậy, đạm là một yếu tố cơ bản của quá trình đồng hoá cacbon,
kích thích sự phát triển của bộ rễ, ảnh hưởng tích cực đến việc hút các yếu tố
dinh dưỡng khác. Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh sẫm, sinh
trưởng khỏe và cho năng suất cao, tuy nhiên trong sản xuất không nên bón
thừa đạm.
Theo nghiên cứu của Broadlen (1979) [38] và các nghiên cứu của Đỗ
Thị Tho (2004) [28] và Phạm Văn Cường (2004) [40] thì đạm đóng vai trò hết
sức quan trọng trong đời sống của cây lúa. Đạm giữ vị trí quan trọng trong
việc tăng năng suất, là một yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào,
là một trong những nguyên tố hoá học quan trọng của các cơ quan như rễ,
thân, lá, hoa và hạt. Trong các vật chất khô của cây trồng có từ 1 – 5% đạm
tổng số. Người ta thấy trong các bộ phận non của cây hàm lượng đạm nhiều
hơn trong các bộ phận già, đạm có trong các protit, các acid nucleic của các
cơ quan trong cây.
Còn Nguyễn Như Hà (2006) [14] cũng cho rằng: đạm có vai trò quan
trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa.
Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập

trung, tạo được nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò


8

quan trọng nhất đối với năng suất lúa. Đạm còn có vai trò quan trọng trong
việc hình thành đòng và các yếu tố cấu thành năng suất khác: số hạt trên
bông, trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Đạm còn làm tăng hàm lượng
protein trong gạo nên làm tăng chất lượng gạo. Lượng đạm cần thiết để tạo ra
1 tấn thóc từ 17 đến 25 kgN, trung bình cần 22,2 kgN. Ở các mức năng suất
cao, lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc càng cao.
2.3.2. Nhu cầu về lân của cây lúa
Theo Lê Văn Căn năm 1964 cho rằng: lân là một trong những chất cần
thiết cho quá trình trao đổi chất của cây, lân có mặt trong các chất hữu cơ
quan trọng nhất đối với cây [5]. Các hợp chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phân chia tế bào qua quá trình trao đổi chất béo, protein cụ thể là
Glyxerophotphat, ATP, ADN, ARN, có vai trò quan trọng trong quá trình
quang hợp và hô hấp của cây. Lân làm tăng khả năng hút đạm cho cây và hấp
phụ Fe làm giảm nồng độ Fe trong đất, có thể làm giảm nồng độ độc trong
đất. Trong thời kỳ chín của cây lúa, hàm lượng lân vô cơ giảm nhanh và hoạt
động của enzym photphorilaza tăng đến 16 ngày sau khi thụ tinh của hạt sau
đó giảm xuống. Từ đó ta có thể thấy lân là một thành phần dinh dưỡng rất cần
thiết đối với cây trồng [49]
Theo Nguyễn Xuân Cự (1992) [6], Nguyễn Ngọc Nông (1995) [20], Võ
Đình Quang (1999) [21] cho rằng: lân là thành phần chủ yếu của acid nucleic,
là chất chủ yếu của nhân tế bào, trong vật chất khô của cây có chứa hàm
lượng lân từ 0,1 - 0,5%. Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp
lục, protit và sự di chuyển tinh bột. Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại
cây trồng cạn. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số
nhánh đẻ, đồng thời cũng làm cho lúa trỗ và chín sớm hơn.

Lân có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa,
xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và số dảnh lúa, ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh
của cây lúa. Lân còn làm cho lúa trỗ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất
và phẩm chất hạt. Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần hút khoảng 7,1kg P 2O5,
trong đó tích lũy chủ yếu vào hạt. Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ


9

nhánh và thời kỳ làm đòng, nhưng xét về cường độ thì cây lúa hút lân mạnh
nhất vào thời kỳ đẻ nhánh [14].
Theo Kobayshi (1995) [47], Nguyễn Tử Siêm (1996) [24], Mai Văn
Quyền (2002) [23], và Nguyễn Như Hà (2006) [14] thì khi thiếu lân lá cây có
màu xanh đậm, phiến lá nhỏ, hẹp, mềm, yếu, mép lá có màu vàng, thân mềm,
dễ đổ. Thiếu lân ở thời kỳ đẻ nhánh làm cho lúa đẻ nhánh ít, tỷ lệ nhánh hữu
hiệu thấp, thời kỳ trỗ và chín kéo dài nên hạt lép nhiều hơn, chất lượng dinh
dưỡng hạt thấp, bông nhỏ và năng suất không cao. Lân đối với lúa là một yếu
tố dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển ảnh hưởng
đến năng suất và sản lượng một cách rõ rệt.
2.3.3. Nhu cầu về kali của cây lúa
Theo Nguyễn Vi (1974) [34] thì kali được cây hút dưới dạng ion K+,
kali được hút nhiều như đạm, nếu thừa kali lúa bị hại. Vai trò của kali là xúc
tiến sự di chuyển của các chất đồng hoá và gluxit trong cây vì vậy nếu lúa
thiếu kali thì hàm lượng tinh bột trong hạt sẽ giảm, hàm lượng đạm sẽ tăng.
Trong điều kiện thời tiết xấu, trời âm u, ánh sáng yếu thì kali có vai trò như
ánh sáng mặt trời, xúc tiến sự hình thành gluxit, cho nên để chống rét cho mạ
xuân ở miền Bắc người ta thường bón một lượng kali. Ngoài những vai trò
như trên, kali còn cần thiết cho sự tổng hợp protein, có quan hệ mật thiết với
quá trình phân chia tế bào, cho nên ở gần đỉnh sinh trưởng của cây hàm lượng
kali tương đối nhiều. Kali còn làm cho sự di động của sắt trong cây tốt hơn do

đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hô hấp của cây.
Theo Nguyễn Như Hà (2006) [14] thì cho rằng: kali có ảnh hưởng rõ
đến sự phân chia tế bào và phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước
nên có ảnh hưởng rõ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có ảnh
hưởng lớn đến quá trình quang hợp, tổng hợp các chất gluxit, ngoài ra còn
tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong cây lúa, nhất là trong điều
kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng suất
như: số hạt, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt. Vì vậy, kali là yếu tố dinh


10

dưỡng có ảnh hưởng rõ tới năng suất và chất lượng lúa. Kali còn thúc đẩy
hình thành lignin, xelulo làm cho cây cứng cáp hơn, chống đổ và chống chịu
sâu bệnh tốt hơn. Cây lúa thiếu kali ít ảnh hưởng đến đẻ nhánh nhưng làm cây
lúa thấp, phiến lá hẹp, mềm yếu và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu
xanh tối. Khi thiếu kali, mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm
màu nâu đỏ, lá khô dần từ dưới lên trên. Lúa thiếu kali dễ bị lốp đổ, sâu bệnh
dễ tấn công (nhất là khi được cung cấp nhiều đạm), số hạt ít, nhiều hạt xanh,
hạt lép và hạt bạc bụng, phẩm chất gạo giảm. Để tạo ra 1 tấn thóc trung bình
cây lúa hút 31,6 kg K2O, trong đó chủ yếu tích luỹ trong rơm rạ 28,4 kg.
2.3.4. Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác của cây lúa
Silic làm tăng tính chống chịu đối với các điều kiện bất thuận và sâu
bệnh hại cho cây lúa, làm cho lá lúa thẳng và quang hợp tăng thêm nên làm
tăng năng suất lúa. Lúa là cây hút nhiều Si, để tạo 1 tấn thóc cây lúa lấy đi từ
đất và phân bón là 51,7kg Si.
Trên đất cát, đất xám trồng lúa thì magie thể hiện rõ vai trò, đặc biệt là
với những giống mới năng suất cao. Nhu cầu magie để tạo ra 1 tấn thóc cây
lúa lấy đi từ đất và phân bón 3,94kg MgO.
Cây lúa có nhu cầu canxi không cao, xong trên đất chua; đất phèn; đất

xám hoặc đất nghèo canxi thì việc bón các loại phân có canxi là cần thiết. Để
tạo ra 1 tấn thóc cây lúa cần 3,94kg CaO. Cây lúa thiếu lưu huỳnh thì các lá
chuyển màu vàng, giảm chiều cao, đẻ nhánh kém và đòng ngắn lại. Để tạo ra
1 tấn thóc, cây lúa cần 0,94kg S.
Lúa cần sắt nhiều hơn so với các cây trồng khác, mỗi tấn thóc cây lúa
cần 0,35kg Fe. Thiếu sắt làm cho lúa bị vàng lá, sinh trưởng phát triển kém,
thường xuất hiện ở những chân ruộng có địa hình cao, thoát nước mạnh, giữ
nước kém, pH cao.
Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần 40g Zn. Khi thiếu kẽm cây lúa hồi
xanh chậm, đẻ nhánh kém, còi cọc, có lá nhỏ và thường có màu trắng ở các lá
non, còn các lá già chuyển màu vàng với nhiều đốm nâu trên khắp mặt lá.
Thiếu nhiều kẽm cây lúa có các lá dưới bị khô, kéo dài thời gian sinh trưởng


11

và có thể bị chết. Hiện tượng thiếu kẽm thường xảy ra trên đất có pH, hàm
lượng kali, lân và chất hữu cơ cao.
Thiếu đồng làm tăng số lượng hạt phấn bất dục, tăng tỷ lệ hạt lép, giảm
trọng lượng hạt. Để tạo 1 tấn thóc lúa hút khoảng 27g Cu. Hiện tượng cây lúa
thiếu đồng thường xảy ra trên đất cát có pH cao và đất chứa quá nhiều chất
hữu cơ, đất than bùn.
Bo cần thiết cho việc đảm bảo sức sống hạt phấn của lúa, tăng khả năng
thụ phấn, tăng quá trình vận chuyển chất hữu cơ về hạt. Hiện tượng thiếu Bo
thường xuất hiện trên đất quá chua, đất phèn. Để tạo mỗi tấn thóc, cây lúa cần
khoảng 32g B
Tóm lại: Để tạo thành 1 tấn thóc, thì lượng dinh dưỡng cây lúa hút
Bảng 2.1. Lƣợng dinh dƣỡng lấy đi để tạo ra 1 tấn thóc
Chất dinh
dƣỡng


Lƣợng dinh dƣỡng lấy đi (kg) để tạo ra 1 tấn thóc
Hạt

Rơm rạ

22,2

14,6

7,6

P2O5

7,1

6,0

1,1

K2O

31,6

3,2

28,4

CaO


3,9

0,1

3,8

MgO

4,0

2,3

1,7

S

0,9

0,6

0,3

Si

51,7

9,8

41,9


Cl

9,7

4,2

5,5

N

Chất dinh

Tổng cộng

Lƣợng dinh dƣỡng lấy đi (g) để tạo ra 1 tấn thóc

dƣỡng

Tổng cộng

Hạt

Rơm rạ

Cu

27,0

20,0


7,0

Fe

350,0

200,0

150,0

Mn

370,0

60,0

310,0

B

32,0

16,0

16,0

(Nguồn: Trung tâm TTKHKT hoá chất 1998 –
Theo tài liệu của Nguyễn Như Hà[15]



12

2.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2013), diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm
2013 là 166,08 triệu ha, năng suất bình quân 4,48 tấn/ha, sản lượng 745,17
triệu tấn (Bảng 2.1). Trong đó, diện tích lúa của Châu Á là 146,18 triệu ha
chiếm 88,01 % tổng diện tích lúa toàn cầu, kế đến là Châu Phi 10,90 triệu ha
(6,56 %), Châu Mỹ 6,53 triệu ha (3,93 %), Châu Âu 2,34 triệu ha (1,40 %),
còn lại diện tích và sản lượng lúa ở Châu Đại Dương chiếm tỷ trọng không
đáng kể. Những nước có diện tích lúa lớn nhất là Ấn Độ 43,50 triệu ha; Trung
Quốc 30,22 triệu ha; Indonesia 13,83 triệu ha; Thái Lan 12,37 triệu ha;
Bangladesh 11,77 triệu ha và Việt nam 7,89 triệu ha.
Mỹ và Trung Quốc là hai nước có năng suất lúa dẫn đầu thế giới với số
liệu thống kê của FAO năm 2013 là 8,62 và 6,72 tấn/ha. Việt Nam có năng
suất lúa 5,58 tấn/ha cao hơn năng suất bình quân của thế giới là 4,48 tấn/ha
nhưng chỉ đạt 64,73 % so với năng suất lúa bình quân của Mỹ.
Những nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới năm 2013 là Trung
Quốc 203,29 triệu tấn; Ấn Độ 159,20 triệu tấn; Indonesia 71,28 triệu tấn;
Bangladesh 51,50 triệu tấn; Việt Nam 44,07 triệu tấn; Thái Lan 38,78 triệu
tấn và Myanmar 28,00 triệu tấn.
Theo số liệu thống kê của FAO về thương mại gạo thế giới năm 2013
duy trì ở mức 37,5 triệu tấn. Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA) năm nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới năm 2013 là Ấn Độ 9,61
triệu tấn, Thái lan 6,79 triệu tấn, Việt Nam 6,74 triệu tấn, Pakistan 3,41 triệu
tấn, Mỹ 3,37 triệu tấn.


13


Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa trên thế giới năm 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Thế giới

166,08

4,48

745,17

Châu Á

146,18

4,61

674,72

Trung Quốc


30,22

6,72

203,29

Ấn Độ

43,50

3,66

159,20

Indonesia

13,83

5,15

71,28

Bangladesh

11,77

4,37

51,50


Thái Lan

12,37

3,13

38,78

Myanmar

7,50

3,73

28,00

Việt Nam

7,89

5,58

44,07

Philipines

4,74

3,88


18,43

Campuchia

3,10

3,01

9,34

Châu Mỹ

6,53

5,56

36,36

Brazil

2,34

5,01

11,76

Colombia

0,53


4,57

2,43

Mỹ

0,99

8,62

8,61

Ecuador

0,39

3,82

1,51

Châu Phi

10,90

2,66

29,02

Nigeria


2,60

1,80

4,70

Madagascar

1,30

2,77

3,61

Châu Âu

2,34

1,65

3,89

Italy

0,21

6,30

1,34


Tên nƣớc

Nguồn: FAOSTAT, 2014 [53]


14

2.4.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là nước nông nghiệp, trong đó nghề trồng lúa đóng vai trò
chủ đạo trong cơ cấu cây trồng, nên lúa có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh
tế, xã hội nước ta. Nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời
cao và đất đai phù hợp cho trồng lúa nên Việt Nam có thể trồng nhiều vụ lúa
trong năm với nhiều giống khác nhau.
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có từ lâu đời và gắn liền với sự phát triển
của nền nông nghiệp nước ta. Với những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta
để lại và trí thông minh sáng tạo tiếp thu những tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật
mới vào sản xuất làm cho nghề trồng lúa của Việt Nam không ngừng phát
triển. Nước ta thừ một nước thiếu đói lương thực triền miên, bằng nội lực của
mình đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Bảng 2.3: Diện tích lúa Việt Nam so với một số nƣớc trên thế giới
(1987 - 2013)
Tên nƣớc

Diện tích lúa (triệu ha) qua các năm
1987

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

32,19

28,91

29,24

29,62

29,89

30,05

30,13

30,22

Ấn Độ

38,80


43,91

45,53

41,91

42,86

43,97

42,41

43,50

Indonesia

9,92

12,16

12,30

12,88

13,25

13,20

13,44


13,83

Thái Lan

9,14

10,36

10,68

11,14

11,93

11,64

12,27

12,37

Việt Nam

5,60

7,30

7,40

7,43


7,49

7,65

7,75

7,89

Philipines

3,25

4,25

4,45

4,53

4,35

4,53

4,68

4,74

Brazil

6,00


2,90

2,85

2,87

2,72

2,75

2,41

2,34

Colombia

3,48

0,36

0,44

0,55

0,47

0,51

0,48


0,53

Ecuador

2,75

0,32

0,35

0,39

0,39

0,33

0,37

0,39

Italy

1,89

0,23

0,22

0,23


0,24

0,24

0,24

0,21

Trung
Quốc

Nguồn: FAOSTAT, 2014 [53]


15

Năm 1987 sau đổi mới, diện tích đất trồng lúa của nước ta chỉ là 5,60
triệu ha. Sau 20 năm Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO năm 2007
diện tích đất trồng lúa là 7,30 triệu ha và không ngừng mở rộng diện tích, đến
năm 2013 diện tích đất trồng lúa của nước ta đã là 7,89 triệu ha, tăng thêm
2,29 triệu ha so với năm 1987.
Bảng 2.4: Năng suất lúa Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới
( 1987 – 2013)
Năng suất lúa (tấn/ha) qua các năm

Tên nƣớc
1987

2007


2008

2009

2010

2011

2012

2013

Trung Quốc

5,41

6,43

6,56

6,58

6,55

6,68

6,77

6,72


Ấn Độ

2,19

3,29

3,25

3,23

3,35

3,59

3,72

3,66

Indonesia

4,03

4,70

4,89

4,99

5,01


4,97

5,13

5,15

Thái Lan

2,01

3,00

2,96

2,88

2,88

3,10

3,05

3,13

Việt Nam

2,69

4,98


5,23

5,23

5,34

5,53

5,63

5,58

Philipines

2,62

3,80

3,77

3,58

3,62

3,67

3,84

3,88


Brazil

1,73

3,82

4,23

4,40

4,12

4,89

4,78

5,01

Colombia

5,35

6,02

6,29

4,51

4,22


4,65

4,80

4,57

Ecuador

2,82

4,35

4,06

4,00

4,33

4,47

4,21

3,82

Italy

5,61

6,62


6,19

6,79

6,12

6,04

6,42

6,30

Nguồn: FAOSTAT, 2014 [53]
Qua bảng 2.3 ta thấy 20 năm qua (1987 – 2007) năng suất từ 2,69 tấn/ha
năm 1987 tăng lên 4,89 tấn/ha năm 2007 và tăng không ngừng lên 5,63
tấn/ha năm 2012, đến năm 2013 có giảm xuống còn 5,58 tấn/ha. Nhưng qua
hơn 20 năm năng suất lúa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể và là 1 trong
những nước trên thế giới có năng suất lúa cao nhất.


16

2.4.3. Tình hình nghiên cứu lúa cạn ở Việt Nam
 Một số khái niệm về lúa cạn
Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa về lúa cạn. Theo định nghĩa ở
hội thảo nghiên cứu lúa cạn ở Bouake, Bờ Biển Ngà (1982) [44]: “ Lúa cạn
được trồng trên đất thoát nước, không có sự tích trữ nước trên bề mặt, không
được cung cấp nước và không đắp bờ, chỉ được tưới nhờ mưa tự nhiên ’’.
Huke (1982) [43] dùng thuật ngữ “Lúa khô’’ (dryland rice) thay cho

lúa cạn (upland rice) và định nghĩa: “ Lúa cạn được trồng trong những thửa
ruộng được chuẩn bị đất và gieo hạt dưới điều kiện khô, cây lúa sống hoàn
toàn phụ thuộc vào nước trời’’.
Theo Garrity D,P [42] lúa cạn được coi là lúa trồng trong mùa mưa trên
đất cao, đất thoát nước tự nhiên, trên những chân ruộng được đắp bờ hoặc
không có bờ và không có lượng nước dự trữ thường xuyên trên bề mặt. Lúa
cạn được hình thành từ lúa nước, nhờ quá trình thích ứng với những vùng
trồng lúa thường gặp hạn mà xuất hiện các biến dị chịu hạn ngày càng cao. Vì
vậy giống lúa cạn có khả năng sinh trưởng bìn thường khi ở ruộng lúa nước.
Theo Nguyễn Gia Quốc (1994) [22] chia lúa cạn thành 2 dạng:
- Lúa cạn thực sự hay còn gọi là lúa nương (rẫy), là loại trồng trên các
triền dốc của đồi núi, không có bờ ngăn nước, luôn không có nước ở chân,
cây lúa sống nhờ nước trời.
- Lúa cạn không hoàn toàn hay lúa nước trời là loại lúa trồng ở triền
thấp không có hệ thống tưới tiêu chủ động, cây sống hoàn toàn bằng lượng
nước mưa tại chỗ, có thể có nước dự trữ trên bề mặt ruộng và cung cấp nước
cho cây lúa vào một thời điểm nào đó.
Nguồn gốc lúa cạn
Theo Tanaka [50], lúa trồng hiện nay thuộc chi Oryza, chi này có 23
loài. Trong đó có hai loài lúa trồng là O.Sativa có ở Nam Á và O.Glaberrima


×