Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Sử dụng phần mềm toán học mathematica vào việc giảng dạy bài tập “chuyển động cong của chất điểm” – sách giáo khoa vật lý lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.16 KB, 12 trang )

đại học quốc gia hà nội
Khoa s- phạm
----------

Ngô thị san

Sử dụng phần mềm toán học mathematica vào
việc giảng dạy bài tập chuyển động cong của
chất điểm sgk vật lý lớp 10 thpt

Chuyên ngành: Lý luận và ph-ơng pháp dạy học
(Bộ môn Vật lý)
Mã số
: 60 14 10

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ s- phạm vật lý

Hà Nội - 2009

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của trí tuệ sáng tạo, của
sự bùng nổ thông tin, của nền kinh tế tri thức. Tình hình phát triẻn kinh tế, xã
hội của đất nước, đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo phải có những đổi mới cơ
bản, mạnh mẽ, vươn tới ngang tầm với sự phát triển chung của khu vực và thế
giới. Sự nghiệp giáo dục đào tạo phải góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng
trí tuệ khoa học, năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ. Do đó việc vận dụng thành
tựu của công nghệ thông tin cùng với các phân mềm vào giảng dạy nhắm đổi


mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một tất yêu để nâng cao chất
lượng dạy học, theo hướng đảm bảo được sự phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh, bồi dưỡng tư duy khoa học, năng lực tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức,
năng lực giải quyết vấn đề thích ứng với cuộc sống, thực hiện tốt nghị quyết
lần thứ tư, ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VII đã
khẳng đinh. “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, các bậc học,
áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Với những tính ưu việt của phần mềm toán học Mathematica như khả
năng tính toán, khả năng đồ họa, cũng như tính dễ sử dụng của nó trong việc
xây dựng các mô hình vật lý. Do vậy dùng phần mềm toán Mathematica có
thể thiết kế bài giảng một cách trực giác mà không yêu cầu phải hiểu biết
nhiều về tin học.Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài:
Sử dụng phần mềm toán học Mathematica vào việc giảng dạy bài
tập “chuyển động cong của chất điểm” – SGK Vật lý lớp 10 THPT

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng lý luận dạy học hiên đại vê giảng dạy bài tập vật lý, soạn
thảo hệ thống bài tập và tổ chức hoạt động dạy học với hệ thống bài tập có sử
dụng phần mềm toán học Mathematica thuộc phần “chuyển động cong của
chất điểm” – SGK Vật lý lớp 10 THPT, góp phần đổi mới phương pháp giảng
dạy, nâng cao chất lượng dạy học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra chúng tôi xác định đề tài có nhiệm vụ
nghiên cứu:
- Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về dạy học, nghiên cứu cơ sở lý
luận về giải bài tập vật lý, nghiên cứu phần mềm toán học mathematica.

- Nghiên cứu nội dung và phân phối chương trình các kiến thức “Chuyển
động cong của chất điểm” và các tài liệu liên quan nhằm xác định được mức độ
nội dung các kiến thức cơ bản và các kỹ năng học sinh cần nắm vững.
- Tìm hiểu thực tế dạy học kiến thức “Chuyển động cong của chất
điểm” nhằm phát hiện những khó khăn của giáo viên và học sinh, những sai
lầm phổ biến của học sinh. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.
- Soạn thảo hệ thống bài tập có sử dụng phần mềm toán học
Mathematica để giải và sử dụng hệ thống bài tập này vào việc tổ chức hoạt
động dạy hoc giải bài tập chuyển động cong của chất điểm”
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình dạy học đã soạn thảo để
đánh giá hiệu quả của việc đưa phần mềm toán học Mathematica vào giảng dạy
4. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh lớp 10 THPT với sự hỗ
trợ của phần mềm toán học Mathematica.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu học sinh có kiến thức cơ bản về tin học và kiến thức vật lý
“chuyển động cong của chất điểm “SGK Vật lý lớp 10 THPT, giáo viên
hướng dẫn hoạt động giải bài tập vật lý cho học sinh bằng cách khai thác và
sử dụng phần mềm toán học Mathematica một cách hợp lý thì sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học

3


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, về lý luận dạy học nói chung và
tài liệu về lý luận dạy học vật lý nói riêng có liên quan đến đề tài, lý luận về
dạy giải BTVL dùng làm cơ sơ định hướng cho quá trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, và

các tài liệu tham khảo theo chương trình SGK vật lý lớp 10, xác định mức độ
nội dung các kiến thức mà học sinh cần nắm vững.
- Nghiên cứu tài liệu về phần mềm toán học Mathematica.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu việc sử dụng máy tính phục vụ giảng dạy các môn học ở
trường THPT.
- Tìm hiểu việc dạy và học tin học hiện nay ở các trường THPT.
- Điều tra thực tế dạy và học kiến thức “Chuyển động cong của chất
điểm” ở trường THPT hiện nay.
7. Đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần hoàn thiện lý luận và phương pháp dạy học Vật Lý.
- Giúp giáo viên các biện pháp để sử dụng phần mềm toán học
Mathematica vào dạy học giải bài tập Vật Lý phần “Chuyển động cong của
chất điểm” thành công.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận hiện đại về giảng dạy bài tập vật Lý phổ thông
bằng phần mềm toán học Mathematica.
Chương 2: Thực trạng dạy học giải bài tập Vật Lý phần “Chuyển động
cong của chất điểm”- SGK Vật Lý lớp 10 THPT hiện nay và xây dựng hệ
thống bài tập có sử dụng phần mềm toán học Mathematica.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

4


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆN ĐẠI VỀ GIẢNG DẠY BÀI TẬP VẬT
LÝ PHỔ THÔNG BẰNG PHẦN MỀM TOÁN HỌC MATHEMATICA
1.1. Những vấn đề lý luận dạy học hiện đại

Lý luận dạy học là bộ phận quan trọng của Giáo dục học, nghiên cứu
quá trình dạy học trong nhà trường. Nhiệm vụ của lí luận dạy học là tìm ra
bản chất và các quy luật của quá trình dạy học, nghiên cứu xây dựng nội
dung, phương pháp và các hình thức dạy học nhằm tổ chức quá trình dạy học
đạt hiệu quả cao nhất. Lý luận dạy học cung cấp các lý thuyết về quá trình,
dạy học hiện đại giúp các giáo viên làm tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.
1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong
những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Quá trình dạy học được tổ
chức trong nhà trường bằng phương pháp sư phạm đặc biệt, nhằm trang bị
cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
1.1.1.1. Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể
Phân tích khái niệm dạy học, ngay cả khi xét về mặt hình thức ta dễ
dàng nhân thấy dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên
và học sinh. Dạy và học được thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và
hướng tới cùng một mục đích. Phải khẳng định rằng, nếu hai hoạt động này bị
tách rời sẽ lập tức phá vỡ khái niệm quá trình dạy học. Học tập không có giáo
viên trở thành tự học. Giảng dạy không có học sinh trở thành độc thoại.
+ Giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, người được đào tạo
chu đáo về nghiệp vụ sư phạm, người nắm vững kiến thức khoa học chuyên
ngành, Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình dạy học.
+ Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập. Chủ thể có ý thức, chủ
động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách.
Chính vì học sinh mà người ta tiến hành quá trình dạy học bằng cách
khơi dậy tiềm năng trí tuệ của học sinh, nghĩa là quá trình học tập được tiến

5



hành bởi học sinh. Học sinh vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình dạy
học. Đó chính là bản chất của quan điểm "Dạy học lấy học sinh làm trung
tâm" một quan điểm dạy học hiện đại, là cơ sở lý luận để tiến hành các hoạt
động dạy học có hiệu quả.
1.1.1.2. Dạy học là hoạt động trí tuệ, hoạt động nhận thức
Dạy học là hoạt động trí tuệ của thầy và trò, một quá trình vận động và
phát triển liên tục trong trí tuệ và nhân cách của học sinh.
Học tập bao gồm việc học và tập. Học là quá trình nhận thức, nhằm tiếp
thu những kinh nghiệm lịch sử, xã hội. Tập là luyện rèn để có kỹ năng hoạt
động và có thái độ tốt trong các mối quan hệ với cuộc sống và lao động.
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của
người học sinh. Trong học tập học sinh nhận thức thế giới thông qua các tài
liệu học tập, được chọn lọc từ các thành quả của nền văn minh nhân loại và
sắp xếp theo một chương trình. Việc học tập của học sinh bao giờ cũng có
hướng dẫn, có kiểm tra, uốn nắn từ phía giáo viên, cho nên việc nhận thức của
học sinh trở lên độc đáo, đó là con đường giáo dục ngắn nhất và có hiệu quả
nhất. Dạy học giúp học sinh tiến bộ thành đạt, tránh khỏi những mò mẫm, vấp
váp trong cuộc sống.
Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định: Quá trình dạy học là quá
trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều
khiển của giáo viên, học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân loại và rèn
luyện hình thanh kỹ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp
1.1.1.3. Dạy học với tư cách là một hệ thống
Quá trình dạy học là một chỉnh thể thống nhất, ngoài hai nhân tố trung
tâm là giáo viên và học sinh còn nhiều nhân tố khác tham gia. Các nhân tố đó
bao gồm: mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung và các hình thức tổ chức
dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, cùng với môi trường văn hoá chính trị - xã hội, môi trường kinh tế - khoa học - kỹ thuật của đất nước trong
trào lưu phát triển chung của thời đại.

6



Sự vận động và phát triển của quá trình dạy học là kết quả của quá trình
tác động biện chứng giữa các nhân tố kể trên. Kết quả dạy học là kết quả phát
triển tổng hợp của toàn hệ thống. Muốn nâng cao chất lượng quá trình dạy
học phải nâng cao chất lượng của từng thành tố và đồng thời nâng cao chất
lượng tổng hợp của toàn hệ thống.
1.1.2. Các nhiệm vụ của quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, bản thân nó
đã mang tính mục đích rất cao. Từ mục đích của quá trình sư phạm tổng thể,
ta thấy quá trình dạy học có các nhiệm vụ sau đây:
1.1.2.1. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức cho học sinh
Quá trình dạy học có một nhiệm vụ đặc trưng, cơ bản là cung cấp cho
học sinh một hệ thống kiến thức khoa học toàn diện về tự nhiên, xã hội, tư
duy, về kỹ thuật và nghệ thuật... cùng với nó là hệ thống kỹ năng thực hành và
phương pháp tư duy sáng tạo.
Như vậy, dạy học làm cho người học nắm vững một hệ thống kiến thức
về thế giới và cuộc sống loài người, vừa hiểu sâu, hiểu rộng, vừa biết vận
dụng chúng vào hoạt động thực tiễn để hình thành kỹ năng hoạt động trí tuệ
và thực hành, tạo nên văn hóa cuộc sống, đó là cơ sở học vấn của con người.
1.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho học sinh
Quá trình dạy học có nhiệm vụ làm phát triển trí tuệ cho học sinh. Trên
cơ sở cung cấp kiến thức khoa học, rèn luyện kỹ năng thực hành, với các mức
độ khó khăn khác nhau, "đi trước", "đón đầu" để hướng dẫn phát triển trí tuệ
cho người học. Trong học tập, học sinh luôn phải có những cố gắng, nỗ lực,
phải vươn lên để nắm vững kiến thức, rèn luyện phương pháp tư duy sáng tạo.
Quá trình dạy học hiện đại một mặt chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức,
mặt khác lại rất chú trọng đến việc bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo
cho học sinh, giúp học sinh định hướng trước những luồng thông tin phong
phú, linh hoạt, nhạy bén sử dụng kiến thức để giải quyết mọi tình huống thực

tiễn bằng phương thức sáng tạo nhất.

7


Trí thông minh của con người về bản chất bao gồm hệ thống kiến thức
do thâu lượm, tích luỹ được trong học tập và trong cuộc sống lao động, cùng
với khả năng đặc biệt linh hoạt, sắc xảo của các thao tác tư duy, vừa do tư
chất, vừa do tập luyện mà hình thành. Cả hai yếu tố này đều có thể có được
nhờ quá trình dạy học, nơi nhà trường dạy khoa học, dạy tư duy, dạy các hoạt
động thực tiễn.
Tóm lại, phát triển trí tuệ là chức năng vốn có, là mục đích tự thân của
quá trình dạy học. Ngược lại, quá trình dạy học bằng mọi khả năng của mình
tác động đến học sinh làm phát triển tối đa tiềm năng trí tuệ của họ.
1.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, là một hoạt động có
mục đích, có kế hoạch. Mục đích cuối cùng là hình thành các phẩm chất nhân
cách cho học sinh.
Tóm lại, quá trình dạy học phải thực hiện ba nhiệm vụ. Ba nhiệm vụ
của quá trình dạy học gắn bó chặt chẽ, tác động biện chứng với nhau và cùng
phát triển. Mỗi nhiệm vụ là tiền đề của các nhiệm vụ khác, nhiệm vụ này là
kết quả của nhiệm vụ kia và sản phẩm cuối cùng của dạy học chính là nhân
cách người học sinh.
1.1.3. Động lực và logic của quá trình dạy học
1.1.3.1. Động lực của quá trình dạy học
Dạy học là một quá trình vận động và phát triển, chỉ số để đo sự vận
động và phát triển của quá trình dạy học chính là sự phát triển của trí tuệ và
các phẩm chất nhân cách của học sinh. Sự vận động của quá trình dạy học có
nguồn gốc từ việc giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của chính quá trình dạy
học và sự phát triển của nó diễn ra theo một logic đặc biệt.

- Mâu thuẫn giữa mục đích dạy học được đề ra rất cao và phương tiện
dạy học để đạt tới mục đích đó thường còn rất hạn chế.
- Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học hiện đại và phương pháp dạy học
còn nghiêng về truyền thống.

8


- Mâu thuẫn giữa nội dung kiến thức mới với các kiến thức và kinh
nghiệm cũ đã có của người học sinh.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của chương trình, nội dung dạy học, của
Thầy giáo và nhà trường với trình độ học tập và khả năng nhận thức có hạn
của người học sinh ở một thời điểm nhất định...
1.1.3.2. Lôgic của quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình vận động có định hướng, nó diễn ra theo
những logic nội tại, bản chất của nó.
Lôgic của quá trình dạy học là sự thống nhất của lôgic nhận thức và
lôgic của chương trình dạy học trong sự thống nhất hữu cơ. Nắm được điều
này giúp giáo viên thực hiện tốt hoạt động giảng dạy của mình.
1.1.4. Các khâu của quá trình dạy học
Quá trình dạy học được thực hiện trong một bài học cụ thể thường diễn
ra theo các khâu sau đây:
1.1.4.1. Giáo viên đề xuất và gây ý thức cho học sinh về nhiệm vụ học tập
Thông thường để giảng một vấn đề mới, giáo viên khéo léo vào bài, đề
xuất nhiệm vụ và tạo ý thức học tập cho học sinh. Việc vào bài thường đi từ
những tình huống thực tế mà học sinh chưa hiểu để dẫn dắt học sinh cùng với
Thầy tìm hiểu giải quyết vấn đề.
Ở trình độ dạy học cao hơn, giáo viên tạo ra các mâu thuẫn, đặt học
sinh vào hoàn cảnh có vấn đề, tạo ra tình huống phải nhận thức theo phương
pháp dạy học nêu vấn đề hay phương pháp tình huống. Từ đây giáo viên tạo

lập hứng thú, khơi dậy tính tích cực của học sinh, để họ tìm cách khám phá
kiến thức.
1.1.4.2. Tổ chức cho học sinh nhận thức tài liệu mới
Để giúp học sinh nắm vững tài liệu mới, giáo viên tổ chức cho họ tri giác
tài liệu bằng thuyết trình, giải thích, minh hoạ, vấn đáp, thảo luận tập thể...
Ở trình độ cao, người ta tổ chức cho học sinh làm các thí nghiệm, thực
hành, nghiên cứu, xử lý các thông tin lý thuyết hoặc thực tiễn để rút ra các kết
luận khoa học.

9


1.1.4.3. Hệ thống hóa tài liệu đã học
Sau khi học sinh đã tri giác tài liệu, cần phải hệ thống hóa, giúp học
sinh nhìn lại một cách toàn diện đầy đủ chính xác những gì đã thu lượm được,
và có thể ghi nhớ tốt các tài liệu đó. Để hệ thống hóa tài liệu, thông thường
giáo viên tiến hành bằng cách lập các sơ đồ, biểu đồ, bảng so sánh, phân loại
hoặc là nhắc lại những nội dung cơ bản trong bài giảng. Hệ thống hóa tài liệu
có thể được thực hiện bằng vấn đáp học sinh những vấn đề đã học hoặc thảo
luận lại các nội dung quan trọng nhất.
1.1.4.4. Vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập thực hành
Vận dụng tri thức giải quyết các bài tập thực hành là một việc làm rất
quan trọng, nó giúp học sinh hiểu sâu, hiểu kỹ lý thuyết đã học, hình thành
các kỹ năng hoạt động thực tiễn. Cả hai việc đó đều thuộc bản chất của quá
trình đạy học.
Việc vận dụng kiến thức có hai mức độ, mức độ thứ nhất là cho học
sinh làm các bài tập theo chương trình môn học, mức độ thứ hai là vận dụng
kiến thức vào thực tế cuộc sống như thực nghiệm khoa học. Cả hai mức độ đó
giáo viên đều phải có kế hoạch tăng dần mức độ khó khăn của nội dung, từ
những tình huống gần gũi quen thuộc tiến đến các tình huống mới.

1.1.4.5. Kiểm tra lại các kết quả học tập
Kiểm tra là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, đồng thời là
một biện pháp để thúc đẩy tính tích cực học tập của học sinh.
1.1.5. Quy luật của quá trình dạy học
1.1.5.1. Quy luật về tính chế ước của xã hội đối với dạy học
Mục đích xã hội quy định mục đích dạy học. Mục đích dạy học tuân
thủ và phục vụ chiến lược phát triển xã hội, điều đó phản ánh trong nội dung
và phương pháp dạy học hiện đại.
Quá trình dạy học một mặt phản ánh trình độ phát triển của xã hội, thể
hiện trong nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, mặt khác quá trình

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS-TS. Tôn Tích Ái. Phương pháp số. NXBĐHQGHà Nội, 2001
2. GS-TS. Tôn Tích Ái. Phần mềm toán cho kỹ sư NXBĐHQG Hà Nội, 2005
3. A.V Muraviep. Dạy thế nào cho học sinh tự nắm được kiến thức vật lý.
NXBGD1978.
4. Nguyễn Hải Châu. Những vấn đề chung về đổi mowisgiaos dục trung học
phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục ,2007.
5. TS. Vũ Cao Đàm, Bài giảng chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa
học. Hà Nội 2007
6. Trần Trọng Hưng, 289 bài toán cơ học, nhà xuất bản trẻ.,1997.
7. Nguyễn Quang Học, Bài tập vật lý phổ thông nâng cao theo chuyên đề,
nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2000
8. PGS.TS Đặng Xuân Hải. Bài giảng chuyên đề Tiếp cận hệ thống và tiếp
cận điều khiển trong dạy hoc, 2008.
9. Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích. Vật lý hoc đại
cương (Tập 1) cơ học và nhiệt học, nhà xuất bản ĐHQG Hầ Nội, 2003.

10. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lê Tất Đạt, Lê chân Hùng, Nguyễn Ngọc
Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng tuấn, Lê trọng Tường. vật lý 10 nâng cao.
11. Ngô Diệu Nga .Bài giảng cao học chuyên đề dạy giải bài tập vật Lý,
Khoa Sư Phạm 2008.
12. Lê Đức Ngọc, Bài giảng chuyên đề cao học: Phát triển chương trình,
Khoa Sư phạm ĐHQG. Hà Nọi , 2008.
13. PGS.TS. Lê Đức Ngọc, Bài giảng chuyên đề đo lường đánh gia, 2008.
14. Nguyễn Xuân Quế. Sử dụng máy tính và phân tích băng hình nghiên cứu
các hiện tượng vật lý trong dạy học vật lý ở phổ thông, Tạp chí nghiên cứu
giáo dục số 11, 1999.
15. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Tổ chức hoạy động nhận thức cho
học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. NXBĐHQGHà Nội.1999.

11


16. GS. Phạm Hữu Tòng, Bài giảng chuyên đề; Cao học PPGD Vật Lý. Hà Nội
1998.
17. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế: Phương
pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXBĐHSP,2002.
18. Phạm Hữu Tòng, dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng
phát triển dạy học vật lý tích cực, tự lực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học,
Hà Nội 2001.
19. Bùi Gia Thịnh, Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang,
Trần Chí Minh, Vũ Quang Bài tập Vật lý 10, SGK thí điểm, NXBGD2004.
20. PGS-TS. Đỗ Hương Trà, Bài giảng chuyên đề phương pháp dạy học Vật
lý. Hà Nội 2008.
21. TS. Đinh Thị Kim Thoa. Bài giảng Chuyên đề tâm lý học dạy học. Hà Nội 2008
22.TS. Nguyễn Xuân Thành. Bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học
hiện đại.

23 Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, Nhà xuất bản ĐHQG Hà nội, 2000.

12



×