Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ đông xuân tại xã châu quang, huyện qùy hợp, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.81 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA
VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI XÃ CHÂU QUANG,
HUYỆN QÙY HỢP, TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện:
Đặng Thị Nhung

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Lê Anh Quý

Lớp: K43B - KTNN
Niên khóa: 2009 – 2013

Huế, 05/2013


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của
bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân
và tổ chức. Qua đây cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo Thạc Sỹ Lê Anh Qúy, Thầy là người trực tiếp hướng
dẫn rất tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Các thầy cô giáo trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình
truyền đạt những kiến cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong UBND,


phòng Nông nghiệp huyện Qùy Hợp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập ở địa
phương.
Xin được gửi đến các bà con nông dân xã Châu Thái lời cảm
ơn chân thành bởi họ đã góp phần không nhỏ giúp thực hiện đề
tài.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát
cánh bên tôi, đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi,
gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quãng thời
gian học tập tại giảng đường và trong thời gian làm khóa luận.
Một lần nữa tôi xin được chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Đặng Thị Nhung

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...........................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI.....................................................................................................ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU..........................................................................................x
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................2

2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................3
5.1. Không gian...................................................................................................................................3
5.2. Thời gian......................................................................................................................................3

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.......................................................................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế...................................................................4
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.........................................................................5
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất..................................................................6
1.1.1.4. Điều kiện sinh thái và đặc điểm kỹ thuật của cây lúa.....................................................6
1.1.1.5. Kỹ thuật thâm canh cây lúa............................................................................................9
1.1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa............................12
1.1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa.......................................15
1.1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................15

ii


1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.......................................................................15
1.1.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.........................................................................16
1.1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nghệ An......................................................................17

CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ CHÂU QUANG,
HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN....................................................................19

2.1. Tình hình cơ bản xã Châu Quang, Huyện Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An.............................................19
2.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................................19
2.1.2. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................19
2.1.2.1. Địa hình........................................................................................................................19
2.1.2.2. Điều kiện khí hậu thủy văn...........................................................................................19
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................................20
2.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã.................................................................................20
2.1.3.2. Tình hình dân số và lao động.......................................................................................22
2.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất lúa tại xã Châu Quang.........................25
2.1.3.5. Tình hình sản xuất Nông Lâm - Ngư – Nghiệp..............................................................26
2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An...29
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa.........................................................................................................29
2.2.2. Tình hình chung về nguồn lực của hộ điều tra....................................................................30
2.2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2012.................................30
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.............................................................32
2.2.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật..........................................................................33
2.2.4. Tình hình thu nhập..............................................................................................................35
2.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra........................................37
2.2.5.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Đông Xuân của các hộ điều tra.........................37
2.2.5.2. Chi phí sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra.....................................................38
2.2.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra.................................42
2.2.5.4. So sánh hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân với sản xuất lúa vụ Hè Thu....................44
2.2.5.5. So sánh hiệu quả sản xuất của các loại giống lúa.........................................................45
2.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ
điều tra.........................................................................................................................................49
2.2.6.1. Ảnh hưởng của chi phí lao động tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa đông xuân của
các hộ điều tra..........................................................................................................................49

iii



2.2.6.2. Ảnh hưởng của quy mô đất tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân năm 2012
..................................................................................................................................................51
2.2.6.3. Ảnh hưởng của phân bón tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa đông xuân của các hộ
điều tra.....................................................................................................................................53
2.2.6.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ.......................................................................55

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.....................................................57
3.1. Định hướng chung.....................................................................................................................57
3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân trên địa bàn xã.......57
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật..........................................................................................................57
3.2.2. Giải pháp về đất đai............................................................................................................58
3.2.3. Giải pháp về lao động.........................................................................................................58
3.2.4. Giải pháp về thị trường.......................................................................................................59

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................60
2. Kiến nghị.......................................................................................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................63
PHỤ LỤC................................................................................................................... 64

iv


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
SXNN

Sản xuất nông nghiệp

KHKT


Khoa học kỹ thuật

TLSX

Tư liệu sản xuất

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

Tr.đ

Triệu đồng

HTX

Hợp tác xã

BVTV

Bảo vệ thực vật

GO

Gía trị sản xuất


VA

Gía trị gia tăng

IC

Chi phí trung gian

UBND

Uỷ ban nhân dân

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

v


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Hệ thống tiêu thụ lúa của các hộ điều tra trên địa bàn xã Châu Quang
......................................................................................Error: Reference source not found

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy
hạt khác........................................................................................................................ 9
Bảng 2. Sản xuất lúa gạo ở Việt nam trong những năm gần đây...........................16
Bảng 3. Tình hình sản xuất lúa gạo của tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2009 – 1011....17
Bảng 4. Tình hình sử dụng đất của xã Châu Quang qua 3 năm 2010 – 2012........21
Bảng 5. Tình hình dân số và lao động của xã Châu Quang qua 4 năm 2009 – 2012
..................................................................................................................................... 22
Bảng 6. Tình hình lao động trên địa bàn xã qua 4 năm 2009 – 2012.....................22
Bảng 7. Tình hình sản xuất nông lâm-ngư-nghiệp trên địa bàn xã qua 3 năm 2010
– 2012.......................................................................................................................... 28
Bảng 8. Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm (2010 – 2012 )..........................30
Bảng 9. Tình hình lao động của các hộ điều tra năm 2012.....................................30
Bảng 10. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2012.......................32
Bảng 11. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu của các hộ điều tra
năm 2012..................................................................................................................... 33
Bảng 12. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 2012..................................36
Bảng 13. Diện tích, năng suất, sản lượng và giá bán lúa Đông Xuân của các hộ
điều tra năm 2012......................................................................................................37
Bảng 14. Chi phí đầu tư để sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012
..................................................................................................................................... 38
Bảng 15. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân của các hộ điều tra....42
năm 2012..................................................................................................................... 42
Bảng 16. Hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu của các hộ điều tra
năm 2012..................................................................................................................... 44
Bảng 17. Hiệu quả sản xuất các giống lúa vụ Đông Xuân năm 2012.....................47
Bảng 18. Ảnh hưởng của chi phí lao động tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
Đông Xuân năm 2012................................................................................................50


vii


Bảng 19. Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất tới kết quả lúa Đông Xuân năm 2012
..................................................................................................................................... 51
Bảng 20. Ảnh hưởng của mức đầu tư phân bón đến kết quả và hiệu quả sản xuất
lúa Đông Xuân của các hộ điều tra...........................................................................54
năm 2012.................................................................................................................... 54
Sơ đồ 1. Hệ thống tiêu thụ lúa của các hộ điều tra trên địa bàn xã Châu Quang. 56

viii


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào

500 m2

1 ha

10. 000 m2 = 20 sào

1 tạ

100 kg

1 tấn

1.000 kg


ix


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ Đông Xuân tại xã
Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An”
 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Châu Quang, huyện
Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại địa
phương.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp phân tổ thông kê
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất
- Phương pháp so sánh
 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại UBND xã, ngoài ra là các nguồn thông
tin từ các đề tài đã được công bố, các báo cáo, tạp chí và một số thông tin từ các
website liên quan.
- Số liệu sơ cấp: Thông qua các phiếu điều tra được thiết kế sẵn thu thập từ 60
hộ trồng lúa ở xã Châu Quang.
 Các kết quả đạt được:
Hoạt động sản xuất lúa của xã Châu Quang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển: lúa là cây trồng không xa lạ gì với người dân, dễ trồng, người dân có kinh
nghiệm trong sản xuất lúa.
Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa mang lại là khá lớn so với điều kiện sản xuất
nông nghiệp của xã. Cây lúa đã trở thành một cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng
của xã.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được thì sản xuất lúa
trên địa bàn xã còn gặp một số hạn chế sau:
- Lao động còn chịu ảnh hưởng của tập quán sản xuất truyền thống, ít đầu tư
cho sản xuất.
- Sử dụng chủ yếu là giống lúa thuần, ít đưa các giống lúa mới vào sản xuất nên
ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất.

x


- Giá các yếu tố đầu vào, đầu ra không ổn định cho nên đã làm ảnh hưởng đến
kết quả và hiệu quả sản xuất và tâm lý của người dân.
- Diễn biến thời tiết, thiên tai, sâu bệnh cũng thất thường làm ảnh hưởng không
nhỏ tới sản xuất lúa.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế tại xã Châu
Quang, để đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên
địa bàn xã.

xi


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ở bất kì nước nào dù là nước giàu hay nước nghèo nông nhiệp đều có vị trí
quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp
những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp lao động và nguồn vốn, mang lại nguồn
thu ngoại tệ đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn và là cơ sở phát triển phát
triển biền vững của môi trường. Ở Việt Nam,khoảng 80% dân số sống ở nông thôn,
nguồn sống chính của họ dựa vào nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, GDP

do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí hàng đầu, trên 50% giá trị xuất khẩu là nông sản,
thủy sản. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp
ứng nhu cầu hằng ngày càng tăng về lương thực của xã hội. Vì thế sự ổn định của xã
hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của
nông nghiệp. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sản xuất lúa gạo của Việt
Nam nói chung và của Châu Quang nói riêng, cần phải tập trung phát triển nghề trồng
lúa theo hướng bền vững.Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã
từng bước được đổi mới theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao. Sự chuyển dịch cơ
cấu trong thời gian qua đã từng bước phát huy được thế mạnh của vùng. Đặc biệt,
người dân đã linh hoạt trong việc sản xuất lúa như tăng vụ lúa hoặc tăng vụ màu để
nâng cao thu nhập. Ví dụ trong trường hợp này là xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp
thuộc tỉnh Nghệ An.Hiệu quả từ mô hình không những đảm bảo an ninh lương thực
trong huyện màcòn trao đổi mô hình cho vùng khác và đóng góp một phần vào thu
nhập của hộ. Trong mấy năm nay hiệu quả trồng lúa có gia tăng nhưng còn ở mức
thấp, sự đầu tư còn chưa hợp lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khác biệt về chi phí đầu
tư giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo. Từ đó, việc đánh giá đúng thực trạng, hiệu
quả sản xuất lúa rất quan trọng nhằm đưa ra một số biện pháp khắc phục để nâng cao
năng suất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ
Đông Xuân tại xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp.

1


2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Đông Xuân với vụ lúa Hè Thu tại xã
Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An. Qua đó đưa ra sự đánh giá giúp nông dân
định hướng lựa chọn hình thức sản xuất phù hợp với mình, và đưa ra một số biện pháp để
nông dân có thể mở rộng và phát triển sản xuất hướng đến sự phát triển bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sản xuất chung của các hộ nông dân xã Châu Quang
thông quamột số nguồn lực sẵn có như: diện tích đất canh tác, kinh nghiệm sản xuất,
nguồn lực laođộng.
- Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa qua hai vụ Đông Xuân, Hè Thu,
trong năm 2012 ở xã Châu Quang.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa của các nông hộ ở
xã Châu Quang như: phân bón, thuốc, lao động.
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của
các nông hộ ở xã Châu Quang.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
 Chọn mẫu: nhằm giảm bớt những sai số lớn trong kết quả được phản ánh,
tránh tình trạng không thể hiện ra rõ thực trạng đầu tư, sản xuất lúa, tôi đã điều tra 60
hộ trong đó bao gồm cả hộ nghèo và hộ không nghèo lấy ngẫu nhiên trong danh sách
của xã theo từng xóm.
 Số liệu: số liệu sơ cấp lấy từ điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ. Còn số liệu
thứ cấp thu thập được từ: UBND và HTX nông nghiệp xã Châu Quang, sách báo,
internet...
- Phương pháp phân tổ thống kê: Dùng để phân số liệu điều tra được, xác định
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả sản xuất lúa trong vụ Đông Xuân.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Dùng để hỏi, phỏng vấn thu thập số
liệu, thông tin của các nhà chuyên môn, cán bộ khuyến nông, cán bộ KHKT...
- Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất: Nhằm để tính một số chỉ
tiêu: chi phí trung gian (IC), giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA).

2


- Phương pháp so sánh: So sánh tình hình sản xuất lúa qua 3 năm (2010 – 2012)

của xã Châu Quang, so sánh hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu,
giữa hộ nghèo và hộ không nghèo, giữa các loại giống.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng đầu tư của các hộ vào lúa Đông Xuân, xác định các
nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thu được của quá trình sản xuất lúa.
- Thông qua điều tra ngẫu nhiên có chọn 60 hộ sản xuất lúa.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Không gian
Luận văn được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại xã Châu Quang– huyện
Qùy Hợp - tỉnh Nghệ An. Sau đó được xử lý, phân tích, đánh giá và hoàn thành tại
khoaKinh Tế và Phát Triển trường Đại Học Kinh Tế Huế.
5.2. Thời gian
Đề tài chỉ nghiên cứu hiệu quả của vụ lúa Đông Xuân trong năm 2012.

3


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá thông qua tiêu chuẩn về
hiệu quả kinh tế. Mặc dù vậy, xoay quanh vấn đề này vẫn còn các ý kiến khác nhau như:
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với
mức chi phí thấp nhất”.
Các nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất lúa là những nguồn lực có hạn
giống như: giống, lao động, vốn, kỹ thuật, ... nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho
đời sống của con người.

Chi phí sản xuất là tất cả những hao phí tạo ra và phát sinh trong quá trình hình
thành tồn tại và hoạt động của chu kỳ sản xuất. Chi phí trong sản xuất nông nghiệp có
rất nhiều dạng khác nhau: Chi phí vật tư nông nghiệp, chi phí lao động và chi phí khác,
trong đó loại chi phí chiếm tỷ lệ khá lớn và quan trọng đó là chi phí vật tư.
Trước kia người ta vẫn thường nhầm tưởng giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả
nhưng trên thực tế chúng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ với nhau.
Kết quả sản xuất là toàn bộ lượng sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ
lượng sản phẩm mà hộ sản xuất thu được sau một thời gian hay chu kỳ sản xuất.
Theo Farrell(1975) lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà
trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ”.
Hiệu quả kỹ thuật: được áp dụng trong kinh tế học vi mô để xem xét tình hình
sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật chính là lượng sản phẩm có thể đạt được
trên một chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Nó được phản ánh trong mối
quan hệ với các hàm sản xuất. Nó cho ta biết với một đơn vị nguồn lực dùng trong sản

4


xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các
sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất chính là hiệu quả kỹ thuật của việc sử
dụng các nguồn lực.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá đầu ra và đầu
vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí đầu
vào. Xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để
tối đa hóa lợi nhuận. Nếu chưa đạt được hoặc vượt mức tại điểm lợi ích biên của
sản phẩm bằng chi phí biên để sản xuất ra sản phẩm đónghĩa là chúng ta đã không
đạt hiệu quả phân bổ.
Vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong sản xuất phải đạt được cả
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị điều

được tính tới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt được một
trong hai loại hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì lúc đó sản xuất không đạt
được hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả Pareto:
- Một phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto khi và chỉ khi sự phân bổ đó
không làm cho ai nghèo đi nhưng ít nhất có một người giàu lên.
- Một sự phân bổ chưa đạt hiệu quả Pareto có nghĩa là vẫn còn sự lãng phí tức
là vẫn có thể cải thiện được lợi ích của một người nào đó mà không làm ảnh hưởng
đến lợi ích của người khác.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Theo hiệu quả kinh tế toàn phần: hiệu quả kinh tế xác định bằng kết quả thu
được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận), hoặc ngược lại (dạng nghịch).
Công thức:
H = KQ/CP (Chỉ tiêu dạng thuận)
H’ = CP/KQ (Chỉ tiêu dạng nghịch)
Trong đó: H, H’ là hiệu quả kinh tế
KQ là kết quả sản xuất thu được
CP là chi phí đã bỏ ra
H cho biết một đơn vị chi phí bỏ ra ta thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm, nó
phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực.
H’ cho biết để thu được một đơn vị sản phẩm cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị
chi phí.

5


- Theo hiệu quả kinh tế tính riêng cho phần đầu tư tăng thêm được xác định bằng
cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Công thức:
H = ∆KQ / ∆CP (chỉ tiêu dạng thuận)

H’ = ∆CP / ∆KQ (chỉ tiêu dạng nghịch)
H cho biết cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tạo thêm được bao nhiêu đơn vị
kết quả.
H’ cho biết để thu thêm một đơn vị kết quả thì cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Tùy vào mục đích nghiên cứu mà ta chọn phương pháp xác định hiệu quả khác
nhau để cho hợp lý và mang lại kết quả có ý nghĩa.
Thông qua hiệu quả kinh tế mà ta đã xác định người ta có thể nhận thấy rõ được
kết quả đạt được sau một quá trình hay thời gian sản xuất nhất định. Xem kết quả đó
đã thương xứng với tiềm năng mà họ bỏ ra chưa? Bên cạnh đó còn biết được những
nhân tố ảnh hưởng tới kết quả từ đó tìm cách điều chỉnh chúng để đầu tư tiếp vào mô
hình hay chuyển sang sản xuất loại sản phẩm khác cho kết quả cao hơn. Hiệu quả sản
xuất còn cho nhà sản xuất thấy rõ khó khăn và thuận lợi mà tìm cách giảm thiểu khó
khăn và tận dụng lợi nhuận có được trong những kỳ sản xuất tiếp đó.
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh việc nâng cao hiệu quả sản xuất là rất quan trọng,
mang lại mức lợi nhuận tối đa. Để có thể nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất
chúng ta phải làm sao để tối thiểu hóa chi phí mà vẫn đạt được mức sản lượng nhất
định hoặc với một khoản chi phí nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa. Từ
đó, giúp người sản xuất lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với khả năng của họ. Nâng
cao được hiệu quả kinh tế sẽ khuyến khích người sản xuất năng nổ hơn, nhiệt tình hơn
góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.
1.1.1.4. Điều kiện sinh thái và đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
1.1.1.4.1. Điều kiện sinh thái
a. Điều kiện đất đai, địa hình
Đối với lúa nước: Lúa là cây trồng được hầu hết các loại và nhóm đất. Tuy
nhiên, để đạt được năng suất thì loại đất gieo cấy phải đạt được một số yêu cầu:
- Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng
- Hàm lượng dinh dưỡng N, P, K trong đất ở mức trung bình


6


- Độ PH: 4,5 – 7,0
- Độ mặn < 0,5% tổng số muối tan
Đối với lúa cạn: Cũng giống yêu cầu về độ PH và tổng số muối tan như với lúa
nước thì lúa cạn (gieo thẳng) có một số chỉ tiêu khác biệt đó là về đọ dốc của đất < 5 0,
đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình tới thịt nhẹ, đất phải nhẹ hơn.
b. Lượng mưa
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa cần tới nước, nếu
thiếu nước sẽ làm lúa ngừng phát triển hoặc có thể lúa có thể chết. Lúa là loại cây
trồng cần lượng nước nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Lượng mưa cần thiết
cung cấp cho cây lúa trung bình từ 6 – 7 mm/ngày vào mùa mưa, còn trong mùa khô
từ 8 – 9 mm/ ngày. Trong một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước. Thiếu hay thừa
nước đều không tốt cho cây lúa, làm cho năng suất kém đi.
c. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa đó là: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến
quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, kết quả
của lúa sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho lúa từ 250-400
calo/cm2/ngày.
d. Nhiệt độ
Nhiệt độ làm lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh
trưởng bình thường ở nhiệt độ 25- 28 0C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170C sinh trưởng của
lúa chậm lại, nếu thấp hơn 13 0C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài
nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ cao, trong phạm vi từ 28-35 0C thì lúa sinh trưởng
nhanh nhưng chất lượng kém. Nhiệt độ > 40 0C cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tình
trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm độ không khí thấp thì cây chết. Mức
độ ảnh hưởng nhiệt độ cao hay thấp, mạnh hay yếu là tuỳ thuộc vào giống lúa và giai
đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa. Nhiệt độ thích hợp cho lúa nảy mầm là 28-32 0C,
trổ bông, phơi mau yêu cầu nhiệt độ 20-38 0C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến ra hoa kết quả

sớm hay muộn của lúa. Một số giống lúa mẫn cảm với nhiệt độ, khi tích luỹ đủ một số
nhiệt nhất định (tổng tích ôn) trong đời sống của mình thì sẽ ra hoa kết quả. Tổng tích
ôn của giống ngắn ngày là 2.000-2.5000C, giống dài ngày là 3.000-3.5000C
1.1.1.4.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa

7


Thời gian sinh trưởng của các giống lúa là khác nhau. Tuy nhiên từ khi gieo cấy
tới lúc thu hoạch điều trải qua hai giai đoạn khác nhau: sinh trưởng sinh thực và sinh
trưởng sinh dưỡng.
Sinh trưởng sinh dưỡng là tăng lên về thân, lá và xúc tiến đẻ nhánh. Sinh trưởng
sinh thực là giai đoạn chuyển đổi làm đốt, làm đòng, trổ bông, thụ phấn, ra hạt. Sinh
trưởng sinh dưỡng có trước và nó kéo dài từ đầu tới cuối, còn sinh trưởng sinh thực bắt
đầu khi lúa làm đốt tới khi chín. Hai giai đoạn này có liên quan với nhau, chúng tác
động trực tiếp lẫn nhau trong đời sống của cây lúa.
1.1.1.4.3. Vai trò của cây lúa
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của
1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung
cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại
các nước châu á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ.
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm
lương thực chính.
* Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế
biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu.
Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
* Sản phẩm phụ của cây lúa
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
- Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh

tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu
độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia
dụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của
cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa

8


còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được
vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.
Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy
hạt khác
Hàm lượng TINH
Loại hạt
Lúa
Lúa mì
Ngô
Cao lương


BỘT
62,4
63,8
69,2
71,7
59,0


PROTEIN
7,9
16,8
10,6
12,7
11,3

LI PIT

XENLULOZA

TRO NƯỚC

2,2
9,9
5,7
11,9
2,0
2,0
1,8
13,6
4,3
2,0
1,4
12,5
3,2
1,5
1,6
9,9
3,8

8,9
3,6
13,0
(Nguồn: Ngân hàng kiến thức trồng lúa)

Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị
nhiệt lượng của lúa là 3594 ca lo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylo se và amylopectin.
Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ. Amylopectin có cấu tạo mạch
ngang và có nhiều ở gạo nếp.
Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng
7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ.
Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn
0,52%
Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1số vi ta min nhất là vitamin nhóm B như B1,
B2, B6, PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt (trong đó ở phôi 47%, vỏ cám
34,5%, hạt gạo 3,8%0)
1.1.1.5. Kỹ thuật thâm canh cây lúa
a. Kỹ thuật chọn và làm đất
Trong nông nghiệp đất là TLSX chủ yếu, đặc biệt và không thể thiếu. Vì vậy để
chọn đất để cấy và làm đất cấy như thế nào thực sự rất quan trọng. Nếu đất tốt và được
làm kỹ càng thì cây lúa sẽ phát triển nhanh, dễ điều chỉnh mức nước, hạn chế sâu bệnh
và cỏ dại.
Chọn đất: Nên chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ là
tốt nhất. Đất phải chủ động được tưới tiêu, nhất là khâu tưới. Vụ Mùa chọn nơi cao, vụ

9


Xuân chọn nơi khuất gió Bấc để hạn chế rét cho mạ. Cũng có thể gieo mạ ngay trên
ruộng cấy, dùng để cấy cho ruộng đó.

Làm đất: Đất phải được cày bừa kỹ, nhuyễn và bằng phẳng, mặt ruộng phải
phẳng thuận lợi cho khi cấy đồng đều và điều tiết nước. Ruộng làm ải cần được phơi
kỹ, giữa đợt cày đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất thoáng, tiêu diệt được một số loại
dịch hại trong đất. Nếu phơi ải gặp mưa lớn không có khả năng phơi lại thì phải giữ
nước, chuyển sang làm dầm. Làm luống rộng 1,2-1,4 m, rãnh sâu 20 cm, rộng 20-25
cm. Mặt luống phải bằng phẳng, không đọng nước
b. Kỹ thuật ngâm ủ giống và gieo mạ
Trong điều kiện cho phép nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi
ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm.


Ngâm, ủ: Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đưa vào ngâm: Trong

vụ Hè thu, vụ Mùa ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai;
Trong vụ Xuân ngâm 48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa lai. Ngâm
đến khi hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được. Thay nước 6-8 giờ/1 lần trong quá
trình ngâm. Sau đó vớt ra đãi sạch nước chua và đem ủ bằng thúng, bằng bao tải ...


Trong vụ Xuân khi mầm dài bằng 1/2 hạt và rễ dài bằng hạt thì đem gieo

được. Còn trong vụ Hè thu, vụ Mùa thì hạt nứt nanh là đem gieo được. Nếu mầm ngắn
thì ngâm nước để nó dài ra.
Mật độ gieo: 50-60 gam giống/m2 (25-30 kg/sào).
Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa thuần:
- Vụ Hè thu, vụ mùa 80-100 kg.
- Vụ Đông xuân: 110-120 kg.
Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa lai: 24-30 kg (1,2-1,5 kg/sào). Khi
gieo mạ cần đảm bảo gieo đều, gieo chìm 1/3 hạt mặt mộng xuống dưới đất.Thường
xuyên thăm ruộng, nếu phát hiện thấy sâu bệnh phải tiến hành phun ngay. Đặc biệt chú

ý sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, ... Trong vụ Đông xuân cần chú
ý chống rét cho mạ: Có thể áp dụng các biện pháp sau để chống rét cho mạ:
-

Rắc tro bếp: 10-13 kg/sào.
Phủ nilon.
Đêm cho nước vào, ngày tháo nước ra, cho ngập 1/2-1/3 cây mạ.
Tăng cường bón phân kali

10


c. Kỹ thuật cấy
 Chuẩn bị khung cấy:
- Dùng nguyên liệu tại chỗ (che, hóp, gỗ) đóng bộ khung cấy.
- Sử dụng dây cấy chế sẵn hoặc dùng 6 sợi dây được tháo ra từ bao tải để xe
thành dây cấy. Bộ dây cấy chỉ nên dài khoảng 30 m.
 Chuẩn bị ruộng cấy: Yêu cầu cày bừa, làm đất như với ruộng cấy lúa bình
thường, bừa càng phẳng mặt ruộng thì càng dễ quản lý mực nước, cấy và dúi phân
nhanh. Bón lót từ 200 – 300 kg phân chuồng hoai và 10 – 15 kg phân lân Văn Điển
hoặc supe Lâm Thao cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) trước khi cấy như bón phân thông
thường. Luôn giữ mực nước trong ruộng từ 3 – 5 cm từ lúc cấy cho đến khi bón phân.
 Cấy lúa: Cấy thẳng hàng, đúng mật độ, khoảng cách. Nên cấy lúa theo từng
luống cách nhau 25 cm để thuận tiện cho việc chăm sóc và áp dụng kỹ thuật bón phân
viên nén dúi sâu sau này. Mỗi luống gồm có 8 hàng lúa theo khoảng cách như sau:
- Đối với lúa thuần: Khoảng cách cấy 18 x 18 cm (nghĩa là khóm cách khóm
18 cm, hàng cách hàng 18cm), mỗi khóm từ 1 - 2 dảnh.
- Đối với lúa lai: Khoảng cách cấy 20cm x 20cm (hàng cách hàng 20 cm,
khóm cách khóm 20 cm), cấy 1 dảnh/khóm, nếu đất tốt có thể cấy thưa hơn với
khoảng cách 22 cm x 22 cm. Cấy đúng tuổi mạ (có 3 - 4 lá thật), cấy nông tay.

d. Kỹ thuật bón phân cho lúa
 Lượng phân bón cho vụ xuân:
- Lượng phân bón: Tùy theo mật độ cấy mà có thể bón từ 7,5 - 8,0 kg/sào Bắc
bộ (360m2).
- Kỹ thuật bón (dúi) phân viên nén NK: Bón tốt nhất là ngay sau khi cấy từ 2 3 ngày, thời gian bón càng ngắn càng tốt.
+ Mực nước trong ruộng lúc bón phân sâu bằng một đốt ngón tay là vừa.
+ Cách bón: Bỏ sẵn phân viên vào 1 cái túi đeo bên mình, số lượng phân viên
phải đủ để bón cho 2 băng lúa, mỗi người đi 1 hàng bón dúi cho 2 hàng bên cạnh (cách
1 hàng bón dúi cho 1 hàng, cứ 4 khóm lúa bón dúi 1 viên phân nén NK).
+ Cách dúi phân: Một tay luôn để khô để lấy phân đưa qua tay kia dúi sâu 6 - 8
cm so với mặt ruộng (ngập hết 2 ngón tay cầm viên phân là vừa). Sau khi dúi xong,
dùng tay gạt nhẹ một lớp bùn mỏng phủ kín viên phân.

11


e. Lợi ích bón phân viên nén dúi sâu cho lúa
- Chỉ bón (dúi) một lần cho cả vụ
- Tăng năng suất 10-20% và tăng thu nhập cho gia đình
- Tiết kiệm 30-35% lượng phân đạm so với cách bón vãi thông thường.
- Giảm sâu bệnh, hạn chế phun thuốc nên sức khoẻ được bảo vệ
- Không phụ thuộc vào thời tiết
f. Một số điểm lưu ý khi bón phân viên nén NK để đạt hiệu quả cao nhất:
- Cấy lúa thẳng hàng để dúi phân nhanh, dễ dúi, dúi đúng vị trí và đảm bảo mật
độ sẽ giúp cây lúa sinh trưởng nhanh, đồng đều, đẻ nhánh khỏe và tập trung, cho năng
suất cao.
- Không nên bón phân viên trên các chân ruộng đất cát, cát pha, hiệu quả sẽ
không cao do khả năng giữ phân của đất kém.
- Thường xuyên kiểm tra mực nước trên ruộng, không để ruộng khô nứt nẻ gây
mất phân.

- Trong vòng 30 ngày đầu sau khi dúi phân, không nên bước chân vào ruộng để
không làm xê dịch viên phân.
- Không nên dúi viên phân nông hơn 5cm hoặc dúi sâu quá 10cm vì như vậy,
phân dễ bị bay hơi hoặc lâu thấm lên phía trên làm cho lúa chậm phát triển.
- Bón phân viên NK thì nhất thiết phải bón thêm 200 – 300 kg phân chuồng
hoai mục, 10-15 kg supe lân cho 1 sào 360m2.
- Có thể kết hợp phun thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa sau khi dúi phân viên nén NK
xong.
1.1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa
Sản xuất lúa nói riêng cũng như sản xuất nông nghiệp nói chung được tiến hành
ngoài trời, chịu tác động của tự nhiên. Ngoài ra quá trình sản xuất lúa còn chịu sự tác
động của nhân tố con người, kinh tế, xã hội. Các nhân tố đó điều ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển của cây lúa, chúng ta sơ lược qua một số nhân tố sau:
a. Nhóm nhân tố tự nhiên
Có thể nói đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới sinh trưởng
và phát triển của cây lúa, nó xuất phát từ những đặc trưng của SXNN.
- Thời tiết khí hậu

12


Năng suất lúa cao hay thấp, được mùa hay mất mùa điều do thời tiết là phần
lớn. Gặp tiết trời mưa thuận gió hòa thì coi như vụ đó thắng lợi lớn, còn nếu như trời
nắng vỡ trời hay mưa tầm tã thì coi như công cày cấy mất trắng, vụ Hè Thu tháng 7 –
8 mưa nhiều nên lúa dễ bị ngập úng, vụ Đông Xuân trong khoảng tháng 2 – 3 rét đậm,
rét hại làm cây lúa chết dần.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố không thể thiếu trong suốt đời sống của cây lúa. Nhiệt độ
thấp hay cao đều ngăn cản sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Nhiệt độ thấp dưới
80C mà kéo dài hay nhiệt độ cao trên 40 0C làm lúa ngừng sinh trưởng và phát triển, có

thể cây lúa sẽ bị chết.
- Ánh sáng
Cường đọ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, cường độ chiếu sáng thị ảnh
hưởng tới quá trình trổ bông của cây lúa. Người ta sắp xếp thời vụ căn cứ vào số giờ
chiếu sáng trong ngày, bố trí giống lúa phù hợp theo từng vụ theo nhu cầu ánh sáng
của giống lúa đó. Để phù hợp với thời vụ nên vào vụ Đông Xuân, sử dụng giống ngắn
ngày còn vụ Hè Thu thì cấy lúa dài ngày.
- Nước
Ông cha ta thường gọi nghề trồng lúa nước ta là “nền văn minh lúa nước”có
nước thì mới trồng lúa được, thiếu nước thì sẽ làm giảm năng suất. Nước quan trọng
nhất là lúc lúa làm đòng và trổ bông.
b. Nhóm nhân tố xã hội
- Lao động
Con người cùng với công cụ lao động tiến hành những hoạt động có mục đích
để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống của họ.Lao động là yếu tố đầu vào
không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu không có lao động thì quá
trình sản xuất không được thực hiện, lao động không đảm bảo làm năng suất, chất
lượng sản phẩm kém dẫn đến năng suất lao động cũng không đạt được. Đầu tư nhiều
công lao động chăm sóc lúa để cung cấp phân bón đúng lúc và phòng trừ sâu bệnh kịp
thời sẽ cho năng suất cao hơn những hộ đầu tư ít công lao động.
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của KHKT thì quá trình lao động đòi hỏi
những người phải có trình độ nhất định mới tiến hành sản xuất được.Do vậy, nông dân
cần phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng thêm kiến thức để có thể sử dụng tốt nhất
các loại máy móc hiện đại, nó vừa làm tăng năng suất vừa giảm bớt được sức lao động

13


×