Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hiệu quả sản xuất hồ tiêu tại xã vĩnh nam, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.07 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở XÃ VĨNH NAM
HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thanh Loan

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Phạm Thò Thanh Xuân

Lớp: K44 KTNN
Niên khóa: 2010 - 2014

Huế 05/2014


Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học
tập 4 năm tại Trường Đại học Kinh tế Huế. Dưới sự dạy dỗ
tận tình, chu đáo của các thầy cô trong trường cùng với sự
hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan thực tập là
các cán bộ UBND xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị. Tôi đã hoàn thành kịp thời và đầy đủ bài khóa
luận này.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc
đến GV.Th.s. Phạm Thị Thanh Xuân đã hướng dẫn nhiệt
tình, chu đáo, quan tâm và giúp đỡ tôi rất tận tình trong


suốt quá trình làm bài và giúp tôi hoàn thành tốt bài khóa
luận này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các giảng
viên của khoa KT - PT nói riêng và giảng viên toàn trường
Kinh tế Huế nói chung đã đào tạo, dạy dỗ tận tình, chu đáo
trong suốt 4 năm học để tôi có được hành trang kiến thức
và đạo đức tốt bước vào đời.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến UBND xã Vĩnh Nam,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện, giúp đỡ
tận tình trong suốt quá trình thực tập tại xã.
Cảm ơn gia đình tôi cùng với những người bạn đã
quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt những năm
ngồi trên ghế giảng đường.
Tuy đã cố gắng nhưng trong quá trình làm bài không
tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Kính mong các quý
thầy cô, các bạn cùng tất cả những ai quan tâm đến đề tài
này có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày 17 tháng 5 năm
2014.


Sinh viên
Nguyễn Thanh Loan


Khóa luận tốt nghiệp

i


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BQ

: Bình quân.

BQC

: Bình quân chung.

BVTV

: Bảo vệ thực vật.

CAP

: Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp.

C&F

:Giá CIF và giá FOB.

GO

: Giá trị sản xuất.

IC


: Chi phí trung gian.

KHKT

: Khoa học kĩ thuật.

MI

: Thu nhập hỗn hợp.

NN&NT

: Nông nghiệp và nông thôn.

NPV

: Giá trị hiện tại ròng.

STT

: Số thứ tự.

TC

: Tổng chi phí.

TKCB

: Thời kì cơ bản.


TKKD

: Thời kì kinh doanh.

TW

: Trung ương.

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân.

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

ii

VN

: Việt Nam.

VPA

: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

iii

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m2
1ha = 10.000 m2
1USD = 21000 VNĐ

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ, biểu đồ

Tên

Trang

Biểu đồ 1: Tổng diện tích gieo trồng và thu hoạch hồ tiêu cả nước từ 2007-2013 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2:Tổng diện tích gieo trồng và thu hoạch các tỉnh trọng điểm cả nước năm
2012 và 2013.(ha)........................................................Error: Reference source not found
Sơ đồ : Cung ứng hồ tiêu của xã Vĩnh Nam...............Error: Reference source not found

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên

Trang

Bảng 1: Định mức bón phân cho hồ tiêu từ năm 1 đến năm 3...Error: Reference source
not found
Bảng 2:Định mức bón phân cho hồ tiêu từ năm thứ 4 trở đi.....Error: Reference source
not found
Bảng 3: Thời gian thu hoạch của các nước sản xuất hồ tiêu chính.......Error: Reference
source not found
Bảng 4: Thống kê Hải quan về xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường năm 2013..............Error:
Reference source not found
Bảng 5: Tình hình lao động của xã qua 3 năm...........Error: Reference source not found
Bảng 6:Quy mô, cơ cấu đất đai của xã qua 3 năm xã Vĩnh Nam..........Error: Reference
source not found
Bảng 7: Quy mô, cơ cấu GDP của xã Vĩnh Nam.......Error: Reference source not found
Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của xã qua 3 năm.......Error: Reference
source not found
Bảng 9: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra.............Error: Reference source not found
Bảng 10: Các hoạt động sản xuất hồ tiêu trong năm.. Error: Reference source not found
Bảng 11:Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.. . .Error: Reference source

not found
Bảng 12: Chi phí trồng tiêu thời kì kiến thiết cơ bản. Error: Reference source not found
Bảng 13: Quy mô, cơ cấu đầu tư thời kì kinh doanh.. Error: Reference source not found
Bảng 14: Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu các hộ.........Error: Reference source not
found
Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô trồng tiêu đến hiệu quả sản xuất tiêu................Error:
Reference source not found
Bảng 16: Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả sản xuất tiêu. Error: Reference source
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

vi

not found
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí lao động.................Error: Reference source not found
Bảng 18: Những khó khăn chính của các hộ gia đình trong trồng và chăm sóc hồ tiêu. Error:
Reference source not found
Bảng 19: Ma trận SWOT............................................ Error: Reference source not found

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.

Hồ tiêu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định đời
sống của người dân. Đồng thời đây là loại cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Quảng
Trị. Tuy nhiên thời gian gần đây cây tiêu phải đối mặt với những rủi ro do thời tiết và
sâu bệnh hại gây ra, ảnh hưởng và gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng
và thu nhập của người dân. Qua tình hình đó, tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất
hồ tiêu tại xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”. Từ đó đưa ra những
nhận xét, đánh giá khách quan cũng như đưa ra các giải pháp, phương hướng giải
quyết giúp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu của xã trong thời gian tới.
Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất hồ tiêu.
- Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã
Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ
tiêu.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
Nguồn số liệu thứ cấp: các số liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu được
thu thập qua báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, các nghiên cứu và website. Số
liệu về tình hình cơ bản của địa phương được thu thập tại UBND xã Vĩnh Nam, phòng
địa chính, phòng khuyến nông huyện.
Nguồn số liệu sơ cấp: số liệu điều tra được từ 60 hộ trồng tiêu bằng bảng hỏi,
các hộ sản xuất được chọn dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành điều tra 60 hộ trồng tiêu bằng bảng hỏi, các
hộ sản xuất được chọn dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu
được thu thập qua báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, các nghiên cứu và website.
Số liệu về tình hình cơ bản của địa phương được thu thập tại UBND xã Vĩnh Nam,
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

viii

phòng địa chính, phòng khuyến nông huyện.
- Phương pháp chuyên gia tham khảo: nhằm thu thập các thông tin chủ yếu về
hoạt động sản xuất, khó khăn, thuận lợi từ cán bộ khuyến nông, các thành viên câu lạc
bộ sản xuất hồ tiêu tại xã, các hộ sản xuất có kinh nghiệm.
Kết quả đạt được:
- Hiểu được vai trò của cây hồ tiêu trong sản xuất, đóng góp của cây hồ tiêu
trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Đánh giá được tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Vĩnh
Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu của
hộ.
- Đánh giá được các chỉ tiêu, kết quả đạt được trong phát triển sản xuất hồ tiêu
của xã Vĩnh Nam.
- Đưa ra được các định hướng và giải pháp phát triển sản xuất hồ tiêu trong thời
gian tới.

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài.
Hồ tiêu là loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng
cao, được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh từ miền Trung trở vào. Đây là gia vị
không thể thiếu trong chế biến món ăn hàng ngày của con người. Ngoài ra, tiêu còn có
tác dụng trong việc chữa trị một số bệnh và được sử dụng làm hương liệu trong công

nghiệp. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế
giới. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện có khoảng 95% sản lượng hồ tiêu sản xuất
trong nước để xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, còn lại 5% là tiêu thụ
trong nước. Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới,
xuất khẩu hồ tiêu đạt bình quân từ 120.000 -125.000 tấn mỗi năm, chiếm trên 50% thị
phần xuất khẩu.
Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió
mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông
lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Mùa nắng có gió Tây Nam khô nóng, mùa mưa
có gió mùa Đông Bắc khô và lạnh. Chính khí hậu khắc nghiệt của Quảng Trị đã làm
cho hạt tiêu ở đây vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công nhận tiêu khô Quảng Trị có chất lượng tốt
nhất, thuộc mặt hàng đặc chủng. Cây tiêu được trồng trên cây choái sống, người trồng
tiêu sử dụng chủ yếu nguồn phân bón hữu cơ, chăm sóc theo kiểu truyền thống nên đã
tạo ra cho hồ tiêu Quảng Trị một tính chất khác biệt. Quảng Trị có diện tích trồng tiêu
khá lớn, tập trung chủ yếu ở các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hoá với
diện tích gần 3.000 ha đang trong độ tuổi thu hoạch. Đặc điểm nổi bật của tiêu khô
Quảng Trị là cay và thơm ngon nổi tiếng, nhất là hồ tiêu trồng ở vùng Cùa của huyện
Cam Lộ, tiêu Vĩnh Linh,....
Xã Vĩnh Nam thuộc huyện Vĩnh Linh cũng là một trong những vùng trồng hồ
tiêu lớn của huyện với diện tích trồng tiêu lên đến 87ha (năm 2013). Cây hồ tiêu là cây
trồng chủ lực của người dân, góp phần tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống của
người dân, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thời
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

1


Khóa luận tốt nghiệp
gian gần đây thiên tai, bão lụt, sâu bệnh, đất đai xuống cấp đã làm cho hồ tiêu bị giảm

năng suất đáng kể và ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu và cuộc sống của những hộ
xem cây tiêu là cây trồng chủ lực của gia đình. Qua tình hình và những vấn đề đó, tôi
đã chọn đề tài “Hiệu quả sản xuất hồ tiêu tại xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị”. Từ đó có những nhận xét, đánh giá khách quan cũng như những định
hướng, biện pháp, phương hướng giải quyết vấn đề để hồ tiêu ở xã Vĩnh Nam phát
triển tương xứng với tiềm năng và điều kiện của vùng đất Quảng Trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung.
Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Nam huyện
Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. Từ đó đề xuất phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất hồ tiêu của xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất hồ tiêu.
- Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã
Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ
tiêu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: điều tra tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Nam,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Phạm vi thời gian: số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra trong khoảng
thời gian 10 năm trở lại đây.
Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ những tài liệu, niên giám thống kê, báo cáo
tổng hợp tình hình về xã trong khoảng thời gian từ 2011-2013.

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN


2


Khóa luận tốt nghiệp
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành điều tra 60 hộ trồng tiêu bằng bảng hỏi, các
hộ sản xuất được chọn dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu
được thu thập qua báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, các nghiên cứu và website.
Số liệu về tình hình cơ bản của địa phương được thu thập tại UBND xã Vĩnh Nam,
phòng địa chính, phòng khuyến nông huyện.
- Phương pháp chuyên gia tham khảo: nhằm thu thập các thông tin chủ yếu về
hoạt động sản xuất, khó khăn, thuận lợi từ cán bộ khuyến nông, các thành viên câu lạc
bộ sản xuất hồ tiêu tại xã, các hộ sản xuất có kinh nghiệm.

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

3


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế.
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định”.Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công

thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C
Trong đó:
- H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó.
- K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó.
- C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó.
Mặt khác, cũng có thể định nghĩa: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt
động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
Định nghĩa này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được tính toán trong
sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào
quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động,
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh
nghiệp đã xác định.
- Hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kĩ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay
công nghệ áp dụng vào kinh tế. Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện vật chất
của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

4


Khóa luận tốt nghiệp
nhiêu đơn vị sản phẩm. Hay nói một cách khác, hiệu quả kĩ thuật là khả năng thu được

kết quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào cố định. Hiệu quả kĩ thuật phụ thuộc
nhiều vào bản chất kĩ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất, kĩ năng của người sản
xuất cũng như môi trường kinh tế, xã hội khác và trong đó kỹ thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Hay nói một cách khác, hiệu quả
phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nằm tại lợi nhuận tối đa
khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kĩ
thuật và hiệu quả phân bổ, điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Hiệu quả
kinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận.
Hiệu quả kĩ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của sản xuất. Hiệu
quả phân bổ thì liên quan đến yếu tố tổ chức quản lí nhằm đạt được mục đích kinh tế
của người sản xuất
Vậy nên, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế thì phải nâng cao cả hiệu quả kĩ thuật
và hiệu quả phân bổ để từ đó đạt được lợi nhuận tối đa, cũng chính là mục tiêu cuối
cùng của nhà sản xuất.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm như hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả
kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng sử dụng các nguồn lực trong
sản xuất nhằm đạt được sự lựa chọn và kết quả tối ưu. Nâng cao hiệu quả kinh tế đánh
giá được hiệu quả kinh tế đạt được so với chi phí bỏ ra và các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế như giống, phân bón, đất đai, nguồn nước, thời tiết, công chăm sóc,…
Từ đó, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất hồ tiêu và có những biện
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng tiêu của xã.

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN


5


Khóa luận tốt nghiệp
1.2. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật sản xuất cây hồ tiêu.
1.2.1. Nguồn gốc và giá trị của cây hồ tiêu.
1.2.1.1. Nguồn gốc.
Tiêu có nguồn gốc từ vùng Ghats miền Tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống tiêu
hoang dại, mọc rất lâu đời. Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước trồng hồ tiêu nhiều nhất
trên thế giới, với diện tích hồ tiêu 25.000 - 30.000ha, tập trung chủ yếu ở Kerela và
Mysore. Sau đó, tiêu được người Hindu mang tới Java (Indonesia) vào khoảng 600
năm sau công nguyên. Cuối thế kỷ 12, tiêu được trồng ở Mã Lai. Đến thế kỷ 18, tiêu
được trồng ở Srilanka và Campuchia.
Ở châu Mỹ có nhiều nước trồng hồ tiêu nhưng tập trung chủ yếu ở Brazil,
Mexico với xuất xứ do người Nhật đưa từ Singapore sang.
Ở châu Phi cây hồ tiêu chỉ mới được đưa vào trồng ở thế kỷ thứ XIX với
Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigeria, Công-gô và Cộng hòa
Trung Phi.
Ở Đông Dương, cây hồ tiêu hoang dại được tìm thấy tương đối sớm khoảng từ
trước thế kỉ XVI, nhưng mãi đến đến thế kỉ XVII các giống có năng suất cao mới được
đưa vào trồng, bắt đầu từ thế kỉ XIX mới được canh tác tương đối qui mô ở Hà Tiên Việt Nam và vùng Kampot - Campuchia.
Hồ tiêu du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đến thế kỷ 18 mới bắt
đầu phát triển mạnh, diện tích canh tác lớn nhất là vào đầu thế kỉ XX, với đỉnh cao là
năm 1909 với 6.000 tấn hồ tiêu xuất khẩu, sau đó giảm xuống trong thời gian chiến
tranh. Khi một số người Trung Hoa di dân vào Campuchia ở vùng dọc bờ biển vịnh
Thái Lan như Konpong, Trach, Kep, Kampot và tiêu vào Đồng bằng Sông Cửu Long
của Việt Nam qua ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó lan dần đến các tỉnh
khác ở miền Trung như Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị. Cây tiêu được trồng chủ yếu từ
vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Các vùng trồng tiêu lớn thuộc các vùng Đông Nam Bộ (Bình
Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) và Tây Nguyên (Đắc Nông, Đắc Lắc và Gia

Lai). Nước ta có nhiều vùng trồng tiêu có chất lượng nổi tiếng lâu đời như tiêu Cùa, tiêu
Vĩnh Linh ( Quảng Trị), tiêu Tiên Phước (Quảng Nam), tiêu Phú Quốc (Kiên Giang),…

SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

6


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.1.2. Giá trị của cây tiêu.
∗ Giá trị kinh tế:
Tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế, giá trị thương mại và xuất khẩu cao.
Hiện nay, tiêu là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế. Hạt tiêu
Việt Nam hiện đã có mặt trên thị trường 30 nước trên thế giới, trong đó châu Âu là thị
trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm đến 38% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, tiếp
đến là các nước ASEAN với 30% sản lượng, Mỹ khoảng 19% và các nước Trung
Đông, khoảng 7,7%. Hiện nay diện tích cây hồ tiêu trong cả nước có khoảng 50.000ha,
hàng năm cho sản lượng trên dưới 100.000 tấn hạt tiêu, trong đó 95% dành cho xuất
khẩu. Diện tích trồng tiêu tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ (chiếm đến
54% tổng diện tích hồ tiêu cả nước), tiếp đến là các tỉnh Tây Nguyên với 23,7% tổng
diện tích, còn lại là các vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ chỉ chiếm
22,3 tổng diện tích trồng tiêu của cả nước.
∗ Giá trị dinh dưỡng:
Hạt tiêu đen rất giàu canxi, magiê, phốt pho và kali. Nó cũng chứa sắt, natri và
một lượng nhỏ flo, selen, mangan, đồng và kẽm, 100g hạt tiêu đen có 255 calo, trong
đó Calo từ chất béo là 27 calo.
Trong tiêu còn có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin
và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có
8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.
∗ Công dụng khác:

- Làm gia vị: Hạt tiêu có vị nóng, cay, hương vị mạnh, có mùi thơm hấp dẫn, rất thích
hợp cho việc chế biến các món ăn.
- Trong y dược: Do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa có mùi thơm,
cay, nóng đặc biệt, tiêu có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra,
tiêu còn có tác dụng làm cho ấm bụng, thường dùng chung với gừng để chữa chứng
tiêu chảy, ói mửa khi ăn nhầm món ăn lạ, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa, dùng chung
với hành lá trong tô cháo giải cảm…
Tiêu còn có tác dụng tẩy trừ hàn khí: dùng cho các bệnh như đau dạ dày, nôn
do lạnh dạ dày và cả đau bụng khi đi ngoài do lạnh bụng. Người bị dạ dày lạnh khi ăn
những món ăn lạnh tốt nhất nên rắc thêm một ít hạt tiêu trắng để trừ lạnh, chống hàn.
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

7


Khóa luận tốt nghiệp
Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp
tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung
thư và tim mạch.
- Tiêu giúp tăng cảm giác ngon miệng: Tính tì, khai vị, dùng hạt tiêu bột để điều vị cho
món ăn sẽ làm tăng thêm cảm giác thèm ăn, có tác dụng trị liệu chứng chán ăn, ăn
không ngon và tiêu hóa không tốt.
- Trong công nghiệp hương liệu: Tinh dầu tiêu với mùi thơm đặc biệt được sử dụng
trong công nghiệp hương liệu và hóa dược.
Chất piperin trong hạt tiêu được thủy phân thành piperidin và acid piperic. Oxy hóa
acid piperic bằng permanganate kali (KMnO4), ta thu được piperonal (heliotropin nhân
tạo) có mùi hương tương tự như heliotropin và coumarin, dùng để thay thế các hương
liệu này trong kỹ nghệ làm nước hoa.
- Trừ côn trùng: Trước kia, người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu xay tẩm vào
da để ngừa côn trùng phá hoại, nhưng từ khi xuất hiện các loại thuốc hóa học công

dụng và rẻ tiền hơn thì tiêu không còn được sử dụng trong lĩnh vực này nữa.
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất hồ tiêu.
1.2.2.1. Đặc tính hình thái của cây tiêu.
- Rễ:

Cây tiêu có 2 loại rễ:


Rễ dưới mặt đất: Rễ chính và rễ phụ.

 Rễ chính thường có 3 đến 4 rễ trên mỗi dây tiêu, có chức năng hút nước và
bám chắc vào đất. Rễ chính có thể mọc sâu xuống dưới mặt đất đến 2m.
 Rễ phụ mọc thành chùm phát triển lan rộng xung quanh gốc tiêu, có chức
năng hút nước và dinh dưỡng trong đất, phân bố từ mặt đất đến 45cm. Hơn 80% rễ phụ
phân bố từ mặt đất đến 30cm.
Rễ tiêu thuộc loại rễ háo khí, không chịu ngập úng. Nếu cây tiêu bị ngập nước
trên 12 giờ thì bộ rễ sẽ bị tổn thương , hư thối.


Rễ trên mặt đất: Rễ thằn lằn.

Rễ thằn lằn mọc ra từ các mắt ở thân trên không, có chức năng bám vào thân
cây choái, giúp cây leo lên cao.
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

8


Khóa luận tốt nghiệp
- Thân:


Thân cây tiêu thuộc loại thân thảo, phân đốt, mọc rễ thằn lằn bám vào cây choái
để leo lên cao.
- Cành:
Có 2 loại chính là dây lươn và cành quả:


Dây lươn: không cho quả, có thể nhân giống, có 2 loại. Dây lươn mọc ở

gốc tiêu thường bò và có rễ bám vào đất. Dây lươn mọc từ thân đoạn gần ngọn thường
buông thỏng xuống.


Cành quả: mọc từ mầm nách trên thân chính, có nhiều đốt có mầm ngủ có

thể phát triển thành cành cấp 2,3 và ra hoa.
- Lá:
Mọc cách, ở nách lá có mầm ngủ có thể phát triển thành thân chính dây lươn,
cành quả hay ra hoa.
- Hoa:
Phác hoa dạng gié, dài 7-12cm, có từ 20-60 hoa xếp theo hình xoắn ốc. Hoa chủ
yếu là lưỡng tính, thụ phấn nhờ nước, côn trùng. Cây tiêu phân hóa mầm hoa nhờ mưa.
Sau khi trải qua một thời kì khô hạn, cây bắt đầu ra hoa cùng với lá non sau vài trận mưa.
- Quả:
Thuộc loại quả hạch,có một hạt, hình cầu không cuống, đường kính 4-6mm.
1.2.2.2. Kĩ thuật sản xuất hồ tiêu.
Cây giống:
Giống tiêu: giống tiêu Vĩnh Linh, Sẻ Cùa.
Theo kết quả điều tra, khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất cho thấy
giống tiêu Vĩnh Linh có đặc điểm: Kích thước lá trung bình, thon dài, xanh đậm, cây

sinh trưởng khỏe, cành quả vươn rộng, gié hoa trung bình, quả to, đóng giày trên gié,
chùm quả dài đậm, quả đều không bị khuyết hạt trên chùm quả, năng suất cao từ 5 tấn
đến 7 tấn tiêu đen/ha, có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên và Quảng Trị, giống ít nhiễm bệnh chết nhanh và chết chậm, vào vụ
thu hoạch sớm, cho năng suất ổn định từ năm thứ tư (3,0-3,5 tấn/ha) và cao hơn các
giống khác 10-30%, dung trọng trên 550 g/L.
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

9


Khóa luận tốt nghiệp
Vườn tiêu lấy giống: vườn tiêu thuần giống. Cây tiêu từ 2-3 năm tuổi, sinh
trưởng khỏe, không sâu bệnh, đặc biệt không có cây bị bệnh, virut(tiêu điên).
Trồng cây:
Mật độ và khoảng cách: 1400 choái/ha với khoảng cách 2,4mx3,0m.
- Hố trồng:

Trồng theo hào: đào hào dài có chiều rộng khoảng 60cm, sâu 60cm nếu đất ít
dốc nên đào hào song song theo hướng dốc để vườn dễ thoát nước.
Trồng theo hố: đào hố trồng có kích thước 60 x 60 x 60cm.
Nên đào hào, hố trong mùa khô để phơi đất 1-2 tháng trước khi trồng để tiêu
diệt mầm bệnh. Cần rãi 0,5kg vôi bột vào lòng hố sau khi đào xong.
- Bót lót:

Bón lót cho một choái 10-20kg phân bò hoai mục trộn đều với 0,5-1,0kg Lân nung
chảy, bón trước khi trồng ít nhất một tháng. Không sử dụng phân heo cho cây tiêu.
- Kĩ thuật trồng:

 Thời vụ: trồng vào đầu mùa mưa tháng 9-10 hàng năm, sau 1-2 cơn mưa đầu mùa.

 Cách trồng: trồng trực tiếp hom giống sau khi cắt, thời vụ rất nghiêm ngặt,
trồng vào đầu mùa mưa, cắt hom giống trước khi cây ra lá non. Trồng 3-4 hom thân tốt
cho mỗi choái. Trồng hom cách choái 20-30cm, ngọn nghiêng 1 góc 45 o về phía choái.
Chôn 2-3 mắt dưới mặt đất. Nén chặt và tưới ẩm đất sau khi trồng.
 Trồng bầu: thường áp dụng khi trồng dây lươn. Thời vụ trồng có thể kéo dài
đến cuối tháng 10. Lột bỏ bầu nilon trước khi trồng.
 Che nắng: che nắng ngay lập tức sau khi trồng bằng cành lá khô, cỏ khô hay
rơm rạ. Không nên dùng bao nilon để che nắng.
Làm cỏ, trồng xen, che phủ đất:
 Làm cỏ: làm cỏ bằng tay, hạn chế đi lại trong vườn trong mùa mưa. Không
dùng thuốc trừ cỏ trong vườn tiêu.
 Trồng xen: nên trồng xen cây họ đậu, tốt nhất là cây đậu phụng. Hạn chế
trồng các loại là ký chủ của tuyến trùng như bầu, bí, cà, ớt, môn. Không trồng xen dứa,
cây kí chủ của rệp sáp trong vườn tiêu.
Dùng rơm rạ, cỏ khô, lá khô che phủ mặt đất trong mùa khô để giảm bốc thoát
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

10


Khóa luận tốt nghiệp
hơi nước và nhiệt độ. Dọn sạch vật liệu che phủ trong mùa mưa để vườn thông thoáng,
khô ráo.
Bón phân.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu khá cao, từ năm thứ 3 sau trồng, cây cần
nhiều nhất là đạm, sau đó đến kali rồi mới đến lân, vôi, magiê và các chất khoáng
khác.
Bảng 1: Định mức bón phân cho hồ tiêu từ năm 1 đến năm 3.
Loại phân


Năm 1

Năm 2

Năm 3

Urê (g)

100 – 150

200 – 250

300 – 400

Super lân (g).

400 –500

400 – 500

500

KCl (g)

100

150 – 200

250 – 300


Vôi (g)

500

Phân chuồng (kg)

15 –20

15 – 20

15 – 30
(Nguồn: pse.vn)

Cách bón:
- Bón lót (đầu mùa mưa): toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3 (urê + lân + kali).
- Giữa mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali).
- Cuối mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali).
Bảng 2:Định mức bón phân cho hồ tiêu từ năm thứ 4 trở đi.
(ĐVT: kg)
Loại phân

Giai
đoạn

Urê

Super
lân

KCl


Vôi

Phân
chuồng

Phân đầu
trâu

Nhu cầu

Sau thu hoạch

0,2 -0,25

0,3 -0,35 0,05 -0,1 0,5 15 - 30

0,5 - 0,6 CT1 P, N cao

Trước ra hoa

0,05 -0,1

0,3 -0,35 0,05 -0,1

0,3 - 0,4 CT2 P cao

Tượng hạt

0,15 -0,2


0,15

0,15

0,4 - 0,5 CT3 N, K cao; P thấp

Nuôi trái

0,15 -0,2

0,15

0,15

0,4 - 0,5 CT3 N, K cao; P thấp

Tổng cộng

0,55-0,75

0,9-1,0

0,4-0,5

0,5 15-30

(Nguồn: pse.vn)
Cách bón : Đào rãnh quanh nọc, cách nọc 0,5 –0,6 m, rộng 20 – 30 cm, sâu 10 –
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN


11


Khóa luận tốt nghiệp
15 cm, rải phân đều vào rãnh rồi lấp đất lại. Cố gắng hạn chế làm đứt rễ.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của cây hồ tiêu.
1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên.
Mặc dù là giống tiêu thích nghi tốt với vùng đất Quảng Trị nhưng Tiêu Vĩnh
Linh vẫn chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên sau:
Địa hình:
Cây hồ tiêu thích hợp với những địa hình cao ráo, dễ thoát nước, tránh ngập
úng trong mùa mưa, độ dốc tương đối không quá 30 o. Cây tiêu có thể trồng ở những
vùng có độ cao dưới 700m.
Khí hậu:
Cây tiêu thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm có lượng mưa lớn, độ ẩm cao. Ở
Việt Nam có thể trồng tiêu từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
Lượng mưa.
Cây tiêu ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm, thích hợp với lượng mưa từ 15002500mm/năm, phân bố đều. Cây cần có một mùa khô kéo dài khoảng 2 -3 tháng để
chuẩn bị phân hóa mầm hoa đồng loạt.
Độ ẩm.
Cây tiêu thích nghi với độ ẩm không khí cao từ 70-90%, nhất là vào thời kì ra
hoa. Tuy độ ẩm cao giúp cây hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa đậu quả thuận
lợi, nhưng đồng thời lại tạo điều kiện cho sâu bệnh hại trên hồ tiêu phát triển mạnh.
Những nơi mà môi trường đất đủ ẩm với không khí có gió nhẹ và khô thuận lợi hơn
cho việc trồng hồ tiêu.
Ánh sáng.
Hồ tiêu là loại cây ưa bóng ở mức độ nhất định. Cây tiêu là loại cây leo nên
thích nghi với ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng và phát
dục, ra hoa đậu quả và kéo dài tuổi thọ của vườn cây hơn, đặc biệt trong thời kì kiến

thiết cơ bản từ khi mới trồng đến năm 3. Trong thời kì kinh doanh cây tiêu cần nhiều
ánh sáng để quang hợp cho năng suất cao. Trồng hồ tiêu trên các loại trụ sống là kiểu
canh tác thích hợp cho hồ tiêu.
Nhiệt độ.
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

12


Khóa luận tốt nghiệp
Nhiệt độ thích hợp là từ 20-30o C. Nhiệt độ tối đa là 40 oC, tối thiểu là 10oC.
Nhiệt độ dưới 15oC cây bắt đầu ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài có thể gây rụng lá non,
hoa và quả non. Nhiệt độ từ 6-10 oC trong thời gian ngắn làm nám lá non, sau đó lá trên
cây bắt đầu rụng.
Gió.
Cây tiêu chỉ ưa thích môi trường lặng gió, hoặc gió nhẹ. Gió mạnh đặc biệt là
gió lạnh và gió khô nóng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lượng của tiêu.
Ở Quảng Trị gió mùa Đông Bắc lạnh kéo dài có thể làm cho tiêu ra hoa đậu quả kém,
rụng lá non, rụng quả xanh. Gió Lào khô nóng làm cây héo, sinh trưởng kém và giảm
năng suất. Gió mạnh làm dây tiêu trốc ra khỏi cây choái. Vì vậy phải có vành đai chắn
gió cho vườn tiêu.
Đất đai:
Có thể trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ phát triển trên đá bazan,
đất đỏ vàng, đất phù sa, đất sét pha cát… Đất trồng tiêu cần có các tính chất sau:
- Đất tơi xốp, giàu mùn, có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có độ pH từ 5-6.
- Đất dễ thoát nước, có độ dốc từ 5-20%. Tuyệt đối không bị ngập úng. Độ dốc
thoai thoải từ 5-10o tốt hơn đất bằng phẳng để thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống
thoát nước cho vườn tiêu.
- Tầng canh tác dày từ 0,7m trở lên, mạch nước ngầm sâu hơn 2m.
- Đất phải được cày bừa, nhặt sạch rễ cây, rải vôi bột khi bừa với liều lượng 2-3

tấn/ha. Nếu là đất từ các vườn cây ăn quả lâu năm hết nhiệm kỳ kinh tế hoặc từ vườn
cao su, cà phê già cỗi thanh lý cần phải áp dụng các biện pháp khai hoang, cày bừa, rà
rễ và đốt, gieo trồng cây phân xanh họ đậu, cây đậu đỗ từ 2-3 vụ để cải tạo đất, xử lý
đất để diệt trừ nấm bệnh trước khi trồng hồ tiêu.
Nguồn nước:
Hồ tiêu là loại cây mà nếu như thiếu nước thì cây vẫn có thể sống được, tuy
nhiên cây tiêu sẽ phát triển không đạt hiệu quả tối ưu nếu như không cung cấp cho tiêu
đủ lượng nước cần thiết, đặc biệt là vào mùa khô. Những hộ dân nơi đây thường tưới
nước cho tiêu vào mùa khô trong khoảng các tháng 4, 5, 6, 7, 8 còn những tháng khác
thì không cần tưới vì khi đó có nguồn nước tự nhiên vào mùa mưa. Chu kì tưới nước
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

13


Khóa luận tốt nghiệp
thông thường ở đa số những hộ dân ở đây là tưới 2 ngày/lần, liên tục trong các tháng
mùa khô, chiếm 63,89% tổng số hộ được điều tra. Đối với những hộ có điều kiện về
nước tưới thì tưới hàng ngày trong các tháng mùa khô, những hộ này chỉ chiếm
13,89% tổng số hộ được điều tra. Đối với những hộ khác, có sự khác biệt hơn, có hộ
tưới 2 lần/tháng hoặc tưới 4 ngày/lần, những hộ này chỉ chiếm 22,22% tổng số hộ
được điều tra. Vì nước không đủ để tưới, nhu cầu về nước thì nhiều, khi mỗi lần tưới
cho tiêu lại cần một lượng nước khá lớn, nên một số hộ chọn giải pháp là chỉ dựa vào
nguồn nước tự nhiên hay tưới rất ít, một vài hộ không bao giờ tưới nước cho vườn tiêu
của mình, trừ 3 năm đầu tiên, những năm của TKKD để cho tiêu tự sinh trưởng và
phát triển một cách tự nhiên. Thông thường thì đây là những hộ coi cây tiêu là cây
trồng phụ, chiếm vị trí ít quan trọng hơn trong thu nhập gia đình nên họ có sự đầu tư
và quan tâm ít hơn.
1.2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Thị trường tiêu thụ: là nơi gặp gỡ giữa hồ tiêu là một loại sản phẩm nông sản

có giá trị kinh tế cao, nhu cầu ngày càng tăng ở cả thị trường trong và ngoài nước, với
quy luật kinh tế là cầu quyết định cung thì lượng tiêu sản xuất ra ít gặp khó khăn trong
quá trình tiêu thụ.
Hộ nông dân trồng tiêu ở đây thường không bán thẳng sản phẩm hồ tiêu cho đại
lý thu mua, nhà máy chế biến hay doanh nghiệp xuất khẩu mà phần lớn bán cho
thương lái (hộ thu gom) lớn, nhỏ hoặc bán cho nơi khác.
Có bốn thành phần chính tham gia trong kênh thương mại sản phẩm hồ tiêu từ sau
khi thu hoạch cho đến khi xuống tàu tại cảng xuất để xuất khẩu ra nước ngoài gồm: hộ thu
gom (thương lái), đại lý thu mua, nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu.
Số lượng, chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, giá trị gia tăng, thời gian sản phẩm
nằm lại tại mỗi khâu tương tự nhau ở hầu hết các vùng sản xuất, tuy có một vài khác
biệt tùy theo điều kiện sản xuất và thị trường của từng vùng.
Đại lý thu mua thường có kho tồn trữ được 10-50 tấn tiêu, có phương tiện vận
chuyển hoặc hợp đồng phương tiện vận chuyển thường xuyên để chở tiêu đến bán
thẳng cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh-xuất khẩu hồ tiêu. Hồ tiêu
thu mua từ thương lái hoặc nông hộ, đại lý xử lý theo hai hướng: hoặc bán thẳng cho
SVTH: Nguyễn Thanh Loan – K44 KTNN

14


×