Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV việt trung quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.33 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV VIỆT TRUNG
TỈNH QUẢNG BÌNH

PHẠM NGỌC NINH

Khóa học: 2009 – 2013


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV VIỆT TRUNG
TỈNH QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện:
Phạm Ngọc Ninh
Lớp: K43A - KTNN

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà



Huế, tháng 05 năm 2013


Lụứi Caỷm ễn
Sau hn 3 thỏng thc tp ti Cụng ty TNHH MTV Vit trung B Trch Qung Bỡnh, n nay ti Hiu qu sn xut kinh doanh ti Cụng ty TNHH MTV
Vit Trung ca tụi ó hon thnh. hon thnh khoỏ lun tt nghip ngoi s n
lc, phõn u ca bn thõn, tụi ó nhn c s quan tõm, giỳp , ng viờn, chia s
ca nhiu cỏ nhõn v tp th.
Trc ht tụi xin chõn thnh cm n s dỡu dt dy d tn tỡnh trong sut 4
nm hc trng i hc ca cỏc thy cụ trong khoa Kinh t v Phỏt trin, cỏc thy
cụ trong trng i hc Kinh t Hu cng nh cỏc thy cụ trng khỏc trong i
Hc Hu.
Tụi xin by t lũng bit n sõu sc n cụ giỏo PGS.TS Phựng Th Hng H,
ngi ó ch bo, hng dn tn tỡnh cng nh a ra cỏc li khuyờn kp thi v b
ớch cho tụi trong sut quỏ trỡnh tụi vit khoỏ lun.
Tụi xin chõn thnh cm n Ban lónh o Cụng ty TNHH MTV Vit Trung, c
bit cỏc cụ, cỏc chỳ, cỏc anh, cỏc ch trong phũng Kinh doanh cng nh cỏc phũng
ban khỏc ó to iu kin thun li nht cho tụi hc tp, nghiờn cu v thc tp.
Cui cựng tụi xin cm n b m nhng ngi trong gia ỡnh cựng bn bố ó
luụn bờn tụi, ng viờn, an i, chia s nhng khú khn v luụn ng hnh cựng tụi
tụi cú th hon thnh khoỏ lun ny.
Mc dự ó c gng hon thnh khoỏ lun, song thi gian cng nh kin thc
cũn hn ch nờn lun vn ny khụng th trỏnh khi nhng thiu sút, mong nhn c
s quan tõm gúp ý ca quý thy cụ, cụ giỏo v ton th cỏc bn khoỏ lun ny c
hon thin hn.
Xin chõn thnh cm n
Hu, ngy 10 thỏng 05 nm 2013
Sinh viờn
Phm Ngc Ninh



MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT.............................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ .................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................2
4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................................3
5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH CAO SU VÀ
HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU............................................................................4
1.1. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ......................................4
1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU ..........................................................5
1.2.1 Đặc điểm của cây cao su ........................................................................................5
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất cao su ..........................................................................6
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ...........................................................................................................7
1.3.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ..................................................................7
1.3.1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp................................................................10
1.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH .............11
1.4.1. Chỉ tiêu tổng lợi nhuận ........................................................................................11
1.4.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.....................................................................................12

1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. ..........................................13
1.5. TÌNH HÌNH KINH DOANH CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI, Ở
NƯỚC TA VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................................13
1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới..............................................13
1.5.2. Tình hình sản xuất cao su ở nước ta ...................................................................13
i


1.5.3. Vài nét về sản xuất cao su và các doanh nghiệp cao su tại địa bàn nghiên cứu.15
CHƯƠNG II: .................................................................................................................17
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU
TẠI CÔNG TY TNHH MTV VIỆT TRUNG...............................................................17
QUA CÁC NĂM 2010-2012.........................................................................................17
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV VIỆT TRUNG ................17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ..................................................17
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty....................................................................19
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Việt Trung........................................20
2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty TNHH MTV Việt Trung ....................21
2.1.5 Tình hình lao động của Công ty ..........................................................................23
2.1.6. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty...........................................................25
2.2 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ..................................26
2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...............................................................26
2.2.2 Chi phí sản xuất kinh doanh .................................................................................30
2.2.2.1 Chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục chi phí .......................................30
2.2.2.2 Chi phí sản xuất kinh doanh theo các giai đoạn sản xuất..................................32
2.2.3 Hiệu quả kinh doanh của Công ty ........................................................................36
2.2.3.1 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của Công ty.......................................................36
2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ................................................38
2.2.3.3 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty............................................................38
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY TNHH MTV VIỆT

TRUNG .........................................................................................................................40
2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................40
2.3.2. Những tồn tại trong hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty ............................40
2.3.3. Nguyên nhân chính của những tồn tại. ................................................................41
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................................41
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan .....................................................................................41
CHƯƠNG 3...................................................................................................................43
MỘT SỐ GIẢI PHÁO GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ....................................43
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY .............................................................43
TNHH MTV VIỆT TRUNG .........................................................................................43

ii


3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM
TỚI.................................................................................................................................43
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CAO SU TẠI CÔNG TY ..............................................................................................44
3.2.1 Nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ vật tư kĩ thuật, dịch vụ thu mua sản phẩm
.......................................................................................................................................44
3.2.2 Giải pháp về công tác giao khoán.........................................................................45
3.2.3 Giải pháp về nguồn nguyên liệu ...........................................................................45
3.2.4 Giải pháp về công tác nghiên cứu, mở rộng thì trường........................................46
3.2.5 Thực hiện tốt các chính sách tiêu thụ sản phẩm ...................................................48
3.2.6 Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, tăng cường kiểm soát chi phí........................48
3.2.7 Giải pháp về con người.........................................................................................49
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................51
I. KẾT LUẬN ................................................................................................................51
II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................54


iii


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

LNST:

Lợi nhuận sau thuế

DT:

Doanh thu

TCP:

Tổng chi phí

VKD:

Vốn kinh doanh

DTT:


Doanh thu thuần

SL:

Số lượng

KHKT,CN:

Khoa học kĩ thuật, Công nghệ

QPAN:

Quốc phòng an ninh

ANTT:

An ninh trật tự

PCCN:

Phòng chống cháy nổ

PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

PCLB:

Phòng chóng lụt bão


WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

AFTA:

Khu vực mậu dịch tự do

UBND:

Ủy ban nhân dân

DNNN:

Doanh nghiệp Nhà nước

HĐQT:

Hội đồng quản trị

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1: Sản lượng và diện tích cây cao su của Việt Nam so với một số nước ........14

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MTV Việt Trung .....................................20
Sơ đồ 2: Sơ đồ chuỗi sản xuất của Công ty TNHH MTV Việt Trung ..........................22
Sơ đồ 3: Sơ đồ chế biến mủ cao su thành phẩm............................................................23

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su năm 2011 và 2012....................14
Bảng 2: Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2012 và 2011 ...........................15
Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty TNHH MTV Việt Trung..............................24
Bảng 4: Đặc điểm nguồn vốn, tài sản của Công ty .......................................................25
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010-2012.................26
Bảng 6: Doanh thu theo giá bán và khối lượng sản phẩm.............................................27
Bảng 7: Ảnh hưởng của giá bán và sản lượng cao su đến doanh thu của Công ty .......27
Bảng 8: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo loại sản phẩm ......................28
Bảng 9: Tỷ trọng khối lượng tiêu thụ so với sản lượng của Công ty ............................29
Bảng 10: Cơ cấu chi phí theo yếu tố chi phí .................................................................31
Bảng 11: Qui mô, cơ cấu chi phí theo giai đoạn sản xuất .............................................32
Bảng 12: Chi phí và cơ cấu chi phí của khâu kiến thiết cơ bản ...................................33
Bảng 13: Chi phí và cơ cấu chi phí của cao su kinh doanh..........................................34
Bảng 14: Bảng tổng hợp chi phí khâu chế biến.............................................................35
Bảng 15: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty ..................................................38
Bảng 16: Tình hình sử dụng lao động của Công ty.......................................................39

vi


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Luận văn tốt nghiệp được xem là công trình nghiên khoa học đầu tay của tôi, đầu
tư nhiều công sức nhất trong quá trình học ở trường. Đây cũng là dịp để tôi có thể vận
dụng những kiến thức lý thuyết trong quá trình học ở trường và áp dụng thực tế, làm
phong phú thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Việt Trung – Quảng Bình tôi đã
lựa chọn đề tài “Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Việt Trung –
Quảng Bình” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, luận văn đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
MTV Việt Trung Quảng Bình.
Đề tài nhằm mục tiêu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cao su tại Công ty TNHH
MTV Việt Trung trong giai đoạn 2010-2012.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty
TNHH MTV Việt Trung trong thời gian tới.
Từ phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh cao su của Công ty TNHH MTV
Việt Trung, tôi đã rút ra những kết luận sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và
trong lĩnh vực kinh doanh cao su nói riêng và làm rõ các yêu cầu cơ bản trong việc
đánh giá hiệu quả kinh doanh, luận văn cũng đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh.
- Với hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực cao su, kết quả 3 năm qua đã cho ta
thấy Công ty hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, tạo được nhiều
công ăn việc làm cho người dân trong vùng, góp phần cải tạo môi trường, phủ xanh đất
trống đòi núi trọc tại địa phương, xây dựng nhiều công trình phúc lợi cho xã hội.
- Bài làm cũng đã nêu ra những tồn tại, khó khăn cả thách thức của Công ty trong
hiện tại và trong thời gian tới: Cơ chế khoán chưa thật sự phù hợp chưa khuyến khích
vii



hết khả năng sản xuất của công nhân. Năng lực sản xuất của Công ty còn dư thừa,
chưa sử dụng hết công suất. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế, bấp bênh. Chi phí cho
sản xuất kinh doanh còn lớn.
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty, bài
làm cũng đã mạnh dạn đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty trong thời gian tới.

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao
nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu
của doanh nghiệp.
Hiệu quả là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực như hiện nay, để có thể tiết kiệm các nguồn
lực bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất trong quá
trình sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh lúc này không chỉ là
phương châm hành động cho các doanh nghiệp nói riêng nữa mà cho cả toàn bộ hoạt
động của cả nền kinh tế - xã hội nói chung. Để có thể tồn tại và phát triển, bất cứ
doanh nghiệp nào cũng phải xem xét hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh với
chi phí mà mình đã bỏ ra và hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành mục tiêu tổng quát

của các doanh nghiệp.
Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có những biện
pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự
biến động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm
các cơ hội trong kinh doanh của mình.
Công ty TNHH MTV Việt Trung Quảng Bình là doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến cao su thiên nhiên, được thành lập từ năm
1961 đến nay đã có truyền thống hơn 50 năm hoạt động, hiện nay Công ty đang mở
rộng hoạt động kinh doanh thêm các loại hình như: sản xuất đồ gỗ nội thất, kinh doanh
khách sạn, siêu thị.
Hiện nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh diễn ra gay gắt, thách
thức đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn
sàng để hội nhập, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,...
Những vấn đề trên đã đặt ra một tất yếu khách quan là cần thiết phải có một
nghiên cứu toàn diện về tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty, từ đó đề xuất các
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài "Hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại Công ty TNHH MTV Việt Trung - Quảng Bình" làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp đại học của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, luận văn đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
MTV Việt Trung Quảng Bình.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đề tài nhằm mục tiêu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cao su tại Công ty TNHH
MTV Việt Trung trong giai đoạn 2010-2012.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công
ty TNHH MTV Việt Trung trong thời gian tới.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thông tin và số liệu được thu thập chủ
yếu từ các báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm từ 2010 đến 2012, làm nguồn số
liệu chính để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Phương pháp thống kê kinh tế: Kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp
thống kê sử dụng để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin, số
liệu có liên quan đến vấn đề một cách có hệ thống.
Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của
các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích hiệu quả qua các năm của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp chỉ số: Dùng các chỉ số về hiệu suất để chỉ rõ hơn về hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Phương pháp phân tích nhân tố: Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả kinh doanh của
từng công trình nói riêng.

SVTH: Phạm Ngọc Ninh

2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công
ty TNHH MTV Việt Trung trên lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh sản phẩm cao su.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
MTV Việt Trung. Căn cứ vào kết quả phân tích để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phạm vi thời gian: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su qua 3 năm
2009-2011 của Công ty.
Phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của
Công ty ở tỉnh Quảng Bình.

SVTH: Phạm Ngọc Ninh

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH CAO SU
VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU
1.1. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá

trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp
chính là hiệu quả kinh doanh vì đó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát
triển. Vậy hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh để đạt được kết
quả cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Hiện nay xã hội ngày càng đòi phải sử dụng các nguồn lực sao cho hiêu quả, tiết
kiệm nguồn lực của xã hội, đó chính là nâng cao năng suất lao động xã hội – bản chất
của hiệu quả kinh doanh. Nâng cao năng suất lao động sẽ góp phần vào sự phát triển
của doanh nghiệp và cho xã hội nói chung.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phải đạt kết
quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh cần được hiểu trên các
phương diện khác nhau đó là định tính và định lượng.
- Về mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng sử dụng
các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự kết hợp giữa chúng trong việc giải
quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội.
- Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh
doanh khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chi phí này càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh
càng cao và ngược lại.
Có sự khác nhau nhất định về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả
kinh doanh. Về hình thức hiệu quả kinh doanh luôn là một phạm trù so sánh thể hiện
mối tương quan giữa cái đã bỏ ra và cái thu được, còn kết quả kinh doanh chỉ là yếu tố
và là phương tiện để tính toán và phân tích hiệu quả.
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

4


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là tiến hành phân tích các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp qua các thời kì, từ đó so sánh, phân
tích, tìm nguyên nhân và giải pháp cho nhưng yếu kém khi chưa đạt hiêu quả kinh
doanh hoặc chỉ ra các yếu tố làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao để
phát huy. Khi phân tích cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như hiệu quả sự dụng vốn kinh
doanh, khả năng sinh lời của tài sản,...
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là:
- Qua phân tích doanh nghiệp có thể thấy được những mặt mạnh, mặt yếu để từ
đó phát huy, củng cố hay tìm ra các giải pháp khắc phục.
- Kết quả của phân tích là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn.
- Giúp doanh nghiệp dự báo, đề phòng và giảm thiểu các rủi ro có thể gặp trong
quá trình kinh doanh.
1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU
1.2.1 Đặc điểm của cây cao su
Từ những đặc điểm sinh vật học của cây cao su mà nó yêu cầu có những điều
kiện sinh thái nhất định. Cây cao su phát triển tốt ở địa điểm xích đạo hoặc nhiệt đới
gần xích đạo, nóng và ẩm, từ vĩ tuyến 130 Bắc đến vĩ tuyến 130 Nam. Tuy vậy, cây cao
su vẫn có thể sống ở vĩ tuyến cao hơn ở phía nam (như cao nguyên Mato greso của
Braxin là 160 vĩ tuyến Nam), hoặc về phía Bắc (như ở Trung Quốc từ 180 đến 240 vĩ
tuyến Bắc).
Để trồng cao su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần có các điều kiện tự
nhiên dưới đây:
Điều kiện địa hình :
- Độ dốc: Đất trồng cao su bằng phẳng hay dốc <50 là tốt nhất. Đất có độ dốc từ
50-90 trồng được cao su nhưng phải trồng theo đường đồng mức và phải có công trình
chống xói mòn .

Điều kiện đất : Điều kiện đất ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất và tuổi
thọ của cây cao su. Điều kiện đất còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm mủ
cao su sản xuất sau này.
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

- Độ sâu tầng đất: vì rể trụ của cây cao su ăn sâu nên tầng đất trồng trọt càng sâu
càng tốt, nên đào hố khi trồng cao su sâu ít nhất 1m.
- Lý tính của đất: Đất trồng cao su cần có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ,
tơi xốp thoát nước vì cây cao su dễ bị chết do ngập úng.
- Hoá tính đất: Hàm lượng chất hữu cơ đạt 2,6 trọng lượng đất khô là tốt vì vậy
đất đỏ Bazan ở rừng mới khai hoang rất thích hợp với cây cao su.
Điều kiện thời tiết - khí hậu :
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 22-280C là tốt nhất, dưới 200C hoặc trên
300C sự quang hợp của cây bị giảm .
- Lượng mưa: lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500-2.500mm/năm.
- Độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp nhất
- Nắng 2.000-2.500 giờ một năm là tốt nhất, tối thiểu cũng phải đạt 1.600 giờ /năm
- Gió: Mặc dù cây cao su có rễ sâu tuy nhiên thân và cành cao su giòn, dễ gãy.
Tốc độ gió thích hợp là từ 2-3,/s, nếu trên 3m/s thì cần có biện pháp trồng đai rừng
phòng hộ .
Cao su là cây công nghiệp dài ngày, hiện nay việc sử dụng các giống cây mới
nên cao su đã bắt đầu khai thác từ năm thứ 5 hoặc thứ 6, cây cao su sẽ chuyển sang
thời kỳ khai thác mủ và chu kì khai thác kéo dài 20-25 năm. Năng suất cây cao su phụ

thuộc rất lớn vào mức độ thâm canh của thời kỳ kiến thiết cơ bản và trong quá trình
khai thác. Trong đó thời kì kiến thiết cơ bản đóng vai trò rất quan trọng, do vậy việc
trồng và chăm sóc cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản đúng quy trình kỹ thuật là yếu
tố hết sức quan trọng để mang lại hiệu quả kinh tế cho cao su kinh doanh sau này.
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất cao su
Đặc điểm tổ chức sản xuất cao su của hộ gia đình: Trong thời gian gần đây số hộ
gia đình tham gia vào trồng và sản xuất cao su đang tăng lên nhanh chóng, hộ gia đình
trồng cao su hay còn gọi là cao su tiểu điền hiện nay đang tổ chức sản xuất theo hình
thức tự trồng, tự chăm sóc, tự tìm hiểu kĩ thuật trồng là chính, ít có sự giúp đỡ hay tư
vấn từ các Công ty cao su hoặc các chuyên gia về cao su. Hộ tự tiến hành cạo mủ hoặc
thuê lao động cạo mủ sau đó đem bán cho tư thương, các tư thương sau khi thu gom sẽ
đem bán cho các Công ty cao su hoặc các cơ sở chế biến cao su tư nhân.
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Đặc điểm tổ chức sản xuất cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung: Công ty
tổ chức sản xuất theo hình thức giao khoán, ngay từ khi bắt đầu trồng Công ty đã giao
khoán cho các công nhân trồng và chăm sóc, sau đó sẽ giao cho các công nhân sản
xuất trên lô đã giao khoán. Hằng năm Công ty tổ chức bón phân cho cao su, đào tạo kĩ
thuật cho công nhân, cung cấp thiết bị, bảo hộ lao động cho công nhân,...mọi chi phí
để phục vụ cho sản xuất đều do Công ty chi trả. Tuy nhiên công nhân là người chịu
trách nhiệm trực tiếp trên lô khoán mà Công ty đã giao, nếu công nhân vi phạm các
quy định về cạo mủ cao su sẽ bị xử lý theo quy định của Công ty.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên
quan đến tất cả các mặt của hoạt động kinh doanh do đó chịu tác động của nhiều nhân
tố khác nhau. Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết
doanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào tác động đến kinh doanh và tác động đến
hiệu quả kinh doanh, nếu không làm được điều này thì doanh nghiệp không thể biết
được hiệu quả hình thành từ đâu và cái gì sẽ quyết định nó. Xác định nhân tố ảnh
hưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tác động ra sao là nhiệm vụ của
bất cứ nhà kinh doanh nào.
Chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính: Nhân tố thuộc về doanh nghiệp và
nhân tố ngoài doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải thấy được vai trò
tác động của từng nhân tố tác động như thế nào đến hiệu quả thực tế của doanh nghiệp
mình để từ đó có biện pháp tác động lên các yếu tố một cách hợp lý, có hiệu quả, làm
cho doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn, phát huy tốt hơn các nhân tố tích cực
và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì nó phải có một hệ thống cơ sở vật
chất, con người đây chính là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. Trong hoạt động
của doanh nghiệp thì mỗi nhân tố đóng một vai trò khác nhau để hệ thống hoạt động hiệu
quả, nếu thiếu một trong các nhân tố đó thì hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt
động. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà


a) Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
của doanh nghiêp dung trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh có tầm
ảnh hưởng lớn đến với các doanh nghiệp trong ngành cao su, do đặc điểm của ngành
cao su là thời gian kiến thiết cơ bản của cao su khá dài ( từ 5-8 năm) do đó thời gian
thu hồi vốn chậm, chịu nhiều biến động của thị trường, của tự nhiên nên rủi ro là khá
lớn, nhu cầu vốn lại cao nên các doanh nghiệp cao su phải huy động vốn từ các nguồn
khác nhau trong thời gian đầu.
Vốn kinh doanh quyết định đến quy mô của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các
quyết định kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, thiếu vốn sẽ làm cho các doanh nghiệp giảm hiệu quả
do không tận dụng được lợi thế về quy mô, thời cơ và cơ hội. Tuy nhiên đứng trên gốc
độ của nhà kinh doanh thì cách thực giải quyết sẽ là tối đa hoá lợi ích trên cơ sở vốn
hiện có.
b) Lao động và trình độ tổ chức quản lý
Con người là khởi nguồn của mọi hoạt động có ý thức. Hoạt động kinh doanh
được bắt đầu là con người tổ chức, thực hiện nó cũng chính do con người. Một đội ngũ
công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Với
khả năng lao động và sáng tạo thì nhân tố con người được đánh giá là nhân tố nòng cốt
cho sự phát triển. Tuy vậy mỗi cá nhân đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại là một
nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh, khắc phục điều này chính là nguyên nhân ra
đời của bộ máy tổ chức, quản lý. Bộ máy tổ chức, quản lý có hiệu quả là yếu tố quyết
định sự thành công của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo ra một cơ cấu
sản xuất phù hợp và thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Một cơ cấu hợp lý
còn góp phần xác định chiến lược kinh doanh thông qua cơ chế ra quyết định và ảnh
hưởng đến việc thực hiện mục tiêu và chiến lược đó.
Cơ cấu tổ chức phù hợp góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực cho
các cá nhân phát triển, nâng cao trình độ khả năng của mình.
Hiện nay cùng với công nghệ phát triển thì máy móc cũng đã một phần nào thay
thế con người trong các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên các máy móc thiết bị chỉ là

SVTH: Phạm Ngọc Ninh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

công cụ hỗ trợ cho con người trong sản xuất, không thể thay thế hoàn toàn được con
người. Con người vừa là chủ của quá trình sản xuất vừa là yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
c) Trình độ kỹ thuật trồng chăm sóc, khai thác, công nghệ chế biến
Công cụ lao động, phương tiện lao động là nhân tố thứ hai, cùng với lao động tạo
nên sức mạnh của lực lượng sản xuất. Làm chủ công nghệ là một đòi hỏi không ngừng
và cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi công
nghệ và thiết bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất
lao động, đến chi phí kinh doanh,…của doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh cao su việc đầu tư kiến thiết cơ
bản tốt sẽ đưa lại hiệu quả cao trong khai thác vì vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc đóng
vai trò rất quan trọng. Với đặc điểm sản phẩm cao su cần phải chế biến ngay, công
nghệ chế biến quyết định chất lượng sản phẩm, từ đó cho thấy doanh nghiệp kinh
doanh cao su nào có trình độ kỹ thuật trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến thường có
lợi thế trong cạnh tranh mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
d) Hệ thống thông tin, xử lý thông tin
Trong bối cảnh nền kinh tế mở hiện nay, thế giới đang từng bước hội nhập và
toàn cầu hoá thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin về nhu cầu
thị trường, kỹ thuật công nghệ, chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước…là rất
cần thiết. Có như vậy thì doanh nghiệp mới nắm bắt được thời cơ kinh doanh, hạn chế

những rủi ro, chủ động trước mọi tình huống xảy ra.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh cao su, việc nắm bắt kịp thời thông tin thị
trường về giá cả sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn.
e) Đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp
Việc doanh nghiệp sử dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, thưởng phạt
nghiêm minh sẽ tạo ra động lực cho người lao động nỗ lực hơn trong phần trách nhiệm
của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhân tố này cho phép doanh
nghiệp khai thác tối đa tiềm năng lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi bộ phận
phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

g) Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bại trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động đó là phi lượng hoá mà chúng ta không thể
tính toán hay đo đạc bằng các phương pháp định lượng. Quan hệ, uy tín của doanh
nghiệp sẽ cho phép mở rộng những đầu mối làm ăn và từ đó doanh nghiệp sẽ có quyền
lựa chọn những gì có lợi cho mình. Hơn thế nữa quan hệ và uy tín cho phép doanh
nghiệp có ưu thế trong việc tiêu thụ, vay vốn hay mua chịu hàng hoá...
1.3.1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a) Môi trường tự nhiên
Kinh doanh cao su là loại hình kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên: Điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, địa hình, kết cấu đất, thời tiết khí
hậu,…vì vậy để kinh doanh cao su các doanh nghiệp cao su cần phải nghiên cứu kỹ

điều kiện tự nhiên của địa phương, cùng với đặc thù sinh trưởng và phát triển của cây
cao su để có hướng đầu tư phù hợp
b) Môi trường chính trị, pháp luật, chính sách của địa phương, của Nhà nước
Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng của thể chế
chính trị và hệ thống Pháp luật. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những
tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống Pháp luật
hoàn thiện là chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động.
c) Cơ sở hạ tầng
Do đặc thù của kinh doanh cao su là kinh doanh nông nghiệp đòi hỏi việc đầu tư
trên địa bàn khá dàn trải, sản phẩm cao su cần phải chế biến ngay tránh hư hỏng thất
thoát chính vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các doanh nghiệp này hết sức quan
trọng từ đường sá, điện... đến các cơ sở vật chất hạ tầng cho ổn định khu dân cư từ đó
ổn định sản xuất.
d) Môi trường quốc tế
Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh
nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra những thách thức to lớn cho các
doanh nghiệp. Nước ta đã gia nhập WTO, ASEAN nó là cơ hội cho các doanh nghiệp

SVTH: Phạm Ngọc Ninh

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên điều mà
các doanh nghiệp phải đối đầu đó là sự cạnh tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt.
e) Thị trường và giá cả

Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh
nghiệp. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên
nhiên vật liệu, phương tiện máy móc thiết bị, lao động....Thị trường đầu vào tác động
đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình sản xuất do đó ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc thù thị trường đầu ra của các doanh
nghiệp kinh doanh cao su ở nước ta là các nước phát triển, sản lượng cao su nước ta
chưa đủ lớn để điều tiết thị trường vì vậy giá cả trong nước phụ thuộc rất nhiều đến
biến động giá cả thị trường thế giới
g) Các sản phẩm thay thế và giá cả của nguyên liệu tạo ra sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Cao su tổng hợp được xem là một loại sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên, nó được
tạo ra từ dầu mỏ và vì vậy những biến động của giá dầu mỏ sẽ làm thay đổi giá thành
và giá bán ra của cao su tổng hợp trên thị trường thế giới. Khi giá dầu mỏ giảm sẽ làm
cho giá thành và giá bán ra của cao su tổng hợp giảm xuống qua đó kích thích mức cầu
về cao su tổng hợp và làm giảm tương ứng mức cầu về cao su thiên nhiên, do đó làm
giảm giá cao su thiên nhiên. Để dự báo về tình hình thị trường của cao su tự nhiên cần
thiết phải làm rõ xu hướng biến động của giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong
từng thời kỳ.
1.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.4.1. Chỉ tiêu tổng lợi nhuận
- Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí. Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từ hoạt động
khác.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu thuần - Tổng chi phí - Thuế thu nhập
= Tổng lợi nhuận - Thuế thu nhập
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

11



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Chỉ tiêu tổng lợi nhuận và lợi nhuận thuần là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả
kinh doanh của doanh nhiệp, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nhiệp, là
nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, để nâng
cao đời sống, để đóng góp cho ngân sách nhà nước,... chia cổ tức và để trích lập các
quỹ của doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh thực hiện
của kỳ này với kỳ trước, với định mức, với kế hoạch để biết được mức lợi nhuận tăng
giảm so với kỳ trước, định mức, kế hoạch. Tuy nhiên phương pháp này chỉ đánh giá về
mặt lượng nên chưa cho kết quả chính xác vì các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi
nhuận lớn hơn tuy nhiên lại chưa thực sự hiệu quả trong khi các doanh nghiệp nhỏ lại
hoạt động hiệu quả hơn nhưng lại có doanh thu nhỏ do quy mô nhỏ.
1.4.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh
cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của danh nghiệp cùng loại.
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thường được sử dụng như sau:
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu =

LNST
DTT

Trong đó: LNST - Lợi nhuận sau thuế
DTT - Doanh thu thuần
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu đạt được trong kỳ thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh
thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh =

LNST
VKD

Trong đó: VKD - Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận/Giá thành =

LNST
TCP

Trong đó: TCP - Tổng chi phí
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này dùng để so sánh thực hiện kỳ này với kỳ
trước, với định mức, kế hoạch và để so sánh với các doanh nghiệp khác.
1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Sức sản xuất vốn kinh doanh =
Trong đó:

DTT
VKD

DTT: Doanh thu thuần
VKD: Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ thu
được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.5. TÌNH HÌNH KINH DOANH CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ
GIỚI, Ở NƯỚC TA VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
Ngành cao su được chia thành 2 nhóm bao gồm cao su tự nhiên và cao su nhân
tạo. Cao su tự nhiên có thành phần chính là mủ cao su được chiết xuất từ cây cao su,
trong khi cao su nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su
tự nhiên chiếm khoảng 40-45% tổng nhu cầu cao su toàn thế giới.
Theo Hiệp hội các nước xuất khẩu cao su thiên nhiên thì năm 2011 đạt sản lượng
10.305 triệu tấn, năm 2012 đạt 10.863 triệu tấn. Trong đó các quốc gia dẫn đầu về xuất
khẩu cao su (năm 2011) là Thái Lan (gần 3 triệu tấn), Indonesia (2,13 triệu tấn),
Malaysia (0,95 triệu tấn) và Việt Nam (0,82 triệu tấn), 4 nước này chiếm 87,35% tổng
sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu.
Về tiêu thụ cao trên thế giới năm 2011thì Châu Á dẫn đầu về tiêu thụ cao su tự
nhiên, chiếm 69,7% tổng nhu cầu trên thế giới, Châu Âu chiếm 13,5%, Bắc Mỹ chiếm
10,7%.
1.5.2. Tình hình sản xuất cao su ở nước ta
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2012, tổng diện
tích cây cao su lên đến 910.500 ha, tăng 13,6% và sản lượng đạt 863.600 tấn, tăng

SVTH: Phạm Ngọc Ninh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

9,4%, diện tích thu hoạch tăng 10% và đạt 505.800 ha, còn năng suất ước đạt 1.707
kg/ha.
Năng suất năm 2012 giảm 0,5% so với năm 2011 do diện tích vườn cây mới đưa
vào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn, khoảng 45.800 ha (9%). Năng suất cây cao su
trong những năm thu hoạch đầu tiên thường không cao.
Với diện tích 910.500 ha vào cuối năm 2012, cây cao su đã vượt hơn mục tiêu
quy hoạch 800.000 ha năm 2015 và tiếp tục có diện tích lớn nhất trong các cây công
nghiệp lâu năm.
Bảng 1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su năm 2011 và 2012
Năm

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Diện tích
Năng suất
thu hoạch (ha)
(kg/ha)
2011
801.600
789.300
460.000

1.716
2012
910.500
863.600
505.800
1.707
2012/2011 (%)
+ 13,6
+ 9,4
+ 10
-0,5
(Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục Thống kê tháng 01.2013)
Việt Nam có diện tích trồng cao su gần tương đương so với các nước như
Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa với Thái Lan
và Indonesia về cả diện tích và sản lượng.

Biểu đồ 1: Sản lượng và diện tích cây cao su của Việt Nam so với một số nước
SVTH: Phạm Ngọc Ninh

14


×