Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống sắn KM94 trên đất dốc tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.62 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HẠNG THỊ PHẢNG
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN VIÊN NÉN ĐẾN SINH
TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG GIỐNG SẮN KM94 TRÊN
ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành

: Chính quy
: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN, NĂM 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HẠNG THỊ PHẢNG
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN VIÊN NÉN ĐẾN SINH
TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG GIỐNG SẮN KM94 TRÊN
ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K43 – TT - N02

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Thị Kiều Oanh


THÁI NGUYÊN, NĂM 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận đƣợc sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, em chân thành cảm ơn ban
Giám hiệu nhà trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy
giáo, cô giáo Khoa Nông Học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ
em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Lê Thị Kiều Oanh,
Thầy giáo TS. Trần Trung Kiên Khoa Nông Học trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ em vƣợt qua khó khăn
để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Em cũng chân thành cảm ơn các anh, chị đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện luân văn tốt nghiệp của mình.nhân dịp đây em
cũng chân thành cảm ơn gia đình đã luôn động viên giúp đỡ về tinh thần và
vật chất trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Do trình độ và thời gian có hạn, nên khóa luận tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong các thầy cô giáo
cùng các bạn có những đóng góp bổ sung để bài khóa luận của em đƣợc
hòan thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Hạng Thị Phảng



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới.......................... 6
giai đoạn 2008 - 2013 ........................................................................................ 6
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn của một số châu lục trồng sắn
chính trên thế giới năm 2013............................................................................. 7
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn ở Việt Nam .......................... 9
giai đoạn 2008 - 2013 ........................................................................................ 9
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của các vùng trong cả nƣớc
năm 2013 ......................................................................................................... 11
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất sắn ở Yên Bái những năm gần đây .................. 13
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất sắn ở Văn Yên những năm gần đây ................ 14
Bảng 4.1: Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm .......................................... 27
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây .... 28
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến tốc độ ra lá .............................. 29
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến tuổi thọ lá ................................ 30
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến các đặc điểm nông sinh học.... 31
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của phân viên nến đến các yếu tố cấu thành năng suất.......34
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến năng suất ................................ 36
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến chất lƣợng ............................... 38
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến hiệu quả kinh tế ...................... 40
Biểu đồ 4.1. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến năng suất củ tƣơi và năng suất
thân lá …………………………………………………………………...…..36


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


FAOSAT

: Tổ chức nông nghiệp thế giới

N

: Đạm nguyên chất

P

: Lân nguyên chất

K

: Kali nguyên chất

IFPRI

: Viện nghiên cứu chính sách lƣơng thực thế giới

NLSH

: Nhiên liệu sinh học

VASI

: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

TUAF


: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

FCRI

: Trung tâm cây có củ, Viện cây lƣơng thực, cây thực phẩm

NOMAFSI : Viện khoa học nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
CT

: Công thức

đ/c

: đối chứng

BNNPTNT : Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn
NSTL

: Năng suất than lá

NSCT

: Năng suất củ tƣơi

NSCK

: Năng suất củ khô

NSSVH


: Năng suất sinh vật học

NSTB

: Năng suất tinh bột

HLTB

: Hàm lƣợng tinh bộ

TLCK

: Tỷ lệ chất khô

LSD05

: Sai khắc nhỏ nhất có ý nghĩa 95%

CV(%)

: Hệ số biến động

P

: Xác suất


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.3. MỤC TIÊU CHUNG CỦA NGHIÊN CỨU .............................................. 3
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa đối với sản xuất ......................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................................... 4
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ....................................................................................................... 6
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ...................................... 6
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam....................................... 9
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn ở Yên Bái ......................................................... 12
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO SẮN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................................................................ 15
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn trên thế giới ...................... 15
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn ở Việt Nam....................... 16
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 21
3.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 21
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH .......................................... 21
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 21
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 21



v

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................22
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CHỈ TIÊU THEO RÕI ...... 22
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ............................................................... 23
3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá .................................................. 23
3.4.3. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu................................................. 26
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 27
4.1. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến sinh trƣởng và phát triển giống sắn
KM94 trồng trên đất dốc. ................................................................................ 27
4.1.1. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến sinh trƣởng và phát triển ............... 27
4.1.2. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến các đặc điểm nông sinh học. ......... 30
4.2. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất................................................................................................................... 33
4.2.1. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất...... 33
4.2.2. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến năng suất ................................... 34
4.3. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến chất lƣợng......................................... 38
4.3.1. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến hàm lƣợng tinh bột ........................ 39
4.3.2. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến tỷ lệ chất khô ................................. 39
4.3.3. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến năng suất củ khô............................ 39
4.3.4. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến năng suất tinh bột .......................... 40
4.4. Ảnh hƣởng của phân viên nén đến hiệu quả kinh tế. ............................... 40
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 42
5.2. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây sắn (Manihot esculenta Cranta) là một trong những cây lƣơng thực
dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng, trồng đƣợc trên những vùng đất nghèo
nàn không yêu cầu về điều kiện sinh thái, phân bón, chăm sóc nhiều. Sắn
đƣợc trồng rộng rãi khắp các tỉnh ở Việt Nam và hầu hết các nƣớc trên thế
giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Tổ chức nông nghiệp thế giới
(FAO) đã xếp sắn là cây lƣơng thực quan trọng chính ở các nƣớc đang phát
triển, sắn chỉ đứng sau lúa, ngô, lúa mì.
Ở Việt Nam, sắn là cây lƣơng thực và cây xuất khẩu quan trọng chỉ sau
lúa và ngô. Tạo đầu ra cho nông sản tăng thu nhập cho ngƣời dân các dân tộc
và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn nghèo nhƣ vùng sâu
vùng xa. Tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Năm 2013 diện tích
sắn cả nƣớc là 560 nghìn ha, năng suất bình quân 17,6 tấn/ha, với tổng sản
lƣợng đạt gần 9,4 triệu tấn. Hiện tính đến năm 2013 cả nƣớc có 6 nhà máy sản
xuất nhiên liệu sinh học sử dụng nhiên liệu là sắn lát khô để sản xuất, gần 100
nhà máy chế biến tinh bột sắn và hàng cơ sở chế biến thủ công (Bộ công
thƣơng Việt Nam, ngày 03/03/2014) [2].
Để phục vụ cho chiến lƣợc phát triển sắn bền vững ở Việt Nam, việc
nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng. Trong các
yếu tố làm tăng năng suất cây trồng thì phân bón là một trong những yếu tố
làm tăng năng suất tới 30,7%, thời tiết thuận lợi 15%, sử dụng giống lai 8%,
tƣới tiêu 5%, các biện pháp kỹ thuật khác từ 11-18 % (Berzenyi Z., Gyorff,
B., 1996). Tuy nhiên việc sử dụng các loại phân nhƣ NPK đơn lẻ hoặc kết hợp
là tùy thuộc vào tình trạng dinh dƣỡng ban đầu của đất, điều kiện sinh thái của



2

vùng cũng nhƣ các loại phân và phƣơng pháp bón phân (Howeler (1987) [21].
Việc sử dụng các loại phân để bón vãi thông thƣờng gây ra những tác động
tiêu cực không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón mà còn làm ảnh
hƣởng đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. Bón phân vãi và bón các loại
phân nhanh tan cây sắn không sử dụng đƣợc hết lƣợng phân đó, do một phần
thấm vào đất, một phần bị rửa trôi xuống sông suối, ao hồ làm ô nhiễm nƣớc
nghiêm trọng.
Việc sử dụng phân viên nén đƣợc khẳng định là khắc phục đƣợc tình
trạng rửa trôi, bay hơi, liên kết với đất chặt hơn so với bón vãi thông thƣờng.
Dùng phân viên nén tiết kiệm đƣợc 35-40% lƣợng phân so với bón vãi, làm
tăng 15-19% năng suất ở lúa, ít sâu bệnh do ruộng thông thoáng (Nguyễn Tất
Cảnh, 2005) [5]; Thí nghiệm bón phân viên nén cho ngô đã đƣợc tiến hành
năm 2006, 2007 tại Quảng Uyên, Cao Bằng; năm 2008 tại Sơn La đã làm tăng
năng suất 12-20% (Nguyễn Tất Cảnh, 2008) [5] tiết kiệm đƣợc 20-30% chi
phí bón phân do chỉ phải bón một lần trong cả vụ (Đỗ Hữu Quyết, 2008) [16];
Tiềm năng sử dụng phân viên ném, phân chậm tan sẽ rất lớn, đặc biệt là
ở những nơi có nguy cơ bị mất đạm cao nhƣ đất dốc và đối với những cây
trồng có bộ rễ ít nhƣ cây sắn. Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng phân viên
nén trong sản xuất sắn trên đất dốc vẫn chƣa đƣợc quan tâm.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn nhƣ trên chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng giống sắn KM94 trên đất dốc tại huyện Văn Yên, Tỉnh Yên
Bái”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Xác định công thức phân viên nén thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao
đối với giống sắn KM94 trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.



3

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân viên nén đến quá trình sinh trƣởng
giống sắn KM94
Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống sắn KM94
Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân viên nén đến chất lƣợng giống sắn
KM94
Đánh giá hiệu quả sử dụng phân nén
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên nâng cao chuyên môn và nâng cao tay nghề, đồng thời
rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc. Tích lũy kinh nghiệm, có phƣơng pháp
tổ chức và tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất trên cơ sở học đi đôi với hành.
Giúp bổ sung thêm giữ liệu khoa học về hiệu quả sử dụng phân viên
nén cho cây sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học xác định đƣợc lƣợng phân
viên nén thích hợp cho cây sắn đạt năng suất cao trên đất dốc cho tỉnh Yên
Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
Kết quả của đề tài cũng sẽ là cơ sở để cho các nghiên cứu phân viên
nén cho cây sắn tiếp theo cho các tỉnh miền núi khác ở Việt Nam.
1.4.2. Ý nghĩa đối với sản xuất
Là cơ sở để khuyến cáo và xác định kỹ thuật, lƣợng phân phù hợp với
điều kiện sinh thái, sự sinh trƣởng phát triển của cây sắn ở tỉnh Yên Bái và
các tỉnh lân cận. Nhằm giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng
suất chất lƣợng sắn, giúp tăng thu nhập cho các hộ nông dân và góp phần bảo
vệ đất trồng sắn trên đất dốc đƣợc lâu dài và bền vững



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Đất dốc ngày càng có vai trò quan trọng vì dân số càng ngày càng tăng,
diện tích đất đồng bằng và trung du ngày càng thu hẹp. Đất dốc ngày càng bị
thoái hóa nghiêm trọng do việc canh tác chƣa hợp lý. Các biện pháp canh tác
bền vững trên đất dốc chƣa thực sự khả thi.
Năng suất cây trồng bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố trong đó yếu tố
quan trọng nhất là phân bón. Theo đánh giá của các nhà khoa học Mỹ trong
hệ thống các biện pháp tăng năng suất cây trồng, phân bón chiếm tỷ trọng
41%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ trọng 13 - 20%, thời tiết thuận lợi 15%,
sử dụng hạt giống lai 8%, tƣới tiêu 5% và các biện pháp kỹ thuật khác 11 18%. Ở Đức, các chuyên gia đánh giá tỷ trọng của phân bón trong việc tăng
năng suất cây trồng là 50% và ở Pháp là 50 - 70%. Ở Việt Nam, theo số liệu
của Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa về tình hình sử dụng phân bón ở nƣớc ta
trong vòng 20 năm trở lại đây, tỷ trọng này là 40 - 50%. Với tỷ trọng này thì
các loại cây trồng theo đánh giá của bà con nông dân đã cho năng suất cao.
Các kết quả của phân viên dúi sâu đã đƣợc chứng minh trên cây lúa,
cây ngô, sắn cũng là những cây lƣơng thực quan trọng, cần đƣợc quan tâm và
tăng năng suất để sao cho ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời nông
dân, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo. Các kết quả nghiên cứu ở nƣớc
ngoài cho thấy có thể sử dụng phân viên chậm tan để giảm lƣợng phân bón và
tăng năng suất ngô. Tuy nhiên, những loại phân chậm tan của nƣớc ngoài
thƣờng có giá thành cao do sử dụng các chất hoá học (lƣu huỳnh) và khi bón
nhiều vào trong đất có thể gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng (phân bọc
polymer). Ngoài ra hiệu quả sử dụng còn phụ thuộc nhiều vào môi trƣờng bên



5

ngoài nhƣ độ ẩm đất. Mặt khác chi phí vận chuyển lớn dẫn tới giá thành sản
phẩm cao. Hơn nữa do tính đa dạng về loại đất nên các loại phân trên khó đáp
ứng đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng cả về lƣợng và tỷ lệ cho cây trồng. Để khắc
phục những trở ngại trên Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học
Viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất loại phân viên nén có
chứa các chất điều tiết việc giải phóng các chất dinh dƣỡng trong phân bằng
nguyên liệu sẵn có trong nƣớc và có thể sản xuất ngay tại địa phƣơng. Điểm
khác biệt của phân viên nén đƣợc sản xuất bởi Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam với các loại phân chậm tan trên thế giới là ở chỗ Đạm không phải đƣợc
bọc lại và đạm đƣợc kết hợp với các chất phụ gia cho vào trong viên phân để
tạo thành các hợp chất đạm chậm tan hơn, đạm và các chất dinh dƣỡng đƣợc
bọc lại trong những “viên phân” nhỏ hơn trong một viên phân lớn .
Để cho viên phân khi bón vào đất nhanh chóng hút nƣớc hoà tan, phân hoá
học đƣợc trộn với một lƣợng nhỏ các chất hữu cơ. Trong điều kiện đất cây trồng
cạn có nhiều khe hở, phân có thể bị mất đi dƣới dạng bay hơi, để khắc phục tình
trạng này sau khi bón phân viên nén trên đất dốc trồng ngô, sắn đƣợc che phủ bởi
nilông tự huỷ hoặc có thể dùng thảm tàn dƣ cây trồng, về sau có thể sử dụng các
nguyên liệu hữu cơ địa phƣơng (thân lá ngô, rơm rạ, cỏ ....) để che phủ.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đất đai rất đa dạng về
chủng loại, trong đó đất nông nghiệp chiếm 79,59% tổng diện tích tự nhiên,
nhƣng phần lớn diện tích là đất dốc. Độ dốc trung bình từ 25 - 300, có nơi độ
dốc trên 450. Năm 2012, diện tích trồng ngô của tỉnh Yên Bái là 24,7 nghìn
ha, năng suất 30,6 tạ/ha, sản lƣợng 75,5 nghìn tấn; diện tích trồng sắn là 16,2
nghìn ha, sản lƣợng 305,3 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2014) [18]. Nhƣ
vậy, một trong những nguyên nhân làm cho năng suất thấp là do sản xuất trên
đất dốc với kỹ thuật canh tác truyền thống, chƣa sử dụng phân bón đúng quy
trình. Ở đất đồi núi, ngƣời dân chƣa chú trọng đầu tƣ bón phân cho sắn, nếu
bón cũng chỉ ở mức bón còn rất thấp, tỷ lệ NPK vẫn còn mất cân đối (tỷ lệ



6

kali còn rất thấp so với tỷ lệ đạm, lân). Do trình độ dân trí còn thấp, tập quán
canh tác lạc hậu và tâm lý ƣa chuộng phân đạm, NPK của nông dân dẫn đến
sự mất cân đối dinh dƣỡng trong đất, làm giảm hiệu quả dụng phân bón. Giải
pháp hiệu quả cho việc bón phân trên đất dốc là cần sử dụng phân hỗn hợp
NPK có hàm lƣợng nguyên tố dinh dƣỡng cao để giảm phí vận chuyển và
công lao động. Cây sắn có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của
huyện Văn Yên. Vì vậy nghiên cứu sử dụng phân viên nén nhằm nâng cao
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sử dụng phân bón có ý nghĩa quan trọng
cho các hộ nông dân của huyện nói riêng cũng nhƣ toàn tỉnh nói chung.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Trên thế giới sắn là một trong những cây lƣơng thực chỉ đứng sau lúa,
ngô, lúa mì. Diện tích và sản lƣợng sắn trên thế giới đƣợc thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới
giai đoạn 2008 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)


(triệu tấn)

2008

18,77

12,44

233,50

2009

18,75

12,50

234,55

2010

18,41

12,40

228,55

2011

20,62


12,75

262,75

2012

20,39

12,88

262,59

2013

20,73

13,34

276,72

Năm

(Nguồn: FAOSTAT (2015) [25])
Thông qua bảng số liệu 2.1 ta thấy diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn
trên thế giới có xu hƣớng tăng lên, cụ thể năm 2008 diện tích là 18,77 triệu ha.


7

Nhƣng đến năm 2013 diện tích tăng lên 20,73 triệu ha, tăng 1,96 triệu ha. Năng

suất cũng vậy năm 2008 chỉ đạt 12,44 tấn/ha nhƣng đến năm 2013 đã tăng lên
13,34 tấn/ha, tăng 0,9 tấn/ha. Sản lƣợng năm 2008 đạt 233,50 triệu tấn, đến
năm 2013 đạt 276,72 triệu tấn, tăng 43,22 triệu tấn. Diện tích, năng suất và sản
lƣợng ngày càng tăng là do chiến lƣợc phát triển cây sắn trên tòan cầu đã đƣợc
coi trọng, đặc biệt là năng suất và sản lƣợng.
Hiện nay cây sắn đƣợc trồng tại 105 quốc gia. Sau đây là tình hình sản
xuất của thế giới và các châu lục (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn của một số châu lục trồng
sắn chính trên thế giới năm 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Thế giới

20,73

13,34

276,72

Châu Phi


14,17

11,14

157,98

Châu Mỹ

23,51

12,86

302,50

Châu Á

41,81

21,09

882,20

Châu Đại Dƣơng

21,34

12,34

263,57


Vùng

Nguồn: FAOSTAT, (2015) [25]
Qua bảng trên cho thấy tình hình sản xuất sắn ở các châu lục năm 2013
có sự biến động, nhƣng biến động không cao. Nhìn chung về diện tích, châu
Á có diện tích là 41,81 triệu ha, là châu lục có diện tích lớn nhất, do có diện
tích lớn nhất nên châu Á cũng có năng suất và sản lƣợng cao nhất, năng suất
đạt 21,09 tấn/ha, sản lƣợng đạt 882,20 triệu tấn.
Năng suất của Châu Mỹ và châu Đại Dƣơng chênh lệch 0,52 tấn/ha
không cao nhƣng sản lƣợng của châu Mỹ (302,98 triệu tấn), cao hơn sản
lƣợng của châu Đại Dƣơng (263,57 triệu tấn). Do châu Mỹ có diện tích


8

(23, 52 triệu ha), châu Đại Dƣơng (21,34 triệu ha) nên châu Đại Dƣơng có
sản lƣợng thấp hơn châu Mỹ.
Châu Phi có diện tích 14,17 triệu ha, năng suất đạt 11,14 tấn/ha, sản
lƣợng 157,98 triệu tấn, là châu lục có tình hình sản suất sắn thấp nhất trong
các châu lục.
Năng suất của các châu lục biến động từ 11,14 tấn/ha đến 21,09
tấn/ha chênh lệch không lớn. Nhƣng sản lƣợng biến động từ 158,98 triệu
tấn đến 882,20 tấn/ha có sự biến động lớn do sự biến động của diện tích
lớn từ 14,17 triệu ha đến 41,81 triệu ha.
Sắn hiện nay đang đƣợc sử dụng nhƣ một nguyên liệu phù hợp để sản
xuất ethanol trên toàn Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin. Nhiên liệu sinh học
hiện có tầm quan trọng trong cuộc sống hiện đại kể từ khi giá nhiên liệu hóa
thạch đã bắt đầu tăng vọt. Do các vấn đề chính trị và các mối quan tâm ngày
càng tăng trên tất cả các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng. Xem

xét về vấn đề này các nƣớc phát triển và đang phát triển xây dựng chính sách
để bắt buộc pha ethanol và diesel sinh học (sản xuất từ các nguồn tái tạo) với
nhiên liệu hóa thạch (xăng, diesel). Từ đó dẫn đến một nhu cầu lớn đối với
nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học (UNEP 2009; Peter Baker 2009) ở
Trung Quốc, Brazil, Nigeria, Thái Lan, Indonesia, Colombia, Việt Nam. Tại
Việt Nam và Campuchia sắn đƣợc xem là một cây trồng quan trọng để sử
dụng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học.
Viện Nghiên cứu Chính sách lƣơng thực thế giới (IFPRI), đã tính toán
nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến
năm 2020. Năm 2020 sản lƣợng sắn toàn cầu ƣớc đạt 275,10 triệu tấn, trong đó
sản xuất sắn chủ yếu ở các nƣớc đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nƣớc
phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nƣớc đang phát triển dự
báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nƣớc đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối


9

lƣợng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lƣơng thực thực phẩm dự báo nhu
cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm
của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lƣơng thực, thực phẩm và thức ăn gia
súc đạt tƣơng ứng là 1,98% và 0,95%.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc an toàn lƣơng
thực của cả nƣớc, sắn chỉ đứng sau lúa, ngô (Phạm Văn Biên,1998) [4]; Cây
sắn đã trở thành cây có củ đứng hàng đầu về diện tích và sản lƣợng ở nƣớc ta
và ngày càng trở thành cây công nghiệp hàng hóa xuất khẩu, làm thức ăn cho
gia súc, gia cầm và có giá trị kinh tế cao trong thời kỳ nền kinh tế phát triển tự
do hội nhập trong nƣớc và thế giới.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn ở Việt Nam
giai đoạn 2008 - 2013

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2008

555,7

16,91

9,40

2009

508,8

16,82

8,56

2010


496,1

17,18

8,52

2011

558,2

17,73

9,90

2012

550,8

17,69

9,75

2013

544,3

17,89

9,74


Năm

(Nguồn: FAOSTAT (2015) [25])
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy tình hình sản xuất sắn qua các năm từ
năm 2008 đến 2013 có nhiều biến động. Trong đó năm 2011 có diện tích
(558,2 nghìn ha) là năm có diện tích sắn cao nhất, thấp nhất là năm 2010
diên tích (496,1 nghìn ha). Năng suất biến động từ 16,91 tấn/ha đến 17,89
triệu tấn, trong đó năm 2013 (17,89 triệu tấn) cao nhất. Sản lƣợng biến


10

động từ 8,52 triệu tấn đến 9,90 triệu tấn sản lƣợng năm 2011 (9,90 triệu
tấn) cao nhất. Do diện tích năm 2011 (558,2 nghìn ha) cao nhất. Nên sản
lƣợng của năm 2011 (9,90 triệu tấn) cũng đạt cao nhất. Nhìn chung diện
tích tăng, sản lƣợng cũng tăng theo.
Vì vậy hiện nay Việt Nam đã chú trọng đến việc sản xuất sắn. Việt
Nam đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ kỹ thuật nhất đối với châu Á về chọn tạo và
nhân giống sắn. Năng suất và sản lƣợng sắn ở nhiều tỉnh đã tăng lên gấp
đôi do trồng các giống sắn mới năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác thích hợp và bền vững.
Việt Nam, cây sắn đƣợc coi là cây công nghiệp chính cung cấp nguồn
nhiên liệu cho sản xuất năng lƣợng sinh học. Bộ Công thƣơng đã hoàn thiện
việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cho năng lƣợng sinh học [2].
Khi chƣơng trình NLSH của Nhà nƣớc vận hành, các nhà máy sản xuất
ethanol sẽ tiêu thụ một khối lƣợng sắn rất lớn. Năm 2012, sản xuất ethanol
tiêu thụ 16% sản lƣợng sắn, dự kiến năm 2015 chiếm 35%, năm 2020 chiếm
41% và đến năm 2025 chiếm 48%. Các tính toán này dựa vào dự báo nhu cầu
xăng tăng 8,5%/năm, năm 2012 áp dụng E5, năm 2015 áp dụng E10, sản
lƣợng sắn tăng 5%/năm. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp

nguyên liệu sinh học làm thay đổi kết cấu thị trƣờng sắn Việt Nam theo
hƣớng có lợi cho nông nghiệp và nông thôn.
Hiện nay Việt Nam là nƣớc xuất khẩu sắn đứng thứ hai chỉ sau Thái
Lan 2,00-4,00 triệu tấn sắn lát khô tƣơng ứng với 0,4-0,8 tấn tinh bột xuất
khẩu. Hiện nay Trung Quốc là thị trƣờng nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ
sắn lớn nhất của Việt Nam (chiếm 85,6%). Tuy nhiên xuất khẩu sắn và sản
phẩm sắn sang thị trƣờng Trung Quốc trong năm 2013 chỉ đạt 946,4 triệu
USD, giảm 19,8% so với năm 2012. Do khủng hoảng kinh tế thế giới và sự trì
trệ của ngành Ethanol tại Trung Quốc, các nhà máy sản xuất cồn tại đây đã


11

đóng cửa gần 70%, một số còn lại giảm công suất nên nhu cầu nhập khẩu sắn
cũng sụt giảm mạnh (Bộ công Thƣơng Việt Nam, 03/03/2014) [2]
Một số vùng sản xuất sắn chính của Việt Nam.
Cây sắn đƣợc trồng phổ biến hầu hết các tỉnh ở cả nƣớc xong tập trung
thành các vùng chính sau: vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông
Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông cửu Long. Sắn là
nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kém đất,
ít vốn đầu tƣ, phù hợp với điều kiện sinh thái của các hộ không có điều kiện
đầu tƣ phân bón đủ.
Sau đây là bảng diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của các vùng
trong cả nƣớc năm 2013
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của các vùng trong cả
nƣớc năm 2013
Diện tích

Năng suất


Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Cả nước

544,1

179,1

9.742,2

Đông Nam Bộ

92,5

26,3

2.435,8

Tây Nguyên

147,6

17,1


2.526,4

Đồng bằng sông Hồng

6,6

15,8

104,7

Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ

117,2

12,8

3.078

Đồng bằng sông Cửu Long

6,3

15,3

96,8

Vùng

(Nguồn: Mard,2015) [24])
Qua bảng 2.4. cho thấy tình hình sản xuất sắn ở các vùng trong cả nƣớc có

sự biến động rất cao. Diện tích sản xuất biến động từ 6,3 nghìn ha đến 147,6 nghìn
ha. Trong đó Tây Nguyên có diện tích (147,6 nghìn ha) cao nhất, Đồng Bằng sông
cửu Long (6,3 nghìn ha) là vùng có diện tích thấp nhất so với các vùng khác.


12

Năng suất biến động từ 12,8 tấn/ha – 26,3 tấn/ha Đông Nam Bộ là
vùng có năng suất cao nhất, Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ có năng suất
(12,8 tấn/ha) là vùng có năng suất thấp nhất.
Sản lƣợng có sự biến động rất lớn từ 96,8 triệu tấn đến 2.526,4 triệu
tấn, trong đó Tây Nguyên (2.526,4 triệu tấn) là vùng có sản lƣợng lớn nhất,
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (96,8 triệu tấn) có sản lƣợng thấp nhất.
Tính đến 2013, cả nƣớc có 6 nhà máy sản xuất nhiêu liệu sinh học sử
dụng nguyên liệu là sắn lát khô đi vào hoạt động, gần 100 nhà máy chế biến
tinh bột sắn và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công, v.v... Mặc dù các ngành
chế biến sắn của Việt Nam còn trẻ nhƣng các nhà máy chế biến tinh bột sắn
cũng khá hiện đại, giá thành sản xuất, chế biến rẻ nên sắn Việt Nam rất có lợi
thế cạnh tranh cao. Thị trƣờng xuất khẩu sắn lát khô của Việt Nam chủ yếu
nhà Trung Quốc, giá sắn của Việt Nam khá cạnh tranh so với giá của các
nƣớc xuất khẩu trong khu vực và thế giới (Trần Ngọc Ngoạn, Trần Văn
Diễm,(1992) [13];
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn ở Yên Bái
Do địa hình phức tạp nên Yên Bái đã chia ra thành những vùng sinh
thái khác nhau, do vậy thời gian trồng sắn giữa các vùng sinh thái này cũng
có sự khác nhau. Đối với tỉnh Yên Bái, cây sắn là cây lƣơng thực quan trọng
và có ý nghĩa thiết thực trong công tác đảm bảo an ninh lƣơng thực, góp phần
xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong toàn tỉnh. Trong những
năm qua cây sắn đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể và khẳng định đƣợc
vai trò của nó trong đời sống hàng ngày của nhân dân trong toàn tỉnh. Đạt

đƣợc những thành tựu đó trƣớc hết là do có sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy
Đảng, chính quyền và các ngành chức năng.


13

Bảng 2.5. Tình hình sản xuất sắn ở Yên Bái những năm gần đây
Năm

2005

2010

2011

Sản lƣợng (nghìn tấn)

227,4

259,6

283

Diện tích (nghìn ha)

12,7

13,6

15,3


Năng suất (tấn/ha)

17,9

19,1

18,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015) [18]
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.5 ta thấy những năm qua sắn liên tục tăng
nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng. Chỉ trong 6 năm trở lại đây đã
tăng nhanh, cụ thể là năm 2005 diện tích (12,7 nghìn ha) đến năm 2011 (15,3
nghìn ha) đã tăng 2,6 nghìn ha. Năng suất từ 17,9 tấn/ha (năm 2005) đến năm
2011 (18,4 tấn/ha), tăng 0,5 tấn/ha. Sản lƣợng năm 2005 (227,4 nghìn tấn)
đến năm 2011 (283 nghìn tấn) cũng tăng lên 55,6 nghìn tấn. Nhƣ vậy cho thấy
cây sắn ở Yên Bái ngày càng đƣợc chú trọng.
Theo báo Yên Bái trong vài năm trở lại đây, cây sắn đang là loại cây
trồng “hot” đối với bà con nông dân trong tỉnh Yên Bái nói chung và ngƣời
dân Văn Yên nói riêng. Sắn lên đồi, sắn vào vƣờn, sắn chen cả vào chè, vào
cây lâm nghiệp, diện tích sản lƣợng sắn không ngừng tăng lên mỗi năm. Sắn
đã khẳng định góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong
nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, việc phát triển sắn tràn lan, sản xuất
không theo quy trình khiến đất đai bị rửa trôi, nghèo kiệt đang phá vỡ hệ sinh
thái. Vụ sắn 2012, huyện Văn Yên trồng trên 8 ngàn ha thuộc 17 xã trong toàn
huyện, đấy là con số báo cáo còn thực tế thì chắc chắn lớn hơn nhiều. Bình
quân sản lƣợng sắn đạt trên 166 ngàn tấn, giá trị đem về hàng trăm tỷ đồng.
Sau đây là tình hình sản xuất sắn ở Văn Yên trong những năm gần đây.



14

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất sắn ở Văn Yên những năm gần đây
Năm

2011

2012

2013

2014

Sản lƣợng (nghìn tấn)

1725

2052

1800

1886,5

Diện tích (nghìn ha)

7,5

8

7,5


7,7

Năng suất (tạ/ha)

230

256,5

240

245

(Phòng nông nghiệp huyện Văn Yên) [15]
Tình hình sản xuất sắn ở Văn Yên trong những năm gần đây có sự biến
động nhƣng không lớn. Năm 2012 năng suất (256,5 tạ/ha), sản lƣợng (2052
nghìn tấn) là năm có năng suất và sản lƣợng cao nhất. Do năm 2012 có diện
tích (256,5 nghìn) cao nhất.
Năm 2014, huyện Văn Yên, Yên Bái đặt ra mục tiêu trồng trên 6.000
ha sắn, trong đó có 1.000 ha sắn canh tác bền vững trên đất dốc. Đến thời
điểm này, một số xã cơ bản hoàn thành kế hoạch canh tác sắn bền vững trên
đất dốc nhƣ xã Lâm Giang, An Bình, Mậu Đông.
Sau hơn một năm thực hiện, Đề án đã đƣợc triển khai ở 16 xã trên địa
bàn. Huyện cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho trên 6.879 lƣợt hộ dân ở 82
thôn, bản; xây dựng 58 điểm mô hình cho ngƣời dân và các tổ chức đoàn thể
tham gia. Qua đó, ngƣời dân đã áp dụng thực hiện canh tác sắn bền vững trên
đất dốc đƣợc trên 2.000 ha. Trong đó canh tác lâu dài 847 ha (trồng keo đỉnh
đồi 343 ha, san gạt đƣờng băng 42ha, băng cốt khí 522ha, băng cỏ chăn nuôi
39 ha); Canh tác tạm thời 1.209 ha (trồng xen đậu đỗ 238 ha, xếp băng cành
sắn 970 ha). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, việc canh tác

sắn bền vững trên đất dốc vẫn còn quá ít so với diện tích sắn thực tế, không
chỉ có vậy mà ngay cả diện tích đã thực hiện chất lƣợng cũng chƣa cao. Khi
trồng sắn hầu hết các hộ chƣa chú trọng đến việc thâm canh, bón phân đầy đủ,


15

cân đối, chủ yếu là dùng phân NPK tổng hợp để bón lót, chứ chƣa bón thúc
vào giai đoạn sau dẫn đến năng suất chƣa cao, giảm hàm lƣợng tinh bột.
Để việc canh tác sắn bền vững, các địa phƣơng cần chỉ đạo bà con nhân
dân thực hiện một cách cụ thể tại các thôn, bản, hộ gia đình. Bên cạnh đó,
huyện cần có những cơ chế hỗ trợ ngƣời dân trong việc canh tác sắn bền vững
trên đất dốc; Tích cực tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và cho bà con tham
quan các mô hình thâm canh chuẩn để học tập làm theo. Nhà máy Sắn Văn Yên
tiếp tục triển khai ký kết hợp đồng quản lý và hỗ trợ canh tác sắn bền vững đối
với các hộ, các xã nằm trong vùng quy hoạch.
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO SẮN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn trên thế giới
Theo tác giả Duangpatar(1987) [20]. Cho biết đạm là nguyên tố rất
quan trọng đối với sự sinh trƣởng và phát triển của cây sắn. Cây sắn hấp thụ
một lƣợng đạm từ đất, nên việc bón đạm làm tăng số lá trên thân, số đốt, số rễ
củ và năng suất củ. Tuy nhiên cũng có tác giải khác cho rằng bón đạm làm
giảm tỷ lệ tinh bột chứa trong củ, còn ở các thí nghiệm dài hạn hay ngắn hạn
cho thấy sắn phản ứng với đạm rất mạnh, nhất là các loại đất nghèo dinh
dƣỡng. Ngoài ra sắn còn có mối quan hệ khá rõ giữa lƣợng đạm bón vào đất
và hàm lƣợng đạm chứa trong thân lá : hàm lƣợng đạm trong thân, lá tăng khi
mức bón đạm tăng.
Theo tác giả Weite (1987) [23]. Nếu lúc thu hoạch ngƣời ta lấy toàn bộ
sinh khối của sắn có trên đồng ruộng (củ tƣơi, các bộ phận thân lá) thì họ đã

lấy đi hầu hết các chất hữu cơ do cây sắn hấp thụ đƣợc trong quá trình sinh
trƣởng và phát triển bao gồm 75% N, 92% Ca, 76% Mg. Số liệu phân tích cho
thấy: Tổ hợp lân chứa trong củ lúc thu hoạch tƣơng đƣơng với lƣợng lân ở bộ
phận trên mặt đất (thân, lá) khi thu hoạch, cộng với lƣợng lân ở bộ phận lá đã


16

rụng (lá già). Riêng ở rễ và củ sắn thì tỷ lệ N : P : K bị lấy đi khi thu hoạch là
2 : 1 : 4. Song tính chung cho tất cả các bộ phận ở dƣới và trên mặt đất thì tỷ
lệ là 3 : 1 : 3.
Tác giả Howeler (1987) [21]. Khi tập hợp nhiều kết quả nghiên cứu về
nhu cầu dinh dƣỡng đối với cây sắn của các tác giả khác nhau trên thế giới đã
đi đến kết luận: Để đạt năng suất 15 tấn củ tƣơi/ha, cây sắn lấy đi lƣợng dinh
dƣỡng trung bình là 74kg N, 16kg P2O5, 87kg K2O, 27kg Ca và 12kg Mg.
Nhiều công trình nghiên cứu về bón N, P, K đơn lẻ hoặc kết hợp, so sánh
phản ứng của cây sắn đối với phân bón là tùy thuộc vào tình trạng dinh dƣỡng
ban đầu của đất, điều kiện sinh thái của vùng cũng nhƣ các loại phân và
phƣơng pháp bón khác nhau.
Những kết quả nghiên cứu khác tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia,
Philippin và Trung Quốc cho thấy bón cân đối N, P, K có thể làm tăng năng
suất sắn lên 48% so với không bón phân. Cũng theo các kết quả nghiên cứu
tại các quốc gia này thì mức bón N, P, K dao động trong khoảng: (100kg N +
50kg P2O5 + 100kg K2O)/ha; (60kg N + 120kg P2O5 + 120kg K2O)/ha; (80kg
N + 40kg P2O5 + 80kg K2O)/ha. Nghĩa là bón tỷ lệ N:P:K là 2:1:2 và 2:2:4
đều cho năng suất và tỷ lệ tinh bột cao, đồng thời có thể duy trì đƣợc bộ phì
của đất. Những công trình nghiên cứu của tiến sỹ Lion (1988) [22] thực hiện
trên đất than bùn ở Malaysia cho thấy công thức bón N:P:K thích hợp cho sắn
là 150-250kg N + 30kg P2O5 + 80-160kg K2O/ha.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu của các tác giả Công Doãn Sắt
và Hoàng Văn Tám (2000) [17]. Cho thấy trồng sắn chủ yếu trên các loại đất
có độ phì thấp, quá trình canh tác không bón phân hoặc bón ít và chƣa áp dụng
đầy đủ các biện pháp bảo vệ đất trồng sắn. Hàng năm cây sắn đã lấy đi một
lƣợng dinh dƣỡng khá lớn so với các cây trồng khác, mặt khác sắn trồng với


17

mật độ thƣa, diện tích che phủ thấp đã làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn đất,
dẫn đến sự cạn kiệt và mất cân đối nguồn dinh dƣỡng của cây. Vì vậy phải áp
dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân để duy trì sản xuất sắn bền vững.
Hai tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) [14] chỉ ra rằng:
Hậu quả của tập quán sản xuất độc canh sắn nhiều năm đã làm cho đất mất
sức sản xuất, sự thoái hóa đất dẫn đến độ chua của đất tăng, hàm lƣợng mùn
trong đất giảm kéo theo độ phì cũng nhƣ lý, hóa tính của đất bị suy giảm.
Tác giả Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998) [11] cho thấy bón
phân NPK cân đối cho sắn có hiệu lực rõ rệt so với không bón phân hoặc bón
phân mất cân đối, đồng thời ở các công thức bón cho 1 ha: 160kg N + 80kg P2O5
+ 100kg K2O và 120kg N + 80kg P2O5 + 160kg K2O đem lại hiệu quả cao nhất
trên đất nâu đỏ ở Bình Long.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Đặng, Thái Phiên và cs (1994)
[6]. Cho rằng bón phân khoáng hợp lý cho sắn có tác dụng tốt đến việc cải thiện
đặc tính lý, hóa của đất cũng nhƣ nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của sắn.
Tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) [14]; khi trồng sắn 3
năm liên tục trên cùng một diện tích đất ở miền Bắc Việt Nam thì năng suất
sắn giảm xuống chỉ còn 10 tấn/ha nếu không bón phân, ngƣợc lại nếu bón
phân đầy đủ năng suất sắn tăng lên đến 20 tấn/ha khi cung cấp đầy đủ N, P, K
và đặc biệt khi bón K ở mức cao.
Hai tác giả Lê Hồng Lịch và Võ Thị Kim Oanh (2000) [12]; cho rằng

lƣợng phân khoáng bón cho đất trồng sắn ở Đắc Lắc (đất phiến thạch sét và đất
bazan nâu đỏ) là 70kg N + 50kg P2O5 + 100kg K2O/ha năng suất sắn tăng và đạt
hiệu quả cao nhất.
Trên đất đỏ và đất xám ở miền Đông Nam Bộ, sắn phản ứng mạnh với
các mức bón phân N, P, K đặc biệt đối với N, K. Công thức bón phân N, P, K
thích hợp cho sắn đạt năng suất củ và hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất này


18

là: 80kg N + 40kg P2O5 + 80kg K2O /ha và 160kg N + 80kg P2O5 + 160kg
K2O /ha với tỷ lệ bón kết hợp giữa NPK là 2:1:2.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hỷ và cs (1998-2000) [10]. Trên
đất đỏ và đất xám ở miền Đông Nam Bộ, công thức bón phân khoáng thích hợp
cho sắn là 80kg N + 40kg P2O5 + 80kg K2O /ha. Một số công trình nghiên cứu
thực hiện tại miền Bắc Việt Nam trên đất đỏ vàng của trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và một số địa điểm khác trên ruộng của nông dân cho thấy rõ phản
ứng của cây sắn với N và K. Trong các nguyên tố đa lƣợng thì K là yếu tố hạn
chế năng suất sắn. Thí nghiệm bón N, P, K hàng năm trên đất đỏ vàng của Đại
học Nông lâm Thái Nguyên chỉ ra rằng nếu bón N, K mà thiếu P thì năng suất
sắn vẫn cao nhƣng khi bón N, P mà không bón K năng suất sắn giảm.
Ở miền núi phía Bắc, từ những năm 1990, Viện KHKT nông nghiệp Việt
Nam (VASSI), Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TUAF), Trung tâm Cây có củ,
Viện Cây lƣơng thực, cây thực phẩm (FCRI) và Viện KHKT NLN miền núi
phía Bắc (NOMAFSI) đã tiến hành nhiều nghiên cứu về các biện pháp canh tác
hiệu quả và bền vững trên đất dốc nhƣ bón phân cân đối, hợp lý; Trồng xen cây
họ đậu với sắn, phủ đất và trồng băng cây xanh chống xói mòn đất trồng sắn
cũng đã và đang đƣợc nhiều địa phƣơng áp dụng trong sản xuất sắn.
Khi nghiên cứu kỹ thuật bón phân duy trì dinh dƣỡng bằng bón phân
khoáng đối với đất xám tại Hố Nai, thuộc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm

Hƣng lộc cho thấy bón phân N; P2O5 : K20 tỷ lệ 2:1:2 với lƣợng N là 80 và
160 kg/ha cho năng suất và tỷ lệ tinh bột tăng lên và đƣợc nông dân áp dụng.
Còn các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả (Nguyễn Hữu Hỷ, Công
Doãn Sắt, Phạm Quang Khánh, Phan Thị Công, Lê Hồng Lịch, Nguyễn Công
Vinh, Thái Phiên). Hầu hết đất trồng sắn ở Việt Nam có chất lƣợng kém vì bị
thoái hoá cả về mặt lý tính và hoá tính. Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hoá
đất là do hàng loạt quá trình khoáng hoá không thuận lợi diễn ra mạnh mẽ dƣới


×