Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ở xã hồng long, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.94 KB, 75 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

uế

Việt Nam là một đất nước có truyền thống lâu đời về sản xuất nông nghiệp. Sản

tế
H

xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng những nhu

cầu thiết yếu của con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nghành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản
xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Trên 40 %

h

số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh

in

lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát

cK

triển nền kinh tế.


Trồng trọt là một trong những nghành quan trọng của sản xuất Nông nghiệp
Việt Nam, bởi vì nước ta xuất xứ đi lên từ Nông nghiệp và trong nhiều thập kỷ tới ở

họ

nước ta sản xuất trồng trọt vẫn có vị trí quan trọng nhất định trong nền kinh tế quốc
dân. Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn sau gần 25 năm thực
hiện chính sách đổi mới, nghành nông nghiệp chuyển mạnh sang xu hướng đa dạng

Đ
ại

hóa sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, hình thành nhiều trang trại, vùng chuyên canh
tiến dần đến sản xuất nông sản hàng hóa với quy mô tương đối lớn, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho cho người lao động, phát triển kinh tế nước nhà.

ng

Lạc là một trong những cây trồng đóng vai trò quan trọng trong nền nông

nghiệp sản xuất hàng hóa, và được bố trí trên tất cả các vùng sinh thái nước ta. Cây lạc

ườ

là cây công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao. Cây lạc có khả năng thích ứng rộng rãi
và gắn bó với nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Đồng thời, còn là một loại cây trồng có

Tr

khả năng cải tạo đất và là mặt hàng nông sản quan trọng đem lại lợi nhuận cao.

Sản phẩm của cây lạc được người tiêu dùng ưa chuộng không chỉ bởi lạc cung

cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết mà con bởi tính đa dụng của nó, có thể dùng trực
tiếp làm bằng hạt thô, có thể dùng ép dầu, làm bánh kẹo. Hạt lạc sau khi ép lấy dầu thì
phần còn lại dùng làm thức ăn chăn nuôi, các phụ phẩm khác như lá thân và rễ cây lạc

1


Khóa luận tốt nghiệp
cũng có thể là thức ăn cho trâu bò hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng. Từ những ưu thế
đó nên nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư và
phát triển lạc với quy mô ngày càng mở rộng.
Ở xã Hồng Long hiện nay, cây lạc chiếm diện tích khá lớn và được tiến hành

uế

sản xuất trên hai loại đất khác nhau là đất đồng và đất ven sông, trong đó giá trị sản
xuất kinh tế thu được từ sản xuất lạc đồng thấp hơn nhiều so với lạc ven sông. Thị

tế
H

trường tiêu thụ đang dần được mở rộng và phát triển. Lực lượng lao động ở đây dồi
dào, siêng năng, chịu thương chịu khó và có ý thức. Tuy nhiên, trình độ sản xuất của
người dân còn hạn chế, sản xuất chủ yếu là thủ công và theo kinh nghiệm. Việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật dường như còn bỏ ngỏ. Sản phẩm sau thu hoạch

in


h

phần lớn được bán cho các thương lái nhỏ địa phương với giá thấp. Do đó, hiệu quả
sản xuất lạc của bà con nông dân trên địa bàn còn thấp và chưa xứng với những tiềm

cK

năng sẵn có.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “ Hiệu quả kinh tế sản xuất
lạc ở xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ” làm khóa luận tốt nghiệp của

họ

mình.

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Đ
ại

- Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế làm cơ sở để đánh giá
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc trên địa bàn xã Hồng Long, huyện Nam

ng

Đàn, tỉnh Nghệ An.

+ Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc năm 2009 của xã Hồng


ườ

Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc

Tr

của các nông hộ.
+ Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản

xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu sản xuất lạc trên địa bàn xã Hồng
Long trong năm 2009 và tìm hiểu các kênh tiêu thụ thông qua điều tra phỏng vấn trực
tiếp các hộ nông dân sản xuất lạc và người thu gom, người bán buôn trên địa bàn.
2


Khóa luận tốt nghiệp
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua phòng nông nghiệp xã Hồng Long,
huyện Nam Đàn, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, niên giám thống kê của xã,

uế

huyện và các tài liệu liên quan khác...
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Chọn 60 hộ nông dân sản xuất lạc trên địa bàn từ

tế

H

xóm 1 đến xóm 13. Đây là những hộ sản xuất mang tính đặc trưng của địa bàn, bởi
thực tế trên địa bàn các nông hộ đều tiến hành sản xuất lạc trên hai loại đất là đất đồng
và đất ven sông. Tiến hành phỏng vấn để thu thập thông tin về quá trình sản xuất,
trình sản xuất.

in

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.

h

những khó khăn, thuận lợi và các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của quá

cK

+ Tổng hợp số liệu: Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê theo
một số tiêu thức thông qua phần mềm Excel…

+ Phân tích số liệu: Trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài đã tiến hành phân

họ

tích chúng để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số và mối quan hệ giữa các yếu
tố của quá trình sản xuất…

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý

Đ

ại

kiến, kinh nghiệm của các bà con nông dân, của các hộ sản xuất tại địa phương.
- Phương pháp phân tích hồi quy: Dùng mô hình Cobb-Douglas để xem xét
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất.

ng

4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất lạc trên địa bàn xã Hồng Long,

ườ

huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Tr

- Thời gian: Nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình sản xuất lạc năm 2009.
- Nội dung nghiên cứu: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên địa bàn xã

Hồng Long.

3


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I


1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

tế
H

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

uế

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế (HQKT)

Trong điều kiện ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và cạnh
tranh được trên thị trường thì yêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả.

h

Theo giáo trình Kinh tế Nông nghiệp thì HQKT là một phạm trù kinh tế mà
trong đó người sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân bổ. Với:

in

- Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi

cK

phí đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh

trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản

họ

xuất. Hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra
một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
- Hiệu quả phân bổ (hiệu quả giá): Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá

Đ
ại

sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị thu thêm trên một đồng chi phí
thêm về đầu vào hoặc nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu
tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định

ng

nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật
có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là

ườ

hiệu quả về giá.

Việc xác định HQKT có ý nghĩa rất quan trọng, đó là:

Tr

- Để biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực
- Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới HQKT (giống, phân bón, lao động,


thời tiết...)
- Có các biện pháp thích hợp để nâng cao HQKT trong sản xuất nông nghiệp.
- Làm căn cứ để xác định phương hướng tăng trưởng cao (Nếu HQKT thấp thì
có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao HQKT, nếu đạt
HQKT cao thì tăng sản lượng bằng các đổi mới công nghệ)
4


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1.2. Phương pháp xác định HQKT
Có ba quan điểm cơ bản về HQKT, như sau:
- Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT đựơc xác định bởi tỷ số giữa
kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Q
C

uế

H

tế
H

Trong đó :
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả đạt được
C: Chi phí bỏ ra

h


Đây là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả đạt được và chi phí sản xuất, nó

in

phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra sản phẩm nhằm thõa mãn nhu cầu

cK

con người.

- Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng: HQKT là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết
quả thu được với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Trong đó :

họ

H

Q
C

Đ
ại

Q : Phần kết quả tăng thêm

C : Phần chi phí tăng thêm


- Hệ thống quan điểm thứ ba: Xem xét HQKT trong phần trăm biến động

ng

giữa chi phí và kết quả sản xuất.
HQKT được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả thu được

ườ

và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu tăng thêm 1 % chi phí thì

Tr

kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.
H

%Q
%C

Trong đó:
%Q : Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được
% C : Phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra.

5


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2. Đặc điểm, vai trò và giá trị của cây lạc
1.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của cây lạc
Lạc còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng có nguồn gốc xuất xứ từ Nam

Mỹ, có tên khoa học là Arachis Hypogaea - là một loại cây thảo mộc có giá trị kinh tế

uế

quan trọng, xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm trên thế giới. Cây lạc cao khoảng 30 50 cm. Lá nhọn mũi, mọc đối nhau, dài khoảng 1 - 7 cm, rộng 1 - 3 cm. Bông dạng

tế
H

cúp, màu vàng điểm gân đỏ. Khi đậu trái thì bông héo, cuống mọc dài và hướng xuống
đất. Quả khi còn non thì mềm và già có vỏ cứng, sần sùi và dễ tróc khỏi hạt, mỗi quả

có từ 1 - 4 hạt. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu, có giá trị dinh dưỡng

in

1.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lạc

h

cao, được phân bổ rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

a. Yêu cầu về ngoại cảnh

cK

- Nhiệt độ: Lạc là loại cây ưa ánh sáng, nó cần nhiệt độ nóng ẩm và là loại cây
không chịu được rét. Trong thời kỳ sinh trưởng, nó cần tổng tích ôn khoảng 2600 35000C. Khi nhiệt độ dưới 50C và trên 450C thì hạt lạc mất sức nảy mầm nhanh. Nếu

ngày thì cây sẽ chết.


họ

nhiệt độ dưới 150C thì cây sẽ ngừng sinh trưởng và nếu tình trạng rét kéo dài nhiều

Đ
ại

- Nước và độ ẩm: Nhu cầu nước và độ ẩm của cây lạc khác nhau ở từng thời kỳ
sinh trưởng khác nhau của nó.

Lạc là một cây chịu hạn tương đối tốt, nhưng nếu thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng

ng

tới sự sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt sự thiếu hụt nước ở thời kỳ ra hoa sẽ làm
năng suất giảm xuống nghiêm trọng dẫn đến tình trạng quả lép, tỷ lệ quả một hạt tăng

ườ

lên rõ rệt.

Nếu độ ẩm đạt dưới 55 % hoặc trên 85 % sẽ làm ảnh hưởng rất xấu đến sinh

Tr

trưởng, năng suất, đặc biệt lúc ra hoa và đâm tía. Nhìn chung, cây lạc sẽ sinh trưởng và
phát triển bình thường trong điều kiện độ ẩm vừa phải và lượng mưa phân bố đều.
- Đất đai: Lạc là loài cây thích ứng trên nhiều loại đất. Chúng không yêu cầu cao về


độ phì nhiêu song về mặt tính chất vật lý thì đất trồng lạc cần đáp ứng những yêu cầu chặt
chẽ đó là tầng đất mặt phải có lớp đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước. Đất trồng lạc đa số là đất
có thành phần cơ giới nhẹ, giàu oxy như đất cát pha, đất phù sa cổ, đất dốc tụ, đất phù sa
6


Khóa luận tốt nghiệp
được bồi hàng năm, đất cát thô ven biển, đất xám bạc màu, đất Bazan, đất đỏ bán sa mạc…
Cần chú ý áp dụng những biện pháp kỹ thuật khác nhau với từng loại đất khác nhau để bảo
vệ và nâng cao độ phì của đất. Về hóa tính, đất trồng lạc yêu cầu độ PH thấp hơn 8, tốt nhất
là từ 5 - 5,5.

uế

b. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc
- Thời kỳ nảy mầm: Khi hút đủ nước sau 24 đến 48 giờ thì thành phần sinh

tế
H

hóa trong lạc biến đổi. Mầm phôi rễ phá vỡ vỏ lụa hướng sâu vào đất, vươn dài và
nhanh. Khi thân có 3 lá thật thì bộ rễ phát triển hoàn chỉnh, có đủ rễ chính, hệ rễ phụ
và nốt sần đã hình thành và hoạt động.

- Thời kỳ cây con và trước khi ra hoa: Đây là thời kỳ phát triển hoàn thiện bộ

in

h


rễ. Giai đoạn này cần bổ sung lượng đạm cho lạc do nó mất đi hai lá mầm. Nên bón
2/3 lượng đạm và 1/2 lượng vôi trong thời kỳ này. Độ ẩm thích hợp là 65 %.

cK

- Thời kỳ ra hoa đâm tía: Đây chính là thời kỳ cây lạc phát triển mạnh nhất.
Bộ rễ và vi khuẩn hoạt động mạnh. Chúng ta cần chú ý cân bằng hai quá trình sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trong giai đọan này. Có đến trên 75 - 90 %

họ

số quả tập trung ở cành cấp 1 và trên cành cấp 2. Vì vậy, giải pháp kỹ thuật tốt nhất
trong giai đoạn này là vun gốc cho cây lạc. Nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này khá

Đ
ại

cao, đặc biệt là nhu cầu về đạm (N) và kali (K).
- Thời kỳ làm quả và chín: Sau khi thụ phấn 6 ngày thì các tia bắt đầu đâm
vào đất và phát triển dần dần thành quả. Khi thành quả thì cây dần dần mất nước, vỏ

ng

cứng lại, các chất trong quả và hạt bắt đầu bước vào thời kỳ tích lũy dầu và Protein.
Thời kỳ này tia lạc bắt đầu có khả năng hút trực tiếp P205 và Ca nên cây cần được bón

ườ

thêm đạm và lân (chiếm 1/2 tổng lượng lân). Ngoài ra, quá trình chăm sóc cần cải tạo
cho đất tơi xốp, vun gốc cho lạc để tia đưa bầu hoa vào đất.


Tr

1.1.2.3. Giá trị của cây lạc
a. Giá trị dinh dưỡng
Lạc là một nguồn thực phẩm quý đóng góp một tỷ lệ đáng kể các thành phần chất

béo và protein vào khẩu phần ăn hàng ngày cho con người và là nguồn cung cấp dầu ăn chủ
yếu ở nước ta. Lạc mang lại nhiều lợi ích, tất cả các bộ phận của cây lạc đều có tác dụng và

7


Khóa luận tốt nghiệp
đều được con người tận dụng vào các mục đích khác nhau trong đời sống cũng như trong
sản xuất. Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc.
- Dầu lạc: Tỷ lệ dầu trong hạt lạc chiếm từ 40 - 57 %, đứng đầu về số lượng
trong các loại cây có dầu. Về mặt chất lượng, dầu lạc chỉ thua kém dầu Oliu - loại dầu

uế

thực vật tốt nhất. Hàm lượng dầu và các acid béo thay đổi tùy theo giống lạc và điều
kiện canh tác. Thời vụ khác nhau cũng làm cho hàm lượng dầu thay đổi, cụ thể là hàm

tế
H

lượng dầu trong lạc ở vụ Đông xuân lớn hơn vụ Hè Thu. Ở nhiệt độ thường, dầu lạc là
một chất lỏng màu vàng.


- Protein: Hàm lượng protein trong lạc khá cao, thường chiếm 22 - 35,5 %.
Protein có nhiều trong nhân lạc, protein chứa 13 acid amin quan trọng và cần thiết cho

h

hoạt động sống

in

- Vitamin: Trong hạt lạc có chứa hầu hết các Vitamin nhóm B(trừ B12). Ngoài

cK

ra còn có các Vitamin A, PP, E, F.

Ngoài ra, các phụ phẩm như thân, rễ, lá, vỏ lạc, khô dầu còn được sử dụng
trong chăn nuôi, là nguồn phân hữu cơ góp phần cải tạo đất.

họ

b. Giá trị kinh tế của cây lạc

Theo kết quả điều tra năm của FAO, năm 2007 sản lượng lạc cả nước đạt 510
nghìn tấn và 2008 là 533,8 nghìn tấn, tăng 4,67 %. Tương ứng với sản lượng đó, diện

Đ
ại

tích gieo trồng lạc cũng tăng từ 254,5 nghìn ha năm 2007 lên 256 nghìn ha năm 2008
tương ứng 0,589 %. Theo đó, năng suất lạc tăng từ 2,004 tấn/ha lên 2,085 tấn/ha tương

ứng với 4,053 %. Cũng theo kết quả thống kê của FAO, năm 2008 nước ta đứng thứ 6

ng

trên thế giới về sản lượng lạc và đứng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế
giới.

ườ

Là cây công nghiệp ngắn ngày, có thể được canh tác trên nhiều loại đất khác

nhau, thích hợp với nhiều khí hậu khác nhau, sản phẩm từ lạc có giá trị dinh dưỡng

Tr

cao, an toàn nên giá cả cao. Điều đó mang lại cho lạc có tính ưu việt so với những cây
trồng khác.
Hạt lạc là vừa có thể làm thức ăn trực tiếp thông qua sơ chế như rang, luộc, bọc

đường, chao dầu vừa nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến, công nghiệp thực
phẩm, như ép dầu, làm bánh kẹo, làm bơ, phụ phẩm dùng để chế biến thức ăn chăn
nuôi.
8


Khóa luận tốt nghiệp
Dầu lạc được dùng trong công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ...
cũng như trong công nghiệp chế biến xà phòng.
Phụ phẩm của cây lạc (khô dầu) là thức ăn rất tốt cho chăn nuôi gia súc gia cầm. Nó
làm tăng sản lượng trứng của gà, làm tăng trọng lượng của lợn và trâu bò.


uế

Thân lá và rễ lạc thì được dùng cho thức ăn gia súc rất tốt và được ủ thành phân
xanh hữu cơ cải tạo đất nghèo dinh dưỡng.

tế
H

Vỏ lạc thường chiếm 20 - 30 % khối lượng của quả lạc, có thể dùng làm chất
đốt, ván ép và chế biến thức ăn gia súc.

Là cây thuộc họ đậu nên rễ cây lạc có khả năng cố định đạm trong tự nhiên, góp
phần cải tạo và tăng độ phì cho đất từ hàm lượng đạm khá cao mà nó tự tổng hợp

h

được.

in

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
- Đất đai

cK

1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên

Yêu cầu về độ phì của đất với lạc không quá cao. Do đặc điểm sinh lý của cây


họ

lạc nên đất trồng lạc phải đảm bảo ráo nước và có khả năng thoát nước nhanh khi có
mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để
đất luôn tơi xốp và có độ PH từ 5,5 - 7 nhằm đảm bảo bốn yêu cầu sau của cây lạc:

Đ
ại

+ Rễ phát triển mạnh cả chiều sâu và chiều ngang;
+ Đủ oxy để vi khuẩn nốt sần hoạt động cố định đạm;
+ Tia quả đâm xuống đất dễ dàng;

ng

+ Dễ thu hoạch.
- Nhiệt độ

ườ

Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng

của cây lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của cây lạc là 25 - 300C

Tr

và thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây. Nhiệt độ trung bình
cho thời kỳ nảy mầm là 28 - 300C. Thời kỳ cây non là từ 180C đến 20 0C; thời kỳ ra
hoa đâm tía là từ 250C đến 28 0C; thời kì làm quả gồm 2 thời kỳ: thời kỳ đầu từ 250C
đến 28 0C và thời kỳ cuối từ 280C đến 32 0C. Tích ôn hữu hiệu của lạc là từ 2.600 –

3.5000C và thay đổi tùy theo giống.

9


Khóa luận tốt nghiệp
- Độ ẩm và lượng mưa
Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng quyết định năng suất lạc. Mặc dù là
cây trồng chịu hạn nhưng trên thực tế thì lạc chỉ chịu hạn được một giai đoạn nhất
định. Yều cầu về độ ẩm đất của lạc trong suốt đời sống của cây lạc là 70 - 80 % độ ẩm

uế

giới hạn đồng ruộng. Ở thời kỳ ra hoa, kết quả thì nhu cầu về độ ẩm là 80 - 85 % và lại
giảm xuống ở thời kỳ chín của hạt.

tế
H

Tổng lượng nước nhu cầu của lạc trong suốt thời gian sinh trưởng từ khi mọc
(không tính thời gian nảy mầm) đến khi thu hoạch là 450 - 700mm.
- Ánh sáng

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày nhưng phản ứng với quang chu kỳ của lạc là

h

rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản trung tính với quang chu kỳ, vì thế mà lạc

in


có thể được trồng xen với những cây trồng khác, thường là với ngô. Điều cần lưu ý là

cK

số giờ nắng /ngày có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc, con số
này thích hợp là 200 giờ /tháng. Vì vậy, việc lựa chọn thời vụ cũng như cây trồng xen
cũng rất quan trọng và cần được lưu ý khi tiến hành sản xuất lạc.

- Giống

họ

1.1.3.2. Các nhân tố kỹ thuật

Đ
ại

Giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của sản xuất lạc.
Nếu nếu giống tốt, có khả năng thích nghi, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt thì
sẽ góp phần tăng năng suất và mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Vì

ng

vậy, cần chú ý lựa chọn giống lạc tốt và lạc cần được lựa chọn trên những mảnh đất
có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao. Sau khi

ườ

thu hoạch thì tiến hành chọn những quả có hai hạt, hạt mẩy, không nứt nẻ và được

phơi nắng để làm giống.

Tr

- Dinh dưỡng và khoáng
Để lạc phát triển tốt, đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế thì chúng ta

cần cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định cho đất để bù lại lượng dinh dưỡng đã
mất đi hàng năm do cây trồng đã lấy đi. Trước hết là các nguyên tố đa lượng như:
Phân hữu cơ (cải thiện được độ mùn trong đất), Đạm (giúp cây hình thành các cơ quan
sinh trưởng và sinh), Lân (tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất, thúc đẩy

10


Khóa luận tốt nghiệp
sự phát triển của cá nốt sần, làm tăng khả năng huy động đạm cho cây, có tác động tốt
đến việc ra hoa, thụ phấn và làm tăng sức sống cho hạt làm cho lạc chín sớm hơn),
Kali (ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp của lá và phát triển quả, giúp tăng khả
năng giữ nước của tế bào, giúp cho hình thành tế bào trong cây lạc vững chắc, tăng

uế

tính chịu hạn) và Vôi (tăng tính kiềm cho đất, khử độc cho đất, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự hoạt động của vi khuẩn nốt sần và làm tăng khả năng huy động các chất dinh

tế
H

dưỡng khác trong đất, có khả năng biến các chất khó tan thành các chất dễ tan).


Ngoài các chất đa lượng trên thì các chất vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng
không kém trong sinh trưởng và phát triển của lạc như Cu, Fe, Zn, Mo, Bo...trong đó
hai nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất là Mo và Bo.

h

- Sâu bệnh

in

Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Việt

cK

nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm - vùng khí hậu thích hợp cho các
loại sâu bệnh phát triển. Các loại sâu bệnh thường gặp ở lạc hiện nay là sâu cuốn lá,
sâu xám, sâu vằn, rầy, rệp hại lạc ngoài ra còn có một số bệnh hại lạc như bệnh lỡ ở cổ

họ

rễ và héo xanh vi khuẩn. Chúng ta cần tiến hành phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây
lạc bằng cách áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, kiểm tra ruộng để kịp thời phát hiện

Đ
ại

các biểu hiện bệnh và tiêu diệt. Có thể nhổ bỏ các cây bị bệnh nếu số lượng ít, phải bắt
sâu hoặc sử dụng các hóa chất xử lý nếu mật độ sâu nhiều, thực hiện tốt chế độ luân
canh cây trồng thích hợp.


1.1.3.3. Các nhân tố kinh tế xã hội

ng

- Vốn

Trong quá sản xuất, vốn được hiểu là giá trị của các đầu vào. Vốn là một trong

ườ

các yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Nếu người nông dân có đủ vốn
thì sẽ có điều kiện đầu tư vào sản xuất, thâm canh, mở rộng đầu tư, mua thêm nhiều

Tr

công cụ kỹ thuật phục vụ sản xuất, mua thêm nhiều giống tốt cho năng suất và chất
lượng cao...Nếu thiếu vốn, sẽ hạn chế khả năng đầu tư của người nông dân vào sản
xuất. Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp kéo theo tính thời vụ trong việc sử dụng
các đồng vốn, điều này đòi hỏi người nông dân phải biết sử dụng hợp lý nguồn vốn để
tránh tình trạng vốn lúc thì nhiều, lúc thì không có.

11


Khóa luận tốt nghiệp
- Lao động
Lao động có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất lạc ở hai mặt: vừa là lực lượng sản
xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các phẩm từ lạc. Muốn mang lại hiệu quả cao trong sản
xuất lạc, đòi hỏi người lao động phải nắm vững quy luật sinh trưởng của từng loại lạc, đòi


uế

hỏi phải bỏ công chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của cây lạc.
Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và trình độ của người lao động cũng ảnh

tế
H

hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Người lao động có trình độ cao sẽ nhanh

chóng nắm bắt những công nghệ, kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, cho năng suất
cây trồng cao. Người lao động có kinh nghiệm sản xuất lâu năm sẽ phản ứng tốt với
những rủi ro, những điều kiện thời tiết xấu có thể xảy ra.

h

Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lạc nói riêng dẫn

in

đến tính thời vụ trong sử dụng lao động. Có lúc lao động nhàn rỗi nhưng vào vụ mùa

cK

thì lại thiếu. Vì vậy, để nâng cao việc sử dụng lao động trong nông nghiệp, đòi hỏi
phải bố trí lao động hợp lý, kịp thời.

Tóm lại, người lao động phải được trang bị các kiến thức nhất định về trồng trọt


họ

mới có thể tiến hành sản xuất tốt, mang lại hiệu quả cao. Những yêu cầu đặt ra với lao
động hiện nay là: hiểu biết về giống, hiểu biết về dinh dưỡng cây trồng, kiến thức về

Đ
ại

phòng trừ sâu bệnh, biết sử dụng các thiết bị phục vụ sản xuất lạc an toàn, hợp lí, tiết
kiệm, biết tổ chức sản xuất, hiểu biết về thị trường....
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng nông thôn như đường sá, giao thông liên lạc tốt

ng

sẽ mở rộng khả năng giao thương giữa các vùng, mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

ườ

Đối với cây lạc cũng cần phải có những cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. Nếu muốn
sản xuất lạc theo hướng sản xuất hàng hóa lớn thì phải đầu tư vào việc xây dựng cơ sở

Tr

vật chất kỹ thuật.
- Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người dân trong

việc đầu tư sản xuất với quy mô lớn hay quy mô nhỏ. Hay nói cách khác, thị trường
tiêu thụ có ảnh hưởng đến quy mô, diện tích trồng lạc. Nếu thị trường tiêu thụ rộng lớn

thì các hộ nông dân sẽ mở rộng diện tích trồng lạc, đầu tư nhiều hơn để tăng năng suất,

12


Khóa luận tốt nghiệp
sản lượng nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, và ngược lại
nếu thì trường tiêu thụ hạn chế thì người dân sẽ thu nhỏ quy mô sản xuất của mình.
Ngày nay, khi cuộc sống tăng lên thì người ta thường có xu hướng tiêu dùng các
loại thực phẩm an toàn. Dầu lạc là một loại dầu thực vật an toàn và vì thế nó càng ngày

uế

càng được ưa chuộng và tiêu dùng rộng rãi. Nhờ thế, thị trường tiêu dùng lạc ngày
càng được mở rộng và phát triển không những trong nước mà còn cả các nước phát

tế
H

triển như Mỹ và EU.
- Các chính sách của nhà nước

Các chính sách của nhà nước như chính sách thuế, chính sách đất đai (đặc biệt
là chính sách dồn điền đổi thửa và giao ruộng cho người nông dân), chính sách về thị

h

trường, chính sách về hỗ trợ giá đầu vào và vốn đầu tư cho người nông dân...ảnh

in


hưởng rất lớn đến người dân trong việc nên hay không nên mạnh dạn đầu tư sản xuất

cK

tăng năng suất lạc. Chính sách phù hợp sẽ định hướng đúng đắn cho người dân mở
rộng diện tích, tăng năng suất, sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế trong trồng lạc.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc

họ

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lạc
+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được hộ nông
dân sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là chỉ tiêu tổng hợp

Đ
ại

nói lên quy mô, cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ.
GO = Qi*Pi (i=1,2,...,n)

Trong đó : Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i

ng

Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i
N: Số sản phẩm

ườ


+ Chi phí sản xuất của hộ (TC): là các khoản chi phí mà các hộ nông dân phải

bỏ ra đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bao gồm chi phí

Tr

bằng tiền của hộ (C1), tiền lãi vay và khấu hao.
+ Chi phí bằng tiền của hộ (C1): Là tất cả các khoản mà hộ phải chi tiền mặt ra

phục vụ cho quá trình sản xuất của mình trong một thời gian nhất định. Ví dụ như tiền
thuê lao động, tiền mua giống, mua phân bón, mua thuốc BVTV, tiền lãi...

13


Khóa luận tốt nghiệp
+ Chi phí tự có (C2): Là những khoản mà hộ gia đình tự có và hộ dùng nó để
đầu tư vào sản xuất. Các chi phí này là chi phí cơ hội của hộ nông dân. Ví dụ như
công lao động của gia đình, giống tự có, phân bón mà gia đình tự có...
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là kết quả thu được sau khi lấy tổng giá trị sản xuất

uế

(GO) trừ đi chi phí sản xuất của hộ gia đình (TC).
MI = GO - TC

tế
H

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất lạc


+ Năng suất (W): Cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích
W=

Sản lượng
Diện tích

h

+ Hiệu suất GO/TC: Thể hiện cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra tạo ra bao nhiêu

in

đồng giá trị sản xuất. Hệ số này càng lớn thì sản xuất càng hiệu quả.

cK

+ Hiệu suất chi phí bằng tiền theo thu nhập hỗn hợp (MI/TC): Được tính bằng thành
phần giá trị thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị chi phí sản xuất bỏ ra. Nó cho
biết một đồng chi phí sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Đây là chỉ tiêu

họ

quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Đ
ại

1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Theo kết quả điều tra của Oilseeds: WM&T, August 2009 ta có một số số liệu
về lạc như sau:

+ Tổng sản lượng lạc của thế giới đạt 34,4 triệu tấn

ng

+ Tổng diện tích lạc thế giới là 21,26 triệu ha
+ Năng suất bình quân đạt 1,57 tấn/ha

ườ

+ Tổng lượng lạc xuất khẩu thế giới là 2,33 triệu tấn

Tr

+ Tổng lượng lạc đem ép dầu trên thế giới là 15,49 triệu tấn
+ Tổng dự trữ lạc thế giới là 1,45 triệu tấn của cuối niên vụ 2009.
So với năm 2008, sản lượng lạc năm 2009 của thế giới và một số nước tiêu biểu

có biến động giảm. Năm 2009, sản lượng lạc của thế giới đạt 34,4 triệu tấn, giảm 0,01
triệu tấn so với 33,41 triệu tấn của năm 2008 tương ứng giảm 0,03 %. Trong đó, Trung
Quốc là quốc gia có sản lượng lạc lớn nhất thế giới với trên 40 % trong tổng sản lượng
lạc thế giới. Năm 2009 sản lượng lạc của Trung Quốc tăng lên 0,2 triệu tấn từ 13,4 triệu
14


Khóa luận tốt nghiệp
tấn năm 2008 lên 16,3 triệu tấn tương ứng tăng 1,49 %. Ấn Độ là quốc gia có sản lượng
lạc lớn thứ 2 thế giới chiếm trên 20 % tỷ trọng lạc thế giới nhưng lại giảm 0,1 triệu tấn

từ 6,90 triệu tấn năm 2008 xuống còn 6,80 triệu tấn năm 2009 tương ứng giảm 1,45 %.
Như vậy có thể kết luận sản lượng lạc năm 2009 giảm so với năm 2008 là do diện tích bị

uế

thu hẹp chứ không phải do kỹ thuật canh tác. Kết quả cụ thể được thể hiện trên bảng 1
(Sản lượng lạc của một số nước đứng đầu trên thế giới giai đoạn 2008 - 2009).
giai đoạn 2008 -2009

tế
H

Bảng 1: Sản lượng lạc của một số nước đứng đầu trên thế giới

Đơn vị tính: triệu tấn.

SL

2009
%

33,41

100

Trung Quốc

13,4

40,11


Ấn Độ

6,9

Hoa kỳ

1,98

Nigêria

1,55

Inđônêxia

1,25

Achentina
Việt Nam

33,4
13,6

cK

Thế giới

SL

2009/2008


%

+/-

%

100

-0,01

-0,03

40,72

0,2

1,49

h

2008

in

Quốc Gia

6,8

20,36


-0,1

-1,45

5,93

1,6

4,79

-0,38

-19,19

4,64

1,55

4,64

0

0

3,74

1,25

3,74


0

0

0,64

1,92

0,7

2,1

0,06

9,38

0,53

1,59

0,5

1,5

-0,03

-5,66

Đ

ại

họ

20,65

(Nguồn: Số liệu từ Oilseeds: WM&T, August 2009)

1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

ng

Lạc là cây trồng khá phổ biến với nhiều vùng sinh thái của Việt Nam, trải dài từ

Đồng bằng sông Hồng cho tới ĐBSCL. Tuy nhiên, diện tích tập trung chủ yếu tại

ườ

Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Dựa vào kết quả bảng 2 (Diện tích, sản lượng, năng suất lạc ở Việt Nam từ 2006

Tr

đến 2008), nhìn chung diện tích lạc có xu hướng tăng. Cả nước tăng từ 246,7 nghìn ha
năm 2006 lên 254,5 nghìn ha năm 2007 tương ứng với 3,16 %, đến năm 2008 là 256
nghìn ha tăng 1,5 nghìn ha tương ứng tăng 0,59 % so với năm 2007.
Xét đến sự biến động diện tích của các vùng trong cả nước năm 2007 so với
năm 2006 thì ta thấy ĐBSCL có diện tích tăng lớn nhất với 13,33 %, trong khi đó thì
diện tích lạc ở Tây Nguyên lại giảm mạnh với -9,13 %.
15



tế
H
uế

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2: Diện tích, sản lượng, năng suất lạc ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị tính: Diện tích:1.000Ha; Sản lượng :1.000Tấn; Năng suất:Tấn/ha
2006

So sánh(%)

2007/2006

NS

DT

SL

462,5

1,9

254,5

510,0


Đồng bằng
sông Hồng

33,0

73,7

2.2

34,7

78,0

Trung du và miền núi
phía Bắc

41,6

60,1

1,4

44,2

70,2

Bắc Trung Bộ và
107,1 184,8
Duyên Hải miền Trung


1,7

111,2

Đông Nam Bộ

29,9

75,0

1,4

35,8

Tr
ư

12,0

204,0

ại

33,1

SL

256,0


2008/2007

NS

DT

SL

NS

DT

SL

NS

533,8

2,1

3,16

10,27

5,26

0,59

4,67


5

2.2

34,5

82,5

2.4

5,15

5,83

0,00

-0,58

5,77

9,09

1,6

50,8

86,7

1,7


6,25

16,80 14,28

14,90

23,50

6,25

1,8

107,2

204,2

1,9

3,83

10,38

5,88

-3,58

0,09

5,55


21,0

32,9

1,6

19,9

32,2

1,6

-9,13

-0,60

14,28

-5,23

-2,12

0,00

Đ

23,1

29,8


82,0

2,8

29,7

84,9

2,9

-0,33

9,33

12,00

-0,33

3,53

3,57

13,6

42,9

3,2

13,9


43,3

3,1

13,33

19,83

6,67

2,20

0,93

-3,12

2,5

ờn
g

Tây Nguyên

2,0

DT

họ

246,7


NS

h

SL

in

DT

CẢ NƯỚC

ĐBSCL

2008

cK

Vùng

2007

3,0

( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008)

16



Khóa luận tốt nghiệp
Năm 2008 so với năm 2007, Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích tăng
lên nhiều nhất với 14,9 % và Tây Nguyên cũng tiếp tục giảm mạnh với -5,23 %. Diện
tích lạc địa bàn Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung tăng lên trong 2007 với 3,83
% nhưng lại giảm nhiều trong năm 2008 với -3,58 %. Xét tình hình biến động sản

uế

lượng, cả nước tăng lên 47,5 nghìn tấn tương đương 10,27 % năm 2007 so với 2006,
năm 2008 sản lượng lạc cả nước đạt 533,8 nghìn tấn tức tăng 23,8 nghìn tấn so với

tế
H

năm 2007 tương đương 4,67 %.

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung là đơn vị có sản lượng lớn nhất với
107,1 nghìn tấn năm 2006 tăng 4,1 nghìn tấn đạt 111,2 nghìn tấn năm 2007 tương
đương 10,38 %. ĐBSCL là đơn vị có sản lượng ít nhất nhưng lại tăng với tỷ lệ nhiều

h

nhất với 19,83 % năm 2007 sao với năm 2006. Năm 2008, Trung du và miền núi phía

in

Bắc là đơn vị có sản lượng lạc tăng lớn nhất với 16,5 nghìn tấn so với năm 2007 tương

cK


đương 23,5 %. Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung vẫn là đơn vị có sản lượng lạc
lớn nhất trong năm 2008 với 204,2 nghìn tấn, nhưng so với năm 2007 thì tăng rất ít,
chỉ là 0,09 %.

họ

Xét sự biến động của chỉ tiêu năng suất, ta thấy năng suất lạc dao động từ 1,4
đến 3,1 tấn/ha. Năng suất lạc cả nước năm 2007 là 2,1 tấn/ha, tăng 5,26 % so với năm

Đ
ại

2006, năm 2008 năng suất cả nước đạt 2,1 tăng 5 % so với năm 2007. Đông Nam Bộ
và ĐBSCL là 2 đơn vị có năng suất lạc cao nhất trong cả nước. Trung du và miền núi
phía Bắc và Tây nguyên là 2 đơn vị có năng suất lạc tăng cao nhất với 14,28 % năm
2007 so với 2006, nhưng năm 2008 so với năm 2007 thì Đồng bằng sông Hồng lại là

ng

đơn vị có năng suất lạc tăng lớn nhất với 9,09 % và ĐBSCL lại có năng suất giảm 3,12 %.

ườ

1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An
Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn Nghệ An biến động không đều qua 3 năm từ

Tr

năm 2006 đến năm 2008. Ta có thể thấy biểu hiện cụ thể dưới bảng 3 (Diện tích, năng
suất, sản lượng lạc của Nghệ An giai đoạn 2006-2008).

Diện tích lạc của tỉnh Nghệ An biến động không đều qua 3 năm từ năm 2006 đến
năm 2008. Năm 2007, diện tích lạc của toàn tỉnh đạt 24,4 nghìn ha, tăng 1,1 nghìn ha so với
năm 2006 tương ứng với 4,72 %. Nhưng năm 2008 lại giảm 1 nghìn ha tương ứng với -4,51

17


Khóa luận tốt nghiệp
% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự biến động không đều đó là do thời tiết. Như chúng
ta biết, lạc thường được gieo trồng vào tháng 11 và 12, đó cũng là những tháng mà thời tiết
trên địa bàn Nghệ An bất ổn. Cuối năm 2006 và đầu năm 2007 thời tiết trên địa bàn thuận
lợi nên người dân tập trung sản xuất lạc làm cho diện tích năm 2007 tăng lên 1,1 nghìn ha,
gieo trồng tất cả diện tích, vì thế năm 2008 diện tích lạc giảm 1 nghìn ha.

uế

nhưng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 do mưa lụt và bão nên người dân không mạnh dạn

tế
H

Thời tiết năm 2007 thuận lợi nên người ta gieo trồng với diện tích lớn và sản lượng

lạc cao với 53 nghìn tấn tăng 6,9 nghìn tấn tương ứng 15,21 % so với năm 2006. Năng suất
năm 2007 đạt 2,172 tấn/ha, tăng 0,194 tấn/ha tương ứng 9,81 % so với 2006. Cuối năm
2007, sự bất ổn của thời tiết đã làm giảm diện tích gieo trồng lạc năm 2008 vì thế sản lượng

h

lạc cũng giảm. Cụ thể, sản lượng lạc năm 2008 so với năm 2007 giảm 0,9 nghìn tấn tương


in

ứng 1,69 %. Tuy nhiên, khi lạc đã gieo trồng thì thời tiết tháng 1, 2, 3 năm 2008 lại thuận

cK

lợi nên năng suất lạc đạt khá cao với 2,226 tấn/ha tăng 0,054 tấn/ha tương ứng với 2,48 %
so với năm 2007.

Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Nghệ An

1.Diện tích

ĐVT

2006

Đ
ại

Chỉ tiêu

họ

giai đoạn 2006-2008

Nghìn ha
Tấn/ha


3.Sản lượng

Nghìn tấn

ng

2.Năng suất

23,3

2007

So sánh
2008

2007/2006

2008/2007

+/-

%

+/-

%

24,4

23,4


1,1

4,72

-1

-4,51

1,978 2,172

2,226

0,194

9,81

0,054

2,48

46,1

52,1

6,9

15,21

-0,9


-1,69

53

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008)

ườ

1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở Nam Đàn
Như trên đã đề cập, lạc thường được trồng vào cuối tháng 12 năm này và đầu

Tr

tháng 1 năm sau. Vì thế, sự diễn biến phức tạp của thời tiết đã ảnh hưởng rất lớn đến
diện tích cũng như sản lượng lạc của huyện Nam Đàn. Năm 2007 diện tích lạc toàn
huyện là 1.875,1 nghìn ha, sản lượng đạt được 4.177 nghìn tấn, năng suất đạt được là
1,896 tấn /ha.
Do sự bất lợi của thời tiết những tháng cuối năm 2007 đầu năm 2008 nên nông
dân trồng lạc ít hơn, vì thế diện tích năm 2008 giảm 16,7 nghìn ha so với năm 2007
18


Khóa luận tốt nghiệp
xuống còn 1858,41 nghìn ha tương ứng giảm 0,89 %. Nhưng khi lạc đã được trồng thì
thời tiết thuận lợi nên sản lượng lạc năm 2008 tăng 46,77 nghìn tấn lên 4.223,77 nghìn
tấn tương ứng tăng 1,12 %. Năng suất lạc năm 2008 đạt 1,964 tấn/ha tăng 0,068 tấn/ha
tương ứng tăng 3,58 % so với năm 2007. Bảng 4 (Diện tích, năng suất, sản lượng lạc

uế


của huyện Nam Đàn giai đoạn 2007 - 2009).

giai đoạn 2007 - 2009

tế
H

Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của huyện Nam Đàn

So sánh

2008

Nghìn ha 1.875,1

2.Năng suất

Tấn/ha

3.Sản lượng Nghìn tấn

2009

1.858,4 1.889,41

2008/2007

2009/2008


+/-

+/-

%
1,67

1,971 0,068

3,58 0,007

0,35

4.177 4.223,77 4.312.66 46,77

1,12 88,89

2,10

1,896

1,964

-16,7

%

-0,89 31,01

cK


1.Diện tích

2007

h

ĐVT

in

Chỉ tiêu

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Nam Đàn)

họ

Thời tiết thuận lợi cho đến những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nên
nông dân trên địa bàn quyết định mở rộng diện tích, vì thế năm 2009 so với năm 2008
diện tích trồng lạc trên địa bàn huyện tăng lên 31,01 nghìn ha lên 1.889,41 nghìn ha

Đ
ại

tương ứng tăng 1,67 %. Năng suất lạc năm 2009 đạt 1,971 tấn/ha tăng 0,007 tấn/ha

Tr

ườ


ng

tương ứng tăng 0,35 % so với năm 2008.

19


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ HỒNG LONG

uế

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HỒNG LONG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

tế
H

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hồng Long là một xã đồng bằng thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nằm
cách thị trấn huyện Nam Đàn về phía Tây Bắc khoảng 6 km, cách thành phố Vinh về

- Phía Nam giáp xã Xuân Lâm.

cK


- Phía Đông giáp xã Kim Liên.

in

- Phía Bắc giáp xã Hùng Tiến.

h

phía Đông Bắc khoảng 11 km.

- Phía Tây giáp sông Lam (Sông Cả).

Với vị trí như vậy, Hồng Long có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, trao

riêng với các vùng khác.

Đ
ại

2.1.1.2. Địa hình, đất đai

họ

đổi văn hóa xã hội cũng như giao thương trong sản xuất nói chung, sản xuất lạc nói

Địa hình của xã được phân bố thấp dần từ hướng Tây Nam đến Đông Bắc. Dân
cư được phân bố chạy dọc dài theo đường du lịch sông Lam (Đê 42). Đất đai phân bố

ng


không đồng đều, có độ dốc mức trung bình.
Phía ven đê 42 đến giáp bờ sông Lam là một bãi đất phù sa được bồi đắp hàng

ườ

năm do lũ lụt tạo nên. Chuyên sản xuất cây rau màu như: bầu, bí, dưa hấu và rau các
loại… Cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu, vừng. Cây lương thực như: ngô,

Tr

khoai, sắn.

Đất đai của xã Hồng Long được cơ cấu bởi 3 loại đất tương đối riêng biệt, đó

là: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và một số diện tích chưa sử dụng khác (Đất
bãi cát, đất ven sông Lam). Các loại đất có diện tích tương đối ổn định, riêng đất bồi
ven sông Lam được mở rộng do lượng phù sa bồi đắp hàng năm từ các trận lũ lụt.

20


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Xã Hồng Long thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An - một tỉnh thuộc miền Bắc Trung
Bộ nên mang đặc tính chung của khí hậu thời tiết Bắc Trung Bộ. Khí hậu ở đây diễn
biến khá phức tạp. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như
vùng đồng bằng Nghệ An. Trong năm có 4 mùa phân biệt khá rõ ràng:

uế


năng suất của các loại cây trồng. Bên cạnh đó cũng có đặc điểm riêng của khí hậu tiểu

tế
H

Mùa xuân: Từ cuối tháng 01 đến cuối tháng 04. Nhiệt độ trung bình từ 180C - 250C.

Mùa hè: Từ tháng 05 đến cuối tháng 07, thời tiết nóng nực kèm theo nhiều đợt
gió Tây Nam (gió Lào). Nhiệt độ bình quân từ 300C - 380C.

Mùa thu: Từ tháng 08 cho đến cuối tháng 10. Thời tiết dịu mát hơn tạo điều kiện

h

thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ trung bình từ 220C - 280C.

in

Mùa đông: Từ cuối tháng 10 cho đến cuối tháng 01 năm sau. Thời tiết lạnh gây
ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, nhất là những cây
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

cK

chịu rét kém. Nhiệt độ trung bình từ 10 - 150C.

họ

2.1.2.1. Tình hình dân số và nguồn lao động của địa phương
Dân số và lao động là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất cứ một xã hội

hay nền kinh tế nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Đ
ại

Ngày nay, mặc dù sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều loại máy móc
có khả năng làm việc thay con người với năng suất và hiệu quả cao. Nhưng điều đó
không làm thay đổi tầm quan trọng của lao động chân tay, đặc biệt là trong nông nghiệp.

ng

Đặc thù của đối tượng sản xuất nông nghiệp tạo nên mối liên hệ mật thiết với lao động.
Trong nông nghiệp, nếu không có bàn tay chăm sóc của con người thì năng suất cây

ườ

trồng, vật nuôi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hồng Long là một xã mà đại đa số người
dân sản xuất nông nghiệp. Vì thế dân số và lao động có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản

Tr

xuất của xã.
Tình hình dân số xã Hồng Long được thể hiện qua bảng 5 (Tình hình dân số và

lao động của xã Hồng Long giai đoạn 2007 -2009).

21


tế

H
uế

Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã Hồng Long giai đoạn 2007 -2009

So sánh

ĐVT

Chỉ tiêu

%

0

0

0

Người

4.991

5.005

4.956

6


0,28

-49

-0,98



2.415

2.395

2.390

-20

-0,83

-5

-0,21

1. LĐ Nam



in
1.730

1.730


-25

-1,42

0

0

660

665

660

5

0,76

-5

-0,75

1.378

1.378

1.380

0


0

2

0,15

họ



cK
1.755

1.037

1.017

1.010

-20

-1,93

-7

-0,69

675


677

670

2

0,3

-7

-1,03

ại

2. LĐ phi NN

h

0

tính chất CV
Phân theo

khẩu/hộ

4,88

4,89

4,84


0,01

0,2

-0,05

-1,02

LĐ/hộ

2,36

2,34

2,33

-0,02

-0,85

-0,01

-0,43

LĐ/hộ

1,72

1,69


1,69

-0,03

-1,74

0

0

2. LĐ Nữ
giới tính
IV. Chỉ tiêu khác



Người/km2

Đ
ờn
g

Tr
ư

+/-

1.022




4. BQLĐNN/ hộ

%

2009/2008

1.022

1.LĐ NN

3. BQLĐ/ hộ

2008/2007

1.022

Phân theo

2. BQ khẩu/hộ

2009

Hộ

III. Tổng số LĐ

1. Mật độ


2008

+/-

I. Tổng số hộ
II. Tổng số nhân khẩu

2007

(Nguồn :Báo cáo thống kê xã Hồng Long giai đoạn 2005 -2010)

22


Khóa luận tốt nghiệp
Nhìn chung tình hình dân số của Hồng Long có sự biến động nhưng không
đáng kể qua 3 năm. Toàn xã có 1.022 hộ gia đình và không thay đổi từ năm 2007 đến
2009. Nhưng số lượng nhân khẩu lại có sự biến động. Năm 2008 tăng lên 6 người so
với năm 2007 tương ứng tăng 0,28 %, nhưng năm 2009 dân số của xã lại giảm 49

uế

người từ 5.005 người xuống còn 4.956 người tương ứng giảm 0,98 %. Mật độ dân số
năm 2007 là 675 người/km2, năm 2008 tăng lên 2 người/km2 tương ứng tăng 0,3 %,

tế
H

nhưng năm 2009 mật độ dân số giảm xuống còn 670 người/km2 tức là giảm 7
người/km2 tương ứng giảm 1,03 %.


Về lao động, qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 nguồn lao động của xã
Hồng Long có biến động giảm. Năm 2007, toàn xã có 2.415 lao động, đến năm 2008

in

h

số lao động giảm 20 lao động xuống còn 2.395 lao động, tương ứng giảm 0,83 %.
Năm 2009 giảm thêm 5 lao động xuống còn 2.390 lao động tương ứng giảm 0,21 %.

cK

Lao động nông nghiệp chiếm trên 72 % lực lượng lao động của xã. Lao động nam có
biến động phức tạp, năm 2008 tăng lên 5 lao động tương ứng tăng 0,76 %, năm 2009
lại giảm đi 5 lao động so với năm 2008 tương ứng giảm 0,75 %. Còn lao động nữ lại

họ

giảm xuống. Tỷ lệ lao động nam luôn cao hơn lao động nữ trong suốt 3 năm.
Bình quân một hộ có từ 4,84 đến 4,89 người, tỷ lệ này biến động theo xu hướng

Đ
ại

tăng lên năm 2008 và giảm năm 2009, tương tự với sự biến động của nhân khẩu.
Trong đó một hộ có từ 2,33 đến 2,36 lao động và giảm dần từ năm 2007 đến năm
2009. Mặc dù lao động nông nghiệp chiếm trên 70 % trong lực lượng lao động của gia

ng


đình nhưng lại có xu hướng giảm đi từ năm 2007 đến năm 2009. Điều này phản ánh
hiện hiện tượng di chuyển lao động ra các trung tâm kinh tế lớn để tìm việc làm.

ườ

Nhu cầu việc làm và thu nhập hiện nay đã gây nên hiện tượng lao động ở nông

thôn di chuyển ra các trung tâm kinh tế lớn để tìm việc làm. Những thanh thiếu niên đi

Tr

làm việc ở các thành phố lớn sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Bỏ công việc gia
đình để tìm việc trong khi trình độ làm việc cũng như hiểu biết của số lao động này
còn hạn chế nên rất khó để tìm được việc làm tốt, đôi khi lại trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội nếu rơi vào các tệ nạn xã hội. Vì thế, nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp để lôi kéo số lao động này ở lại địa phương đồng thời cải thiện đời sống
của hơn 70 % dân số ở đây cũng chính là thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của xã.
23


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của địa phương
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý báu với bất kỳ một quốc gia hay địa phương
nào, trong bất kỳ một lĩnh vực kinh tế nào. Nó vừa là nơi trú ngụ cho con người; cũng
chính là nơi con người tiến hành các hoạt động sản xuất trên đó để làm ra của cải vật

uế

chất; cũng chính là nơi chứa đựng các chất thải từ các hoạt động của con người. Vì

vậy, nếu nơi nào có điều kiện đất đai thuận lợi và người ta biết sử dụng hợp lý phát

tế
H

huy hết tiềm năng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đời sống của họ. Ngược lại sẽ gây hậu
quả nghiêm trọng cho đời sống.

Hồng Long là một xã đồng bằng ven sông nên đất đai ở đây khá bằng phẳng và
màu mỡ, thích hợp cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Năm 2008 xã

in

h

tiến hành đo đạc và quy hoạch lại đất đai nên tình hình sử dụng đất đai của Hồng Long
biến động mạnh từ năm 2007 đến năm 2008. Ta có thể thấy những biểu hiện cụ thể dưới

+ Giai đoạn 2007 - 2008

cK

bảng 6 (Tình hình sử dụng đất tại xã Hồng Long giai đoạn 2007 - 2009).

Tổng diện tích đất toàn xã tăng lên 6,21 ha từ 735,85 ha lên 742,06 ha tương

họ

ứng tăng 0,84 %. Trong 3 loại đất cấu thành thì đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng
tăng lên lần lượt là 22,44 và 10,82 ha, đất phi nông nghiệp giảm 27,05 ha.


Đ
ại

Đất phi nông nghiệp có diện tích lớn thứ 2 trong tổng diện tích đất toàn xã với
283,29 ha chiếm trên 38 % năm 2007 và giảm 27,05 ha xuống còn 256,24 ha tương
ứng giảm 9,55 % trong năm 2008.

ng

Đất chưa sử dụng năm 2007 có diện tích 57,67 ha chiếm 7,84 % trong tổng diện
tích đất, tăng 10,82 ha lên 68,49 ha trong năm 2008.

ườ

+ Giai đoạn 2008 - 2009
Tình hình sử dụng đất đai giai đoạn này hầu như ổn định sau khi đã được quy

Tr

hoạch trong năm 2008. Điều đáng chú ý ở đây là diện tích các loại đất biến động theo
xu hướng ngược lại với biến động giai đoạn 2007 - 2008. Cụ thể là đất nông nghiệp
giảm xuống 2,15 ha tương ứng với 0,52 % so với năm 2008. Trong khi đó, diện tích
đất phi nông nghiệp tăng nhẹ với 2,1 ha tương ứng tăng 0,82 %. Năm 2008, xã chuyển
một phần diện tích đất lúa để xây dựng nhà văn hóa cho các xóm và mở rộng đường
nên diện tích đất nông nghiệp giảm và đất chuyên dùng tăng lên.

24



tế
H
uế

Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất tại xã Hồng Long giai đoạn 2007 – 2009
2007
DT
(ha)

2008
Tỷ lệ
(%)

DT
(ha)

2009
%

DT
(ha)

So sánh

Tỷ lệ
(%)

735,85


100

742,06

100

742,06

I

Đất nông nghiệp

394,89

53,66

417,33

56,24

415,18

1.1

Đất sản xuất NN

375,22

95,02


385,01

92,26

382,98

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

344,92

91,92

368,89

95,81

1.1.1.1

Đất trồng lúa

210,38

60,99

230,01

1.1.1.2


Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

0

0

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

134,54

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

1.2

Đất lâm nghiệp

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

1.4

+/-

(%)


09/08

+/-

(%)

100

6,21

0,84

0

0

55,95

22,44

5,68

-2,15

-0,52

92,24

9,79


2,61

-2,03

-0,53

366,86

95,79

23,97

6,95

-2,03

-0,55

62,35

228

62,15

19,63

9,33

-2,01


-0,87

1,35

0,37

1,35

0,37

1,35

-

0

0

39,01

137,53

37,28

137,51

37,48

2,99


2,22

-0,02

-0,01

30,3

8,08

16,12

4,19

16,2

4,23

-14,18

-46,8

0

0

0

0


0

0

0

0

0

-

0

-

19,67

4,98

32,3

7,74

32,18

7,75

12,63


64,21

-0,12

-0,37

Đất nông nghiệp khác

0

0

0,02

0

0,02

0

0,02

-

0

0

II


Đất phi nông nghiệp

283,29

38,5

256,24

34,53

258,34

34,81

-27,05

-9,55

2,1

0,82

2.1

Đất ở

2.2

Đất chuyên dùng


2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2.4

Đất nghĩa trang

2.5

Đất sông suối và mặt nước

III

Đất chưa sử dụng

cK

họ

ại
7,06

76,73

29,94

76,85

29,75


56,73

283,65

0,12

0,16

76,87

27,13

51,02

19,91

52,98

20,51

-25,85

-33,63

1,96

3,84

Đ


20
0,9

0,32

1,43

0,56

1,43

0,55

0,53

58,89

0

0

12,41

4,38

10,98

4,29


10,98

4,25

-1,43

-11,52

0

0

173,11

61,11

116,08

45,3

116,1

44,94

-57,03

-32,94

0,02


0,02

57,67

7,84

68,49

9,23

68,54

9,24

10,82

18,76

0,05

0,07

ờn
g

Tr
ư

in


Tổng diện tích đất

08/07

h

TT

Năm
Loại đất

(Nguồn :Báo cáo thống kê xã Hồng Long giai đoạn 2005 -2010)

25


×