Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng keo lai trên địa bàn xã lâm trạch bố trạch quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.37 KB, 90 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối
quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với
cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo
ra ôxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm,

uế

bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức
khỏe của con người… trong những năm trở lại đây cùng với sự phát triển kinh tế thì

H

nhu cầu về nguyên liệu gỗ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách

tế

quan và chủ quan mà diện tích rừng nước ta ngày càng cạn kiệt, tài nguyên rừng ngày
càng suy giảm. Tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số, đốt rừng làm

h

nương rẫy, việc khai thác rừng trái phép vẫn diển ra trên diện rộng cùng với đó là hiện

in



tượng biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài dẫn đến cháy rừng. Đứng trước nguy cơ đó,
việc khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng được xem là một giải

cK

pháp hữu hiệu làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên rừng tự nhiên. Vì vậy, việc phát triển
trồng rừng sản xuất là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự vận động và phát triển

họ

kinh tế mang tính xã hội hóa cao.

Xác định tầm quan trọng của việc phát triển trồng rừng sản xuất, trong những
năm qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách

Đ
ại

khuyến khích phát triển. Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp
dăm giấy, chế biến mộc, mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng đưa lại
nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Lâm Trạch là xã miền núi thuộc huyện Bố Trạch, là một trong những xã có diện

tích đất tự nhiên lớn, có những điều kiện thuận lợi để phát triển trồng rừng sản xuất.
Trong những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của việc trồng rừng, rừng sản xuất
đưa lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong xã nhà nên
bà con nông dân đã không ngừng tăng diện tích cây lâm nghiệp, trong đó diện tích cây
Keo lai chiếm tỉ trọng lớn nhất… Tuy nhiên vấn đề phát triển rừng trồng, khai thác


SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

1


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

hiệu quả kinh tế từ rừng trong những năm qua ở xã Lâm Trạch vẫn còn một số hạn
chế. Diện tích rừng trồng phát triển chưa đồng đều, một số diện tích rừng trồng có
năng suất và độ bền vững chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
vùng. Xuất phát từ tình hình đó, tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai trên địa bàn xã Lâm Trạch - Bố Trạch - Quảng
Bình” để làm đề tài khóa luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu

uế

2.1. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh tế sản

H

xuất Keo của các hộ gia đình trồng Keo lai ở xã Lâm Trạch. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng cây Keo lai trên địa bàn xã.

tế

2.2. Mục tiêu chung


- Đánh giá hiệu quả của rừng trồng Keo lai trên địa bàn xã Lâm Trạch.

h

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng Keo lai trên địa bàn xã Lâm Trạch

in

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc phát triển rừng trồng Keo lai

-

cK

ở xã Lâm Trạch.

Đưa ra giải pháp cho việc phát triển rừng trồng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

họ

- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ trồng Keo lai trên địa bàn xã Lâm Trạch
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển rừng

Đ
ại

trồng Keo lai của các hộ gia đình ở xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

 Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình trồng Keo

lai trong năm 2014.

 Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ gia đình ở 3 thôn:

thôn 4, thôn 5, thôn 6 của xã Lâm Trạch nơi có diện tích rừng trồng lớn nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là nguồn quan trọng nhất, nghiên cứu này sử dụng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đây là phương pháp chủ chốt cho việc thu thập dữ
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

2


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

liệu. Việc lựa chọn các hộ điều tra, phỏng vấn mang tính chất ngẫu nhiên, không giới
hạn về diện tích trồng, tuổi tác, trình độ học vấn và thu nhập của các hộ điều tra.
4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp: xem xét các văn bản báo cáo về tình hình
kinh tế, xã hội, tình hình phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tại UBND xã
Lâm Trạch năm 2014.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

uế


Từ việc thu thập số liệu thông qua bảng hỏi, tiến hành xử lí số liệu bằng Excel
và lập bảng tổng hợp và phân tích số liệu.

H

4.3. Phương pháp thống kê mô tả

Keo lai là cây trồng có chu kỳ thu hoạch dài ngày vì vậy tôi sử dụng các chỉ tiêu

tế

NPV, IRR, BCR để đánh giá hiệu quả kinh tế.
4.4. Phương pháp so sánh

h

Thông qua các kết quả đã phân tích tiến hành so sánh, đối chiếu giữa chi phí,

cK

của việc trồng Keo lai.

in

thu nhập, lợi nhuận sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh để đánh giá hiệu quả kinh tế

4.5. Sử dụng phương pháp hồi quy

Xây dựng hàm hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây Keo lai tiến


họ

hành chạy hàm hồi quy trên Excel và phân tích kết quả đạt được.
4.6. Phương pháp chi phí thay thế

Đ
ại

Là phương pháp dựa trên cơ sở nguyên lí đo lường phục hồi lại môi trường mà
trong thực tế yếu tố bị ảnh hưởng khó xác định và khó lượng hóa bằng phương pháp
trực tiếp. Tức là phương pháp này xem xét các chi phí để thay thế hoặc phục hồi
những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và dùng các chi phí này để đo lường lợi ích
của việc phục hồi.
F(TT) = F(MT)
F(TT): Chi phí thay thế (lợi ích từ việc phục hồi môi trường).
F(MT): Chi phí khắc phục môi trường.

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

3


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT) nhưng có

uế

3 quan điểm chính như sau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt

H

được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, vật lực, vốn) để đạt được kết quả đó.
- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất

h

HQKT = Kết quả sản xuất - Chi phí.

tế

đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

in

- Quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và kết
quả sản xuất. Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng

cK


thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ
sung và chi phí bổ sung.

họ

Trong điều kiện hiện nay khi mà môi trường sinh thái đang bị tác động một
cách thô bạo, nhiều thiên tai nghiêm trọng đang xảy ra trên toàn thế giới thì hiệu quả
không đơn thuần là HQKT mà nó phải thõa mãn các vấn đề về tiết kiệm thời gian, tài

Đ
ại

nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích cho xã hội và bão vệ môi trường sinh thái, đảm
bảo tính hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường, lợi ích xã hội và phát
triển bền vững. Như vậy HQKT có thể được hiểu như sau:
HQKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí.

Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và
chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên
và phương thức quản lý.
1.1.1.2. Các quan điểm trong đánh giá hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau về
vấn đề này chúng ta có thể phân thành hai nhóm quan điểm là:
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

4


Khóa luận tốt nghiệp đại học


GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

- Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn
lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí
và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả
thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị
sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời
của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.

uế

Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu quả
kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem

H

xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không
những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước

tế

khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương
diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, nó không tính

h

yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do

in


đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác. Thứ ba,

cK

hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ
yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản
phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu từ và phát triển lại có những tác động

họ

không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa. Và có những phần
thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là

Đ
ại

những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này.
- Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm

khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi
tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố.
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lực
và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị
đầu vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số DO/DI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ
nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN


5


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối
đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một
đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực
là tối đa.
+ Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính
toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng
nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau.

uế

+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường.
Các quan điểm mới về hiệu quả phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng

1.1.1.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

H

trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay.

tế

HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp đến nền sản
xuất, hiệu quả kinh tế hàng hóa và tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.


h

HQKT được hiểu là một mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và

in

lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả

cK

cao là một phương án đạt được tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí sẽ đầu tư.
1.1.1.3.1. Nội dung của hiệu quả kinh tế
Theo các quan điểm trên về hiệu quả kinh tế, thì hiệu quả kinh tế luôn liên quan

họ

đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy nội dung xác định hiệu
quả kinh doanh bao gồm:

Đ
ại

- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết hiệu quả kinh tế là
các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với m
ục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được trên
thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia
tăng, lợi nhuận v.v...
- Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí
lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai v.v...

1.1.1.3.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sản xuất ra một lượng của cải, vật chất nhiều
nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

6


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

tăng của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của
mọi thành viên trong xã hội. Đánh giá kết quả sản xuất là đánh giá về cả mặt số lượng
sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hay không, còn đánh giá
hiệu quả sản xuất tức là xem xét tới mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó.
Trong quá trình sản xuất của con người không đơn thuần chỉ chú ý tới HQKT
mà còn phải xem xét đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái. HQKT

uế

không phải là mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận thì phải quan tâm tới HQKT,

H

phải tìm mọi cách nâng cao HQKT. Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn quan trọng
của phạm trù HQKT.

tế


Từ quan niệm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau:
- HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế.

h

Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các

in

nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền

cK

sản xuất xã hội. Như vậy, do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh
giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT.
- HQKT là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết

họ

quả đạt được và chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là một lượng
dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho

Đ
ại

thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự
biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
- HQKT là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến


tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
- HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức là
giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra.
- Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành
viên trong xã hội.

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

7


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

1.1.1.4. Phân loại hiệu quả kinh tế
Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế ta có thể phân loại chúng theo các tiêu thức
nhất định, từ đó làm rõ nội dung của các loại hiệu quả kinh tế.
 Căn cứ vào nội dung và bản chất có thể phân biệt thành ba phạm trù: hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường chúng có mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau.
- Hiệu quả kinh tế: Được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ giữa lượng kết

uế

quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Khi xác định HQKT phải xem xét đầy đủ mối
quan hệ, kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. HQKT

lợi nhuận, mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.


H

ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất

tế

- Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả về
mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với các

h

loại hiệu quả khác và thể hiện bằng mục tiêu hoạt động kinh tế của con người.

in

- Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả vừa mang tính lâu dài vừa đảm bảo lợi ích

cK

trước mắt. Gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường sinh thái.

 Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và hướng tác động vào sản xuất thì

họ

có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành các loại: hiệu quả sử dụng đất đai, hiệu quả sử
dụng lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau, hiệu quả của việc áp

Đ

ại

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
 Căn cứ theo yếu tố hợp thành HQKT bao gồm:
- Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi

phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng và sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện
vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại
thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hay nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc
nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất, kỹ năng của người sản
xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

8


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

- Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm
về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu ra. Hay nói cách khác, hiêu quả phân bổ là việc sử dụng
các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị
đầu vào.
 Căn cứ theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu gồm: hiệu quả kinh tế quốc


uế

dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng, hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ
chức sản xuất.

H

- HQKT quốc dân: Là xem xét HQKT chung cho toàn bộ nền kinh tế. Dựa vào
chỉ tiêu này chúng ta đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất và phát triển sản

tế

xuất của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách của nhà nước tác động đến nền
kinh tế xã hội nói chung.

h

- HQKT ngành: Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

in

sản xuất. Mỗi ngành lại được phân chia thành nhiều ngành nhỏ (VD: ngành nông

cK

nghiệp, công nghiệp được chia thành các ngành nhỏ như trồng trọt, chăn nuôi, công
nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng…). Trong HQKT người ta tính toán hiệu quả riêng
cho mỗi ngành sản xuất.

họ


- HQKT vùng: Phản ánh hiệu quả của một vùng (vùng kinh tế, vùng lãnh thổ).
- HQKT theo quy mô tổ chức sản xuất: Đánh giá hiệu quả của các quy mô khác

Đ
ại

nhau như: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.
1.1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá HQKT, tuy nhiên đa số

các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát để đánh giá HQKT là mức
đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn HQKT là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá HQKT trong những
điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao HQKT là mục tiêu chung
và chủ yếu, xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là sự lựa chọn ở từng giai đoạn.
Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá HQKT cũng
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

khác nhau. Mặt khác, tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá
HQKT quốc dân, HQKT doanh nghiệp. Có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi
phí là tiêu chuẩn để đánh giá HQKT hiện nay. Trong các biện pháp phát triển sản xuất

thì biện pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới có nội dung hết sức quan trọng và được áp
dụng rộng rãi trong phạm vi cả không gian và thời gian. Mục tiêu của các biện pháp áp
dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động xã hội để đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu về mọi mặt của con người trên cơ sở tiết kiệm lớn nhất các loại chi phí. Như

uế

vậy, có thể coi tiêu chuẩn đánh giá HQKT của các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản
xuất lâm nghiệp là mức tăng thêm các kết quả sản xuất và mức tiết kiệm về chi phí lao

H

động xã hội.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung phải đáp ứng những

tế

yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền

h

kinh tế quốc dân và ngành nông nghiệp.
chủ yếu, chỉ tiêu phục vụ…

in

- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống, tức là có cả chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu


cK

- Đảm bảo tính khoa học đơn giản và tính khả thi.
- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp nước ta, đồng

họ

thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là những sản
phẩm có khả năng xuất khẩu.

- Kích thích được sản xuất phát triển và tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiến bộ

Đ
ại

vào sản xuất

 Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị và dịch vụ do các cơ sở sản xuất tạo ra

trong một thời kì nhất định.
GO = Qi x Pi
Trong đó:

Qi: là khối lượng sản phẩm thứ i.
Pi: là giá của sản phẩm thứ i.

- Giá trị trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá
trình tạo ra sản phẩm. Bao gồm: cây giống, phân bón, nhiên liệu, sửa chửa tài sản cố

định, bảo hiểm cây trồng, gia súc… nhưng không tính công lao động gia đình. Nói
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

10


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

cách khác, IC là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mua thuê ngoài của các hộ trong
hoạt động sản xuất.
- Tổng chi phí (TC): là toàn bộ các khoản chi phí để tạo ra khối lượng hàng hóa
cuối cùng.
- Giá trị gia tăng (VA): chính giá trị sản phẩm vật chất dịch vụ mà các ngành
sản xuất dịch vụ tạo ra trong một chu kỳ.
VA = GO - IC
động tham gia sản xuất.
Trong đó:

H

MI = VA – (A + T)

uế

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là khoản thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao

T : Thuế


tế

A: KHTSCĐ được phân bổ trong chu kỳ sản xuất.
- Lợi nhuận (LN) : là phần thu nhập ròng trong sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là

h

một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

in

LN = GO – TC
 Các chỉ tiêu phân tích kinh tế : NPV, BCR, IRR

cK

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt

họ

động sản xuất trong các mô hình trồng cây Keo lai, sau khi đã chiết khấu để quy về
thời gian hiện tại.

Đ
ại

NPV =


Hay NPV =

Trong đó :

NPV: giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)
Bt: giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
C: giá trị chi phí ở năm t (đồng)
r: tỷ lệ lãi suất (%)
t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
: tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

11


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng sản xuất có quy mô đầu
tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng rừng nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn. Chỉ tiêu
này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu
quả và ngược lại.
- Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR)
BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu
nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất, tức là bỏ ra một đồng chi phí thu được bao

uế


nhiêu đồng giá trị sau mỗi chu kỳ đầu tư khi đã chuyển giá trị của đồng tiền về thời

H

điểm hiện tại.

h

tế

BCR =

in

Trong đó : BCR : tỷ suất lợi nhuận và chi phí

cK

: NPV : giá trị hiện tại của thu nhập
: CPV : giá trị hiện tại của chi phí
Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình trồng rừng sản xuất,

họ

mô hình nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì có hiệu quả kinh tế
càng cao và ngược lại.

Đ
ại


- Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR)
IRR là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn hay nó phản ánh mức độ quay

vòng vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là:
IRR = r1 + (r2 – r1)
Trong đó: IRR : Hệ số hoàn vốn nội bộ cần nội suy (%)
r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1 > 0 gần sát 0 nhất
r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2 < 0 gần sát 0 nhất
NPV : Giá trị hiện tại thực

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

12


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

IRR được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có IRR càng lớn thì
hiệu quả kinh tế càng cao. Từ IRR cho phép ta xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tư
và lựa chọn phương án đầu tư phù hợp.
1.1.1.6. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản xuất kinh
doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn làm thế nào để tạo ra lượng sản
phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất nhưng có chi phí thấp nhất. Vì thế, tất cả các

uế

hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nâng

cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận, từ đó các nhà sản xuất tích luỹ vốn và

H

tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở

chính là cái gốc để giải quyết mọi vấn đề.

tế

rộng thị trường...đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây

Đối với sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế các nguồn lực trong đó

h

hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế

in

các hình thức sử dụng đất nông nghiệp thì một trong những vấn đề cốt lõi là phải tiết

cK

kiệm nguồn lực. Cụ thể, với nguồn lực đất đai có hạn, yêu cầu đặt ra đối với người sử
dụng đất là làm sao tạo ra được số lượng nông sản nhiều và chất lượng cao nhất. Mặt
khác, phải không ngừng bồi đắp độ phì của đất. Từ đó sản xuất mới có cơ hội để tích

họ


luỹ vốn tập trung vào tái sản xuất mở rộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là tất yếu của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, ở các

Đ
ại

địa vị khác nhau thì có sự quan tâm khác nhau. Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả
chính là giúp họ tăng lợi nhuận. Ngược lại, người tiêu dùng muốn tăng hiệu quả chính
là họ được sử dụng hàng hoá với giá thành ngày càng hạ và chất lượng hàng hoá ngày
càng tốt hơn. Khi xã hội càng phát triển, công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao hiệu
quả sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Nâng cao hiệu quả sẽ làm cho cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của người sản xuất
và người tiêu dùng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh
tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường trước mắt và lâu dài.

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

13


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

1.1.2. Rừng trồng và một số vấn đề về rừng
1.1.2.1. Khái niệm sản xuất lâm nghiệp
Xét về lịch sử phát triển, lâm nghiệp là ngành sản xuất vât chất đã hình thành từ
lâu đời. Tuy nhiên vẫn có những quan điểm khác nhau về khái niệm lâm nghiệp. Sự
khác nhau đó là do xuất phát từ hoàn cảnh lich sử, địa lý, thực trạng nền kinh tế...và

còn do cách nhìn nhận lâm nghiệp dưới những gốc độ khác nhau. Nhìn chung có một
số quan điểm như sau:

uế

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất trong nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, nuôi dưỡng, bão vệ

H

rừng nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường.

- Quan điểm thứ hai cho rằng: Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất trong nền

tế

kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng,
khai thác và vận chuyển lâm sản.

h

- Quan điểm thứ ba cho rằng: Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất trong nền

in

kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng,
khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản.

cK


Theo quan niệm của Tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO) và phân loại
của liên hiệp quốc về ngành lâm nghiệp đã được nhiều quốc gia thừa nhận và căn cứ

họ

vào tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay, có một định nghĩa đầy đủ về ngành lâm
nghiệp như sau: Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc
dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế

Đ
ại

biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.
1.1.2.2. Phân loại các loại rừng và vai trò của rừng
1.1.2.2.1. Phân loại rừng
Tại Việt nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch cho công tác lâm

nghiệp, chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm
nghiệp theo các chức năng:
- Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du
lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

14


Khóa luận tốt nghiệp đại học


GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

- Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản.
 Phân loại rừng theo trữ lượng
- Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.
- Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100 - 150) m³/ha.
- Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80 - 100) m³/ha.
 Phân loại rừng dựa vào tác động của con người

H

- Rừng tự nhiên
- Rừng nhân tạo

tế

 Phân loại dựa vào nguồn gốc

- Rừng hạt

cK

- Rừng sào

in

 Phân loại rừng theo tuổi


h

- Rừng chồi

- Rừng non

uế

- Rừng kiệt: Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha.

- Rừng trung niên

họ

- Rừng già

1.1.2.2.2. Vai trò của rừng

Đ
ại

Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không

có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc
sống. Tuy nhiên ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt
phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt,
nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc hóa, nước mưa
tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở đất, gây thiệt hại
nhiều về tài sản, tính mạng người dân.
 Vai trò kinh tế

Trong các sản phẩm do tài nguyên rừng mang lại phải kể đến gỗ. Sản phẩm gỗ
cung cấp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

15


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay không có một ngành nào không dùng
tới gỗ vì nó là nguyên liệu phổ biến, dể gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt
khác nên được nhiều người sủ dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác
động của tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay
thế gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ không ngừng tăng lên cả về số
lượng lẫn chất lượng .
Ngoài sản phẩm gỗ rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa,

uế

song mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh

H

tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm,
mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng... Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý

tế


hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khẻo cho con người.
Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản cho tiêu dùng trong nước và

h

xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách Trung ương và

in

địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là

cK

nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng. Nhà nước thực hiện chính sách giao
đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương, đã thu hút dân địa phương
tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và

họ

chế biến lâm sản, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải
quyết một vấn đề bức xúc hiện nay vùng trung du và miền núi.

Đ
ại

 Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống
Về tác dụng phòng hộ
Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại


của gió bảo, bảo vệ mùa màng nông nghiệp và nâng cao năng suất hoa màu. Trên
những vùng đất bị úng nước, chua phèn, rừng tràm có tác dụng cải tạo đất từ hoang
hóa thành vùng sản xuất thuận lợi. Ở những vùng núi cao rừng có tác dụng phòng hộ
đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồn nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng
sông chóng lại mọi biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm chất lắng
đọng trong các dòng sông góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hò chứa
nước, các hệ thống tưới tiêu của sông, công trình thủy điện. Ở những vùng ven biển
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

16


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

rừng ngập mặn không chỉ ngăn chặn gió bão mà còn ngăn chặn sự di động của các
cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng và bảo vệ
đê ven biển. Chính vì tác dụng phòng hộ nói trên người ta đã ví “ Rừng là người vệ sĩ
của nhà nông”.
Về tác dụng cân bằng sinh thái, bão vệ môi trường sống
Rừng là thảm thực vật có tác dụng lớn nhất trong việc chống ô nhiễm môi
trường . Rừng là “ lá phổi xanh” của trái đất thải ra O2 hấp thụ của khí quyển trong quá

uế

trình đồng hóa của cây xanh với môi trường. Rừng tạo ra sự trong sạch bầu khí quyển,
giữ cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển, duy trì sự sóng trên hành tinh của

H


chúng ta. Rừng làm sạch các nguồn nước, giúp cho hành tinh chúng ta có nguồn nước
sạch phục vụ đời sống con người. Xã hội càng phát triển, vai trò của rừng ngày càng

tế

quan trọng. Có thể nói rằng khi thảm thực vật bị mất đi thì sự sống cũng không tồn tại.
Ngoài các vai trò quan trọng trên thì rừng còn có tác dụng an ninh quốc phòng,

h

ở nước ta rừng chính là căn cứ địa để chúng ta đánh bại giặc xâm lược. Rừng còn tạo

in

ra nhiều danh lam thắng cảnh, tạo ra nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng phục vu nhu cầu

cK

của con người.

1.1.2.3. Đặc điểm sinh học của cây Keo lai
Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: Keo lá tràm (Acacia Auriculiormis) và Keo

họ

tai tượng (Acacia Mangium) và được tuyển chọn từ những cây đầu dòng có năng suất
cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, ở Việt Nam
cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu


Đ
ại

hết các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Cho đến nay,
Keo lai đã được khẳng đinh là loài cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng
trưởng nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Cây
Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ. Nhằm hạn chế tình trạng phân ly của
giống lai, Keo lai thường được tạo cây con bằng phương pháp vô tính (giâm hom).
Cây có thể cao đến 25 - 30m, đường kính lên đến 60 - 80cm. Cây ưa sáng, mọc
nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng. Gỗ thẳng, màu vàng
trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm
nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng
hóa xuất khẩu.
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

17


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

Điều kiện gây trồng:
- Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7.
- Nhiệt độ bình quân: 22oC, tối thích từ 24 - 28C, giới hạn 40oC.
Đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất ferali, tầng dày tối thiểu 75cm, tối ưu:
40 - 50cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước
đều có thể trồng được.
- Do Keo lai giâm hom chủ yếu là rễ bàng nên độ dầy tầng đất đối với rừng


uế

trồng nguyên liệu trong 5 - 7 năm tiến hành khai thác không nhất thiết phải có độ dày
tầng đất tối ưu 40 - 50cm. Nhưng trong điều kiện cụ thể, Keo giâm hom không được

H

trồng trên các loại đất sau đây:

+ Đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng, độ sâu < 20 cm.

tế

+ Đất cát trắng, đất cát di động.

+ Đất nhiễm mặn, thường xuyên ngập úng.

cK

Cây con giống

in

1.1.2.4. Kỹ thuật trồng cây Keo lai

h

+ Đất bị đá ong hóa hay glây hóa.

- Nguồn gốc xuất xứ, cơ sở pháp lý: Các dòng Keo lai BV10; BV16; BV32 và

BV33 đã được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện khoa học lâm nghiệp)

họ

tuyển chọn trồng khảo nghiệm và được Bộ NN&PTNT quyết định công nhận là giống
mới và giống quốc gia:

Đ
ại

+ Quyết định số: 132-QĐ/BNN-KHCN ngày 17/01/2000 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về việc công nhận 3 dòng vô tính Keo lai BV10; BV16; BV32.
+ Quyết định số: 1998-QĐ/BNN-KHCN ngày11/07/2006 về việc công nhận

giống cây lâm nghiệp mới trong đó có dòng BV33 được công nhận là giống quốc gia.
- Vườn vật liệu giống gốc: Các dòng Keo lai BV10; BV16; BV32 và BV33 này
được Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ nhân giống bằng phương pháp
nuôi cấy mô. Sau đó đem trồng thành vườn vật liệu giống gốc hay còn gọi là vườn cây
đầu dòng. Vườn vật liệu giống gốc chỉ được lấy cành hom từ 2 - 3 năm sau đó phải
trồng thay thế bằng cây giống mới.
- Tiêu chuẩn bầu và cây con:
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

18


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn


+ Cành hom được cắt từ vườn vật liệu và giâm trong túi bầu PE (polyetylen), có
đường kính thông thường là 7cm, chiều cao: 12cm, được cắt hai bên góc để thoát nước.
+ Hỗn hợp ruột bầu gồm các chất: Đất mùn, phân chuồng, phân lân, tro trộn đều.
+ Tuổi cây con: 3 - 4 tháng.
+ Đường kính cổ rễ: 2 - 3mm.
+ Chiều cao: 25 - 30cm.
+ Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, cân đối, không sâu bệnh.

uế

Chú ý:
+ Cây con trước khi xuất nên tưới đủ ẩm. Khi bốc xếp vận chuyển phải nhẹ

H

nhàng, tránh làm vỡ bầu, gãy ngọn làm tổn thương đến cây con, cần loại bỏ những cây
không đạt tiêu chuẩn ngay tại vườn (ốm yếu, kém phẩm chất, cây sâu bệnh).

tế

+ Khi chuyển đến nơi trồng rừng nếu không trồng hết trong ngày phải được đưa
xuống đất, xếp thành luống ngay ngắn, tưới nước chăm sóc.

h

Thiết kế và trồng rừng

in

- Đất thiết kế trồng rừng: Là đất lâm nghiệp dùng để trồng rừng sản xuất hoặc


cK

rừng phòng hộ phù hợp với cây Keo lai.
- Chuẩn bị đất trồng rừng:

+ Đất có khả năng cơ giới hoá: Sử dụng máy cày để cày phá lâm bằng chảo 3

họ

làm ải đất, cày chảo 7 để phay đất (đạt độ tơi của đất).
+ Đất đồi núi nơi có độ dốc cao không thể làm cơ giới được thì phát dọn toàn

Đ
ại

bộ thực bì bằng biện pháp thủ công và gom đống đốt có kiểm soát.
- Thiết kế hệ thống đường băng cản lửa:
Dùng để ngăn cách lửa giữa các lô của rừng trồng kết hợp làm đường vận

chuyển, vận xuất phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc và khai thác…
+ Đường băng rộng khoảng 8 - 10m được san ủi trắng hoặc phát dọn sạch
thực bì.
+ Tận dụng triệt để hệ thống sông, suối, đường giao thông làm đường ranh cản lửa.
+ Tùy theo địa hình bằng phẳng hay đồi núi, điều kiện chăm sóc cơ giới
hay thủ công, lực lượng quản lý bảo vệ rừng mà thiết kế cự ly giữa các băng cản
lửa: từ 100 - 300m.
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

19



Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

+ Nơi có độ dốc dưới 150 băng đặt vuông góc với hướng gió hại trong mùa khô.
Nơi địa hình phức tạp, độ dốc từ 150 - 250 bố trí băng theo đường đồng mức.
- Mật độ thiết kế:
+ Trồng rừng trên đất tương đối bằng phẳng cơ giới hóa được: Để thuận lợi cho
quá trình cày chăm sóc và phòng chống cháy rừng bằng cơ giới (máy cày) chúng ta
nên thiết kế trồng rừng với cự ly hàng cách hàng 3m; cây cách cây có thể là 2m hoặc
1,5m. Tương ứng với các mật độ trồng là:
Mật độ: 1.667 cây/ha (cự ly hàng 3m, cự ly cây 2m)

uế

Mật độ: 2.222 cây/ha (cự ly hàng 3m, cự ly cây 1,5m)

H

+ Trồng rừng trên đất đồi núi không thể cơ giới được: Tiến hành thiết kế và
trồng theo đường đồng mức (dễ thi công và hạn chế được xói mòn). Có thể trồng theo

tế

nhiều loại mật độ như sau :

Mật độ: 2.500 cây/ha (cự ly hàng 2m, cự ly cây 2m)


h

Mật độ: 2.222 cây/ha (cự ly hàng 3m, cự ly cây1,5m)

in

Mật độ: 2.000 cây/ha (cự ly hàng 2,5m, cự ly cây 2m)
Mật độ: 1.667 cây/ha (cự ly hàng 3m, cự ly cây 2m)

cK

- Đào hố trồng:

Hố phải được đào trước khi trồng rừng, cự ly đúng theo thiết kế (những nơi dốc

họ

trên 150 phải bố trí theo nanh sấu để hạn chế xói mòn), kích thước hố 30cm x 30cm x
30cm. Phân bón: có thể bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 500gram/1hố; phân vi
sinh từ 200-300gram/1hố hoặc phân NPK (15-15-15 hoặc 16-16-8) khoảng

Đ
ại

50gram/1hố; phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt, sau đó phủ thêm một
lớp để khi trồng rễ cây không tiếp xúc trực tiếp với phân.
- Thời vụ trồng rừng:
+ Trồng vào đầu mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 7 hoặc từ tháng 9 đến tháng 10

hàng năm (tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng khí hậu).

+ Phải kết thúc trước mùa mưa chính 1,5 - 2 tháng, không được trồng vào cuối
mùa mưa chính.
- Kỹ thuật trồng:
+ Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé túi bầu. Chú ý: cẩn thận không được
làm vỡ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây con.
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

20


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

+ Đất trong hố được trộn đều và lấp bổ sung cho đầy, đặt cây con vào giữa hố,
để mặt bầu thấp hơn miệng hố 3 - 4cm, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất, dùng tay ấn
chặt lớp đất mặt vào gốc cây.
Chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ rừng
- Chăm sóc rừng trồng:
+ Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, tiến hành kiểm tra phát hiện cây chết để
trồng dặm kịp thời.
+ Một tháng sau khi trồng phải tiến hành dãy cỏ theo hàng cây, kết hợp vun gốc

uế

với bón phân (50gram NPK/cây). Vun gốc theo dạng hình nón (đường kính 50 - 60cm;
cao 20cm). Cuối mùa mưa tiến hành phát dọn cỏ theo hàng, chặt bỏ dây leo, cây bụi,

H


tiến hành cày giữa hai hàng cây, tiến hành đốt cỏ và lá rụng vào ban đêm lúc có sương
xuống, trời lặng gió để hạn chế ngọn lửa.

tế

+ Năm thứ hai tiếp tục dãy cỏ theo hàng, cuốc hố hai bên gốc bón 100gram
phân NPK/gốc/lần (bón từ 1 đến 2 lần) vào đầu và cuối mùa mưa. Cũng tiến hành cày

h

chăm sóc hoặc phát dọn thủ công như năm thứ nhất.

in

+ Các năm tiếp theo vào mùa mưa tùy theo lượng thực bì mà tiến hành chăm sóc

cK

từ 1 đến 2 lần: Phát cỏ, chặt bỏ dây leo, cây bụi, cày chăm sóc phòng chống cháy rừng.
- Nuôi dưỡng rừng:

+ Đối với rừng trồng nguyên liệu: Rừng trồng với các mật độ từ 1.667 cây/ha

họ

đến 2.500/ha thì không cần tỉa thưa. Khi rừng đã được 5 - 6 tuổi thì tuỳ tình hình sinh
trưởng của rừng có thể đạt từ 120 - 200m3 là có thể khai thác làm nguyên liệu giấy và
gỗ bao bì.

Đ

ại

+ Đối với rừng trồng mục đích lấy gỗ thì tiến hành tỉa thưa khi rừng khép tán,

tùy tình hình cụ thể có thể 3 - 5 năm tỉa thưa một lần (tỉa thưa lần 1 lấy ra khoảng 50%
số cây, 5 năm sau tỉa thưa lần 2 số cây còn chừa lại khoảng 200 - 300 cây/ha). Chú ý:
Khi tiến hành tỉa thưa phải áp dụng đúng theo quy trình tỉa thưa rừng trồng cho các lần
tỉa để đạt sản phẩm mục đích sau cùng là cây gỗ lớn.
- Bảo vệ, phòng chống cháy rừng:
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng cho người dân
xung quanh khu rừng.
+ Nơi không thể cơ giới được thì phát dọn bằng biện pháp thủ công, gom đống
thực bì và lá rụng thành những đống nhỏ, cách xa nhau và đốt có kiểm soát.
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

21


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

+ Thường xuyên bảo dưỡng đường băng cản lửa, cào và đốt sạch thực bì, lá
rụng trên các băng cách lửa để thuận tiện cho việc đi lại trong việc quản lý bảo vệ,
phòng chống cháy rừng.
+ Xây dựng chòi canh lửa rừng và phân công người trực thường xuyên để kịp
thời phát hiện và ngăn chặn các vụ cháy rừng.
+ Quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng
và phòng chống cháy rừng. Đơn vị quản lý rừng phải chuẩn bị đầy đủ những trang
1.2. Cơ sỡ thực tiễn

1.2.1. Thực trạng về phát triển rừng trồng ở Việt Nam

uế

thiết bị dụng cụ, nhân lực cần thiết phòng khi có cháy rừng thì kịp thời dập tắt.

H

Nằm trong vùng thuộc hệ khu rừng nhiệt đới, rừng nước ta nổi tiếng về tài
nguyên gỗ nhất là tài sản có giá trị như lim, sưa... Tuy nhiên Việt Nam có tình trạng

tế

chung như các nước đang phát triển là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Theo
bản đồ rừng Maurand vào năm 1945 nước ta có 14,352 triệu ha rừng chiếm tỉ lệ 43,8%

h

so với diện tích tự nhiên. Nhưng đến năm 1975 thì diện tích còn 9,5 triệu ha rừng

in

chiếm 291% diện tích tự nhiên, năm 1981 là 7,4 triệu, đến năm 1989 có 9,3 triệu trong

cK

đó có những rừng mới trồng. Diện tích rừng đang tăng lên tuy nhiên chất lượng rừng
và tỉ lệ tăng qua các năm còn thấp. Thực trạng rừng nước ta qua các năm được thể hiện
ở bảng 1.1.


Năm

Tổng (Ha)

Rừng tự nhiên (Ha)

Rừng trồng (Ha)

12.094.518
12.036.858
12.616.699
12.873.850
12.837.333
13.118.773
13.258.483
13.388.075
13.415.064
13.862.043
13.954.454

10.004.079
10.088.288
10.283.173
10.410.140
10.283.965
10.348.591
10.339.305
10.304.816
10.285.383
10.423.844

10.398.160

2.089.809
2.218.570
2.333.526
2.463.710
2.553.269
2.770.182
2.919.538
3.082.059
3.229.681
3.438.200
3.556.294

Đ
ại

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

họ


Bảng 1.1: Sự biến động diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 2002-2014.

(Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp; Cục Kiểm lâm)
SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

22


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

Qua bảng 1.1 ta thấy diện tích rừng tự nhiên qua các năm biến động rất ít, còn
diện tích rừng trồng có biến động tăng, trong 10 năm (2002 - 2012) diện tích rừng
trồng tăng lên 1.518.631 ha (trung bình mỗi năm tăng 151.863 ha), tăng mạnh nhất từ
năm 2010 - 2012 trong 2 năm tăng lên 365.141 ha. Diện tích rừng trồng tăng lên chủ
yếu do chính sách khuyến lâm đặc biệt là giao đất giao rừng cho nông dân, ngoài ra
trong hoạt động trồng rừng nhà nước còn hỗ trợ vốn, cây giống, phân bón,… làm cho

rừng nhiều hơn.

H

1.2.2. Tình hình phát triển rừng trồng tại Quảng Bình

uế

nông dân có đất có rừng và có nguồn vốn nên khuyến khích người nông dân trồng


Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân

tế

số năm 2013 có 863.350 người. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang
phía Đông. 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Với diện tích rừng 486.688 ha,

h

trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851 ha, trong đó có 17.397 ha rừng

in

thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Trong những năm qua do hậu quả của

cK

những cuộc chiến tranh cùng với tình trạng khai thác rừng trái phép và hiện tượng chặt
phá rừng làm nương rẫy của các đồng bào dân tộc đã làm cho diện tích rừng giảm đi
nhanh chóng, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo

họ

của tỉnh đã chú trọng việc phát triển rừng trồng nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, đảm
bào cân bằng sinh thái, và đặc biệt là nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với

Đ
ại

những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phát triển rừng thì ngành

lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình đã thực hiện giao đất, giao rừng cho người dân; phát triển
rừng sản xuất, xây dựng một số mô hình trồng rừng thương mại có hiệu quả như mô
hình trồng Keo lai, mô hình Keo tai tượng... Các tổ chức, các ngân hàng chính sách đã
có nhiều chích sách ưu tiên, hỗ trợ để giúp bà con có vốn để phát triển sản xuất. Trên
địa bàn tỉnh đã có nhiều xí nghiệp, cơ sở tư nhân tiến hành ươm giống để phục vụ nhu
cầu cho bà con. Bên cạnh đó đã có nhiều đợt tập huấn để phổ biến kỹ thuật trồng rừng
cho bà con giúp bà con có thêm hiểu biết để ngày càng phát triển sản xuất hơn.

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

23


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

1.2.3. Những chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc phát triển
rừng trồng
Hiện nay, do rừng bị tàn phá ngày càng nặng nề sẽ ảnh hưởng đến môi trường
sống của con người đặc biệt là những người miền núi sống nhờ cậy vào rừng. Khi rừng
bị chặt phá thì nguy cơ bị xói mòn, sạt lỡ là rất cao và tác động đến con người. Chính
vì vậy Nhà nước mới có những chính sách để bảo vệ và phát triển rừng.
Theo quy định tại Điều 10 Luật bảo vệ và phát triển rừng thì Nhà nước đã đưa

uế

ra một số chính sách, cụ thể:

H


Thứ nhất, Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn
liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở

tế

hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống
nhân dân miền núi.

h

Thứ hai, Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc

in

dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng,

cK

động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển
rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo

họ

dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu
tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ

Đ
ại


sinh vật gây hại rừng.

Thứ ba, Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là

rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ
trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến
lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản
xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Thứ tư, Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát
triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên
liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

24


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn

rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ
chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù
hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
Thứ năm, Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công
nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
Thứ sáu, Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

sản xuất lâm nghiệp.

SVTH: Đoàn Anh Năm - K45 KTNN

25


×